25 BÀI KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ĐẸP
Toàn bộ 25 bài này được lấy trong trang web chuyên về nhiếp ảnh: VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH (http://vuanhiepanh.com/). trong trang web này có rất nhiều bài viết hay và đầy đủ để bạn tham khảo, học tập kỹ thuật chụp ảnh. Vốn là niềm đam mê vô tận trong mỗi con người thích thú chụp ảnh đẹp nhưng nếu không có trang bị một kiến thức tổng quát thì sẽ không bao giờ có ảnh đẹp. Còn rất nhiều bài nửa bạn vào tham khảo cho hết số lượng bài đồ sộ trong trang web này. Út Bỉnh cám ơn Chù trang web đã cống hiến cho cộng đồng nhiếp ảnh một trang web hay và bổ ích.
Bài 1: 54 tư thế chụp ảnh chân dung kinh điển
Nguồn: http://goo.gl/7KcqXQ
Đăng lúc: . Đã xem 11550 - Người đăng bài viết: Phạm Hải ĐăngNhững tư thế hấp dẫn nếu bạn muốn chụp ảnh chân dung này.
Bạn đang muốn chụp ảnh chân dung nhưng chưa biết tạo dáng thế nào cho
ấn tượng. Hãy yên tâm, trang DigitalCameraWorld đang tổng hợp những tư
thế "pose" hình kinh điển và rất phổ biến. Chúng không chỉ làm cho người
mẫu trở nên hấp dẫn trước ống kính mà còn giúp bạn chủ động hơn trong
việc thể hiện ý tưởng.
Chùm 54 chiêu thức dưới đây bao gồm ảnh toàn thân kiểu truyền thống,
ảnh ngồi ghế, ảnh chụp từ dưới lên hoặc từ trên xuống và ảnh chụp khuôn
mặt. Bọn mình hãy cùng tham khảo và tìm kiếm phong cách phù hợp nhé.
Ảnh chụp toàn thân kiểu truyền thống.
Ảnh chụp toàn thân kiểu truyền thống.
Ảnh ngồi ghế.
Ảnh ngồi ghế.
Ảnh chụp từ dưới lên.
Ảnh chụp từ trên xuống.
Ảnh chụp khuôn mặt.
Bài 2: 21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh cặp đôi
Đăng lúc: . Đã xem 6297 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Thông thường, các cặp đôi rất
dễ dàng bắt nhịp một cách nhanh chóng vào công vệc thực hiện bộ ảnh dành
cho tình yêu của mình. Nhưng nếu họ thấy có chút lúng túng, e ngại, hãy
khuyến khích họ diễn tả lại cảm giác và dáng điệu trong giây phút ban
đầu gặp gỡ, khơi gợi những cung bậc cảm xúc, những biểu hiện tự nhiên
nhất, đáng yêu nhấtđể sáng tạo nên những tác phẩm thật lãng mạn, ngọt
ngào.
Tư thế tạo dáng 1Tư thế dễ dàng nhất là
cả hai đứng đối diện nhau (nhưng gương mặt và ánh mắt cùng hướng về phía
ống kính), cô gái đặt cánh tay lên ngực chàng trai. Hãy chụp ảnh ở cự
ly gần và để khung ảnh đứng.Tư thế tạo dáng 2
Yêu cầu cặp đôi đứng thật sát vào nhau để có được bức chân dung thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi. Bạn cứ thoải mái phóng to ảnh cũng như kéo ống kính đến gần nhân vật.
Tư thế tạo dáng 3
Tư thế thân thiết, chân thành khi chàng trai ôm lấy cô gái từ phía sau. Cả hai có thể cùng hướng về phía ống kính hoặc nhìn nhau, thậm chí là hôn nhau để bức ảnh thêm tình cảm.
Tư thế tạo dáng 4
Tư thế vui vẻ, đáng yêu khi cô gái choàng vai chàng trai từ phía sau. Phải chú ý vị trí đặt tay của cô ấy sao cho thật tự nhiên và đơn giản nhé.
Tư thế tạo dáng 5
Chỉ thay đổi một chút từ tư thế choàng vai nêu trên. Điều bạn nên nhớ khi chụp cảnh cặp đôi là các chủ thể không nhất thiết phải nhìn vào ống kính. Nếu cả hai cùng trò chuyện hay nhìn nhau trìu mến, cười đùa…sẽ cho ta một bức ảnh tự nhiên và sống động hơn.
Tư thế tạo dáng 6
Hình ảnh mang đến cảm giác lãng mạn tuyệt vời. Tác phẩm sẽ hiệu quả hơn khi được chụp ngoài trời với bối cảnh không gian rộng mở. Bạn nên lấy góc ảnh hơi chếch khi chụp từ phía sau. Đặc biệt bạn cần chú ý chọn khoảng cách với cặp đôi phải vừa đủ để bắt được ánh mắt của họ, nếu không tác phẩm của bạn trông sẽ thật vô hồn và trống rỗng.
Tư thế tạo dáng 7
Hãy tìm cho mình vị trí cao hơn chủ thể một chút để chụp từ phía trên xuống. Một tư thế trông bình thường nhưng nếu được chụp ở góc độ khác sẽ luôn mang đến kết quả mới lạ, đáng ngạc nhiên.
Tư thế tạo dáng 8
Đây cũng là một tư thế biểu lộ sự lãng mạn của cặp đôi, rất thích hợp áp dụng cho những lúc chụp ngoài trời trong khoảng không gian rộng mở. Hơn nữa, hình ảnh sẽ trở nên rất ấn tượng và gợi lên nhiều cảm xúc nếu là bóng chiếu nổi bật trên phông nền sáng, như khi bạn chụp chủ thể đứng trước ánh hoàng hôn chẳng hạn.
Tư thế tạo dáng 9
Tư thế này dành cho những bức ảnh chụp thể đứng thẳng, lấy trọn vẹn thân người. Hãy truyền tải vào bức ảnh cái hồn tràn đầy tình cảm ấm áp mà cặp đôi muốn dành cho nhau.
Tư thế tạo dáng 10
Tư thế vui vẻ và cởi mở. Bạn đừng nghĩ rằng tư thế này chỉ hợp với những cặp đôi trẻ tuổi thôi. Ngược lại, nếu những người lớn tuổi hơn vẫn cảm thấy thích thú thì chắc chắc bạn vẫn có được một tác phẩm giàu tính biểu cảm và nhiều ý nghĩa đấy. Hãy thử nhiều kiểu để chọn lựa như chụp toàn thân, bán thân hay cận cảnh.
Tư thế tạo dáng 11
Một tư thế đẹp để thể hiện tình yêu thương và niềm hạnh phúc của đôi lứa khi gặp nhau. Nên chụp ở nơi mang tính công cộng, đông người như một địa điểm nổi tiếng nào đó của thành phố, ở trạm xe lửa hay xe điện ngầm.
Tư thế tạo dáng 12
Tư thế khá vui nhộn. Dáng điệu và vị trí đôi chân của cô gái là điểm cần chú ý nhất, mỗi chân cong lên tạo thành một góc độ khác nhau. Khi chàng trai đang nhấc bổng cô gái, hãy tranh thủ chụp những bức ảnh ngọt ngào ở cự ly thật gần nhé.
Tư thế tạo dáng 13
Ghi lại khoảnh khắc cặp đôi tay trong tay cùng nhau tiến đến từ phía xa. Bạn nên đặt máy ở chế độ chụp liên tục. Làm như thế có lẽ bạn sẽ nhận được nhiều bức ảnh không hoàn thiện lắm do chuyển động của đôi chân không phù hợp. Vì vậy, phần việc còn lại của bạn là chọn lọc những bức ảnh có chuyển động chân thích hợp nhất.
Tư thế tạo dáng 14
Tạo nên một chút thay đổi trong tư thế cặp đôi cùng sóng bước. Đó là giây phút cả hai đến cạnh bên nhau và ôm lấy nhau trong vòng tay. Bạn cũng nên chụp thật nhiều kiểu ảnh để chọn được bức có những bước chân đẹp nhất.
Tư thế tạo dáng 15
Đừng quên rằng có rất nhiều cơ hội tốt để chụp được bức ảnh cặp đôi như mong muốn từ phía sau chủ thể đấy.
Tư thế tạo dáng 16
Cả hai nằm bên nhau, phần thân trước tựa vào tay để nâng lên một chút, chàng trai có thể nhẹ nhàng quàng vai ôm cô gái. Nên chụp ảnh này ở góc độ hẹp.
Tư thế tạo dáng 17
Dựa vào tư thế vừa nêu trên để linh động sáng tạo thêm. Cả hai nằm cạnh nhau nhưng tạo ra một khoảng không nhỏ ở giữa.
Tư thế tạo dáng 18
Một gợi ý hay, cho thấy dù các chủ thể được sắp xếp ở vị tri bất đối xứng nhưng ảnh của bạn vẫn là những tác phẩm nghệ thuật rất thú vị.
Tư thế tạo dáng 19
Tư thế thoải mái, vui tươi khi hai người nằm ngửa, cùng hướng ánh mắt lên khoảng không gian cao rộng bên trên và mỉm cười rạng rỡ.
Tư thế tạo dáng 20
Tư thế tạo không khi đầm ấm, dịu dàng khi cặp đôi ngồi tựa vào nhau thư giãn trên chiếc sofa yêu thích.
Tư thế tạo dáng 21
Đôi khi nói đến ảnh cặp đôi còn bao hàm cả ảnh chụp lúc người phụ nữ mang thai. Đây cũng là dịp để các cặp đôi sáng tạo nên những hình ảnh độc đáo và ý nghĩa. Trong trường hợp này, chỉ cần tập trung thể hiện tình cảm giữa hai người cũng như tấm lòng yêu thương trìu mến họ dành cho mọt thiên thần bé bỏng sắp chào đời.
Chúng tôi vẫn muốn khẳng định một lần nữa rằng các tư thế trên chỉ là những ví dụ, những gợi ý cho bước khởi đầu trong quá trình chụp ảnh cặp đôi. Do vậy, hình ảnh minh họa chỉ là những nét vẽ cơ bản chứ không phải ảnh thật. Bạn không nên lặp lại các tư thế trên một cách rập khuôn, thay vào đó hãy thật sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh và trải nghiệm thực tế diễn ra xung quanh.
Bài 3: 21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh bạn gái P2
Đăng lúc: . Đã xem 6449 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Không có gì đáng ngạc nhiên khi
hình thức chụp ảnh gợi cảm ngày một phát triển vì hầu hết phụ nữ đều
mong muốn tận hưởng trọn vẹn niềm vui thích từ lúc được thoải mái lựa
chọn, được khoác lên mình những trang phục thật xinh đẹp, thể nghiệm
nhiều ý tưởng cùng các phụ kiện độc đáo, mới lạ cho đến khi tha hồ sáng
tạo nên những tư thế nổi bật, duyên dáng trước ống kính. Và sự quyến rũ
chính là kết quả của việc phối hợp một cách hoàn hảo tất cả những yếu tố
trên. Tuy nhiên, chỉ cần một trong số ấy thay đổi cũng đủ để tạo ra nét
khác biệt hoàn toàn cho tác phẩm, chẳng hạn như kiểu tóc, cách trang
điểm, trang phục, ánh sáng. tư thế…Tất nhiên, mỗi yếu tố đều hàm chứa
nhiều nội dung, nhiều vấn đề rất rộng, rất phong phú mà trong phạm vi
bài viết này chúng ta chỉ có thể chuyển tải một chút về chủ đề tư thế
chụp ảnh.
Ngành công nghiệp quảng cáo và truyền thông ngày nay đặc biệt
chú trọng khai thác yếu tố “thời trang”, “gợi cảm” (thậm chí đôi lúc còn
biểu hiện một cách hơi thái quá). Theo thời gian, quan điểm mang tính
phổ biến về giới hạn có thể chấp nhận được ngày càng mở rộng hơn, và xu
thế này làm bùng phát nhu cầu về chụp ảnh nghệ thuật theo phong cách
quyến rũ. Nắm bắt tâm lý chung, nhiều studio chuyên chụp ảnh quyến rũ,
gợi cảm được mở ra, đồng thời các nhiếp ảnh gia cũng kết hợp cùng các
chuyên gia trang điểm, nhà tạo mẫu tóc để mang đến cho khách hàng của
mình cơ hội trải nghiệm cảm giác được làm “người mẫu thời trang”.Những tư thế điển hình dưới đây hẳn sẽ giúp bạn tránh được cảm giác lúng túng trong bước đầu làm quen với nghệ thuật chụp ảnh chân dung theo phong cách quyến rũ, hay đơn giản hơn, chúng chỉ là những gợi ý nho nhỏ cho bạn khi thực hiện công việc.
Tự thế tạo dáng 1
Đây là tư thế đẹp cho một bức ảnh theo phong cách quyến rũ. Dù chọn bối cảnh là mặt phẳng nào thì hình ảnh người mẫu nằm trên giường, trên mặt đất, thảm cỏ hay trên bãi cát mịn màng với tư thế như vậy cũng đều làm toát lên vẻ hấp dẫn, lôi cuốn.
Tự thế tạo dáng2
Người mẫu có thể thay đổi dáng nằm một chút. Tư thế này thích hợp cho nhiều dạng thể hình khác nhau.
Tự thế tạo dáng 3
Thật là một tư thế duyên dáng và đáng yêu. Để nêu bật được những ưu điểm của người mẫu, bạn nên chụp ảnh từ góc hẹp đồng thời đề nghị người mẫu nâng nhẹ phần thân trước, đầu hơi cúi xuống và đặc biệt ngón chân luôn hướng lên trên.
Tự thế tạo dáng 4
Tư thế rất gợi cảm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến một vài chi tiết như cánh tay làm điểm tựa phải đặt cách xa thân người, cơ bụng gọn gàng, bàn chân duỗi thẳng. Tư thế này chỉ thích hợp với người mẫu có thân hình mảnh mai, săn chắc.
Tự thế tạo dáng 5
Đây cũng là một tư thế nghiêng về vẻ gợi cảm nhưng khó tạo dáng nên luôn đặt ra nhiều thách thức cho cả người mẫu lẫn thợ chụp ảnh. Vì vậy, để có được một bức ảnh thành công bạn không những phải bảo đảm rằng chủ thể thật hoàn hảo khi nhìn bao quát mà còn cần chăm chút đến từng chi tiết của cơ thể: tay, đầu, eo (tránh trường hợp da cơ bụng trông bị nhăn), hông và cuối cùng là bàn chân.
Tự thế tạo dáng 6
Một tư thế tuyệt vời dành cho những bức ảnh ngoài trời, trong đó người mẫu tạo dáng khi nằm trên mặt đất, ngực hơi ưỡn và duỗi chân thoải mái.
Tự thế tạo dáng 7
Thêm một tư thế nằm để chụp ảnh rất đáng yêu của người mẫu. Ở đây, người mẫu nhẹ nâng phần thân trước lên và khẽ ngoái đầu nhìn về phía sau vai. Tư thế này phù hợp với nhiều thể hình khác nhau. Bạn nên thử chụp ở mọi góc độ và bằng cách di chuyển quanh người mẫu bạn sẽ tìm ra được vị trí thích hợp nhất.
Tự thế tạo dáng 8
Tư thế đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại thật hiệu quả, làm nổi bật những đường cong quyến rũ của người phụ nữ. Đặc biệt, ảnh sẽ cuốn hút và phong cách hơn nếu bạn biến chủ thể thành một hình tối tương phản trên khung nền sáng.
Tự thế tạo dáng 9
Tư thế tinh tế, uyển chuyển, thích hợp áp dụng khi chụp ảnh khỏa thân. Chắc hẳn cảm xúc sáng tạo trong bạn sẽ thăng hoa bởi vẻ tinh tế, thanh thoát của người mẫu từ tư thế cơ bản này dường như có thể biến hóa không giới hạn chỉ với một chút thay đổi ở vị trí của tay, chân và đầu.
Tự thế tạo dáng 10
Tư thế khiến người mẫu trông thật dịu dàng và dễ tạo dáng. Người mẫu chỉ nhẹ ngồi, tựa trên cả hai chân và cả bàn chân nữa, mắt nhìn hướng về phía sau vai.
Tự thế tạo dáng 11
Dù lựa chọn bối cảnh là trong nhà hay ngoài trời, tư thế trên vẫn biểu lộ và làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều, rạng rỡ của người mẫu, nhất là khi bạn chụp theo thể loại ảnh ngược sáng.
Tự thế tạo dáng 12
Nếu được chụp bằng kỹ thuật hoàn hảo và trau chuốt thật tinh tế, ti mỉ thì đây là một trong những tư thế lộng lẫy nhất, đặc trưng nhất của nghệ thuật ảnh quyến rũ. Tác phẩm có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào vị trí đặt tay chân khi người mẫu tạo dáng. Tuy nhiên, điều thuận lợi là tư thế này không yêu cầu quá khắt khe về hình thể. Trong lúc thực hiện, bạn nên chụp từ góc độ hơi cao một chút.
Tự thế tạo dáng 13
Một tư thế khó – một thách thức đòi hỏi người mẫu phải thử nghiệm, lựa chọn nhằm tìm được vị trí thích hợp nhất của đôi chân vì đó là yếu tố quyết định giá trị biểu cảm và sức cuốn hút của tác phẩm. Cần chú ý hướng dẫn người mẫu phải thật tập trung trong quá trình tạo dáng, đồng thời đừng quên sử dụng giày cao gót như một phụ kiện không thể thiếu.
Tự thế tạo dáng 14
Tư thế đơn giản, phảng phất nét trang trọng, thanh lịch. Bạn phải chắc rằng gương mặt người mẫu không bị cánh tay hay vai che khuất; mắt nhìn xuống với ánh nhìn bao quát toàn thân tạo nên một tư thế đặc biệt dịu dàng, lãng mạn; khuỷu tay nâng lên, tránh hướng thẳng về hướng ống kính.
Tự thế tạo dáng 15
Tư thế điển hình cho vẻ đẹp mềm mại đầy nữ tính. Một bí quyết nho nhỏ nhưng sẽ hữu ích nếu được ghi nhớ là tuy chụp ảnh khỏa thân quyến rũ nhưng không có nghĩa bạn hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của các đạo cụ. Trong nhiều trường hợp, chỉ một mảnh vải đơn giản lại trở thành điểm nhấn tuyệt vời, tăng thêm nét bí ẩn, hấp dẫn của tác phẩm. Vì vậy, đôi lúc, nên để người mẫu che một phần cơ thể khi chụp ảnh.
Tự thế tạo dáng 16
Tận dụng một bức tường (hay một vật thể tương tự) như điểm tựa để đặt đôi tay, nâng đỡ toàn thân, dựa lưng hoặc chống chân…sẽ giúp người mẫu của bạn tạo ra được rất nhiều tư thế khác nhau.
Tự thế tạo dáng 17
Tư thế dựa toàn thân vào tường. Đây cũng là một tư thế có thể biến đổi linh hoạt và thích hợp chụp ở nhiều góc độ, tạo cơ hội cho bạn thỏa sức phát huy khả năng sáng tạo phong phú của mình.
Tự thế tạo dáng 18
Xuất phát từ tư thế vừa đề cập ở trên, bạn có được hình ảnh mới mẻ này bằng cách thay đổi góc độ chụp, như chụp từ phía sau chẳng hạn.
Tự thế tạo dáng 19
Tư thế riêng dành để tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, thanh tú của những người mẫu sở hữu thân hình mảnh mai hay vóc dáng thể thao săn chắc với đường nét hài hòa, cân đối, đặc biệt dễ dàng tạo nên những biến tấu mới lạ, độc đáo. Bạn hãy yêu cầu người mẫu uốn mình theo hình chữ S, xoay đùi, di chuyển cánh tay cũng như nghiêng đầu theo nhiều hướng khác nhau.
Tự thế tạo dáng 20
Với một tấm lụa mỏng manh nhẹ choàng lấy thân hình người mẫu, cả đối tượng được chụp lẫn người chụp ảnh đều có vô vàn cơ hội thể nghiệm để từ đó sáng tạo nên những tác phẩm xuất sắc, mang đầy giá trị biểu cảm và nghệ thuật. Ảnh trông sẽ thơ mộng hơn nếu chụp giữa khung cảnh thiên nhiên lộng gió.
Tự thế tạo dáng 21
Một ý tưởng khác để mang đến cho bạn bức ảnh quyến rũ đầy tính sáng tạo chính là chụp trong bối cảnh không gian bao la, rộng mở như một đồng lúa mượt mà, một bãi cỏ xanh tươi đầy hoa dại hay thậm chí chỉ là cảnh vật hoang sơ, cằn cỗi. Giống như trường hợp trên, người mẫu có thể khoác một mảnh vải và trình bày những tư thế thật duyên dáng, đáng yêu.
Lưu ý rằng những tư thế được đề cập trong bài viết chỉ mang tính gợi ý cho bước khởi đầu trong nghệ thuật chụp ảnh quyến rũ, và dĩ nhiên khả năng để biến đổi chúng là vô tận. Đầu tiên, người mẫu có thể biểu lộ những cảm xúc khác nhau trên gương mặt, hay cách cười, cách nghiêng đầu, vị trí của tay, chân, hướng xoay người…, chỉ một thay đổi nhỏ sẽ tạo ra một tư thế hoàn toàn mới lạ (và cả một bức ảnh đẹp hơn). Thêm nữa, nếu bạn chụp ở nhiều góc độ (trên, dưới, phải, trái) cũng sẽ mang đến tác dụng như vậy. Bạn nên thay đổi khoảng cách so với chủ thể, cách xếp đặt, bố cục của bức ảnh. Cuối cùng bạn cần luôn nhớ việc sáng tạo các tư thế là cả quá trình nỗ lực thử nghiệm và chỉnh sửa, thử nghiệm càng nhiều thì kết quả bạn đạt được càng hoàn thiện.
Bài 4: 21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh bạn gái P1
Đăng lúc: . Đã xem 12975 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Trong quá trình thực hiện việc
chụp ảnh với chủ thể là phụ nữ, nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy cạn kiệt ý
tưởng, tinh thần sáng tạo dường như bế tắc hay đơn giản chỉ là cần 21
gợi ý thì “cẩm nang nhiếp ảnh”
Tự thế tạo dáng 1Trước hết, đó chính là tư thế
chụp chân dung thật đơn giản. Trong kiểu ảnh này, người mẫu sẽ nhìn
nghiêng về phía vai. Hãy để ý xem, chỉ cần lấy góc độ khác đi một chút,
bạn sẽ có được bức ảnh chân dung thú vị, độc đáo và mới mẻ hơn rất
nhiều.Tự thế tạo dáng 2
Trong ảnh chân dung, ta thường không thấy bàn tay của chủ thể hoặc bàn tay không được xem là điểm nổi bật, chính yếu. Tuy nhiên bạn có thể phát huy sự sáng tạo của mình bằng cách đề nghị người mẫu thử tạo dáng với bàn tay đặt ở nhiều vị trí khác nhau quanh đầu hay khuôn mặt. Nhưng hãy nhớ là không chụp lòng bàn tay trơ phẳng, bạn chỉ nên đưa vào ảnh các cạnh tay mà thôi.
Tự thế tạo dáng 3
Bạn hẳn đã nắm rất rõ các quy tắc cơ bản cần thiết về bố cục trong nghệ thuật nhiếp ảnh, chẳng hạn như quy tắc một phần ba. Nhưng từ quy tắc quen thuộc này, bạn sẽ thật sự ngạc nhiên khi tạo ra được những hiệu ứng rất mới lạ, rất khác biệt chỉ với việc xử lý bố cục ảnh bằng các đường chéo. Vì vậy, không nhất thiết phải luôn giữ cho mày ảnh của mình thẳng và cân bằng, đôi lúc để máy ảnh nghiêng khi chụp bạn sẽ có được những cảm nhận, những góc nhìn đặc biệt, ấn tượng hơn.
Tự thế tạo dáng 4
Chọn cho người mẫu tư thế ngồi thật đẹp và đáng yêu với hai đầu gối chụm vào nhau. Trong trường hợp này ta nên chụp từ góc độ cao hơn một chút so với chủ thể.
Tự thế tạo dáng 5
Một tư thế cũng làm toát lên nét lôi cuốn, phóng khoáng, gợi cảm chính là hình ảnh người mẫu nằm nghiêng trên nền đất. Bạn nên cúi người khi chụp ảnh này.
Tự thế tạo dáng 6
Thực hiện vài thay đổi nhỏ, chủ thể của bạn sẽ trở nên thật uyển chuyển, dịu dàng khi nằm trong tư thế tựa đôi tay trên nền đất. Đây là tư thế thích hợp cho những bức ảnh chụp ở không gian rộng mở ngoài trời với thảm cỏ xanh mượt mà hay trên cánh đồng hoa dại nên thơ, lãng mạn.
Tự thế tạo dáng 7
Bạn có thể áp dụng tư thế chuẩn như đã được minh họa qua hình vẽ. Tư thế này dễ thực hiện nhưng lại gây được ấn tượng mạnh mẽ. Bạn phải cúi người và tựa vào nền đất khi chụp ảnh, sau đó di chuyển quanh người mẫu để chọn những góc độ thích hợp nhất, đồng thời đề nghị người mẫu thử thay đổi vị trí tay và đầu nhằm giúp cho việc tạo dáng thêm linh hoạt, phong phú.
Tự thế tạo dáng 8
Đây cũng là một tư thế chụp toàn thân rất đẹp và có sức lôi cuốn khác. Trong quá trình chụp, người mẫu có thể thoải mái lựa chọn, thay đổi vị trí đặt tay và đôi chân. Đặc biệt cần thể hiện sự tập trung vào ánh mắt của người mẫu sao cho điểm nhấn này khiến bức ảnh trở nên thật ấn tượng và sống động.
Tự thế tạo dáng 9
Tư thế này thật sự rất đáng yêu, thích hợp để áp dụng trong bối cảnh là các mặt phẳng khác nhau, chẳng hạn như người mẫu có thể nằm trên giường, trên mặt đất, thảm cỏ hay trên bãi cát mịn màng. Nên chụp với góc ảnh thật hẹp và tập trung vào ánh mắt của người mẫu.
Tự thế tạo dáng 10
Ta có một tư thế đẹp và nhẹ nhàng để đưa vào tác phẩm với dáng ngồi như hình ảnh này của người mẫu.
Tự thế tạo dáng 11
Thêm một kiểu ảnh người mẫu ngồi trên nền với tư thế đơn giản, thân thiện. Nên chụp theo nhiều hướng và ở nhiều góc độ khác nhau.
Tự thế tạo dáng 12
Đây là tư thế tuyệt nhất để bộc lộ vẻ đẹp hình thể của người mẫu. Đặc biệt ta sẽ đạt được hiệu quả đáng ngạc nhiên khi thổi hồn vào bức ảnh với cách xử lý tinh tế, mang đầy tính nghệ thuật và biểu cảm, biến chủ thể thành một hình bóng nổi bật trên khung nền sáng.
Tự thế tạo dáng 13
Với tư thế trông thật bình thường, đơn giản này, bạn có thể biến tấu, sáng tạo theo nhiều cách khác nhau như hướng dẫn người mẫu xoay cơ thể, thay đổi vị trí tay, nghiêng đầu theo nhiều hướng…
Tự thế tạo dáng 14
Tư thế đơn giản và trang nhã. Người mẫu khẽ nghiêng người về một phía, đặt tay vào túi quần sau.
Tự thế tạo dáng 15
Nhẹ nhàng nghiêng người về phía trước một chút tạo thành tư thế cực kỳ quyến rũ nhằm tôn thêm vẻ đẹp và thu hút sự chú ý đối với phần trên của cơ thể người mẫu một cách tinh tế.
Tự thế tạo dáng 16
Tư thế gợi cảm, quyến rũ với động tác đưa hai tay lên khỏi đầu làm nổi bật những đường cong tuyệt mỹ trên cơ thể, Đây là tư thế thích hợp dành cho chủ thể có thân hình chuẩn, cân đối.
Tự thế tạo dáng 17
Đối với kiểu chụp toàn thân thì có vô số tư thế khác nhau để lựa chọn. Ngoài hình minh họa như trên cho bước khởi đầu, bạn có thể yêu cầu người mẫu từ từ xoay người, thay đổi vị trí tay cũng như hướng ánh mắt theo nhiều phía khác nhau…
Tự thế tạo dáng 18
Tư thế thoải mái, thể hiện cảm giác thư giãn khi người mẫu đứng tựa lưng vào tường. Ngoài ra, bức tường còn là điểm đặt bàn tay hay chống một chân để tạo dáng như thế này.
Tự thế tạo dáng 19
Ghi nhớ rằng đối với kiểu chụp toàn thân thì yêu cầu cơ bản và nghiêm túc nhất là người mẫu phải có thân hình mảnh mai, săn chắc theo kiểu vóc dáng thể thao. Cách thực hiện tư thế này khá đơn giản: Thân người uốn cong theo hình chữ S, tay thả tự do, trọng tâm cơ thể dồn vào một chân.
Tự thế tạo dáng 20
Tư thế điển hình, làm toát lên nét thanh tú từ vóc dáng lý tưởng của người mẫu. Dựa vào đó, bạn có thể tạo ra nhiều biến tấu thật linh hoạt, đa dạng. Để chọn được tư thế đẹp nhất, bạn nên đề nghị người mẫu di chuyển tay chầm chậm, xoay dần cơ thể theo nhiều góc độ cho đến khi tìm được tư thế thích hợp hãy yêu cầu cô ấy dừng lại và giữ nguyên như vậy trong lúc bấm máy. Thực hiện cách này nhiều lần bạn sẽ có được một bộ sưu tập những bức ảnh ưng ý.
Tự thế tạo dáng 21
Đây là tư thế rất lãng mạn và đầy nữ tính. Có thể sử dụng một mảnh vải bất kỳ nào đó (hay thậm chí chỉ đơn giản là một bức màn), cũng không nhất thiết chụp cả chiếc lưng trần. Đôi khi, hình ảnh người mẫu để lộ một chút vai trần lại gợi lên nhiều cảm xúc và mang vẻ bí ẩn, quyến rũ hơn.
Như vậy là bạn khi bắt tay vào công việc chụp ảnh phụ nữ bạn đã có một số tư liệu tham khảo rồi đấy. RGB hy vọng ít nhất bạn cũng chọn được một vài tư thế mà bài viết đã đưa ra để áp dụng trong quá trình sáng tạo nên những tác phẩm yêu thích của mình. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý là các tư thế trên chỉ mang tính chất ví dụ, gợi mở cho bước khởi đầu cơ bản nhất. Mỗi tư thế như vậy có thể được biến đổi theo vô vàn cách khác nhau. Hãy thỏa sức sáng tạo và điều chỉnh cho phù hợp với mong muốn của mình (ví dụ như thử chụp ảnh ở nhiều góc độ, đề nghị người mẫu thay đổi vị trí của tay, chân, đầu…).
Bài 5: 21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em
Đăng lúc: . Đã xem 3187 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Trẻ em là chủ đề dễ thương,
nhiều niềm vui ngộ nghĩnh, cảm giác ấm áp chân thành, và cũng là thể
loại nhiều khó khăn nhất. Nhiều lúc, người chụp phải tập suy nghĩ, dự
đoán phản ứng giống như con trẻ để biết chúng sẽ có hành động gì. Người
chụp phải thật sự kiên nhẫn và thích nghi hoàn toàn với hoạt động của
chúng. Trẻ em sẽ không bao giờ nghe theo lời bạn để có góc chụp chính
xác. Vì vậy, 21 mẫu giới thiệu dưới đây cũng chỉ là tài liệu tham khảo
cho việc lên kịch bản ý tưởng trước khi thực hiện một buổi chụp trẻ em
vậy
Mẫu 1 – Chụp trẻ em, nên chụp ngang với tầm mắt của trẻ, vì với góc này, bạn có thể khai thác hết những biểu hiện cảm xúc tự nhiên của trẻ từ đôi mắt long lanh.
Mẫu 2 – Con trẻ nằm lăn xuống giường, nền nhà, bãi cỏ… và góc máy thật thấp.
Mẫu 3 – Biến thể của tư thế trên, hai tay chống cằm.
Mẫu 4 – Đặt trẻ trên giường, cùng một tấm chăn. Nên chọn màu sắc đồng bộ và phù hợp, thường người ta chụp màu sáng.
Mẫu 5 – Để cho trẻ thoải mái, cho trẻ ôm hoặc chơi với gấu bông yêu thích của trẻ, hoặc với một món đồ chơi nào đó mà trẻ tự lựa chọn.
Mẫu 6 – Hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của con trẻ: ăn uống, chơi, ngủ nghỉ, học hành, làm bài tập ở nhà… gợi ý này là cảnh sơn màu nước.
Mẫu 7 – Cầm sách đọc là hình ảnh rất dễ thương. Chú ý ánh sáng tương phản từ sách lên mặt, tính toán ánh sáng chính phụ cho phù hợp.
Mẫu 8 – Những khoảnh khắc tự nhiên của trẻ như cười lớn, hét lên như kêu ai. Những khoảnh khắc đó rất ngộ nghĩnh và tình cảm. Không nên tập cho trẻ thể hiện cảm xúc giả tạo.
Mẫu 9 – Dùng một số loại thức ăn ngon (dĩ nhiên trẻ phải thích), như dưa, kem, trái cây, bánh kẹo để nắm bắt khoảnh khắc.
Mẫu 10 – Trò chơi thổi bong bóng xà phòng. Bạn nên tính hướng ánh sáng phù hợp thì sẽ có ảnh đẹp trong trò chơi này của trẻ.
Mẫu 11 – Trò chơi trốn tìm, ẩn nấp, sẽ tạo khoảnh khắc tự nhiên để chụp.
Mẫu 12 – Trò chơi với cát là trò mà hầu hết trẻ đều thích. Trẻ sẽ chăm chú với trò chơi này, bận rộn, và lúc đó bạn sẽ quan sát tìm khoảnh khắc tốt nhất.
Mẫu 13 – Một trò chơi vận động, chụp ở góc thấp.
Mẫu 14 – Trẻ và vật nuôi trong nhà, cảm xúc con trẻ sẽ tự nhiên thể hiện khi chúng trìu mến với vật nuôi chúng quý.
Mẫu 15 – Các trò chơi ở công viên, ngoài trời. Để cho trẻ chơi tự nhiên, và bạn tha hồ bấm máy.
Mẫu 16 – Nếu là trẻ nam, các môn thể thao bóng đá, bóng rỗ, cầu long… cũng là những đạo cụ để bạn chụp ảnh cho trẻ.
Mẫu 17 – Mẹ và em bé sẽ rất đẹp khi bạn lưu được khoảnh khắc ấp áp tình cảm đó.
Mẫu 18 – Mẫu đơn giản, đứa trẻ ngồi trên hông mẹ. Bạn hãy thử các vị trí khác, trong đôi tay, chân, và có thể ôm sau vai….
Mẫu 19 – Con trẻ ôm mẹ của nó, cảm xúc tự nhiên và vô giá.
Mẫu 20 – Đu trên lung và vai mẹ.
Mẫu 21 – Chân dung gia đình.
Con trẻ di chuyển rất nhanh. Không chỉ đôi chân trẻ di chuyển mà đầu, hướng mắt, khuôn mặt, biểu cảm… tất cả thay đổi liên tục và tức thời. Do vậy, bạn phải chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để bắt dính khoảnh khắc, trừ khi bạn cố ý chụp mờ. Thứ hai là để máy ảnh ở chế độ chụp liên tục. Khoảnh khắc và sự thay đổi của trẻ giống như cái chớp mắt chớp mắt, thay đổi liên tục. Chúc bạn thành công và chia sẻ ảnh.
Bài 6: 21 TƯ THẾ CHỤP ẢNH CƯỚI
Đăng lúc: . Đã xem 5083 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chụp ảnh cưới là một ngành
thương mại lớn và là nghề nghiệp của nhiều nhiếp ảnh gia. Chụp ảnh cưới
chuyên nghiệp là một chủ đề phong phú và đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cũng
như lý thuyết. 21 mẫu pose giới thiệu trong bài này chỉ là hướng dẫn
nhập môn cho bạn nào thích chủ đề này thì có ý tưởng khởi đầu cho việc
chụp thể loại ảnh này.
Mẫu 1 –
Chụp cận cảnh cô dâu với mạng che mặt. Bạn có thể sử dụng ống kinh zoom
lấy nét điểm vào mắt cô dâu; nếu bạn chọn chế độ nét đa điểm tự động,
có thể máy sẽ lấy nét vào mạng che mặt.
Mẫu 2 – Chụp cô dâu chú rễ trong xe cưới cũng là một hình ảnh tuyệt vời.
Mẫu 3 – Nụ hôn lãng mạn của cô dâu chú rễ. Cố gắng thấy cả hai khuôn mặt và mắt.
Mẫu 4 – Hai má cô dâu chú rễ áp nhẹ vào nhau với nụ cười hạnh phúc và tô điểm them bằng bó hoa ngày cưới được đặt quay về hướng máy ảnh.
Mẫu 5 – Chú rễ ôm nâng cô dâu từ phía sau. Mắt họ nhìn nhau tình tứ vào nhau, hoặc nhìn xéo về phía máy ảnh, hoặc một nụ hôn lim dim.
Mẫu 6 – Chú rễ ôm cô dâu từ phía sau, áp sát đầu và cơ thể vào nhau và góc máy chụp hơi cao một chút.
Mẫu 7 – Cô dâu chú rễ ôm hôn nhau. Khoảnh khắc này nên sắp xếp vào một thời điểm thích hợp để tình cảm được thể hiện nồng nàn nhất, họ sẽ không phàn nàn gì bạn đâu!
Mẫu 8 – Một góc chụp xa ngoài trời, chú rễ vắt áo phong trần một chút, cô dâu bước đi sát cạnh, và chọn hậu cảnh phù hợp.
Mẫu 9 – Một khung ảnh tĩnh, cô dâu chú rễ nhìn về một hướng với biểu lộ đồng vai sát cánh.
Mẫu 10 – Chú rễ bồng cô dâu. Khoảnh khắc thật tự nhiên và tươi vui. Khung ảnh được chụp rộng, từ xa.
Mấu 11 – Cũng khung ảnh chú rễ bồng cô dâu, chụp cận cảnh. Chú ý không khí thật tự nhiên và tươi vui.
Mẫu 12 – Chụp cưới cần nhất là khoảnh khắc tự nhiên, đừng làm nghiêm trọng khi sắp đặt cảnh chụp quá, hãy làm cho không khí luôn vui vẻ.
Mẫu 13 – Tay cô dâu chú rễ xách giày dép cùng chạy một vòng và bạn tha hồ chụp khoảnh khắc đẹp nhất cho họ.
Mẫu 14 – Góc máy chụp từ sau vẫn là góc máy đẹp và nhiều ý nghĩa.
Mẫu 15 – Hãy chú ý đến váy cưới, trãi rộng và những nếp gấp tự nhiên cũng như chú ý nếp nhăm ở chân chú rễ. 1,2,3 chụp, để lâu họ mỏi.
Mẫu 16 – Chân dung cô dâu. Ngồi trên cát hoặc mặt cỏ, mặt đất hoặc trên một chiếc ghế thấp. Váy cưới sắp xếp xung quanh cô dâu và góc máy chụp cao xuống.
Mẫu 17 – Cô dâu chú rễ tay trong tay ly rượu champagne. Có thể chụp nét ly rượu và cô dâu chú rễ mờ.
Mẫu 18 – Chụp DOF mỏng 1 chút bằng cách mở khẩu ống kính lớn (chỉ số F nhỏ nhất) để khung ảnh nét cô dâu và chú rễ lững thững phía sau mờ mờ. Cô dâu thong thả trong tay bó hoa tươi.
Mẫu 19 – Sử dụng kỹ thuật DOF mỏng, nét căng tiền cảnh là bó hoa và mờ dần hậu cảnh là hình dáng cô dâu chú rễ. Hoặc ngược lại, rõ nét cô dâu chú rễ và mờ ảo bó hoa. Cô dâu chú rễ có thể nhìn về phía máy ảnh, có thể nhìn nhau.
Mẫu 20 – Tay cô dâu chú rễ đưa ra. Có thể lấy nét căng đôi tay và hơi mờ cô dâu chú rễ. Cũng có thể điểm nét đó là đôi nhẫn cưới, đồ trang sức, bó hoa, quần áo, ly rượu, xe cưới…
Mẫu 21 – Đặc tả cô dâu chú rễ, hoặc các đồ trang sức, đôi giày, bó hoa… kết hợp nhiều ảnh nhỏ thành khung ảnh vui nhộn.
Mẫu 2 – Chụp cô dâu chú rễ trong xe cưới cũng là một hình ảnh tuyệt vời.
Mẫu 3 – Nụ hôn lãng mạn của cô dâu chú rễ. Cố gắng thấy cả hai khuôn mặt và mắt.
Mẫu 4 – Hai má cô dâu chú rễ áp nhẹ vào nhau với nụ cười hạnh phúc và tô điểm them bằng bó hoa ngày cưới được đặt quay về hướng máy ảnh.
Mẫu 5 – Chú rễ ôm nâng cô dâu từ phía sau. Mắt họ nhìn nhau tình tứ vào nhau, hoặc nhìn xéo về phía máy ảnh, hoặc một nụ hôn lim dim.
Mẫu 6 – Chú rễ ôm cô dâu từ phía sau, áp sát đầu và cơ thể vào nhau và góc máy chụp hơi cao một chút.
Mẫu 7 – Cô dâu chú rễ ôm hôn nhau. Khoảnh khắc này nên sắp xếp vào một thời điểm thích hợp để tình cảm được thể hiện nồng nàn nhất, họ sẽ không phàn nàn gì bạn đâu!
Mẫu 8 – Một góc chụp xa ngoài trời, chú rễ vắt áo phong trần một chút, cô dâu bước đi sát cạnh, và chọn hậu cảnh phù hợp.
Mẫu 9 – Một khung ảnh tĩnh, cô dâu chú rễ nhìn về một hướng với biểu lộ đồng vai sát cánh.
Mẫu 10 – Chú rễ bồng cô dâu. Khoảnh khắc thật tự nhiên và tươi vui. Khung ảnh được chụp rộng, từ xa.
Mấu 11 – Cũng khung ảnh chú rễ bồng cô dâu, chụp cận cảnh. Chú ý không khí thật tự nhiên và tươi vui.
Mẫu 12 – Chụp cưới cần nhất là khoảnh khắc tự nhiên, đừng làm nghiêm trọng khi sắp đặt cảnh chụp quá, hãy làm cho không khí luôn vui vẻ.
Mẫu 13 – Tay cô dâu chú rễ xách giày dép cùng chạy một vòng và bạn tha hồ chụp khoảnh khắc đẹp nhất cho họ.
Mẫu 14 – Góc máy chụp từ sau vẫn là góc máy đẹp và nhiều ý nghĩa.
Mẫu 15 – Hãy chú ý đến váy cưới, trãi rộng và những nếp gấp tự nhiên cũng như chú ý nếp nhăm ở chân chú rễ. 1,2,3 chụp, để lâu họ mỏi.
Mẫu 16 – Chân dung cô dâu. Ngồi trên cát hoặc mặt cỏ, mặt đất hoặc trên một chiếc ghế thấp. Váy cưới sắp xếp xung quanh cô dâu và góc máy chụp cao xuống.
Mẫu 17 – Cô dâu chú rễ tay trong tay ly rượu champagne. Có thể chụp nét ly rượu và cô dâu chú rễ mờ.
Mẫu 18 – Chụp DOF mỏng 1 chút bằng cách mở khẩu ống kính lớn (chỉ số F nhỏ nhất) để khung ảnh nét cô dâu và chú rễ lững thững phía sau mờ mờ. Cô dâu thong thả trong tay bó hoa tươi.
Mẫu 19 – Sử dụng kỹ thuật DOF mỏng, nét căng tiền cảnh là bó hoa và mờ dần hậu cảnh là hình dáng cô dâu chú rễ. Hoặc ngược lại, rõ nét cô dâu chú rễ và mờ ảo bó hoa. Cô dâu chú rễ có thể nhìn về phía máy ảnh, có thể nhìn nhau.
Mẫu 20 – Tay cô dâu chú rễ đưa ra. Có thể lấy nét căng đôi tay và hơi mờ cô dâu chú rễ. Cũng có thể điểm nét đó là đôi nhẫn cưới, đồ trang sức, bó hoa, quần áo, ly rượu, xe cưới…
Mẫu 21 – Đặc tả cô dâu chú rễ, hoặc các đồ trang sức, đôi giày, bó hoa… kết hợp nhiều ảnh nhỏ thành khung ảnh vui nhộn.
Bài 7: 21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh nam giới
Đăng lúc: . Đã xem 8656 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Nam giới thường ít thoải mái
trong quá trình được chụp ảnh, vì vậy chụp mẫu nam điều quan trọng là
làm sao để anh ta thật thoải mái trong quá trình chụp. 21 gợi ý sau giúp
bạn và mẫu bắt đầu cho một buổi chụp, chính mẫu sẽ cảm thấy tự tin hơn
khi biết rõ kế hoạch, những gì sẽ làm, và kết quả dự kiến. Bạn nên in
các mẫu tư thế cho họ xem trước hoặc trao đổi trước buổi chụp về kế
hoạch chụp.
-
- Mẫu 1 – Tư thế đơn giản nhất để khởi đầu là chụp bán thân với đôi tay khoanh chéo. Chú ý đôi vai không gồng cứng, cơ bắp tay không lộ rõ.
-
- Mẫu 2 – Bạn có thể mời anh ta đưa một chân lên phía trước vào chéo qua chân kia, trọng lượng cơ thể không chia đều trên hai chân, nên cố gắng giữ tư thế tự nhiên, vì dễ bị dồn trọng lượng và nghiêng người.
-
- Mẫu 3 – Ngoại trừ chụp ảnh lực sĩ, còn lại chụp mẫu nam, đôi tay phải thật sự thoải mái, thả lỏng, hoặc chống bên hông, hoặc đặt vào túi, hoặc khoanh trước ngực…
-
- Mẫu 4 – Vẫn là tư thế đứng và hai tay tạo nên dáng lịch lãm, đút một phần tay vào túi.
-
- Mẫu 5 – Vắt áo trên vai, ngón tay cái đút túi, chân đặt chéo qua sát chân kia.
-
- Mẫu 6 – Tư thế ngồi – gác mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái thoái mái tự nhiên. Góc máy chụp hơi cao một chút.
-
- Mẫu 7 – Từ tư thế đứng, biến thể tư thế dựa vào tường.
-
- Mẫu 8 – Dựa ngang vào bức tường.
-
- Mẫu 9 – Tay cầm Ipad, sổ sách hoặc thiết bị nào đó tô điểm thêm cho bức chân dung.
-
- Mẫu 10 – Ngồi một phần góc bàn làm việc.
-
- Mẫu 11 – Ngồi tại bàn.
-
- Mẫu 12 – Ngồi tại bàn với dáng trẻ trung hơn.
-
- Mẫu 13 – Chụp từ phía sau bàn.
-
- Mẫu 14 – Tay vắt ngang qua đặt trên bàn.
-
- Mẫu 15 – Sử dụng chiếc ghế, ảnh mang tính sáng tạo với khung cảnh hơn.
-
- Mẫu 16 – Ngồi thoải mái trên ghế, phù hợp với chân dung doanh nhân, mẫu lớn tuổi.
-
- Mẫu 17 – Tư thế ngồi này có rất nhiều góc máy để chụp.
-
- Mẫu 18 – Thích hợp chụp ngoài trời.
-
- Mẫu 19 – Biến thể của tư thế ngồi khi chụp ngoài trời.
- Mẫu 20 – Dựa lung vào tường.
- Mẫu 21 – Chân dung.
21 tư thế gợi ý cho bạn bắt đầu. Hãy nhớ rằng không “cứng nhắc” trong một tư thế nào, 21 mẫu này chỉ là gợi ý cho bạn bước vào thế giới sáng tạo vô tận, không bị gò bó bất cứ điều gì khi sáng tác ảnh. Với mẫu nam, điều lưu tâm là khung cảnh, hậu cảnh đơn giản, quần áo đơn giản, kiểu cách đơn giản và tự nhiên. Chúc bạn thành công.
Nam giới thường ít thoải mái trong quá trình được chụp ảnh, vì vậy chụp
mẫu nam điều quan trọng là làm sao để anh ta thật thoải mái trong quá
trình chụp. 21 gợi ý sau giúp bạn và mẫu bắt đầu cho một buổi chụp,
chính mẫu sẽ cảm thấy tự tin hơn khi biết rõ kế hoạch, những gì sẽ làm,
và kết quả dự kiến. Bạn nên in các mẫu tư thế cho họ xem trước hoặc trao
đổi trước buổi chụp về kế hoạch chụp. Cùng xem xét các gợi ý sau:
Bài 8: Cách xử lý màu trên máy ảnh
Đăng lúc: . Đã xem 234 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Nếu bạn có thói quen chụp ảnh kỹ thuật số ở định dạng ảnh thô
RAW (.NEF) rất có thể bạn sẽ không cần để ý tới các chức năng điều chỉnh
màu sắc ngay trên máy ảnh bởi với định dạng RAW, ảnh được lưu trữ không
qua xử lý màu sắc trên máy ảnh và công việc chỉnh sửa màu sắc của ảnh
sẽ được thực hiện chủ yếu bằng các phần mềm trên máy tính sau khi chụp.
Tuy nhiên, nếu bạn chụp ở định dạng ảnh nén JPEG/JPG, máy ảnh sẽ xử lý màu sắc ngay trên máy bằng các phần mềm cài cứng (firmware) và theo các chế độ do người chụp lựa chọn thông qua menu của máy ảnh. Lựa chọn và mặc định đúng chế độ màu sắc sẽ giúp ảnh có màu sắc đep hơn.
Canon DSLR: Lựa chọn phong cách ảnh (Picture Styles)
2. Chọn chế độ mong muốn bao gồm Tiêu chuẩn (Standard / S), Chân dung (Portrait / P), Phong cảnh (Landscape / L), Trung hòa (Neutral / N), Trung thực (Faithful / F), Đen trắng (Monochrome / M) hoặc một trong các chế độ do người sử dụng mặc định.
3. Ở mỗi chế độ, người sử dụng có thể vi chỉnh (Detail set) nhằm điều chỉnh độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sắc màu (Saturation) và Tông màu (Color tone); các giá trị điều chỉnh đều có thể tăng hoặc giảm so với Mặc định ban đầu. Nếu muốn đặt lại theo chế độ Mặc định ban đầu, chọn Default set (Mặc định).
4. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết.
Ghi chú: Hình minh họa của Canon EOS 550D. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau.
Nikon DSLR: Điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control)
2. Lựa chọn các chế độ xử lý ảnh mong muốn bao gồm: Tiêu chuẩn (Standard / SD), Trung hòa (Neutral / NL), Tươi sáng (Vivid / VI), Đen trắng (Monochrome / MC), Chân dung (Portrait / PT) hay Phong cảnh (Landscape / LS).
3. Kiểm tra và so sánh chế độ xử lý vừa lựa chọn với các chế độ khác bằng menu Sơ đồ điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control Grid).
4. Ở mỗi chế độ xử lý, người sử dụng có thể vi chỉnh chung bằng chức năng Vi chỉnh nhanh (Quick adjust) hoặc vi chỉnh từng yếu tố bằng cách lựa chọn và điều chỉnh từng yếu tố, bao gồm độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sáng tối (Brightness), Sắc (Saturation) và Màu (Hue). Sau khi lựa chọn giá trị mong muốn (nhấn mũi tên phải / trái nút điều khiển trên thân máy), nhấn OK để lưu giá trị đã chọn. Nhấn Reset để quay về mặc định ban đầu.
5. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết.
Ghi chú: Hình minh họa của Nikon D90. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau.
Nguồn : Vinacamera
Nguồn tin: VinaCamera Tuy nhiên, nếu bạn chụp ở định dạng ảnh nén JPEG/JPG, máy ảnh sẽ xử lý màu sắc ngay trên máy bằng các phần mềm cài cứng (firmware) và theo các chế độ do người chụp lựa chọn thông qua menu của máy ảnh. Lựa chọn và mặc định đúng chế độ màu sắc sẽ giúp ảnh có màu sắc đep hơn.
A. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÀU SẮC CỦA ẢNH KTS
Với một màn hình máy tính được căn chỉnh màu sắc hiển thị trung thực, nhiều khi xem lại ảnh bạn thấy ảnh chụp không được trung thực hoặc có màu sắc quá lòe loẹt, v.v… Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng tới màu sắc của một bức ảnh, đặc biệt ảnh kỹ thuật số?1. Cảm biến quang (photo-sensor)
Mỗi thân máy KTS đều có một cảm biến thu nhận hình ảnh trong đó có màu sắc của ảnh. Các loại thân máy chất lượng cao thường được gắn các cảm biến loại tốt, thu nhận trung thực màu sắc hình ảnh. Kèm theo cảm biến là các phần mềm cài đặt trên thân máy có tác dụng “dịch” thông tin và lưu trữ thông tin của một bức ảnh. Khi mua máy DSLR, bạn nên tìm hiểu kỹ đánh giá các thân máy để tìm được loại máy tốt, cho màu sắc hình ảnh trung thực. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới màu sắc của ảnh, và người chụp cũng không thể can thiệp khi đã “chót yêu” một thân máy nào đó.2. Ống kính (lens)
Sử dụng các loại ống kính khác nhau rất có thể làm thay đổi màu sắc của ảnh do mỗi loại ống kính đều có các lớp phủ bề mặt thấu kính khác nhau để đem lại các hiệu ứng nhất định. Dù mong muốn hay không, các lớp phủ bề mặt này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới màu sắc của ánh sáng phản xạ từ chủ thể tới cảm biến thu nhận hình ảnh. Các hãng ống kính nổi tiếng như Canon hay Nikon thường sản xuất được các ống kính chất lượng cao, cho màu sắc trung thực – tuy không phải ống nào của các hãng này cũng có chất lượng như nhau. Các ống kính của các hãng thứ ba sản xuất ống kính có thể có chất lượng thua kém chút ít, ví dụ như các ống kính Tamron thường cho màu sắc sặc sỡ, hơi có phần cường điệu, trong khi đó, ống kính của hãng Sigma lại cho màu sắc hơi giảm tông màu, ảnh nhạt hơn đôi chút. Khi mua ống kính, bạn cũng nên tham khảo đánh giá với một ống kính cụ thể để lựa chọn tốt hơn.3. Đo sáng và phơi sáng (metering & exposure)
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới màu sắc của ảnh chính là việc điều chỉnh phơi sáng cho tấm ảnh. Ảnh thừa sáng (overexposure) thường có màu sắc nhợt nhạt hơn; ngược lại, ảnh thiếu sáng (underexposure) thường cho màu sắc tối thẫm, cả hai trường hợp đều cho ra đời những tấm ảnh không trung thực về màu sắc. Để phơi sáng “đúng sáng”, bạn cần là người có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh và biết cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ như thiết bị đo sáng (light meter) hay đơn giản hơn là tấm (bìa) xám (gray card) và biết cách sử dụng các chế độ căn sáng hợp lý trên máy ảnh KTS DSLR.4. Cân bằng trắng (white balance / WB)
Cân bằng trắng là một chức năng rất quan trọng bảo đảm màu sắc trung thực khi chụp ảnh kỹ thuật số. Ghi chú: trong quay phim video, kèm với cân bằng trắng còn có khái niệm cân bằng đen (black balance) cũng rất quan trọng. Khác với ảnh chụp bằng phim nhựa có màu sắc được tạo bởi các lớp hóa chất phủ trên bản phim, ảnh kỹ thuật số được xác định màu sắc dựa vào cảm biến số và phần mềm cài đặt trên thân máy. Để máy qui chiếu màu sắc được chính xác, cảm biến và phần mềm trên máy cần “hiểu được” thế nào là màu trắng, từ đó qui chiếu các màu khác một cách trung thực nhất. Trên máy DSLR thường có nhiều chế độ cân bằng trắng (white balance mode / WB mode) khác nhau cho các môi trường ánh sáng khác nhau như: tự động (auto), đèn ảnh (flash), đèn neon (fluorescent), đèn sợi tóc (incandescent), trời có mây (cloudy), mặc định sẵn (preset) hay theo nhiệt độ màu Kelvin, v.v… Bạn nên tìm hiểu và thử nghiệm các chế độ cân bằng trắng khác nhau trên thân máy ảnh của bạn, cũng như sử dụng tấm bìa trắng (hay giấy trắng, v.v…) và đặc biệt sử dụng chế độ điều chỉnh theo nhiệt độ màu Kelvin để hỗ trợ cân bằng trắng hiệu quả.5. Các chế độ xử lý màu sắc trên máy ảnh
Như đã nói ở phần đầu, ảnh chụp ở định dạng JPEG/JPG sẽ được máy ảnh KTS xử lý – trong đó có cân chỉnh màu sắc theo các giá trị do máy và người chụp mặc định. Một trong các chức năng của hầu hết các máy ảnh DSLR là chức năng hiệu chỉnh hình ảnh. Chức năng này có thể được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau ở các hãng máy ảnh khác nhau, ví dụ như ở máy Canon thường được gọi là “các phong cách ảnh” (PIcture Styles) hay ở Nikon là “tối ưu hóa hình ảnh” (Optimize Image) hoặc “điều chỉnh hình ảnh” (Picture Controls) nhưng tựu trung đều có chức năng hiệu chỉnh gam màu, tông màu kèm theo đó là độ tương phản và độ sắc nét của hình ảnh.B. LỰA CHỌN VÀ MẶC ĐỊNH CÁC CHỨC NĂNG HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH
Sau đây, hướng dẫn sơ bộ cách sử dụng chức năng hiệu chỉnh hình ảnh trên máy DSLR Canon và Nikon. Hướng dẫn tập trung vào các tính năng phổ biến nhất. Ở các loại máy cụ thể khác nhau có thể có một số tính năng hơi khác nhau đôi chút.
Menu điều chỉnh chế độ xử lý hình ảnh trên Canon DSLR
1. Tìm tới menu Lựa chọn các chế độ xử lý ảnh (Picture Style) và nhấn SET để lựa chọn hoặc ấn định giá trị.2. Chọn chế độ mong muốn bao gồm Tiêu chuẩn (Standard / S), Chân dung (Portrait / P), Phong cảnh (Landscape / L), Trung hòa (Neutral / N), Trung thực (Faithful / F), Đen trắng (Monochrome / M) hoặc một trong các chế độ do người sử dụng mặc định.
3. Ở mỗi chế độ, người sử dụng có thể vi chỉnh (Detail set) nhằm điều chỉnh độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sắc màu (Saturation) và Tông màu (Color tone); các giá trị điều chỉnh đều có thể tăng hoặc giảm so với Mặc định ban đầu. Nếu muốn đặt lại theo chế độ Mặc định ban đầu, chọn Default set (Mặc định).
4. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết.
Ghi chú: Hình minh họa của Canon EOS 550D. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau.
Nikon DSLR: Điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control)
Menu điều chỉnh chế độ xử lý hình ảnh trên Nikon DSLR
1. Tìm tới menu Điều chỉnh xử lý hình ảnh (Set Picture Control) hoặc Tối ưu hóa hình ảnh (Optimize Image) và nhấn OK.2. Lựa chọn các chế độ xử lý ảnh mong muốn bao gồm: Tiêu chuẩn (Standard / SD), Trung hòa (Neutral / NL), Tươi sáng (Vivid / VI), Đen trắng (Monochrome / MC), Chân dung (Portrait / PT) hay Phong cảnh (Landscape / LS).
3. Kiểm tra và so sánh chế độ xử lý vừa lựa chọn với các chế độ khác bằng menu Sơ đồ điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control Grid).
4. Ở mỗi chế độ xử lý, người sử dụng có thể vi chỉnh chung bằng chức năng Vi chỉnh nhanh (Quick adjust) hoặc vi chỉnh từng yếu tố bằng cách lựa chọn và điều chỉnh từng yếu tố, bao gồm độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sáng tối (Brightness), Sắc (Saturation) và Màu (Hue). Sau khi lựa chọn giá trị mong muốn (nhấn mũi tên phải / trái nút điều khiển trên thân máy), nhấn OK để lưu giá trị đã chọn. Nhấn Reset để quay về mặc định ban đầu.
5. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết.
Ghi chú: Hình minh họa của Nikon D90. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau.
Nguồn : Vinacamera
Được tìm bởi : màu
ảnh canon 700D, cac che do chup anh tren canon 7D, cach chinh mau may
anh 7d, cách chỉnh thông số khi chụp ảnh với cannon 7d, cách chụp hình
canon 7d ảnh đen trắng, chinh mau da cho canon 7d, den 430ii canon va
cach su dung, hieu chinh cho canon 7D
Bài 9: Mẹo chụp ảnh luôn nét
Đăng lúc: . Đã xem 468 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Ảnh nét luôn được người chụp chú ý tới, bài này giúp bạn giải quyết vấn đề này
Biết cách khai thác một số chức năng tiên tiến của máy, người chụp sẽ cải thiện được độ nét của bức ảnh.Một trong những điều băn khoăn của không ít người chụp là sao những bức hình mình chụp lại không nét bằng những bức vẫn thấy trên Internet, dù đã thực hiện đủ các kỹ thuật cần thiết như cầm chắc máy, nâng tốc độ cửa trập, lấy nét đúng… Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kỹ thuật khởi đầu để có một bức ảnh đẹp. Thực ra, ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng có không ít những bức bị rung, bị mờ, chỉ là họ không công bố rộng rãi mà thôi.
Ngoài những kỹ thuật cơ bản ở trên, tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp thêm một số kỹ thuật khác giúp người chụp có thể khai thác để có được những bức ảnh thật sự nét của riêng mình.
Nút lấy nét phía sau thân máy
Rất nhiều người chụp ảnh thực hiện các thao tác lấy nét bằng nhá nút chụp rồi ấn thẳng để chụp ảnh. Vấn đề ở chỗ nếu lấy nét và chụp theo cách thức này, mỗi khi bạn nhá nút chụp là một lần máy ảnh sẽ lấy nét lại. Nếu đối tượng ở quá xa hoặc khung cảnh có nhiều người, cách thức trên rất dễ dẫn tới hiện tượng khoảng nét liên tục bị thay đổi do máy lấy nhầm vào những đối tượng di chuyển xung quanh điểm nét đã chọn.
Giải pháp cho vấn đề này là trên hầu hết các máy DSLR, luôn có nút "AF-On" phía sau máy có thể chuyển thành nút lấy nét độc lập mà không cần phải bấm nhá nút chụp ảnh nữa. Khi kích hoạt tính năng này trong menu, mỗi lần bạn bấm nút AF-On, khoảng nét đã lấy sẽ được giữ nguyên (tương tự như chức năng khóa nét) và như vậy có thể bấm bao nhiêu ảnh tùy thích cho đến khi có được bức ưng ý mà không sợ khoảng nét bị thay đổi. Lúc này, nút chụp ảnh sẽ chỉ đơn thuần là nút chụp chứ không còn đóng vai trò là nút lấy nét nữa, giải phóng cho ngón tay bấm máy của bạn.
Nên nhớ luôn có sự khác nhau giữa việc để máy ảnh chọn điểm nét và tự mình chọn điểm nét. Do các máy DSLR càng ngày càng được cải tiến với các giải thuật tiên tiến nên rất nhiều người chọn cách để cho máy chọn điểm nét (bằng cách bật tất cả các điểm nét) thay vì tự chọn bằng tay. Không thể phủ nhận rằng về cơ bản, trong hầu hết các trường hợp máy lựa chọn khá chuẩn xác do đối tượng cần chụp luôn chiếm phần lớn khung hình. Nhưng vấn đề chỉ thực sự nảy sinh nếu như bạn sử dụng độ mở lớn dẫn tới khoảng nét hẹp.
Ví dụ, nếu đối tượng đứng ở khoảng cách 3 mét và sử dụng tiêu cự tele 200mm, độ mở f/2.8, độ sâu trường ảnh chỉ khoảng 4cm. Điều này nghĩa là đối tượng của bạn chỉ nét từ khoảng 2,98m đến 3,02m, còn ngoài khoảng đó sẽ bị mờ. Với khoảng nét hẹp như vậy mà để cho máy ảnh tự quyết định điểm nét sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp máy lấy đầu mũi làm điểm nét khiến cho phần mắt (phần biểu cảm chính của đối tượng) lại bị mờ.
Giải pháp cho vấn đề này là kích hoạt chế độ chọn điểm nét, dùng bánh xe hay joystick tùy thân máy để chọn chỉ một điểm nét (single-point) trong các điểm mà máy hỗ trợ. Nếu muốn lấy nét vào mắt đối tượng, hãy di chuyển điểm nét đã chọn vào vị trí mắt, bấm nút lấy và khóa nét AF-On. Khi điểm nét đã được khóa trên khung hình, chỉ cần lo việc tìm ra những khoảnh khắc thích hợp để bấm máy.
Chế độ bám nét liên tục
Ngoài chế độ lấy nét một lần, đừng quên máy ảnh còn có chức năng bám nét liên tục Servo focus.
Chế độ AI Servo bắt đầu trở nên thông dụng và trở thành một trong những chức năng tiêu chuẩn trên máy ảnh từ những năm 80 do nhu cầu của các nhiếp ảnh gia thể thao muốn lấy nét chính xác hơn trên những đối tượng luôn chuyển động. Ở chế độ này, máy ảnh sẽ bám nét liên tục theo từng chuyển động. Ở một số máy, người chụp còn có thể điều chỉnh độ nhạy của chức năng bám nét này.
Ví như bức ảnh trên đây, chụp khoảnh khắc hạnh phúc của một người bố chơi với con trai mình. Do đối tượng đang chụp chuyển động nên tác giả đã sử dụng chế độ nét điểm vào cậu bé, bấm giữ nút AF-On vào khoảng vị trí này rồi kích hoạt chế độ bám nét AI-Servo mỗi lần cậu bé quay đến. Kết quả là một bức ảnh ấn tượng dù tác giả chụp với một khoảng nét khá hẹp.
Còn bức ảnh trên đây được chụp trong một phòng họp tại nhà hát Austin, Texas của ban nhạc Jars of Clay. Tác giả bức ảnh đã ngồi một chỗ cố định, chọn nét điểm rồi khóa nét vào gương mặt của ca sĩ hát chính. Lúc này, nhiếp ảnh gia chỉ việc chờ với ngón tay đặt trên nút chụp, đến thời điểm ca sĩ quay ra nhìn máy ảnh, anh ta bấm máy. Kết quả là một bức ảnh khá sống động thay vì những bức hội nghị vốn thường nhàm chán vì quá nhiều người.
Bài 10:Kỹ thuật sử dụng flash rời để đánh dội sáng
Đăng lúc: . Đã xem 203 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Với mục tiêu là phát ra flash
và khuếch tán đèn flash, tạo ra những ánh sáng nhẹ nhàng và mềm mại hơn
cho bức ảnh của bạn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật đánh Flash
dội sáng mà dân trong nghề vẫn gọi là Bounce Flash.
Phần I: Các bề mặt có thể hắt sáng.
Hắt sáng lên trần nhà
Đánh flash trực tiếp trong một căn phòng nhỏ không những tạo ra ánh
sáng chói gắt trên chủ thể mà còn bị đổ bóng ở phông nền. Nếu bạn
đang chụp chân dung nửa người, flash trực tiếp sẽ chỉ chiếu sáng được
một bên mẫu, bên còn lại là bóng đen. Hãy quay đầu đèn Flash lên trần
hoặc tường nhà màu trắng để loại bỏ bóng tối và tạo nên ánh sáng mềm
mại, dễ chịu hơn. Hãy chắc chắn rằng chủ thể nhìn thẳng chứ đừng cúi
thấp, không thôi sẽ xuất hiện quầng đen bên dưới mắt
Trong
một căn phòng nhỏ, flash có thể hướng trực tiếp lên trần nhà một góc 90
độ. Ánh sáng sẽ phản chiếu từ trần nhà vừa cung cấp ánh sáng cho
đối tượng vừa hắt đến những bức tường xung quanh, bổ sung thêm lượng ánh
sáng cần thiết cho bức ảnh. Trong một căn phòng lớn nơi có những bức
tường ở xa hơn, hãy hướng đèn flash một góc 1/3 đến đối tượng.Đừng dùng
góc 1/2 vì một lượng ánh sáng từ flash sẽ bị lãng phí vào phần
không gian đằng sau chủ thể.
Phơi sáng với flash
nên để ở chế độ tự động, đôi khi bạn có thể sẽ cần một chút chỉnh
sửa để phù hợp với kích cỡ của căn phòng và màu sáng của trần nhà.
Hướng Flash thẳng lên trần nhà cho kết quả đỡ hơn, nhưng tạo vùng tối dưới quầng mắt
Hướng Flash 45 độ hướng lên trần nhà, lúc này ảnh chụp đã mềm mại và hài hòa hơn rất nhiều.
Hắt sáng lên tường
Trong khi chụp chân dung, một trong những bề mặt tốt nhất cho việc đánh
đèn dội trần là bức tường. Nó sẽ phản chiếu ánh sáng lên gương mặt
ngang tầm mắt, làm ánh sáng trong bức ảnh dễ chịu và hiệu quả hơn. Nó có
xu hướng không tạo vệt tối dưới mắt, hiện tượng bạn có thể gặp nếu
flash được đánh dội lên trần nhà.
Ánh sáng có thể được phản
xạ bất kì lên ba bức tường, một là ở phía trước mẫu, hoặc là hai bên của
đối tượng chụp ảnh. Bức tường trước mặt của đối tượng cần chụp nằm đằng
sau nhiếp ảnh gia và thường không được xem như một thứ có thể phản
chiếu được ánh sáng. Tuy nhiên, chỉ cần xoay flash 180 độ và ngửa nó
khoảng từ 30 độ đến 45 độ để chắc rằng bạn không đứng trong vùng có ánh
sáng lúc đang cầm máy ảnh. Hãy chắc chắn sẽ có một khoảng cách hợp lý
giữa các bức tường và đèn Speedlites – nếu khoảng cách quá ngắn, diện
tích của bức tường được sử dụng để phản xạ ánh sáng sẽ nhỏ, ánh sáng
không đủ khuếch tán.
Nếu bạn sử dụng bức tường ở
hai bên của đối tượng như là một màn phản xạ ánh sáng, bạn sẽ tạo nên
nhiều chiều ánh sáng sáng tạo hơn. Với ánh sáng đến từ bên cạnh,
phần nào của đối tượng nằm trong vùng sáng sẽ được cung cấp ánh sáng
mượt mà, và ngược lại, ngoài vùng sáng sẽ tạo ra những vệt tối. Bạn sẽ
tạo nên một hiệu ứng ba chiều tuyệt hơn khi sử dụng hiệu quả sự hài hòa
giữa vùng sáng và vùng tối của flash dội trần. Thử nghiệm đánh flash ở
các góc độ khác nhau trên tường để tìm thấy được hiệu ứng tốt nhất mà
bạn thích. Bởi vì ánh sáng đến từ ngang tầm mắt nên đối tượng chụp ảnh
có thể cúi xuống một chút nếu bạn muốn nhấn mạnh đôi mắt.
Một số hình ảnh minh họa cho kết quả Bounce Flash lên tường:
Hãy chọn bức tường có màu trắng để màu sắc bức ảnh không bị ảnh hưởng
Một tấm bounce flash khá chuẩn trong một bộ ảnh cưới
Phần II: Linh hoạt hơn với cáp nối dài đèn flash
Cáp nối dài đèn Flash
Cáp nối dài đèn Flash giúp cho việc đánh flash dội sáng linh hoạt hơn.
Nó giống như một dây nối giữa máy ảnh với đèn Speedlites và giữ lại tất
cả các tính năng tự động của cả hai. Với phụ kiện này, bạn có thể đặt
Speedlite tại bất kì vị trí nào, ở các góc độ khác nhau dù cho máy chỉ
đang hướng đến một đối tượng chụp ảnh nhất định. Điều này đặc biệt hữu
ích nếu đèn Speedlites của bạn là loại không thể thay đổi góc đánh
Flash.
Cáp nối dài đèn Flash cho phép đánh flash ngoài máy ảnh
Thiết bị giao tiếp không dây với đèn Flash Speedlite
Lúc đầu, bạn có thể nghĩ rằng thật khó để vừa giữ máy vừa dùng đèn Speedlites trên tay. Trong thực tế, phần lớn các nhiếp ảnh gia đã tìm được một cách giải quyết dễ dàng nếu bạn không sử dụng một máy ảnh quá nặng với một ống kính khổ dài.
Nếu bạn cần, đèn Speedlites được thiết kế để bạn có thể sử dụng với chân máy. Chiều dài dây khoảng 80cm có thể là tương đối ngắn, bạn không thể di chuyển quá xa với chân máy nhưng ít nhất bạn có thể sử dụng máy ảnh bằng cả hai tay. Trên các dòng máy EOS và Flash Speedlite mới, đèn flash và máy ảnh có thể kết nối với nhau bằng giao tiếp không dây mà vẫn giữ nguyên các tính năng đo sáng và phơi sáng tự động hiện đại nhất.
Thiết bị này chỉ có thể áp dụng cho kỹ năng đánh đèn dội trần khi chụp ảnh. Với đèn Speedlites gắn liền với các máy ảnh hot-shoe , gần trục ống kính đèn flash tích hợp sẽ cho ra một thứ ánh sáng khá chói. Di chuyển đèn Speedlites xa hơn một tí so với ống kính có thể làm ra chiều sâu của bóng đẹp hơn và có kết cấu chặt chẽ hơn đối với đối tượng chụp ảnh.
Thiết bị này cực hữu ích cho những bức ảnh chụp cận cảnh. Ánh sáng được chiếu từ một đèn flash tích hợp trong máy ảnh thường quá mạnh so với một đối tượng chụp ảnh đứng gần máy. Sử dụng đèn Speedlites được nối với dây linh hoạt có nghĩa là bạn đã hạ độ sáng đèn flash xuống một mức độ phù hợp với đối tượng chụp ảnh.
Gia đình Flash Speedlite của Canon – Tất cả đều cho phép ngửa đầu đèn để Bounce Flash
Speedlite 580 EX II và các dòng flash cao cấp cho phép xoay đầu đèn rất linh hoạt
Các dòng Flash Speedlite trung cấp cũng cho phép hắt sáng nghiêng và thẳng đứng
Hãy thực hành đánh flash dội sáng cùng Speedlite và EOS ngay trong nhà với những người mẫu dễ thương là thành viên của gia đình bạn. Chúc các bạn và gia đình cùng nhau ghi lại những phút giây đầm ấm đáng nhớ bằng những góc chụp độc đáo cùng ánh sáng hài hòa.
Cáp nối dài đèn Flash cho phép đánh flash ngoài máy ảnh
Thiết bị giao tiếp không dây với đèn Flash Speedlite
Lúc đầu, bạn có thể nghĩ rằng thật khó để vừa giữ máy vừa dùng đèn Speedlites trên tay. Trong thực tế, phần lớn các nhiếp ảnh gia đã tìm được một cách giải quyết dễ dàng nếu bạn không sử dụng một máy ảnh quá nặng với một ống kính khổ dài.
Nếu bạn cần, đèn Speedlites được thiết kế để bạn có thể sử dụng với chân máy. Chiều dài dây khoảng 80cm có thể là tương đối ngắn, bạn không thể di chuyển quá xa với chân máy nhưng ít nhất bạn có thể sử dụng máy ảnh bằng cả hai tay. Trên các dòng máy EOS và Flash Speedlite mới, đèn flash và máy ảnh có thể kết nối với nhau bằng giao tiếp không dây mà vẫn giữ nguyên các tính năng đo sáng và phơi sáng tự động hiện đại nhất.
Thiết bị này chỉ có thể áp dụng cho kỹ năng đánh đèn dội trần khi chụp ảnh. Với đèn Speedlites gắn liền với các máy ảnh hot-shoe , gần trục ống kính đèn flash tích hợp sẽ cho ra một thứ ánh sáng khá chói. Di chuyển đèn Speedlites xa hơn một tí so với ống kính có thể làm ra chiều sâu của bóng đẹp hơn và có kết cấu chặt chẽ hơn đối với đối tượng chụp ảnh.
Thiết bị này cực hữu ích cho những bức ảnh chụp cận cảnh. Ánh sáng được chiếu từ một đèn flash tích hợp trong máy ảnh thường quá mạnh so với một đối tượng chụp ảnh đứng gần máy. Sử dụng đèn Speedlites được nối với dây linh hoạt có nghĩa là bạn đã hạ độ sáng đèn flash xuống một mức độ phù hợp với đối tượng chụp ảnh.
Gia đình Flash Speedlite của Canon – Tất cả đều cho phép ngửa đầu đèn để Bounce Flash
Speedlite 580 EX II và các dòng flash cao cấp cho phép xoay đầu đèn rất linh hoạt
Các dòng Flash Speedlite trung cấp cũng cho phép hắt sáng nghiêng và thẳng đứng
Hãy thực hành đánh flash dội sáng cùng Speedlite và EOS ngay trong nhà với những người mẫu dễ thương là thành viên của gia đình bạn. Chúc các bạn và gia đình cùng nhau ghi lại những phút giây đầm ấm đáng nhớ bằng những góc chụp độc đáo cùng ánh sáng hài hòa.
Bài 11: Kinh nghiệm cách chụp ảnh phong cảnh sắc nét
Đăng lúc: . Đã xem 711 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều yêu thích ảnh phong cảnh vì
nó cung cấp cho bạn một cơ hội để hòa nhập với thiên nhiên. Để có bức
ảnh phong cảnh đẹp có nhiều lớp cảnh không phải là dễ, một bức ảnh phong
cảnh đẹp phải có tính chủ quan của người chụp với độ nét từ tiền cảnh
đến hậu cảnh. Nó không đơn giản là thiết lập một khẩu độ nhỏ và sử dụng
chân máy, nó phức tạp hơn và bạn cần phải kiểm soát được độ sâu trường
ảnh trước khi bấm máy. Trong ảnh phong cảnh này, chúng tôi sẽ giải thích
từng bước một cách làm thế nào để có hình ảnh sắc nét.
Độ sâu trường ảnh là một khái niệm mô tả khoảng cách nét tính từ phía
trước chủ đề và sau chủ đề chính của bạn. Với chiều sâu ảnh trường mỏng
sẽ làm phần nền mờ nhòe còn chủ đề chính rõ nét.
Độ sâu ảnh trường mỏng là rất tốt cho chụp chân dung, khi bạn muốn tập
trung sự chú ý vào chủ đề của bạn. Tuy nhiên, trong thể loại ảnh phong
cảnh, gần như toàn bộ khung cảnh sẽ là chủ đề của bạn, và bạn muốn nhiều
chiều sâu càng tốt, để làm cho tất cả mọi thứ trong hình ảnh sắc nét,
từ những bông hoa (tiền cảnh) đến ngôi nhà nhỏ (trung cảnh) và bầu trời
(hậu cảnh).
Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu
trường ảnh mà các bạn nên biết. Độ dài của tiêu cự ống kính ống kính
tele sẽ có chiều sâu ảnh mỏng hơn các ống kinh wide nếu bạn có ống kinh
zoom thì việc chọn chụp ở tiêu cự dài sẽ có chiều sâu mỏng hơn tiêu cự
ngắn. Thiết lập tiêu cự ống kính có góc rộng (nhỏ hơn 50mm) sẽ cho chiều
sâu ảnh trường sâu hơn, trong khi một thiết lập tele (lớn hơn 85mm) sẽ
cho ít hơn. Khẩu độ ống kính là một yếu tố có tác động mạnh hơn tiêu cự.
Dù bạn dùng tiêu cự ống kính là góc rộng nhưng sử dụng khẩu độ mở lớn
(khoảng 1.2) thì chiều sâu trong ảnh cũng mỏng, sử dụng khẩu độ nhỏ
(khoảng 22) cho chiều sâu tốt hơn.
Một yếu tố
cực kì quan trọng tác động đến chiều sâu ảnh trường là khoảng cách đến
chủ đề. Nếu chủ đề của bạn gần với máy ảnh, độ sâu của ảnh trường sẽ
được khá cạn, nhưng nếu nó xa hơn, độ sâu của ảnh trường sẽ tăng lên.
Như rất nhiều lý thuyết chụp ảnh, tất cả bắt đầu có ý nghĩa hơn khi bạn
thực sự thử nó và bạn có thể xem kết quả trong hình ảnh của bạn.
Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều sâu trường ảnh sẽ giúp bạn hiểu
cách tạo ra độ sâu trường ảnh phục vụ cho việc chụp ảnh phong cảnh. Và
đó là một cách để làm cho độ sâu trường ảnh đơn giản hơn nhiều khi bạn
đang chụp ảnh phong cảnh.
01 hiệu ứng zoom
Nếu chúng ta chụp cảnh này với ống kính kit tiêu chuẩn tại tiêu cự rộng
nhất 17mm của nó, có vẻ vấn đề chiều sâu ảnh trường không xuất hiện ở
đây – tất cả mọi thứ rất sắc nét.
Nhưng nếu chúng ta zoom in vào chủ đề với tiêu cự tối đa 55mm của ống
kính, chúng ta có thể thấy rằng chỉ có chủ đề của chúng tôi là sắc nét,
cả nền và tiền cảnh bị mờ.
02 Chuyển sang chế độ A (ưu tiên khẩu độ)
Chúng tôi thích chế độ này, và việc sử dụng tiêu cự ống kính dài thì
chỉ có lựa chọn này là hay nhất. Chúng ta cần một chiều sâu ảnh trường
tốt chúng ta cần ưu tiên khẩu độ mở nhỏ nên mode A là lựa chọn tốt. Nếu
bạn đang chụp ở chế độ P, máy ảnh sẽ tự chọn độ mở ống kính và tốc độ
màn trập một cách tự động mode P sẽ không hiểu là bạn cần một khẩu độ
nhỏ để có chiều sâu ảnh.
03 Thay đổi độ mở ống kính (khẩu độ)
Bây giờ hãy hiệu chỉnh thiết lập lựa chọn khẩu độ. Chúng tôi thiết lập
khẩu độ f/16 cho chiều sâu ảnh trường tốt và tốc độ của nó sẽ được máy
ảnh tính toán cân bằng.
f/5.6
04 Thấy sự khác biệt
f/16
Nhưng chúng ta có thể mở rộng chiều sâu hơn nữa bằng cách điều chỉnh mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây…
Foreground
05 Tối đa hoá độ sâu trường ảnh
Bí quyết là không lấy nét vào một trong hai mặt trước và sau của cảnh.
Nếu bạn lấy nét vào tiền cảnh, nền sẽ không nét, và nếu bạn lấy nét vào
một chi tiết trong nền, tiền cảnh sẽ bị mờ.
Background
Để làm cho cả hai trở nên sắc nét, bạn cần phải lấy nét giữa chúng
06 Chọn điểm tập trung của bạn
Có hai cách để làm điều này. Một là thiết lập máy ảnh tự động lấy nét,
nhưng bạn chọn đặt lại vị trí điểm lấy nét. Bạn có thể tìm thấy nó dễ
dàng khi chuyển sang chế độ Live View và sử dụng lấy nét đa điểm để chọn
đặt các điểm lấy nét nơi bạn muốn – nó phải là gần một phần ba của lên
khung (tham khảo nguyên tắc 1/3 phía trước và 2/3 phía sau của DOF).
07 Tính toán và lấy nét bằng tay
Hoặc bạn có thể chuyển sang lấy nét bằng tay và sử dụng một ứng dụng
như phần mềm tính chiều sâu ảnh trường để tính toán ra các “khoảng cách
hyperfocal”. Ở tiêu cự 55mm và khẩu độ f/16, ứng dụng của chúng tôi nói
rằng chúng ta cần phải lấy nét tại 9.5m
Bài 12: CÁCH CHỤP ẢNH ĐẸP KHI BẠN ĐI DU LỊCH
Đăng lúc: . Đã xem 652 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng1. Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh
Nguyên tắc này sẽ giúp bạn có những tấm ảnh đẹp, nhất là khi bạn chụp những ảnh có bầu trời, khi đó đường chân trời sẽ nằm ở quãng ngang 1/3 của ảnh. Đường chân trời được hiểu là một “ranh giới” giữa bầu trời và mặt ngang của đất hoặc biển. Trong tấm ảnh dưới đây, chúng ta có thể nhìn thấy đường chân trời là một vạch ngang giữa biển và trời, tuy nhiên không nằm ở quãng 1/3.Đường chân trời trong ảnh không nằm chính xác ở quãng “một phần ba”
Trong nhiều trường hợp, người cầm máy thường không chú ý đến nguyên tắc này, hoặc là đưa đường chân trời vào giữa ảnh, hoặc là đường chân trời đặt gần đúng 1/3 nhưng lại bị nghiêng. Nguyên tắc này sẽ cho một bức ảnh phong cảnh trở nên đẹp một cách nghệ thuật, nhưng khi chụp ảnh du lịch có người thì bạn có thể bỏ qua nguyên tắc này
2. Góc chụp
Góc chụp ảnh quyết định cái đẹp và sự độc đáo của bức ảnh, thay vì chụp trực diện bạn có thể thử một góc chụp khác hấp dẫn và lạ hơn. Nếu chụp các tòa nhà, kiến trúc nhà cửa bạn nên chụp từ dưới lên để thấy được sự uy nghi và nét đẹp của kiến trúc. Nếu chụp phong cảnh bạn nên chọn lúc trời xanh trong, có mây đẹp, lúc hoàng hôn hoặc bình minh…Nhà thờ Đức Bà được chụp từ dưới chụp lên
Hoặc nếu bạn là người thích sự ngộ nghĩnh, bạn có thể sáng tạo một góc chụp lạ mắt bằng cách áp dụng “phương pháp xa gần”. Theo đó, ảnh sẽ được chụp trong khung cảnh bình thường nhưng được nhân vật đứng ở một vị trí gần với máy chụp, hoặc nếu chụp 2 người thì một người sẽ đứng gần, một người sẽ đứng xa… Như hai tấm ảnh dưới đây là một ví dụ về sáng tạo ảnh.
Một bức ảnh được chụp bằng phương pháp xa gần
Trong bức ảnh, người đàn ông đứng gần máy ảnh, Tháp nghiêng ở khá xa
3. Sử dụng tốt nguồn sáng mặt trời
Ánh sáng trời vẫn là một yếu tố quyết định cho một tấm ảnh đẹp. Không nên chụp ảnh khi ngược sáng, ngay cả khi có đèn flash trợ sáng, trừ khi ánh sáng trời tạo nên một sự đặc sắc như tấm ảnh chân dung dưới đây. Người hay nhóm người được chụp phải đứng hướng về phía mặt trời, đẹp hơn nữa là chụp với ánh sáng chếch, nghĩa là ánh sáng sẽ chiếu ngang với đối tượng được chụp thay vì chiếu thẳng.Ánh sáng chiếu từ phía sau cho màu sắc trên tóc thật lung linh, chụp ngược sáng có đánh flash.
Tuy nhiên, với những dạng ảnh chụp lúc hoàng hôn thì lại khác, trong tình huống đó không cần người được chụp cứ phải hướng vào ánh sáng mặt trời, nhưng ảnh sẽ đẹp và đặc sắc hơn khi chụp ngược sáng tạo sự tương phản nhưng hòa hợp giữa người và cảnh, tối và sáng.
4. Luôn sẵn sàng để bắt những khoảnh khắc đẹp
Khó có thể bắt những khoảnh đẹp nhất nếu bạn không để máy ở tư thế luôn luôn sẵn sàng. Bằng việc đeo máy ảnh bên mình hoặc để gọn trong túi theo cách mà bạn chỉ mất từ 2-5 giây để thực hiện thao tác lấy máy và bấm máy.Những bức ảnh không sắp đặt mang đến vẻ đẹp tự nhiên
5. Chụp ảnh ở mọi lúc mọi nơi
Không phải cứ là cảnh đẹp thì ảnh mới đẹp, máy xịn thì ảnh sẽ đẹp. Ảnh đẹp còn phải phụ thuộc vào ý nghĩa, khả năng sáng tạo. Nếu bạn đang đi du lịch, một cơn mưa đổ xuống và buộc bạn phải vào một quán cafe hay một nơi khô ráo nào đó để trú mưa thì đừng bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp, một tấm ảnh ghi lại cơn mưa, đường phố lớp người vội vã, hay thậm chí đơn giản chỉ là một mái hiên với lá cây và giọt mưa tí tách… thì đừng bỏ lỡ, hãy cầm máy và ghi lại những khung cảnh đẹp ấy.Những giọt mưa nhỏ bên hiên cũng làm nên một tấm ảnh đẹp
Một lưu ý trong phần này là bạn cũng không nên chỉ chú ý đến các địa điểm đã quá nổi tiếng. Chẳng hạn như khi bạn đến Hà Lan, bạn cũng nên lưu ý tới những địa điểm khác để làm phong phú các bức ảnh về du lịch của mình. Ảnh du lịch đẹp là ảnh hài hòa và mô tả một cách khá bao quát khung cảnh và con người.
Bố cục hài hòa tạo nên một bức ảnh đẹp
6. Chụp ảnh đêm nên lưu ý những gì?
Trong điều kiện ánh sáng yếu như cảnh đêm thì bạn nên lưu ý đến cách cầm máy, nếu dùng máy compact với chế độ tự động thì tốc độ của máy sẽ giảm, do đó chỉ cần một sơ suất trong cách cầm máy tại khoảnh khắc bấm thì ảnh sẽ không nét, tệ hơn nữa là nhòe ảnh nặng. Để khắc phục điều này, bạn nên cầm máy cho chắc hoặc đặt trên một “điểm tựa” chắc chắn không bị rung. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là dùng chân máy. Các ảnh chụp đêm đẹp là các ảnh có ánh đèn đường, sự phản chiếu trên mặt nước, ảnh phơi sáng có xe cộ chạy như những tia sao xẹt…Mở khẩu càng lớn thì độ “sao” của đèn đường càng rõ.
Một lưu ý trong tình huống này đối với người dùng compact là nên sử dụng các chế độ auto được dành riêng chup chụp đêm như: Chụp cảnh đêm có người, chụp cảnh đêm không có người, chụp cảnh đêm có đèn đường, sánh sáng nến, chụp cảnh đêm trong buổi tiệc… Các chức năng này thực sự hữu dụng cho các trường hợp đêm.
Với những chia sẻ trên, chúc bạn sẽ có những bộ ảnh đẹp trong những chuyến du lịch của mình..
Nguồn tin: CAFE1.VN
Bài 13: 5 điều cần biết trong chụp ảnh Macro
Đăng lúc: . Đã xem 2000 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Robert Capa, nhiếp ảnh gia,
phóng viên báo ảnh người Hungary đã từng nói: "If your picture isn't
good enough, you're not close enough" (Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt,
nghĩa là bạn chưa đủ gần).
Ngày nay, chúng ta trở nên thật sự gần hơn rất nhiều với thể
loại chụp macro. Nhiếp ảnh marco nghĩa là nhiếp ảnh cận cảnh, thường
focus vào những vùng có kích thước nhỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ
tìm hiểu 5 điều cần biết trong chụp ảnh macro.
Chế độ macro cho phép bạn tiếp cận gần hơn với đối tượng, khi đó máy ảnh sẽ tự động tăng khẩu độ (giảm f), xóa phông và focus đối tượng.
Một ống kính macro cho bạn tỉ lệ phóng đại 1:1 (tỉ lệ mắt thường). Tuy nhiên hầu hết những ống kính khác sẽ chỉ có thể cho bạn tỉ lệ 1:2 (nửa tỉ lệ mắt thường), với những ống kính này, thường thì bạn sẽ tìm thấy một logo hình bông hoa nhỏ, với thông tin về khoảng cách gần nhất có thể lấy né. Ví dụ như ống kits 18-55 IS của máy Canon 600D là 0.25m/0.8ft.
Tìm con số đó và nhớ rằng bạn sẽ không thể lấy nét đối tượng khi ống kính của bạn cách đối tượng gần hơn khoảng cách ấy. Bạn có thể nhận thấy rằng nếu bạn đang sử dụng một ống kính tele, con số ấy có thể khá lớn, và việc tiến lại gần là một vấn đề nan giải.
Cùng với việc sử dụng tripod, sử dụng tốc độ chụp cũng như sử dụng điều khiển từ xa cũng sẽ giảm rung đáng kể.
Hầu hết các ống kính macro cho phép bạn mở khẩu vào khoảng F2.8.
Nếu bạn sử dụng DSLR và có một flash rời sẽ là tốt nhất. Điều này sẽ đem đến cho bạn tự do về ánh sáng từ bất kỳ góc độ nào bạn muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng flash cóc từ máy compact hoặc SLR, hãy chụp ảnh vào giữa ngày, khi mặt trời lên cao nhất, và kết hợp flash.
Hãy suy nghĩ về việc sử dụng một thiết bị tản sáng (diffuser), điều này sẽ khiến ảnh sáng mạnh vốn có của flash trở nên tự nhiên hơn.
Ngược lại với những gì bạn có thể sẽ nghĩ, nếu một người sáng lớn hơn đối tượng, khoảng cách giữa nguồn sáng và đối tượng càng nhỏ, lượng ánh sáng nhận được sẽ càng yếu. Nhưng khi gặp những tình huống thực tế khi chụp macro, flash gần sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn với việc dư sáng. Thậm chí khi bạn bật flash ở mức thấp nhất, chiếu thẳng vào đối tượng ở khoảng cách hơn 30cm, ảnh sẽ vẫn dư sáng ở f/22. Một cái diffuser sẽ giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này.
Bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng một cái reflector cũng sẽ có thể giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này.
Bức ảnh trên được chụp với độ phơi sáng phù hợp. Nếu độ phơi sáng chỉ tăng lên một chút (hoặc giảm đi) thì các chi tiết trong vùng sáng (hoặc vùng tối) sẽ bị mất mà không thể nào phục hồi được bằng các phần mềm photo editing.
Trong hai ảnh trên: ảnh bên phải được chụp với chế độ tăng mức độ phơi sáng, ảnh bên trái được chụp ở chế độ tự động.
Các cảnh chụp cần giảm mức độ phơi sáng:
- Khi chụp các cảnh mà chủ đề chụp thường có mầu sẫm tối ảnh chụp thường quá sáng do đó cần phải giảm độ phơi sáng.
- Chủ đề chụp có hậu cảnh rất tối: Khi chủ đề chụp là một vùng sáng nhỏ nằm trên một nền hậu cảnh tối lớn, hệ thống tự động đo sáng sẽ cho rằng toàn bộ hình ảnh chụp tối hơn thông thường và tăng độ phơi sáng khiến cho chủ đề chụp có hình ảnh sáng hơn thông thường (ảnh chụp bị quá sáng).
Một số cảnh chụp đặc biệt có độ tương phản rất cao, vượt quá khả năng sử lý của bộ cảm nhận sáng (sự khác biệt giữa vùng tối và vùng sáng quá lớn), lúc này người chụp phải quyết định giữ lấy các chi tiết ở vùng sáng hay vùng tối bằng cách giảm hay tăng độ phơi sáng.
Hầu hết các máy ảnh đều cung cấp tùy chọn cho phép tăng, giảm mức độ phơi sáng (exposure compensation). Tùy chọn này cho phép người chụp tăng hoặc giảm độ sáng của hình ảnh. Để tăng độ sáng của hình ảnh người chụp chỉ việc tăng độ phơi sáng, để giảm độ sáng chỉ cần giảm mức độ phơi sáng. Việc sử dụng chế độ bù trừ độ phơi sáng rất đơn giản bởi mỗi khi tăng hoặc giảm độ phơi sáng người chụp sẽ nhận thấy ngay sự thay đổi của hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.
Ảnh chụp cận cảnh hay còn gọi là chụp macro luôn gây hứng thú cho người chụp và người xem bởi nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ mà mắt thường khó hoặc không thể nhìn thấy. Ảnh macro có khả năng làm cho những chủ thể quá quen thuộc và thậm chí xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống như hoa, cỏ, ruồi, mầm cây… trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Theo quy ước chung, chụp macro là chụp cận cảnh với độ phóng đại lớn hơn hoặc bằng 1:1, có nghĩa là chủ thể phải choán một vị trí lớn trên phim hoặc sensor, bằng hoặc hơn kích thước thật của nó ngoài đời. Ví dụ, mắt chuồn chuồn có đường kính 5mm thì ảnh của nó trên phim hoặc sensor cũng có kích thước không nhỏ hơn 5mm hoặc phóng đại hơn.
Chất lượng hình ảnh và khả năng macro có thể khác nhau, nhưng bất kỳ máy ảnh nào, từ compact tới DSLR với các ống kính chuyên dụng đều cho những bức ảnh "đáng nhớ". Với sự đầu tư nho nhỏ về kỹ thuật và phụ kiện, thiết bị khiêm tốn cũng có thể đem lại hiệu quả đáng kể trong nhiều bối cảnh chụp thông thường.
Kỹ thuật chụp là một câu chuyện dài nhiều tập, nhưng hầu hết là giống nhau cho dù dùng "đồ chơi" gì, và khi nắm được "yếu lĩnh cơ bản" thì sẽ phát huy tối đa "vũ khí" trong tay.
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng các thiết bị sau:
· Thân máy: Hệ thống máy ảnh có thể hoán đổi ống kính (SLR, mirrorless).
· Hệ ống kính: Ống chuyên macro đem lại tỷ lệ phóng đại 1:1 với các tiêu cự khác nhau, hệ thống kính lúp (close-up) lens, hệ thống ống kéo dài và tăng tele (extension tube, bellow, teleconverter), vòng đảo đầu để gắn thêm ống kính với chiều nghịch đảo, và sự phối hợp của tất cả các ống kính trên.
· Thiết bị ánh sáng: Đèn chuyên dụng (ring flash, twin flash …) kể cả đèn không dây, tản sáng và hắt sáng.
· Thiết bị giúp chống rung: Chân ba (tripod), đầu gá (ballhead), túi cát, túi hạt đậu, dây bấm mềm chụp từ xa.
· Thiết bị hỗ trợ lấy nét: Kính ngắm chuyển hướng (angle viewfinder), ray trượt.
Những người dùng máy compact muốn chụp macro có thể dùng thiết bị gì? Với máy compact, bạn nên lưu ý tới những mẫu có thể lắp thêm lens adapter, có nghĩa là có khả năng sử dụng kính lúp phóng đại (close up filter) chuyên nghiệp. Một máy ảnh siêu zoom giá mềm, ví dụ Sony H9, gắn thêm close up filter Canon 500D, đèn flash thường và tản sáng tự tạo cộng với luyện tập và xử lý hậu kỳ đã chụp được tấm hình trên.
Với tay chơi DSLR thông thường, nếu muốn chụp thể loại này, ống kính macro là cần thiết. Ống macro tuy không thiết kế để tối ưu hóa chân dung, nhưng chỉ cần một chiếc 60mm hoặc 90mm là có thể "một mũi tên trúng hai đích" mà không cần đầu tư quá nhiều. Có flash rời càng tốt nhưng với flash sẵn trên máy cộng với sự sáng tạo từ các miếng nhựa trắng, hoặc vài chục nghìn đồng là đã có thể có một cái tản sáng.
Với máy ảnh compact, để chụp được ảnh cận cảnh tốt, người chụp nên chọn chế độ macro. Ở máy siêu zoom có thể kéo zoom tối đa, và lưu ý một vài khẩu quyết:
· Tìm chủ thể càng đơn giản càng tốt.
· Đưa máy lại càng gần càng tốt để chủ thể choán phần lớn diện tích khung hình (trong khả năng lấy nét của thiết bị).
· Thử ở mọi góc độ để tìm góc đẹp nhất.
· Lưu ý hậu cảnh ít yếu tố gây phân tâm nhất: hậu cảnh sẫm và/hoặc càng xa càng tốt.
Chụp macro với bất cứ máy ảnh nào bạn có trong tay, trải nghiệm và luyện tập, chắc chắn sẽ có hình đẹp. Hãy gửi ảnh macro của mình tới mục Ảnh độc giả với chủ đề tháng 4: Thế giới macro
Thiết lập phơi sáng cho ảnh chân dung gia đình thường khác nhau dù bạn luôn muốn có được hình ảnh cân bằng và sắc nét. Vì thế, nên dùng đèn flash nếu cần và tốc độ trập hợp lý ít nhất là 1/125 giây. Điều chỉnh DOF sâu hơn (f/11-f/22) nếu bạn chụp cả nhóm để mọi người được rõ nét. Tuy nhiên, nếu chụp dưới 3 người, hãy dùng độ DOF cạn hơn (f/2-f/5.6) để phần hậu cảnh bị mờ đi.
Thiết bị nên có
Chụp ảnh gia đình thường cần nhiều thời gian và hầu hết mọi người sẽ sẵn sàng dùng nhiều thời gian để có được bức ảnh đẹp. Dùng ống kính loại góc rộng để chụp được hết mọi người và nên dùng giá 3 chân, đèn flash rời nếu cần. Các tấm phản sáng cũng giúp chiếu dội ánh sáng vào nhóm nhiều người, nhưng bạn phải có giá để hay nhờ người cầm giúp khi chụp ngoài trời.
Hãy sáng tạo khi chụp ảnh gia đình. Các hình ảnh hiện đại ngày nay được chụp ngoài trời với ánh sáng tự nhiên, tư thế và cách tạo dáng tự nhiên. Đừng để các thành viên ăn mặc quá diện và hãy giữ mọi việc vui vẻ, tự nhiên và nhẹ nhàng. Một yếu tố chủ yếu cần phải lưu ý là bạn sẽ chụp bao nhiêu người. Nếu cần, bạn nên tách ra để chụp từng cặp. Phương pháp này có thể tạo được những bức ảnh đẹp tuyệt vời và cũng có thể phối hợp trình bày cùng với nhau trong ảnh dựng sau này.
Chụp chân dung bằng ống góc rộng thường tạo ra những "thảm họa"
Khi chụp với ống kính có tiêu cự khoảng tầm từ 35mm trở xuống, hiệu ứng của ống kính góc rộng sẽ rất rõ ràng: những chủ thể gần (thường là người được chụp) sẽ to hơn những chủ thể ở xa, đồng nghĩa với việc xuất hiện hiện tượng “mũi to” hay “trán lồi”, “mắt trợn”. Tất cả những hiệu ứng không mong muốn này đều rất tệ nếu xuất hiện trên một bức ảnh chân dung.
Khắc phục: để đảm bảo tình trạng này không xảy ra, bạn hãy sử dụng một ống kính có tiêu cự tối thiểu là 50mm, và tốt nhất là khoảng từ 70-85mm để đảm bảo loại bỏ hiện tượng méo hình. Những ống tele kiểu như 135, 200 hay 70-200 cũng thường được sử dụng để chụp ảnh chân dung, do khả năng “xóa phông” tốt hơn, nhưng chúng có giá thành cao và những người mới tập chụp không nên thử sức ngay với những ống kính này.
Một khởi đầu tốt cho chụp ảnh chân dung có thể là ống kính 50 f1.8 rất thông dụng và giá thành rất dễ chịu.
Mặc dù bạn có thể tạo ra những shot ảnh cực kỳ hiếu động với góc chụp rộng, nhưng rất ít trong số
Chú ý tới đôi mắt, "cửa sổ tâm hồn"
Lỗi này thường xảy ra với những người chưa có kinh nghiệm, hoặc khi sử dụng ống kính có khẩu độ quá lớn, dẫn đến 1 mắt thì nét, còn 1 mắt thì “out”.
Một lỗi khác mà những người mới chụp cũng gặp, đó là lấy nét sai điểm cần thiết. Ví dụ, cần lấy nét vào mẫu thì lại lấy nét vào … người bên cạnh. Điều này hay xảy ra với chế độ AF tự động hoàn toàn (không chọn điểm lấy nét), hoặc khi lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Khắc phục: Đơn giản thôi. Cách dễ dàng nhất là bạn hãy đóng khẩu của ống kính lại một chút, sử dụng nút DOF Preview mà bất kỳ máy ảnh DSLR nào cũng được trang bị để kiểm tra xem cả 2 mắt của người được chụp đã đủ nét chưa. Có thể sử dụng lấy nét bằng tay để điều chỉnh DOF theo đúng ý định, tránh hiện tượng “dở khóc dở cười” khi nhân vật phụ lại trở thành chính trong bức ảnh của bạn.
Với một DOF dày, người xem bị phân tán khỏi chủ thể
Đây là lý do chính mà các ống kính với khẩu độ lớn, tiêu cự dài rất được ưa chuộng để chụp ảnh cưới, hay nói cách khác là chụp chân dung. Vì chúng có trường nét rất mỏng, có khả năng phân tách chủ thể ra khỏi hậu cảnh, làm mờ hậu cảnh rất tốt.
Nguyên nhân của việc phải xóa mờ hậu cảnh là vì, những chi tiết “gai góc” ở phía sau chủ thể có thể làm người xem hình phân tâm và không chú ý đến nhân vật trong bức ảnh. Mặt khác, những chi tiết ở phía sau có thể dẫn đến lỗi ở dưới đây.
Khắc phục: tốt nhất khi chụp chân dung, bạn nên lựa chọn các ống kính có tiêu cự dài, và để ở khẩu độ lớn nhất có thể (nên là 5.6 trở lên). Tất nhiên, nếu mục đích của bạn là chụp ảnh kiểu “chân dung du lịch”, vừa muốn đưa cả người chụp và thắng cảnh vào trong khuôn hình thì không cần để ý đến hướng dẫn này.
"Cây mọc từ đầu", lỗi khó chấp nhận
Tệ nhất trong số những lỗi không chú ý hậu cảnh là để một đường thẳng xuất hiện “đâm xuyên” qua đầu mẫu, hoặc có một cái cây hay cột điện “mọc ra” từ đầu mẫu. Những vật thể này nhiều khi làm ra những khung hình rất “tức cười”, và làm người xem ảnh không còn chú ý vào chủ thể, mà chú ý tới hậu cảnh nhiều hơn.
Khắc phục: Sử dụng khẩu độ lớn, tiêu cự dài để xóa mờ hậu cảnh. Ngoài ra, hãy chú ý góc chụp để tránh những đường thẳng “vô duyên” đu cắt ngang qua đầu người chụp.
Hãy lưu ý độ cao khi chụp
Khắc phục: Chụp với người lớn, ta có thể chụp với độ cao từ vai mẫu trở lên , hoặc nếu cần một góc chụp toàn thân, có thể chụp thấp hơn và yêu cầu mẫu hơi cúi đầu để tránh lộ những khuyết điểm trên khuôn mặt.
Với trẻ em, có thể sử dụng góc chụp từ trên cao để nhấn vào đôi mắt của chủ thể, hoặc chống 2 tay để chụp ngang tầm mắt của chúng.
Đổ bóng nặng làm hình ảnh mất tự nhiên
Lỗi này thường bị bắt gặp khi mẫu đứng dưới nắng mạnh, và phần tóc tạo ra bóng trên khuôn mặt, hoặc khi đứng trong bóng râm nhưng ánh nắng vẫn xuyên qua được 1, tạo ra các khoảng sáng trên mặt.
Cách khắc phục: Đừng chụp mẫu khi nắng quá mạnh. Nếu bắt buộc phải chụp, hãy sử dụng flash để “Fill” sáng lên mặt mẫu, tránh những khoảng sáng tối không đều, hoặc sử dụng tấm hắt sáng với mục đích tương tự.
"Mắt đỏ" là hiện tượng thường gặp khi chụp ảnh với flash
Khắc phục: Hầu như máy ảnh nào cũng có chế độ chống mắt đỏ, hãy bật nó lên nếu bạn chưa thực sự làm chủ được flash trên máy của mình. Cũng có thể yêu cầu mẫu hơi cúi một chút để tránh ánh sáng phản chiếu từ mắt mẫu đi vào máy ảnh. Cách giải quyết triệt để hơn, là sử dụng flash ngoài, không cắm trực tiếp trên máy.
Độ nét cao là không cần thiết đối với chụp ảnh chân dung
Sai lầm này thường gặp ở những người sử dụng máy chưa lâu, luôn tinh chỉnh thông số Sharpness lên cao nhất, hoặc những người sử dụng những lens có độ nét cao như lens macro để chụp chân dung. Độ nét của những lens này có thể làm rõ những khuyết điểm trên khuôn mặt mẫu như nốt ruồi, mụn, tàn nhang.
Khắc phục: Không nên sử dụng lens có độ nét quá cao như những lens macro để chụp chân dung. Nếu bắt buộc phải mua 1 lens cho cả 2 mục đích đó, hãy chọn một lens có tiêu cự dài, ít nhất là 100mm. Trong thiết lập parameter của máy ảnh, hãy để mức sharpness xuống 0 hoặc -1. Các thông số Color Tone và Saturation cũng nên giữ ở mức 0 hoặc cùng lắm là +1. Quan trọng nhất, sau khi chụp, hãy bớt chút thời gian để hậu kỳ bức ảnh.
Nghĩ
về những điều hạnh phúc khi chụp giúp tạo dáng tự nhiên và cười chân
thật hơn, đồng thời cũng xóa bỏ những biểu cảm khiên cưỡng.
Và hãy thử cầm lấy điện thoại và 'tự sướng' liên tục cho tới khi tìm góc mặt hay nụ cười làm bạn ưng ý nhất.
Thật tự tin trước ống kính và từ từ xoay người theo từng góc. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện những tố chất tiềm năng đáng kinh ngạc của mình.
Chuyên
gia tư vấn thẩm mỹ đồng thời là cựu mẫu quốc tế Tiffany Hendra lưu ý
rằng: "Hãy cầm lấy điện thoại và 'tự sướng' liên tục cho tới khi tìm ra
nụ cười đặc trưng mà bạn hài lòng nhất". Có công mài sắc có ngày nên kia
mà !
Trái ngược với suy nghĩ thông thường, góc mặt xấu không hề tồn tại.
Nhiếp
ảnh gia và cựu người mẫu Nigel Barker chia sẻ: "Tập trung toàn bộ năng
lượng vào việc nhìn thật tự tin trước ống kính và từ từ xoay người theo
từng góc. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện những tố chất tiềm năng đáng
kinh ngạc của mình".
Theo như nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung Aaron Gil, bí quyết quan trọng nhất giúp bạn đẹp khi lên ảnh là cách bắt ánh sáng thích hợp bổ sung cho gương mặt bạn: "Nên tránh những ánh sáng gắt làm lộ rõ nhược điểm trên mặt bạn và tạo ra những vùng tối dưới mắt và mũi. Cách lấy sáng thích hợp nhất là từ đỉnh đầu cho tới cằm và từ gò má này sang gò má kia".
Đứng dáng đơn giản, nhưng cơ thể thoải mái, tự nhiên là đủ để bạn có dáng đẹp trong bức hình.
Tạo dáng thanh lịch, dáng ngồi vuông góc với mặt ghế.
Chọn quần áo thích hợp giúp bạn có dáng đẹp hơn khi lên hình.
Tốt
nhất nên trang điểm tự nhiên và nhớ rằng khi lên ảnh, màu môi, màu phấn
má và đặc biệt là màu phấn mắt hay bị làm nhạt đi nên đừng ngại trang
điểm đậm ở những vùng này"
- Máy chụp hình và lens để bắt đầu (tất nhiên rồi ). Những tấm hình trong bài này sử dụng 24mm, 50mm hay 85mm lens.
- Một cái flash rời (stadn-alone flash) để có thể tự cài đặt.
- Một thiết bị để bạn có thể điều khiển cái đèn flash đó, có thể là một thiết bị wireless điều khiển.
- Một cái Ô (dù) hắt sáng – cái dù phía trong có thể hắt sáng (màu bạc).
- Bạn có thể tùy biến bằng một cái đĩa bạc, hoạc một tấm xốp (Bọt biển) chúng rất hữu dụng ở một số nơi.
- Hai cái chân để giữ đèn flash và cái dù hắt sáng.
Ví dụ 1. Một đèn Flash
Trong ví dụ đầu tiên, trời đã vào chiều, mặt trời ở phía bên trái cô gái. Như hình bạn thấy dưới đây, một nửa mặt của cô gái ở trong tối còn ánh sáng thì rất phẳng. Nền đằng sau cô gái rất nhiều chi tiết phức tạp. Bức hình này chỉ ra chúng tôi để đèn flash ở vị trí hướng thẳng vào đối tượng.
Hoàn thành
Để sử dụng đèn Flash chính xác, tôi đo ánh sáng tự nhiên, sau đó để độ phơi sáng hơi tối đi, và hướng flash vào cho chính xác. Điều này sẽ giúp cho đối tượng tách khỏi nền vì nền sẽ tối hơn. Hàng rào cũng được làm sáng, vì flash khá xa với đối tượng nên nó sẽ chiếu vào một vùng rộng.
Ánh sáng từ đèn flash sẽ chiếu phần tối của mặt, phần còn lại là việ của ánh sáng mặt trời. Kỹ thuật này khá dễ thực hiện và có hiệu quả. Có thể nhìn rõ đối tượng thậm chí khi in khổ lớn.
Ví dụ 2: Chụp RIM Light
RIM Light là thuật ngữ dùng cho những tấm ảnh có ánh sáng từ phía sau khiến vùng viền của đối tượng rất sáng. Bạn để ý rằng tôi để flash ở phía sau đối tượng.
Mặt trời làm sáng đối tượng, nhưng với đèn flash chiếu từ phía sau để tạo Rim light. Rim light chiếu sáng vùng viền của đối tượng và thường phải sáng hơn ánh sáng chính (trường hợp này là Mặt trời).
Không như kỹ thuật trước, tôi không để thiếu sáng so với ánh sáng xung quanh. Thực tế tôi còn chỉnh sáng hơn chút để cùng với flash tạo highlights.
Hoàn thành
Hiệu ứng tập trung đặc biệt vào tóc và áo cô gái. Những phần bên phải hầu hết đều sáng, vì đèn Flash phía sau bên phải của đối tượng, nhung không trực tiếp, ánh sáng chỉ chiếu vào phần viền. Bạn có thể thấy sự tác động của ánh sáng lên hàng rào phía sau, chi sáng hơn chút ở bề mặt.
Ví dụ 3: Rembrandt Lighting
Rembrandt lighting là kỹ thuật phổ biến trong các studio. Với việc sử dụng một đèn flash một phía làm ánh sáng chính với góc 45 độ, và một tấm phản quang (hoặc một đèn flash khác) ở phía ngược lại – cũng -45 độ – để làm ánh sáng phụ.
Kỹ thuật này được đặt theo tên và dựa trên ánh sáng những bức tranh của danh họa nổi tiếng Rembrandt người Hà Lan – Những bức họa chân dung của ông được vẽ theo ánh sáng như vậy.
Cho lần chụp này, tôi gắn thêm một cái dù. Đèn flash được bắn thẳng vào dù để ánh sáng lấy được từ sự phản chiếu của cái dù rất êm và tỏa rộng hơn, tuy nhiên nó cũng khiến ánh sánh yếu đi vì thế bạn thấy chiếc dù đặt ngay gần với mặt cô gái.
Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt và cơ thể (từ góc nhìn chúng ta) được chiếu sáng bằng mặt trời, nhưng mặt trời không phải là nguồn sáng chúng ta tự thêm vào. Đèn Flash đã làm sáng phần tối gương mặt, nhưng cũng đã làm sáng cả những thanh gỗ hàng rào.
Mặt trời đã tạo nên một sắc ấm trên tóc và đôi chân của cô gái. Để lấy đo sáng trong trường hợp này, tôi đo sáng phần được chiếu sáng bởi mặt trời, và một chút phần tối. Sau đó chỉnh Flash đến khi bức ảnh được như ý muốn.
Ví dụ 4: Ánh sáng trong nhà
Bây giờ hãy di chuyển vào trong nhà. Trong các ví dụ còn lại, tất cả ánh sáng cung cấp cho đối tượng đều từ đèn Flash. Trong khi tôi sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ để set up những thứ cần thiết. Ánh sáng của sổ không có tác động tới đối tượng trong trường hợp này.
Cường độ từ đèn Flash sáng hơn ánh sáng từ cửa sổ. Trong cách sắp xếp dưới đây, bạn có thể thấy tôi đã đề nghị cô gái đeo kính râm và nhìn trực tiếp vào đèn Flash, tôi đã để phía trên.
Hoàn thành
Bức ảnh cuối cùng nhìn có vẻ giống một ngôi sao nhạc rock. Sự phản chiếu của cái dù lên chiếc kính râm tạo khiến tấm ảnh rất thú vị, Màu sắc tấm ảnh rất nhẹ nhàng.
Ví dụ 5: Flash phía sau và phản quang phía trước.
Cần nói rõ trường hợp này. Chiếc đù đặt trước mặt đối tượng không có đèn flash, nó chỉ để dùng phản quang. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng một cãi đĩa bạc hay tấm bạt trắng (hoặc bọt biển).
Đèn flash đặt ở phía sau sẽ bắn vào tấm phản sáng tạo nên nguồn sáng chính, đồng thời nó cũng tạo RIM light ở phía sau đối tượng.
Hoàn thành
Như bạn thấy tấm hình ở dưới. Ánh sáng phản chiếu trở thành nguồn sáng chính, còn đèn flash tạo Rim light ở tóc cô gái. Trong ví dụ này có vẻ vị trí đèn Flash phía sau không tốt lắm, nên tôi không hài lòng về tấm hình này. Hy vọng bạn sẽ làm tốt hơn.
Ví dụ 6: Flash phía trên
Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt. Tôi thích dùng nó bởi vì tấm hình sẽ có hiệu quả về màu sắc, hơn nữa nền bị tối đi rất nhiều. Trong kỹ thuật này bạn để đèn phía trên đầu – hơi nhô ra phía trước một chú so với đầu cô gái. Cô gái nhìn lên, sao cho bóng của cái mũi không quá nhiều.
Hoàn thành
Với tấm hình dưới đây, bạn thấy phần mặt cô gái hoàn toàn nổi bật, nền phía sau bị tối đi rất nhiều càng làm cô gái thêm nổi bật. Với kỹ thuật này bạn có thể làm cho một phần đối tượng chìm trong tối. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách để dù hắt sáng phía dưới.
Ví dụ 7: Nhìn kiểu…Mỹ
Trong cách chụp này bạn sẽ để đối tượng đứng sát tường. Đèn Flash để hơi cao quá mặt và bắn thắng vào dù hắt sáng. Tất cả để gần với đối tượng, bởi vậy bạn cũng nên đặt đèn Flash yếu đi một chút.
Hoàn thành
Kết quả chụp bạn thấy quanh tấm hình có vignette rất mượt – đó chính là phạm vi hắt sáng của dù hắt sáng – đồng thời phạm vi rộng của dù hắt sáng phủ lên hết mặt cô gái vì thế toàn bộ mặt được chiếu sáng nên không có phần tối. Gọi là nhìn kiểu Mỹ vì góc độ chụp khiến ta liên tưởng tới những tấm hình cảnh sát bên Mỹ chụp các đối tượng.
Ví dụ 8: Chụp gần
Về cơ bản cách sắp xếp đèn lần này giống như ở Ví dụ 5. Tuy nhiên bạn để mọi thứ (tường, đèn, đối tượng, dù) gần nhau hơn, giống như ví dụ trên. Trong lần chụp này tôi sử dụng Lens 50mm. Bạn đứng chụp chéo như ở hình dưới.
Hoàn thành
Kết quả chụp cho một tấm hình có ánh sáng tốt. Cường độ ánh sáng của dù đủ để mặt và mái tóc cô gái được làm rõ. Đèn Flash phía sau giúp đường viền đối tượng được làm rõ.
Kỹ thuật này cũng cho ánh sáng nền ngược lại với kỹ thuật để đèn flash phía trên. Nền ở lần chụp này hoàn toàn trắng. Tuy nhiên bàn tay cô gái bị trắng quá, nếu chụp lại tôi sẽ để bàn tay ở vị trí khác.
Ví dụ 9: Chụp đối diện bức tường
Trong cách chụp này, bạn không cần dù hắt sáng, bạn để Flash và đối tượng đứng như hình dưới, một bên sát tường, còn phía sau lưng thì xa tường ra. Cách xếp này giúp cho tường hắt chút ánh sáng vào vùng tối của đối tượng.
Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt rất đẹp còn nền thì tối hoàn toàn. Với cách chụp này bạn có thể sử dụng ở bất cứ nới đâu. Bạn có thể giảm tốc độ chập xuống từ 1 hoặc 2s để có thể nhìn thấy nền lại. Điều này giúp cho tấm hình chân dung có thêm chất liệu nền. Bạn cũng có thể di chuyển đối tượng tới góc tường để tạo nền trắng.
Tôi thường hỏi "Bạn có sử dụng đèn flash?". Và câu trả lời là "tôi thì không ". Tôi được đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp theo phương diện thương mại, nên thường sử dụng các loại đèn flash và thiết bị tốt nhất trên thế giới, và tôi biết rõ làm thế nào để sử dụng chúng. Tôi dùng nó trong phần lớn công việc của mình.
Nhưng, xung quanh cuộc sống chúng ta còn có vô vàn những nguồn sáng đẹp khác và nó mang lại cho chúng ta những thách thức khó có thể đoán để tìm và sử dụng nó hiệu quả. Là một nhiếp ảnh gia hay dùng ánh sáng tự nhiên, tôi thường dùng những tấm hắc sáng và thiết bị khuyếch tán để tận dụng cũng như hướng nguồn sáng có sẵn theo ý thích của tôi.
Hình 01
Tôi thích chụp ảnh chân dung và tôi đã nhận thấy rằng một người bình thường không cảm thấy thoải mái trong phòng studio với nhiều thiết bị và đèn flash nhấp nháy. Nó lấn áp không gian và dễ vướng vào trong bức ảnh. Nguyên tắc của tôi là nếu có thể chụp ảnh bằng nguồn sáng xung quanh, dù điều kiện sáng có khó khăn thế nào, tôi cũng sẽ cố tận dụng. Kết quả chắc chắn sẽ được tốt hơn khi dùng với đèn flash.
Dưới đây là một số mẹo để chụp với ánh sáng tự nhiên!
Khi chụp dưới ánh sáng chói chang ban ngày, nhiều người cảm thấy khó khăn hoặc sẽ sử dụng đèn flash khi chụp ngược sáng hoặc đưa đối tượng vào trong bóng râm. Vâng, đúng là như vậy, trong bóng râm ánh sáng dịu hơn, thú vị hơn, tạo bóng đổ nhẹ nhàn, chủ đề nổi bật trong nguồn sáng của mặt trời! Tuy nhiên, hãy bỏ những cảm giác này sang một bên và bước ra khỏi bóng râm và thử chụp! Bức ảnh của bạn sẽ tràn ngập ánh sáng, đó là thời điểm tuyệt nhất trong ngày. Chụp lúc giữa trưa sẽ rất khó khăn, nhưng đầy sức sáng tạo! Hãy tìm những nơi có thể làm nên bóng đổ và tạo hình tốt để chụp. Dừng lại và phân tích cảnh quan trước mặt, xem xét điểm mạnh để ánh sáng có thể tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp.
Hình 02
Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng ban ngày, bạn nên chụp sao cho hướng sáng mặt trời nằm ở sau lưng của đối tượng. Hầu hết mọi người sẽ nheo mắt khi ánh sáng chiếu vào trước mặt. Bằng cách đặt ánh sáng sau lưng đối tượng, bạn sẽ làm họ thoải mái hơn và đổi lại họ chắc chắn sẽ hợp tác tốt với bạn trong công việc!
Điều gì xảy ra với bầu trời đầy gió? Câu trả lời là "chẳng có vấn đề gì cả"! Nó không ảnh hưởng gì đến độ phơi sáng của bức ảnh và cứ để mọi thứ bay theo cơn gió một cách tự nhiên. Bức ảnh hoàn hảo là có thể thấy được các chi tiết trong vùng sáng và vùng tối. Nhưng tôi thấy, đôi khi yêu cầu này không thực sự cần thiết khi chụp chân dung.
Hình 03
Tôi dùng tấm hắc sáng để giảm sự tương phản và để thấy rõ hơn một số chi tiết trong phần nền. Một tấm hắc sáng bạc sẽ làm độ nét của hình ảnh rõ ràng hơn, nhưng hãy nhớ rằng, nó làm ánh sáng độ phản chiếu rất mạnh và chủ đề của bạn có thể bị “cháy sáng”! Tôi sử dụng một tấm hắc sáng đơn giản chỉ toàn màu trắng, chủ yếu để hạn chế phần tối trên chủ đề, nhưng vẫn giữ được sức hấp dẫn của phần sáng phía sau. Tôi cũng thích chơi với vòng sáng lóe hiện lên trên tấm ảnh do hiệu ứng ánh sáng đi vào trực tiếp ống kính! Chúng ta hoàn toàn không thể đoán trước chúng sẽ như thế nào, nhưng có thể nói là nó sẽ rất đẹp! Để có thể sử dụng tấm hắc sáng trong khi chụp, bạn cần có người phụ giúp và đây là sự trợ giúp rất cần thiết
Nhưng nếu phải sử dụng đèn flash, tôi chỉ dùng nó như nguồn sáng phụ và luôn để nguồn sáng môi trường xung quanh đóng vai trò chính. Khi chụp nội thất, tôi luôn hướng đèn flash lên trần nhà hoặc cho phản xạ ra qua tấm hắc sáng của tôi, nó sẽ tạo ra một ánh sáng mềm và tự nhiên hơn khi hướng thẳng trực tiếp vào đối tượng. Nó cũng tạo ra một nguồn sáng huyền ảo. Tôi thường trừ sáng khoảng 1.5 đến 3 stop và chụp tốc độ chậm để tất cả ánh sáng có thể đi vào trong bức hình
Giống như tất cả mọi thứ khác, bạn cần thực hành thật nhiều! Tận dụng môi trường sáng xung quanh, đừng để các giới hạn ảnh hưởng đến quyết định của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên với chính mình và chắc chắn kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện! Đó mới là điều quan trọng nhất, chúc thành công nhé!
Hình 04
Sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung mà bạn có thể áp dụng được:
Gợi ý: Bạn nên luôn có kế hoạch dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu, ví dụ như một vị trí gần đó để chụp trong nhà.
Gợi ý: Dùng một gương phản xạ hay một miếng bìa cứng màu trắng lớn để giúp thêm ánh sáng cho những vùng thiếu sáng của chủ thể.
Gợi ý: Khi chụp ảnh trẻ em, hãy dùng một món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút ánh mắt của chúng.
Gợi ý: Đối với người dùng máy ảnh PnS, hãy mở rộng hết zoom và thử chụp ở chế độ zoom gần tối đa để có được độ sâu trường ảnh và tách biệt chủ thể với hậu cảnh.
Gợi ý: Hãy nhớ xem các bên khung hình và loại bỏ các chi tiết gây rối như bụi cây hay một cột đèn lạc lõng.
0. Chuẩn bị thiết bị phù hợp
Nhiếp ảnh macro có những yêu cầu về thiết bị riêng, thường là một ống kính macro hoặc những filters cận cảnh, càng có những thiết bị mạnh, nghĩa là bạn càng có nhiều cơ hội đạt được những bức ảnh tốt hơn.Đây là danh sách những thiết bị cơ bản cho việc chụp macro tốt hơn:- Máy ảnh DSLR hoặc máy compact có chức năng chụp macro
- Ống kính macro (nếu sử dụng máy DSLR)
- Tripod
- Flash (flash rời nếu có thể)
- Reflector
1. Ngắm ảnh sống (live view)
Những năm gần đây, chắc năng live view đã có mặt trên hầu hết các dòng máy ảnh kỹ thuật số. Đó là một cánh tay cực kỳ đắc lực khi chụp ảnh macro.Bạn sẽ không bao giờ biết được đối tượng của bạn sắp làm gì tiếp theo. Bạn có thể phải trườn bò sát đất, và trong tư thế đó, đặt mắt và ống ngắm có thể là một điều khó khăn. Bật màn hình live view lên sẽ giúp bạn không phải cúi xuống và đau lưng.Trong nhiều dòng DSLR mới, màn hình LCD ngày càng lớn với độ phân giải cao (hơn 1 triệu điểm ảnh như Canon 600D) và bạn có thể dễ dàng xem độ nét, độ mịn của ảnh dễ dàng hơn khi xem qua ống ngắm.2. Chế độ macro
Compact:
Người dùng máy ảnh compact phải chuyển sang chế độ macro. Chế độ này thường dễ tìm, được thể hiện bởi một hình bông hoa nhỏ.Chế độ macro cho phép bạn tiếp cận gần hơn với đối tượng, khi đó máy ảnh sẽ tự động tăng khẩu độ (giảm f), xóa phông và focus đối tượng.
DSLR:
Người sử dụng máy DSLR dòng entry-level cũng sẽ có một chế độ macro, nhưng bài viết này sẽ giới thiệu cách dùng chế độ chỉnh tay đem lại nhiều tự do sáng tạo hơn.Một ống kính macro cho bạn tỉ lệ phóng đại 1:1 (tỉ lệ mắt thường). Tuy nhiên hầu hết những ống kính khác sẽ chỉ có thể cho bạn tỉ lệ 1:2 (nửa tỉ lệ mắt thường), với những ống kính này, thường thì bạn sẽ tìm thấy một logo hình bông hoa nhỏ, với thông tin về khoảng cách gần nhất có thể lấy né. Ví dụ như ống kits 18-55 IS của máy Canon 600D là 0.25m/0.8ft.
Tìm con số đó và nhớ rằng bạn sẽ không thể lấy nét đối tượng khi ống kính của bạn cách đối tượng gần hơn khoảng cách ấy. Bạn có thể nhận thấy rằng nếu bạn đang sử dụng một ống kính tele, con số ấy có thể khá lớn, và việc tiến lại gần là một vấn đề nan giải.
3. Sử dụng tripod (chân máy)
Một vấn đề dễ thấy trong chụp ảnh macro là phải chống rung, vì thế bạn nên sử dụng tripod. Điều này sẽ làm giảm khả năng gặp phải những bức ảnh out nét.Cùng với việc sử dụng tripod, sử dụng tốc độ chụp cũng như sử dụng điều khiển từ xa cũng sẽ giảm rung đáng kể.
4. Mở khẩu
Độ mở khẩu đem đến sự khác biệt khi chụp ảnh macro. Hầu hết máy compact không cho phép bạn thay đổi khẩu độ với chế độ macro, tuy nhiên nếu sử dụng một máy SLR, hay mở khẩu lớn (f nhỏ) để có thể xóa phông tốt.Hầu hết các ống kính macro cho phép bạn mở khẩu vào khoảng F2.8.
5. Sử dụng đèn flash
Bóng là nỗi ám ảnh tồi tệ nhất đối với những nhiếp người chuyên chụp ảnh macro, vì thế đèn flash là rất quan trọng.Nếu bạn sử dụng DSLR và có một flash rời sẽ là tốt nhất. Điều này sẽ đem đến cho bạn tự do về ánh sáng từ bất kỳ góc độ nào bạn muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng flash cóc từ máy compact hoặc SLR, hãy chụp ảnh vào giữa ngày, khi mặt trời lên cao nhất, và kết hợp flash.
Hãy suy nghĩ về việc sử dụng một thiết bị tản sáng (diffuser), điều này sẽ khiến ảnh sáng mạnh vốn có của flash trở nên tự nhiên hơn.
Ngược lại với những gì bạn có thể sẽ nghĩ, nếu một người sáng lớn hơn đối tượng, khoảng cách giữa nguồn sáng và đối tượng càng nhỏ, lượng ánh sáng nhận được sẽ càng yếu. Nhưng khi gặp những tình huống thực tế khi chụp macro, flash gần sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn với việc dư sáng. Thậm chí khi bạn bật flash ở mức thấp nhất, chiếu thẳng vào đối tượng ở khoảng cách hơn 30cm, ảnh sẽ vẫn dư sáng ở f/22. Một cái diffuser sẽ giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này.
Bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng một cái reflector cũng sẽ có thể giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này.
Bài 14: Mẹo kiểm soát sáng tối khi chụp ảnh
Đăng lúc: . Đã xem 1117 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Tự động kiểm soát mức độ phơi
sáng là một trong những đặc tính cực kỳ hữu dụng của máy ảnh kỹ thuật
số. Đối với ai đã từng sử dụng máy ảnh có hệ thống này hoạt động không
tốt thì sẽ nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát độ phơi
sáng.
Tự động kiểm soát độ phơi sáng đồng nghĩa với việc máy
ảnh sẽ đo cường độ sáng từ đó lựa chọn tốc độ trập và độ mở ống kính phù
hợp. Tuy nhiên hệ thống đo sáng này không phải lúc nào cũng cho kết quả
chính xác trong tất cả các điều kiện chiếu sáng khác nhau, cũng như đáp
ứng được các nhu cầu của người chụp. Trong một số kiểu chiếu sáng nhất
định có thể gây lầm lẫn cho hệ thống đo sáng dẫn đến ảnh chụp hoặc là
quá sáng (overexposure) hoặc là quá tối (underexposure). Mặc dù có thể
chỉnh lại độ sáng tối của ảnh bằng các phần mềm chỉnh sửa (Photo
editing), nhưng các chi tiết bị mất do nằm trong vùng quá sáng hoặc quá
tối sẽ không thể nào phục hồi được. Người chụp có kinh nghiệm sẽ nhận
thấy trong một số trường hợp cần phải tự tay chỉnh mức độ phơi sáng.
Chế độ đo sáng tự động hoạt động tốt trong trường hợp nào?
Hầu hết các cảnh chụp thông thường được chiếu sáng với cường độ sáng trung bình thì đều có thể chụp bằng chế độ tự động đo sáng. Thông thường thì đó là các cảnh chụp ngoài trời, dưới ánh nắng, khi chụp không bị ngược sáng hoặc các cảnh chụp trong nhà được chiếu sáng với cường độ sáng trung bình và chủ đề chụp được chiếu sáng bởi nhiều nguồn sáng.
Chế độ đo sáng tự động hoạt động tốt trong trường hợp nào?
Hầu hết các cảnh chụp thông thường được chiếu sáng với cường độ sáng trung bình thì đều có thể chụp bằng chế độ tự động đo sáng. Thông thường thì đó là các cảnh chụp ngoài trời, dưới ánh nắng, khi chụp không bị ngược sáng hoặc các cảnh chụp trong nhà được chiếu sáng với cường độ sáng trung bình và chủ đề chụp được chiếu sáng bởi nhiều nguồn sáng.
Bức ảnh trên được chụp với độ phơi sáng phù hợp. Nếu độ phơi sáng chỉ tăng lên một chút (hoặc giảm đi) thì các chi tiết trong vùng sáng (hoặc vùng tối) sẽ bị mất mà không thể nào phục hồi được bằng các phần mềm photo editing.
Không dùng chế độ tự động chỉnh độ phơi sáng trong trường hợp nào?
Về mặt lý thuyết tất cả các cảnh chụp có mức độ chiếu sáng tối hơn hoặc
sáng hơn độ sáng trung bình của thang xám (middle gray scale) đều cần
chỉnh độ phơi sáng.
Các cảnh chụp cần tăng độ phơi sáng:
Các cảnh chụp cần tăng độ phơi sáng:
- Khi chụp phong cảnh bờ biển, bãi cát trắng, hoặc vùng tuyết hệ thống
tự động chỉnh độ phơi sáng không nhận biết được đây là những cảnh cần
phải có hình ảnh sáng hơn thông thường do đó hệ thống này hoạt động sẽ
khiến cho hình ảnh thu được quá tối. Nhằm thu được hình ảnh có mức độ
sáng phù hợp người chụp cần tăng mức độ phơi sáng.
Trong hai ảnh trên: ảnh bên phải được chụp với chế độ tăng mức độ phơi sáng, ảnh bên trái được chụp ở chế độ tự động.
- Chủ đề chụp có hậu cảnh rất sáng ví dụ như chụp chân dung mà hậu cảnh
là bầu trời hoặc vùng tuyết trắng, mức độ sáng của hậu cảnh sẽ khiến
cho hệ thống tự động chỉnh độ phơi sáng nhầm lẫn khiến cho chân dung
người chụp trở nên quá tối, trong trường hợp này cần phải tăng độ phơi
sáng.
Các cảnh chụp cần giảm mức độ phơi sáng:
- Khi chụp các cảnh mà chủ đề chụp thường có mầu sẫm tối ảnh chụp thường quá sáng do đó cần phải giảm độ phơi sáng.
- Chủ đề chụp có hậu cảnh rất tối: Khi chủ đề chụp là một vùng sáng nhỏ nằm trên một nền hậu cảnh tối lớn, hệ thống tự động đo sáng sẽ cho rằng toàn bộ hình ảnh chụp tối hơn thông thường và tăng độ phơi sáng khiến cho chủ đề chụp có hình ảnh sáng hơn thông thường (ảnh chụp bị quá sáng).
Một số cảnh chụp đặc biệt có độ tương phản rất cao, vượt quá khả năng sử lý của bộ cảm nhận sáng (sự khác biệt giữa vùng tối và vùng sáng quá lớn), lúc này người chụp phải quyết định giữ lấy các chi tiết ở vùng sáng hay vùng tối bằng cách giảm hay tăng độ phơi sáng.
Tăng hay giảm mức độ phơi sáng của hình ảnh như thế nào?
Hầu hết các máy ảnh đều cung cấp tùy chọn cho phép tăng, giảm mức độ phơi sáng (exposure compensation). Tùy chọn này cho phép người chụp tăng hoặc giảm độ sáng của hình ảnh. Để tăng độ sáng của hình ảnh người chụp chỉ việc tăng độ phơi sáng, để giảm độ sáng chỉ cần giảm mức độ phơi sáng. Việc sử dụng chế độ bù trừ độ phơi sáng rất đơn giản bởi mỗi khi tăng hoặc giảm độ phơi sáng người chụp sẽ nhận thấy ngay sự thay đổi của hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.
Để sử dụng tùy chọn này người chụp cần đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy phần Exposure compensation.
Bài 15: Yêu cầu để chụp ảnh macro
Đăng lúc: . Đã xem 1741 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chụp macro là chụp cận cảnh với
độ phóng đại lớn hơn hoặc bằng 1:1, có nghĩa, chủ thể phải chiếm vị trí
lớn trên phim hoặc sensor, bằng hoặc hơn kích thước thật.
Ảnh chụp cận cảnh hay còn gọi là chụp macro luôn gây hứng thú cho người chụp và người xem bởi nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ mà mắt thường khó hoặc không thể nhìn thấy. Ảnh macro có khả năng làm cho những chủ thể quá quen thuộc và thậm chí xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống như hoa, cỏ, ruồi, mầm cây… trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Theo quy ước chung, chụp macro là chụp cận cảnh với độ phóng đại lớn hơn hoặc bằng 1:1, có nghĩa là chủ thể phải choán một vị trí lớn trên phim hoặc sensor, bằng hoặc hơn kích thước thật của nó ngoài đời. Ví dụ, mắt chuồn chuồn có đường kính 5mm thì ảnh của nó trên phim hoặc sensor cũng có kích thước không nhỏ hơn 5mm hoặc phóng đại hơn.
Chất lượng hình ảnh và khả năng macro có thể khác nhau, nhưng bất kỳ máy ảnh nào, từ compact tới DSLR với các ống kính chuyên dụng đều cho những bức ảnh "đáng nhớ". Với sự đầu tư nho nhỏ về kỹ thuật và phụ kiện, thiết bị khiêm tốn cũng có thể đem lại hiệu quả đáng kể trong nhiều bối cảnh chụp thông thường.
Kỹ thuật chụp là một câu chuyện dài nhiều tập, nhưng hầu hết là giống nhau cho dù dùng "đồ chơi" gì, và khi nắm được "yếu lĩnh cơ bản" thì sẽ phát huy tối đa "vũ khí" trong tay.
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng các thiết bị sau:
· Thân máy: Hệ thống máy ảnh có thể hoán đổi ống kính (SLR, mirrorless).
· Hệ ống kính: Ống chuyên macro đem lại tỷ lệ phóng đại 1:1 với các tiêu cự khác nhau, hệ thống kính lúp (close-up) lens, hệ thống ống kéo dài và tăng tele (extension tube, bellow, teleconverter), vòng đảo đầu để gắn thêm ống kính với chiều nghịch đảo, và sự phối hợp của tất cả các ống kính trên.
· Thiết bị ánh sáng: Đèn chuyên dụng (ring flash, twin flash …) kể cả đèn không dây, tản sáng và hắt sáng.
· Thiết bị giúp chống rung: Chân ba (tripod), đầu gá (ballhead), túi cát, túi hạt đậu, dây bấm mềm chụp từ xa.
· Thiết bị hỗ trợ lấy nét: Kính ngắm chuyển hướng (angle viewfinder), ray trượt.
Những người dùng máy compact muốn chụp macro có thể dùng thiết bị gì? Với máy compact, bạn nên lưu ý tới những mẫu có thể lắp thêm lens adapter, có nghĩa là có khả năng sử dụng kính lúp phóng đại (close up filter) chuyên nghiệp. Một máy ảnh siêu zoom giá mềm, ví dụ Sony H9, gắn thêm close up filter Canon 500D, đèn flash thường và tản sáng tự tạo cộng với luyện tập và xử lý hậu kỳ đã chụp được tấm hình trên.
Với tay chơi DSLR thông thường, nếu muốn chụp thể loại này, ống kính macro là cần thiết. Ống macro tuy không thiết kế để tối ưu hóa chân dung, nhưng chỉ cần một chiếc 60mm hoặc 90mm là có thể "một mũi tên trúng hai đích" mà không cần đầu tư quá nhiều. Có flash rời càng tốt nhưng với flash sẵn trên máy cộng với sự sáng tạo từ các miếng nhựa trắng, hoặc vài chục nghìn đồng là đã có thể có một cái tản sáng.
Với máy ảnh compact, để chụp được ảnh cận cảnh tốt, người chụp nên chọn chế độ macro. Ở máy siêu zoom có thể kéo zoom tối đa, và lưu ý một vài khẩu quyết:
· Tìm chủ thể càng đơn giản càng tốt.
· Đưa máy lại càng gần càng tốt để chủ thể choán phần lớn diện tích khung hình (trong khả năng lấy nét của thiết bị).
· Thử ở mọi góc độ để tìm góc đẹp nhất.
· Lưu ý hậu cảnh ít yếu tố gây phân tâm nhất: hậu cảnh sẫm và/hoặc càng xa càng tốt.
Chụp macro với bất cứ máy ảnh nào bạn có trong tay, trải nghiệm và luyện tập, chắc chắn sẽ có hình đẹp. Hãy gửi ảnh macro của mình tới mục Ảnh độc giả với chủ đề tháng 4: Thế giới macro
Bài 16: Bí quyết chụp ảnh gia đình đẹp
Đăng lúc: . Đã xem 2634 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Ảnh chân dung gia đình sẽ được
trưng bày và lưu giữ nhiều năm nên khi chụp, những nhân vật trong ảnh
cần giữ được tư thế thoải mái, khuôn mặt biểu lộ tình cảm, còn người
chụp phải tìm được những góc chụp độc đáo.
1. Tạo tư thế thoải mái
Hãy sáng tạo bằng cách sắp xếp vị trí mọi người khi chụp ảnh chân dung gia đình, việc này tùy thuộc vào số người sẽ chụp và không gian có được. Với một gia đình 4 người, bạn có thể sắp xếp cho cả gia đình nằm đối đầu theo vòng tròn, mọi người nằm dưới đất, nắm tay nhau. Người chụp dùng ống kính chuẩn hay ống kính góc rộng từ 17-50mm, đứng chồm qua họ hay đứng lên thang để chụp. Lấy nét ở giữa hình, dùng độ sâu trường ảnh DOF (depth of field) vừa phải, lý tưởng là f/9 đến f/16.2. Đứng thành nhóm
Nếu chụp gia đình đông người, hãy bảo họ đứng với nhau thành nhóm. Những người cao, trẻ hơn đứng phía sau, người già ở giữa và trẻ em phía trước. Những người cao hơn nên đứng ở 2 bên ảnh. Để ảnh trông tự nhiên, đừng nên áp dụng nguyên tắc “thấp đến cao” cứng ngắt vì ảnh sẽ có vẻ bị sắp xếp trước. Dùng đèn flash rời để chiếu sáng vùng bị tối, giúp khuôn mặt trông bớt lạnh nhạt, và dùng độ sâu DOF rộng hơn để mọi người đều được sắc nét.3. Biểu lộ tình cảm
Bức ảnh gia đình nên thể hiện tình cảm và tình thân, do vậy, hãy để các thành viên khoác vai hay ôm nhau. Bạn cũng có thể sắp xếp để cho thấy rõ những khác biệt giữa các thế hệ, ông bà, tiếp theo là con cái và cuối cùng là thế hệ cháu chắt. Thường thì khác biệt về tuổi tác sẽ được thấy rõ. Hãy chụp ảnh kiểu này với ánh sáng tự nhiên và tốc độ trập nhanh để bắt kịp những nụ cười bất chợt. Nếu bảo mọi người giữ nguyên nụ cười thì ảnh sẽ trông mất tự nhiên.4. Trang phục thích hợp
Về trang phục, các thành viên trong nhà nên chuẩn bị mặc cùng màu hay cùng kiểu để có hiệu ứng thú vị. Mọi người cũng có thể mặc quần áo hợp tông với nhau hay pha trộn và phối màu để có hiệu ứng khác nhau. Cũng có thể chọn trang phục trang trọng, tuy nhiên, nên tránh màu quá đỏ. Cũng nên thử pha trộn và phối hợp các màu để ảnh trông tự nhiên hơn.5. Lấp đầy khung hình
Cận cảnh là cách tốt nhất để biểu lộ tình cảm. Hãy để 2 người thân (có thể là vợ chồng, anh chị em hay cha mẹ và con cái) kề sát với nhau càng gần càng tốt. Dùng ống kính chuẩn hay ống kính chụp cận cảnh (macro) và cắt cúp cho sát. Hãy đợi một chút, có thể họ sẽ cười hay nhìn nhau thì lúc đó mới chụp. Dùng đèn flash để bắt được khoảnh khắc đó, và chỉnh độ DOF cạn để làm hậu cảnh mờ đi.6. Góc cạnh độc đáo
Hãy thử chụp với các góc cạnh khác nhau. Hình ảnh loại này sẽ mang lại thích thú cho người xem và thể hiện được nhiều điều. Một kỹ thuật tuyệt vời là bạn hãy nằm xuống đất và chụp lên với chủ thể đứng phía trên. Bạn sẽ phải dùng đèn flash để chiếu sáng các khuôn mặt trên bầu trời sáng chói. Hãy bảo mọi người hơi cúi mặt xuống để khỏi thấy quá rõ mũi của họ.Một số chú ý khác
Các thiết lập nên dùngThiết lập phơi sáng cho ảnh chân dung gia đình thường khác nhau dù bạn luôn muốn có được hình ảnh cân bằng và sắc nét. Vì thế, nên dùng đèn flash nếu cần và tốc độ trập hợp lý ít nhất là 1/125 giây. Điều chỉnh DOF sâu hơn (f/11-f/22) nếu bạn chụp cả nhóm để mọi người được rõ nét. Tuy nhiên, nếu chụp dưới 3 người, hãy dùng độ DOF cạn hơn (f/2-f/5.6) để phần hậu cảnh bị mờ đi.
Thiết bị nên có
Chụp ảnh gia đình thường cần nhiều thời gian và hầu hết mọi người sẽ sẵn sàng dùng nhiều thời gian để có được bức ảnh đẹp. Dùng ống kính loại góc rộng để chụp được hết mọi người và nên dùng giá 3 chân, đèn flash rời nếu cần. Các tấm phản sáng cũng giúp chiếu dội ánh sáng vào nhóm nhiều người, nhưng bạn phải có giá để hay nhờ người cầm giúp khi chụp ngoài trời.
Hãy sáng tạo khi chụp ảnh gia đình. Các hình ảnh hiện đại ngày nay được chụp ngoài trời với ánh sáng tự nhiên, tư thế và cách tạo dáng tự nhiên. Đừng để các thành viên ăn mặc quá diện và hãy giữ mọi việc vui vẻ, tự nhiên và nhẹ nhàng. Một yếu tố chủ yếu cần phải lưu ý là bạn sẽ chụp bao nhiêu người. Nếu cần, bạn nên tách ra để chụp từng cặp. Phương pháp này có thể tạo được những bức ảnh đẹp tuyệt vời và cũng có thể phối hợp trình bày cùng với nhau trong ảnh dựng sau này.
Bài 20: Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung
Đăng lúc: . Đã xem 8938 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
LÀM MỜ HẬU CẢNH khi chụp ảnh
chân dung BẰNG KỸ THUẬT CHỤP là một kỹ thuật không khó nhưng nó đòi hỏi
người chụp phải có trải nghiệm tốt để có được bức ảnh đẹp. Bài viết sẽ
giới thiệu một vài bí quyết nhỏ để giúp bạn dễ nắm bắt được kỹ thuật
này.
Làm mờ hậu cảnh
Ba yếu tố ảnh hưởng đến độ sắc nét của hậu cảnh là:
*** Lưu ý: tác giả sử dụng một chiếc Canon 5D MarkIII có cảm biến full-frame, do đó nếu bạn sử dụng một máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn (ví dụ máy có hệ số crop là 1.5x), thì các ống kính bạn cần là : 11mm, 24mm, 50mm, 100mm
Tất cả các ảnh đều được chụp với cùng một khẩu độ
Tất cả các ảnh đều được chụp với cùng một khẩu độ, giống với các ảnh phía trên
Lưu ý, trong loạt ảnh thứ hai này, hình ảnh hậu cảnh trông mềm hơn, đặc biệt là khi chụp với ống kính dài nhất. Bạn đã thấy sự tương quan ở đây chưa? Lưu ý là, tất cả 8 hình ảnh trên được chụp với cùng một khẩu độ. Điều duy nhất được thay đổi trong loạt ảnh đầu tiên là tiêu cự của ống kính. Yếu tố duy nhất thay đổi ở loạt ảnh thứ hai chính là khoảng cách tới hậu cạnh, bằng cách để đối tượng đi xa hơn khỏi ngôi nhà.
Tác giả đã cố tình không cho bạn biết khẩu độ nào đã được sử dụng trước khi bạn nhìn thấy những hình ảnh. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng, tất cả các bức ảnh trên đều được chụp ở khẩu độ f5.6? Vâng, đó là sự thật! Tất cả các hình ảnh ở trên đã được thực hiện với một khẩu độ f5.6. Không phải là khẩu độ đầu tiên bạn nghĩ đến khi ai đó nói về "mờ hậu cảnh" đúng không? Các bạn có khẩu độ f5.6 trên ống kính kit lens của bạn chứ? Nếu vậy, hẳn bạn từng nghĩ rằng bạn không bao giờ có được bức ảnh có hậu cảnh mờ tốt mà không cần đầu tư hàng trăm, hay hàng ngàn USD cho một ống kính với khẩu độ lớn hơn? Hãy nghĩ lại, và đọc tiếp!
Một so sánh bằng cách sử dụng f2.8
Để tiếp tục chứng minh, mời bạn xem tiếp hai loạt ảnh khác đều chụp ở khẩu độ f2.8. Đầu tiên với cô bé đang ở gần ngôi nhà, loạt ảnh thứ hai với cô bé ở xa ngôi nhà. Chú ý xem ống kính và khoảng cách ảnh hưởng nhiều hơn đến hiện tượng mờ trên hậu cảnh như thế nào, so với khẩu độ rộng hơn. Bạn sẽ thấy không có nhiều sự khác biệt giữa các loạt ảnh này với các ảnh được chụp ở thiết lập đầu tiên tại f5.6.
Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8
Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8, nhưng với khoảng cách xa hơn so với khung nền hậu cảnh
Chúng ta có thể học được gì từ điều này?
Mặc dù sử dụng một khẩu độ rộng là một yếu tố trong việc tạo ra hậu cảnh mờ, nó không phải là yếu tố duy nhất, và theo ý kiến của tác giả, nó không phải là quan trọng nhất. Nếu bạn đang định chụp một bức chân dung thì bạn nên cố gắng tìm một vị trí mà có thể đặt các đối tượng ở một khoảng cách đủ xa so với hậu cảnh, và bạn cần sử dụng các ống kính có tiêu cự từ 85mm hoặc hơn để chụp ảnh. Tuy nhiên cũng hết sức chú ý là, nếu bạn dùng một ống kính quá dài, bạn sẽ phải đi băng qua bên kia đường để có thể chụp ảnh và phải hét lên để đối tượng của bạn có thể nghe thấy. Một ống kính có tiêu cự 300mm có thể là quá nhiều cho chụp ảnh chân dung, nhưng nếu dùng để chụp ảnh động vật hoang dã hoặc đi du lịch, bạn có thể tạo ra một số hậu cảnh mờ độc đáo, mà bây giờ bạn đã biết phải làm thế nào rồi.
Xem thêm một số ảnh chụp cũng với phương pháp tương tự:
Chụp với một ống kính 200mm f2.8
200mm f2.8
200mm f5.6
Thực hành nhiều hơn
Hãy đi ra ngoài và thử thực hành bài tập này. Tìm một người mẫu cho bức ảnh của bạn và bắt đầu chụp ở khoảng cách gần với hậu cảnh, tiếp đó giãn dần khoảng cách với các thay đổi ống kính và khẩu độ khác nhau, bạn sẽ thấy những hiệu ứng khác biệt trên bức ảnh của bạn. Thực hành thật nhiều, và bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý.
- khẩu độ
- chiều dài tiêu cự của ống kính
- khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh
Ảnh hưởng của ống kính
Loạt ảnh đầu tiên được thực hiện khi cô bé trong ảnh đang đứng ở trước cửa nhà và cách cửa nhà khoảng 0,6 m. Các ống kính được sử dụng cho tất cả các bức ảnh này là: 16mm, 35mm, 70mm, 150mm. Tất cả các bức ảnh này đều được chụp với cùng một khẩu độ như nhau, thông số khẩu độ sẽ được tiết lộ sau khi bạn xem ảnh.*** Lưu ý: tác giả sử dụng một chiếc Canon 5D MarkIII có cảm biến full-frame, do đó nếu bạn sử dụng một máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn (ví dụ máy có hệ số crop là 1.5x), thì các ống kính bạn cần là : 11mm, 24mm, 50mm, 100mm
Ảnh hưởng của khoảng cách
Loạt ảnh thứ hai được chụp với ở khoảng cách hơn 6 m so với cửa ngôi nhà. Mỗi lần thay đổi ống kính, tác giả di chuyển xa hơn khỏi bé gái để làm sao cho hình ảnh cô bé vẫn ở trong một khung hình tương đương.Tất cả các ảnh đều được chụp với cùng một khẩu độ, giống với các ảnh phía trên
Lưu ý, trong loạt ảnh thứ hai này, hình ảnh hậu cảnh trông mềm hơn, đặc biệt là khi chụp với ống kính dài nhất. Bạn đã thấy sự tương quan ở đây chưa? Lưu ý là, tất cả 8 hình ảnh trên được chụp với cùng một khẩu độ. Điều duy nhất được thay đổi trong loạt ảnh đầu tiên là tiêu cự của ống kính. Yếu tố duy nhất thay đổi ở loạt ảnh thứ hai chính là khoảng cách tới hậu cạnh, bằng cách để đối tượng đi xa hơn khỏi ngôi nhà.
Ảnh hưởng của khẩu độ
Vậy còn khẩu độ thì sao?Tác giả đã cố tình không cho bạn biết khẩu độ nào đã được sử dụng trước khi bạn nhìn thấy những hình ảnh. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng, tất cả các bức ảnh trên đều được chụp ở khẩu độ f5.6? Vâng, đó là sự thật! Tất cả các hình ảnh ở trên đã được thực hiện với một khẩu độ f5.6. Không phải là khẩu độ đầu tiên bạn nghĩ đến khi ai đó nói về "mờ hậu cảnh" đúng không? Các bạn có khẩu độ f5.6 trên ống kính kit lens của bạn chứ? Nếu vậy, hẳn bạn từng nghĩ rằng bạn không bao giờ có được bức ảnh có hậu cảnh mờ tốt mà không cần đầu tư hàng trăm, hay hàng ngàn USD cho một ống kính với khẩu độ lớn hơn? Hãy nghĩ lại, và đọc tiếp!
Một so sánh bằng cách sử dụng f2.8
Để tiếp tục chứng minh, mời bạn xem tiếp hai loạt ảnh khác đều chụp ở khẩu độ f2.8. Đầu tiên với cô bé đang ở gần ngôi nhà, loạt ảnh thứ hai với cô bé ở xa ngôi nhà. Chú ý xem ống kính và khoảng cách ảnh hưởng nhiều hơn đến hiện tượng mờ trên hậu cảnh như thế nào, so với khẩu độ rộng hơn. Bạn sẽ thấy không có nhiều sự khác biệt giữa các loạt ảnh này với các ảnh được chụp ở thiết lập đầu tiên tại f5.6.
Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8
Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8, nhưng với khoảng cách xa hơn so với khung nền hậu cảnh
Chúng ta có thể học được gì từ điều này?
Mặc dù sử dụng một khẩu độ rộng là một yếu tố trong việc tạo ra hậu cảnh mờ, nó không phải là yếu tố duy nhất, và theo ý kiến của tác giả, nó không phải là quan trọng nhất. Nếu bạn đang định chụp một bức chân dung thì bạn nên cố gắng tìm một vị trí mà có thể đặt các đối tượng ở một khoảng cách đủ xa so với hậu cảnh, và bạn cần sử dụng các ống kính có tiêu cự từ 85mm hoặc hơn để chụp ảnh. Tuy nhiên cũng hết sức chú ý là, nếu bạn dùng một ống kính quá dài, bạn sẽ phải đi băng qua bên kia đường để có thể chụp ảnh và phải hét lên để đối tượng của bạn có thể nghe thấy. Một ống kính có tiêu cự 300mm có thể là quá nhiều cho chụp ảnh chân dung, nhưng nếu dùng để chụp ảnh động vật hoang dã hoặc đi du lịch, bạn có thể tạo ra một số hậu cảnh mờ độc đáo, mà bây giờ bạn đã biết phải làm thế nào rồi.
Xem thêm một số ảnh chụp cũng với phương pháp tương tự:
Chụp với một ống kính 200mm f2.8
200mm f2.8
200mm f5.6
Thực hành nhiều hơn
Hãy đi ra ngoài và thử thực hành bài tập này. Tìm một người mẫu cho bức ảnh của bạn và bắt đầu chụp ở khoảng cách gần với hậu cảnh, tiếp đó giãn dần khoảng cách với các thay đổi ống kính và khẩu độ khác nhau, bạn sẽ thấy những hiệu ứng khác biệt trên bức ảnh của bạn. Thực hành thật nhiều, và bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý.
Bài 21: Những lỗi khi chụp ảnh chân dung
Đăng lúc: . Đã xem 3392 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Những người chụp ảnh mới vào
nghề thường lựa chọn chụp chân dung, bởi đây là chủ đề có thể khai thác
được rất dễ dàng, hơn nữa còn thỏa mãn được cả nhu cầu … sinh lý của
người chụp ảnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chụp ảnh chân dung
dễ, trái lại nó cũng yêu cầu sự sáng tạo và những kỹ thuật nhất định.
Nhiều người chụp ảnh nghiệp dư đã mắc nhiều lỗi khi chụp thể loại ảnh
này.
Techz sẽ giới thiệu những lỗi thường gặp và cách tránh chúng trong chụp ảnh chân dung.Sử dụng lens ở tiêu cự góc rộng
Đây là một trong những sai lầm cơ bản nhất của những người chụp ảnh, vì máy ảnh phổ thông được bán ở Việt Nam thường kèm theo ống kit 18-55, một ống góc rộng thực sự.Chụp chân dung bằng ống góc rộng thường tạo ra những "thảm họa"
Khi chụp với ống kính có tiêu cự khoảng tầm từ 35mm trở xuống, hiệu ứng của ống kính góc rộng sẽ rất rõ ràng: những chủ thể gần (thường là người được chụp) sẽ to hơn những chủ thể ở xa, đồng nghĩa với việc xuất hiện hiện tượng “mũi to” hay “trán lồi”, “mắt trợn”. Tất cả những hiệu ứng không mong muốn này đều rất tệ nếu xuất hiện trên một bức ảnh chân dung.
Khắc phục: để đảm bảo tình trạng này không xảy ra, bạn hãy sử dụng một ống kính có tiêu cự tối thiểu là 50mm, và tốt nhất là khoảng từ 70-85mm để đảm bảo loại bỏ hiện tượng méo hình. Những ống tele kiểu như 135, 200 hay 70-200 cũng thường được sử dụng để chụp ảnh chân dung, do khả năng “xóa phông” tốt hơn, nhưng chúng có giá thành cao và những người mới tập chụp không nên thử sức ngay với những ống kính này.
Một khởi đầu tốt cho chụp ảnh chân dung có thể là ống kính 50 f1.8 rất thông dụng và giá thành rất dễ chịu.
Mặc dù bạn có thể tạo ra những shot ảnh cực kỳ hiếu động với góc chụp rộng, nhưng rất ít trong số
Lấy nét sai/DOF quá mỏng
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, câu nói tưởng như chỉ có trong thơ ca, nhưng với nhiếp ảnh, nó là một câu nói thực sự rất ý nghĩa. Cảm xúc, suy nghĩ, thần thái của cả bức ảnh chân dung hầu hết đều được “hiểu” thông qua đôi mắt, và không gì tệ hơn nếu như bạn lấy nét vào một điểm khác và “out” mất nét khỏi đôi mắt của người được chụp hình. Điều này là rất tệ, vì lúc này người xem ảnh sẽ tập trung vào những thứ khác trên khuôn mặt (rất có thể là những khuyết điểm mà người chụp chưa xóa đi được qua quá trình hậu kỳ).Chú ý tới đôi mắt, "cửa sổ tâm hồn"
Lỗi này thường xảy ra với những người chưa có kinh nghiệm, hoặc khi sử dụng ống kính có khẩu độ quá lớn, dẫn đến 1 mắt thì nét, còn 1 mắt thì “out”.
Một lỗi khác mà những người mới chụp cũng gặp, đó là lấy nét sai điểm cần thiết. Ví dụ, cần lấy nét vào mẫu thì lại lấy nét vào … người bên cạnh. Điều này hay xảy ra với chế độ AF tự động hoàn toàn (không chọn điểm lấy nét), hoặc khi lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Khắc phục: Đơn giản thôi. Cách dễ dàng nhất là bạn hãy đóng khẩu của ống kính lại một chút, sử dụng nút DOF Preview mà bất kỳ máy ảnh DSLR nào cũng được trang bị để kiểm tra xem cả 2 mắt của người được chụp đã đủ nét chưa. Có thể sử dụng lấy nét bằng tay để điều chỉnh DOF theo đúng ý định, tránh hiện tượng “dở khóc dở cười” khi nhân vật phụ lại trở thành chính trong bức ảnh của bạn.
DOF quá dày
Tuy nhiên, khi đóng khẩu quá sâu để lấy được một DOF dày, người chụp chân dung sẽ lại mắc phải một lỗi khác: không tách biệt được chủ thể với hậu cảnh.Với một DOF dày, người xem bị phân tán khỏi chủ thể
Đây là lý do chính mà các ống kính với khẩu độ lớn, tiêu cự dài rất được ưa chuộng để chụp ảnh cưới, hay nói cách khác là chụp chân dung. Vì chúng có trường nét rất mỏng, có khả năng phân tách chủ thể ra khỏi hậu cảnh, làm mờ hậu cảnh rất tốt.
Nguyên nhân của việc phải xóa mờ hậu cảnh là vì, những chi tiết “gai góc” ở phía sau chủ thể có thể làm người xem hình phân tâm và không chú ý đến nhân vật trong bức ảnh. Mặt khác, những chi tiết ở phía sau có thể dẫn đến lỗi ở dưới đây.
Khắc phục: tốt nhất khi chụp chân dung, bạn nên lựa chọn các ống kính có tiêu cự dài, và để ở khẩu độ lớn nhất có thể (nên là 5.6 trở lên). Tất nhiên, nếu mục đích của bạn là chụp ảnh kiểu “chân dung du lịch”, vừa muốn đưa cả người chụp và thắng cảnh vào trong khuôn hình thì không cần để ý đến hướng dẫn này.
Có vật lạ “đâm xuyên” vào đầu mẫu
Đây là lỗi rất hay xuất hiện với những người thiếu kinh nghiệm, chỉ chú ý tới mẫu mà không để ý tới hậu cảnh. Cho dù chụp ảnh chân dung với ống kính tiêu cự dài, khẩu độ lớn có thể xóa mờ được hậu cảnh, nhưng những vật thể ở hậu cảnh mà ở gần với mẫu thì cho dù có khẩu độ lớn và tiêu cự dài đến đâu cũng rất khó tách ra được."Cây mọc từ đầu", lỗi khó chấp nhận
Tệ nhất trong số những lỗi không chú ý hậu cảnh là để một đường thẳng xuất hiện “đâm xuyên” qua đầu mẫu, hoặc có một cái cây hay cột điện “mọc ra” từ đầu mẫu. Những vật thể này nhiều khi làm ra những khung hình rất “tức cười”, và làm người xem ảnh không còn chú ý vào chủ thể, mà chú ý tới hậu cảnh nhiều hơn.
Khắc phục: Sử dụng khẩu độ lớn, tiêu cự dài để xóa mờ hậu cảnh. Ngoài ra, hãy chú ý góc chụp để tránh những đường thẳng “vô duyên” đu cắt ngang qua đầu người chụp.
Chụp sai độ cao
Có những quy tắc nhất định khi chụp mẫu ở các góc độ khác nhau. Thường thì một bức ảnh chân dung đẹp sẽ được chụp ngang tầm mắt với chủ thể. Ở độ cao này, sẽ không xuất hiện các hiệu ứng “hai cằm” hay lộ góc cạnh của khuôn mặt, hoặc dễ thấy nhất là không lộ 2 lỗ mũi của mẫu.Hãy lưu ý độ cao khi chụp
Khắc phục: Chụp với người lớn, ta có thể chụp với độ cao từ vai mẫu trở lên , hoặc nếu cần một góc chụp toàn thân, có thể chụp thấp hơn và yêu cầu mẫu hơi cúi đầu để tránh lộ những khuyết điểm trên khuôn mặt.
Với trẻ em, có thể sử dụng góc chụp từ trên cao để nhấn vào đôi mắt của chủ thể, hoặc chống 2 tay để chụp ngang tầm mắt của chúng.
Đổ bóng nặng
Còn gì tệ và khó chỉnh sửa hơn (nếu bạn chưa quen với việc hậu kỳ) nếu khuôn mặt của mẫu loang lổ khoảng sáng, khoảng tối.Đổ bóng nặng làm hình ảnh mất tự nhiên
Lỗi này thường bị bắt gặp khi mẫu đứng dưới nắng mạnh, và phần tóc tạo ra bóng trên khuôn mặt, hoặc khi đứng trong bóng râm nhưng ánh nắng vẫn xuyên qua được 1, tạo ra các khoảng sáng trên mặt.
Cách khắc phục: Đừng chụp mẫu khi nắng quá mạnh. Nếu bắt buộc phải chụp, hãy sử dụng flash để “Fill” sáng lên mặt mẫu, tránh những khoảng sáng tối không đều, hoặc sử dụng tấm hắt sáng với mục đích tương tự.
Hiện tượng mắt đỏ
Sử dụng Flash luôn là một cách tốt nhất để kiểm soát một cách chủ động ánh sáng, tuy nhiên nó cũng dễ gây ra một lỗi mà dường như ai từng chụp ảnh (kể cả với máy ảnh du lịch) cũng từng gặp: mắt đỏ."Mắt đỏ" là hiện tượng thường gặp khi chụp ảnh với flash
Khắc phục: Hầu như máy ảnh nào cũng có chế độ chống mắt đỏ, hãy bật nó lên nếu bạn chưa thực sự làm chủ được flash trên máy của mình. Cũng có thể yêu cầu mẫu hơi cúi một chút để tránh ánh sáng phản chiếu từ mắt mẫu đi vào máy ảnh. Cách giải quyết triệt để hơn, là sử dụng flash ngoài, không cắm trực tiếp trên máy.
Nét “gai”
Không như nhiều thể loại khác, chụp ảnh chân dung không cần bức hình phải quá nét. Thậm chí nhiều lens chuyên chụp chân dung còn có thêm khả năng soft focus, tức nét “mềm”.Độ nét cao là không cần thiết đối với chụp ảnh chân dung
Sai lầm này thường gặp ở những người sử dụng máy chưa lâu, luôn tinh chỉnh thông số Sharpness lên cao nhất, hoặc những người sử dụng những lens có độ nét cao như lens macro để chụp chân dung. Độ nét của những lens này có thể làm rõ những khuyết điểm trên khuôn mặt mẫu như nốt ruồi, mụn, tàn nhang.
Khắc phục: Không nên sử dụng lens có độ nét quá cao như những lens macro để chụp chân dung. Nếu bắt buộc phải mua 1 lens cho cả 2 mục đích đó, hãy chọn một lens có tiêu cự dài, ít nhất là 100mm. Trong thiết lập parameter của máy ảnh, hãy để mức sharpness xuống 0 hoặc -1. Các thông số Color Tone và Saturation cũng nên giữ ở mức 0 hoặc cùng lắm là +1. Quan trọng nhất, sau khi chụp, hãy bớt chút thời gian để hậu kỳ bức ảnh.
Bài 22: Các bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Đăng lúc: . Đã xem 4184 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Có một nghịch lý rằng: những cô
nàng ăn ảnh thường có nhan sắc không quá nổi bật, còn nhiều người ngoài
đời rất xinh đẹp và nóng bỏng nhưng lại kém sắc khi chụp hình. Để đẹp
khi lên ảnh không chỉ cần ngoại hình vốn có của bạn mà còn cả nhiều yếu
tố quan trọng khác như nụ cười thu hút đặc trưng, điều kiện ánh sáng,
trang phục và đặc biệt là cách tạo dáng.
Chụp ảnh cho nàng
1. Nghĩ đến những điều tích cực
Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng cách để có biểu cảm khuôn mặt tốt là suy nghĩ về những điều tích cực khi chụp ảnh: một kỉ niệm đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ hay những điều ngọt ngào mà người thân bạn bè từng làm cho bạn. Nhiếp ảnh gia kiêm stylist nổi tiếng Anna Naphtali đã từng nói: "Nghĩ về những điều hạnh phúc khi chụp giúp tạo dáng tự nhiên và cười chân thật hơn, đồng thời cũng xóa bỏ những biểu cảm khiên cưỡng".2. Luyện biểu cảm khuôn mặt
Hãy tìm hiểu ưu khuyết trên khuôn mặt bạn để khắc phục chúng khi chụp ảnh, ví dụ như: Môi bạn mỏng, hãy khép hờ môi và thổi nhẹ trong khi chụp để tạo cảm giác môi dày hơn. Siêu mẫu quốc tế Sarah Ingle từng khuyên rằng: "Những người có khuôn mặt đầy đặn nên tránh hướng mặt vào thẳng ống kính máy ảnh mà nên hơi ngả đầu sang một bên". Cằm nhọn và mũi tẹt ư? Sarah cũng gợi ý rằng nên hếch cằm về phía trước khi chụp nghiêng để khuôn mặt trông cân đối hơn.Và hãy thử cầm lấy điện thoại và 'tự sướng' liên tục cho tới khi tìm góc mặt hay nụ cười làm bạn ưng ý nhất.
Thật tự tin trước ống kính và từ từ xoay người theo từng góc. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện những tố chất tiềm năng đáng kinh ngạc của mình.
3. Nâng máy ảnh lên cao
Khi chụp, luôn luôn đặt máy ảnh từ ngang mắt trở lên hoặc cao hơn. Việc này giúp tạo ra đường viền cằm hoàn hảo cho người bạn chụp.4. Ánh sáng là chìa khóa vàng
Theo như nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung Aaron Gil, bí quyết quan trọng nhất giúp bạn đẹp khi lên ảnh là cách bắt ánh sáng thích hợp bổ sung cho gương mặt bạn: "Nên tránh những ánh sáng gắt làm lộ rõ nhược điểm trên mặt bạn và tạo ra những vùng tối dưới mắt và mũi. Cách lấy sáng thích hợp nhất là từ đỉnh đầu cho tới cằm và từ gò má này sang gò má kia".
5. Đơn giản hóa mọi thứ
Đừng quá cố tạo dáng phức tạp, hãy thả lỏng cơ thể, tạo dáng đơn giản, tự nhiên. Jamie McCarthy, nhiếp ảnh gia kiêm quản lý trang web chia sẻ ảnh lớn Getty Images, có lời khuyên quý báu rằng: "Đừng tạo dáng gượng ép, cứng nhắc, hãy thoải mái và thư giãn. Cố gắng không để cơ thể và gương mặt bị 'đơ' , luôn đứng thẳng và đôi khi hơi cong lưng chút". Và giống như Tiifany đã nói ở trên, luyện tập, luyện tập và luyện tập!6. Chống tay vào hông
Chống tay vào hông luôn là cách cổ điển nhưng hữu hiệu. McCarthy nói rằng: " Việc đặt tay vào hông không chỉ nhấn vào vòng eo của bạn mà còn tạo cho bạn cảm giác bản thân gầy hơn, thậm chí giúp cho bức ảnh trông tự nhiên và sống động hơn thay vì việc buông lỏng tay ". Khi tạo dáng này, bạn nên đặt ngón cái ra ngoài, lòng bàn tay hướng vào trong để tạo điều kiện " khoe ra " những chiếc nhẫn hay trang sức khác và đồng thời để bản thân trông thoải mái, tự nhiên hơn.7. Giữ dáng khi ngồi
"Bạn hoàn toàn có thể bị mờ nhạt giữa khung cảnh nếu bạn không điều chỉnh cách tạo dáng khi ngồi" Nigel chia sẻ tiếp. "Luôn ngồi thẳng và vuông góc với mặt ghế. Nó sẽ giúp tạo cảm giác thân trên của bạn dài hơn và đảm bảo rằng nhiếp ảnh gia có thể chụp được những dáng đẹp nhất của bạn".8. Mặc trang phục phù hợp
Mặc quần áo phù hợp sẽ giúp bạn trông nhẹ hơn 3 - 5 cân, Aaron Gil lưu ý: "Tông màu tối sẽ giúp dáng người cùng bắp chân, bắp tay bạn trông nhỏ hơn. Nên tránh những chiếc áo phông hay cộc tay vì chúng sẽ tố cáo bắp tay to của bạn". Họa tiết kẻ ngang thì tạo cảm giác hông bạn to hơn bình thường. Bạn có thể tham khảo các gợi ý chọn những trang phục phù hợp với dáng người sau: Khéo tôn dáng cùng "Đen- trắng", Bí quyết 'tôn dáng' cùng kẻ sọc, Chọn váy xòe 'hoàn hảo' cho từng vóc dáng, Chọn sơ mi trắng theo dáng người, Chọn sóoc hè hoàn hảo theo dáng người ...9. Nắm rõ những kiểu trang điểm
Amanda Belluco, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến từ New York đã từng nói: "Nếu khách hàng của tôi chuẩn bị trang điểm, tôi sẽ luôn nhắc họ rằng không nên sử dụng phấn nền hoặc kem che khuyết điểm chứa SPF vì chúng sẽ phản chiếu ánh sáng. Khi bị phản sáng cùng với đèn flash, da mặt bạn sẽ trông nhợt nhạt và bóng nhờn. Tốt nhất nên trang điểm tự nhiên và nhớ rằng khi lên ảnh, màu môi, màu phấn má và đặc biệt là màu phấn mắt hay bị làm nhạt đi nên đừng ngại trang điểm đậm ở những vùng này".Bài 23: 9 cách để chụp chân dung với một nguồn sáng
Đăng lúc: . Đã xem 2562 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Bài này hướng dẫn 9 cách đặt 1 đèn flash để bạn có thể áp dụng khi chụp chân dung.
Những dụng cụ cần thiết
Để hoàn thành bài hướng dẫn này, bẽ sẽ cần đủ những dụng cụ sau:- Máy chụp hình và lens để bắt đầu (tất nhiên rồi ). Những tấm hình trong bài này sử dụng 24mm, 50mm hay 85mm lens.
- Một cái flash rời (stadn-alone flash) để có thể tự cài đặt.
- Một thiết bị để bạn có thể điều khiển cái đèn flash đó, có thể là một thiết bị wireless điều khiển.
- Một cái Ô (dù) hắt sáng – cái dù phía trong có thể hắt sáng (màu bạc).
- Bạn có thể tùy biến bằng một cái đĩa bạc, hoạc một tấm xốp (Bọt biển) chúng rất hữu dụng ở một số nơi.
- Hai cái chân để giữ đèn flash và cái dù hắt sáng.
Ngoài trời và Trong nhà
Bài hướng dẫn này gồm 2 phần. Một là ngoài trời, nên bạn có thêm nguồn sáng là ánh sáng mặt trời, còn trong nhà thì chỉ có 1 nguồn sáng mà thôi. Bởi vậy hãy bắt đầu ở ngoài trời nơi bạn có 2 nguồn sáng là ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng flash.Ví dụ 1. Một đèn Flash
Trong ví dụ đầu tiên, trời đã vào chiều, mặt trời ở phía bên trái cô gái. Như hình bạn thấy dưới đây, một nửa mặt của cô gái ở trong tối còn ánh sáng thì rất phẳng. Nền đằng sau cô gái rất nhiều chi tiết phức tạp. Bức hình này chỉ ra chúng tôi để đèn flash ở vị trí hướng thẳng vào đối tượng.
Hoàn thành
Để sử dụng đèn Flash chính xác, tôi đo ánh sáng tự nhiên, sau đó để độ phơi sáng hơi tối đi, và hướng flash vào cho chính xác. Điều này sẽ giúp cho đối tượng tách khỏi nền vì nền sẽ tối hơn. Hàng rào cũng được làm sáng, vì flash khá xa với đối tượng nên nó sẽ chiếu vào một vùng rộng.
Ánh sáng từ đèn flash sẽ chiếu phần tối của mặt, phần còn lại là việ của ánh sáng mặt trời. Kỹ thuật này khá dễ thực hiện và có hiệu quả. Có thể nhìn rõ đối tượng thậm chí khi in khổ lớn.
Ví dụ 2: Chụp RIM Light
RIM Light là thuật ngữ dùng cho những tấm ảnh có ánh sáng từ phía sau khiến vùng viền của đối tượng rất sáng. Bạn để ý rằng tôi để flash ở phía sau đối tượng.
Mặt trời làm sáng đối tượng, nhưng với đèn flash chiếu từ phía sau để tạo Rim light. Rim light chiếu sáng vùng viền của đối tượng và thường phải sáng hơn ánh sáng chính (trường hợp này là Mặt trời).
Không như kỹ thuật trước, tôi không để thiếu sáng so với ánh sáng xung quanh. Thực tế tôi còn chỉnh sáng hơn chút để cùng với flash tạo highlights.
Hoàn thành
Hiệu ứng tập trung đặc biệt vào tóc và áo cô gái. Những phần bên phải hầu hết đều sáng, vì đèn Flash phía sau bên phải của đối tượng, nhung không trực tiếp, ánh sáng chỉ chiếu vào phần viền. Bạn có thể thấy sự tác động của ánh sáng lên hàng rào phía sau, chi sáng hơn chút ở bề mặt.
Ví dụ 3: Rembrandt Lighting
Rembrandt lighting là kỹ thuật phổ biến trong các studio. Với việc sử dụng một đèn flash một phía làm ánh sáng chính với góc 45 độ, và một tấm phản quang (hoặc một đèn flash khác) ở phía ngược lại – cũng -45 độ – để làm ánh sáng phụ.
Kỹ thuật này được đặt theo tên và dựa trên ánh sáng những bức tranh của danh họa nổi tiếng Rembrandt người Hà Lan – Những bức họa chân dung của ông được vẽ theo ánh sáng như vậy.
Cho lần chụp này, tôi gắn thêm một cái dù. Đèn flash được bắn thẳng vào dù để ánh sáng lấy được từ sự phản chiếu của cái dù rất êm và tỏa rộng hơn, tuy nhiên nó cũng khiến ánh sánh yếu đi vì thế bạn thấy chiếc dù đặt ngay gần với mặt cô gái.
Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt và cơ thể (từ góc nhìn chúng ta) được chiếu sáng bằng mặt trời, nhưng mặt trời không phải là nguồn sáng chúng ta tự thêm vào. Đèn Flash đã làm sáng phần tối gương mặt, nhưng cũng đã làm sáng cả những thanh gỗ hàng rào.
Mặt trời đã tạo nên một sắc ấm trên tóc và đôi chân của cô gái. Để lấy đo sáng trong trường hợp này, tôi đo sáng phần được chiếu sáng bởi mặt trời, và một chút phần tối. Sau đó chỉnh Flash đến khi bức ảnh được như ý muốn.
Ví dụ 4: Ánh sáng trong nhà
Bây giờ hãy di chuyển vào trong nhà. Trong các ví dụ còn lại, tất cả ánh sáng cung cấp cho đối tượng đều từ đèn Flash. Trong khi tôi sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ để set up những thứ cần thiết. Ánh sáng của sổ không có tác động tới đối tượng trong trường hợp này.
Cường độ từ đèn Flash sáng hơn ánh sáng từ cửa sổ. Trong cách sắp xếp dưới đây, bạn có thể thấy tôi đã đề nghị cô gái đeo kính râm và nhìn trực tiếp vào đèn Flash, tôi đã để phía trên.
Hoàn thành
Bức ảnh cuối cùng nhìn có vẻ giống một ngôi sao nhạc rock. Sự phản chiếu của cái dù lên chiếc kính râm tạo khiến tấm ảnh rất thú vị, Màu sắc tấm ảnh rất nhẹ nhàng.
Ví dụ 5: Flash phía sau và phản quang phía trước.
Cần nói rõ trường hợp này. Chiếc đù đặt trước mặt đối tượng không có đèn flash, nó chỉ để dùng phản quang. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng một cãi đĩa bạc hay tấm bạt trắng (hoặc bọt biển).
Đèn flash đặt ở phía sau sẽ bắn vào tấm phản sáng tạo nên nguồn sáng chính, đồng thời nó cũng tạo RIM light ở phía sau đối tượng.
Hoàn thành
Như bạn thấy tấm hình ở dưới. Ánh sáng phản chiếu trở thành nguồn sáng chính, còn đèn flash tạo Rim light ở tóc cô gái. Trong ví dụ này có vẻ vị trí đèn Flash phía sau không tốt lắm, nên tôi không hài lòng về tấm hình này. Hy vọng bạn sẽ làm tốt hơn.
Ví dụ 6: Flash phía trên
Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt. Tôi thích dùng nó bởi vì tấm hình sẽ có hiệu quả về màu sắc, hơn nữa nền bị tối đi rất nhiều. Trong kỹ thuật này bạn để đèn phía trên đầu – hơi nhô ra phía trước một chú so với đầu cô gái. Cô gái nhìn lên, sao cho bóng của cái mũi không quá nhiều.
Hoàn thành
Với tấm hình dưới đây, bạn thấy phần mặt cô gái hoàn toàn nổi bật, nền phía sau bị tối đi rất nhiều càng làm cô gái thêm nổi bật. Với kỹ thuật này bạn có thể làm cho một phần đối tượng chìm trong tối. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách để dù hắt sáng phía dưới.
Ví dụ 7: Nhìn kiểu…Mỹ
Trong cách chụp này bạn sẽ để đối tượng đứng sát tường. Đèn Flash để hơi cao quá mặt và bắn thắng vào dù hắt sáng. Tất cả để gần với đối tượng, bởi vậy bạn cũng nên đặt đèn Flash yếu đi một chút.
Hoàn thành
Kết quả chụp bạn thấy quanh tấm hình có vignette rất mượt – đó chính là phạm vi hắt sáng của dù hắt sáng – đồng thời phạm vi rộng của dù hắt sáng phủ lên hết mặt cô gái vì thế toàn bộ mặt được chiếu sáng nên không có phần tối. Gọi là nhìn kiểu Mỹ vì góc độ chụp khiến ta liên tưởng tới những tấm hình cảnh sát bên Mỹ chụp các đối tượng.
Ví dụ 8: Chụp gần
Về cơ bản cách sắp xếp đèn lần này giống như ở Ví dụ 5. Tuy nhiên bạn để mọi thứ (tường, đèn, đối tượng, dù) gần nhau hơn, giống như ví dụ trên. Trong lần chụp này tôi sử dụng Lens 50mm. Bạn đứng chụp chéo như ở hình dưới.
Hoàn thành
Kết quả chụp cho một tấm hình có ánh sáng tốt. Cường độ ánh sáng của dù đủ để mặt và mái tóc cô gái được làm rõ. Đèn Flash phía sau giúp đường viền đối tượng được làm rõ.
Kỹ thuật này cũng cho ánh sáng nền ngược lại với kỹ thuật để đèn flash phía trên. Nền ở lần chụp này hoàn toàn trắng. Tuy nhiên bàn tay cô gái bị trắng quá, nếu chụp lại tôi sẽ để bàn tay ở vị trí khác.
Ví dụ 9: Chụp đối diện bức tường
Trong cách chụp này, bạn không cần dù hắt sáng, bạn để Flash và đối tượng đứng như hình dưới, một bên sát tường, còn phía sau lưng thì xa tường ra. Cách xếp này giúp cho tường hắt chút ánh sáng vào vùng tối của đối tượng.
Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt rất đẹp còn nền thì tối hoàn toàn. Với cách chụp này bạn có thể sử dụng ở bất cứ nới đâu. Bạn có thể giảm tốc độ chập xuống từ 1 hoặc 2s để có thể nhìn thấy nền lại. Điều này giúp cho tấm hình chân dung có thêm chất liệu nền. Bạn cũng có thể di chuyển đối tượng tới góc tường để tạo nền trắng.
Bài 24: Chụp chân dung bằng ánh sáng tự nhiên
Đăng lúc: . Đã xem 1712 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Ánh sáng tự nhiên hoàn hảo giúp bạn chụp ảnh đẹp mà không cần flash
Trong bài viết của tác giả Véronique da Silva trên trang web www.dasilvafoto.com, cô chia sẽ những kinh nghiệm về cách chụp chân dung với nguồn sáng xung quanh.Tôi thường hỏi "Bạn có sử dụng đèn flash?". Và câu trả lời là "tôi thì không ". Tôi được đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp theo phương diện thương mại, nên thường sử dụng các loại đèn flash và thiết bị tốt nhất trên thế giới, và tôi biết rõ làm thế nào để sử dụng chúng. Tôi dùng nó trong phần lớn công việc của mình.
Nhưng, xung quanh cuộc sống chúng ta còn có vô vàn những nguồn sáng đẹp khác và nó mang lại cho chúng ta những thách thức khó có thể đoán để tìm và sử dụng nó hiệu quả. Là một nhiếp ảnh gia hay dùng ánh sáng tự nhiên, tôi thường dùng những tấm hắc sáng và thiết bị khuyếch tán để tận dụng cũng như hướng nguồn sáng có sẵn theo ý thích của tôi.
Hình 01
Tôi thích chụp ảnh chân dung và tôi đã nhận thấy rằng một người bình thường không cảm thấy thoải mái trong phòng studio với nhiều thiết bị và đèn flash nhấp nháy. Nó lấn áp không gian và dễ vướng vào trong bức ảnh. Nguyên tắc của tôi là nếu có thể chụp ảnh bằng nguồn sáng xung quanh, dù điều kiện sáng có khó khăn thế nào, tôi cũng sẽ cố tận dụng. Kết quả chắc chắn sẽ được tốt hơn khi dùng với đèn flash.
Dưới đây là một số mẹo để chụp với ánh sáng tự nhiên!
Khi chụp dưới ánh sáng chói chang ban ngày, nhiều người cảm thấy khó khăn hoặc sẽ sử dụng đèn flash khi chụp ngược sáng hoặc đưa đối tượng vào trong bóng râm. Vâng, đúng là như vậy, trong bóng râm ánh sáng dịu hơn, thú vị hơn, tạo bóng đổ nhẹ nhàn, chủ đề nổi bật trong nguồn sáng của mặt trời! Tuy nhiên, hãy bỏ những cảm giác này sang một bên và bước ra khỏi bóng râm và thử chụp! Bức ảnh của bạn sẽ tràn ngập ánh sáng, đó là thời điểm tuyệt nhất trong ngày. Chụp lúc giữa trưa sẽ rất khó khăn, nhưng đầy sức sáng tạo! Hãy tìm những nơi có thể làm nên bóng đổ và tạo hình tốt để chụp. Dừng lại và phân tích cảnh quan trước mặt, xem xét điểm mạnh để ánh sáng có thể tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp.
Hình 02
Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng ban ngày, bạn nên chụp sao cho hướng sáng mặt trời nằm ở sau lưng của đối tượng. Hầu hết mọi người sẽ nheo mắt khi ánh sáng chiếu vào trước mặt. Bằng cách đặt ánh sáng sau lưng đối tượng, bạn sẽ làm họ thoải mái hơn và đổi lại họ chắc chắn sẽ hợp tác tốt với bạn trong công việc!
Điều gì xảy ra với bầu trời đầy gió? Câu trả lời là "chẳng có vấn đề gì cả"! Nó không ảnh hưởng gì đến độ phơi sáng của bức ảnh và cứ để mọi thứ bay theo cơn gió một cách tự nhiên. Bức ảnh hoàn hảo là có thể thấy được các chi tiết trong vùng sáng và vùng tối. Nhưng tôi thấy, đôi khi yêu cầu này không thực sự cần thiết khi chụp chân dung.
Hình 03
Tôi dùng tấm hắc sáng để giảm sự tương phản và để thấy rõ hơn một số chi tiết trong phần nền. Một tấm hắc sáng bạc sẽ làm độ nét của hình ảnh rõ ràng hơn, nhưng hãy nhớ rằng, nó làm ánh sáng độ phản chiếu rất mạnh và chủ đề của bạn có thể bị “cháy sáng”! Tôi sử dụng một tấm hắc sáng đơn giản chỉ toàn màu trắng, chủ yếu để hạn chế phần tối trên chủ đề, nhưng vẫn giữ được sức hấp dẫn của phần sáng phía sau. Tôi cũng thích chơi với vòng sáng lóe hiện lên trên tấm ảnh do hiệu ứng ánh sáng đi vào trực tiếp ống kính! Chúng ta hoàn toàn không thể đoán trước chúng sẽ như thế nào, nhưng có thể nói là nó sẽ rất đẹp! Để có thể sử dụng tấm hắc sáng trong khi chụp, bạn cần có người phụ giúp và đây là sự trợ giúp rất cần thiết
Nhưng nếu phải sử dụng đèn flash, tôi chỉ dùng nó như nguồn sáng phụ và luôn để nguồn sáng môi trường xung quanh đóng vai trò chính. Khi chụp nội thất, tôi luôn hướng đèn flash lên trần nhà hoặc cho phản xạ ra qua tấm hắc sáng của tôi, nó sẽ tạo ra một ánh sáng mềm và tự nhiên hơn khi hướng thẳng trực tiếp vào đối tượng. Nó cũng tạo ra một nguồn sáng huyền ảo. Tôi thường trừ sáng khoảng 1.5 đến 3 stop và chụp tốc độ chậm để tất cả ánh sáng có thể đi vào trong bức hình
Giống như tất cả mọi thứ khác, bạn cần thực hành thật nhiều! Tận dụng môi trường sáng xung quanh, đừng để các giới hạn ảnh hưởng đến quyết định của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên với chính mình và chắc chắn kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện! Đó mới là điều quan trọng nhất, chúc thành công nhé!
Hình 04
Bài 25: 5 bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp
Đăng lúc: . Đã xem 4647 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chụp chân dung có nhiều kiểu và
mỗi kiểu đều có mục đích nhằm để trình bày chủ thể trong một loại ánh
sáng khác nhau. Có thể đó là kiểu chụp chân dung mà bạn có khả năng kiểm
soát vị trí chụp, chiếu sáng và bố cục. Nhưng cũng có kiểu chụp ngẫu
hứng không được sắp đặt trước, trong đó chủ thể trông có vẻ tự nhiên và
ít gò bó hơn
Không có nguyên tắc cứng nhắc và sít sao nào trong việc chụp
chân dung, nhưng sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung
cơ bản có thể áp dụng được. Chụp chân dung có
nhiều kiểu và mỗi kiểu đều có mục đích nhằm để trình bày chủ thể trong
một loại ánh sáng khác nhau. Có thể đó là kiểu chụp chân dung mà bạn có
khả năng kiểm soát vị trí chụp, chiếu sáng và bố cục. Nhưng cũng có kiểu
chụp ngẫu hứng không được sắp đặt trước, trong đó chủ thể trông có vẻ
tự nhiên và ít gò bó hơn.Sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung mà bạn có thể áp dụng được:
Vị trí
Quan trọng là phải chuẩn bị trước. Bạn nên đi tiền trạm các vị trí trước khi chụp ảnh. Khi đã chọn được vị trí, bạn cần phải chọn khu nào có nền đẹp hơn cho chủ thể. Khi chụp chân dung, bạn hãy dùng ống kính góc rộng để lấy được cảnh vật xung quanh chủ thể, có thể tạo nên một câu chuyện và làm hình ảnh trông hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hậu cảnh lộn xộn thỉnh thoảng sẽ làm chủ thể bị chìm đi, làm bố cục không còn có điểm trọng tâm nữa.Gợi ý: Bạn nên luôn có kế hoạch dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu, ví dụ như một vị trí gần đó để chụp trong nhà.
Ánh sáng
Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng tự nhiên, hầu hết các nhiếp ảnh gia luôn chờ đến “giờ vàng”, thường là vào buổi sáng sớm hay chiều tối khi có ánh sáng ấm, đẹp mắt chiếu lên da. Tuy nhiên, nếu không chờ được thời gian này, bạn cũng có thể chụp ảnh đẹp trong một ngày có mây. Bầu trời phủ đầy mây có thể ví như một hộp khuếch tán ánh sáng (softbox), cho ánh sáng dịu và đẹp hơn. Nếu chụp trong nhà, hãy đặt chủ thể gần một cửa sổ lớn để có ánh sáng dịu gián tiếp. Đồng thời, vị trí này cũng có thể cho ánh sáng phản chiếu đẹp trong mắt của chủ thể.Gợi ý: Dùng một gương phản xạ hay một miếng bìa cứng màu trắng lớn để giúp thêm ánh sáng cho những vùng thiếu sáng của chủ thể.
Ánh mắt
Ngạn ngữ có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Điều này cũng đúng đối với ảnh chân dung, trong đó điểm chỉnh nét lý tưởng là đôi mắt của chủ thể. Tuy nhiên, nếu chủ thể của bạn được chụp nghiêng và không nhìn thẳng vào bạn, bạn nhớ hãy chỉnh nét vào bên mắt của chủ thể gần bạn nhất. Để chụp ảnh cả nhóm, hãy dùng chức năng chụp theo chế độ chụp nhiều ảnh liên tục để đảm bảo không ai trong ảnh bị nhắm mắt.Gợi ý: Khi chụp ảnh trẻ em, hãy dùng một món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút ánh mắt của chúng.
Độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh thấp áp dụng tốt nhất cho ảnh chân dung. Thường thì nó làm cho phần hậu cảnh thành một cảnh mờ đẹp trong khi vẫn giữ sắc nét chủ thể. Người dùng máy ảnh ống kính rời DSLR có thể chọn ống kính khẩu độ rộng, ví dụ như ống kính tiêu cự cố định 50mm F1.8, để tập trung chú ý của người xem vào chủ thể và giấu đi các chi tiết gây rối trong phần hậu cảnh. Người dùng máy ảnh ngắm chụp PnS có thể dùng trị số khẩu độ F3.5 hay thấp hơn, hay có thể dùng các chế độ chụp chân dung của máy để tạo hiệu ứng tương tự.Gợi ý: Đối với người dùng máy ảnh PnS, hãy mở rộng hết zoom và thử chụp ở chế độ zoom gần tối đa để có được độ sâu trường ảnh và tách biệt chủ thể với hậu cảnh.
Tạo bố cục
Nếu bạn tránh không được các cảnh vật chung quanh thì hãy khai thác nó! Dùng các cảnh thường ngày như khung vòm, ô cửa, hành lang, ban công, nhánh cây… là những cách sáng tạo để tạo bố cục cho cảnh vật chung quanh chủ thể và đồng thời tạo được sự chú ý thị giác nhiều hơn. Bạn cũng có thể dùng những người xung quanh để tạo bố cục cho chủ thể chính. Ví dụ đàn cháu vây quanh người bà trong bữa tiệc sinh nhật của bà có thể dùng làm bố cục tốt, trong đó biểu lộ tình cảm của các cháu nói lên được niềm vui và trân trọng của buổi tiệc.Gợi ý: Hãy nhớ xem các bên khung hình và loại bỏ các chi tiết gây rối như bụi cây hay một cột đèn lạc lõng.
No comments:
Post a Comment