Già hóa lú?
Con
cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu là bổn phận mà cũng là truyền thống tốt đẹp của
dân ta. Tuy vậy chúng ta cũng thường nghe nhiều câu than thở, như:“Bà già tôi hồi này
lẫn nặng rồi, đâu có dám để cụ ở nhà một mình nữa được!”, hay là: “Ông cụ
già rồi đâm đốc chứng!”.
Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao. Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu không chữa được bệnh thì ít ra cũng làm cho bệnh chậm lại.
Người
già lú lẫn như thế nào?
Để
đâu quên đó: Để chùm chìa khóa nhà đâu đó rồi quên lú đi, thì cũng là
thường. Nhưng người bị bệnh lú, có khi cất chìa khóa vào ngăn kéo đựng vớ, hay
là bỏ kính đeo mắt vào tủ lạnh rồi đi tìm trong hộp đựng giầy, mà vẫn cho là tự
nhiên như không! Đã vậy lại còn nổi quạu nếu con cháu nó có nhắc nhở, giống như
bị chạm tự ái “Thì tao vẫn biết, việc gì phải nói?”.
Quên
thời gian, không gian, quên cả người quen: Thường ta cũng nhiều khi quên không
nhớ hôm nay là thứ mấy, có khi quên không biết là tháng mấy. Nhưng người bị
bệnh thì không nhớ luôn cả năm nay là năm 1999, ở trong nhà mình mà không biết
mình đang ở đâu. Người bình thường, có khi gặp bạn cũ, người ta nhận ra mình,
mà mình không thể nào nhớ ra bạn được. Người bệnh lú thì nặng hơn nhiều. Ôm
chầm lấy một người bà con xa rồi hỏi: “Ông có phải bố tôi không?”, hay là
nhìn chăm chăm vào mặt bà vợ mà nói: “Tôi không quen bà này!”.
Tật
cầm nhầm: Vào tiệm mua thứ này thú khác rồi lừng lững đi ra không trả
tiền. Con cháu nó để dành đồng quarter để đi giặt đồ, thì cứ đem lén cất giấu
đi, rồi quên tịt không biết là để ở đâu.
Nói
năng lung tung: Đối thoại khó khăn, vì nhiều khi nói nửa chừng rồi bí.
Hoặc là giao tế lộn xộn. Mời người ta uống nước, người ta đã cầm tách nước trên
tay đang uống, lại đến bên đon đả hỏi:“Bác uống nước không?” Hay là hỏi
thăm người bạn: “Các cháu có khỏe không?” Người ta vừa trả lời được
vài phút, lại lập lại y hệt câu hỏi trước.
Tật
lục lọi: Người bị bệnh lú lẫn nhiều khi kiếm cớ tìm kiếm vật gì rồi lục
lọi lung tung ngăn bàn ngăn tủ, làm mọi thứ bừa bãi. Lục lọi đồ của mình chưa
đủ, có khi lục lọi cả đồ của người khác nữa.
Ăn
mặc lộn xộn: Áo sơ mi có khi mặc ngược, hay là mặc áo may ô ra ngoài sơ
mi. Có khi ở truồng tồng ngồng ngồi giữa phòng khách. Cũng có người thủ dâm
ngay trước mặt người khác. Nhưng thường thì người mắc bệnh lú lẫn không có hành
vi nào nguy hiểm cho xã hội.
Đi
lang thang: Một bà cụ tự nhiên bỏ một bộ quần áo trong túi xách rồi cứ thế
ra cửa từ từ đi khỏi nhà. Con cháu tìm hết hơi mấy khúc đường mới gặp. Cụ tỉnh
như không, nói là cụ đi về quê. Có người đi từ phòng ngủ vào phòng tắm, rồi
quên phứt không biết mình đang ở đâu, cứ đi loanh quanh tìm đường về giường
ngủ. Nhất là khi dọn nhà mới, người bệnh dễ bị lạc hướng ngay trong nhà.
Đầu
óc mụ đi, hai với hai là bốn cũng không biết:Mất khả năng suy nghĩ trừu tượng.
Người có học đàng hoàng, mà làm tính cộng, tính trừ đơn giản cũng không xong.
Người
bị lú lẫn thay tính đổi nết: Cũng vì bị quên lú, mà người bệnh cảm thấy
mình sống lạc lõng ở một thế giới xa lạ; người lạ, nơi chốn lạ, những câu đối
thoại cũng không hiểu nổi. Vì vậy sinh ra những thay đổi tính nết như sau:
Lo
âu: Đã
lo âu, mà lại lo vô căn cứ, không hiểu tại sao mình lo âu, chỉ có cảm tưởng như
mọi sự bỗng rối bét, mà mình thì lúng túng vô phương giải quyết.
Bứt
rứt bực bội: Mình
lúng túng không làm gì được, mà có ai cất nhắc giúp đỡ, thì lại khó chịu bực
bội, có khi ném đồ ném đạc, hay là quát tháo người khác.
Phiền
muộn chán đời: Không thiết tha cái gì cả, dù là ăn uống ngủ nghê, có khi
ngủ li bì. Có người biết mình bị bệnh có người không, nhưng thường uống thuốc
phiền muộn (antidepressant) thì bớt.
Đa
nghi vô lý: Nhìn
đồ ăn không ăn, vì nghi có người đánh thuốc độc. Thấy bà vợ, lại tưởng người
lạ, rồi nghi là người ta vào nhà mình trộm cướp. Nghe còi xe chữa lửa, tưởng
cảnh sát tới bắt. Tiếng người nói nghe không rõ, thì cho là người ta đang xầm
xì nói xấu mình.
Mất
tính tự lập: Theo
đeo người thân từng bước, và muốn có người ở bên săn sóc. Ngược lại, có người
chỉ thích ngồi buồn bã một mình, vì thấy chung quanh quá xa lạ.
Bệnh
lú ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vì
hay quên, hay vì những thay đổi tính nết như trên, mà sức khỏe có thể bị ảnh
hưởng. Ngồi lâu quá ở một vị thế sinh trầy da thành loét da khó lành. Khát nước
không nhớ uống nước sẽ bị thiếu nước nguy hiểm như người say nắng. Ngoài ra,
còn có thể bị táo bón, tiêu chảy, sưng phổi trầy da, có khi gãy xương vì vấp ngã.
Tất cả đều là do cái vô ý vô tứ của ngươi bị bệnh lú lẫn. Ngoài ra còn nhiều
người bị tiêu tiểu bừa bãi không giữ gìn được.
Khám
bệnh đều làm gì?
Tuy
rằng chứng lú lẫn thực sự thì không chữa được, nhưng cái lợi của việc đi khám
bệnh là tìm ra những bệnh khác trong người, sinh lú lẫn, mà những bệnh khác này
thì lại trị được. Những bệnh có thể sinh một số tình trạng giống như lú lẫn,
thí dụ như: bệnh bướu cổ thyroid, bệnh nhiễm trùng, chất điện giải xáo trộn,
thiếu sinh tố, bị thuốc làm độc, hay là bệnh phiền muộn. Thường thì Bác sĩ sẽ
hỏi về các chứng của người bệnh, thuốc men đang dùng, hỏi về gia đình giòng họ,
khám tổng quát, chú ý nhiều đến cao máu, và tiểu đường. Sau đó sẽ thử máu và có
thể chụp hình cắt lớp (CT) hay là cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ trường hợp
bướu trong óc. Nếu không phải là những bệnh hay là nguyên do nào sinh lú lẫn
trong nhất thời, thì bấy giờ mới coi là bị bệnh lú lẫn thực sự.
Nguyên
nhân của bệnh lú lẫn (thực sự)
Phần
lớn người già bị bệnh lú lẫn là do bệnh Alzheimer. Có một ít trường hợp
Alzheimer có di truyền trong gia đình, nhưng phần đông thì không. Nguyên do tại
sao bị Alzheimer, thì cũng chưa biết rõ. Mổ tử thi thì thấy có thoái hóa não,
và xét nghiệm kính hiển vi thì thấy có hai thứ mô đặc biệt trong óc, một ở bên
trong sợi dây thần kinh, một ở bên ngoài. Tuy vậy cũng đã có trường hợp người
minh mẫn bình thường mà cũng có hai thứ đó.
Nguyên nhân thứ nhì, là do bị tai biến mạch máu não (stroke, trúng gió) do cao máu, sinh nhiều đốm nhỏ của óc bị hư, gọi là multi-infarct dementia (infarct là chỉ cái đốm não bị hư)
Người đánh “bốc”, bị đập mạnh vào đầu nhiều, cũng có thể bị bệnh lú.
Bệnh AIDS cũng làm hư óc, và sinh lú được.
Hồi gần đây, báo chí có nói tới bệnh “bò điên” ở bên Anh. Có một bệnh tương tự như vậy, tên là bệnh Creutzfeld-Jacobs là một bệnh nhiễm trùng óc, cũng sinh lú lẫn trước khi chết.
Cuộc
đời về chiều
Bs
Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.
Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn
Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn
Một ngày ở Nursing Home
Thương những bà mẹ ở nursing home
"Cha mẹ
nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha
mẹ kể tháng kể ngày..."
Thích Tâm Không
Sau ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều gì làm tôi tâm đắc
nhất. Không chút do dự hay suy nghĩ, tôi trả lời: đó là cái Nursing Home.
Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las vegas, Hollywood, Disney-land, những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi mì....
Tôi đã hưởng một chuỗi ngày dài thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ trước đến giờ tôi chưa hình dung hay tưởng tượng ra nổi.
Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ còn lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống.
Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đã ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyển hai chuyến xe bus, Garden Grove, Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ trình.
Chúng tôi phải đi bộ khoảng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đường, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngõ cụt.
Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las vegas, Hollywood, Disney-land, những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi mì....
Tôi đã hưởng một chuỗi ngày dài thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ trước đến giờ tôi chưa hình dung hay tưởng tượng ra nổi.
Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ còn lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống.
Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đã ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyển hai chuyến xe bus, Garden Grove, Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ trình.
Chúng tôi phải đi bộ khoảng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đường, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngõ cụt.
Hình minh họa
Gồm ba dẫy nhà trệt, ghép thành hình chữ U, nó êm dịu với những cánh cửa sơn
màu xanh da trời, nổi bật màu sơn trắng của những bức tường, với những khung
kính to trong suốt, lịch sự và trang nhã, bằng những tấm màn voan trắng che rủ.
Những khóm hoa hồng, cẩm tú cầu được trồng một cách mỹ thuật trước hàng hiên,
dưới cửa sổ, tạo cảm giác vui tươi, hưng phấn khi ngồi trên bộ bàn ghế để phơi
nắng hoặc hóng mát dưới tàng cây.
Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của phòng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sĩ và y tá đang đi từng phòng kiểm tra sức khỏe cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đã làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, trước khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, còn để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nước, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏi.
Mẹ chồng tôi không còn nhiều trí nhớ để trò chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đã làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiều. Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nhìn lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh.
Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đã bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà đã sống một mình trong một căn phòng mà chính phủ ưu tiên cho người già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửa. Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kia.
Gần đây, do tuổi tác quá cao (93 tuổi), bà bị té gãy xương đùi, không thể đi lại được,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đã quyết định đưa bà vào đây. Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngõ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó tìm một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gai. Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thường mà xã hội đặt ra để giải quyết.
Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của phòng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sĩ và y tá đang đi từng phòng kiểm tra sức khỏe cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đã làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, trước khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, còn để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nước, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏi.
Mẹ chồng tôi không còn nhiều trí nhớ để trò chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đã làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiều. Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nhìn lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh.
Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đã bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà đã sống một mình trong một căn phòng mà chính phủ ưu tiên cho người già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửa. Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kia.
Gần đây, do tuổi tác quá cao (93 tuổi), bà bị té gãy xương đùi, không thể đi lại được,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đã quyết định đưa bà vào đây. Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngõ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó tìm một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gai. Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thường mà xã hội đặt ra để giải quyết.
Hình minh họa
Lúc chưa sang Mỹ, tôi rất có thành kiến không mấy tốt đẹp và phản đối việc đem
gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão. Giờ đây tôi mới biết rằng tôi hiểu chưa
thấu. Luật pháp ở đây không cho người già yếu và trẻ con ở nhà một mình. Thuê
người giúp việc thì không có, hoặc rất là đắc đỏ. Con người ở đây chịu rất
nhiều áp lực về công việc làm ăn, tiền bạc.
Để đáp ứng nhu cầu vật chất gọi là thiên đường của sự hưởng thụ, người ta phải đánh đổi bằng những món nợ khổng lồ, mà người ta truyền miệng nhau: "không mắc nợ không phải là người Mỹ", đánh đổi sự mất mát tình cảm, đổ vỡ hạnh phúc gia đinh, có khi luôn cả sinh mạng.
Những tấm gương hiếu thảo của thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị Thập Tứ Hiếu: "thờ cha sớm viếng khuya hầu" sẽ không có chỗ đứng trong thời khóa biểu của các người con ở thời hiện đại này. Chỉ có những viện dưỡng lão mới đáp ứng những lỗ hổng mà người con không thể lấp đầy được.
Hình minh họa
Ở đây, chỉ cần một cái nhấn chuông là có bác sĩ, y tá, điều dưỡng, sẵn sàng đáp
ứng, giải quyết điều mình yêu cầu. Mẹ chồng tôi kêu đau bụng, là có ngay hai cô
điều dưỡng người Mễ cao to, khỏe mạnh bồng bà đặt lên cái ghế dành cho người
khuyết tật, đẩy vào nhà vệ sinh. Tiểu tiện thì tự do thải vào tả lót, đến giờ
họ đi thay.
10 giờ sáng và 3giờ 30 phút chiều, các cụ được tập trung ở phòng giải trí. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp thứ tự quanh chiếc bàn dài. Họ tham gia những trò chơi đố chữ, chuyền banh, những trò chơi vận động tay chân, nghe nhạc, xem tivi, và kết thúc bằng bánh ngọt hay trái cây với nước giải khát.
10 giờ sáng và 3giờ 30 phút chiều, các cụ được tập trung ở phòng giải trí. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp thứ tự quanh chiếc bàn dài. Họ tham gia những trò chơi đố chữ, chuyền banh, những trò chơi vận động tay chân, nghe nhạc, xem tivi, và kết thúc bằng bánh ngọt hay trái cây với nước giải khát.
Hình minh họa
11 giờ 30 và 5 giờ chiều các cụ tập trung ở phòng ăn. Những mâm thức ăn dư thừa
năng lượng. Ai không thích ngồi tại đây, thì yêu cầu mang vào phòng. Những
chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp quanh cái bàn tròn. Bàn này có tám người, ba
người đàn ông và năm người đàn bà.
Chỉ có mẹ chồng tôi là người Việt. Ông Mỹ đen trên bốn mươi tuổi, bị tai biến mạch máu não, tay không cử động được, nên người điều dưỡng phải đút cho ông và hai bà kế bên. Tôi đặc biệt chú ý đến một bà Mỹ trắng, tuổi trên độ "thất thập cổ lai hi", nét mặt thanh tú, dáng người thon nhỏ, mảnh mai. Thời con gái chắc bà được xếp vào hàng mỹ nhân. Đôi mắt to và buồn. . . . đôi mắt như biết nói, khi đối diện với một người nào.
Ngày đầu tiên, bà nhìn tôi cười và chỉ mẹ chồng tôi hỏi "tôi là gì". Tôi trả lời là “con dâu”. Câu chuyện giữa tôi và bà chỉ dừng lại ở những câu xã giao thông thường. Vốn liếng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, không cho phép tôi tìm hiểu sâu hơn nữa. Hoặc nếu bà có tâm sự, tôi cũng không thể hiểu hết được.
Một bữa, tôi thấy bà không chịu ăn, bà ngồi trầm ngâm, rồi những giọt nước mắt liên tục tuôn trào trên gò má xanh xao. . .Bà khóc nức nở. Những người bạn cùng bàn an ủi, làm bà càng khóc to hơn. Tôi nắm tay bà, lau nước mắt và đút cho bà ăn. Bà vẫn khóc như một đứa trẻ. Liên tiếp ba ngày như vậy.
Chỉ có mẹ chồng tôi là người Việt. Ông Mỹ đen trên bốn mươi tuổi, bị tai biến mạch máu não, tay không cử động được, nên người điều dưỡng phải đút cho ông và hai bà kế bên. Tôi đặc biệt chú ý đến một bà Mỹ trắng, tuổi trên độ "thất thập cổ lai hi", nét mặt thanh tú, dáng người thon nhỏ, mảnh mai. Thời con gái chắc bà được xếp vào hàng mỹ nhân. Đôi mắt to và buồn. . . . đôi mắt như biết nói, khi đối diện với một người nào.
Ngày đầu tiên, bà nhìn tôi cười và chỉ mẹ chồng tôi hỏi "tôi là gì". Tôi trả lời là “con dâu”. Câu chuyện giữa tôi và bà chỉ dừng lại ở những câu xã giao thông thường. Vốn liếng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, không cho phép tôi tìm hiểu sâu hơn nữa. Hoặc nếu bà có tâm sự, tôi cũng không thể hiểu hết được.
Một bữa, tôi thấy bà không chịu ăn, bà ngồi trầm ngâm, rồi những giọt nước mắt liên tục tuôn trào trên gò má xanh xao. . .Bà khóc nức nở. Những người bạn cùng bàn an ủi, làm bà càng khóc to hơn. Tôi nắm tay bà, lau nước mắt và đút cho bà ăn. Bà vẫn khóc như một đứa trẻ. Liên tiếp ba ngày như vậy.
Hình minh họa
Tôi được biết qua cô y tá người Việt, là lâu rồi con bà không đến thăm.
Hình ảnh tôi đút cơm cho mẹ chồng, làm bà nhớ con và chạnh lòng buồn tủi. Những
ngày sau cùng, tôi không dám đưa mẹ chồng ra phòng ăn. Tôi không dám nhìn bà
khóc thêm nữa. Lòng tôi cũng xao động, nước mắt tôi cũng chảy dài. Bởi tôi là
người rất nhạy cảm và dễ xúc động.
Tôi rón rén ra nhìn. Bà ngồi đó, đôi mắt xa xăm, tư lự. Chắc chắn bà đang nghĩ về con bà. Biết bao câu hỏi, đang quay cuồng trong tâm trí: sao lâu rồi con không đến, bận rộn hay có sự bất trắc gì đã xảy ra? Bà vừa lo, vừa buồn, rồi giận, rồi thương, nhớ, làm bà không tự chủ, đè nén những cảm xúc của mình.
Tôi rón rén ra nhìn. Bà ngồi đó, đôi mắt xa xăm, tư lự. Chắc chắn bà đang nghĩ về con bà. Biết bao câu hỏi, đang quay cuồng trong tâm trí: sao lâu rồi con không đến, bận rộn hay có sự bất trắc gì đã xảy ra? Bà vừa lo, vừa buồn, rồi giận, rồi thương, nhớ, làm bà không tự chủ, đè nén những cảm xúc của mình.
Hình minh họa
Chắc chắn, không biết bao nhiêu lần, cuốn phim dĩ vãng của một thời vàng son đã
lần lượt, thường xuyên quay lại trong ký ức của bà. Bà nhớ đến người chồng quá
cố, nhớ những đứa con bà hết lòng thương yêu, nhớ những ngày đầm ấm hạnh phúc,
nhớ những lo toan, thăng trầm trong cuộc sống. Giờ này con bà có biết bà đang
mỏi mòn trông đợi hay không?
Ở đây, cái viện dưỡng lão này chỉ giúp người già cải thiện, bù đắp những thiếu sót về vật chất, mà con cái không thể hoàn thiện được. Bác sĩ, y tá, thức ăn, thuốc men, máy móc, chỉ giúp họ hết đau đớn về thể xác. Cái tensionmètre chỉ đo được chỉ số huyết áp giao động trong ngày, các máy móc kỹ thuật cao phát hiện những tổn thương sâu trong cơ thể.
Ở đây, cái viện dưỡng lão này chỉ giúp người già cải thiện, bù đắp những thiếu sót về vật chất, mà con cái không thể hoàn thiện được. Bác sĩ, y tá, thức ăn, thuốc men, máy móc, chỉ giúp họ hết đau đớn về thể xác. Cái tensionmètre chỉ đo được chỉ số huyết áp giao động trong ngày, các máy móc kỹ thuật cao phát hiện những tổn thương sâu trong cơ thể.
Hình minh họa
Tất cả những thứ đó không giải quyết, chữa trị được những đau đớn tinh thần,
những giao động tâm lý, những khắc khoải triền miên của lòng khát khao yêu
thương. Đó là căn bệnh trầm kha mà không máy móc, bác sĩ, y tá nào chữa trị
được. Đó là thứ thức ăn linh nghiệm và hiệu quả mà con người đã mỏi mòn tìm
kiếm và chưa bao giờ thấy no đủ.
Mẹ chồng tôi có sáu người con: bốn trai hai gái. Một mình bà nuôi nấng sáu người con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây khi tuổi tác chồng chất, sáu người con không chăm sóc được một mẹ già. Dù rất thương mẹ, dù biết công đức sinh thành dưỡng dục, sâu rộng như trời biển; nhưng không thể nào làm tròn bổn phận, bởi những tất bật, căng thẳng và đa đoan của cuộc sống.
Bên Mỹ có ngày Mother's day và Father's day. Việt Nam có ngày Vu Lan-Bông hồng cài áo. Ai còn cha mẹ thì cài một đóa hoa cẩm chướng đỏ hay hoa hồng đỏ. Ai mất mẹ thì cái một bông cẩm chướng trắng hay hoa hồng trắng. Một hình ảnh biểu trưng, chọn một ngày để nhắc nhở những ai diễm phúc còn có mẹ, để mà yêu thương và trân quý. Với tôi một ngày trong một năm như thế là quá ít ỏi. Chẳng khác nào hạt muối trong đại dương.
Mẹ chồng tôi có sáu người con: bốn trai hai gái. Một mình bà nuôi nấng sáu người con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây khi tuổi tác chồng chất, sáu người con không chăm sóc được một mẹ già. Dù rất thương mẹ, dù biết công đức sinh thành dưỡng dục, sâu rộng như trời biển; nhưng không thể nào làm tròn bổn phận, bởi những tất bật, căng thẳng và đa đoan của cuộc sống.
Bên Mỹ có ngày Mother's day và Father's day. Việt Nam có ngày Vu Lan-Bông hồng cài áo. Ai còn cha mẹ thì cài một đóa hoa cẩm chướng đỏ hay hoa hồng đỏ. Ai mất mẹ thì cái một bông cẩm chướng trắng hay hoa hồng trắng. Một hình ảnh biểu trưng, chọn một ngày để nhắc nhở những ai diễm phúc còn có mẹ, để mà yêu thương và trân quý. Với tôi một ngày trong một năm như thế là quá ít ỏi. Chẳng khác nào hạt muối trong đại dương.
Hình minh họa
Mỗi ngày, ít lắm mỗi tuần, tệ lắm mỗi tháng, ta phải tự cài lên áo một hoa hồng
đỏ, qua một món quà mà mẹ yêu thích: cái bánh, củ khoai, trái chuối, ly sữa. .
. . một lời thăm hỏi ân cần, một câu nói ngọt ngào, một ánh mắt ấm áp chan chứa
yêu thương, một cử chỉ âu yếm, quan tâm, lo lắng. Đó là đóa hoa hồng đỏ, đã tự
nở trên áo của ta, không đợi đến ngày Vu Lan được mọi người nhắc nhở.
Em chồng tôi, đều đặn mỗi ngày ghé thăm mẹ, với những món quà mà bà mẹ Việt Nam yêu thích. Mỗi tuần cô cài đủ bảy hoa hồng đỏ thắm. Bảy ngày hạnh phúc và luôn thầm cảm ơn cái đặc ân còn có mẹ để mà tự nguyện và hiến dâng. Thế mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu đựng được sự trống vắng, cô đơn khi không có sự đồng cảm giữa những người xa lạ và ngôn ngữ bất đồng. Lúc nào bà cũng muốn về nhà, khẩn khoản muốn về nhà.
Cùng phòng với mẹ chồng tôi là một bà cụ người Bắc năm 54, mới đưa vào ba hôm. Người con gái lấy chồng lính Mỹ, đã bảo lãnh bà sang đây mười mấy năm về trước. Bà chỉ còn da bọc xương, lưng còng gần 90 độ. Bà nằm co quắp như con tôm luộc chín. Bà không còn đủ sức để ngồi lâu.
Bà chỉ ăn cháo và uống sữa. Buổi trưa, người con gái đem cháo đến đút cho bà, phát hiện đầu bà không ngẩng lên được. Cô ta hốt hoảng la toáng lên: "tại sao bà không ngẩng đầu lên được, tụi nó đã làm gì bà ? Có phải tụi nó giật đầu, giật tóc bà không ? Để tôi đi hỏi cho ra lẽ?". Bà không còn hơi sức mà trả lời.
Từ khi bà đến nằm trên cái giường này, tôi chưa nghe bà nói gì ngoài tiếng thều thào yếu ớt: "cho con về nhà, con muốn về nhà". Bà nhìn tôi cầu cứu, tôi nắm bàn tay khô đét, lạnh ngắt và hỏi bà cần gì. Bà chỉ nói một câu đó, lập đi, lập lại không biết bao nhiêu lần.
Em chồng tôi, đều đặn mỗi ngày ghé thăm mẹ, với những món quà mà bà mẹ Việt Nam yêu thích. Mỗi tuần cô cài đủ bảy hoa hồng đỏ thắm. Bảy ngày hạnh phúc và luôn thầm cảm ơn cái đặc ân còn có mẹ để mà tự nguyện và hiến dâng. Thế mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu đựng được sự trống vắng, cô đơn khi không có sự đồng cảm giữa những người xa lạ và ngôn ngữ bất đồng. Lúc nào bà cũng muốn về nhà, khẩn khoản muốn về nhà.
Cùng phòng với mẹ chồng tôi là một bà cụ người Bắc năm 54, mới đưa vào ba hôm. Người con gái lấy chồng lính Mỹ, đã bảo lãnh bà sang đây mười mấy năm về trước. Bà chỉ còn da bọc xương, lưng còng gần 90 độ. Bà nằm co quắp như con tôm luộc chín. Bà không còn đủ sức để ngồi lâu.
Bà chỉ ăn cháo và uống sữa. Buổi trưa, người con gái đem cháo đến đút cho bà, phát hiện đầu bà không ngẩng lên được. Cô ta hốt hoảng la toáng lên: "tại sao bà không ngẩng đầu lên được, tụi nó đã làm gì bà ? Có phải tụi nó giật đầu, giật tóc bà không ? Để tôi đi hỏi cho ra lẽ?". Bà không còn hơi sức mà trả lời.
Từ khi bà đến nằm trên cái giường này, tôi chưa nghe bà nói gì ngoài tiếng thều thào yếu ớt: "cho con về nhà, con muốn về nhà". Bà nhìn tôi cầu cứu, tôi nắm bàn tay khô đét, lạnh ngắt và hỏi bà cần gì. Bà chỉ nói một câu đó, lập đi, lập lại không biết bao nhiêu lần.
Hình minh họa
Bà tới đây từ một cái viện dưỡng lão khác, mà cô con gái chê là tệ quá. Cô ta
sốt ruột vì thấy mẹ mình suy sụp nhanh chóng. Cô phản ứng lồng lộn. Lòng thương
mẹ mù quáng làm cô thốt ra những câu nói không tế nhị. Bác sĩ và xe cấp cứu
đến, người ta đưa bà vào bệnh viện lớn để rà soát lại cơ thể. Căn phòng chỉ còn
lại một mình mẹ chồng tôi.
Sớm mai thức
giấc, nhìn quanh một mình
Sáng khuya trưa tối, nhìn quanh một mình
Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình
Sáng khuya trưa tối, nhìn quanh một mình
Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình
Đó là những câu hát não nùng, thật chua chát và đắng cay mà nhạc sĩ Lam Phương đã viết cho số phận của mình vào cuối đời, với những dư chứng của bệnh tai biến mạch máu não.
Chúng tôi về lại Việt Nam, với linh tính biết đây là lần cuối cùng chúng tôi còn thấy mẹ. Buổi chia tay đẫm nước mắt và đau buồn trĩu nặng tâm tư. Mười ngày sau, vào một đêm cuối mùa hạ 2006, mẹ chồng tôi đã vĩnh viễn không mở mắt nhìn cái trần nhà, mà mấy tháng ròng rã bà ít khi rời nó. Bà ra đi trong sự an giấc của mọi người, âm thầm lặng lẽ không một ai hay biết. Còn biết bao bà mẹ khác cũng đã và sẽ ra đi trong cô đơn tẻ lạnh như thế này.
Tất cả con cháu ở rải rác ở nhiều tiểu bang đau đớn khi nhận được tin khủng khiếp này. Cô em chồng tức tưởi vì bà không đợi cô. Chỉ vài tháng nữa cô sẽ nghĩ hưu non, sẽ đem mẹ về nhà phụng dưỡng. Cô đã không điều đình được với Thần Chết. Mọi người câm lặng chịu đựng.
Trong thâm tâm ai cũng trăn trở, ray rứt, xót xa vì biết bao điều chưa thực hiện: "địa ngục chứa đầy những dự định tốt đẹp".
Làm sao cân bằng lại tâm lý, tìm lại an bình, một khi lòng cứ khắc khoải bởi những dằn vặt, ăn năn.
Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người ta đã chế tạo ra nhiều thứ.. kể cả người máy, nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ. Con người vẫn ăn ngủ, làm việc, theo cái đà tiến hóa. Không biết đủ, không vừa lòng, họ có thể bị con lốc cuốn trôi theo cái thảm họa đua đòi vật chất.
Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt
cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến
thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập, chờ đợi, bất cứ lúc nào cũng có thể
cướp đi sinh mạng vốn đã mong manh trong từng hơi thở.
Tại ai ? Tại con người ? Tại xã hội hay tại ta sinh lầm thế kỹ ?
Tại ai ? Tại con người ? Tại xã hội hay tại ta sinh lầm thế kỹ ?
Viện dưỡng lão
Cổ
nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh
khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình
là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang
sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về "Viện Dưỡng Lão" vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều "Viện Dưỡng Lão" trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về "Viện Dưỡng Lão".
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về "Viện Dưỡng Lão" vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều "Viện Dưỡng Lão" trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về "Viện Dưỡng Lão".
Khi nói tới "Viện Dưỡng Lão" người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là "Viện Dưỡng Lão"?
"Viện Dưỡng Lão" là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những "Viện Dưỡng Lão" khác nhau:
NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI "VIỆN DƯỠNG LÃO":
1- Phòng ngủ.
2- Ăn uống
3- Theo dõi thuốc men
4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
a. Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b. Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c. Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.
AI TRẢ TIỀN CHO VDL?
1- Medicare
2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho "Viện Dưỡng Lão".
4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).
MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi khả năng tại một Skilled Nursing Facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương... cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.
BẢO HIỂM TƯ: thì tùy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 "Viện Dưỡng Lão". Các "Viện Dưỡng Lão" này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các "Viện Dưỡng Lão" đều phải trải qua một cuộc kiểm soát rất gắt gao (survey) của CMS. "Viện Dưỡng Lão" nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích thanh tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại "Viện Dưỡng Lão" được săn sóc an toàn, đầy đủ với phẩm chất cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi "Viện Dưỡng Lão" đều có lưu trữ hồ sơ kiểm soát cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc thanh sát này. Tất cả các "Viện Dưỡng Lão" đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.
Trên
đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của "Viện Dưỡng Lão".
Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những
"Viện Dưỡng Lão". Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người
là “không muốn vào "Viện Dưỡng Lão"". Chúng ta từng nghe những
chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn
gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến
nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất
hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào "Viện Dưỡng Lão" rồi không đoái hoài
tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào "Viện Dưỡng Lão" một
thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là
tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái
hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu
lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý
hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt
thôi".
NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO "VIỆN DƯỠNG LÃO" GÂY RA:
NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO "VIỆN DƯỠNG LÃO" GÂY RA:
2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:
b. Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
c. Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.
3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu... nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…
6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?
1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...
2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.
4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào "Viện Dưỡng Lão" thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?
a. Làm sao để lựa chọn "Viện Dưỡng Lão":
* Mỗi "Viện Dưỡng Lão" đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc thanh tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của "Viện Dưỡng Lão". Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.
* Quan sát bên trong và ngoài của "Viện Dưỡng Lão": xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.
* Nếu có thể thì tìm một "Viện Dưỡng Lão" có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.
b. Nếu đã quyết định chọn "Viện Dưỡng Lão" cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...
* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi "Viện Dưỡng Lão" để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa đầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của "Viện Dưỡng Lão":
Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của "Viện Dưỡng Lão" để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.
Bác
sĩ Trần Công Bảo
Làng dưỡng lão Việt kiều
Vắng
tanh làng dưỡng lão Việt kiều tiêu chuẩn châu Âu
Làng
dưỡng lão đầu tiên và có lẽ đến nay vẫn là duy nhất ở Việt Nam được đánh giá
đạt tiêu chuẩn châu Âu, người dân thường gọi là “Làng dưỡng lão Việt kiều”, giờ
bỗng vắng lặng lạ thường.
Làng dưỡng lão Việt kiều
đẹp nhưng vắng tanh.
Ra
khỏi “thiên đường”
Thật
bất ngờ khi đến Làng an dưỡng Ba Thương (huyện Củ Chi, TPHCM) tôi gặp một cặp
cô dâu chú rể đang chụp hình đám cưới trong làng! Ở đây, những con đường rợp
cây xanh, thậm chí con đường dẫn đến toa lét công cộng cũng đi giữa hai hàng
cau. Nhà thủy tạ mọc giữa hồ sen, nhà ngâm thơ, nhà tập thiền, sân thể dục, hồ
nước lung linh, trong đó đặt con thuyền gỗ nhỏ, một khu biểu diễn nghệ thuật và
xem phim. Khung cảnh làng dưỡng lão đẹp không thua kém gì một khu nghỉ dưỡng
cao cấp dành cho giới thượng lưu!
Một góc làng nghỉ dưỡng.
Những
ngôi nhà dành cho người già được xây riêng biệt, gồm bốn phòng, mở cửa ra bốn
phía. Mỗi phòng hơn 20 mét vuông trang bị ti vi, tủ lạnh, điều hòa, như phòng
khách sạn. Các cụ già được nấu cơm theo từng thực đơn riêng. Đội ngũ điều dưỡng
viên được đào tạo luôn theo dõi sức khỏe của họ.
Giang,
một nhân viên ở làng dưỡng lão, nói: “Ở đây có cả các cụ trong nước và các cụ
Việt kiều cùng an dưỡng. Làng được xây dựng từ năm 2007, trải nhiều thăng
trầm”. Cụ lớn tuổi nhất là 92 tuổi, người Sài Gòn. Còn các cụ đa số trên 70
tuổi. Cụ Ái - Việt kiều cao tuổi nhất 85 tuổi.
Các
cụ già Việt kiều, hoặc người Việt Nam nhưng con cái ở nước ngoài, đều
khá cô độc nên đã tìm tới làng dưỡng lão. Nhiều người thích không khí yên tĩnh
ở đây nhưng không chọn nơi đây làm chỗ nghỉ dưỡng cuối đời, bởi mô hình này còn
quá mới và giá cả không rẻ.
Người
ở ít thì chừng vài tháng, có người ở chừng một năm. Cá biệt có người đã ở làng
bốn năm. Nhiều người mất vợ hoặc mất chồng. Nhưng cũng có hẳn một cặp vợ chồng
già đang ở trong làng giữa phong cảnh đẹp như mơ.
“Người
ta cứ ở rồi đi. Có người phải về nước ngoài lãnh tiền trợ cấp rồi quay lại. Có
người đi về nước ngoài rồi kẹt, chưa thấy về”. Giang nói “nhân viên trong trại
thường nhận được những lá thư gửi về từ Mỹ, châu Âu, cám ơn sự chăm sóc của
làng”. Anh Hải, nhân viên của làng nói: “Ai cũng mong ngày trở lại. Các cụ ra
đi, buồn lắm”.
Bà
Long đã ở bốn năm trong làng dưỡng lão. Năm nay bà 83 tuổi. Bà thích không khí
ở Việt Nam.
Về nước, bà được nghe tiếng Việt hàng ngày, trò chuyện với người cùng trang
lứa, ăn những món yêu thích. Điều đó khác nhiều với khi bà ở Mỹ. Nhưng khi tôi
đến, bà Long cũng chuẩn bị rời khỏi làng an dưỡng. “Người ta đã thông báo tạm
ngưng nhận khách để thay đổi hình thức kinh doanh” – người nhà của các cụ nói.
Dạo
quanh một vòng, thấy Làng an dưỡng vắng tanh. Cảnh đẹp, nhưng chẳng có người
già. Một người con (gần 60 tuổi) từ Tây Ninh lên thăm mẹ, ngồi buồn bên bậu
cửa, nói: “Làng bảo chúng tôi đưa các cụ về để họ nâng cấp sửa chữa. Chúng tôi
còn có nhà đưa mẹ về, những người không có nhà cửa ở Việt Nam thì sao
đây?”. Cô cho biết phần lớn các cụ già đã ra khỏi làng Ba Thương.
Giấc
mơ quá lớn?
Một cụ già đang sắp sửa rời
khỏi “tiên cảnh” làng Ba Thương (nay là thôn Kinh Đông).
Anh
Tùng làm giám đốc điều hành làng Ba Thương đã 7 năm, nói: “Đầu tư vào làng quá
lớn mà tiền thu được không đáng kể, thu không đủ bù chi, liên tục thua lỗ,
không thể duy trì mô hình cũ được nữa”. Theo anh Tùng, số cụ ở Việt Nam vào làng
không nhiều: “Quan niệm của người Việt ta còn nguyên nếp cũ. Người nào quan
niệm thoáng lắm mới đưa cha mẹ vào làng dưỡng lão, đa số vẫn để các cụ ở nhà
thôi. Việt kiều thì thoáng rồi, nhưng không lẽ chúng tôi chỉ nhận khách Việt
kiều? Hơn nữa, chúng tôi không thể áp dụng hai mức giá cho các cụ”.
Mức
giá hiện tại áp dụng chung là 8 triệu đồng/ tháng. Giám đốc điều hành nói: “Với
các cụ trong nước, mức 8 triệu đồng mỗi tháng đã than mắc, làm sao tăng lên 20
-30 triệu được. Không có tiền làm sao duy trì phát triển? Chúng tôi có hơn 80
phòng, nhưng hiện chỉ có mười mấy cụ thôi”.
Sau
5 năm đưa vào sử dụng, phòng ốc bắt đầu xuống cấp. Anh Hải, nhân viên của làng
nói: “Tôi làm bảo vệ, có tháng lương được hơn một triệu đồng. Sống giữa nơi
tiên cảnh, nhưng lại không có tiền. Chỉ vì chữ tình mà làm thôi”. Nhiều người
cho rằng mức thu 8 triệu mỗi tháng quá cao so với mức sống của người già Việt Nam. Bởi vậy ít
khách. Một Việt kiều nói rằng: “Các cụ Việt kiều không hẳn ai cũng giàu có.
Bằng chứng nhiều người chỉ có thể lưu lại vài ba tháng để an dưỡng, rồi họ lại
về Mỹ, về châu Âu”.
Anh
Hải cho biết: “Ông giám đốc cũ đã cùng anh em dựng lên làng an dưỡng Ba Thương
từ mảnh ruộng để thành làng nghỉ dưỡng tiêu chuẩn châu Âu”. Nhưng rồi, khách
trong nước thì ít, khách Việt kiều đến rồi đi. “Tình hình kinh tế rất bi đát –
anh Hải nói – giám đốc cũ đột quỵ qua đời khi mới hơn 50 tuổi”.
Có
còn ngày trở lại?
Mới
đây, một bác sĩ Việt kiều đã quyết định mua lại dự án để duy trì và phát triển
làng. Gặp vị giám đốc mới, ông cho biết: “Trước kia là làng an dưỡng, nay tôi
nâng cấp thành làng nghỉ dưỡng. Tôi đặt lại tên là thôn Kinh Đông vì ở đây có
con kinh Đông”.
Người
chủ mới là Việt kiều Pháp, ông đánh giá: “Việt Nam mình chưa nơi dưỡng lão nào đáp
ứng được tiêu chuẩn trại dưỡng lão châu Âu, trừ cái làng này. Ở nước Pháp có
trên 4.000 cái như vầy”.
Người chủ mới than phiền, hiện còn hơn chục giường có khách, nhưng điều
kiện chăm sóc người già rất thiếu thốn: “Chúng tôi phải nâng cấp làng này thành
nơi nghỉ dưỡng. Chúng tôi đang làm sân đánh golf, sân quần vợt, bể bơi. Như
thế, làng có thể đón được những Việt kiều về Việt Nam chăm sóc bố mẹ có nơi lưu lại,
tăng doanh thu, lấy tiền nuôi các cụ. Chúng tôi sẽ đón nhiều khách nghỉ dưỡng
hơn, không kể tuổi tác, và nhiều Việt
kiều về hơn”.
Được
biết, khoảng cuối năm làng sẽ hoạt động trở lại.
Một
gia đình ở Bến Cầu, Tây Ninh tâm sự rằng đang chuẩn bị đưa mẹ về nhà. Bà cụ
đang đọc kinh. Người con gái nghe phong thanh, “sau khi nâng cấp sửa chữa, sẽ
đón khách trở lại, nhưng mức giá có thể cao hơn rất nhiều”.
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
Note:
Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Từ
xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ý tìm lại cha mẹ. Tôi hiểu rằng những đứa con
lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa con ngoài ý muốn; hầu như ít khi
biết thực sự cha của đứa trẻ là ai.
Tôi
bị Mẹ của tôi bỏ sau khi sinh ra mới có 48 giờ ở tại nhà thương. Tôi lớn lên
trong cô nhi viện và trốn ra khỏi cô nhi viện năm 13 tuổi, ra giang hồ bữa đói
bữa lạnh; sau cùng ghép hộ làm con một gia đình có 4 em 2 trai 2 gái để ra đi
sang Mỹ theo diện Con Lai.
Tôi
đến Mỹ năm 20 tuổi và đi làm ngay góp phần nuôi 4 đứa em đi học. Sau 18 năm các
em 2 đứa là bác sĩ, 2 đứa là kỹ sư; Tôi bị ba má nuôi đuổi ra khỏi nhà vì gia
đình sợ mang tiếng với suôi gia nhà trai nhà gái của 4 đứa em tôi. Tôi chưa
được đến trường ngày nào trên đất Mỹ.
Mới
40 tuổi mà mắt đã mờ! Tôi đến gặp Bác sĩ gia đình, xin giấy giới thiệu gặp Bác
sĩ chuyên khoa để có đốt hay mổ gì thì họ đưa đi hay chữa cho khỏi mất công.
20
năm rồi trên đất Mỹ, nhưng tiếng Mỹ của tôi chưa đầy lá mít, nên tôi nhờ
cô thư ký ở văn phòng bác sĩ gia đình tìm Clinic nào có người nói được tiếng
Việt. May sao có clinic lớn mà chỉ đợi có 2 tuần, nhưng lại phải là giờ cuối
cùng sắp đóng cửa!
Tôi
đến sớm trước giờ hẹn nửa tiếng, đưa giấy giới thiệu cho một bà Mỹ già
rồi ngồi ở phòng đợi chờ tới phiên. Tôi nhìn quanh coi có ai là Việt Nam mình
không, nhưng chẳng thấy ai. Bệnh nhân lần lần được gọi vào phòng khám
rồi ra về gần hết vì sắp đến giờ đóng cửa. Sau cùng thì tôi cũng được
gọi tên do một cô gái có nét Việt Nam mà
từ nảy giờ tôi chưa hề thấy. Cô ta nói tiếng Anh với tôi từ lúc gọi tên
đến lúc bảo ngồi ghế nhìn đọc. Tôi không hiểu rõ hết được nên hỏi cô có
nói được tiếng Việt Nam không? Cô ta tỏ ra ngạc nhiên.
-
Anh không phải là người Mỹ sao?
-
Tôi là người Việt Nam.
-
Nhưng Anh đâu có nét nào giống người Việt đâu?
Như
biết mình lỡ lời, cô ta nói thêm tiếng “Sorry“.
-
Chị không phải Sorry, nhiều người nói như thế mà! Tại tôi giống Mỹ Đen. Chị quê
ở đâu ở Việt Nam?
-
Ba tôi người Mỹ Tho, Mẹ ở Bình Dương nhưng tôi sinh ra ở Miền Trung, Nha Trang.
Anh tôi và tôi đều sinh ở Nha Trang vì cha là Hải Quân phục vụ ở Quân
Trường Nha Trang.
-
Tôi cũng sinh ở Nha Trang; nhưng rất tiếc là không biết cha mẹ của Tôi là ai?
-
Anh sinh năm mấy? Cô ta vừa hỏi nhưng nhớ lại hình như câu hỏi có hơi thừa. Hồ
sơ bệnh của tôi đang để trên bàn nên cô ta nhìn và ngạc nhiên nói:
-
Ngày tháng năm sinh của anh giống y như của tôi! Có phải anh sinh ở nhà Bảo
sinh Quân đội Nha Trang hay không?
-
Đúng rồi, sau cô biết vậy?
-
Ba má tôi có kể cho tôi nghe và tôi còn nhớ. Tôi sinh ra lúc 12 giờ trưa thì
khoảng 8 giờ tối có một bà nữa sinh một bé trai. Sáng hôm sau, khi cha tôi vào
thăm, mẹ tôi nói là bà mẹ sinh tối hôm qua muốn cho con của bà. Ba tôi nói, vậy
mình xin, sẵn nuôi luôn có gì mướn thêm người giúp việc có sao đâu. Mẹ tôi nói
Mỹ đen đó. Cha tôi nghe vậy, có đến nhìn thằng bé, rồi trở lại bảo nó cũng
không đen lắm, trông rất dễ thương. Nhưng mẹ tôi không đồng ý, nói sợ người ta
đàm tiếu. Cha tôi bảo: Anh bất cần thiên hạ. Chỉ cần em chịu là anh xin ngay.
Nhưng cuối cùng mẹ tôi không chịu và nói mình đã có một trai một gái đủ rồi.
Thấy
tôi chú ý nghe câu chuyện, cô ta nói thêm:
-
Nếu anh là Mỹ trắng, có lẽ mẹ tôi đồng ý nuôi anh, và anh đã là em của tôi.
Sau
phần làm thủ tục, tôi phải vào gặp bác sĩ chuyên khoa, khi xong thì cô ta đã về
rồi.
Tôi
về nhà mà vẫn bị ám ảnh vì câu chuyện do cô y sĩ nhãn khoa kể lại.
Ba
của cô ta là người thế nào? Sau ông ta lại có ý tưởng xin tôi để nuôi? Phải tìm
gặp ông ta mới được, tôi tự nhủ.
Ít
ngày sau, tôi trở lại tìm gặp cô nha sĩ khám bệnh cho tôi hôm trước và xin được
gặp Ba của cô ta. Cô ta bằng lòng ngay, viết cho tôi địa chỉ. Nhìn địa chỉ tôi
hơi ngạc nhiên với 3 chữ “Viện Dưỡng lão”. Cô ta như đoán biết nên nói:
-
Ba của tôi mới được đưa vào Viện Dưỡng Lão hôm tháng rồi.
Ngay
Chủ nhật tuần đó, tôi vào Viện Dưỡng Lão xin gặp cái ông đã từng muốn nhận tôi
làm con. Nếu tôi là con của ông ta, chắc tôi cũng sẽ như ba đứa con của ông đều
tốt nghiệp Đại học cả, vì dù sao những kẻ có lòng tốt không để Tôi thất học.
Tôi
chọn cái ghế nhìn được suốt dãy hành lang từ phòng khách đến phòng ăn để dễ
nhìn người qua lại bên trong. Một Ông chừng 65 là cùng mặc dù người tôi muốn
gặp nay đã 71. Ông ta đi còn nhanh nhẹn lưng không khòm tay chân nhịp đi đúng
là người lính nhiều năm trong quân ngũ năm xưa; chẳng có vẻ gì là một cụ già
đến độ phải vào Viện Dưỡng lão để chờ chết!
Hình
như được con gái báo trước nên ông ta đi thẳng đến đưa tay bắt tay tôi và từ
giới thiệu:
-
Chú tên là Hùng, cứ gọi tên và gọi Chú cho bớt già hơn là gọi Cụ hay Bác.
Ông
ta còn lanh lẹ, tiếng nói còn uy nghi rành rọt không có chút gì run rẩy hay
khàn giọng của người già.
Ông
ta hỏi: Tôi dành bao nhiêu thì giờ để gặp ông ta. Tôi nói cả ngày hôm nay cũng
được. Ông ta hỏi tôi có uống cà phê và hút thuốc được không. Tôi nói được cả
hai.
Ông
ta đến nói với người quản lý xin được tiếp tôi ở phòng riêng để mời người bạn
trẻ ly cà phê; rồi ông bảo tôi đi theo ông ta.
Theo
ông ta về phòng riêng, tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác.
Căn
phòng có mùi dầu thơm chứ không khai và hôi như thiên hạ thường nói về nơi
người già sống. Cái bàn Computer có cả máy in TV DVD player và Multimedia
player với mấy chồng CD và DVD ca nhạc. Ông ta bắt đầu nấu nước pha cà phê
phin; vừa làm vừa giải thích đây là cà phê Ý pha với cà phê Ban Mê Thuộc cho có
đủ vị đắng và thơm.
Xong
hai ly cà phê, ông bảo tôi “Đi, mình ra vườn. Ra bằng cửa này.” Cửa hông
từ trong phòng riêng của ông mở thẳng ra vườn. Ông nói, áp phe lắm mới
được phòng nầy ăn thông ra vườn để trốn ra ngồi hút thuốc.
Khu
vườn thoáng mát, vắng vẻ. Ông lấy ra bao thuốc Vogue mời tôi một điếu. Đây là
loại thuốc điếu nhỏ chỉ bằng phân nửa điếu thuốc thường nhưng dài hơn và nặng
hơn. Ông đốt thuốc cho Ông và đưa quẹt gaz cho tôi để tự tôi đốt lấy. Hớp xong
hớp cà phê ông hỏi:
-
Vừa không Cháu?
-
Dạ ngon và thơm lắm, Chú.
-
Nào giờ thì cháu muốn biết gì cứ hỏi. Chú nhớ được gì sẽ nói nấy.
-
Cháu không có mục đích tìm cha hay mẹ, vì có muốn chắc cũng không bao giờ tìm
được mà tìm để làm gì! Chú biết được nhớ được gì cháu cũng muốn biết
hết.
-
Con trai lớn của chú và con gái đều sinh ở bảo sinh viện Quân đội thành phố Nha
Trang. Con gái của chú sinh lúc 12 giờ trưa. Chú bận nên 2 giờ chiều mới vào
thăm sau đó đi làm và chiều vào thăm vợ con đến gần 7 giờ thì về. Sáng hôm sau
chú vào thăm vợ con sớm trước khi đi làm thì phòng bên có thêm một sản phụ mới.
Vợ chú nói bà ta mới sinh lúc 9 tối, nhưng không muốn nuôi nên cho con.
Chú
bước sang đứng cửa phòng bên nhìn vào hơi tối nhưng cũng thấy mặt được cháu
bình thường như bao trẻ khác nhưng đẹp hơn con gái chú nhiều; vì khi mới sinh
con bé của chú trán nhăn ba lằn, giống y như chú, mũi gãy trán cao gần như vồ.
Chú trở lại nói với vợ là mình có thể xin đứa bé. Nếu nuôi luôn 2 đứa chú sẽ
mướn thêm người giúp việc. Nhưng vợ chú nói “Con Mỹ đen đó. Anh không sợ nhưng
Em sợ miệng đời. Chú nói, không lẽ sinh đôi mà một đứa con Việt nam còn đứa kia
là con Mỹ hay sao mà sợ. Vợ chú nói thôi, nếu trắng em mới nuôi. Chú Sorry với
cháu. Tại chú cháu mình không có cái duyên làm cha con với nhau!
Thấy
tôi chăm chú nghe nhưng không nói gì, ông kể tiếp:
-
Chiều hôm đó Chú vào thăm thì thấy Má của cháu đi lại nhanh nhẹn chứ không nằm
liệt như vợ của chú. Mẹ của cháu là người cao lớn, đẹp, coi mạnh khỏe và lanh
lợi hơn vợ của chú. Nghe nói mẹ cháu ở đâu ngoài Chu Lai hay Qui Nhơn gì đó vào
Nha Trang sinh; Chồng bà ta là Trung Úy Biệt Kích đi hành quân vùng Một ít khi
về thăm. Có lẽ Má của cháu làm sở Mỹ có quan hệ trong sở, nên khi có bầu không
biết là con của chồng mình hay với ai nên cứ sinh rồi mới tính. Nếu là con Việt
thì đem về nuôi mà là con lai thì cho luôn. Sáng hôm sau, khi chú vào thăm thì
vợ chú cho biết người đàn bà đó đã bỏ con và rời nhà thương lúc nửa đêm; nên
nhà thương giao cháu cho Ban Xã hội của Quân Đội lo. Hầu hết là đem vào Viện Mồ
Côi. Chú chỉ biết bao nhiêu đó. Cháu còn muốn biết đìều gì thì cho biết,
nếu chú có thể giải thích thì chú sẽ nói cho Cháu biết.
Tôi
nói với ông:
-
Chú đã nói ra tất cả những gì cháu thắc mắc. Bấy lâu cháu thắc mắc “Tại sao
không muốn sinh con mà không phá thai; sinh ra để bỏ thì sinh làm gi?” Nay
chú nói cùng môt lúc sống với chồng mà còn phải sống với Mỹ thì làm sao biết
con của ai nên cứ phải sinh ra rồi mới tính thì có lẽ là cách giải thích hợp
nhứt cho trường hợp của cháu. Cháu hận mẹ hận cha mặc dù cháu không biết
họ là ai; Từ thời thập niên 60 đến 1975 không biết đã có bao nhiêu trẻ mồ
côi như cháu. Cháu hận bà mẹ, hận đàn bà nên đến nay mà cháu vẫn chưa lập
gia đình!
Ông
ta mồi thêm điếu thuốc và để gói thuốc cạnh tôi ra dấu mời. Tôi xoa tay từ chối
trong im lặng. Ông ta đột nhiên cười khá lớn rồi ngó vào mắt tôi hỏi:
-
Cháu có biết Viện Dưỡng Lão để làm gì không?
-
Thì để cho người già sống.
- Ừ!
Cả miền Nam Việt Nam trước 75 chú chỉ biết có một Viện Dưỡng lão ở Thị Nghè gần
Xa Lộ Biên Hoà; nhưng cũng chỉ có mấy chục người, gồm những người không nhà,
không con cháu không thân nhân mà người ta gọi là tứ cố vô thân. Tại Việt Nam
trước đây, hầu hết người già sống nhờ vào con cháu nuôi vì bởi cha mẹ còn trẻ
làm nuôi con cháu đến khi già thì nuôi lại coi như trả hiếu hay trả công. Xứ
tư bản này, mỗi tiểu bang có mấy chục Viện Dưỡng lão. Già thì dù có con hay
không con, có nhà hay không nhà giàu sang cũng như nghèo cũng đều phải vào Viện
Dưỡng lão, bởi lý do con cháu ai cũng bận đi làm, không chăm sóc được.
Ông
thở khói rồi tiêp:
- Chú
có ba người con, ba cháu nội thì còn quá nhỏ không tính; nhưng cả đời, chưa bao
giờ chú để các con của Chú đói lạnh. Sau 75 khổ sở thế nào Con của Chú vẫn
không bị ăn độn. Sau đó chú đi vượt biên để được sống tự do và Vợ Con của Chú
sang đây bằng máy bay do Chú bảo lãnh.
Ngày
xưa chú còn trẻ sinh con bận bịu tại sao chú không gởi vào Viện Mồ
Côi để được rảnh đi làm và hưởng thụ cái tuổi hoa mộng của Chú. Bận rộn đi làm
lắm khi đói khổ vẫn không bỏ các Con; (một câu than nhẹ nhưng buốt
thấu tâm can; suy nghĩ, học và hành cả một đời cũng không
hiểu hết tình cha) nhưng Cháu có biết tại sao Chú còn mạnh khỏe đáng
lý chưa đến độ vào đây; thế mà chú lại ở đây! Chú cũng còn là con người biết đủ
hỷ nộ ái ố lạc, 71 tuổi là già nhưng Chú chưa mất trí còn tự mình chăm sóc
được nhưng Chú bị tai biến mạch máu; Tim ngừng đập nên xe cứu thương đưa vào
bệnh viện. Từ bệnh viện có thể đưa trực tiếp người già vào viện dưỡng lão ít có
xét hồ sơ hay phỏng vấn phiền toái coi thực sự già lú lẫn hay chưa như trường
hợp ở nhà muốn gởi vào Viện Dưỡng lão.
Người
già nào hay nói ra người trẻ cũng lắm khi quên tắt lửa lò bếp hay quên chìa
khóa hay quên bóp; nhưng già mà bị tố là có lắm cái quên như thế thì bị kết tội
là “lú lẫn”. Chú bị đưa thẳng vào Viện Dưỡng lão trong trường hợp nầy cho dễ
hơn nếu sau nầy chú về nhà thì khó có được sự dễ dàng để vào đây nên các con
của chú tố chú lú lẫn để bỏ luôn chú vào đây một cách dễ dàng sớm hơn dự định
của Chú.
Có
con nhưng chúng bận rộn đi làm chúng có đời sống riêng nên không chăm
sóc cho cha mẹ già được. Cháu thấy lý do nầy hợp lý chứ?(một câu hỏi nhẹ
nhưng buốt thấu tâm can; suy nghĩ và tự mỗi người làm con
tại hải ngoại sẽ tìm câu trả lời cho chính mình.
Nghe
ông hỏi, tôi không biết trả lời ra sao. Ông tiếp tục châm thuốc, tiếp tục nói,
vẫn với giọng tỉnh queo:
-
Tuổi trẻ chú bận vừa đời lính lại khi VC chiếm Miền Nam thì cơ cực lầm than dễ
gì đủ ăn no lòng; sao chú khờ dại không bỏ con mà chạy lấy thân để vui cuộc đời
Việt Kiều độc thân. Tại sao phải thí mạng vượt biên rồi còn bảo lãnh con, nuôi
con cho nên người để rồi các con cũng có thời tuổi trẻ bận như
mình. Chúng bỏ mình nhưng ngày xưa mình lại không biết bỏ chúng. Cháu biết
tại sao không? Là tại mình ngu.
Ông
ta cười lớn nhưng sao cái cười quá chua chát:
-
Cháu về bỏ hết, quên hết đi cái đời mồ côi của cháu đi mà vui sống. Vì cháu nên
người ta mới lập “Viện Mồ Côi.” Và cũng vì có chú nên người ta mới lập
“Viện Dưỡng lão.”
Lời
an ủi của người từng có ý định làm cha nuôi của tôi làm tôi thấy mềm lòng. Nhìn
ông, người cha bị con cái thành đạt bỏ vô viện dưỡng lão, tôi thật cũng muốn
nói điều gì đó an ủi ông, nhưng không biết phải nói ra sao.
Trần
Thiện Phi Hùng
Cõi già trên đất lạ
Người
Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã
vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản
phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị,
khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô
lập và nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.
Andrew Lâm
Cõi Già Trên Đất Lạ [Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ] thuật lại theo lời kể của mẹ anh, bà Ngọc Bich Lâm(Lâm Quang Thi).
Andrew Lam là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốnPerfume Dreams: Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương: Hoài Niệm Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ (PEN American Center).
No comments:
Post a Comment