Sunday, February 23, 2014

Ukraine và quyền lực nhân dân

  Ukraine và quyền lực nhân dân

Chân lý - Quyền lực tối thượng thuộc về nhân dân 

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, Ukraina đã độc lập, nhưng như con chim một lần bị tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm xuyến những nụ hồng
“Nền độc tài đã sụp đổ” Bà Tymoshenko (cựu Thủ tướng Ukraina) nói, sau khi rời nhà tù.
Kể từ cuối tháng 11/2013. Hơn bốn tháng kiên trì đoàn kết trong giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông, chịu đựng đủ các kiểu đàn áp với hàng trăm người chết, ba trăm bị thương, người dân biểu tình tại Quảng trường Độc lập thủ đô Kiev, Ukraina, cuối cùng đã làm tan chảy tảng băng tuyết “Viktor Yanukovych” (tổng thống đương nhiệm) khi Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận, Quốc hội Ukraina cũng bỏ phiếu trả tự do ngay tức thời cho lãnh tụ đối lập đang bị bỏ tù là cựu Thủ tướng Bà Yulia Tymoshenko vì bản án chính trị 7 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”. (Tương tự như điều 88-BLHS của nhà nước CHXHCN/VN)
Khởi điểm xuất phát từ việc ông Yanukovych trước đó trong lộ trình gia nhập Liên minh Châu Âu đã bất ngờ từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga hầu nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với nước Nga, nhưng công luận Ukraina cho rằng tiềm ẩn nguyên nhân sâu xa âm ỉ từ trước, khi ông Yanukovych là lãnh đạo đảng đối lập lúc ra tranh cử tổng thống, ông Yanukovych đã vượt qua vòng 1 trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, tranh cử với Bà Tymoshenko. Trong vòng hai, Ông Yanukovych đã thắng cử với tỷ lệ sít sao 48,95% phiếu bầu so với tỷ lệ 45,47% bầu cho Bà Tymoshenko mà dư âm của nó là có sự gian lận không trung thực, tiếp theo vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, sau khi ông Yanukovych lên đảm nhiệm chức vụ tổng thống, một toà án Ukraina đã tuyên án Bà Tymoshenko bảy năm tù, bà bị kết tội lạm dụng chức vụ trong vị trí thủ tướng khi tiến hành giải quyết tranh chấp khí đốt với Nga vào năm 2009. Việc kết án này bị Liên minh châu Âu và một số tổ chức nhân quyền quốc tế khác nhìn nhận là do thúc đẩy bởi động cơ chính trị.
Gạt qua một bên những uẩn khúc quyền lực, người ta tự hỏi điều gì khiến phần đông 45 triệu dân Ukraina đang giá rét tê cứng người trong mùa đông nhưng dứt khoát lắt đầu từ chối khí đốt, mà nước Nga láng giềng chỉ cần đưa tay mở vòi là tuôn chảy vào Ukraina kèm theo đó là khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD!? so với EU chỉ mới hứa 2 tỷ USD sau khi gia nhập.
Tự do Độc Lập và dân chủ - Đó là tiếng thét mà phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe được vang lên trong đoàn người biểu tình ở thủ đô Kiev.
Lần theo quá khứ lịch sử, tính từ Cách mạng CS Nga năm 1917 và 16 tháng 7 năm 1990 Ngày nhà nước Ukraina tuyên bố Độc Lập có chủ quyền. Hơn 2/3 thế kỷ, Ukraina đã ngụp lặn trong biển khổ trầm luân với hàng triệu người bỏ mạng dưới thời thống trị của CNXH cộng sản Nga mà chi tiết của nó là cả một trường thiên sử liệu khổ ải tàn bạo đớn đau mà không một người dân Ukraina nào không biết.
Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, nhưng như con chim một lần bị tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm những nụ hồng. 
Trên đường tháo chạy khỏi thủ đô Kiev ông Yanukovych hiện có mặt tại Kharkiv, gần biên giới nước Nga tuyên bố cho rằng ông và CP của mình bị cuộc nổi dậy bạo động chống lại, là điển hình của một “cuộc đảo chính” – Nhưng ai đảo chính!? Đó là điều rất quan trọng mà ông cựu tổng thống phải chứng minh với nhân dân nước mình và công luận quốc tế, khi mà hơn 40 nhà lập pháp thân Nga và chính ông đã từ bỏ vị trí điều hành đất nước trốn chạy khỏi thủ đô. Trong khi toà nhà chính phủ trước đó các đơn vị bảo vệ đã tự giả tán, phía cảnh sát đã không chấp hành lệnh đàn áp nhân dân, đồng thời rút lui toàn bộ các khu vực trọng điểm trong thủ đô, còn lực lượng vũ trang quân đội thì im lặng bất động. 
Một vị tổng thống được dân cử và chính phủ của ông ta điều hành việc nước dựa trên cảm tính cá nhân đầy mưu toan thủ đoạn không theo ý nguyện, lòng dân, bị nhân dân dùng quyền lực tập thể chủ nhân đất nước của chính mình lật đổ thì đó có gọi là “một cuộc đảo chính” bất hợp pháp!? 
Không hề chút nào, mà tất yếu phải gọi “Đó là quyền lực nhân dân” - một quyền lực tối thượng quan trọng nhất trong một quốc gia tự do văn minh dân chủ, mà tại Việt Nam đảng CS đang khủng bố tước đoạt quyền này từ người dân bằng tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước” ở điều 258-BLHS của nhà nước CSVN .

Obama ở xa còn Nga ở gần


Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.

'Xin đừng lấy tôi', người Ukraine ôm bí ngô theo phong tục trả quà đính hôn tới Sứ quán Nga
Đến ngày 21/2/2014, sau đợt quân đội dùng súng bắn tỉa giết người biểu tình và phe đấu tranh cũng bắn lại cảnh sát làm chừng 80 người chết cả hai phía, tình hình tuy tạm yên chờ bầu cử mới nhưng vẫn chưa rõ sẽ ra sao.
Bức tranh Ukraine cũng không phải chỉ có hai màu đen trắng.
Không thể nói phiến diện rằng phe biểu tình thì tốt, chính phủ thì xấu, châu Âu hay Hoa Kỳ luôn đúng và Nga thì sai bởi còn có nhiều yếu tố lịch sử, địa lý và dân tộc đan xen trong chuyện Ukraine.
Trên thực tế biểu tình ở Ukraine chỉ là sự bùng phát ra ngoài của xung khắc nội bộ ở một xã hội đang đứng ở ngã ba đường.
Giới trẻ và người dân phía Tây Ukraine hướng về EU, Hoa Kỳ nhưng láng giềng sát nách họ lại là Nga.
Di sản của quá khứ cũng đang tiếp tục tác động đến tâm tư người dân ở quốc gia 45 triệu dân, thu nhập trên 3000 USD đầu người một năm này và thể hiện ra trong các đợt biểu tình.

Địa chính trị Ukraine

Mario Platero viết trên một tờ báo ÝIl Sole-24 Ore, đã mô tả chính xác câu chuyện Ukraine như sau:
"Với ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi "
"Với ông Putin và Nga, việc kiểm soát toàn diện Ukraine là vấn đề chiến lược sống còn, với ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi nên để cho các đồng minh châu Âu dính vào...”
Cấm vận, một phương thức từng hữu hiệu với các nền kinh tế khép kín, có thể chỉ đẩy Ukraine nghiêng về phía Nga.
Trong khi châu Âu thông qua cấm vận, Hoa Kỳ đã kiềm chế hơn và như các tiết lộ từ điện đàm ngoại giao của Mỹ, chính quyền Obama cũng không rõ ràng về chuyện ủng hộ ai trong phe đối lập.
Thái độ của người Mỹ là hoàn toàn dễ hiểu.
Rút kinh nghiệm từ chiến tranh cựu Bosnia và Kosovo, không phải cuộc can thiệp nào của Hoa Kỳ vào châu Âu gần đây cũng để lại ấn tượng tốt với tất cả.
Mặt khác, quan hệ với Moscow vẫn luôn có tầm chiến lược hơn vùng Đông Âu và dù muốn dính líu, các quốc gia bên ngoài cũng không thể thay đổi các di sản lịch sử có từ lâu của khu vực ngoại vi nước Nga.

Lịch sử còn tác động

Dù Ukraine đã độc lập được hơn 20 năm, các dấu ấn lịch sử vẫn còn sâu đậm trong tâm trí người dân và có ảnh hưởng đến suy nghĩ của phe đối lập vốn luôn e ngại về tác động của Moscow.

Nạn đói thời Stalin năm 1934 làm chết hàng triệu nông dân Ukraine
Nhắc lại lịch sử, ngay sau Cách mạng Bolshevik năm 1917, sự hình thành Cộng hòa Xô Viết Ukraine năm 1922 đóng vai trò quan trọng cho việc lập ra Liên Xô.
Nhưng vựa lúa mì Ukraine cũng là nơi xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa phái cộng sản và phe dân tộc chủ nghĩa Ukraine, dẫn đến các đợt trấn áp đẫm máu của Stalin với phú nông, địa chủ Ukraine.
Nạn đói thời cộng sản do chính sách tịch thu lúa mì và khoai tây làm hàng triệu người dân Ukraine thiệt mạng.
30 năm đàn áp liên tục của Stalin để làm chủ Ukraine để lại dấu ấn sâu đậm tới mức nhiều người ủng hộ phe đối lập tại Kiev nay vẫn tin rằng nếu thua cuộc ở Quảng trường Maidan, họ sẽ bị công an đến nhà lôi đi vào lúc nửa đêm như chuyện xảy ra trong thập niên 1930.
Có một sự hiểu lầm rằng dân tộc Ukraine chia làm hai khu vực ngôn ngữ tiếng Ukraine ở phía Tây và tiếng Nga ở phía Đông.
Trên thực tế, đa số người dân phía Đông chính là người Nga hoặc con cháu họ được Liên Xô đưa vào Cộng hòa Xô Viết Ukraine và tất nhiên họ không thể nào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ukraine như những người dân Ukraine chính gốc ở phía Tây.
Nhiều người vẫn nghĩ chủ nghĩa cộng sản tan rã ở Nga vì chính biến tại Moscow năm 1991 và cuộc đấu đá Yeltsin-Gorbachev nhưng thực ra cuộc bỏ phiếu độc lập của Ukraine tháng 12 năm đó mới là yếu tố quyết định xóa sổ Liên Xô về mặt biên giới.
Hơn 90% người Ukraine khi đó đã bỏ phiếu chọn con đường độc lập khỏi Moscow.
Ngày nay, người dân phía Đông có nhiều cảm tình với Nga nhưng người phía Tây tiếp tục nghi ngờ chủ nghĩa Đại Nga và muốn đi về hướng khác.
Thời gian độc lập cũng quá ngắn, chưa đủ để gắn kết quốc gia và chỉ có thế hệ lãnh đạo gốc Liên Xô đầu tiên như Tổng thống Leonid Kravchuk còn khả năng dung hòa hai xu thế và nói chuyện được cả với châu Âu lẫn Moscow.
Sau Cách mạng Cam 2004, các nhân vật chính trị Ukraine đều mang đầu óc khá bè phái, chỉ dựa vào một nhóm ủng hộ cụ thể mà thiếu khả năng liên kết cả nước.

Chạm vào truyền thống


Những người nói tiếng Nga ở Ukraine tiếp tục tôn thờ Stalin
Khác biệt ngôn ngữ, văn hóa hai vùng Đông Tây đã bị đẩy lên cao khi ông Viktor Yanukovych lên làm tổng thống chủ yếu nhờ ủng hộ từ vùng người gốc Nga ở phía Đông.
Ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi nhấn mạnh xung khắc vùng miền qua động tác bác bỏ một hiệp định liên kết với EU và nhận các khoản trợ giúp từ Moscow khiến phe đối lập cáo buộc ông là phản quốc.
Với Moscow, Ukraine không chỉ là vùng đất lập quốc - người Nga tin rằng tổ tiên họ đến từ vùng Kiev - mà còn đóng vai trò hàng đầu trong dự án Phục hưng không gian Liên Xô cũ của ông Putin hiện nay.
Nhưng biến động tại Ukraine đặt câu hỏi về tương lai của kế hoạch mà Nga theo đuổi.
Với chính người Ukraine, có vẻ như trước mắt bất cứ một giải pháp chính trị nào cũng khó làm hài lòng các phe phái và dù có bầu cử mới, tình hình sẽ còn bất ổn.
Châu Âu đã có kinh nghiệm đau thương về xung khắc dân tộc vì lý do lịch sử.
Sau Chiến tranh Lạnh, giải pháp xóa nhòa các mâu thuẫn truyền thống là đưa tất cả các quốc gia và dân tộc vào dưới mái nhà chung châu Âu.

Quan chức cao cấp của EU sang Ukraine nhằm thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình
Nhưng với Ukraine, mức sống, trình độ kinh tế và khoảng cách xa khu vực trung tâm của châu Âu khiến lộ trình gia nhập EU nếu có cũng còn khá xa.
Trang web của Ủy hội châu Âu mới chỉ xác nhận Ukraine là “quốc gia đối tác ưu tiên” với mục tiêu hướng tới “liên kết kinh tế và chính trị” thân thiết hơn.
Trong khi đó, sự ủng hộ của Hoa Kỳ cũng còn rất chung chung và nước Nga thì sẽ mãi mãi ở bên cạnh, thậm chí ở cả bên trong Ukraine.
Câu hỏi làm sao thoát khỏi ràng buộc của lịch sử và địa lý khiến chuyện Ukraine tiếp tục đáng quan tâm.
Đây cũng là vấn đề chung tạo nhiều gợi mở cho không ít các quốc gia khác.

Dinh thự xa hoa của tổng thống Ukraine


Nơi ở của tổng thống Ukraine mới bị phế truất Viktor Yanukovych, gồm những biệt thự lát đá cẩm thạch, sân golf và cả vườn thú, vừa được hé lộ cho tất cả mọi người. 

presidential-palace-1-522x293.jpg
Kyiv Post dẫn lời những người hàng xóm cho biết những chiếc trực thăng và xe quân sự tới khuôn viên dinh cơ Mezhyhyria vào 2h00 sáng 22/2, ngày ông Viktor Yanukovych bị Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất. Đây cũng là lần cuối họ nhìn thấy ông. Ảnh: Reuters
rtx19bxb-1-762x428.jpg
Sau khi ông Yanukovych rời thủ đô đến miền đông Ukraine, phe biểu tình chiếm tòa nhà và cho công chúng, báo giới tham quan. Dinh cơ nằm cách thủ đô Kiev khoảng 15 km về phía bắc, gồm những tòa biệt thự lát đá hoa cương, nhà kính, bãi đáp trực thăng, nhà để xe lớn gồm những chiếc xe quân sự Liên Xô. Ảnh: Reuters
474187955-1-762x428.jpg
Một con ngựa đá khổng lồ trong khuôn viên dinh thự. Ảnh: Reuters
rtx19bq3-1-762x428.jpg
Hàng nghìn người chớp lấy cơ hội tham quan khu dinh cơ rộng gần 1,4 km2, nơi trước đó chỉ vài giờ vẫn còn được lực lượng an ninh tinh nhuệ canh gác cẩn mật. Ảnh: Reuters

According to official declarations, Yanukovychs salary as president was around $100,000 a year. The luxury of the estate clearly showed wealth far beyond that.
Theo các thông báo chính thức, lương của ông Yanukovych với vai trò tổng thống là khoảng 100.000 USD/năm. Sự xa hoa của dinh thự cho thấy khối tài sản này có giá trị nhiều hơn thế. Ảnh: Kiypost
big-1-4870-1393158551.jpg
"Tôi bị sốc", bà Natalia Rudenko, một nữ quân nhân đã về hưu nói khi tham quan nơi này. Ảnh: Kiypost
rtx19bqv-1-762x428.jpg
Một người tham quan dùng thử sân golf bên trong khu dinh thự của tổng thống. Ảnh: Reuters
rtx19bxi-1-762x428.jpg
Túi đựng đồ đánh golf riêng của ông Yanukovych tại dinh thự. Ảnh: Reuters
rtx19bt5-1-762x428.jpg
Loài gà lôi hiếm nhập khẩu từ Mông Cổ và Sumatra (Indonesia), cùng những con đà điểu Australia và châu Phi, chim công cũng được phát hiện trong khuôn viên dinh thự. Ảnh: Reuters
rtx19bwf-1-762x428.jpg
Một người biểu tình chụp hình lưu niệm chuyến thăm. Ảnh: Reuters

Bên trong dinh thự xa hoa của tổng thống Ukraine

rtx19bxk-1-762x428.jpg
Một phòng tiệc nổi được thiết kế mô phỏng chiếc thuyền buồm thời Nữ hoàng Elizabeth I. Ảnh: Reuters
rtx19by5-1-762x428.jpg
Nội thất phòng tiệc hình thuyền buồm. Ảnh: Reuters
rtx19bv0-1-762x428_1393158433.jpg
Những gì được tìm thấy trong dinh cơ tổng thống khiến người dân Ukraine sốc và giận dữ. Ảnh: Reuters
rtx19bug-1-762x428.jpg
Căn phòng lộng lẫy với nội thất như trong một cung điện Ảnh: Reuters
rtx19buc-1-762x428.jpg
Mọi người nhòm vào những món đồ trang trí trong biệt thự. Ảnh: Reuters
rtx19byu-1-762x428.jpg
Những nhà hoạt động chống ông Yanukovych đang tuần tra, canh gác dinh cơ để tránh tình trạng hôi của. Ảnh: Reuters
Người đàn ông chụp ảnh trước quầy bar trong tòa biệt thự.
Người đàn ông này chụp ảnh trước quầy bar trong tòa biệt thự. Ảnh: Reuters

Người biểu tình chiếm văn phòng tổng thống Ukraine

Những người biểu tình chống chính phủ đang chiếm giữ văn phòng tổng thống Ukraine tại thủ đô Kiev, khi ông lui về căn cứ chính trị phía đông nước này và tuyên bố không từ chức. 

dinh-thu-5182-1393078167.jpg
Các phóng viên đi vào khuôn viên dinh thự tổng thống Ukraine mà không bị ngăn cản. Ảnh: Reuters
Tại trụ sở tổng thống, Ostap Kryvdyk, người nhận là chỉ huy biểu tình, cho biết nhiều người đã vào các văn phòng của Tổng thống Viktor Yanukovych, nhưng không có tình trạng hôi của. "Chúng tôi sẽ canh gác tòa nhà cho tới khi tổng thống tiếp theo tới. Yanukovych sẽ không bao giờ trở lại", Reuters dẫn lời ông nói.
Khuôn viên dinh thự tổng thống ở ngoại ô Kiev cũng đang bị lực lượng dân quân "tự vệ" của người biểu tình chống chính phủ canh giữ. Hàng trăm người đi vào khuôn viên trị giá cả triệu USD này nhưng không vào tòa nhà.
Ông Yanukovych hôm qua trả lời phỏng vấn một đài truyền hình địa phương ở thành phố Kharkiv, phía đông Ukraine. Interfax dẫn lời một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết ông Yanukovych đã đến Kharkiv và dự kiến tham dự một cuộc họp của các nhà lập pháp từ các vùng phía đông nam Ukraine. 
"Tôi không rời đất nước tới bất cứ nơi nào cả. Tôi không có ý định từ chức. Tôi là một tổng thống được bầu hợp pháp", AFP dẫn lời ông nói. Lãnh đạo Ukraine cho hay ông cảm thấy sự an toàn của ông và những người gần gũi với ông đang bị người biểu tình đe dọa.
Ông Yanukovych cũng cho biết ông được những nhà hòa giải quốc tế "đảm bảo an ninh". Họ cũng giúp ông và phe đối lập hôm qua ký thỏa thuận chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài ba tháng tại Ukraine. 
"Xe của tôi bị bắn. Nhưng tôi không sợ", ông Yanukovych cho biết. Ông nói thêm rằng "mọi sự xảy ra hôm nay có thể được gọi là sự phá hoại, ăn cướp và đảo chính". "Đây không phải là phe đối lập. Đây là những tên cướp", ông cho hay. 
nguoi-bieu-tinh-3949-1393078167.jpg
Người biểu tình sáng nay đứng gác trước tòa nhà quốc hội Ukraine ở thủ đô Kiev. Ảnh: BBC
Ông Yanukovich cũng tuyên bố ông sẽ không ký bất cứ luật mới nào quốc hội vừa thông qua, trong đó có việc thả cựu thủ tướng, lãnh đạo phe đối lập Yulia Tymoshenko. "Các quyết định họ đang đưa ra hôm nay là bất hợp pháp. Họ phải nghe điều này từ tôi - Tôi không định ký bất cứ thứ gì", ông nói.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine, một người trung thành với ông Yanukovych, đã từ chức với lý do sức khỏe yếu. Ông được thay thế bởi Oleksander Turchynov, một đồng minh thân cận của bà Tymoshenko. Ông Turchynov cũng giữ chức thủ tướng lâm thời. Quốc hội Ukraine bầu nhà lập pháp đối lập Arsen Avakov làm bộ trưởng Nội vụ cho tới khi thành lập một chính phủ liên minh mới, và dự kiến tổ chức bầu cử vào tháng 5. 
Những cuộc biểu tình chống chính phủ hôm qua bước sang ngày thứ 93, với gần 100 người chết kể từ khi biểu tình bắt đầu, và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Làn sóng biểu tình được châm ngòi sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga. Moscow đã cam kết cho Ukraine vay 15 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Quốc hội Ukraine phế truất tổng thống

Quốc hội Ukraine vừa bỏ phiếu phế truất Tổng thống Yanukovych, vài giờ sau khi ông bỏ văn phòng ở thủ đô Kiev để lánh về miền đông. Kế hoạch tới Nga của ông sau đó không thực hiện được do máy bay bị chặn. 

Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vừa bị quốc hội bỏ phiếu phế truất. Ảnh: PuntoPress
Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vừa bị quốc hội bỏ phiếu phế truất. Ảnh: PuntoPress
Theo Reuters, Quốc hội Ukraine hôm 22/2 đã bỏ phiếu nhất trí phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych và quyết định sẽ bầu cử sớm vào ngày 25/5. Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine". Các đại biểu quốc hội vỗ tay và hát quốc ca khi thông qua nghị quyết này. 
Sự kiện diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông Yanukovych rời văn phòng tổng thống ở thủ đô Kiev và tới thành phố Kharkiv, miền đông Ukraine. Người biểu tình tuyên bố chiến thắng ở Kiev sau khi kiểm soát được các tòa nhà chính phủ.
Theo Sky News, Yanukovych cho biết ông sẽ không từ chức và so sánh tình hình hiện nay ở Ukraine với việc quân phát xít lên nắm quyền vào những năm 1930 ở Đức. Ông gọi phe đối lập là "những kẻ cướp" và ông sẽ ở lại vùng đông nam Ukraine khi chúng "đang khủng bố" đất nước. Ông cũng từ chối ký bất cứ luật mới nào, cho rằng vụ bạo loạn là "một cuộc đảo chính". Ông cũng cho biết xe chở mình đã bị bắn.
Trong khi đó, theo Chủ tịch Quốc hội Turchynov thì ông Yanukovych vừa bị cấm lên máy bay tới Nga. "Ông ta đã cố lên một máy bay tới Nga nhưng bị cảnh sát biên giới chặn lại. Ông ta hiện đang trốn ở đâu đó tại vùng Donetsk", Sky News dẫn lời ông Turchynov nói.
Gần 100 người đã chết kể từ khi biểu tình bắt đầu hồi tháng 11/2013, và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Làn sóng biểu tình được châm ngòi sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga.
Trong một diễn biến khác, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, người được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt", vừa được trả tự do. Bà bị bắt năm 2011 vì các cáo buộc lạm quyền. Quốc hội Ukraine bỏ phiếu tán thành việc thả bà Tymoshenko, trong khi ông Yanukovych tuyên bố luật mới thông qua là bất hợp pháp.
Trong bài phát biểu hôm qua trên xe lăn ngay khi được thả trước đám đông khoảng 50.000 người tại Quảng trường Độc lập, Kiev, bà đã bật khóc. "Các bạn là những anh hùng! Các bạn là những gì tốt đẹp nhất Ukraine có", Reuters dẫn lời bà Tymoshenko. Biểu tượng của phe đối lập, người cũng được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt", cho rằng bằng cách đứng thành rào chắn và đối mặt với những tay súng bắn tỉa, người biểu tình đã triệt tiêu được "bệnh ung thư của chế độ độc tài".
Bà Tymoshenko còn gọi những người ủng hộ Tổng thống Yanukovych và các bộ trưởng là cặn bã, và cho hay ông này phải được đưa tới Quảng trường Độc lập để đối diện với công lý của những người biểu tình.

Nữ hoàng khí đốt: 'Bệnh ung thư của Ukraine đã hết'

Cựu thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko vừa ca ngợi người phản đối Tổng thống Viktor Yanukovych là những anh hùng vì triệt tiêu "bệnh ung thư của chế độ độc tài". 

tymoshenko-4576-1393114637.jpg
Bà Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng Ukraine, biểu tượng của phe đối lập, hôm qua phát biểu trên xe lăn tại thủ đô Kiev. Ảnh: SkyNews
"Các bạn là những anh hùng! Các bạn là những gì tốt đẹp nhất Ukraine có", Reuters dẫn lời bà Tymoshenko hôm qua phát biểu trên xe lăn và bật khóc trước đám đông khoảng 50.000 người tại Quảng trường Độc lập, Kiev, sau khi được ra tù.
"Vinh quang đến với Ukraine. Các bạn thân mến, tôi đã mơ được thấy ánh mắt của các bạn. Tôi đã mơ được cảm thấy sức mạnh của các bạn, điều đã thay đổi tất cả. Tôi đã mơ được chạm vào từng người, từng người trong các bạn để tôi có thể truyền cho các bạn sự ủng hộ của tôi vào lúc này", bà Tymoshenko, biểu tượng của phe đối lập, người cũng được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt", nói. 
Bà Tymoshenko cho rằng bằng cách đứng thành rào chắn và đối mặt với những tay súng bắn tỉa, người biểu tình đã triệt tiêu được "bệnh ung thư của chế độ độc tài". Bà gọi những người ủng hộ Tổng thống Yanukovych và các bộ trưởng là cặn bã, và cho hay ông này phải được đưa tới Quảng trường Độc lập để đối diện với công lý của những người biểu tình.
"Tôi đã ngồi trong tù, nghĩ rằng không có hạnh phúc nào lớn hơn khi được sinh ra và sống trong lòng các bạn, bởi các bạn là những điều tuyệt vời nhất, nhưng bây giờ chúng ta phải làm một số điều quan trọng: đầu tiên, chúng ta phải đem Yanukovych và tất cả những kẻ cặn bã này tập trung xung quanh ông ta đến đây, đến Maidan", bà nói. 
Bà Tymoshenko cũng hối thúc người ủng hộ bà không rời  Maidan (Quảng trường Độc lập) và tiếp tục cuộc biểu tình cho tới khi cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 25/2, theo quyết định của quốc hội.
Nói về vấn đề quan hệ với châu Âu, bà Tymoshenko nói "chắc chắn" Ukraine sẽ gia nhập Liên minh châu Âu (EU), và "điều này sẽ thay đổi mọi thứ". Cựu thủ tướng bị kết án 7 năm tù hồi năm 2011 với cáo buộc lạm quyền, và bà từng tuyên bố sẽ tranh chức tổng thống.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksander Turchynov cũng cho biết ông Yanukovych vừa bị cấm lên máy bay tới Nga. "Ông ta đã cố lên một máy bay tới Nga nhưng bị cảnh sát biên giới chặn lại. Ông ta hiện đang trốn ở đâu đó tại vùng Donetsk", Sky News dẫn lời ông Turchynov nói.
Trước đó, ông Yanukovych bị quốc hội bỏ phiếu truất ngôi khi ông rời thủ đô Kiev tới miền đông Ukraine. Ông lên truyền hình, tố đây là một cuộc "đảo chính" và tuyên bố không từ chức. Ông cũng cho biết xe của ông bị bắn, bốc cháy. 
Gần 100 người chết kể từ khi biểu tình bắt đầu hồi tháng 11/2013, và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Làn sóng biểu tình được châm ngòi sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga.

Người biểu tình chiếm văn phòng tổng thống Ukraine

Những người biểu tình chống chính phủ đang chiếm giữ văn phòng tổng thống Ukraine tại thủ đô Kiev, khi ông lui về căn cứ chính trị phía đông nước này và tuyên bố không từ chức. 

dinh-thu-5182-1393078167.jpg
Các phóng viên đi vào khuôn viên dinh thự tổng thống Ukraine mà không bị ngăn cản. Ảnh: Reuters
Tại trụ sở tổng thống, Ostap Kryvdyk, người nhận là chỉ huy biểu tình, cho biết nhiều người đã vào các văn phòng của Tổng thống Viktor Yanukovych, nhưng không có tình trạng hôi của. "Chúng tôi sẽ canh gác tòa nhà cho tới khi tổng thống tiếp theo tới. Yanukovych sẽ không bao giờ trở lại", Reuters dẫn lời ông nói.
Khuôn viên dinh thự tổng thống ở ngoại ô Kiev cũng đang bị lực lượng dân quân "tự vệ" của người biểu tình chống chính phủ canh giữ. Hàng trăm người đi vào khuôn viên trị giá cả triệu USD này nhưng không vào tòa nhà.
Ông Yanukovych hôm qua trả lời phỏng vấn một đài truyền hình địa phương ở thành phố Kharkiv, phía đông Ukraine. Interfax dẫn lời một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết ông Yanukovych đã đến Kharkiv và dự kiến tham dự một cuộc họp của các nhà lập pháp từ các vùng phía đông nam Ukraine. 
"Tôi không rời đất nước tới bất cứ nơi nào cả. Tôi không có ý định từ chức. Tôi là một tổng thống được bầu hợp pháp", AFP dẫn lời ông nói. Lãnh đạo Ukraine cho hay ông cảm thấy sự an toàn của ông và những người gần gũi với ông đang bị người biểu tình đe dọa.
Ông Yanukovych cũng cho biết ông được những nhà hòa giải quốc tế "đảm bảo an ninh". Họ cũng giúp ông và phe đối lập hôm qua ký thỏa thuận chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài ba tháng tại Ukraine. 
"Xe của tôi bị bắn. Nhưng tôi không sợ", ông Yanukovych cho biết. Ông nói thêm rằng "mọi sự xảy ra hôm nay có thể được gọi là sự phá hoại, ăn cướp và đảo chính". "Đây không phải là phe đối lập. Đây là những tên cướp", ông cho hay. 
nguoi-bieu-tinh-3949-1393078167.jpg
Người biểu tình sáng nay đứng gác trước tòa nhà quốc hội Ukraine ở thủ đô Kiev. Ảnh: BBC
Ông Yanukovich cũng tuyên bố ông sẽ không ký bất cứ luật mới nào quốc hội vừa thông qua, trong đó có việc thả cựu thủ tướng, lãnh đạo phe đối lập Yulia Tymoshenko. "Các quyết định họ đang đưa ra hôm nay là bất hợp pháp. Họ phải nghe điều này từ tôi - Tôi không định ký bất cứ thứ gì", ông nói.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine, một người trung thành với ông Yanukovych, đã từ chức với lý do sức khỏe yếu. Ông được thay thế bởi Oleksander Turchynov, một đồng minh thân cận của bà Tymoshenko. Ông Turchynov cũng giữ chức thủ tướng lâm thời. Quốc hội Ukraine bầu nhà lập pháp đối lập Arsen Avakov làm bộ trưởng Nội vụ cho tới khi thành lập một chính phủ liên minh mới, và dự kiến tổ chức bầu cử vào tháng 5. 
Những cuộc biểu tình chống chính phủ hôm qua bước sang ngày thứ 93, với gần 100 người chết kể từ khi biểu tình bắt đầu, và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Làn sóng biểu tình được châm ngòi sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga. Moscow đã cam kết cho Ukraine vay 15 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Siêu thị Kiev cháy hàng sau đụng độ đẫm máu

Các máy ATM hết sạch tiền còn các siêu thị thì trống không, khi người dân Kiev được cảnh báo tránh ra đường trong bối cảnh bạo lực leo thang khiến hàng chục người thiệt mạng. 

kiev_1393039934.jpg
Người dân nấu đồ ăn cho người biểu tình trên quảng trường Độc lập hôm qua. Ảnh: AFP
Theo Reuters, trong thời gian qua, cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát Ukraine chỉ tập trung ở quảng trường Độc lập, và cuộc sống ở phần còn lại của thủ đô Kiev vẫn diễn ra như thường. Tuy nhiên, người dân vẫn dễ dàng nhận ra sự yên tĩnh lạ thường của thành phố tuần này. Nhiều cửa hàng, ngân hàng và nhà hàng ở trung tâm Kiev vốn nhộn nhịp hiện giờ đều đóng cửa.
"Hầu hết mọi người không có mặt ở Maidan thì đều ở nhà. Mọi người lo sợ. Các kệ hàng trong siêu thị đều đã chẳng còn gì. Chúng tôi không biết tình trạng này còn kéo dài bao lâu nữa", Stanislav Mostovoy, một nhân viên bán hàng 26 tuổi, nói.
Hầu hết các máy ATM trong trung tâm Kiev đều đã hết sạch tiền vì số người xếp hàng rút tiền quá lớn.
Tất cả trường học và trường mẫu giáo ở thủ đô thì tạm thời bị đóng cửa, còn hệ thống tàu điện ngầm cũng bị gián đoạn một thời gian. Hệ thống này đã hoạt động trở lại hôm 20/2 nhưng với dịch vụ hạn chế.
Bạo lực tại Kiev leo thang trong những ngày gần đây với một video quay lại cảnh cảnh sát đang bắn tỉa người biểu tình ở quảng trường từ các mái nhà, trong khi đó, phe chống chính phủ đáp trả bằng bom xăng và ném đá vào lực lượng an ninh từ sau các thành lũy.
Khói lửa bốc lên, bao trùm khắp các đường phố trong khi người biểu tình phất những lá cờ lem nhem các khẩu hiệu và những người bị thương được hối hả đưa đi bằng cáng. 
Iryna, một bà mẹ đơn thân đang đi bộ đến quảng trường Độc lập để ủng hộ một túi kim tiêm và ống truyền máu cho những người bị thương, cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi đường phố trở nên vắng vẻ như thế.
"Bạn có muốn đi ra ngoài nếu có những tay súng bắn tỉa trên các mái nhà không? Đây thực sự là một cuộc chiến tranh", Iryna nói.
Bộ Nội vụ Ukraine hôm 20/2 ra thông báo khuyến cáo người dân Kiev nên ở nhà để tránh gặp nguy hiểm. "Tốt nhất là hạn chế sử dụng môtô hoặc đơn giản là chỉ ở trong nhà", thông báo viết. "Các biện pháp an ninh này là cần thiết vì đường phố Kiev đang bị những người hiếu chiến có vũ trang chiếm giữ".
Một giám đốc ngân hàng kể rằng ông đang kiểm tra một ổ bánh mỳ tại cửa hàng địa phương xem chúng có còn ngon không, thì chủ hàng tiến lại bảo rằng "đừng quá kén chọn, đây có thể ổ bánh mỳ cuối cùng mà anh được nhìn thấy trong thời gian tới đấy".
kiev4.jpg
Hàng loạt lốp xe được người biểu tình chất đống thành các rào chắn ở trung tâm Kiev. Ảnh: AFP
Làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm Ukraine kể từ cuối tháng 11/2013, sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với EU và thúc đẩy quan hệ với Nga. Moscow đã cam kết cho Ukraine vay 15 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế Ukraine, 77 người thiệt mạng và 577 người bị thương vì các cuộc xung đột ở nước này trong những ngày qua, khiến cộng đồng quốc tế bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. 
Tổng thống Ukraine và các đảng đối lập hôm qua ký thỏa thuận nhằm chấm dứt khủng hoảng và kết thúc cuộc đụng độ đẫm máu ở thủ đô Kiev.

Kiev trước và sau đụng độ đẫm máu

Nhiều khu vực trong Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev trở thành đống đổ nát  những cuộc đụng độ giữa phe biểu tình chống chính phủ với cảnh sát.

Trước tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Ukraine, cộng đồng quốc tế đe dọa trừng phạt nếu hai bên không trở lại bàn đàm phán. Các ngoại trưởng Ba Lan, Pháp và Đức đáng lẽ dự kiến gặp ông Yanukovych và lãnh đạo phe đối lập hôm nay, nhưng họ bất ngờ rời thành phố vì lý do an ninh.
Quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev trước đây (phải) và sau khi bị chia cắt bởi những hàng rào bằng lốp xe, gạch đá. Ảnh: RT.
Khu vực từng là điểm tập trung, gặp gỡ của người dân Kiev trở thành bãi chiến trường. Ảnh: Google/Bloomberg.
Quảng trường này từng là điểm tập trung, gặp gỡ của người dân Kiev trước khi xảy ra biểu tình chống chính phủ. Ảnh: Flickr.
Toàn cảnh Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev. Nơi đây đang bị chia cắt bởi những hàng rào bằng lốp xe. gạch đá, gỗ vụn. Tòa nhà Trade Union, từng bị người biểu tình chiếm làm sở chỉ huy, bị châm lửa đốt hồi đầu tuần và chỉ còn lại những bức tường. Ảnh: RT.
Hiện tại, nơi này là bãi chiến trường giữa người biểu tình và cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Tòa nhà Trade Union, từng bị người biểu tình chiếm làm sở chỉ huy, bị châm lửa đốt hồi đầu tuần và chỉ còn lại những bức tường
Tòa nhà Trade Union ở Kiev lúc thanh bình. Ảnh: Google.
Tòa nhà bị châm lửa đốt hồi đầu tuần, hiện chỉ còn lại những bức tường. Ảnh: AFP.
Tòa nhà bị châm lửa đốt hồi đầu tuần và cháy đen. Ảnh: AFP.
showing shock scene b4 and after police use water cannon against anti gorv protester
Khung cảnh trước (trái) và khi cảnh sát sử dụng súng nước đối phó người biểu tình chống chính phủ. Ảnh: Google/EPA.
Trong khi nhiều khu vực ở Quảng trường Độc lập trong thủ đô Kiev đã bị đổ nát thì Đồng hồ hoa, được cho là đồng hồ hoa lớn nhất ở châu Âu, vẫn còn nguyên ven.
Đồng hồ Hoa ở thủ đô Kiev, được cho là đồng hồ hoa lớn nhất châu Âu, trước (trái) và sau đụng độ. Ảnh: Google/Reuters.
images-kiev-independence-squar-1893-9875
Các cuộc biểu tình ở Ukraine nổ ra từ tháng 11, sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych rút khỏi một thỏa thuận thương mại như dự kiến với Liên minh châu Âu và quyết định chấp nhận viện trợ của Nga. Nhiều vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra. Trong ảnh, mái vòm kính của một trung tâm mua sắm dưới lòng đất ở thủ đô Kiev trước (trái) và sau các cuộc đụng độ. Ảnh: Google/Reuters.
CNN dẫn nguồn từ đội y tế của người biểu tình cho hay có tới 100 người chết và 500 người bị thương trong các cuộc đụng độ hôm qua tại quảng trưởng Độc lập. Trước tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Ukraine, cộng đồng quốc tế đe dọa trừng phạt nếu phe đối lập và chính phủ nước này không trở lại bàn đàm phán. Ảnh: RT.
CNN  dẫn nguồn từ đội y tế của người biểu tình cho hay có tới 100 người chết và 500 người bị thương trong các cuộc đụng độ hôm qua tại quảng trường Độc Lập. Ảnh: RT.

Cảnh chiến tranh tái hiện giữa châu Âu

Natalia mở chiếc áo sơ mi ướt đẫm máu của một người biểu tình trẻ ra và cố hô hấp cho anh ta. Gương mặt tím tái ấy nhìn chằm chằm lên bầu trời. Trên quảng trường Độc lập, cuộc chiến hỗn loạn vẫn đang diễn ra. 

kiev5-4316-1392951340.jpg
Cảnh tượng hỗn loạn như một bộ phim chiến tranh khi người biểu tình Ukraine đụng độ với cảnh sát ở quảng trường Độc lập hôm qua. Ảnh: AFP
Gần chỗ Natalia ngồi, những người biểu tình đang điên cuồng gào lên yêu cầu mọi người tránh đường cho chiếc cáng mang một cơ thể bê bết máu. Chiếc mũ bảo hiểm đặt trên ngực, hai cánh tay anh ta buông thõng xuống như đã chết.
Những người biểu tình dẹp sang một bên, một số người giẫm đạp lên nhau, khói từ các các rào chắn và những lốp xe đang cháy bốc ngùn ngụt lên không gian quanh họ, giống như cảnh tượng trong một bộ phim chiến tranh.
Đó là ngày đẫm máu nhất trong suốt ba tháng của cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ukraine, đặc biệt là trên quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev. Cảnh sát chống bạo động đã nã một loạt đạn cao su về phía những người biểu tình, họ đáp đáp trả bằng bom xăng và đá. Cảnh sát quyết tâm giành lại quyền kiểm soát quảng trường, trung tâm của phong trào biểu tình do phe đối lập dẫn đầu.
Gần quảng trường, khách sạn Ukraine cao ngất ngưởng được xây dựng từ thời Xô viết. Đây là nơi nhiều phóng viên nước ngoài đưa tin về tình hình bất ổn ở nước này đang tạm trú. Một lá cờ chữ thập đỏ được gắn trên bảng hiệu của tòa nhà, nơi hiện được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến kiêm nhà xác. 
Ở bên trong, tại sảnh khách sạn, các tình nguyện viên y tế đang hối hả. 7 thi thể phủ vải trắng xếp hàng trên sàn nhà trước quầy lễ tân.
"Họ bị bắn vào đầu hoặc tim bằng đạn thật chứ không phải đạn cao su", tình nguyện viên Natalia nói, rồi chỉ vào một chiếc áo chống đạn dính máu nằm trên sàn khách sạn, với một lỗ thủng xuyên qua.
Cả người biểu tình và cảnh sát đều cáo buộc nhau dùng đạn thật trong các vụ đụng độ, trong đó Bộ Nội vụ khẳng định lực lượng an ninh chỉ nã súng để tự vệ. Theo đội ngũ y tế, hơn 60 người biểu tình đã thiệt mạng do bị trúng đạn hôm qua. 
kiev-1401-1392949769.jpg
Một người đàn ông nắm tay đứa con trai đã chết trước khi thi thể được chuyển từ một khách sạn đến bệnh viện địa phương. Ảnh: Reuters
Trở lại quảng trường Độc lập, những người biểu tình đang điều chỉnh các rào chắn chỉ cho một phóng viên thấy những tấm lá chắn kim loại với các dấu vết như lỗ đạn. Các đó không xa, cảnh sát chống bạo động đang bắn cảnh cáo.
"Mọi thứ bắt đầu vào khoảng 8h sáng, khi cảnh sát tấn công Conservatory", người biểu tình tên Andrei nói, nhắc đến một nhà hát mà phe đối lập chiếm giữ. "Chúng tôi tiến về phía trước để đẩy lùi họ và họ chĩa súng để bắn chúng tôi".
Cả phe đối lập và cảnh sát tố cáo nhau sử dụng súng và vũ lực. Đã xuất hiện những đoạn video quay cảnh lực lượng an ninh bắn về phía người biểu tình, cũng như cảnh những người dường như thuộc phe đối lập ẩn mình trong các tòa nhà và sử dụng súng bắn tỉa nã đạn ra quảng trường.
'Ukraine vinh quang'
Giữa khung cảnh nháo nhào trên quảng trường, tiếng loa phóng thanh vang lên cảnh báo về những tay súng khả nghi trên các nóc nhà và cửa sổ ở các tòa nhà gần đó.
Với một số người, sự hỗn loạn này vượt quá khả năng chịu đựng của họ. Sau khi cố gắng tìm hiểu cuộc tàn sát đang diễn ra xung quanh mình, một nam thanh niên ngồi phịch xuống trên vỉa hè, thở hổn hển. Gần đó, một phụ nữ trung niên ngồi khóc nức nở dù chồng bà dỗ dành.
Nhưng trên hết, họ có không có nhiều thời gian để lãng phí. Mọi khoảng thời gian rảnh rỗi đều được tận dụng để củng cố thành lũy và dự trữ bom xăng.
Trên một khu vực của quảng trường, hàng trăm người biểu tình, trong đó có cả các cụ ông và các thiếu nữ, đang xếp thành hàng dài băng qua các vỉa hè đến tận chiến tuyến, trong khi những người đàn ông mặc đồ ngụy tranglôi các bốt điện thoại để biến chúng thành rào chắn. 
Từ một bục ở giữa quảng trường, tiếng hô "Ukraine vinh quang" vang lên, giữa cảnh hoang tàn ở trung tâm Kiev.
kiev2-6025-1392949769.jpg
Người biểu tình Ukraine lắng nghe bài phát biểu của các thủ lĩnh sáng sớm ngày 21/2. Ảnh: Reuters

Lửa cháy, máu đổ giữa thủ đô Ukraine

Thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được giữa tổng thống Ukraine và phe đối lập sụp đổ khi tiếng súng vang lên ở quảng trường Độc lập, trong lúc có thông tin khoảng 100 người thiệt mạng hôm nay do đụng độ. 

CNN dẫn lời ông Oleg Musiy, lãnh đạo cơ quan y tế của người biểu tình Ukraine vừa cho biết kể từ sáng nay, ít nhất 100 người thiệt mạng và 500 người bị thương.
Hiện các báo và hãng thông tấn đưa ra nhiều con số thương vong khác nhau. Kênh truyền hình RT dẫn số liệu Bộ Y tế Ukraine cho hay số người chết trong các vụ bạo động ở Kiev hôm nay là 35. Theo các bác sĩ, cảnh sát và dân thường thiệt mạng chủ yếu do trúng đạn. 
Trong khi đó, một nhiếp ảnh gia của Reuters đếm được 21 thi thể dân thường tại Quảng trường Độc lập, nâng tổng số người chết kể từ hôm 18/2 lên trên 50, theo các số liệu tính đếm của AFP Reuters.
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine cho hay 67 cảnh sát không có vũ trang đã bị người biểu tình bắt làm con tin, trong khi nhiều nhân viên an ninh bị thương trong đụng độ.
Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hôm qua gặp lãnh đạo phe đối lập và đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, nhằm để tang những nạn nhân của cuộc bạo động lớn. Tuy nhiên, thỏa thuận đình chiến hôm nay sụp đổ khi những phát súng nổ ra tại Quảng trường Độc lập, trung tâm của các cuộc biểu tình chống chính phủ. Hiện chưa rõ điều gì làm kích động nổ súng, nhưng khi lực lượng an ninh rời khỏi khu vực, một nhóm biểu tình đuổi theo họ, ném đá và bom xăng. 
"Những người biểu tình phá vỡ thỏa thuận", Văn phòng Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych cho hay. "Phe đối lập sử dụng giai đoạn đàm phán để câu giờ, huy động và lấy vũ khí cho người biểu tình". 
Trong khi đó, Olga Bogomolets, một tình nguyện viên y tế của người biểu tình cáo buộc lực lượng chính phủ bắn để diệt. Bà cho biết đã điều trị cho 13 người mà bà tin là nạn nhân của "các tay súng bắn tỉa chuyên nghiệp". "Họ bị bắn trực tiếp vào tim, vào não và vào cổ. Các bác sĩ không có bất cứ cơ hội nào để cứu sống họ".
A anti-government protester is engulfed in flames while running from the scene, during clashed with riot police outside Ukraine's parliament in Kiev, Ukraine, Tuesday, Feb. 18, 2014. (AP Photo/Efrem Lukatsky)
Một người biểu tình bị lửa cháy vào người trong cuộc đụng độ với cảnh sát ngoài tòa nhà quốc hội Ukraine ở Kiev. Ảnh: AP
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine cũng vừa ký lệnh cho phép lực lượng an ninh sử dụng vũ khí trong các cuộc bạo động lớn, theo khuôn khổ luật pháp nước này, đồng thời kêu gọi người biểu tình hạ vũ khí.
Trước tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Ukraine, cộng đồng quốc tế đe dọa trừng phạt nếu hai bên không trở lại bàn đàm phán. Các ngoại trưởng Ba Lan, Pháp và Đức đáng lẽ dự kiến gặp ông Yanukovych và lãnh đạo phe đối lập hôm nay, nhưng họ bất ngờ rời thành phố vì lý do an ninh. 
Nga hôm nay chỉ trích mạnh mẽ phương Tây về việc trừng phạt các quan chức Ukraine, sau khi Mỹ áp dụng lệnh cấm nhập cảnh và Liên minh châu Âu cân nhắc biện pháp tương tự. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết lệnh trừng phạt "hoàn toàn bất hợp pháp" và "chỉ có thể trầm trọng hơn tình trạng đối đầu" ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga lên án “mưu toan chiếm chính quyền bằng vũ lực của những kẻ côn đồ càn quấy". Moscow yêu cầu thủ lĩnh phe đối lập ở Ukraine chấm dứt gây đổ máu, nhanh chóng khôi phục đối thoại với chính quyền hợp pháp, và tuyên bố "sẽ vận dụng toàn bộ ảnh hưởng để nền hòa bình và sự bình yên được vãn hồi”.
Cảnh sát và người biểu tình trong bạo loạn:
Trọng Giáp (Video: RT

Những khoảnh khắc nghẹt thở ở Kiev

Người biểu tình bị lửa trùm lên, cảnh sát chống bạo động vũ trang đầy mình, quảng trường Độc Lập ngùn ngụt khói lửa tái hiện ngày đẫm máu nhất ở Ukraine trong hơn 20 năm qua. 

nguyenbig-2-7453-1392784378.jpg
Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình xảy ra ở Kiev, Ukraine hôm qua, làm ít nhất 21 người chết và khoảng 1.000 người bị thương. Đây là vụ bạo lực đẫm máu nhất ở nước này trong suốt hơn hai thập kỷ. Ảnh: KyivPost
Hàng nghìn người xung đột với cảnh sát Ukraine gần tòa nhà quốc hội, sau khi bị chặn đường.
Hàng nghìn người xung đột với cảnh sát Ukraine gần tòa nhà quốc hội khi họ đang trên đường kéo tới địa điểm này. Ảnh: KyivPost
nguyenbieu-tinh-7647-1392784378.jpg
Họ đốt xe, ném gạch đá vào cảnh sát. Báo địa phương cho hay ba xe bọc thép được triển khai tới Kiev. Ảnh: KyivPost
A anti-government protester is engulfed in flames while running from the scene, during clashed with riot police outside Ukraine's parliament in Kiev, Ukraine, Tuesday, Feb. 18, 2014. (AP Photo/Efrem Lukatsky)
Một người biểu tình bị lửa cháy vào người trong cuộc đụng độ với cảnh sát ngoài tòa nhà quốc hội Ukraine ở Kiev. Ảnh: AP
nguyenUkraine-1-reuters-1183-1392784378.
Hai dân thường bị thương trên đường phố. Ảnh: Reuters
A woman cries on Khreshatyk Street.
Người phụ nữ bật khóc ở phố Khreshatyk, khi các cuộc đụng độ lớn đang xảy ra ở thủ đô. Ảnh: KyivPost
Man break the pavement on Instytutska Street in Kyiv on Feb. 18.
Một người đàn ông đập gạch vỉa hè để ném vào cảnh sát trên phố Instytutska, Kiev. Ảnh: KyivPost
Interior Ministry members are on fire as they stand guard during clashes with anti-government protesters in Kiev February 18, 2014. Several thousand protesters clashed with police near the Ukrainian parliament on Tuesday after being stopped from
Những người bảo vệ Bộ Nội vụ chìm trong lửa do bị ném bom xăng tại Kiev. Ảnh: Reuters
Tình trạng bạo lực diễn ra ở quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev tối qua, khi cảnh sát tiến vào khu vực của người biểu tình để tháo dỡ lều trại và giải tán đám đông.
Tình trạng bạo lực tiếp tục diễn ra ở quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev tối qua, khi cảnh sát tiến vào khu vực của người biểu tình để tháo dỡ lều trại và giải tán đám đông. Hai chiến đấu cơ cũng xuất hiện trên quảng trường, nhưng ở tầm cao. Ảnh: AFP
Người biểu tình phản ứng bằng bom xăng, pháo hoa và gạch đá, khi cảnh sát tiến chậm về phía trước. Cảnh quay trực tiếp trên truyền hình cho thấy cảnh sát ném lựu đạn vào người biểu tình.
Người biểu tình phản ứng bằng bom xăng, pháo hoa và gạch đá, còn cảnh sát ném lựu đạn vào người biểu tình. Ảnh: Reuters
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc nổ ra từ tháng 11, sau khi ông Yanukovich rút khỏi một thỏa thuận thương mại như dự kiến với Liên minh châu Âu (EU) và thay vào đó quyết định chấp nhận viện trợ của Nga.
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc nổ ra từ tháng 11, sau khi ông Yanukovich rút khỏi một thỏa thuận thương mại như dự kiến với Liên minh châu Âu (EU) và thay vào đó quyết định chấp nhận viện trợ của Nga. Ảnh: AFP

Bạo lực bùng nổ ở Ukraine, 21 người chết

Ít nhất 14 người biểu tình và 7 cảnh sát hôm qua thiệt mạng vì bạo lực giữa cảnh sát và thường dân, đánh dấu ngày đẫm máu nhất của nước này trong hơn hai thập kỷ.

Tình trạng bạo lực diễn ra ở quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev tối qua, khi cảnh sát tiến vào khu vực của người biểu tình để tháo dỡ lều trại và giải tán đám đông.
Nhiều người chết do những phát súng và hàng trăm người bị thương, trong đó hàng chục người ở trong tình trạng nghiêm trọng, Reuters dẫn lời cảnh sát và đại diện phe đối lập nói. 
Trước đó cơ quan an ninh quốc gia Ukraine ban đầu gia hạn cho người biểu tình chấm dứt tình trạng hỗn loạn, nếu không muốn đối mặt với "những biện pháp cứng rắn". Cảnh sát sau đó tiến vào Quảng trường Độc lập, trung tâm của chiến dịch biểu tình. 
Người biểu tình phản ứng bằng bom xăng, pháo hoa và gạch đá, khi cảnh sát tiến chậm về phía trước. Cảnh quay trực tiếp trên truyền hình cho thấy cảnh sát ném lựu đạn vào người biểu tình. Hai bên được ngăn cách bằng một dãy lều đang cháy, lốp cao su và gỗ, quảng trường biến thành một vùng chiến sự. Giao tranh vẫn tiếp diễn vào rạng sáng nay. 
Trước đó, một trong những lãnh đạo đối lập, Vitaly Klitschko, phát biểu với người biểu tình ở quảng trường. "Chúng ta sẽ không rời nơi đây. Đây là hòn đảo của tự do. Chúng ta sẽ bảo vệ nó", ông nói.
Ông Klitschko hôm nay cho biết ông đã kết thúc thảo luận với Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich mà không đạt được thảo thuận nào về cách chấm dứt bạo lực ở Kiev.
"Chính phủ phải rút quân ngay lập tức và chấm dứt bạo lực đẫm máu, vì người dân đang chết. Tôi đã nói với ông Yanukovich như thế", Klitschko nói sau cuộc thảo luận đêm khuya. "Làm sao chúng tôi có thể thảo luận khi máu đang đổ?".
Bạo loạn đang lan ra ít nhất ba thành phố ở miền tây Ukraine. Cảnh sát cho biết người biểu tình chiếm các trụ sở chính quyền khu vực ở các thành phố Ivano-Frankivsk và Lviv. Truyền thông địa phương đưa tin người biểu tình đốt sở cảnh sát chính ở Ternopil. 
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc nổ ra từ tháng 11, sau khi ông Yanukovich rút khỏi một thỏa thuận thương mại như dự kiến với Liên minh châu Âu (EU) và thay vào đó quyết định chấp nhận viện trợ của Nga.  
Các nước phương Tây từng cảnh báo Yanukovich về việc trấn áp các cuộc biểu tình thân EU, hối thúc ông quay lại châu Âu và triển vọng về một sự phục hồi kinh tế với sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi Nga cáo buộc phương Tây can thiệp vấn đề nội bộ của Ukraine.
Ukraine từng xảy ra tình trạng hỗn loạn về chính trị kể từ khi giành độc lập từ Liên Xô cách đây hơn 22 năm, nhưng chưa trải qua bạo lực ở quy mô này trước đây. 
Trọng Giáp

Ukraine ân xá cho người biểu tình chống chính phủ

Những người biểu tình chống chính phủ bị bắt giữ sẽ được giới chức Ukraine ân xá, sau khi phe đối lập hôm qua quyết định ngừng chiếm đóng Tòa thị chính thủ đô Kiev. 

Ukraine-4396-1392611581.jpg
Luật ân xá có hiệu lực hôm nay, sau khi người biểu tình rút khỏi Tòa thị chính Kiev. Ảnh: AFP
"Luật ân xá sẽ có hiệu lực từ ngày 17/2/2014 và các cáo buộc chống lại những người phạm tội tấn công sẽ bị gỡ bỏ", AFP dẫn tuyên bố của các công tố viên Ukraine hôm qua cho biết.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi người biểu tình rút khỏi Tòa thị chính Kiev sau nhiều tháng chiếm giữ tòa nhà này trong hoạt động biểu tình phản đối chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych.
Ông Yanukovych đã phê duyệt đạo luật trên từ hồi đầu tháng, như một động thái nhằm xoa dịu phe đối lập sau khi xảy ra bạo động tại Kiev. Nhưng đạo luật này đi kèm với điều kiện người biểu tình phải rút khỏi công sở.
Ông Vitali Klitschko, lãnh đạo phong trào biểu tình, cho biết đây là quyết định khó khăn, nhưng rất cần thiết. "Yanukovych sẽ bắt những người khác làm con tin. Nếu chúng ta không rút lui, tất cả mọi người sẽ phải ngồi tù", ông nói.
Ông Ruslan Andriyko, một lãnh đạo đối lập khác, cho biết người biểu tình sẽ cắm chốt phía bên ngoài Tòa thị chính, bởi mục đích của họ là lật đổ Tổng thống Yanukovych.
Trong khi đó, hai lãnh đạo phe đối lập khác hôm nay lên đường đến Berlin, để hội đàm cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU).
Làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm Ukraine kể từ cuối tháng 11/2013, sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với với Liên minh châu Âu và thúc đẩy quan hệ với Nga. Moscow đã cam kết cho Ukraine vay 15 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Trong những tuần vừa qua, các cuộc biểu tình trở nên quá khích và biến thành cố gắng tổng lực đòi lãnh đạo 63 tuổi từ chức. Đây là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Ukraine kể từ khi nước này giành độc lập năm 1991.

Tổng thống Ukraine phản pháo sau kỳ nghỉ ốm

Ông Viktor Yanukovych hôm qua lên án cuộc biểu tình chống chính phủ là "cực đoan", ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ ốm 4 ngày.

yanukovich-1990-1391485002.jpg
Tổng thống Viktor Yanukovych. Ảnh: AFP
Cuộc biểu tình chống chính phủ là "chủ nghĩa cực đoan, kích động hằn thù với âm mưu đấu tranh chính trị đằng sau", AFP dẫn lời ông Yanukovych. Ông cũng so sánh phần tử cực đoan với Đức quốc xã và kêu gọi "một cộng đồng dân lành không tồn tại chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc và bài ngoại, những điều nhắc nhở về bài học lịch sử khủng khiếp".
Việc Tổng thống Yanukovych cáo ốm được cho là nhằm tạo ra một "giai đoạn tạm nghỉ", để tìm giải pháp góp phần giải quyết cuộc khủng hoàng chính trị hiện nay tại Ukraine.
Trong thời gian dưỡng bệnh, ông cũng phê chuẩn việc bãi bỏ luật chống biểu tình và luật ân xá cho những người biểu tình bị bắt giữ, với điều kiện phe đối lập phải rút khỏi các trụ sở chính phủ mà họ chiếm đóng, sẵn sàng đàm phán về cải cách Hiến pháp cũng như bầu cử và kiện toàn ủy ban bầu cử.
Nhưng phe đối lập không chấp nhận và tiếp tục tập trung biểu tình tại trung tâm thủ đô Kiev. Hôm 2/2, khoảng 50.000 tụ tập biểu tình, với sự tham dự của các lãnh đạo phe đối lập Arseniy Yatsenyuk và Vitali Klitschko, một ngày sau khi họ nhận được cam kết hỗ trợ của các quan chức phương Tây, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Theo dự kiến, phe đối lập hôm nay sẽ trình yêu cầu lên Quốc hội Ukraine, với nội dung đòi trả tự do cho những người bị bắt giữ và hạn chế quyền lực của tổng thống.
Làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm Ukraine kể từ cuối tháng 11/2013, sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với với Liên minh châu Âu và thúc đẩy quan hệ với Nga. Moscow đã cam kết cho Ukraine vay 15 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Trong những tuần vừa qua, các cuộc biểu tình trở nên quá khích và biến thành cố gắng tổng lực đòi lãnh đạo 63 tuổi từ chức. Đây là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Ukraine kể từ khi nước này giành độc lập năm 1991.

Ukraine có tổng thống tạm quyền

Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Turchynov, đồng minh của nữ hoàng khí đốt Tymoshenko, trở thành tổng thống tạm quyền Ukraine, trong khi tung tích của tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych vẫn đang là bí ẩn.

000-Par7801309-1-3869-1393162661.jpg
Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov (giữa) chụp ảnh cùng người biểu tình trước tòa nhà quốc hội. Ảnh: AFP
Theo Reuters, ông Turchynov sẽ là người đứng đầu nhà nước Ukraine cho đến khi cuộc tổng tuyển cử được tiến hành, dự kiến vào ngày 25/5. Ông này mới được bầu làm chủ tịch quốc hội ngày hôm qua, sau khi cựu chủ tịch Volodymyr Rybak, người có tư tưởng thân chính phủ cũ, từ chức vì lý do sức khỏe.
Ông Turchynov, 49 tuổi, là đồng minh quan trọng của cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, người vừa được trả tự do sau ba năm ngồi tù vì tội lạm quyền. Turchynov là phó chủ tịch đảng Tổ quốc và từng là giám đốc cơ quan an ninh quốc gia trong chính phủ của bà Tymoshenko giai đoạn 2004-2005.
Quốc hội Ukraine hôm nay cũng bỏ phiếu phế truất Ngoại trưởng Leonid Kozhara, một đồng minh của ông Yanokovich. Ông Kozhara có liên quan trực tiếp đến những cuộc thảo luận với các cường quốc để từ chối ký hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga. Người kế nhiệm ông này chưa được công bố.
Trong khi đó, tung tích của cựu tổng thống Yanukovych vẫn đang là một bí ẩn. Ông được cho là đã tới thành phố Kharkov, miền đông Ukraine. Đây là căn cứ chính trị của Yanukovych và có xu hướng thân Nga.
Ông Yuri Miroshnichenco, đại diện tại quốc hội của Yanukovych, cho biết ông không liên lạc được với cựu tổng thống và không rõ ông này đang ở đâu.
Đảng Các khu vực, chính đảng của ông Yanukovych, hôm nay ra thông cáo khiển trách các mệnh lệnh của tổng thống, dẫn đến cái chết của hàng chục người trong thời gian vừa qua. "Ukraine đã bị phản bội… Tất cả trách nhiệm thuộc về Yanukovych và những người thân cận", thông cáo viết.
Quốc hội nước này hôm nay cũng bỏ phiếu sung công dinh thự của Yanukovych tại ngoại ô Kiev. Hôm qua, hàng nghìn người biểu tình đối lập tiến vào khu dinh thự, tuy nhiên không hề có cảnh cướp bóc xảy ra.
Trước những biến động chính trị đang diễn ra tại Ukraine, các nước phương Tây kêu gọi chấm dứt bạo lực và bắt tay vào công cuộc tái thiết. Trong khi đó, Nga tố cáo phe đối lập không thực hiện đúng thỏa thuận và sẽ chỉ ra quyết định về việc giải ngân đợt hỗ trợ tài chính tiếp theo sau khi chính phủ mới được thành lập.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew hôm nay đề xuất hỗ trợ tái thiết nền kinh tế Ukraine, trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Anton Siluanov bên lề Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 tại Sydney, Australia.  
Gần 100 người chết kể từ khi biểu tình bắt đầu hồi tháng 11/2013, và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Làn sóng biểu tình được châm ngòi sau khi cựu tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga.
Đức Dương

Ukraine trước nguy cơ chia hai

Tương quan tỷ lệ người bỏ phiếu cho Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và Thủ tướng Yulia Tymoshenko năm 2010 ở miền đông và tây làm dấy lên tranh cãi về việc liệu nước này có bị chia làm hai hay không. 

ukraine-bieu-tinh-8325-1393150449.jpg
Bắt đầu từ những cuộc biểu tình trong bầu không khí lạc quan, lễ hội ở Quảng trường Độc lập, người biểu tình sau đó thiết lập những nhóm tự vệ. Ảnh: AFP
Ukraine đang ở trong tình trạng bạo loạn, sau một tuần lễ đẫm máu nhất trong hàng thập kỷ. Đỉnh điểm của những ngày đụng độ chết người giữa phe biểu tình chống chính phủ và cảnh sát là việc quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych.  
Dù Yanukovych chỉ trích hành động là một cuộc đảo chính, thủ đô Kiev và dinh tổng thống đang nằm ngoài tầm tay ông. Trong ba tháng, những người biểu tình đối đầu với chính quyền, lúc tặm lắng, lúc gay gắt. Hôm 18/2, bạo lực leo thang nghiêm trọng khi cảnh sát bị bắn. Cảnh sát chống bạo động buộc phải vào cuộc nhằm dẹp trại biểu tình hòa bình ở Quảng trường Độc lập.
Nguyên nhân biểu tình
Những cuộc biểu tình nổ ra sau khi chính phủ của Tổng thống Yanukovych gác lại một hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 11/2013, thay vào đó thúc đẩy quan hệ với Nga. Hàng nghìn người giận dữ vì nguyện vọng gia nhập vào EU bỗng chốc bị đập tan. Họ đổ ra trung tâm Kiev biểu tình hòa bình và bắt đầu chiếm Quảng trường Độc lập kể từ đó. 
Lớn hơn vấn đề EU, nhiều người muốn rũ bỏ vị tổng thống mà họ tin là cố bám víu lấy quyền lực, phục vụ lợi ích của nhóm thân cận của riêng ông và đồng minh. 
Những cuộc biểu tình mạnh mẽ nhất diễn ra ở khu vực Kiev và phía tây Ukraine, nơi có quan hệ thân thuộc với châu Âu. Những cuộc biểu tình cũng diễn ra tại phía đông Ukraine. 
Liệu Ukraine có chia làm hai?
Biểu đồ kết quả bầu cử năm 2010 (trái) và tỷ lệ dân sối dùng tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ ở Ukraine (phải). Đồ họa: BBC
Biểu đồ kết quả bầu cử năm 2010 (trái) và bản đồ cho thấy tỷ lệ dân số dùng tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ ở Ukraine. Đồ họa: BBC
Người Ukraine nói tiếng Nga ở cả phía đông và phía nam, nhưng tại một số nơi, như bán đảo Crimea, nó lại là ngôn ngữ chính. Điều này chủ yếu là do lượng lớn người nhập cư từ Nga trong thời Xô Viết. Tại những vùng ở cực tây, nơi Ba Lan và Áo từng thống trị trong hàng trăm năm, cư dân nói tiếng Ukraine, có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và đồng nhất với Trung Âu. 
Bản đồ trên cho thấy những vùng có tỷ lệ lớn người nói tiếng Nga gần như trùng khớp với những vùng đông người bầu cho ông Yanukovych năm 2010. Một số nhà bình luận gợi ý rằng điều này cho thấy Ukraine có khả năng bị chia cắt quyết liệt. Nhưng nhiều người cũng nói điều này nhiều khả năng không xảy ra, và rằng nhiều người ở phía đông vẫn coi họ là người Ukraine, kể cả khi họ nói tiếng Nga. 
Những quyền lợi
Ukraine dường như vướng vào một "trò chơi lớn" thời hiện đại. Tổng thống Vladimir Putin muốn Nga thành một đối tác kinh tế toàn cầu, đối trọng với Trung Quốc, Mỹ và EU. Để đạt được mục đích đó, ông đang tạo ra liên minh thuế quan với các nước khác, và coi Ukraine là một nhân tố thiết yếu và tự nhiên trong đó, chủ yếu bởi mối quan hệ lịch sử và văn hóa sâu sắc giữa hai nước. 
EU nói việc hợp nhất và cuối cùng là tư cách thành viên có thể đáng giá hàng tỷ euro đối với Ukraine, giúp nước này hiện đại hóa nền kinh tế và tiếp cận với thị trường chung. Liên minh này cũng muốn ngăn chặn những điều mà họ cho là những sự vi phạm dân chủ và nhân quyền ở Ukraine. 
Nhiều người Ukraine ở phía đông làm trong các ngành công nghiệp nặng, cung cấp sản phẩm cho thị trường Nga, lo ngại sẽ mất việc nếu Kiev gia nhập EU. Nhưng nhiều người ở phía tây muốn thịnh vượng và các quy định luật pháp mà họ tin rằng EU sẽ đem đến. Họ chỉ ra rằng dù Ukraine có giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP lớn hơn Ba Lan vào năm 1990, nền kinh tế Ba Lan lúc này có quy mô gần gấp ba Ukraine. 
Vai trò của Nga tại Ukraine
Nga rõ ràng có ảnh hưởng lớn đối với ông Yanukovych. Moscow từng ủng hộ ông trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004, khi cuộc bầu cử của ông bị phán quyết là gian lận. 
Đối với nhiều nhà quan sát, Nga đang sử dụng cách tiếp cận cây gậy và củ cà rốt đối với Ukraine. Moscow đình chỉ khoản vay khi chính phủ Ukraine lục đục và hạn chế thương mại khi Ukraine có vẻ như đang thương lượng với EU. EU gọi đây là một sự gây sức ép kinh tế "không thể chấp nhận được". Nhưng Nga cũng cáo buộc EU làm điều tương tự, khi sử dụng thương mại tự do như một thứ cám dỗ. 
Những ông trùm giàu có ở Ukraine được cho là có ảnh hưởng chính trị ở hậu trường. Người giàu nhất, Rinat Akhmetov, có những phát biểu mạnh mẽ, ủng hộ quyền con người trong việc biểu tình hòa bình. Nhưng một số ông trùm cũng có thể đang ủng hộ Yanukovych và một nhóm mới tập trung quanh gia đình của ông.

Diễn biến 3 tháng náo loạn ở Ukraine

Mâu thuẫn giữa chính phủ và phe đối lập đẩy Ukraine rơi vào căng thẳng từ cuối năm ngoái và biến thủ đô Kiev thành một chiến trường đẫm máu với gần 100 người thiệt mạng sau ba tháng. 

kiev-2802-1393140518.jpg
Quang cảnh điêu tàn của quảng trường Độc lập ở Kiev sau ba tháng bất ổn. Ảnh: AFP
- 21/11/2013: Chính quyền Ukraine hoãn các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu nhằm ưu tiên thắt chặt quan hệ kinh tế với Nga, khiến các nhóm đối lập ủng hộ châu Âu phản đối và kêu gọi biểu tình.
- 1/12/2013: Khoảng 500.000 người biểu tình bắt đầu tập trung ở quảng trường Độc lập tại thủ đô Kiev, dựng trại và xây các rào chắn.
- 11/12/2013: Lực lương an ninh buộc phải rút lui khi tổ chức trấn áp người biểu tình.
- 17/12/2013: Tổng thống Viktor Yanukovych sang Moscow, nơi ông đạt được gói hỗ trợ kinh tế trị giá 15 tỷ USD. Nga đồng ý  giảm mạnh giá gas bán cho Ukraine nhàm hỗ trợ nền kinh tế láng giềng.
- 19/1/2014: Hàng chục người bị thương trong các cuộc biểu tình đẫm máu giữa cảnh sát và phe chống chính phủ ở Kiev, sau khi 200.000 người phản đối những quy định hạn chế đối với phong trào biểu tình.
- 22/1: Làn sóng biểu tình tiếp tục diễn ra. Cảnh sát phá vỡ các rào chắn ở trung tâm Kiev. Người biểu tình tấn công lực lượng an ninh bằng đá và bom xăng, nhưng bị đáp trả bằng hơi cay, lựu đạn gây choáng và đạn cao su.
- 28/1: Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, quốc hội hủy luật chống biểu tình.
- 2/2: Các lãnh đạo phe đối lập kêu gọi phương tây hỗ trợ tài chính và hóa giải mâu thuẫn ở Ukraine, trước hơn 60.000 người biểu tình ở Kiev.
- 7/2: Tổng thống Yanukovych gặp đồng minh, Tổng thống Nga Vladimir Putin, bên lề lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Mùa đông ở thành phố Sochi.
- 16/2: Người biểu tình rút khỏi tòa thị chính Kiev, sau khi chiếm giữ tòa nhà từ hôm 1/12, và các tòa nhà công khác trong nước. Những người biểu tình bị bắt được ân xá vào ngày hôm sau. Hàng chục nghìn người tập trung trên quảng trường Độc lập.
- 18/2: Bạo lực nổ ra khi 20.000 người biểu tình ủng tuần hành từ quảng trường Độc lập đến trụ sở quốc hội, yêu cầu ông Yanukovych phải bị tước bỏ những quyền hạn quan trọng.
Kiev đóng cửa hệ thống tàu điện ngầm và hạn chế giao thông khi người biểu tình tái chiếm tòa thị chính. Cảnh sát chống bạo động phá hàng rào chắn nhưng hàng nghìn người biểu tình từ chối rời khỏi quảng trường Độc lập, đồng thời dùng gạch đá, pháo hoa và bom xăng để đáp trả.
Bất ổn lan rộng đến cả phía tây Ukraine, nơi các tòa nhà của chính quyền cũng bị người biểu tình tấn công.
- 19/2: Tổng thống Yanukovych thay thế người đứng đầu lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh tuyên bố chiến dịch "chống khủng bố".
- 20/2: Người biểu tình tấn công cảnh sát ở Kiev, phá vỡ một thỏa thuận ngừng bắn mà ông Yanukovych đưa ra và tái chiếm quảng trường Độc lập. Lực lượng an ninh nã đạn vào người biểu tình. Đội ngũ y tế phe đối lập cho biết 60 người đã bị bắn chết trong ngày hôm đó.
Các ngoại trưởng của Pháp, Đức và Ba Lan cùng một đại sứ của Nga nhóm họp khẩn cấp. Liên minh châu Âu nhất trí trừng phạt giới chức Ukraine.
Người biểu tình tuần hành bên ngoài trụ sở quốc hội Ukraine hôm 22/2 sau khi quốc hội nước này  nhất trí tổ chức bầu cử tổng thống sớm vào ngày 25/5 tới. Ảnh: AFP
Người biểu tình tuần hành bên ngoài trụ sở quốc hội Ukraine hôm qua sau khi quốc hội nước này nhất trí tổ chức bầu cử tổng thống sớm vào ngày 25/5 tới. Ảnh: AFP
- 21/2: Tổng thống Yanukovych và phe đối lập cho biết đã đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng. Ông Yanukovych cho hay sẽ tổ chức bầu cử tổng thống sớm, tiến hành cải cách hiến pháp và thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Quốc hội Ukraine bỏ phiếu tái sinh hiến pháp 2004, giới hạn quyền lực của tổng thống.
- 22/2: Quốc hội Ukraine bỏ phiếu bầu nhất trí trả tự cho ngay lập tức cho lãnh đạo hàng đầu phe đối lập, bà Yulia Tymoshenko, người đang chịu án tù 7 năm vì tội lạm dụng quyền lực. Bà đã vẫy chào những người ủng hộ khi rời khỏi bệnh viện của nhà tù và tuyên bố "chế độ độc tài đã sụp đổ".
Ông Yanukovych tuyên bố quyết không từ chức ghế tổng thống và lên án người biểu tình tổ chức "đảo chính". Quân đội Ukraine loại trừ khả năng tham gia vào khủng hoảng trong nước.
Quốc hội Ukraine nhất trí tổ chức bầu cử tổng thống sớm vào ngày 25/5 tới, thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng ông Yanukovych đã không hoàn thành trách nhiệm trên cương vị tổng thống. Cả văn phòng tổng thống và dinh thự sang trọng của ông Yanukovych ở ngoại ô Kiev đều bị người biểu tình chiếm giữ.
Bà Tymoshenko nhận được sự chào đón nồng nhiệt khi xuất hiện trên quảng trường Độc lập, tâm điểm của làn sóng biểu tình và bạo lực suốt ba tháng qua khiến hơn 100 người chết và 500 người bị thương.

Các nước lo ngại về diễn biến mới ở Ukraine

Mỹ và Pháp hôm qua kêu gọi từ bỏ bạo lực ở Ukraine, trong khi Nga tố cáo phe đối lập không thực hiện thỏa thuận mới ký với Tổng thống Viktor Yanukovych. 

nguoi-bieu-tinh-2834-1393130860.jpg
Người biểu tình chống chính phủ hôm qua vẫy chào bà Yulia Tymoshenko, người vừa được ra tù nhờ phán quyết của Quốc hội, khi bà phát biểu tại thủ đô Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP
Thư ký báo chí Nhà Trắng, Jay Carney cho hay Mỹ hối thúc việc thành lập ngay lập tức một chính phủ giúp đoàn kết dân tộc. "Chúng tôi luôn ủng hộ việc giảm bạo lực, thay đổi hiến pháp, việc thành lập một chính phủ liên minh và những cuộc bầu cử sớm, và động thái hôm nay có thể đưa chúng ta tới gần hơn một mục tiêu", ông Carney hôm qua nói. 
"Nguyên tắc bất di bất dịch làm kim chỉ nam cho các sự kiện là người dân Ukraine quyết định tương lai của chính họ", ông Carney cho biết và nói thêm rằng Mỹ hoan nghênh việc cựu thủ tướng, biểu tượng của phe đối lập, Yulia Tymoshenko được thả khỏi bệnh viện của nhà tù. 
"Chúng tôi tiếp tục hối thúc tất cả các bên chấm dứt bạo lực, tập trung vào một cuộc đối thoại dân chủ, hòa bình, làm việc theo đúng hiến pháp Ukraine và thông qua các thể chế của chính phủ", ông Carney nói. Mỹ cũng tuyên bố sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đồng minh, Nga, châu Âu và các tổ chức quốc tế nhằm "ủng hộ một nước Ukraine mạnh mẽ, phồn thịnh, thống nhất và dân chủ". 
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nhất với những người đồng cấp của Đức, Pháp và Ba Lan về việc "phe đối lập không thể thương lượng về thỏa thuận ký hôm 21/2 ở Kiev", Bộ Ngoại giao Nga cho hay. 
"Phe đối lập không chỉ không đáp ứng được bất cứ điều kiện nào, mà họ còn tạo ra những yêu cầu mới, dưới sự dẫn dắt của những kẻ cực đoan và những tên côn đồ có vũ trang. Hành động của chúng đe dọa trực tiếp tới trật tự hiến pháp và chủ quyền Ukraine", Voice of Russia dẫn tuyên bố được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao hôm qua. Ông Lavrov hối thúc những người đồng cấp châu Âu gây ảnh hưởng đối với phe đối lập Ukraine. 
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chiều qua, ông Lavrov cho rằng những người ủng hộ phe đối lập đã từ chối giao nộp vũ khí và kiểm soát thủ đô Ukraine. AP dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai ngoại trưởng nhất trí rằng Ukraine cần xử lý tình hình mà không sử dụng bạo lực. 
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm qua cũng hoan nghênh việc thả tự do bà Tymoshenko. "Trong hoàn cảnh đặc biệt tại Ukraine, Pháp cùng các đối tác châu Âu kêu gọi bảo tồn sự thống nhất, toàn vẹn đất nước và từ bỏ bạo lực", ông Fabius nói. 
Người dân hôm qua khiêng quan tài của những người thiệt mạng trong các vụ đụng độ với cảnh sát ở Kiev. Ảnh: AFP
Người dân hôm qua khiêng quan tài của người đàn ông thiệt mạng trong vụ đụng độ khi tụ tập tại Quảng trường Độc lập. Ảnh: AFP

No comments:

Post a Comment

quangnm