Những công trình nhìn ảnh là nhận ra Sài Gòn
Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bến nhà Rồng,
nhà hát Thành phố... là những công trình khi nhìn thấy ảnh của chúng ở
bất kỳ nơi nào, bạn sẽ nhớ ngay đến thành phố mang tên Bác.
|
1. Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard
et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912-1914. Ban đầu, để phân biệt với
chợ Cũ, người dân gọi nó là chợ Mới hay chợ Sài Gòn. Sau năm 1957, chợ
đổi tên như hiện nay. Chợ Bến Thành hoạt động từ 4h30 - 24h hàng ngày.
Không chỉ là nơi mua bán của người dân thành phố, đây còn là chợ du lịch
nổi tiếng nhất Sài Gòn. Trong nhiều trường hợp, cổng ở đường Lê Lợi của
chợ được coi như biểu tượng của TP HCM.
|
|
2. Nhà thờ Đức Bà
hay còn gọi là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên
tội, được xây dựng từ năm 1877-1880 do kiến trúc sư người Pháp Bonard
thiết kế, mô phỏng nhà thờ Notre Dame Paris, nhưng nhỏ hơn. Theo nhiều
tài liệu, đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất được thực dân Pháp xây
ở các nước thuộc địa. |
|
Vắt qua 3 thế kỷ, nhà thờ vẫn giữ nguyên nét lộng lẫy, uy
nghiêm và tinh tế. Đây là một trong những điểm tham quan được yêu thích
nhất của người Sài Gòn và du khách.
|
|
3. Bưu điện thành phố được xây dựng từ 1886-1891 do kiến trúc sư Villedieu thiết kế, kết hợp giữa phong cách Âu - Á.
|
|
Nằm gần nhà thờ Đức Bà, bộ đôi này tạo thành cụm tham qua
nhất định phải đến của du khách trong và ngoài nước khi đến Hòn ngọn
Viễn Đông. Hiện bưu điện vẫn được sử dụng với mục đích xây dựng ban đầu.
|
|
4. Nhà hát Thành phố nằm trên đường Ðồng
Khởi (quận 1). Được xây dựng từ năm 1898 do kiến trúc sư Ferret thiết
kế, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời
Pháp thuộc. Hiện nhà hát chỉ dành cho những buổi diễn chuyên nghiệp.
Những buổi diễn miễn phí trước tòa nhà vào các sáng cuối tuần thu hút
nhiều người đi đường. Ảnh: Chieusang.com.
|
|
5. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh
Thống Nhất, hội trường Thống Nhất được xây dựng từ năm 1962-1966, do
kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Công trình được xây dựng trên miếng
đất rộng 12 ha. Hiện đây là một trong những điểm tham quan hút du khách
quốc tế và cựu chiến binh. Giá vé tham quan 30.000 đồng một người.
|
|
6. Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí
Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn do Công ty vận tải
đường biển xây từ năm 1862 -1864 xây. Có rất nhiều giả thuyết quanh cái
tên "Nhà Rồng", được công nhận nhiều nhất gắn với đôi rồng lớn bằng đất
nung tráng men xanh trên nóc nhà.
Năm 1911, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước. Sau năm 1975, tòa nhà được trưng dụng làm khu lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh, sau đó được chuyển thành bảo tàng Hồ Chí Minh.
|
|
7. Tòa tháp Bitexco cao
thứ 3 Việt Nam (262 m), được thiết kế theo hình bông sen cách điệu.
Bitexco có khu ẩm thực 600 m2 tại tầng 50 và một nhà hàng cao cấp trên
tầng 51. Từ khi khánh thành đến nay, công trình ở tại quận 1 này được
coi như "ngọn hải đăng" trong TP HCM.
|
Phóng to
|
8. Hồ con Rùa có tên chính thức là Công
trường Quốc tế. Đây là một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối
ba đường gồm Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Hiện đây là
khu vực hoạt động ẩm thực sôi nổi nhất nhì Sài Gòn về đêm. Ảnh: Lớp học vui vẻ. |
22 điểm nên đến của Sài Gòn
Cà phê bệt, hầm Thủ Thiêm, hồ Con Rùa... là
những địa điểm mang đến nhiều trải nghiệm thích thú cho cả người Sài Gòn
và du khách.
1. Cà phê Bệt: Khu
công viên được chặn 2 đầu bởi dinh Thống Nhất và nhà thờ Đức Bà từ lâu
đã trở thành điểm cà phê chém gió thu hút giới trẻ Sài Gòn. Đây cũng là
địa điểm nhất định phải ghé của du khách khi viếng thăm thành phố này.
2. Phố Tây gồm đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám
và các khu phố lân cận tại trung tâm quận 1. Hầu hết các nhà dân ở đây
đều cung cấp các dịch vụ du lịch, quán ăn với mức giá khá mềm và cụ thể.
3. Hầm Thủ Thiêm là
đường hầm vượt sông đầu tiên của TP HCM nối quận 1 với khu đô thị mới
Thủ Thiêm. Với cấu trúc và thiết kế vượt trội, hầm Thủ Thiêm được gọi là
công trình thế kỷ của Sài Gòn.
4. Cầu Ánh Sao thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM. Cầu bắc qua rạch Thầy Tiêu nối khu Hồ Bán Nguyệt (The Crescent).
5. Tháp Tài chính Bitexco từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do CNN bình chọn.
|
Tòa nhà Bitexco. Ảnh: Hải An.
|
6. Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của Công
trường Quốc tế, một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường
Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm ở quận 3. Đây khu vực
hoạt động ẩm thực sôi động 24/24h.
7. Chợ Bến Thành
từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố. Không chỉ là nơi buôn
bán, đây cũng là nơi chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử.
8. Chợ Lớn là
tên gọi bao gồm cả khu chợ Bình Tây, quận 5 và các khu vực lân cận có
người Hoa sinh sống và kinh doanh. Điểm nhấn của khu vực này ngoài ngôi
chợ có hàng nghìn gian hàng chuyên bán lẻ là các con đường với mặt hàng
đặc trưng.
9. Bến Bạch Đằng gồm bến cảng và công viên Bạch Đằng
nằm bên bờ sông Sài Gòn. Đây là điểm đến thú vị của người dân thành phố
và khách du lịch khi đến thăm TP Hồ Chí Minh.
10. Bưu điện trung tâm Sài Gòn
là một công trình mang kiến trúc Âu - Á kết hợp. Sau hơn 100 năm, hiện
nơi này vẫn giữ nguyên công năng khi xây dựng. Đến đây, ngoài gửi bưu
thiếp, gọi điện thoại, bạn còn có thể tham quan, mua sắm và chụp hình.
|
Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: Tuấn Mark.
|
11. Đại lộ Đông Tây hay đại lộ Võ Văn Kiệt là một tuyến
đường đi qua trung tâm, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và
các trục chính trong thành phố.
12. Nhà hát lớn Sài Gòn xây dựng năm 1911, kiến trúc
theo mẫu Opéra Garnier tại Paris. Nhà hát có 900 chỗ ngồi do kiến trúc
sư Broger et Harloy thiết kế.
13. Phố đi bộ Nguyễn Huệ
(quận 1) chỉ hoạt động vào buổi tối. Dọc tuyến đường có nhiều cây xanh,
quãng trường nước. Đây cũng là địa điểm đặt ga tàu điện ngầm sẽ khánh
thành vào năm 2016.
14. Vincom Center là tòa nhà tiết kiệm năng lượng đầu tiên của Việt Nam. Hiện tòa nhà là khu phức hợp mua sắm, ăn uống, văn phòng...
15. Diamond Plaza là điểm đến tham quan, mua sắm và ăn uống của giới trẻ nhờ mức giá mềm và thiết kế tuyệt đẹp.
16. Kênh Nhiêu Lộc: Sau khi được cải tạo trở thành một
dòng kênh xanh, sạch, tuyệt đẹp, nơi đây trở thành một trong những điểm
thư giãn, hóng mát, ngắm cảnh và câu cá của nhiều người thuộc nhiều độ
tuổi.
17. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội
trường Thống Nhất là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Sài
Gòn. Dinh được xây dựng trên trên diện tích 4.500 m2, diện tích sử dụng
20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng
hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.
18. Bảo tàng: Có thể kể tới bảo tàng HCM, bảo tàng Tôn
Đức Thắng, bảo tàng Phụ Nữ... Mỗi nơi đều có đặc trưng riêng về kiến
trúc, mẫu vật trưng bày.
19. Nhà thờ Đức Bà hay
nhà thờ chính tòa Đức Bà, Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô
nhiễm Nguyên tội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận TP HCM. Đây
cũng là nhà thờ quy mô lớn và đặc sắc. Một trong những công trình kiến
trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này.
|
Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Tuấn Mark.
|
20. Cầu Phú Mỹ không chỉ là cây cầu văng dây đầu tiên
của Sài Gòn mà còn là công trình cầu văng dây hiện đại nhất thế giới.
Cầu có 6 làn xe với nhiệm vụ kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2)
và khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7).
21. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) hiện là một trong những đô thị sang trọng, hiện đại bậc nhất Sài Gòn.
22. Phố ẩm thực:
Sài Gòn có rất nhiều quán ăn. Những quán ăn này thường bán thành từng
cụm tạo thành khu/phố ăn uống. Có phố chuyên bán một vài món nhưng cũng
có nơi món gì cũng có, như sủi cảo phố Hà Tôn Quyền, trái cây đĩa đường
Nguyễn Cảnh Chân, ốc phố Vĩnh Khánh...
Những món ngon Sài Gòn làm khách Tây mê mệt
Bánh mì, bún chả, bánh tằm bì, hủ tiếu Nam Vang, bún bò... là những món ăn khiến du khách nước ngoài tấm tắc khen ngon.
|
Mark Wiens là cây bút chuyên về
ẩm thực, tác giả blog Migrationology. Anh đã thưởng thức những món ăn
nổi tiếng trên khắp Việt Nam. Anh đưa ra những món đặc biệt của Sài Gòn
khiến anh và những du khách quốc tế thích thú. |
|
Bánh mì: Bạn
sẽ thấy rất nhiều xe bán bánh mì khắp TP HCM. Chiếc bánh có lớp vỏ giòn
tan với phần nhân đa dạng từ thịt, chả, patê, trứng... kèm các loại rau
thơm, dưa góp, thêm mayonnaise và tương ớt. Bánh mì Huỳnh Hoa đường Lê
Thị Riêng, Hồng Hoa đường Nguyễn Trãi nổi tiếng khắp Sài Gòn với nhân
thịt thơm ngon, đầy đặn.
|
|
Bánh mì chảo: Bánh mì được dọn ra kèm một chảo nhỏ có thịt, trứng ốp, xúc xích, hành tây... Đây là món ăn sáng quen thuộc của người Sài Gòn.
|
|
Các hàng bánh mì chảo được bày
bán ở vệ đường, trong các con hẻm khắp thành phố, trong đó quán Hòa Mã ở
quận 3 được nhiều người yêu thích. |
|
Phở: Sợi bánh
mềm mại được chan nước dùng ninh từ xương đậm đà, ngon ngọt, ăn kèm các
loại rau thơm, chanh ớt sẽ khiến các du khách nhớ mãi. Bạn có thể thưởng
thức món ăn này ở cửa hàng Phở Số 1 Hà Nội hoặc Phở Phượng 25. |
|
Bún riêu: Vị
ngon và mùi thơm hấp dẫn của món bún này khiến nhiều người ngạc nhiên.
Bún được chan nước dùng có vị chua thanh thanh, ăn kèm với rau thơm và
có thể cho thêm thịt bò, giò. |
Phóng to
|
Nước dùng được làm từ cua, gạch
cua, cà chua, dấm gạo... có màu sắc ngon mắt. Bún riêu Nguyễn Cảnh Chân
nhận được nhiều khen ngợi của du khách trong và ngoài nước. |
Những món ngon Sài Gòn làm khách Tây mê mệt (phần 2)
Bò cuốn lá lốt, cơm tấm sườn nướng, bò kho,
bột chiên, bánh khọt... là những món ăn đặc trưng của Sài Gòn khiến
nhiều du khách nước ngoài ăn một lần là nhớ mãi.
|
Bánh xèo: Bánh có lớp vỏ bột mỏng giòn tan và phần nhân tôm, thịt, giá đỗ.
|
|
Hãy lấy một miếng bánh xèo, cho thêm rau thơm và chấm với nước mắm cay, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của món ăn này.
|
|
Bánh khọt: Bột bánh được làm từ gạo ngon
trộn thêm một số nguyên liệu tùy từng hàng. Người bán rót bột vào chảo
khuôn đặc biệt đã có sẵn mỡ nóng, sau đó cho thêm tôm tươi, chút hành và
để tới khi bột chín vàng. Bánh khọt nhỏ, vừa miệng và được chấm với
nước mắm ngọt, có rất nhiều ở chợ Bàn Cờ (quận 3).
|
|
Bột chiên: Loại bánh được làm từ bột gạo pha bột năng. Bột được rán trên lửa to để vỏ ngoài giòn mà trong vẫn mềm.
|
|
Người bán rán vàng một mặt, đập trứng gà lên, thêm ít
hành lá và củ cải muối trước khi lật bánh. Bột chiên có mùi thơm hấp dẫn
và vị ngậy béo.
|
|
Gỏi cuốn: Món ăn thanh nhã này gồm bánh
tráng cuộn với bún, thịt, tôm, rau thơm và lá hẹ, chấm với nước mắm
nhạt. Bạn có thể ăn nhiều mà không thấy chán, bởi sự cân bằng và hài hòa
giữa các loại nguyên liệu trong gỏi cuốn.
|
|
Chả giò (nem): Lớp vỏ giòn tan bọc ngoài phần nhân nóng hổi làm từ thịt băm, hành, mộc nhĩ... là món ăn lý tưởng cho những ngày mát mẻ.
|
|
Bánh tráng trộn: Món ăn vặt này rất phổ biến, với nguyên liệu chủ yếu là bánh tráng cắt nhỏ, xoài xanh, thịt bò khô, trứng cút, rau thơm...
|
|
Vị cay của sa tế kết hợp với vị chua của xoài, vị bùi của
trứng sẽ khiến bạn ăn một lần rồi nghiện. Bạn có thể gọi thêm một suất
để mang đi.
|
|
Cơm tấm sườn nướng: Bạn khó lòng có thể
bước qua một quán cơm tấm mà không ghé vào, bởi mùi thơm quyến rũ của
món ăn này. Một đĩa cơm tấm gồm sườn nướng, bì, chả, trứng ốp, dưa góp
và rau thơm.
|
|
Cá kho tộ: Đây là món ăn cùng với cơm
phổ biến tại Sài Gòn. Cá được kho cùng xì dầu, nước mắm, đường và các
loại gia vị khác cho tới khi thịt cá ngấm đều. Món này thật sự rất ngon,
với vị ngọt bùi rất dễ ăn và đưa cơm.
|
|
Cháo vịt: Cháo trắng được ăn kèm với
thịt vịt luộc và các loại rau thơm khác là bữa ăn nhẹ nhàng, ngon miệng
sau một ngày lang thang khám phá thành phố.
|
|
Ốc: Có thể nói tới Sài Gòn mà chưa đi ăn ốc thì thật uổng phí. Thực khách thường đi theo nhóm, cười nói rôm rả.
|
|
Các quán ốc không chỉ phục vụ đủ loại ốc biển, ốc nước
ngọt được chế biến nhiều kiểu mà còn có các loại hải sản khác như sò
huyết, ngao, tôm, cua...
|
|
Bò kho: Thịt bò được hầm nhừ với cà
chua, cà rốt và nhiều loại gia vị khác. Vị cay cay, ngọt mềm của thịt bò
kết hợp với các loại rau thơm sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
|
|
Thịt bò nướng lá lốt: Thịt bò được ướp gia vị, cuộn trong lá lốt và nướng trên than hoa, tạo ra hương thơm khó lòng từ chối.
|
Phóng to
|
Bò nướng lá lốt thường được ăn cùng rau thơm và chấm với nước mắm. Mỗi miếng đều khiến bạn cảm thấy thật hạnh phúc. |
Mưa đá xuất hiện ở TP HCM
Nhiều người dân thấy những viên đá lạnh to bằng đầu ngón tay út rơi xuống trong cơn mưa lớn kéo dài ít phút rồi ngưng.
Khoảng 16h30 chiều ngày
13/6, một số người dân ở phường 6, quận Bình Thạnh (TP HCM) bất ngờ thấy
những viên đá lạnh to bằng đầu ngón tay út rơi lã chã trong cơn mưa
lớn.
“Mưa đá kéo dài ít phút rồi ngưng, mỗi viên to bằng đầu ngón
tay út. Tôi lấy một số viên vào nhà, nhìn kỹ thì nó nhanh tan và lạnh
hơn so với đá bình thường”, anh Sơn (ngụ phường 6, quận Bình Thạnh) cho
biết.
|
Những viên đá rơi lã chã trong cơn mưa lớn, mỗi viên to bằng đầu ngón tay út và rất nhanh tan. |
Sau cơn mưa vào chiều cùng ngày, nhiều tuyến đường tại TP HCM
cũng bị ngập. Đáng chú ý, tình trạng ngập lại phát sinh ở một số khu
vực mới.
Đường Đinh Bộ Lĩnh, đoạn qua phường 15, quận Bình Thạnh
nước dâng cao hơn 30 cm, kéo dài từ giao lộ Chu Văn An đến gần Rạch Cầu
Sơn. Đây là tuyến đường chưa từng xảy ra tình trạng ngập nước. Theo
người dân địa phương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các cống
thoát nước ở khu vực bị rác lấp kín miệng khiến nước khó tiêu thoát.
|
Nước dâng cao khoảng 30 cm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, đoạn qua phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM. |
Ở quận Thủ Đức, nhiều tuyến đường như Linh Đông, Quốc lộ 13, đường số
48… cũng bị ngập nặng. Thời điểm cơn mưa xảy ra rơi vào giờ tan tầm
khiến giao thông gặp nhiều khó khăn.
Cuối tuần đi chơi đâu tại TP HCM?
Tùy theo túi tiền, sở thích, bạn có thể chọn hàng chục điểm nghỉ ngơi từ sang trọng đến bình dân, thậm chí miễn phí.
|
Khách sạn Reverie tọa lạc tại tầng 39 tòa nhà Times Square, quận 1, TP HCM. Ảnh: Reverie cung cấp.
|
1. Khách sạn Reverie: Nằm trong tòa nhà
Times Square cao 39 tầng (quận 1) được coi là biểu tượng xa hoa mới của
TP HCM, khách sạn có không gian nghỉ dưỡng thượng lưu với dịch vụ đẳng
cấp thế giới. Được thiết kế để mang đến trải nghiệm hoàn hảo, khách sạn
mở ra 12 phong cách nội thất tráng lệ cho phòng nghỉ trong toàn bộ hệ
thống 224 phòng và 62 suite.
2. Lâu đài TajmaSago
(quận 7, TP HCM). Đây là một trong những resort nghỉ dưỡng cao cấp, với
hồ bơi, phòng chiếu phim, thư viện, phòng hội nghị. Bên cạnh đó, hai
nhà hàng có hàng chục món ăn có vàng để phục vụ thực khách.
3. Rừng ngập mặn Cần Giờ:
Với hệ động thực vật độc đáo, nhiều hoạt động thú vị như tham quan đầm
dơi, câu cá sấu, câu cua, đi thuyền trên sông tham quan rừng đước, thăm
sân chim với rất nhiều loài quý hiếm, vui đùa cùng đàn khỉ trên đảo, tắm
biển…, rừng ngập mặn Cần Giờ phù hợp với những ai thích khám phá thiên
nhiên mà không đủ tiền hay thời gian cho một chuyến du lịch dài ngày.
4. Biển Cần Giờ
mang đến cho cả du khách và người Sài Gòn những cảm nhận, những trải
nghiệm thú vị tại mảnh đất này. Ngoài tắm biển, nghịch cát, bạn đừng
quên thưởng thức những món hải sản tươi ngon.
|
Du khách thích thú khám phá địa đạo Củ Chi. Ảnh: Lê Quân - Lê Anh Tuấn. |
5. Địa đạo Củ Chi nằm cách
thành phố TP HCM 70 km về phía tây bắc. Không chỉ là một trong những
điểm du lịch thuộc top nên đến của Sài Gòn, địa danh này cũng được các
website, báo nước ngoài vinh danh với hàng loạt danh hiệu như Những đường hầm nên đến nhất, Công trình nhân tạo hấp dẫn nhất….
6. Khu du lịch (KDL) Long Thuận
có các trò giải trí trên sông, những môn thể thao nước và vườn trái cây
sai quả. Để đến KDL này, từ trung tâm thành phố hướng về cầu Sài Gòn,
bạn rẽ tại ngã ba Cát Lái, qua cầu Trường Phước, hoặc đăng ký tour đưa
đón bằng thuyền tại bến Bạch Đằng.
7. Đầm Sen là công viên văn
hóa hiện đại bậc nhất của TP HCM. Nơi đây có hệ thống liên hoàn nhà
hàng, hoa viên, vườn động thực vật, khu thể thao, khu trưng bày, khu vui
chơi giải trí cùng các sân khấu… Đây không chỉ là điểm đến lý tưởng cho
những ai yêu thích các trò chơi mạo hiểm mà còn là điểm trốn nắng tuyệt
vời với thế giới nướ c và cây xanh.
8. KDL văn hóa Suối Tiên
là một khu liên hợp vui chơi giải trí với phong cách kiến trúc mang đậm
bản sắc dân tộc. Các trò chơi tại đây cũng gắn liền các truyền thuyết
như Long Quân - Âu Cơ, Vua Hùng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Bánh chưng - bánh
dày, Chín tầng địa ngục, Tứ linh hội tụ… Vào ngày hè, biển Tiên Đồng -
công trình biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam - là địa điểm giải nhiệt lý
tưởng.
|
KDL Bình Quới. Ảnh: KDL cung cấp.
|
9. Khu du lịch Văn Thánh đã là điểm đến quen
thuộc của người dân thành phố vào các ngày cuối tuần hay các dịp lễ.
Đến đây, bạn có thể thuê một gian nhà lá trên mặt sông để nghỉ ngơi, trò
chuyện, thưởng thức các món ngon hay mua vé vào hồ bơi xua tan cái nóng
ngày hè.
10. KDL Bình Quới (quận Bình Thạnh)
được mệnh danh là “miền Tây giữa Sài Gòn”. Đây là điểm tham quan, trốn
nắng và thưởng thức món ngon của người Sài Gòn. Nơi này cũng có một số
nhà nghỉ khung gỗ lợp lá nép dưới bóng dừa để bạn nghỉ ngơi.
11. KDL Bến Xưa
là một hệ thống phức hợp nhà hàng hồ bơi tại quận 12, TP HCM. Những
ngôi nhà kiến trúc cổ, hồ bơi trộng lớn, các món ngon đến từ đầu bếp năm
sao là những điểm nhấn khiến bạn nên ghé qua nơi này.
12. KDL BCR
ở bên bờ sông Tắc có thế mạnh về các loại dịch vụ du lịch và thể thao
nước. Nơi này còn sở hữu một trong những hồ bơi có diện tích lớn nhất
Sài Gòn.
Những công trình biểu tượng của các thành phố Việt Nam
Khuê Văn Các cổ kính ở Hà Nội, tháp Trầm Hương
có tính cách điệu cao ở Nha Trang... là những công trình nổi bật của
các địa phương.
|
Thủ đô Hà Nội -
Khuê Văn Các: Năm 2012, Quốc hội đã lựa chọn Khuê Văn Các - Văn Miếu
mới là biểu tượng chính thức của thủ đô. Văn Miếu được xây dựng năm 1070
dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đây cũng là trường đại học đầu tiên của
Việt Nam, tượng trương cho tinh thần hiếu học của dân tộc. Còn Khuê Văn
Các hoàn thành vào năm 1805, do Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Bá Thành chỉ
huy xây dựng. Ảnh: Hoàng Thành.
|
|
Tháp Rùa được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết tới. Ảnh: Hoàng Thành.
|
|
Thành phố Hồ Chí Minh -
Bến Nhà Rồng: Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay đã được chọn
làm công trình biểu tượng của thành phố. Công trình được xây dựng từ
năm 1864 trên sông Sài Gòn. Nơi đây còn là bảo tàng Hồ Chí Minh, trưng
bày rất nhiều hiện vật lịch sử, có giá trị văn hóa và nhân văn cao của
dân tộc.
|
|
Hải Phòng -
Nhà Hát Lớn: Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng là một trong ba nhà hát lớn
của Việt Nam được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc, cùng Hà Nội và TP
HCM. Công trình là một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của lối
kiến trúc thời Pháp thuộc, với lối trang trí phù điêu độc đáo cùng bố
cục hài hòa. Ảnh: Vũ Xuân Lộc. |
|
Thành phố Đà Nẵng - cầu Rồng: Đây
là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hàn, được thiết kế giống hình con rồng và
có thể phun lửa, nước. Cây cầu tượng trưng cho sự thịnh vượng của
"thành phố đáng sống nhất Việt Nam". Website Viralnova cũng đã bình chọn
cầu Rồng vào top những cây cầu đẹp nhất trên thế giới. Ảnh: Caurongvang.vn. |
|
Thành phố Cần Thơ -
Bến Ninh Kiều: Bên cạnh Nhà Lồng chợ cổ Cần Thơ với hình rồng uốn lượn
được Ủy ban Nhân dân thành phố lựa chọn làm hình ảnh đại diện, bến Ninh
Kiều là hình ảnh gắn bó và dễ nhận biết khi nhắc đến vùng đất Tây Đô.
Được hình thành từ thế kỷ 19, bến Ninh Kiều nằm giữa ngã ba sông Hậu và
sông Cần Thơ, là địa danh du lịch - văn hóa nổi tiếng, công trình đại
diện cho nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu, đã đi vào thơ ca. Ảnh: Canthotourist.vn. |
|
Thành phố Nha Trang -
Tháp Trầm Hương: Công trình nằm ở quảng trường 2/4, cạnh bờ biển trung
tâm thành phố, gồm có 3 tầng cấu trúc. Tầng 1 là công viên với hệ thống 5
cụm điêu khắc tạo hình sóng biển cách điệu, tầng 2 là thân tháp mang
hình tượng kiến trúc giàu tính điêu khắc, tầng 3 là ngọn tháp mang hình
lõi trầm cách điệu. Công trình tượng trưng cho sự kết tinh cao độ những
thành quả của nền kinh tế văn hóa của thành phố, như một viên ngọc tỏa
sáng. Ảnh: Panoramio. |
|
Thành phố Huế - Ngọ Môn và Hoàng Thành:
Nhắc tới Huế là nhắc tới quần thể di tích cố đô nổi tiếng, đã được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Ngọ Môn - cổng phía nam và
cũng là cổng lớn nhất của Hoàng thành Huế - vốn chỉ dành cho nhà vua đi
lại hoặc dùng để tiếp đón các sứ thần. Đây là công trình biểu tượng mang
tính lịch sử gắn liền với thời kỳ hoàng kim của Huế. Ảnh: Lê Hiếu - Mạnh Thắng.
|
|
Thành phố Buôn Ma Thuột - Tượng
đài Chiến Thắng: Tượng đài chiến thắng đặt tại ngã sáu trung tâm, được
xây dựng vào năm 2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng thành phố. Tượng
đài mang hình mẫu bà mẹ Việt Nam lấy nguyên mẫu từ Anh hùng Lực lượng vũ
trang Nhân dân Huỳnh Thị Hường (má Hai) - một trong những hình mẫu tiêu
biểu cho hơn 10.000 người mẹ đã dẫn đoàn quân giải phóng tấn công vào
Buôn Ma Thuột trong Tết Mậu Thân. Ảnh: Levan/ Panoramio.
|
|
Thành phố Nam Định -
Cột Cờ Nam Định: Đây cũng chính là di tích lịch sử, văn hóa, được Nhà
nước xếp hạng di tích quốc gia, biểu tượng tiêu biểu của lối kiến trúc
Thành Nam. Ảnh: Trandac298.blogspot.com.
|
|
Thành phố Vũng Tàu -
Ngọn hải đăng Vũng Tàu: Hải đăng Vũng Tàu ằm trên đỉnh núi Nhỏ (núi Ba
Phùng), được xem là công trình biểu tượng của thành phố biển. Được xây
dựng vào năm 1862, đây là một trong những ngọn hải đăng cổ nhất của Đông
Nam Á, gắn bó với lịch sử phát triển của thành phố. Ảnh: Geckotrip.com. |
No comments:
Post a Comment