Tuesday, March 25, 2014

Nguyễn Hà Đông vào top lập trình viên ảnh hưởng nhất thế giới

Nguyễn Hà Đông vào top lập trình viên ảnh hưởng nhất thế giới

Tác giả của Flappy Bird cùng danh sách của Business Insider với những cái tên nổi tiếng như chuyên gia thiết kế của Apple, Jony Ive, nhà sáng lập và CEO của FourSquare, Dennis Crowley. 
dennis-crowley-6735-1395742232.jpg
Dennis Crowley là nhà sáng lập đồng thời là CEO của Foursquare. Đây là phần mềm giúp mở ra sự phổ biến của việc chia sẻ địa điểm cho người dùng. Sản phẩm có thể coi là một mạng xã hội thu nhỏ với lượng người dùng tương đối lớn, liên tục cập nhật các địa điểm mới, thú vị. 
10004070-624937670913535-16367-3828-4266
Lập trình viên người Việt Nam , Nguyễn Hà Đông có lẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất đầu năm 2014 với trò chơi đơn giản nhưng gây nghiện, Flappy Bird. Sản phẩm của anh không chỉ tạo nên cơn sốt với người dùng mà còn trở thành đề tài tranh luận sôi nổi cho giới truyền thống về sự thành công đầy bất ngờ và rất khó lý giải. Nhiều hãng tin lớn như Rolling Stone, The Forbes phải rất khó khăn mới có được buổi phỏng vấn với Đông. 

Lisa Bettany, người phát triển ứng dụng Camera+ rất được ưa chuộng với việc cung cấp nhiều hiệu ứng và sử dụng nút âm lượng để chụp ảnh. Tính năng này đã được Apple quan tâm và đưa lên phần mềm chụp ảnh của hãng.
Lisa Bettany, người phát triển ứng dụng Camera+ rất được ưa chuộng với việc cung cấp nhiều hiệu ứng và sử dụng nút âm lượng để chụp ảnh. Tính năng này đã được Apple quan tâm và đưa lên phần mềm chụp ảnh của hãng.
amanda-wixted-4465-1395742232.jpg
Có mái tóc vàng quyến rũ nhưng Amanda Wixted lại là một trong những nhà phát triển game có ảnh hưởng nhất trong thuở sơ khai trên nền tảng di động. Cô chịu trách nhiệm đưa một phiên bản khác của Pac-Man cho iPhone và sau này là các game đơn giản nhưng sử dụng nền tảng Facebook trong đó nổi bật nhất là Farm Ville. 
igor-and-marko-pusenjak-4294-1395742233.
Hai anh em IgorMarko Pusenjak mới đây đã tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 của trò chơi Doodle Jump. Đây là một trong những game đầu tiên vượt mốc 10 triệu lượt tải, trước khi Angry Birds ra đời. Đến thời điểm hiện tại, phần mềm này vẫn nằm trong top 50 với các phần mềm có tính phí. 
jony-ive-9458-1395742233.jpg
Jony Ive, người thổi hồn cho các sản phẩm của Apple như iPad, MacBook tiếp tục đặt dấu ấn của mình với hệ điều hành iOS 7 hoàn toàn mới. Triết lý thiết kế giao diện phẳng, đơn giản nhưng tinh tế của Ive đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới cho hệ điều hành của Apple. 
loren-brichter-3116-1395742233.jpg
Loren Brichter là nhà phát triển ứng dụng đầu tiên đưa ra các tính năng đơn giản nhưng tối quan trọng như kéo xuống để tải lại dữ liệu trang hoặc dùng các đường vẽ trên màn hình thay cho việc ra lệnh phần mềm. Các dự án hiện tại của Loren Brichter bao gồm Tweetie và Letterpress. 
marco-arment-9679-1395742233.jpg
Tên tuổi của Marco Arment (bên trái) gắn liền với Instapaper, một trong những ứng dụng đầu tiên cho phép người dùng lưu lại một thông tin, bài viết thú vị nào đó và đọc lại trên điện thoại sau này. Tứng làm việc cho Tumblr, Marco Arment đã mang đến cho Instapaper tính đơn giản, dễ sử dụng nhưng rất cần thiết và được giới chuyên gia đánh giá cao. 
matias-duarte-6067-1395742233.jpg
Matias Duarte gia nhập Google năm 2010 và đang giữ chức Giám đốc thiết kế cho hệ điều hành Android. Dự án đầu tiên của Matias là Android 3.0 hay còn gọi là Honeycomb. 
Mike Matas  Youtube / TED Các dự án : Facebook: Giấy, iPhone Maps, Yến học Thermostat  Matas là một nhà thiết kế giao diện người dùng đã được tuyển dụng của Apple để giúp tinh chỉnh phần mềm cho iPhone và iPad. Sơ yếu lý lịch chói của ông bao gồm việc xây    Read more: http://www.businessinsider.com/11-most-influential-people-in-apps-2014-3?op=1#ixzz2x1Ss2HTv
Mike Matas là nhà thiết kế giao diện người dùng rất nổi tiếng cho các phần mềm như điều khiển các thiết bị điều hòa không khí Nest Learning Thermostat hay ứng dụng cho di động Paper của Facebook. Hiện tại, Mike đã được Apple tuyển dụng với mục đích tinh chỉnh phần mềm cho iPhone và iPad.
sean-rad-6675-1395742234.jpg
Sean Rad là người sáng lập ra ứng dụng hẹn hò Tinder đang rất phổ biến trên điện thoại di động. Phần mềm sử dụng dạng thẻ và tìm kiếm thông qua vị trí địa lý người dùng. Nhiều ứng dụng khác cũng áp dụng tính năng này trong đó có cả Twitter. 
Tuấn Hưng

Nguyễn Hà Đông dự tiệc trên du thuyền tại Mỹ

Ngoài "cha đẻ" của game Flappy Bird, buổi tiệc được tổ chức bởi Hội nghị Internet di động toàn cầu còn có sự góp mặt của các nhà lãnh đạo Amazon, Facebook, King và nhiều doanh nhân tại Mỹ, Trung Quốc.
1977464-624926004248035-137956-4541-1438
Nguyễn Hà Đông đã có mặt với tư cách khách mời trong buổi tiệc của Hội nghị Internet di động toàn cầu (GMIC) trên du thuyền trong vịnh San Francisco (Mỹ). Trong hình là đoàn Sky-Mobi và China Telecom.
1533812-624937984246837-111462-3198-2752
Sau tựa game từng gây bão toàn cầu, sự có mặt của Nguyễn Hà Đông được các khách mời đặc biệt chú ý.
1383481-624932100914092-106781-3368-6485
Những nhân vật chủ đạo của GMIC đã chụp hình lưu niệm với anh.
10004070-624937670913535-16367-6777-7758
Nguyễn Hà Đông tỏ ra tự tin trong giao tiếp và luôn thường trực nụ cười thân thiện.
1504024-624937827580186-835430-9573-8168
Chia sẻ trên Facebook cá nhân, Ouriel Ohayon, cựu biên tập viên trang TechCrunch, đồng sáng lập Appsfire tỏ ra hào hứng khi được nói chuyện với Nguyễn Hà Đông: “Một anh chàng hay”. (Ouriel Ohayon là người đứng quay lưng trong ảnh).
1948212-624937267580242-120894-3430-7776
1920419-624937560913546-313289-5340-9090

Trò chơi Flappy Bird có thể sẽ được tái sinh

Trong bài phỏng vấn với tạp chí Rolling Stone, Nguyễn Hà Đông cho hay hiện anh không phát triển phiên bản nào mới của Flappy Bird, nhưng nếu có, trò chơi sẽ tích hợp lời nhắc nhở người dùng: "Hãy dành thời gian nghỉ ngơi".
Đầu năm 2014, hàng chục triệu người trên thế giới phát sốt vì Flappy Bird của tác giả người Việt Nguyễn Hà Đông. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến nhiều người nghiện game, Đông đã quyết định xóa trò chơi khỏi kho ứng dụng App Store và Google Play từ ngày 10/2 và tỏ ra im lặng trước giới truyền thông.
remove-ads-flappy-bird-both-an-6041-2787
Flappy Bird bị tác giả gỡ khỏi các kho ứng dụng từ ngày 10/2. Ảnh: Wonderhowto.
Tuy nhiên, mới đây, Đông đã thực hiện cuộc phỏng vấn riêng với Rolling Stone và chia sẻ nhiều thông tin thú vị. Sau khi Đông tuyên bố gỡ trò chơi, Flappy Bird được tải về tới 10 triệu lần chỉ trong vòng 22 giờ cuối cùng. Nhưng điều đó không khiến anh tiếc nuối. "Tôi làm chủ số phận của tôi và là người tư duy độc lập", Đông khẳng định.
Sau khi xóa game, anh cảm thấy nhẹ nhõm hơn. "Tôi không thể quay trở lại cuộc sống bình thường trước đây, nhưng hiện tôi đã ổn". Trước sự săn tìm và tò mò của nhiều người, Đông phải chuyển đến căn hộ của một người bạn và hiện anh vẫn ở đó. 
Trước câu hỏi liệu con chim Flappy Bird có thể bay trở lại, Đông nói: "Tôi đang xem xét việc đó. Hiện tôi không viết phiên bản mới nào của Flappy Bird", nhưng nếu có thì game đó sẽ chứa lời nhắc nhở người chơi nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Chàng trai 29 tuổi này cho hay anh muốn viết game để mọi người thư giãn, như chơi bằng một tay khi đang đi xe bus. Tuy nhiên, anh chứng kiến nhiều trường hợp người chơi hủy hoại bản thân họ. "Tôi nhận được rất nhiều e-mail trách móc. Một phụ nữ nói tôi khiến trẻ em xao nhãng chuyện học hành. Một người khác nói học sinh trường của bà đã đập điện thoại vì game", Đông kể. "Ban đầu tôi nghĩ họ chỉ đùa thôi, nhưng sau đó tôi nhận ra người chơi đang thực sự làm tổn thương chính họ". Anh không xa lạ gì với việc nghiện game vì anh vốn rất mê trò Counter Strike.
Đông cũng cho hay Flappy Bird và hai trò chơi khác vẫn đang mang về cho anh hàng nghìn USD vì rất nhiều người vẫn tiếp tục chơi. Anh đanh tính chuyện mua một chiếc Mini Cooper và một căn hộ. Anh cũng vừa làm cuốn hộ chiếu đầu tiên, nhưng chia sẻ giờ vẫn chỉ tập trung vào làm game. Đông đang phát triển 3 trò chơi mới, đơn giản nhưng khó ghi điểm, trong đó có một trò cao bồi chưa được đặt tên, trò Kitty Jetpack và trò Checkonaut, có thể sẽ ra mắt cuối tháng này.

Tác giả Flappy Bird là nhân tố cần cổ vũ

Trong buổi gặp riêng sáng 11/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên, khuyến khích Nguyễn Hà Đông theo đuổi đam mê và cho rằng Việt Nam cần nhiều người giỏi, người tài như vậy. 
Bắt đầu phổ biến từ sau chính sinh nhật của tác giả, vào đầu tháng 11/2013, Flappy Bird đã trở thành ứng dụng số một App Store vào ngày 17/1. Trước sự chờ đón của người dùng trên toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ, đến ngày 23/1, trò chơi này mới được đưa lên Google Play và chỉ trong vòng một tuần cũng đã leo lên thứ hạng cao nhất. Thế giới ngỡ ngàng trước sự thăng hạng ngoạn mục của Flappy Bird và tác giả của nó lập tức trở thành mục tiêu "săn tìm" của giới truyền thông. Trong khi đó, trò chơi khó và gây ức chế đến mức hòm thư và tài khoản Twitter của Đông luôn tràn ngập những lời nhận xét nặng nề. Trả lời một thắc mắc rằng mỗi ngày anh nhận được bao nhiêu lời đe dọa, Đông nói "vài trăm".
Ngày 10/2, Đông bất ngờ tuyên bố gỡ game khỏi kho ứng dụng. Trả lời Forbes ngày 11/2, Đông giải thích anh rút game vì mục đích của anh là phát triển một game để mọi người giải trí chứ không muốn nó gây nghiện. 
PTT-Vu-Duc-Dam-8741-1392133063.jpg
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng người trẻ và tài giỏi như Đông là nhân tố đưa đất nước giàu mạnh. Ảnh: CV
Cũng trong sáng nay, Nguyễn Hà Đông đã có cuộc gặp gỡ riêng với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Trong cuộc nói chuyện này, Phó Thủ tướng đã động viên, khuyến khích anh tiếp tục theo đuổi niềm đam mê. Theo ông, Nguyễn Hà Đông từng đạt giải uy tín về CNTT, là nhân tố mới cần được cổ vũ và tin rằng cần người giỏi, người tài như Đông để đưa đất nước giàu mạnh.
Theo phân công của Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách khối văn hoá xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo. Ông có nhiều kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từng đảm nhận các trọng trách tại Tổng cục Bưu Điện và cao nhất là Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông.
Trong khi đó, ông Nguyễn Nhật Quang, Phó chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), bày tỏ sự nuối tiếc khi trò chơi bị khai tử bởi dù là lý do gì thì đây cũng vẫn là thành công hiếm có và rất khó lặp lại. Ngay như công ty Rovio nổi tiếng thế giới cũng chưa thể có được một game thứ hai gây tiếng vang như họ từng làm với Angry Birds. Nhưng chỉ cần một Angry Birds cũng đủ đem lại doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm cho công ty này. Một ví dụ khác cũng ở Phần Lan là công ty SuperCell, mới thành lập từ năm 2010 và nổi tiếng với trò Clash of Clans, đã có giá trị thị trường lên tới 3 tỷ USD và được SoftBank của Nhật mua lại 51% cổ phần với giá 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Flappy Bird của Việt Nam lại không thể bay xa hơn vì khi phát triển game, tác giả Nguyễn Hà Đông không lường trước được rằng áp lực từ thành công là rất lớn và cần có người giúp đỡ. "Ở nước ngoài, khi một sản phẩm nổi tiếng như vậy sẽ có người tư vấn về mặt pháp luật, đại diện truyền thông thay mặt trả lời báo chí... để tác giả có thể chuyên tâm vào lập trình", ông Quang cho hay.
bird.jpg
Flappy Bird - hiện tượng di động đầu năm 2014. Ảnh: iMore.
Đồng quan điểm này, một giám đốc công nghệ từng là tâm điểm trong các cuộc tranh cãi của cộng đồng mạng, chia sẻ sự cảm thông khi bị quan tâm quá mức nhưng cho rằng việc truyền thông hay người dùng đánh giá trái chiều một sản phẩm thành công như Flappy Bird là điều đương nhiên và tác giả cần vững vàng vượt qua. Hiện tượng Flappy Bird sẽ là sự khích lệ với giới phát triển game nói riêng và giới trẻ nói chung bởi nó cho thấy ở Việt Nam hay ở bất cứ nước nào đều có cơ hội ngang nhau. Tuy nhiên, may mắn không tự nhiên đến mà là nhờ quá trình tích lũy nhiều năm, như Đông đã có gần 10 năm lập trình và hơn 4 năm làm game. Ngoài ra, các lập trình viên khác khi làm phần mềm phải luôn chuẩn bị tinh thần và lường trước các rắc rối ngay từ đầu như chọn hình ảnh, thiết kế riêng, khác biệt...
TS. Bùi Mạnh Hải, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đánh giá hiện tượng Nguyễn Hà Đông đã khiến thế giới biết đến nhiều hơn về năng lực phần mềm của người Việt Nam, nhưng cũng cho thấy sự không nhạy bén của các cơ quan quản lý cũng như của giới truyền thông. "Lẽ ra các cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời hỗ trợ về mọi mặt ví dụ tư vấn về thuế, bản quyền trí tuệ cho hiện tượng công nghệ mới này của Việt Nam bởi đây là tác nhân quan trọng để khợi dậy niềm tin và sự đam mê CNTT của giới trẻ, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT và bằng CNTT", ông Hải nhận định và ví Nguyễn Hà Đông như chú chim nhỏ bé, đơn thương độc mã. 
Trong khi đó, PGS.TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, cho rằng: "Để thành danh trên trường quốc tế không phải là việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như trình độ, tài năng và cả may mắn. Flappy Bird đã tạo được danh tiếng cho Nguyễn Hà Đông và cho khả năng lập trình của người Việt. Nếu người Việt Nam thành công, chúng ta nên vui mừng và ủng hộ, nên chung tay giúp đỡ và cổ vũ, tạo thế cho sự vươn lên những thành công to lớn hơn nữa của người Việt Nam".

5 từ khóa công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất sau Tết

Flappy Bird, iPhone 6 và Galaxy S5 nằm trong số những chủ đề được người dùng Internet tại Việt Nam quan tâm nhất những ngày qua.
Google đã đo các truy vấn nhằm đánh giá các hiện tượng nổi bật từ sau Tết Nguyên đán và nhận thấy Flappy Bird - trò chơi trên thiết bị di động của Nguyễn Hà Đông - có xu hướng tìm kiếm nhiều nhất và đạt lượng truy cập cao nhất, đặc biệt là trong các ngày từ ngày 5 đến 16/2. Điểm thú vị là Hải Phòng, Gia Lai, Đà Nẵng là những khu vực có lượng tìm kiếm Flappy Bird nổi trội thay vì ở Hà Nội và TP HCM.
Google-01-5062-1392890375.jpg
Flappy Bird và các sản phẩm của Apple, Samsung đang thu hút sự chú ý lớn.
Google-02-3608-1392890375.jpg
Mối quan tâm đến Flappy Bird đang giảm dần nhưng vẫn ở mức rất cao nếu so với thời điểm bắt đầu gây sốt là từ ngày 5/2.
Bốn từ khóa còn lại trong Top 5 được chia đều cho Apple và Samsung. Tuy đã ra đời cách đây 2 năm, mẫu iPhone 4S vẫn được rất nhiều người quan tâm và đứng thứ hai trong danh sách các từ khóa công nghệ "hot" nhất. Trong khi đó, tin đồn về iPhone 6 đang xuất hiện nhiều, giúp smartphone chưa được công bố của Apple vẫn chiếm được vị trí thứ 4.
Tuần tới, Samsung sẽ công bố smartphone quan trọng nhất năm 2014 của họ tại triển lãm MWC ở Tây Ban Nha. Do đó, hãng Hàn Quốc có hai từ khóa ở hàng thứ 3 và 5 là Samsung và Galaxy S5. Điện thoại sắp ra mắt của Samsung được cho là sẽ có màn hình siêu nét 2K, chip 64-bit và cảm biến nhận diện vân tay.
10 xu hướng tìm kiếm trên Google Việt Nam đầu năm 2014
1. Flappy bird
2. Giá vàng
3. Xuân Lan
4. Tìm việc làm
5. Giá cà phê
6. Olympic Sochi
7. McDonald Việt Nam
8. iPhone 4s
9. Samsung
10. iPhone 6
5 xu hướng tìm kiếm về công nghệ trên Google Việt Nam đầu năm 2014
1. Flappy Bird
2. iPhone 4S
3. Samsung
4. iPhone 6
5. Galaxy S5

Phiên bản hộp carton hài hước của trò Flappy Bird

Thay vì cài đặt và chơi trên smartphone hay tablet, một người đã tái tạo game Flappy Bird trong một hộp giấy và thu hút sự chú ý của người xem.
Theo trang BuzzFeed, tác giả Fawn Qiu đã dựng game với một thùng carton, cảm biến sử dụng mạch Arduino, hai motor, một công tắc và các thanh nam châm.
Các ống nước sẽ liên tục chuyển động (như trong game) và người chơi bấm nút để điều khiển con chim chui qua. Nếu con chim chạm vào ống, hộp carton sẽ lập tức đóng lại và quay về vị trí xuất phát.
Flappy Bird, trò chơi do Nguyễn Hà Đông phát triển từ giữa năm 2013, bắt đầu gây sốt trên toàn cầu đầu năm 2014. Tuy nhiên, tác giả đã bất ngờ gỡ bỏ ứng dụng này trên App Store và Google Play từ ngày 10/2 do không muốn mọi người nghiện game.
Tuy đã bị khai tử, sức hút của Flappy Bird vẫn rất lớn. Một số người đã tạo ra các phiên bản đời thực của Flappy Bird, tổ chức cuộc thi đọ điểm trong game hay thậm chí là viết thư gửi Nhà Trắng và kêu gọi mọi người ký tên để trò chơi xuất hiện trở lại trên kho ứng dụng.

Apple, Google từ chối những game ăn theo Flappy Bird

Một loạt trò chơi tận dụng hiện tượng Flappy Bird khi đặt tên có từ "flappy" đang được Apple và Google hạn chế phát hành để tránh việc người dùng nhầm lẫn với phiên bản gốc.
Sau khi trò chơi Flappy Bird được tác giả gỡ xuống, sức lan tỏa của hiện tượng này chưa có dấu hiệu dừng lại khi một loạt trò chơi có nội dung tương tự hay có từ “flappy” trong tiêu đề được đăng tải lên kho ứng dụng App Store và Google Play. Tuy nhiên, Apple và Google bắt đầu từ chối việc đăng tải những game "ăn theo" này.
Flappy-Bird-Clones-1024x472-2289-1392605
Rất nhiều tên tựa game có từ Flappy.
Theo Vancouver, nhà phát triển Ken Carpenter đã nhận được thông báo từ Apple với nội dung từ chối phát hành trò chơi của anh có tên Flappy Dragon trên App Store. Apple phản hồi với nhà phát triển: “Chúng tôi nhận thấy ứng dụng của bạn đang cố gắng tận dụng một ứng dụng phổ biến khác”.
Trước Flappy Dragon, một loạt trò chơi khác cũng có từ "flappy" được phát hành như Flappy Bee, Flappy Plane, Flappy Super Hero, thậm chí có cả ứng dụng mang tên Flappy Bird Flyer. Những trò chơi này nhanh chóng có được thứ hạng cao trên kho ứng dụng với lượt tải về tăng vọt.
flappy-birdie-8045-1392605831.png
Lượng tải về tăng vọt của một game. Ảnh: AppAnnie.
Theo TechCrunch, bảng xếp hạng App Store đang được phủ kín bởi các trò chơi bắt chước sự nổi tiếng của Flappy Bird. Và người dùng vẫn tỏ ra hào hứng với hiện tượng này.
Động thái trên của Google và Apple cho thấy, hãng không muốn người dùng bị nhầm lẫn bởi những phiên bản không phải là Flappy Bird. Tuy vậy, hành động này có phần hơi muộn và không công bằng khi một loạt ứng dụng dựa theo đã được phát hành và liên tục thăng hạng.
Ngoài hai kho ứng dụng chính thức, rất nhiều trang web cho phép tải trực tiếp file cài đặt Flappy Bird. Tuy nhiên, những file này cũng bị khai thác để chèn mã độc gây mất tiền.

Các cao thủ chơi Flappy Bird tại Việt Nam

Tuy trò chơi đã bị gỡ khỏi các kho ứng dụng từ ngày 10/2, nhiều người vẫn tiếp tục tìm cách chinh phục "con chim đáng ghét" trong Flappy Bird để đạt số điểm lên đến hàng trăm.
Chia sẻ với VnExpress, Nguyễn Hà Đông, tác giả Flappy Bird, tin rằng nếu thực sự chơi mà không dùng các thủ thuật hack, người chơi cũng chỉ đạt được vài trăm điểm bởi "sức chịu đựng chỉ đến vậy". Một khi đã bắt đầu, họ không thể dừng lại, chặng đường bay của con chim là bất tận, không có hồi kết, không có phần thưởng chờ đón ở cuối hành trình, chỉ có thất bại khi họ mất tập trung, mệt mỏi, gõ sai nhịp trên màn hình hay tự dừng lại.
Vì vậy, Nguyễn Lâm Thao, 22 tuổi và đang là sinh viên năm cuối ở Học viện ERC Việt Nam (TP HCM), được nhiều người tán thưởng khi đạt số điểm 841. Đặc biệt hơn, cậu có được thành tích này không phải ở nhà mà trong một cuộc thi do cửa hàng điện thoại CellphoneS tổ chức. "Lúc chơi rất căng thẳng và áp lực vì rất nhiều người xem và nhiều tiếng động ồn ào. Cảm giác của em lúc đó là tim đập thình thịch, tay chân run rẩy, hơi thở ngắt quãng", cậu chia sẻ.
bird-2-7770-1392345166.jpg
Nguyễn Lâm Thao đạt được 841 điểm trong một cuộc thi. Ảnh: CellphoneS.
Bắt đầu biết đến Flappy Bird khi một người bạn đăng trên Facebook, Thao cho biết trải nghiệm ban đầu "thật kinh khủng" vì cậu thậm chí còn không được 1 điểm: "Em không có bí quyết gì, quan trọng là khi chơi mình phải bình tĩnh, dù đôi khi em thậm chí còn không kiểm soát được nhịp thở của mình. Em thường nghe những bài nhạc nhẹ, chậm rãi để thấy thoải mái hơn. Có một sự thật là tất cả kỷ lục trước giờ của em đều được ghi trong... nhà vệ sinh".
Theo cậu sinh viên năm cuối này, sự hấp dẫn của Flappy Bird nằm ở mức độ khó. Thành công của Flappy Bird là điểm sáng của làng game và giúp bạn bè quốc tế quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam. Còn Thao hiện vẫn chưa thành công trong việc thuyết phục em gái rằng ai chơi thua Flappy Bird thì sẽ phải rửa chén bát.
Trong khi đó, H. sinh viên năm thứ hai tại Đại học Ngoại thương TP HCM và thường được bạn bè đùa là "thánh" vì đạt điểm 535, nhận xét Flappy Bird đơn giản nhưng mang tính giải trí cao. Khi mà nhiều nhà phát triển game chăm chút quá nhiều cho đồ họa hay tính năng thì một trò chơi có thể chơi bất cứ lúc nào bất cứ đâu không cần tốn nhiều thời gian suy nghĩ như Flappy Bird là một món ăn lạ giữa những game khủng đình đám hiện nay.
"Người chơi nên gõ đều tay khi qua những ống bằng nhau và phải gõ phải liên tục. Khi gần tới ống thì bay thấp hơn miệng ống dưới một tí rồi hãy gõ bay lên chứ đừng tap ở khoảng giữa 2 ống, sẽ rất dễ thua. Một khi các bạn đã nắm được cách qua ống thì để kéo dài điểm, bạn nên thư giãn đừng tạo áp lực cho mình như vừa chơi vừa hát một bài hát hoặc trò chuyện với một ai đó sẽ làm bạn tap đều tay hơn", H. chia sẻ bí kíp của riêng cậu.
bird-3-1328-1392345166.jpg
Số điểm cao của Lê Anh Duy.
Lê Anh Duy, hiện mới học trường PTTH Marie Curie (Hà Nội), kể cậu thường xuyên lấy điện thoại của bạn bè để ghi điểm cao trên đó, khiến họ không thể phá kỷ lục được. Bên cạnh những lời khuyên như trên, Duy cho rằng người chơi nên tắt âm thanh trong game, chọn nơi càng yên tĩnh càng tốt và quan trọng là họ phải thực sự kiên nhẫn.
Flappy Bird bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2013 và trở thành cơn sốt từ dịp Tết Nguyên Đán. Quyết định khai tử trò chơi của tác giả Nguyễn Hà Đông khiến không chỉ người chơi ở Việt Nam mà cả trên thế giới ngỡ ngàng. Một nhóm làm phim trên YouTube thậm chí còn dựng phiên bản Flappy Bird ngoài đời thực để vận động game quay trở lại kho ứng dụng. Tuy nhiên, Đông khẳng định trò chơi sẽ ra đi vĩnh viễn.

eBay cấm bán điện thoại cài sẵn Flappy Bird

Những tin rao điện thoại hoặc tablet đã cài sẵn trò chơi nổi tiếng của Nguyễn Hà Đông đều bị eBay gỡ bỏ, đi kèm là thông báo khóa tài khoản nếu tiếp diễn. 
image7-4061-1392172213.jpg
eBay cấm bán các điện thoại có cài sẵn Flappy Bird. 
Thông tin Flappy Bird bị gỡ khỏi các kho ứng dụng đầu tuần này đang tạo ra những phản ứng trái chiều. Nhiều người dùng đã cài đặt trò chơi đem rao bán vật dụng của mình với giá lên tới hàng chục nghìn USD trên eBay hoặc Amazon không khác những món đồ cổ quý hiếm. Tuy nhiên, sự "ăn theo" này chỉ có ý nghĩa với giới truyền thông bởi trên thực tế không có bất kỳ giao dịch nào như vậy thành công, theo Cnet
Không chỉ vậy, các tin rao kiểu này đã bị eBay nhanh chóng gỡ bỏ trên trang web vì vi phạm chính sách của hãng. Ngoài thông tin cảnh cáo sẽ khóa tài khoản nếu tái diễn, chủ nhân các tin rao vặt còn nhận được thư điện tử trả lời khá đầy đủ từ eBay khi đề nghị giải đáp thắc mắc. "Điện thoại thông minh và máy tính bảng phải được khôi phục cài đặt gốc trước khi bán trên eBay. Hãy loại bỏ tất cả các nội dung từ thiết bị của bạn, bao gồm cả trò chơi Flappy Bird trước khi đưa vào danh mục sản phẩm sẽ bán", email trả lời có đoạn. 
eBay đã làm đúng phần việc của mình bởi bán một sản phẩm có bản quyền (trong trường hợp này là ứng dụng) mà không có sự cho phép của tác giả là không đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc eBay đặc biệt lưu ý tới các tin rao các sản phẩm có cài sẵn Flappy Bird vẫn là một sự kiện rất đáng chú ý. 
Hiện chỉ những người dùng sử dụng iOS chưa jailbreak mới gặp khó khăn trong việc cài mới Flappy Bird còn với các thiết bị Android, sẽ không khó khăn khi chỉ cần tìm lại tập tin cài đang được chia sẻ khá nhiều trên mạng. 

Những game thú vị khác của tác giả Flappy Bird

Dù gỡ bỏ trò chơi ăn khách và gây nhiều chú ý nhất, Flappy Bird, hiện giờ Nguyễn Hà Đông vẫn cho phép người dùng smartphone và điện thoại di động chơi 5 game khác của mình với phong cách thiết kế đơn giản đặc trưng.
Trong đó, Super Ball Juggling Shuriken Block đều là những đầu game được Nguyễn Hà Đông phát hành trên hai kho ứng dụng nổi tiếng App Store (iOS) và Google Play (Android), giống như từng làm với Flappy Bird. Hiện cả hai vẫn nằm trong nhóm những ứng dụng miễn phí có số lượt tải về nhiều nhất.
Ngoài nền tảng iOS và Android, lập trình viên 29 tuổi này còn cho phép người dùng chơi thêm 3 tựa game khác trên điện thoại mà không cần cài đặt, khi truy cập thẳng vào website DotGears thông qua trình duyệt hỗ trợ HTML5. Và cũng như Flappy Bird, điểm chung ở các tựa game mà Đông phát triển là phong cách đồ họa 8-bit "hoài cổ", dung lượng rất nhẹ và cách chơi đơn giản.
Một chi tiết thú vị, trước khi nổi tiếng và được nhiều người biết đến với Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông từng được vinh danh ở cuộc thi Mobile Labs 2008 khi còn là sinh viên Đại học Bách Khoa. Trò chơi Cờ Tướng Trực tuyến của Đông khi đó được bình chọn là sản phẩm được cộng đồng biết đến nhiều nhất với hơn 3.000 lượt xem và 40 lượt bình luận trả lời.
[Caption]
Sau khi gây sốt trên toàn cầu, tới ngày 10/2, Nguyễn Hà Đông đã gỡ Flappy Bird khỏi hai kho ứng dụng trên Android và iOS. Lý do được nhà phát triển 29 tuổi này chia sẻ với Forbes cũng như trên Twitter là việc nó đang trở thành sản phẩm gây nghiện, thay vì một trò chơi để giải trí trong vài ba phút.
DotGear-8844-1392116757.jpg
Tuy nhiên, nhà phát triển này hiện vẫn giữ lại nhiều trò chơi khác với phong cách thiết kế đồ họa 8-bit, cách chơi đơn giản và có thể cũng sẽ gây nghiện giống như Flappy Bird. Thậm chí, có tới 4 trò chơi cho phép chơi thẳng trên trình duyệt điện thoại mà không cần cài đặt.
3-6889-1392116757.jpg
Như Droplet Shuffle - trò chơi đoán vật trong cốc, một game đơn giản mô phỏng lại chính trò chơi ngoài đời thực.
6-6818-1392116758.jpg
Hay Smashing Kitty - trò chơi với cách thức điều khiển chính là bấm hai phím trái phải giúp chú mèo di chuyển sang hai bên.
7-9396-1392116758.jpg
Ninja Assault có thể chơi thẳng trên trình duyệt và được đánh giá là game có cách chơi phức tạp hơn các trò còn lại mà Nguyễn Hà Đông đã phát triển, khi người chơi phải kéo phi tiêu và nhắm bắt mục tiêu.
8-7848-1392116758.jpg
Flappy Bird đã được gỡ bỏ khỏi Google Play và Apple App Store, game "hứng phi tiêu" Shuriken Block...
Super-Ball-Juggling-iOS-Free-0-8761-1435
... và "tâng bóng" Super Ball Juglling đều được Nguyễn Hà Đông giữ lại. Cả hai có đồ họa 8-bit, cách chơi đơn giản bằng các thao tác chạm màn hình giống như Flappy Bird, và chúng cũng thuộc nhóm những game miễn phí được tải về nhiều nhất trên iOS và Android hiện nay.

Nhiều cách để chơi Flappy Bird sau khi bị gỡ khỏi kho ứng dụng

Người dùng vẫn có thể tìm các file cài đặt được chia sẻ nhiều trên mạng hay chơi trực tiếp trên máy tính hoặc trình duyệt qua phiên bản HTML5. 
falll-9965-1392258305.jpg
Nhiều trang web được lập chỉ với mục đích chia sẻ đường dẫn tải game. 
Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt trò chơi, Flappy Bird là một ứng dụng giải trí tốt nên việc bị gỡ khỏi các kho ứng dụng chính thức đã khiến nhiều người dùng tỏ ra nuối tiếc. Khi gõ từ khóa "flappy bird" vào Play Store (Android) hoặc App Store (iOS), kết quả chỉ trả lại với hàng loạt trò chơi "ăn theo" với tên gần giống như Flappy Penguin, Flappy Bee...Cách thức và đồ họa có nhiều điểm giống nhưng thực tế khi chơi lại không thu hút được các game thủ như trò chơi gốc. 
Với những người dùng đang sử dụng điện thoại hoặc tablet chạy hệ điều hành Android, việc cài đặt lại hết sức dễ dàng. Các tập tin cài đặt dạng .apk được chia sẻ nhiều trên mạng và có thể sao chép thẳng vào máy và tiến hành cài như thông thường. Những thao tác này phức tạp hơn nếu người dùng đang sử dụng thiết bị iOS như iPhone hoặc iPad bởi máy cần được jailbreak mới có thể tải và cài đặt các ứng dụng không có trên App Store.
Nhiều trang web được lập ra như getflappybird, taiflappybird... thậm chí với chỉ một mục đích là chia sẻ đường dẫn tải về các tập tin cài đặt này.
viti-3933-1392258305.jpg
Giao diện chơi trên trình duyệt. 
Một cách khác, nhanh gọn hơn là người dùng chơi trực tiếp game trên nền trình duyệt với HTML5. Tuy không phải là phiên bản chính thức do tác giả Nguyễn Hà Đông phát triển nhưng đồ họa, gameplay không có quá nhiều điểm khác biệt, như freeflappybird.org... Ưu điểm của cách thức này là người dùng có thể truy cập bằng trình duyệt của máy tính hoặc điện thoại để chơi đều được. Tuy nhiên, khi chơi trên máy tính, tình trạng "giật" ít xảy ra như trên điện thoại nhờ phần cứng mạnh mẽ hơn.

No comments:

Post a Comment

quangnm