Thursday, February 26, 2015

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ẢNH HDR

UTBINHDESIGN HÂN HẠNH GIỚI THIỆU
TỦ SÁCH FREE CỦA UTBINHDESIGN
QUYỂN SÁCH THỨ 72

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ẢNH HDR


072.Kỹ thuật chụp Ảnh HDR (20,13 MB):




Download 286 Ảnh HDR (143,72 MB):

HDR đều nhằm một mục đích cân bằng ánh sáng tại các vùng có độ sáng tối khác nhau, để chắc chắn rằng không một vùng nào trong tấm hình bị thiếu sáng hay thừa sáng. HDR đặc biệt hữu dụng khi quay/chụp ở các điều kiện ngược sáng. Khả năng chụp hình HDR vốn đã trở nên bình thường trên những chiếc máy ảnh DSLR trung cấp/cao cấp, thậm chí là cả smartphone ngày nay nhưng để nói về HDR thì khái niệm đó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa được nhiều người biết đến


Nếu sử dụng hợp lý, chế độ HDR có thể tạo ra các bức ảnh thực sự tuyệt vời. Trên hầu hết các trang web, những hình ảnh HDR tuyệt đẹp được chụp bằng cách sử dụng một máy ảnh DSLR thông qua một công cụ chỉnh sửa ảnh HDR. Tính năng HDR trên các thiết bị Android cũng có thể cung cấp chất lượng hình ảnh tương tự. Vậy thì HDR là gì? Hoạt động như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng hiệu quả HDR?

HDR là viết tắt của High Dynamic Range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng). Với những ai dùng máy ảnh DSLR và thích chơi ảnh thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm này. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic Range của máy ảnh số, màn hình, của máy in… là khác nhau.
HDR trên máy ảnh chuyên nghiệp là một khái niệm cao hơn, kết quả là cho ra những tấm hình nghệ thuật và rất khác thường. Thông thường, để có được một tấm hình HDR, người chụp cần tới nhiều hơn 2, 3 tấm hình với các giá trị phơi sáng (EV) khác nhau. Đó có thể là 3 tấm, 5 tấm thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng và quá thiếu sáng) và ghép lại để được một hình HDR.
Còn trên smartphone, về cơ bản HDR vẫn là chụp các hình ảnh ở những độ sáng khác nhau và gộp lại nhưng với mục đích chỉ là cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng và tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động, điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng để cho ra một hình HDR
Điện thoại của bạn có HDR?
Không phải bất kỳ thiết bị Android nào cũng đều hỗ trợ chế độ HDR. Do đó, cách tốt nhất để kiểm tra xem điện thoại có tính năng HDR hay không là tìm kiếm tùy chọn HDR trong ứng dụng máy ảnh của điện thoại.

Tùy chọn HDR trên một số thiết bị cao cấp Samsung có thể được tìm thấy trong mục chế độ chụp (Shooting Mode) ở menu Settings trong ứng dụng máy ảnh.

Nếu bạn không có máy ảnh CANON hoặc hiệu khác mà trong Đặc tính Kỹ thuật có nêu HDR thì bạn nên đọc bài “Kỹ thuật chụp ảnh HDR” dạng PDF trong sách này để có lựa chọn chụp ảnh HDR

KỸ THUẬT HDR

Hight Dynamic Range (HDR) là một phương pháp tạo ra hình ảnh được mở rộng hơn bình thường khoảng chênh lệch giữa màu sáng và màu tối. Do đó, thay vì chụp 1 bức hình như thông thường, HDR sẽ sử dụng 3 ảnh chụp liên tiếp, với phơi sáng khác nhau, sau đó phần mềm chỉnh sửa ảnh được cài sẵn tiếp tục "trộn" 3 tấm ảnh lại để thành 1 tấm ảnh hoàn chỉnh theo "chuẩn" HDR. Kết quả là một bức ảnh thật gần như mắt người nhìn thấy.
Làm thế nào để có thể tạo ra những tấm ảnh HDR chất lượng ? Đó là câu hỏi mà những người cầm máy luôn thắc mắc, sau đây là danh sách tips để có định hướng đúng để bắt đầu với thể

TIP 1. DÙNG TRIPOD

Ban đầu tôi đã đắn đo không biết nên cho tripod vào danh sách tip này không vì nó có vẻ hơi thừa vì ai cũng biết nhưng nó lại là một vật dụng quan trọng nên cuối cũng có trong đây.
Tripod không chỉ giúp bạn loại bỏ rung của tấm ảnh (khi chụp với thời gian phơi lâu) mà còn giúp bạn cố định khung hình khi bạn chụp nhiều tấm ảnh với những chế độ phơi khác nhau. Tripod sẽ giúp mỗi tấm ảnh bạn chụp đề có khung hình, bố cục như tấm trước đó và sự khác nhau chỉ là chế độ phơi sáng.

ĐỪNG CHỈNH TONE LẠI MỘT CHẾ ĐỘ SÁNG VÀ GỌI ĐÓ LÀ HDR


Tôi thấy trường hợp này rất nhiều, tôi hiểu khi chụp ảnh với file RAW ta có thể kéo lại nhiều chi tiết chỉ với một chế độ sáng, bạn có thể tạo ra một tấm với chi tiết ở vùng tối, 1 tấm với chi tiết ở vùng highlight bằng Lightroom, rồi nhập 3 tấm ảnh lại với nhau nhưng nó không giống như chụp từng tấm ảnh độc lập và đó không phải là một tấm HDR thật sự
Bạn hỏi tại sao ? Một điều dơn giản là. Khi bạn chụp một tấm ảnh với chế độ đo sáng cho sẵn thì máy chỉ lấy được dữ liệu trong một khoảng sáng nhất định. Và dù bạn có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi được nhưng dữ liệu này, cái bạn thay đổi chỉ là cách thể hiện những dữ liệu này ra màn hình.
Khi bạn chụp từng tấm hình độc lập với những chế độ sáng khác nhau thì 3 tấm ảnh sẽ có những mức độ dữ liệu khác nhau để bạn có thể khai thác và những dữ liệu này bao phủ một khoảng lớn độ sáng của khung cảnh, và đây mới thực sự là High Dynamic Range. Bạn càng chụp nhiều ảnh thì lượng dữ liệu bạn có sẽ nhiều hơn. Những cũng có một luật bão hoà - là sẽ có một lúc mà lượng dữ liệu bạn thêm vào sẽ không cải thiện được tấm ảnh nữa.

 

BIẾT KHI NÀO MÌNH CẦN HDR VÀ KHI NÀO KHÔNG


Có một số người chụp HDR với tất cả tấm ảnh mà học chụp. Nhưng có những lúc mà bạn không cần phải làm như vậy.
HDR có nghĩa là dải quang lộ dài, vì vậy nếu bạn đang chụp một khung cảnh mà điều kiện sáng khá cân bằng giữa highlight và shadow (có nghĩa là quang đồ của tấm ảnh nằm gọn trong vùng giữa, không bị clip ở cả 2 cạnh) thì lúc đó ta không cần đến ảnh HDR. Những trường hợp như vậy thì máy ảnh vẫn đủ khả năng để lấy được đủ chi tiết của khung cảnh từ shadow đến highlight chỉ với một chế độ sáng. Và cũng không cần phải tốn công chụp HDR với những vật thể đang chuyển động cũng như người bởi vì khi ta tone mapping những tấm này lại thì chúng trông không ổn tẹo nào.
Vậy khi nào thì dùng HDR ?
Hãy dùng với cảnh hoàng hôn hoặc bình minh, đặc biệt khi bạn đang chụp mặt trời. Hãy chụp khi đang giữa ngày, chụp những công trình kiến trúc hoặc những vật thể nhân tạo.

HÃY ĐẦU TƯ CHO PHẦN MỀM


Để nấu một món ngon đầu tiên bạn phải thu thập được những nguyên liệu tốt và sau đó quá trình chế biến của bạn cũng hết sức quan trọng. Tương tự, khi ta đã có được những bộ ảnh tốt thì ta cũng cần một giang bếp đủ tốt để có thể hậu kì những tấm ảnh này một cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt nhất. Có hàng tá chương trình nhập ảnh HDR, nhưng tôi xin giới thiệu 2 chương trình là HDR Soft's Photomatrix Pro và Nik Software's HDR Efex Pro. 2 chương trình này đểu có những phiên bản miễn phí nhưng theo cá nhân tôi thấy kết quả không tốt bằng những bản mua được (hãy mua nếu có điều kiện). Một điều bạn nên biết là những chương trình tone mapping này dựa trên thuật toán Algorithmic nên chương trình có thuật toán càng manh thì kết quả càng tốt.

KIỀM CHẾ BẢN THÂN


Đây là nguyên nhân khiến có rất nhiều cuộc tranh cãi về HDR, nhiều người thích chụp HDR theo những kiểu cao siêu và phong cách siêu thực, nhưng một số người lại nói HDR đang phá hoại thế giới nhiếp ảnh vì những tấm ảnh với độ bão hoà màu quá cao và ánh sáng kì lạ của những tấm ảnh này.
Rất dễ quá đà khi bạn tone mapping tấm ảnh của mình, nhưng nếu mục đích của bạn chỉ đơn giản là tái hiện lại những gì mà mắt mình thấy thì hãy kiểm soát bản thân lại trước khi xuất ảnh. Hãy hạn chế tạo ra những tấm ảnh siêu thực (trừ khi đó là phong cách mà bạn đang theo đuổi). Đồng thời hãy để ý những hào quang thường xuất hiện dọc theo hàng cây (như bạn có thể thấy ở hàng cây bên góc trái phía trên của tấm ảnh)

LỜI KẾT

Danh sách phía trên không phải là cao siêu gì nhưng cũng là một định hướng tốt để bạn có thể bắt đầu với thể loại này. Sau khi bạn đã có kinh nghiệm với thể loại ảnh này và muốn tiến một bước xa hơn nữa, hãy thử kết hợp HDR và Panorama, sẽ là một trải nghiệm thú vị cho các bạn

Giồng ông tố, ngày 27 thnag21 2 năm 2015
TÁC GIẢ


UTBINHDESIGN TĂNG NHƯ BỈNH
Links Folder 72 Links Sách Free:


Bạn có thể Copy văn bản hướng dẫn này gởi đồng thời đến Tiệm Photocopy.
Những quyển sách này nếu bạn muốn in ra thì giá thành chỉ bằng 1/3 sách mua tại Nhà Sách. Cách in như sau: Gởi Email chứa tên sách và Link có chứa file nén đến Tiệm Photocopy. Nơi đây họ sẽ download file nén về và bung nén ra. Sau khi bung nén sẽ hiển thị các bài viết cấu thành quyển sách. Lời dặn khi in: In 2 mặt cho mỗi bài viết - Sắp xếp theo thứ tự khi in xong để đóng lại thành sách: Giấy kiếng – Bìa sách - Giấy dày - Nội dung sách - Giấy dày - Giấy kiếng. Gáy dán keo đủ màu.

Giới thiệu nơi Út Bỉnh in Sách này: Bạn đến Photocopy ĐẠT, 367 B,Lương Định Của, Phường An Phú, Quận 2, Saigon (gần ngả 4 đèn đỏ xa lộ Đông Tây). Điên thoại: 08.3747.0066 – 0933.527.190. Chỉ cần nói in quyển sách có số thứ tự số mấy và in bao nhiêu quyển là đủ. Nếu in 1 quyển thì khoảng 20 phút là xong. Trung bình giá 1 quyển 200 trang là 35 ngàn. Nơi in đẹp, kỹ thuật cao và uy tín.

Do download quá nhiều nên hết băng thông giới hạn (BANDWIDTH LIMIT) trong host free do đó các bạn không thể download về được. Út Bỉnh đã upload lại toàn bộ 71 quyển sách, xin mời các bạn download trong NEW LINKS sau đây:

01.Thiết  kế Web bằng Host Free Byethost:

02.Thiết kế Web Joomla 1.5 :

03.Chuyên đề về ẢNH :

04.Chuyên đề về PHIM :

05.Hướng dẫn tạo Blogpot:

06.Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5:

07.Thiết kế Web Front Page 2003:

08.Sử dụng Power Point 2007:

09.Sử dụng Excel 2007:

010.Kỹ thuật chụp Ảnh Tập 1:





015.Kỹ thuật chụp Ảnh Tập 2:


017.Truyện Cười Tập 1:


019.Phục hồi Ảnh chuyên nghiệp:


021.Truyện Cười Tập 2:






027.Kỹ thuật chụp Ảnh Tập 3:















042 : Gia phả : http://goo.gl/5oc5jb















056.Youtube Tập 2:





061.Thiết kế Web  Joomla_2.5_46  BaiViet:

062.Sữ dụng PHOTOSHOP CC:

063.Sữ dụng May Anh CANON SX 50 HS:


065.Hướng dẫn sữ dụng Proshow Producer 5.0:

066.Thiết kế Website WORDPRESS 4.0

067.Kỹ thuật chụp ảnh 5:

068.Windows Movie Maker Chưong trình biên tập phim:

069.Truyện cười 8:

070.Hosting (35,85 MB):

071.Softwares 2:

072.Kỹ thuật chụp Ảnh HDR (20,13 MB):
 

No comments:

Post a Comment

quangnm