Một ngày trên tàu sân bay khổng lồ của Mỹ
Tàu sân bay lớn nhất của Mỹ USS
Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động
trong 90 ngày, phục vụ trên 18.000 suất ăn mỗi ngày.
Những quả tên lửa sẽ được sử dụng trong nhiệm vụ không kích các tay súng khủng bố IS.
Những lớp hàng không mẫu hạm của Mỹ
Tàu sân bay Mỹ là loại chiến hạm
được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay như một căn cứ không
quân trên biển. Chúng là trung tâm của hạm đội và thường được coi là tàu
chủ lực.
Những con tàu độc có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh
Sự kết hợp giữa tàu Montford Point,
một trạm hậu cần đa năng lưu động, và Millinocket với tốc độ cao và khả
năng chuyên chở lớn sẽ là yếu tố thay đổi cục diện trận chiến, mang lại
ưu thế vượt trội cho quân đội Mỹ trong tương lai, chuyên gia đánh giá.
Các chuyên gia quân sự Washington cũng rất quan tâm đến kịch bản JHSV và MLP phối hợp tác chiến.
Tàu của MSC trước đây thường không tham gia chiến đấu và do thủy thủ
đoàn dân sự hay nhân viên chính phủ điều khiển. Chúng đóng vai trò hậu
cần, hỗ trợ các chiến hạm khác của hải quân Mỹ phát huy tối đa uy lực
trên chiến trường.
Nhưng nay, với sự xuất hiện của USNS Montford Point và USNS
Millinocket, tình thế có thể được lái sang một hướng hoàn toàn khác khi
chính hai tàu này mới là nhân vật chính, quyết định thành bại của cả một
chiến dịch.
Một điểm cộng khác của tàu lớp MLP và JHSV là chúng còn có thể tham gia
vào cả các nhiệm vụ nhân đạo hay trợ giúp công tác đối phó thảm họa rất
hiệu quả. Trong ảnh, tàu Millinocket và tàu Montford Point đi ngang qua
nhau trong lúc chuẩn bị cho cuộc tập trận KC15. Ảnh: MSC Sealift
Sức mạnh của chiến hạm Mỹ dùng thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Chiến hạm Fort Worth Mỹ điều tới gần
Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thuộc loại
tàu tấn công ven biển (LCS), có kích thước nhỏ, hoạt động gần bờ và
trang bị hỏa lực đủ mạnh để chặn địch tiếp cận bờ biển.
Hình ảnh tàu Trung Quốc theo dõi tàu Mỹ gần Trường Sa
Hải
quân Mỹ công bố đoạn video cho thấy tàu chiến Trung Quốc đeo bám chiến
hạm USS Fort Worth, khi con tàu này lần đầu tiên tuần tra gần quần đảo
Trường Sa.
Theo trang Sina Military Network của Trung Quốc, tàu khu
trục Yancheng Type 054A theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu chiến cận
bờ Fort Worth, khi chiến hạm Mỹ tiến vào gần khu vực quần đảo Trường Sa
thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 11/5.
USS Fort Worth đã thông báo qua radio để nhắc nhở phía Trung Quốc rằng
chiến hạm Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, khu trục
hạm Trung Quốc phớt lờ thông báo này và tiếp tục theo Fort Worth cho
đến khi nó rời khỏi khu vực.
Theo thông cáo của hải quân Mỹ, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển
Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến
ven biển (LCS) hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
"Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem
những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á",
Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói
trong thông cáo đăng trên trang navy.mil.
Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth vừa hoàn
thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 chiếc LCS sẽ đến khu
vực trong những năm tới.
Một quan chức Mỹ giấu tên tuần này cho biết quân đội đang cân nhắc đề
xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 12 hải lý
quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Tàu chiến Mỹ tiến gần nơi Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa
Tàu
chiến USS Fort Worth tới vịnh Subic, Philippines sau khi tuần tra ở vùng
biển và không phận quốc tế, trong đó có tác vụ tiếp cận các bãi đá ở
Trường Sa với khoảng cách 12 hải lý.
Tàu USS Fort Worth hôm 11/5 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần
đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khu trục tên lửa dẫn
đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet
|
Thông cáo của Hải quân Mỹ hôm qua cho biết tàu Fort Worth đã tới
vịnh Subic, Philippines để tiếp dầu, sau một tuần tuần tra ở vùng biển
và không phận quốc tế gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Theo thông cáo, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng
cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến ven biển (LCS)
hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
"Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem
những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á",
Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói
trong thông cáo đăng trên trang navy.mil.
Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth
vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 LCS sẽ đến khu
vực trong những năm tới. "Việc triển khai nhiều LCS đến Đông Nam Á thể
hiện tầm quan trọng của 'khu vực đang trỗi dậy' và giá trị mà sự hiện
diện lâu dài đem lại", ông Kacher nói.
Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên
hôm qua cho biết quân đội nước này đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và
tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 12 hải lý (22 km) quanh những bãi
đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Theo Wall Street Journal, máy bay quân sự
Mỹ liên tục tiếp cận khu vực 12 hải lý Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
quanh những bãi đá đang được xây dựng. Nhưng để tránh leo thang, các máy
bay chưa vào khu vực này. Một quan chức quân sự Mỹ nói các máy bay "giữ
khoảng cách với các đảo và duy trì vị trí gần điểm 12 hải lý".
Tàu Fort Worth gần đây cũng ở vùng biển gần Trường Sa. "Chúng tôi chưa đi vào phạm vi 12 hải lý", một quan chức Mỹ cấp cao nói.
Các đề xuất quân sự chưa được chính thức trình lên Nhà Trắng, cơ quan
chịu trách nhiệm thông qua bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách của
Mỹ. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin mới này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi
tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các
rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh mới đây cho
thấy Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa
và dường như đang xây đường băng tại một trong các đảo nhân tạo.
Tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông
Một
nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cuối tuần qua tập trận chung với Malaysia ở
Biển Đông, nhằm hỗ trợ các mục tiêu hợp tác an ninh của Hạm đội 7.
Hải quân Mỹ hôm qua cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Carl
Vinson, Không đoàn Tấn công số 17 và Liên đội tàu khu trục số 1 ngày
10/5 tham gia nhiều hoạt động huấn luyện cùng các đơn vị trên không và
trên mặt nước của Malaysia tại Biển Đông.
"Chúng tôi rất trân trọng mối quan hệ với quân đội Hoàng gia Malaysia", Chuẩn Đô đốc Chris Grady, tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, cho biết trong thông cáo đăng trên trang Navy.mil.
"Những cuộc tập trận như thế này đem đến lợi ích cho đôi bên và chứng
tỏ cam kết của chúng tôi trong việc nuôi dưỡng và làm sâu rộng quan hệ
song phương với các nước đối tác ở khắp khu vực".
Trong một màn diễn tập, những chiến đấu cơ F/A-18 Hornet và Super
Hornet tham gia cùng Su-30, Mig-29N và FA-18D của Malaysia để huấn
luyện theo nhiều kịch bản tác chiến.
Trong một nội dung diễn tập khác, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Gridley (DDG 101) phối hợp cùng tàu đối tác KD LEKIR (FGS 26) của Malaysia để thực hành tác chiến chống ngầm.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson đang hoạt động tại khu vực
hoạt động của Hạm đội 7, hỗ trợ các chiến dịch an ninh hàng hải và các
nỗ lực hợp tác an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thông
cáo của hải quân Mỹ viết.
Hai chiếc F/A-18 Super Hornet và hai chiếc Mig-29 của Không quân
Hoàng gia Malaysia bay thành đội hình trên tàu sân bay USS Carl Vinson
(CVN 70). Ảnh: Navy.mil
|
No comments:
Post a Comment