Thursday, March 27, 2014

QUÂN SỰ NGÀY 28.3.2014

"Nỗi kinh hoàng của Mỹ" Tu-22M3 tái xuất ở Crimea

Nga sẽ bố trí một trung đoàn không quân ở Crimea, trong đó có máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 –vũ khí từng gây nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với Mỹ.

Một nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho hãng tin Interfax-AVN biết Nga sẽ hiện đại hóa căn cứ không quân Cận vệ (Gvardeyskoye) ở Simferopol, Crimea để có thể tái bố trí các máy bay Tu-22M3 tại đây. Thời gian dự kiến sẽ mất khoảng 2 năm để hoàn tất và Tu-22M3 sẽ bắt đầu được đưa tới từ năm 2016.
Tu-22M3 của Nga
Tu-22M3 của Nga
Nguồn tin này cũng cho biết thêm tại Crimea sẽ xuất hiện số lượng các phương tiện mang tên lửa hải chiến cần thiết. Theo đó, nhu cầu bố trí các loại vũ khí này ở hướng Nam từ trước tới này vẫn luôn cần thiết, song hiện giờ Nga mới có điều kiện để tái bố trí chúng trên bán đảo Crimea, nơi được mệnh danh là tàu sân bay không thể đánh chìm.

Ngoài căn cứ Cận vệ, cơ sở hạ tầng ở căn cứ Kache cũng sẽ được hiện đại hóa một cách cơ bản. Tại những địa điểm này sẽ bố trí các máy bay chiến đấu và trực thăng đã nâng cấp, trong đó có tiêm kích Su-27, máy bay chống ngầm Tu-142 và Il-38. Ngoài ra còn có trực thăng Ka-27 và Ka-29.
Trong những năm 70 của thế kỷ trước, Hạm đội Biển Đen của Nga trên bán đảo Crimea đã từng có Sư đoàn không quân Cận vệ số hai với 3 trung đoàn máy bay trang bị tên lửa bố trí tại các căn cứ Vesyoloye, Cận Vệ và Tháng Mười (Oktyabrskoye). Ngoài Tu-22 các phiên bản khác nhau, Sư đoàn này còn có cả các máy bay ném bom tầm xa Tu-16.
Tu-22M3 có khả năng tác chiến đa dạng với hỏa lực cực mạnh
Tu-22M3 có khả năng tác chiến đa dạng với hỏa lực cực mạnh
Sau khi Liên Xô tan rã, Hạm đội Biển Đen bị phân chia với 19 chiếc “Tu” cho Nga và 20 chiếc cho Ukraine. Nga đã rút những chiếc Tu này về để bố trí tại Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.
Tu-22M3 (NATO phân loại là Backfire) là một trong những phiên bản máy bay ném bom tầm xa siêu thanh trang bị tên lửa và có cánh cụp cánh xòe. Tổng khối lượng bom (bao gồm cả bom nguyên tử và bom thông thường) mà máy bay có thể mang theo là 24 tấn. Máy bay có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm.
Một số thông số cơ bản của máy bay là: Dài 42,4m, sải cánh 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn. Phiên bản đầu tiên Tu-22M0 ra đời từ năm 1969. Phiên bản Tu-22M1 được chế tạo từ năm 1971 song không được đưa vào biên chế. Phiên bản Tu-22M2 được sản xuất từ năm 1973, đưa vào biên chế năm 1976.
Phiên bản Tu-22M3 được sản xuất hàng loạt từ năm 1978 và đưa vào trang bị từ năm 1989. Ngoài ra còn có các chương trình sản xuất Tu-22M4/5/P song đều không được hoàn thành. Theo số liệu công khai, đã có tổng cộng 268 chiếc Tu-22M3 được ra lò và chiếc cuối cùng sản xuất năm 1993.
Tu-22M3 có thể tác chiến cả trên đất liền và trên biển với các loại tên lửa Kha-22, Kha-15 và các loại bom khác nhau. Với khả năng tác chiến đa dạng, tốc độ siêu thanh và hỏa lực cực mạnh, Tu-22M3 là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ và phương Tây.
Nỗi kinh hoàng của Mỹ đã trở lại
Nỗi kinh hoàng của Mỹ đã trở lại
Trong giai đoạn 2002-2006, Mỹ đã gây sức ép buộc Ukraine phải phá hủy tổng cộng 60 chiếc Tu-22 các phiên bản (gồm 17 Tu-22M2 và 43 Tu-22M3). Ngoài ra, Mỹ cũng buộc Ukraine tiêu huy tổng cộng 423 tên lửa Kh-22.
Các nhân chứng cho biết khi những chiếc Tu-22 của Ukraine được cắt ra dưới sự giám sát của phái bộ quân sự Mỹ, những người Mỹ đã vui mừng đến nỗi gần như nhẩy cẫng lên. Một đại tá Mỹ nói rất to rằng Tu-22M3 từng là nỗi đau đầu đối với lực lượng NATO ở châu Âu nhưng cuối cùng thì họ cũng đã thoát được chúng!

Vũ khí nào sẽ giúp Mỹ đánh bại phòng không Nga?

Thiên Minh - theo Trí Thức Trẻ | 24/03/2014 20:20

(Soha.vn) - Các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc nhìn nhận rằng khả năng bay siêu vượt âm của các loại vũ khí và máy bay rất cần thiết đối với ưu thế quân sự của Mỹ trong tương lai.

Siêu vượt âm được đánh giá là một công nghệ mang tính cách mạng, có thể cho phép các lực lượng Mỹ đánh bại những hệ thống phòng không tích hợp thế hệ mới với kết cấu tinh vi.
"Hệ thống phòng không tích hợp đang dần trở thành một rào cản khó vượt qua. Chiến tranh điện tử chỉ giải quyết được một phần của câu hỏi, phần còn lại chính là tốc độ. Nếu họ không thể tóm được bạn, bạn có thể xâm nhập vào và tấn công" - Al Shaffer, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay.
Theo Shaffer, các hệ thống phòng không của Syria, Nga, Trung Quốc nằm trong số những hệ thống công nghệ tiên tiến hơn nên vũ khí siêu vượt âm có thể là quân bài chiến lược trong tương lai mà Mỹ cần để đối phó với những quốc gia này.
Trong khi các loại tên lửa hành trình hiện tại di chuyển với vận tốc khoảng 965km/h, vũ khí siêu vượt âm có thể đạt tới tốc độ từ Mach 5 đến Mach 10.
Shaffer đề cập tới 4 cuộc thử nghiệm công nghệ siêu vượt âm của Mỹ, nhấn mạnh rằng 2 trong số các cuộc thử nghiệm này đã thành công. Đặc biệt, ông nhắc đến cuộc thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm X-51 trên Thái Bình Dương hồi tháng Năm năm ngoái, trong đó, X-51 đã đạt tới tốc độ Mach 5.1.
Cụ thể, ngày 1/5/2013, một phương tiện bay X-51 đã được gắn lên bên cánh của một máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress ở căn cứ không quân Edwwards, khi máy bay leo lên độ cao 15.000m, X-51 đã được phóng ra và nhanh chóng tăng tốc lên tốc độ Mach 4.8 chỉ trong vòng 26 giây nhờ một động cơ đẩy tên lửa nhiên liệu rắn.
Ở độ cao 18.300m, X-51 tách ra khỏi động cơ tên lửa và tăng tốc lên Mach 5.1 nhờ động cơ phản lực tĩnh (scramjet) siêu âm.
Sau 3 đợt kiểm tra đầy thử thách, X-51 đã tạo thêm một bước đột phá vào năm ngoái. Trong một chuyến bay thử nghiệm thành công, X-51 chỉ mất có 300 giây trong đoạn đường bay hàng ngàn dặm ở độ cao 24.384 m với tốc độ hơn Mach 5.
"Đây là một dấu mốc có ý nghĩa rất lớn. Điều đó có nghĩa rằng chúng tôi đã bắt đầu hiểu rõ về công nghệ siêu vượt âm”, Shaffer nói.
Shaffer cũng đề cập rằng ngoài tốc độ cao, X-51 còn có ưu điểm khác là kết cấu gọn nhẹ, có chi phí rẻ hơn so với các phương tiện bay mang động cơ turbine phức tạp.
Shaffer không đề cập cụ thể tới cuộc thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm gần đây của Trung Quốc nhưng nói rằng Mỹ nên tích cực nghiên cứu để đảm bảo rằng mình sẽ trở thành quốc gia hàng đầu trong công nghệ siêu vượt âm.
"Chúng tôi, nước Mỹ, không bao giờ muốn trở thành quốc gia thứ 2 trong lĩnh vực siêu vượt âm" - Ông Shaffer nói.

Hải quân Mỹ tiếp nhận tàu đổ bộ siêu tốc JHSV-3

Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ | 26/03/2014 15:09

Tàu đổ bộ siêu tốc USNS Millinocket (JHSV-3) trong buổi lễ hạ thủy tại nhà máy Austal vào tháng 6/2013

(Soha.vn) - Hải quân Mỹ đã chính thức tiếp nhận tàu đổ bộ siêu tốc thứ ba trong chương trình JHSV mang tên USNS Millinocket.

Thông báo trên website chính thức của Hải quân Mỹ cho biết ngày 21/3 vừa qua, lực lượng này đã tiếp nhận tàu đổ bộ siêu tốc thứ ba mang tên USNS Millinocket (JHSV-3) từ nhà máy đóng tàu Austal USA. Đây là sự kiện đánh dấu dấu mốc quan trọng trong việc chuyển đổi sang hoạt động tác chiến của con tàu.
Đại úy Henry Stevens, người phụ trách chương trình JHSV phát biểu: “Hôm nay, Hải quân Mỹ tiếp nhận một nguồn lực khổng lồ. Tốc độ, sự cơ động và khả năng vận tải của tàu Millinocket sẽ là một nguồn lực quý báu đối với các hoạt động tác chiến trên toàn thế giới”.
Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, con tàu đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm trên biển do nhà máy đóng tàu Austal USA (bang Alabama) đảm nhiệm.
Millinocket là chiếc tàu thứ 3 trong chương trình tàu đổ bộ siêu tốc JHSV, được hạ thủy vào tháng 6/2013. Con tàu sẽ được sử dụng để vận chuyển nhanh binh sĩ, các loại xe quân sự cũng như các phương tiện chiến tranh.
JHSV được thiết kế theo tiểu chuẩn thương mại nhưng sau đó có một số thay đổi hạn chế để phục vụ mục đích quân sự. Tàu có khả năng chở 600 tấn hàng hóa với phạm vi hoạt động 1.200 hải lý ở tốc độ trung bình 35 hải lý/giờ. JHSV được trang bị với một sàn đáp cho trực thăng, có thể hoạt động trong vùng nước nông và các tuyến đường biển nông. Với khả năng cơ động cao, JHSV có khả năng hỗ trợ hàng loạt hoạt động bao gồm các hoạt động sơ tán phi tác chiến, các hoạt động cứu trợ nhân đạo và thiên tai.
Tàu USNS Millinocket sẽ hoạt động dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh hải vận Mỹ (MSC).
Việc tiếp nhận các loại tàu chiến chất lượng cao trong khi cân bằng giữa yếu tố kinh tế và tính năng là yếu tố chủ chốt đối với chiến lược hàng hải của Hải quân Mỹ.

Google Earth tiết lộ căn cứ bộ ba hạt nhân chiến lược của Mỹ

Tiêu Giang - theo Trí Thức Trẻ | 22/03/2014 19:43

Máy bay ném bom B-1B tại căn cứ không quân Texon.

(Soha.vn) - Trang mạng Topwar (Nga) đăng tải những bức ảnh vệ tinh trên Google Earth tiết lộ các căn cứ hoạt động của lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.

Lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Mỹ bao gồm các thành tố: Trên biển, trên mặt đất và trên không. Tính đến ngày 1/3/2013, Mỹ có tổng cộng 792 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng, trong khi đó số này của Nga chỉ là 492. Mỹ đã triển khai 1.654 đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo của tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng. Trong khi đó Nga triển khai 1.480 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện này.
Theo Hiệp ước START-3, tới năm 2018, số lượng đầu đạn hạt nhân triển khai chiến dịch của mỗi bên sẽ không vượt quá 1.550 đơn vị, còn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược sẽ không vượt quá 800 đơn vị.
Trong khi đó, Mỹ còn sở hữu tiềm năng hạt nhân “có thể phục hồi” đáng kể. Đó là những đầu đạn hạt nhân được tháo dỡ nhưng không được hủy và tiếp tục được dự trữ. Việc sử dụng tiềm năng “có thể phục hồi” này cho phép Mỹ nâng tổng số đầu đạn lên hơn 2 lần (từ 1.550 lên 3.342 đơn vị) khi START-3 được áp dụng.
Tàu ngầm hạt nhân Ohio trở về sau hành trình
Nền tảng lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Mỹ là các tên lửa đạn đạo được triển khai trên tàu ngầm. Mỗi tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident-2. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio trở về sau hành trình)
Mỹ hiện có 2 nơi bố trí các tàu ngầm nguyên tử. Trên bờ Thái Bình Dương có căn cứ Bangor, bang Washington. Trên bờ Đại Tây Dương có căn cứ Kings Bay, bang Georgia. Cả hai căn cứ hải quân có các cơ sở hạ tầng phát triển để sửa chữa và bảo dưỡng tàu ngầm nguyên tử mang ICBM. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio tại căn cứ Kings Bay)
Mỹ hiện có 2 căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Trên bờ Thái Bình Dương có căn cứ Bangor, bang Washington. Trên bờ Đại Tây Dương có căn cứ Kings Bay, bang Georgia. Cả hai căn cứ hải quân có các cơ sở hạ tầng phát triển để sửa chữa và bảo dưỡng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio tại căn cứ Kings Bay)
Trong Bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu tốt nhất. Các chiến hạm của Mỹ thường hoạt động trên biển 60% thời gian của năm (tức là khoảng 219 ngày đêm/ năm), khác với các chiến hạm Nga chỉ dùng 25% thời gian của năm (91 ngày/năm) để tuần tiễu trên biển.
Nhờ khả năng hoạt động dài ngày dưới nước, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo rất khó bị các phương tiện trinh sát vệ tinh phát hiện. Việc quan sát các tàu này sẽ dễ hơn nhiều khi chúng ở bến cảng, cầu cảng. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio ở Bangor)
Trong Bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu tốt nhất. Các chiến hạm của Mỹ thường hoạt động trên biển 60% thời gian của năm (tức là khoảng 219 ngày đêm/ năm), khác với các chiến hạm Nga chỉ dùng 25% thời gian của năm (91 ngày/năm) để tuần tiễu trên biển.
Trong Bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu tốt nhất. Các chiến hạm của Mỹ thường hoạt động trên biển 60% thời gian của năm (tức là khoảng 219 ngày đêm/ năm), khác với các chiến hạm Nga chỉ dùng 25% thời gian của năm (91 ngày/năm) để tuần tiễu trên biển. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio ở Bangor)
Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 của Đơn vị tên lửa số 319 tại bang Wyoming
Lực lượng hạt nhân mặt đất của Mỹ bao gồm các đơn vị tên lửa chiến lược được trang bị bị tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Hiện tại, có gần 450 tên lửa Minuteman-3 được triển khai trong các bệ phóng. (Trong ảnh: Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 của Đơn vị tên lửa số 319 tại bang Wyoming)
Trước năm 2013, Mỹ đã lên kế hoạch trang bị đầu đạn W87 cho tất cả 300 tên lửa LGM-30G Minuteman-3 tại các căn cứ không quân (bang Wyoming) và Malmstrom (bang Motana). 150 tên lửa tại căn cứ không quân Minot (bang Bắc Dakota) đang tiếp tục sử dụng đầu đạn W78. (Trong ảnh: Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 tại bang Montana)
Trước năm 2013, Mỹ đã lên kế hoạch trang bị đầu đạn W87 cho tất cả 300 tên lửa LGM-30G Minuteman-3 tại các căn cứ không quân (bang Wyoming) và Malmstrom (bang Motana). 150 tên lửa tại căn cứ không quân Minot (bang Bắc Dakota) đang tiếp tục sử dụng đầu đạn W78. (Trong ảnh: Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 tại bang Montana)
Lực lượng hạt nhân chiến lược trên không của Mỹ là các máy bay ném bom chiến lược có khả năng giải quyết các nhiệm vụ hạt nhân. Tất cả các máy bay ném bom chiến lược đều có thể tấn công cả bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Minot và các máy bay ném bom B-52H)
Lực lượng hạt nhân chiến lược trên không của Mỹ là các máy bay ném bom chiến lược có khả năng thực hiện các sứ mệnh hạt nhân. Tất cả các máy bay ném bom chiến lược đều có thể tấn công cả bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. B-52H là máy bay được sử dụng nhiều nhất và hiện được tăng khả năng để tiến hành các hoạt động chiến đấu khi sử dụng các vũ khí thông thường (Trong ảnh: Căn cứ không quân Minot và các máy bay ném bom B-52H)
Ngoài ra, trong đội hình không quân Mỹ hiện có khoảng 50 máy bay B-1B, còn 12 chiếc dự bị. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Ellsworth và các máy bay ném bom B-1B)
Ngoài ra, trong đội hình không quân Mỹ hiện có khoảng 50 máy bay B-1B và 12 chiếc dự bị. Để nâng cao hiệu quả sử dụng B-1B, Mỹ đang không ngừng hiện đại hóa chúng nhằm mở rộng tích hợp các vũ khí trên không có điều khiển cũng như hoàn thiện các hệ thống trên máy bay. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Ellsworth và các máy bay ném bom B-1B)
Mỹ hiện có 16 máy bay B-2A trong đội hình chiến đấu. 2 trong số 20 máy bay loại này bị mất do tai nạn khi bay. Vị trí bố trí thường xuyên của những máy bay này là căn cứ không quân Whiteman (bang Missouri). (Trong ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-2A tại căn cứ không quân Whiteman)
Mỹ hiện có 16 máy bay B-2A trong đội hình chiến đấu. Vị trí bố trí thường xuyên của những máy bay này là căn cứ không quân Whiteman (bang Missouri). (Trong ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-2A tại căn cứ không quân Whiteman)
Trong khi đó, các máy bay này cũng được thường chuyển tới những sân bay khác, khá thường xuyên thực hiện hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. (Trong ảnh: Máy bay B-2A tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam).
Trong khi đó, các máy bay này cũng được thường chuyển tới những sân bay khác, chúng khá thường xuyên thực hiện hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. (Trong ảnh: Máy bay B-2A tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam).
Hiện nay, chỉ đối với thành tố trên không trong bộ ba hạt nhân chiến lược thì Mỹ mới chế tạo những phương tiện tiêu diệt mới về chất – đó là những tên lửa có cánh được bố trí trên không thế hệ mới nhất và bom trên không có điều khiển với hệ thống dẫn đường có độ chính xác cao. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Barksdale và các máy bay ném bom B-52H)
Trong điều kiện hòa bình, các máy bay ném bom chiến lược được bố trí tại 5 căn cứ không quân trên lục địa Mỹ: Minot (bang Bắc Dakota) – 22 chiếc B-52H; Ellsworth (bang Dakota) – 24 chiếc B-1B; Whiteman (bang Missouri) – 16 chiếc B-2A; Dyess (bang Texas) – 12 chiếc B-1B và Barksdale (Louisiana) – 41 chiếc B-52H. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Barksdale và các máy bay ném bom B-52H)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và khu vực châu Âu, để triển khai tức thì không quân chiến lược có thể sử dụng tới 16 sân bay. (Trong ảnh: Máy bay ném bom B-52H và B-1B tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và khu vực châu Âu, để triển khai tức thì không quân chiến lược có thể sử dụng tới 16 sân bay. (Trong ảnh: Máy bay ném bom B-52H và B-1B tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam)
 

 

Triều Tiên phóng tên lửa có tầm bắn đến Nga, Trung Quốc

theo BBC | 26/03/2014 20:49

Một vụ phóng thử tên lửa từ một địa điểm không rõ của Triều Tiên

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói hai tên lửa được bắn từ vùng Suckon, phía Bắc Bình Nhưỡng và bay khoảng 650km trước khi rơi xuống vùng biển phía bờ tây bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên vừa cho bắn thử hai hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản họp ở Hà Lan.
Đây là lần bắn hỏa tiễn Nodong đầu tiên kể từ năm 2009 và đánh dấu bước tiến từ các lần bắn tên lửa tầm ngắn của Bình Nhưỡng trong những tuần qua.
Vụ bắn hỏa tiễn diễn ra đúng ngày kỷ niệm bốn năm tàu chiến của Hàn Quốc bị chìm.
Washington và Seoul lên án vụ phóng hỏa tiễn, nói vi phạm các giải pháp của Liên Hiệp Quốc.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi đây là hành động “gây rắc rối và tăng khiêu khích”.
“Chúng tôi hối thúc Triều Tiên kiềm chế không đưa ra thêm các hành động mang tính đe dọa,” phó phát ngôn viên Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói.
'Khiêu khích nghiêm trọng'
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói hai tên lửa được bắn từ vùng Suckon, phía Bắc Bình Nhưỡng và bay khoảng 650km trước khi rơi xuống vùng biển phía bờ tây bán đảo Triều Tiên.
Tên lửa này có khả năng bắn tới không chỉ trên hầu hết [lãnh thổ] Nhật Bản mà cả Nga và Trung Quốc,” người phát ngôn Bộ Quốc phòng Kim Min-seok nói.
Hàn Quốc gọi đây là “hành động khiêu khích nghiêm trọng”.
Trong những tuần gần đây, Triều Tiên đã cho phóng hàng loạt tên lửa tầm ngắn, trùng lúc với cuộc tập trận thường niên của Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Nhưng đây là lần phóng hỏa tiễn Nodong đầu tiên - có tầm xa khoảng 1.000 cây số - kể từ năm 2009. Một lần bắn khác tương tự là năm 2006.
Liên Hiệp Quốc vốn vẫn cấm Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo.
Triều Tiên gần đây có ba lần thử tên lửa, lần gần nhất là tháng Hai 2013. Đây là cuộc phát triển tên lửa ba tầng mà các chuyên gia tin rằng có khả năng bắn tới một số nơi ở Hoa Kỳ.
Nhưng họ vẫn chưa tin Triều Tiên có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân đủ nhỏ để gắn với tên lửa.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Triều Tiên không hề đưa ra bất kỳ cảnh báo hàng hải nào về cuộc thử hỏa tiễn mới đây.
“Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác và đồng minh, trong đó có Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, để có các biện pháp phù hợp đáp trả những khiêu khích mới nhất này và cho đặt ra vấn đề về các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiênđe dọa tới an ninh toàn cầu,” thông cáo viết.
Vụ phóng tên lửa được thực hiện vào sáng sớm hôm thứ Tư, đánh dấu bốn năm kể từ khi chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc bị chìm làm 46 người chết, gần vùng tranh chấp ở biên giới phía Tây của bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc nói Triều Tiên phóng thủy lôi đánh chìm chiếc tàu, còn Triều Tiên phủ nhận mọi vai trò trong vụ việc.
Đợt thử hỏa tiễn xảy ra vài giờ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ gặp người tương nhiệm Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân ở Hague, tập trung về tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa bà Park và ông Abe kể từ khi cả hai lên nhậm chức, trong lúc quan hệ giữa hai nước căng thẳng do lịch sử và vấn đề chủ quyền.
Ông Barack Obama hứa với Tokyo và Seoul rằng “không lay chuyển cam kết” đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng nói các vụ thử tên lửa là tập tự vệ và cuộc tập trận chung giữa Washington và Seoul là chuẩn bị cho xâm lăng.

Cận cảnh nghĩa địa máy bay, xe quân sự ở Việt Nam

theo Trí Thức | 26/03/2014 14:00

Máy bay, xích xe tăng, xe đặc chủng của quân đội và nhiều thiết bị bằng sắt khác đang được chất đống khắp làng Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh).

Nhập mô tả cho ảnh
Gần 10 năm nay, làng Quan Độ (Yên Phong, Bắc Ninh) đã trở thành nơi tập trung đồ phế thải kim loại. Ngay ở lối vào làng ngổn ngang các dãy thân xác máy bay to, chiếc đã xẻ vỏ, cái chỉ còn trơ động cơ, nguyên ghế ở buồng lái hoặc phơi cả khoang lái đổ ra đường.
Nhập mô tả cho ảnh
Có những năm người dân nơi đây đã mua được hơn 20 chiếc máy bay quân sự bỏ đi đủ loại từ MiG 19, MiG 21 đến IL18.
Nhập mô tả cho ảnh
Những chiếc xe quân sự cũ hỏng cũng được xe kéo, cẩu mang đến đây bán đồng nát.
Nhập mô tả cho ảnh
Thùng xe đặc chủng quân đội chuẩn bị chờ "mổ".
Nhập mô tả cho ảnh
Xe máy cũ nát có cả nghìn chiếc. Mỗi chiếc Wave, Dream hoặc Cub được mua về có giá từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng.
Nhập mô tả cho ảnh
Điện thoại của bộ đội thông tin và màn hình máy vi tính.
Nhập mô tả cho ảnh
Bo mạch thiết bị điện tử, thông tin
Nhập mô tả cho ảnh
Từ đây, họ sẽ bóc chi tiết từng thiết bị để phân ra từng loại như sắt, đồng, nhôm sau đó cung cấp cho các làng nghề tái chế kim loại.
Nhập mô tả cho ảnh
Những chiếc công tắc được tách ra từ các thiết bị điện chuẩn bị mang về chợ trời ở Hà Nội bán.
Nhập mô tả cho ảnh
Mỗi ngày, Quan Độ nhập về hàng tấn phế liệu, việc phá dỡ, phân loại hàng cần rất nhiều nhân công. Trong làng không đủ người, nhiều nhà còn phải thuê thêm bên ngoài.
Nhập mô tả cho ảnh
Khắp các con đường, ngõ xóm đều chất đống các mặt hàng phế liệu. Từ dây cáp, dây đồng, biến thế điện, mô tơ hay các khối sắt lớn tách từ máy hỏng đủ cả.
Nhập mô tả cho ảnh
Một người dân cho biết, có hai phương thức mua lại đồ cũ, một là nhỏ lẻ, nhặt nhạnh trong dân, hai là đồ thanh lý của Nhà nước. Trong ảnh là những lô xích xe tăng.
Nhập mô tả cho ảnh
Sau khi phân loại tái chế đồ phế thải lại trở thành mặt hàng bán chạy. Ngày ngày các xe về chở hàng đem đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố. Trong ảnh, xe chở nhựa chuẩn bị chở vỏ dây điện và các chất liệu nhựa đến cơ sở tái chế ở khu vực khác.

Choáng ngợp nghĩa địa khổng lồ của chiến cơ Mỹ (II)

Theo VTC - | 15/02/2013 16:02

Đó là nơi tập trung những 'đôi cánh thép' từng một thời tung hoành trên bầu trời của quân đội Mỹ, nơi các phi công già tìm đến như một góc kỉ niệm.

Những chiếc C-5 Galaxy (to nhất) đang bị tháo dỡ
Các máy bay F-15 Strike Eagles và F-16 Fighting Falcons
Khoang lái của C-130 tại nghĩa trang máy bay
Máy bay ném bom B-66 Destroyer nhìn qua khung cửa kính vỡ của F-86 Sabre
Những mảnh còn lại của một chiếc A-10 Thunderbolt II
Đại tá Không quân Paul Dillon, cựu binh Việt Nam bên cạnh xác chiếc A-10 Thunderbolt II
Máy bay chiến đấu F-8 Crusader của Mỹ
Đội hình xen kẽ của KC-135 Stratotanker trên sa mạc Arizona
Một chiếc C-5 Galaxy đang chờ được tháo dỡ
Máy bay vận tải C-5 Galaxy của Không quân Mỹ
Phần còn lại của một chiếc F-86 Sabre
Máy bay ném bom hạng nhẹ B-66 Destroyer
Những đồng hồ rỉ sét và vỡ mặt, dấu hiệu cho thấy đã bị bỏ hoang trong nhiều năm
Trực thăng UH-34D Seahorse đã nghỉ hưu của Mỹ
Cái nhìn từ bên trong khoang lái của máy bay
Một góa phụ của phi công Mỹ hi sinh trong chiến tranh chụp ảnh lưu niệm cùng với chiếc F-84 Thunderjet
Máy bay chiến đấu T-38 Talon
Máy bay chiến đấu T-41 Mescalero
Ngoài các máy bay quân sự, nghĩa trang đặc biệt này còn có các máy bay dân sự và thương mại
Những chiếc ghế phi công được tháo khỏi các máy bay đã nghỉ hưu
Biểu tượng sức mạnh của Không quân Mỹ

Mới ra lò, vận tải cơ C-27J Mỹ phải thẳng tiến tới "nghĩa địa"

Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ | 08/10/2013 19:51

(Soha.vn) - Những chiếc vận tải cơ C-27J của Không quân Mỹ sau khi ra lò đã bị chuyển thẳng tới một khu tập kết ở vùng sa mạc Arizona do quân đội không có nhu cầu sử dụng.

Theo kết quả điều tra của hãng tin Dayton Daily News, hàng loạt máy bay vận tải C-27J Spartans còn mới đã được loại khỏi biên chế của lực lượng Không quân vệ binh quốc gia (Air National Guard) của Mỹ và chuyển thẳng tới khu “nghĩa địa” nói trên thuộc căn cứ không quân Davis-Monthan tại Tucson.
Theo kế hoạch, sẽ có 5 chiếc nữa sẽ được sản xuất vào năm 2014, tuy nhiên, nếu không có gì thay đổi, tất cả số này sẽ được chuyển đến “nghĩa địa”, trừ phi có kế hoạch sử dụng khác dành cho chúng.
Máy bay vận tải C-27J
Vận tải cơ C-27J
Kể từ năm 2007, Không quân Mỹ đã chi 567 triệu USD sản xuất 21 chiếc C-27J, trong đó, tính đến cuối tháng 9 vừa qua, đã có tổng cộng 16 chiếc được bàn giao. Cũng theo tờ báo này, Không quân Mỹ bị buộc phải mua nhiều máy bay loại này hơn theo yêu cầu của Quốc hội bất chấp sự phản đối của Lầu Năm Góc. Theo các nhà quan sát Chính phủ thì điều cần làm hiện nay đối với Quốc hội Mỹ là chấm dứt những khoản chi dùng cho loại máy bay này để tránh lãng phí tiền thuế của người dân.
Theo Ethan Rosenkranz, nhà phân tích an ninh quốc gia làm việc tại cơ quan giám sát Chính phủ cho hay thời gian đầu, quân đội Mỹ muốn trang bị C-27J bởi nó có những khả năng đặc biệt ví dụ như cất và hạ cánh ở những đường băng xấu. Tuy nhiên, sau đó, quân đội Mỹ nhận ra rằng họ không cần loại máy bay này, đồng thời cho rằng dự án C-27J là một sự lãng phí lớn.
Cựu Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Norton Schwartz là người đã đệ trình ý kiến trước Quốc hội năm ngoái, rằng quân đội Mỹ mong muốn loại bỏ phi đội C-27J nhằm đáp ứng với yêu cầu cắt giảm ngân sách. Theo ông này, hiện tại máy bay C-130 có thể đảm đương được mọi yêu cầu nhiệm vụ có liên quan và với giá chỉ 213 triệu USD/chiếc, thấp hơn rất nhiều so với mức 308 triệu USD của chiếc C-27J.
Bất chấp thực tế trên, rất nhiều máy bay vận tải C-27J hiện vẫn đang được sản xuất. Khi được hỏi tại sao Không quân không thể chấm dứt việc phải tiếp nhận thêm 5 chiếc nữa, Darryl Mayer, người phát ngôn lực lượng này cho biết “Căn bản số này đã gần hoàn thiện và có thể hoạt động, đồng thời các cơ quan Chính phủ đã yêu cầu loại máy bay này”.
Càng ngày càng có nhiều máy bay được điều đến “nghĩa địa” này, và rất nhiều trong số chúng đã xuống cấp trầm trọng do không được bảo quản tốt.
Càng ngày càng có nhiều máy bay được điều đến “nghĩa địa” này, và rất nhiều trong số chúng đã có dấu hiệu xuống cấp.
Các quan chức quân đội đang gắng tìm ra mục đích sử dụng khác cho số C-27J nói trên. Tuy nhiên, cho tới lúc đó, chúng vẫn sẽ tạm thời được trông nom tại “nghĩa địa’ dưới sự quản lý của Bộ chỉ huy trang thiết bị được đặt tại Wright-Patterson. Đơn vị này được thành lập gần Tucson sau chiến tranh thế giới thứ hai bởi đây là khu vực có lượng mưa thấp, độ ẩm và tính chất đất có thể hạn chế sự xuống cấp và ăn mòn đối với những thiết bị quân sự này. Theo thống kê hiện tại, khu sa mạc Arizona chứa khoảng hơn 4.400 máy bay không sử dụng và 13 phương tiện hàng không vũ trụ từ các đơn vị quân đội và NASA.
Máy bay vận tải C-27J do công ty Alenia North America, một chi nhánh của hãng Finmeccanica (Italia) sản xuất.
Nhiệm vụ chính của C – 27J là vận chuyển hàng hóa, vận chuyển lính, vận chuyển lính dù. Ngoài ra, có một số nhiệm vụ khác như tuần thám biển, cứu thương, tiếp nhiên liệu dưới mặt đất, chữa cháy rừng. C-27J có tốc độ tối đa 600 km/h, tầm hoạt động 1.825 km (với 10.000 kg hàng hóa) hoặc 4.260 km (6.000 kg hàng hóa), trần bay khoảng 9.000 m.

18 vật "bất ly thân" của đặc nhiệm SEAL Mỹ

Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 07/10/2013 09:52

(Soha.vn) - Mũ bảo hiểm, kính nhìn ban đêm, nước, áo giáp chống đạn,..là những thứ không thể thiếu đối với mỗi đặc nhiệm hải quân Mỹ (Navy SEAL) khi làm nhiệm vụ.

Những chiếc mũ bảo hiểm như thế này không chỉ giúp lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ tránh được các mảnh bom mà còn chống lại được cả đạn bắn tỉa.
Những chiếc mũ bảo hiểm như thế này không chỉ giúp lực lượng đặc nhiệm SEAL tránh được các mảnh bom, đạn vỡ mà còn có thể làm chệch hướng đạn bắn tỉa.
Lực lượng Navy SEAL được trang bị kính kính nhìn đêm NVG (Night Vision Goggles) có giá dao động từ 3.000 USD đến 65.000 USD/chiếc. Thiết bị này có khả năng phân tích các chiến thuật tấn công ban đêm và phát hiện kẻ thù trong bóng tối từ xa.
Lực lượng Navy SEAL được trang bị kính kính nhìn đêm NVG (Night Vision Goggles) có giá dao động từ 3.000 USD đến 65.000 USD/chiếc. Thiết bị này đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến thuật ban đêm của SEAL.
Tấm giáp chống đạn được thiết kế có thể chống được 3 viên đạn súng trường AK-47, nhưng chỉ đảm bảo chống được 1 viên. Trong một số sứ mệnh như di chuyển xa hay đòi hỏi sự linh hoạt, các binh sĩ SEAL có thể không sử dụng thiết bị này.
Tấm giáp chống đạn có thể chống được tới 3 viên đạn súng trường AK-47 nhưng cũng có thể chỉ chặn được 1 viên. Trong một số nhiệm vụ phải di chuyển xa hay đòi hỏi sự linh hoạt, đặc nhiệm SEAL có thể tạm thời không đeo thiết bị này trên người.
Áo giáp của lực lượng SEAL không chỉ có khả năng chống đạn mà còn được thiết kế có thể mang theo vận dùng cần thiết. Một chiếc áo giáp có thể mang theo tối đa 17 vận dụng.
Áo giáp của lực lượng SEAL không chỉ có khả năng chống đạn mà còn được thiết kế có thể mang theo vận dùng cần thiết. Một chiếc áo giáp có thể mang theo tối đa 17 vận dụng.
Ống giảm thanh lắp cho súng có vai trò rất quan trọng đối với SEAL trong các cuộc tấn công bí mật và bắn tỉa.
Ống giảm thanh lắp cho súng có vai trò rất quan trọng đối với SEAL trong các cuộc tấn công bí mật và bắn tỉa.
Súng trường M-4 cải tiến tùy theo nhiệm vụ. Đây là loại súng trường do tập đoàn Heckler and Koch (HK) thiết kế và phát triển.
Súng trường M-4 cải tiến tùy theo nhiệm vụ. Đây là loại súng trường do tập đoàn Heckler and Koch (HK) thiết kế và phát triển.
Súng phóng lựu M79. Nó được sử dụng để phóng nhiều loại đạn khác nhau như hơi cay, khói, sáng,...
Súng phóng lựu M79 được sử dụng để phóng nhiều loại đạn khác nhau như hơi cay, khói,...
Ống ngắm Kentucky Windage của lực lượng SEAL thực sự phát huy tác dụng khi các tay súng có tầm nhìn thấp.
Ống ngắm Kentucky Windage của lực lượng SEAL thực sự phát huy tác dụng khi các tay súng có tầm nhìn thấp.
Lựu đạn ném tay M67 có bán kính hủy diệt 5m và sát thương 15m. Loại vũ khí này đặc biệt hiệu quả khi tấn công vào những căn phòng.
Lựu đạn ném tay M67 có bán kính hủy diệt 5m và sát thương 15m.
Dao được rất cần thiết trong các sứ mệnh đột kích bí mật không gây ra tiếng động lớn.
Các loại dao chuyên dụng rất cần thiết trong các sứ mệnh đột kích bí mật, không gây ra tiếng động lớn.
Kìm cộng lực là một thiết bị cần thiết khi các binh sĩ SEAL muốn cắt khóa hay hàng rào dây thép gai dày.
Kìm cộng lực là một thiết bị cần thiết khi các binh sĩ SEAL muốn cắt khóa hay hàng rào dây thép gai dày.
Bom phá khóa được sử dụng phổ biến trong các sứ mệnh tấn công vào phòng kín.
Bom phá khóa được sử dụng phổ biến trong các sứ mệnh tấn công vào phòng kín.
Một chiếc camera nhỏ có vai trò quan trọng trong việc ghi lại bằng chứng.
Một chiếc camera nhỏ có vai trò quan trọng trong việc ghi lại bằng chứng.
Kìm là thiết bị không thể thiếu đối với mỗi binh sĩ SEAL.
Kìm là thiết bị không thể thiếu đối với mỗi binh sĩ SEAL.
Garô y tế được sử dụng trong những tình huống tồi tệ nhất trong trường hợp bị thương chảy máu nhiều ở tay hay chân.
Garô y tế được sử dụng trong những tình huống tồi tệ nhất trong trường hợp bị thương chảy máu nhiều ở tay hay chân.
Không binh sĩ SEAL nào rời khỏi căn cứ mà không đem theo nước. Các binh sĩ thường mang theo các bình nước bằng nhựa, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt họ đeo những túi nước sau lưng để tránh phát ra tiếng động.
Hé lộ một số hình ảnh về lực lượng Navy SEAL Lộ diện lực lượng thiện chiến vượt tầm cả SEAL Đặc nhiệm SEAL của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Đặc nhiệm Triều Tiên: Chiến thắng hay là chết! Màn tra tấn thể chất của đặc nhiệm Thái Nội công thâm hậu của đặc nhiệm đổ bộ đường không Nga

Lộ ảnh siêu tàu sân bay Mỹ sắp hạ thủy

theo Phụ nữ today | 02/10/2013 09:20

Tại nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries, Hải quân Mỹ gần như đã hoàn tất các công đoạn chế tạo để tiến hành hạ thủy siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78).

Với lượng giãn nước 112.000 tấn, USS Gerald R Ford rộng hơn 3 lần so với tàu sân bay USS Nimitz. Trong ảnh có thể thấy, toàn bộ cấu trúc thân tàu đều đã hoàn chỉnh.
Với kích thước cực lớn, USS Gerald R Ford có thể mang được nhiều máy bay trinh sát/tấn công không người lái tàng hình (UCAV) X-47B, một số lượng lớn các phi vụ không kích có thể được phóng đi từ tàu sân bay Ford để chống lại những mục tiêu tiềm tàng của nó. Trong ảnh là cận cảnh hệ thống sonar "khủng" trên tàu sân bay Gerald R Ford.
Cận cảnh vẻ hoành tráng của siêu tàu sân bay số 1 thế giới.
 
USS Gerald R Ford sẽ trở thành một mối đe dọa lớn với Trung Quốc sau khi nó đi vào phục vụ.
Mọi thứ đều "khủng", từ kích thước tàu sân bay cho đến những mắc xích để nó có thể buộc neo ở cầu cảng trong tương lai.
Thảm kịch trên tàu sân bay Mỹ thời chiến tranh Việt Nam Tại sao siêu tàu sân bay Ulyanovsk của Nga bị bán sắt vụn? Lỗi thiết kế làm siêu tàu sân bay Mỹ "lỗi hẹn"
Sinh hoạt của lính Mỹ trên siêu tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz Top 10 hình ảnh ấn tượng về quân đội Mỹ Mỹ điều 6 “chim ăn thịt” F-22 tới địa điểm bí mật ở Trung Đông

 

No comments:

Post a Comment

quangnm