Monday, February 3, 2014

ẢNH MỪNG XUÂN 2014

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.
1. Dinh Độc Lập
Dinh độc lập. Ảnh: ditich.dinhdoclap
1-1542-1389841063.jpg
Dinh Độc Lập tên gọi trước đây là Dinh Norodom được khởi công ngày 23/2/1868 do kiến trúc sư Hermite phác thảo, đến năm 1871 thì hoàn thành. Công trình được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Năm 1962 sau cuộc đảo chính dinh mới được xây lại trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ngày nay, Dinh Độc Lập là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.
2. Nhà hát lớn 
Nhà hát lớn TP HCM. Ảnh: edensaigonhotel.
2-3641-1389841063.jpg
Nhà hát lớn Thành phố nằm trên đường Đồng  Khởi, quận 1, được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Hoàn thành ngày 1/1/1900, nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố. 

3. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: tour-asia
3-7158-1389841064.jpg
Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, thuộc Tổng giáo phận TP HCM. Tháng 8/1876 nhà thờ được chính thức xây dựng do kiến trúc sư J. Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng, đến ngày 7/10/1877 thì hoàn thành. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và cả nước ngoài. 
4. Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: panoramio
4-7218-1389841064.jpg
Ngày 26/4/1964, Việt Nam Quốc Tự được khởi công dưới sự giám sát của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Chùa được xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong, chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên rộng rãi, với các cảnh quan đặc sắc hài hòa mang đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần và đông đảo các du khách khi đến với TP HCM.
5. Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: panoramio
5-2876-1389841065.jpg
Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt và trở thành tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.
6. Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành. Ảnh: tapchinhadep
6-4511-1389841065.jpg
Chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm xây dựng và tên gọi, đến năm 1912 chợ được khởi công xây dựng và hoàn thành tháng 3/1914 với tên Bến Thành đến ngày nay. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng bắc, nam, đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang.
7. Đường hầm sông Sài Gòn
Đường hầm sông Sài Gòn về đêm. Ảnh: SGTT
7-5005-1389841066.jpg
Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á. Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Đường hầm hoàn thành giúp kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.
8. Trụ sở UBND TP HCM
Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: didau.org
8-4431-1389841066.jpg
Trụ sở UBND TP HCM trên đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1 là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.Trước khi trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM, tòa nhà có tên là Dinh Xã Tây, sau đổi thành Tòa Đô Chánh Saigon. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất TP HCM.
9. Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng. Ảnh: panoramio.
9-5093-1389841066.jpg
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.
10. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: SGTT
10-9800-1389841066.jpg
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục nghìn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Ngày 28/11/1927 bảo tàng chính thức được xây dựng theo ban thiết kế của kiên trúc sư Delaval với lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”. Sau ngày 30/4/1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp quản nguyên vẹn. Ngày 26/8/1979, ngành chức năng đã đổi tên là Bảo tàng Lịch sử TP HCM, sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM cho đến nay.
Paka Jatrang (tổng hợp)

8 điểm du xuân tại Sài Gòn

Cũng có phố ông Đồ như Hà Nội, Tết Sài Gòn còn hấp dẫn với đường hoa Nguyễn Huệ, lễ hội Đường sách và những sân khấu sáng đèn chờ du khách vui xuân.
1. Phố Ông Đồ
Bắt đầu từ năm 2007 đến nay, phố Ông Đồ đã trở thành điểm chơi Tết không thể bỏ qua của người dân thành phố mỗi độ xuân về. Năm nay, phố Ông Đồ tiếp tục được mở ở tại khu vực góc đường Phạm Ngọc Thạch, trước nhà văn hóa Thanh niên và cung văn hóa Lao Động, từ ngày 19 đến 30/1.
Không chỉ đến để xin chữ, phố Ông Đồ còn là nơi du xuân, chụp ảnh của nhiều gia đình và bạn trẻ ở TP HCM bởi được trang trí rực rỡ bằng những tiểu cảnh mai vàng và đèn lồng đậm chất cổ truyền. Phố hoạt động từ 8h đến 22h.
IMG-2130-1390149273-662x0.jpg
Phố Ông Đồ trước nhà văn hóa Thanh niên. Ảnh: Lê Phương
2. Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ khách du xuân từ 28/1 đến 3/2 (tức 28 - 4 Tết). Với chủ đề TP HCM - Thành phố tôi yêu, đường hoa Nguyễn Huệ năm nay lộng lẫy với muôn sắc hoa phương Nam cùng khu triển lãm nghệ thuật sắp đặt rau - củ - quả sinh động.
Dạo bước gần 1 km trên đường hoa Nguyễn Huệ, du khách sẽ đắm chìm trong sắc xuân Giáp Ngọ thực sự khi được chiêm ngưỡng muôn vàn tạo hình những chú ngựa như kéo xe hay chạy đua vượt thời gian. Du khách cũng có thể nghỉ chân tại các gian hàng phục vụ giải khát trên vỉa hè khi tham quan đường hoa Nguyễn Huệ.
3. Lễ hội Đường sách
Ngay sát đường hoa Nguyễn Huệ là lễ hội Đường sách. Diễn ra từ 28/1 đến 3/2, lễ hội năm nay đưa ra 4 khu sách chuyên đề với nội dung: sách và văn hóa, sách và tri thức, sách với chủ quyền đất nước và sách được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra là khu vực sách tổng hợp, sách điện tử, café sách, khu sách dành cho thiếu nhi. Đặc biệt, đến với lễ hội Đường sách năm nay, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về Anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam tại khu trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
4. Hội hoa xuân Giáp Ngọ
hoa2-3411-1390560630.jpg
Cổng chào của Hội hoa xuân Giáp Ngọ. Ảnh: Hữu Công
Cũng với chủ đề TP HCM - Thành phố tôi yêu, hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014 sẽ được tổ chức ở khu vực xung quanh công trường Quốc tế và công viên Tao Đàn trong 12 ngày, từ 25/1 đến 5/2 (tức 25 - 6 Tết).
Với khoảng 3.000 hiện vật đặc sắc gồm hoa, chim, cá kiểng, tiểu cảnh, bonsai, đá nghệ thuật, cắm hoa, mâm quả..., hội hoa xuân không chỉ là địa điểm du xuân mà còn là địa chỉ để những người sành chơi cây kiểng, sinh vật cảnh đến thi tài kết hợp thưởng lãm ngày xuân.
Ngoài ra, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những màn biểu diễn xiếc, ảo thuật, múa lân sư rồng, múa rối, đờn ca tài tử, thư pháp... Vé vào cổng là 20.000 đồng/ người, miễn phí trẻ em dưới 12 tuổi.
5. Công viên văn hóa Đầm Sen
Mở cửa tất cả các ngày trong dịp Tết, công viên văn hóa Đầm Sen là nơi bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của chợ nổi, quán nước chè đầu làng, ghe chiếu trên sông... khi dạo chơi Chợ Tết 3 miền; ngắm nhìn các loài hoa khoe sắc tại Đường mai Đầm Sen hay thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Tại đây còn biểu diễn hát văn, quan họ, đờn ca tài tử, hò đối đáp, múa mở cổng trời, hầu đồng; tổ chức các trò chơi dân gian gắn liền từng vùng miền như ném còn, bịt mắt đập niêu, bọ chạy, bống rỗi... Giá vé tham quan: 100.000 đồng/người, giá vé trọn gói: 180.000 (người lớn) và 120.000 (trẻ em).
6. Thảo Cầm Viên
Vào các ngày trong dịp Tết, Thảo Cầm Viên mở cửa đón khách từ 8h đến 18h. Với bầu không khí trong lành cùng nhiều loài động vật quý hiếm và hoa lá xanh tươi, đây là nơi lý tưởng để các gia đình có con nhỏ dạo chơi thư giãn trong ngày Tết.
Không chỉ được ngắm các loại thú như hươu cao cổ, voi, đà điểu, ngựa vằn, hà mã, bố mẹ và các bé còn được xem biểu diễn xiếc xiếc thú vui nhộn. Giá vé vào cửa là 12.000 đồng (người lớn) và 8.000 đồng (trẻ em).
7. Khu du lịch Suối Tiên
Là địa chỉ vui chơi quen thuộc của người dân thành phố, nhưng trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, du khách vẫn có thể tìm thấy những điều mới lạ tại Suối Tiên với những khu giải trí hiện đại mới được đưa vào phục vụ như “Vương quốc của những thiên tài tương lai”, “Lâu đài phép thuật” dành cho thiếu nhi, và  “Đĩa bay hành tinh lạ” , “Turbo Rail” dành cho những người thích phiêu lưu mạo hiểm và cảm giác mạnh.
Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng công trình tâm linh hướng về cội nguồn dân tộc mang tên “Phật địa mẫu” cao 22 m, đứng trên quả địa cầu lớn tại quảng trường rộng 2.400 m2. Mở cửa hàng ngày, giá vào cổng: 80.000 đồng (người lớn) và 40.000 đồng (trẻ em).
8. Sân khấu kịch
8-7833-1390377075.jpg
Phân đoạn trong vở 'Ma lực kinh hoàng', thuộc thể loại hình sự - liêu trai sẽ trình làng trong dịp Tết. Ảnh: ngoisao
Trong dịp Tết Nguyên Đán, các sân khấu kịch cũng trình làng những vở diễn đặc sắc nhất phục vụ công chúng ở các thể loại: chính kịch, hài kịch, nhạc kịch và kịch kinh dị. Nhiều sân khấu như Idecaf, nhà hát Bến Thành, Phú Nhuận... đều "đỏ đèn" từ mùng 1 Tết với 2 - 3 suất diễn mỗi ngày.
Ngoài các sân khấu quen thuộc, bạn có thể "đổi gió" với một vài sân khấu mới như Cinema Sao Minh Béo tại quận Tân Bình, Thuần Việt tại quận 2…
Vy An

Hành hương Sài Gòn qua những ngôi chùa nổi tiếng

Muốn cầu một năm làm ăn thịnh vượng sung túc, bạn đến thắp hương ở chùa Ngọc Hoàng trên đường Mai Thị Lựu, quận 1. Vãn cảnh đẹp với mong muốn bình an, bạn đến chùa Vĩnh Nghiêm, Việt Nam Quốc tự...
Đi chùa những ngày đầu năm là truyền thống của người Việt, thể hiện niềm tin hướng về cội nguồn. Vùng đất phương Nam, nơi tập trung nhiều ngôi chùa linh thiêng mang tính văn hóa dân gian, luôn là điểm đến tâm linh của du khách thập phương.
1. Chùa Giác Lâm
1-JPG-4386-1389579666.jpg
Bảo tháp chùa Giác Lâm.
Là một ngôi chùa cổ và nổi tiếng ở TP HCM, chùa Giác Lâm (quận 11) có rất đông du khách viếng thăm. Kiến trúc của ngôi chùa được xem là tiêu biểu ở miền Nam, theo kiểu chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái với bốn cột chính gọi là tứ trụ.
Toàn cảnh chùa khá rộng và yên ắng rất thích hợp cho phật tử, du khách hành hương. Đến đây du khách có thể tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc, điêu khắc mà ngôi chùa vẫn còn lưu giữ đến ngày hôm nay.
2. Chùa Ngọc Hoàng
2-1-JPG-4346-1389579666.jpg
Những con rùa ở chùa Ngọc Hoàng.
Trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi chùa mang nét của Trung Hoa. Trong chùa hiện lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm.
Bước chân vào chùa du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ. 
3. Chùa Vĩnh Nghiêm
3-JPG-8035-1389579666.jpg
Chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm.
Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, theo lối kiến trúc tiêu biểu của những ngôi chùa ở miền Bắc. Cả tên và kiến trúc của ngôi chùa được lấy nguyên mẫu từ một ngôi chùa gỗ ở Bắc Giang, trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử.
Nét độc đáo của chùa là ngôi tháp đá cao 14 m với 7 tầng, được xây dựng và trạm trổ với những hoa văn, họa tiết theo phong cách văn hóa đời Lý - Trần. Nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở trung tâm thành phố, chùa luôn là điểm viếng đông du khách tham quan, hành hương.
4. Chùa Xá Lợi
4-JPG-7701-1389579666.jpg
Tòa tháp ở ngôi chùa Xá Lợi.
Tọa lạc trên đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, những tán me cổ kính, xanh mướt dọc hai bên lối vào khiến không gian ngôi chùa thêm trầm mặc và huyền ảo. Chùa được xây dựng nhờ sự đóng góp của nhân dân các tỉnh miền Nam trước đây để thờ xá lợi Phật. 
Nét đặc biệt của chùa là ngôi tháp cao 7 tầng, cao 32 m, tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn, được đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ ở Huế. Tiếng ngân của chuông được nhiều thế hệ biết đến qua bài vọng cổ “Tiếng chuông chùa Xá Lợi” của soạn giả Viễn Châu. 
5. Việt Nam Quốc Tự
5-JPG-3692-1389579667.jpg
Tòa tháp Việt Nam Quốc Tự.
Trong một không gian thanh tịnh, với những cây cổ thụ đổ bóng mát quanh năm, Việt Nam Quốc Tự (đường 3/2) là một công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa lịch sử. Ngôi chùa được biết đến với lối kiến trúc đậm bản sắc văn hóa Việt, nổi tiếng ở TP HCM, hàng ngày rất đông du khách và phật tử đến tham quan, chiêm bái.
Bài và ảnh: Trà Khaly

Đầu xuân viếng chùa Ông, chùa Bà

Những ngày đầu xuân, chùa Ông, chùa Bà ở TP HCM đón rất đông khách đến thắp hương cầu may cho một năm mới an lành.
Hai ngôi chùa này đều nằm trong khu vực sinh sống đông người Hoa tại TP HCM, kiểu kiến trúc và trang trí đậm nét Hoa.
Hội quán Tuệ Thành - chùa Bà
chuabathienhuaskydoor-jpeg-4648-13893493
Chùa Bà Thiên Hậu ở địa chỉ 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5. Ảnh: Skydoor.
Chùa Bà Thiên Hậu là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của cộng đồng người Hoa Quảng Đông, gốc ở huyện Tuệ Thành (Trung Quốc).
Truyền thuyết về bà cho thấy sự linh hiển của một người phụ nữ Hoa có lòng hiếu thảo, đức hạnh. Ngưỡng mộ và thành kính bà, người Hoa lập chùa thờ để nhắc nhở các thế hệ noi gương và học tập lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, xả thân vì mọi người.
Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1760, từ đó đến nay đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được phong cách của chùa Hoa từ đường nét, nghệ thuật kiến trúc, cấu tạo mặt bằng đến vật liệu xây dựng. Gạch, ngói, gốm... được mang từ vùng Nam Trung Quốc sang. Chùa gồm 3 điện thờ chính: tiền điện, trung điện và chính điện. Sát hai bên miếu là Hội quán Tuệ Thành và trường học.
Hàng năm, vào các ngày lễ Tết, mồng một và ngày vọng rằm, đặc biệt là ngày vía Bà (23/3 âm lịch), đông đảo người Hoa và cả người Việt đến chùa lễ bái.
Hội quán Nghĩa An - chùa Ông
chuaongflick-jpeg-9782-1389349315.jpg
Chùa Ông ở 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5. Ảnh: Flick.
Kiến trúc ngôi chùa mang màu sắc Trung Hoa cổ kính, có lịch sử trên 200 năm. Chùa Ông thờ Quan Vân Trường, vốn là hội quán của người Triều Châu, đã được trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1966, 1984. Kiến trúc và trang trí ở chùa thể hiện rõ nét phong cách Trung Hoa qua thiết kế, qua các tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân, diềm gỗ... trên bộ vì kèo sơn màu đỏ thắm...
Chính điện có gian thờ Quan Thánh, tượng cao 300 cm, mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng - hạc, mai - điểu, mẫu đơn - trĩ, Bát tiên giao chiến thủy quái... Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 200 cm, đặt trong tủ kính.
538256190-4600d2d7a7-o-8197-1389349315.j
Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng chùa nổi tiếng vì sự linh thiêng.
Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, là lễ cúng quan trọng nhất ở chùa.
Yutaka

Mùa xuân ở hai đầu đất nước

Tết đến và xuân đang về bên ngoài kia. Thật chậm... thật chậm tôi đang lắng nghe cuộc sống và kể cho bạn.
Thành phố chiều nay vẫn cái nóng bức thường ngày của nó, mong chờ một cơn mưa đến rửa trôi mọi thứ. Tôi nghiêng người nhìn ra khung cửa phòng chật chội. Cái nóng dường như làm con người ta hoạt động chậm rãi hơn, mệt mỏi hơn. Bàn tay tôi lướt nhẹ bàn phím... gửi đến bạn cái nóng trên thành phố quê tôi!
Bạn thân mến, tôi sẽ gửi cho bạn một chút giá lạnh của đất trời Hà Nội chiều nay. Vào giờ này, đường phố đang đông nghẹt xe cộ và ầm ĩ tiếng còi. Bên ngoài kia, những bông hoa đào đã bắt đầu nở rộ, len lỏi khắp phố phường đông đúc. Một vài gia đình đã sắm cho mình những cây quất với cành trĩu quả vàng ươm. Mùa đông giá lạnh nhưng lòng người ấm áp. Xuân đang về đấy thôi!
3181669801-595582374b-9188-1389256162.jp
Xuân Hà Nội trên những cành hoa đào sắc thắm. Ảnh: Lam Linh.
Xe bắt đầu đông dần theo cái nóng chiều hạ nhanh. Không khí Tết làm mọi người vội vã và rộn rã hơn ngày thường. Bên khu chợ hoa, mấy bà mấy cô bắt đầu rộn lên giành giá với mấy bó hoa còn sót lại buổi chiều. Có lẽ ai cũng mong một cái Tết Nguyên đán thật trọn vẹn và hoàn mỹ. Hỏi ở nơi ấy, bạn ăn Tết ra sao?
Hoa đào năm nay không được đẹp lắm, bạn thân mến ạ! Đất trời Hà Nội với những đợt rét và sương giá đã làm cho những nụ hoa có phần khiêm nhường và chưa dám bung hết mình. Có lẽ, đến gần những ngày Tết sẽ đẹp hơn chăng? Những em nhỏ đang tan học, tiếng trò chuyện í ới, tiếng reo vui của những cô bé được điểm cao đang tíu tít khoe với bố với mẹ, tiếng cười giòn tan trong trẻo của em thơ.
thoangsaigon-4980-1389256162.jpg
Gói bánh tét chuẩn bị cho mâm cúng gia tiên. Ảnh: Thoangsaigon.
Căn nhà đối diện rộn ràng với chậu hoa mai thật to. Trên đường những chiếc xe lướt thật nhanh, mong sao cho hàng sẽ được giao hết ngay trong ngày hôm nay. Chợ Tết vồn vã với tiếng chào, tiếng mời hay ta thử ghé sang hàng bánh mứt với màu và sắc rộn lên nỗi vui mừng xuân vừa đến. Bất chợt chiều Sài Gòn, Tết đã đến rồi ư?
Nào bánh nào kẹo, nào mứt nào ô mai. Nào đào nào quất, nào câu đối đỏ ngày Tết. Không khí nhuộm một màu đỏ rực rỡ đầy sống động. Hoa đào khoe sắc hồng, hoa mai vàng rực rỡ, hoa cúc muôn màu. Xuân về mang theo không khí tưng bừng náo nhiệt trên khắp các nẻo đường. Cô bán hàng chở hoa tươi trên đường phố, mang theo cả một mùa xuân trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Bạn có ngửi thấy hương của cây mùi già phảng phất đâu đây.
Chiều thành phố bụi bặm với xe cộ, rộn rã với không khí mua sắm Tết, vội vã hơn khi cặp tình nhân đưa nhau đi mua đồ Tết. Dân Sài Gòn ăn Tết thật cầu kỳ, nhưng cũng không thiếu được cái bánh chưng, bánh dày ngày Tết, và một vài cành hoa cắm trước nhà.
IMG-2737-JPG-1381-1389256162.jpg
Mũ mão cho ngày ông Táo lên chầu trời. Ảnh: Lam Linh.
Dòng người vội vã trở về nhà. Còn bao nhiêu thứ phải lo, còn bao nhiêu việc phải làm. Năm hết, mọi việc dồn dập, tưởng chừng như tất cả mọi việc đều đổ về khi Tết đến. Cứ nhìn những khuôn mặt ngoài kia sẽ thấy. Những khuôn mặt đang căng ra vì cái lạnh, vì những lo toan thường nhật, vì một cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng vẫn tràn ngập niềm tin và hy vọng. Một đôi bạn trẻ đang rủ rỉ, có lẽ đây là cái Tết đầu tiên họ ở bên nhau, khuôn mặt cô gái hồng lên trong giá lạnh, còn chàng trai đang mỉm cười hạnh phúc. Mùa xuân.... mùa của những đôi uyên ương hạnh phúc, của sum vầy. 
Càng lúc, dòng xe cộ càng đông hơn.
Tiếng còi xe rộn rã thúc giục, đường phố như muốn vỡ tung, ngã tư đường có lẽ sẽ bị tắc. Bạn đã sắm Tết được nhiều chưa? Lát nữa, tôi sẽ đi với người tôi thương mến, ngắm nhìn phố phường tấp nập, thấy vui biết bao! Mùa xuân về, mong cho mọi người cùng được hạnh phúc và tràn ngập trong không khí ấm áp dịu ngọt của mùa xuân!
Có lẽ đã đủ đề một chiều Sài Gòn và một chiều Hà Nội bạn nhỉ. Hãy nhìn, nhìn thật kỹ. Ngắm, ngắm thật lâu và thật sâu về thế giới mà chúng ta đang sống. Thành phố sống thật vồn vã, thời gian như một sợi chỉ kéo vội không chờ đợi cho ta nhìn lại nó xấu đẹp thế nào.
fotopedia-5327-1389256163.jpg
Chuẩn bị đường Hoa. Ảnh: Fotopedia.
Ở nơi xa đó chắc bạn cũng như tôi. Chắc cũng vui vì Tết sắp đến, vui với những câu chúc, những món quà, những món tiền thưởng cuối năm. Và mong rằng cả tôi cả bạn sẽ không quên những số phận bị Tết lãng quên bạn nhé!
Chúc cho những người bạn ở nơi thật xa, thật xa đó cũng cảm nhận chút hơi ấm của Tết dân tộc như bạn và tôi.
Lam Linh

Điểm chụp ảnh cưới ngày xuân tại Sài Gòn

Khung cảnh lãng mạn tại nhà thờ Đức Bà trung tâm quận 1, hồ đá Thủ Đức, cánh đồng lau ở quận 7, giúp các đôi uyên ương thực hiện những bộ ảnh cưới tuyệt đẹp.
1. Nhà thờ Đức Bà - Bưu điện trung tâm thành phố 
Với lối kiến trúc cổ kính cùng nhiều góc chụp ảnh đẹp, nhà thờ Đức Bà thu hút không ít đôi uyên ương đến chụp ảnh cưới. Quanh nhà thờ có những quán cà phê bệt, đàn chim bồ câu thân thiện, là phông nền độc đáo cho bộ ảnh cưới. Tại đây bạn không phải mất phí khi chụp ảnh, có thể thoải mái bấm máy và tạo dáng mà không phải chú ý đến thời gian.
Cạnh nhà thờ Đức Bà là Bưu điện thành phố với lối kiến trúc cổ điển cũng là điểm chụp hình cưới lý tưởng dành cho các đôi uyên ương.
1-1353-1388804085.jpg
Địa chỉ Nhà thờ Đức Bà: 01 Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1. Ảnh: vntravellive.
2. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng nổi tiếng với không gian thoáng đãng, có nhiều ngôi biệt thự với lối kiến trúc Tây phương sang trọng bậc nhất TP HCM. Đến khu đô thị này, bạn tha hồ lựa chọn nhiều khung cảnh lãng mạn cho bộ ảnh cưới. Bạn có thể chụp ảnh cưới tại các địa điểm như cầu Phú Mỹ, Công viên Nam Sài Gòn, hồ Bán Nguyệt. 
2-7404-1388804086.jpg
Địa chỉ Khu đô thị Phú Mỹ Hưng: Đại lộ Nam Sài Gòn, quận 7. Ảnh: twedding.vn.
3. Nhà hát thành phố 
Nhà hát thành phố không chỉ là địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước, mà nơi đây trở thành điểm chụp ảnh cưới lý tưởng. Nhà hát với lối kiến trúc đẹp, không gian rộng lớn, tô điểm cho phông ảnh là những tòa nhà cao tầng xung quanh như khách sạn Caravelle, Continental, đài phun nước cổ kính, hay hàng liễu. Nơi đây là điểm chụp ảnh cưới cho các đôi thích vẻ đẹp của lối kiến trúc phương Tây.
3-9233-1388804086.jpg
Khung cảnh trước nhà hát thành phố. Ảnh: Designs.vn.
4. Cánh đồng lau quận 7
Nếu thích thú với những địa điểm có vẻ đẹp đời thường, gần gũi với thiên nhiên, bạn có thể chọn cánh đồng cỏ lau thơ mộng, đẹp lãng mạn ven sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, hay dọc đường Nguyễn Văn Linh. Chụp ngoại cảnh nơi đây, bạn không cần trả chi phí, chỉ tốn tiền thuê thợ chụp nên tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ cho lễ cưới.
5-2259-1388804086.jpg
Cánh đồng lau trắng hút hồn các nhiếp ảnh gia và bạn trẻ.  Ảnh: anhcuoichuyennghiep.com.
5. Cầu Ánh Sao
Cây cầu Ánh Sao nằm ở quận 7 với thành cầu được uốn cong, tạo hình dáng đẹp khi lên ảnh. Hơn thế, cây cầu này cấm phương tiện giao thông và chỉ dành cho người đi bộ dạo chơi chụp ảnh nên thuận tiện cho các tay máy và cô dâu, chú rể tác nghiệp.
Buổi tối những ánh đèn LED ở hai thành cầu sáng rực chiếu vào thác nước làm cho thác nước đổi màu liên tục trông rất đẹp mắt.
6-2324-1388804086.jpg
Cầu Ánh Sao với đường cong lãng mạn. Ảnh: aocuoimaivang.vn.
Paka Jatrang

Lễ hội 'TP HCM đón chào năm mới'

Đêm 31/12, ban rổ chức các ngày lễ lớn TP HCM đã tổ chức nhiều chương trình lễ hội để người dân có được những thời khắc vui chơi, giải trí sau một năm làm việc căng thẳng.
IMG_9180.JPG
Theo đó, hãng Bia Sài Gòn đã kết hợp cùng thành phố tổ chức chương trình lễ hội biểu diễn nghệ thuật với chủ đề: “TP HCM - thành phố tôi yêu” diễn ra trong hai đêm 31/12/2013 và 1/1/2014 tại cầu Móng - cây cầu có lịch sử hơn 100 năm tuổi, nối liền quận 1 và quận 4, vắt ngang kênh Tàu Hũ. Trong khuôn khổ hoạt động của lễ hội mừng năm mới, sự kiện đêm 31/12/2013 được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình HTV9 và đêm 1/1/2014 truyền hình trực tiếp trên HTV. Hai chương trình đã quy tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng: Hồ Ngọc Hà, Hiền Thục, Lệ Quyên, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quang Linh, NSƯT Tạ Minh Tâm, Nhóm Mặt Trời Đỏ, diễn viên hài Hoài Linh...
IMG_9867.JPG
Ngoài ra, nhà tài trợ còn thực hiện chương trình “Trang trí ánh sáng đèn đường Tôn Đức Thắng”. Theo đó, tuyến đường trung tâm thành phố này khoác lên mình một diện mạo mới: rực rỡ - tươi vui.
IMG_9256.JPG
Bia Sài Gòn là một trong những đơn vị tích cực trong các hoạt động xã hội như tổ chức chương trình “Ngôi nhà tình nghĩa”, “Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng”, “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”...
Phương Thảo

Dạ tiệc Giáng sinh tại khách sạn Continental Saigon

Với đêm hội "Dạ tiệc Giáng sinh" tại Khách sạn Continental Saigon, khách sẽ được thưởng thức trên 40 món ăn hấp dẫn tự chọn mang đậm phong cách Tây Âu như gà tây, hàu đút lò, cừu nướng…
1.jpg
Trong đêm hội có sự xuất hiện của ông già Noel và Công chúa Tuyết kèm theo những phần quà đáng yêu dành cho các bé thiếu nhi. Chương trình "Dạ tiệc Giáng sinh" gồm buffet trên 40 món, các tiết mục ca múa nhạc, ảo thuật, trò chơi sân khấu, thức uống trọn gói như tượu vang trắng, vang đỏ, bia, nước ngọt, nước suối, nước trái cây.
3.jpg
Giá Vé: Người lớn - 1.200.000 đồng++ một người; trẻ em: 690.000 đồng++ cho bé cao dưới 1,3m. Chương trình diễn ra vào 22h ngày 24/12 đến 0h30 ngày 25/12 tại sân vườn Khách sạn Continental, 132 - 134 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM.
2.jpg
Thông tin đặt vé: Banquet Sales. Điện thoại : 38257679 - 38299201 Ext: 8050 - 8079. Website: www.hotelcontinentalsaigon.vn

'Phượt'... về nhà

Chuyến đi ý nghĩa nhất trong suốt một năm hành trình dài là trở về nhà, đón Tết bên gia đình, người thân.
Một năm, tôi mới lại về quê. Sắm đôi bánh tét, mang thêm chút quà, chút nắng ấm của phương Nam, thế là lên tàu, về với mẹ.
Quê tôi, nằm ở ngoài Bắc xa xôi. Người ta từ Bắc về Nam, mình cũng xuôi Nam về Bắc ăn Tết. Vé máy bay những ngày cuối năm vừa khó kiếm, vừa đắt, thế là mua được đôi vé tàu, nhảy lên và về cho kịp mùa xuân. Lần đầu tiên đi xa làm ăn rồi về nhà ăn tết, háo hức vô cùng.
dsc4054-677516-1368802198-500x0.jpg
Xuân về trên phố. Ảnh: Hoàng Hà.
Những người đi trên chuyến tàu cũng cùng niềm vui giống tôi, những đứa con phương xa trở về nhà đoàn tụ gia đình sau một năm xa cách. Trên tàu toàn người Bắc, chật ních những balo, túi nải, chật ních quà bánh, đủ khuôn mặt già trẻ, gái trai. Tôi đã đi dọc đất nước không dưới một lần, nhưng cái cảm giác nô nức trở về thật khác lạ. Lang thang cả năm trời, nơi xa ấy có nhà, có cha có mẹ, có anh em đang chờ đợi, sum vầy.
Chuyến tàu chạy dài 2 ngày, chạy xuyên qua biết bao mảnh đất đang vào xuân. Đâu đâu cũng là quê hương của một ai đó. Tàu dừng ga nào, một vài người lại bước xuống với bao đôi bàn tay ôm đón và một vài người khác bước lên tàu với những bàn tay vẫy. Không khí xuân theo cái nắng ấm của miền Nam chạy dần ra Bắc.
Qua đèo Hải Vân, thời tiết đã lạnh hơn. Hoàng hôn lộng lẫy rơi trên mặt biển Lăng Cô. Vạn vật nhuộm tím một sắc màu huyền ảo. Mọi người đã lại xuýt xoa đôi bàn tay và khoác tấm áo cho ấm. Nắng đã nhạt màu và mưa xuân phấp phới trên những cánh đào hồng phai. Người trên tàu nói đủ thứ chuyện, nào Tết năm nay được thưởng gì, nào công việc ra sao, nào mọi năm ở nhà giờ này chắc đã sắp gói bánh chưng, nào là đặc sản quê tôi ngày Tết, nào quà bánh mang về, nào khó khăn đã trải qua…
312.jpg
Nhớ nồi bánh chưng.
Tôi ngồi lắng nghe những miền ký ức, vòng tay ôm chặt hơn tấm áo mỏng, nghe tiếng pháo nổ lẹt đẹt trong tâm tưởng, tiếng hò reo của lũ trẻ khi được lì xì Tết, nghe tiếng xuân phảng phất trong gió. Một năm chạy đôn chạy đáo, kiếm tiền, làm việc, nhiều lo lắng bộn bề, nhiều buồn nhiều vui, những cuộc gặp gỡ rồi chia tay, những tan tan hợp hợp. Từ núi cao cho đến biển sâu, từ những bản làng trong sâu thẳm cùng cốc chìm trong cái lạnh cắt da cắt thịt đến những làng chài ven biển hứng chịu những trận bão dập vùi, giờ này mọi mái nhà cuối cùng đều đang vun vén cho mình một cái Tết đủ đầy nhất, để khói lam chiều vương vất trên mái gianh và lửa ấm bập bùng cùng nồi bánh chưng lục bục reo vui trong gian bếp ấm cúng.
Và tôi, trên dặm dài bước đường sóng gió, trên chuyến “phượt” cuối cùng của một năm bôn ba, trở về nhà, với mẹ cha, với người thân yêu trong những vòng tay ấm áp.
Tàu hú còi! Đêm Hà Nội mưa lây phây. Đã thấy hương mùi già phảng phất đâu đó. Đã thấy cành đào phai sắc màu lấp ló bên khung cửa. Tết đến, Xuân sang.
Trở về!
20228685.jpg
Hương mùi già của Tết.
Lam Linh


Tết Ở Sài Gòn

ngocbui

Người Sài Gòn chen chân xem pháo bông mừng năm mới

Tối 30/1, hàng chục nghìn người dân Saigon đổ về trung tâm thành phố xem văn nghệ và ngắm màn pháo bông rực rỡ đón chào năm Giáp Ngọ.

Chương trình nghệ thuật đầy màu sắc "Xuân về trên quê hương" diễn ra trên kênh Tàu Hủ- Bến Nghé thu hút hàng ngàn người tham dự.
Trong đêm gjao thừa, từ 21h, nhiều người đã có mặt tại khu vực sân khấu nổi trên kênh Tàu Hủ – Bến Nghé (quận 1) để xem chương trình nghệ thuật đầy màu sắc “Xuân về trên quê hương”. Đây cũng là điểm mà người dân Sài Gòn ngắm pháo bông nên toàn bộ các tuyến đường lân cận đều bị cấm xe, nhường cho người đi bộ.
phoa-hoa-13-2568-1391109507.jpg
Cũng trên kênh Tàu Hủ đã diễn ra thả đèn hoa đăng.
phoa-hoa-12-5353-1391109507.jpg
Hình ảnh sông nước, câu hò vùng đất Phương Nam được tái hiện trên dòng kênh Tàu Hủ- Bến Nghé.
phao-hoa-10-6553-1391109507.jpg
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc thu hút hàng chục nghìn người xem.
phao-hoa-10-6553-1391109507.jpg
Trong lúc chờ đợi xem pháo bông, dòng người tham dự các chương trình lễ hội đường phố trên đường hoa Nguyễn Huệ.
phao-hoa-1-6727-1391109507.jpg
Đúng thời khắc năm Qúy Tỵ chuyển giao năm Giáp Ngọ, pháo bông rực sáng trên bầu trời sông Sài Gòn.
bien-nguoi-7007-1391109507.jpg
Dù chờ đợi mệt mỏi nhiều giờ liền nhưng khi thấy những màn pháo bông tuyệt đẹp, biển người đều thích thú vỗ tay, vẻ mặt ai cũng rạng rỡ.
phao-hoa-16-9291-1391109507.jpg
Tất cả đều mãn nhãn với bữa tiệc pháo bông lung linh trên bầu trời. Nhiều đôi bạn trẻ ôm nhau cùng ngắm nhìn pháo bông.
phao-hoa-6435-1391109507.jpg
Khách Tây cũng hòa chung không khí đón chào năm mới của người Việt. Họ cũng thích thú với màn pháo bông rực sáng và đẹp trên bầu trời.
phoa-hoa-14-7144-1391109508.jpg
Tranh thủ dùng máy ảnh ghi lại trước khi màn pháo bông 15 phút kết thúc.
An Nhơn

Người Sài Gòn đi lễ chùa, phóng sinh cầu may ngày đầu năm

Ngay từ thời khắc giao thừa, nhiều người Sài Gòn đã đổ về các chùa lớn trên địa bàn đi lễ, phóng sinh chim cá để cầu may.
Từ tờ mờ sáng, hàng ngàn người dân đổ về chùa Phước Viên (ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh) để đi lễ.
Vĩnh Nghiêm quận 3  là một trong những chùa nổi tiếng của Sài Gòn. Trong ảnh: Vào 7h sáng mùng 1, hàng ngàn người đổ về chùa Vĩnh Nghiêm để thắp hương.
Niều thiếu nữ, quý bà diện áo dài đỏ đi thắp hương lễ Phật.
Lực lượng công an phường 7, quận 3 cũng có mặt tại chùa Vĩnh Nghiêm để bảo vệ trật tự cho người dân đi lễ.
Những bé gái, trai diện áo dài, đội khăn xếp theo ông bà cha mẹ du xuân.
Một người đàn ông mua rùa để phóng sinh.
Sau khi thấy người lớn thả cá xuống hồ nước…
… Bé gái cũng bắt chước phóng sinh cá xuống hồ.
Du khách nước ngoài cũng thích thú khi xem đàn cá bơi lội.
Một gia đình phóng sinh chim để cầu may mắn trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm.
Những người bán vé số níu chân người đi chùa mời mua.
Khánh Trung

Người Sài Gòn ngày Tết viếng tiền nhân



Cây cảnh hình ngựa bạc triệu hút người chơi Tết năm Ngọ

Hàng ngàn chú ngựa kiểng đón Tết Giáp Ngọ ở làng hoa Chợ Lách- Bến Tre đang xếp hàng tiến về Sài Gòn.
cây cảnh, tết
Ngoài những cây hoa kiểng khổng lồ cao bằng tòa nhà, làng hoa kiểng Chợ Lách năm nay rất đắt khách tìm về đặt mua kiểng hình ngựa.
cây cảnh, tết
Những chú ngựa kiểng độc đáo này đang rất hút hàng, các nghệ nhân làm tới đâu bán hết tới đó.
cây cảnh, tết
Ngựa kiểng có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, trung bình cao 2m, dài 3m. Ông Năm Công, một nghệ nhân cây kiểng lâu năm tại làng hoa kiểng Chợ Lách cho biết: “Cơ sở của ông đã xuất vườn hơn 50 chú ngựa hình kiểng, hiện cơ sở phải tăng cường thêm công nhân để hoàn tất thêm nhiều đơn hàng ngựa mới”.
cây cảnh, tết
Một chú ngựa kiểng với thế đang phi này có giá chào bán từ 3-5 triệu đồng.
cây cảnh, tết
Tắt hình ngựa cũng được rất nhiều khách hàng tìm về tận vườn đặt mua.
cây cảnh, tết
Một cặp “ngựa tắc” này có giá 3 triệu đồng bán tại vườn.
cây cảnh, tết
Ngoài Ngựa, hình Rồng kiểng cũng nhận được nhiều đơn hàng.
cây cảnh, tết
20 triệu một cặp rồng cao hơn 3m, dài 18m chưa tính chi phí vận chuyển. Việc vận chuyển những hình kiểng này rất công phu, phải tháo rời từng đoạn, đến nơi mới lắp lại.
cây cảnh, tết
Theo các nghệ nhân làng kiểng, để tạo một hình kiểng phải huy động khá nhiều nhân công có tay nghề.
cây cảnh, tết
Nghệ nhân đang tỷ mỹ cắt tỉa tạo dáng cho cây kiểng kịp bán Tết.
cây cảnh, tết
Thép khối được lồng trước vào các cây kiểng khổng lồ để tạo hình, khối theo ý muốn.
cây cảnh, tết
Một “bình nước” khổng lồ chuẩn bị đưa về Sài Gòn giao cho khách hàng.
cây cảnh, tết
Cá chép hóa rồng, một hình kiểng mới thu hút khá đông khách đặt mua trước ngày cúng ông Táo.
cây cảnh, tết
Sau công đoạn chăm sóc, tạo hình, các nghệ nhân làng kiểng Chợ Lách lại cẩn trọng vận chuyển sản phẩm của mình ra chợ Tết.(Vietnamnet)
(Theo Zing.vn)

Cây cảnh hình ngựa bạc triệu hút người chơi Tết năm Ngọ


Cây cảnh hình ngựa bạc triệu hút người chơi Tết năm Ngọ

Hàng ngàn chú ngựa kiểng đón Tết Giáp Ngọ ở làng hoa Chợ Lách- Bến Tre đang xếp hàng tiến về Sài Gòn.
cây cảnh, tết
Ngoài những cây hoa kiểng khổng lồ cao bằng tòa nhà, làng hoa kiểng Chợ Lách năm nay rất đắt khách tìm về đặt mua kiểng hình ngựa.
cây cảnh, tết
Những chú ngựa kiểng độc đáo này đang rất hút hàng, các nghệ nhân làm tới đâu bán hết tới đó.
cây cảnh, tết
Ngựa kiểng có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, trung bình cao 2m, dài 3m. Ông Năm Công, một nghệ nhân cây kiểng lâu năm tại làng hoa kiểng Chợ Lách cho biết: “Cơ sở của ông đã xuất vườn hơn 50 chú ngựa hình kiểng, hiện cơ sở phải tăng cường thêm công nhân để hoàn tất thêm nhiều đơn hàng ngựa mới”.
cây cảnh, tết
Một chú ngựa kiểng với thế đang phi này có giá chào bán từ 3-5 triệu đồng.
cây cảnh, tết
Tắt hình ngựa cũng được rất nhiều khách hàng tìm về tận vườn đặt mua.
cây cảnh, tết
Một cặp “ngựa tắc” này có giá 3 triệu đồng bán tại vườn.
cây cảnh, tết
Ngoài Ngựa, hình Rồng kiểng cũng nhận được nhiều đơn hàng.
cây cảnh, tết
20 triệu một cặp rồng cao hơn 3m, dài 18m chưa tính chi phí vận chuyển. Việc vận chuyển những hình kiểng này rất công phu, phải tháo rời từng đoạn, đến nơi mới lắp lại.
cây cảnh, tết
Theo các nghệ nhân làng kiểng, để tạo một hình kiểng phải huy động khá nhiều nhân công có tay nghề.
cây cảnh, tết
Nghệ nhân đang tỷ mỹ cắt tỉa tạo dáng cho cây kiểng kịp bán Tết.
cây cảnh, tết
Thép khối được lồng trước vào các cây kiểng khổng lồ để tạo hình, khối theo ý muốn.
cây cảnh, tết
Một “bình nước” khổng lồ chuẩn bị đưa về Sài Gòn giao cho khách hàng.
cây cảnh, tết
Cá chép hóa rồng, một hình kiểng mới thu hút khá đông khách đặt mua trước ngày cúng ông Táo.
cây cảnh, tết
Sau công đoạn chăm sóc, tạo hình, các nghệ nhân làng kiểng Chợ Lách lại cẩn trọng vận chuyển sản phẩm của mình ra chợ Tết.(Vietnamnet)
(Theo Zing.vn)

Cây cảnh hình ngựa bạc triệu hút người chơi Tết năm Ngọ


Cây cảnh hình ngựa bạc triệu hút người chơi Tết năm Ngọ

Hàng ngàn chú ngựa kiểng đón Tết Giáp Ngọ ở làng hoa Chợ Lách- Bến Tre đang xếp hàng tiến về Sài Gòn.
cây cảnh, tết
Ngoài những cây hoa kiểng khổng lồ cao bằng tòa nhà, làng hoa kiểng Chợ Lách năm nay rất đắt khách tìm về đặt mua kiểng hình ngựa.
cây cảnh, tết
Những chú ngựa kiểng độc đáo này đang rất hút hàng, các nghệ nhân làm tới đâu bán hết tới đó.
cây cảnh, tết
Ngựa kiểng có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, trung bình cao 2m, dài 3m. Ông Năm Công, một nghệ nhân cây kiểng lâu năm tại làng hoa kiểng Chợ Lách cho biết: “Cơ sở của ông đã xuất vườn hơn 50 chú ngựa hình kiểng, hiện cơ sở phải tăng cường thêm công nhân để hoàn tất thêm nhiều đơn hàng ngựa mới”.
cây cảnh, tết
Một chú ngựa kiểng với thế đang phi này có giá chào bán từ 3-5 triệu đồng.
cây cảnh, tết
Tắt hình ngựa cũng được rất nhiều khách hàng tìm về tận vườn đặt mua.
cây cảnh, tết
Một cặp “ngựa tắc” này có giá 3 triệu đồng bán tại vườn.
cây cảnh, tết
Ngoài Ngựa, hình Rồng kiểng cũng nhận được nhiều đơn hàng.
cây cảnh, tết
20 triệu một cặp rồng cao hơn 3m, dài 18m chưa tính chi phí vận chuyển. Việc vận chuyển những hình kiểng này rất công phu, phải tháo rời từng đoạn, đến nơi mới lắp lại.
cây cảnh, tết
Theo các nghệ nhân làng kiểng, để tạo một hình kiểng phải huy động khá nhiều nhân công có tay nghề.
cây cảnh, tết
Nghệ nhân đang tỷ mỹ cắt tỉa tạo dáng cho cây kiểng kịp bán Tết.
cây cảnh, tết
Thép khối được lồng trước vào các cây kiểng khổng lồ để tạo hình, khối theo ý muốn.
cây cảnh, tết
Một “bình nước” khổng lồ chuẩn bị đưa về Sài Gòn giao cho khách hàng.
cây cảnh, tết
Cá chép hóa rồng, một hình kiểng mới thu hút khá đông khách đặt mua trước ngày cúng ông Táo.
cây cảnh, tết
Sau công đoạn chăm sóc, tạo hình, các nghệ nhân làng kiểng Chợ Lách lại cẩn trọng vận chuyển sản phẩm của mình ra chợ Tết.(Vietnamnet)
(Theo Zing.vn)

Cây cảnh hình ngựa bạc triệu hút người chơi Tết năm Ngọ


Cây cảnh hình ngựa bạc triệu hút người chơi Tết năm Ngọ

Hàng ngàn chú ngựa kiểng đón Tết Giáp Ngọ ở làng hoa Chợ Lách- Bến Tre đang xếp hàng tiến về Sài Gòn.
cây cảnh, tết
Ngoài những cây hoa kiểng khổng lồ cao bằng tòa nhà, làng hoa kiểng Chợ Lách năm nay rất đắt khách tìm về đặt mua kiểng hình ngựa.
cây cảnh, tết
Những chú ngựa kiểng độc đáo này đang rất hút hàng, các nghệ nhân làm tới đâu bán hết tới đó.
cây cảnh, tết
Ngựa kiểng có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, trung bình cao 2m, dài 3m. Ông Năm Công, một nghệ nhân cây kiểng lâu năm tại làng hoa kiểng Chợ Lách cho biết: “Cơ sở của ông đã xuất vườn hơn 50 chú ngựa hình kiểng, hiện cơ sở phải tăng cường thêm công nhân để hoàn tất thêm nhiều đơn hàng ngựa mới”.
cây cảnh, tết
Một chú ngựa kiểng với thế đang phi này có giá chào bán từ 3-5 triệu đồng.
cây cảnh, tết
Tắt hình ngựa cũng được rất nhiều khách hàng tìm về tận vườn đặt mua.
cây cảnh, tết
Một cặp “ngựa tắc” này có giá 3 triệu đồng bán tại vườn.
cây cảnh, tết
Ngoài Ngựa, hình Rồng kiểng cũng nhận được nhiều đơn hàng.
cây cảnh, tết
20 triệu một cặp rồng cao hơn 3m, dài 18m chưa tính chi phí vận chuyển. Việc vận chuyển những hình kiểng này rất công phu, phải tháo rời từng đoạn, đến nơi mới lắp lại.
cây cảnh, tết
Theo các nghệ nhân làng kiểng, để tạo một hình kiểng phải huy động khá nhiều nhân công có tay nghề.
cây cảnh, tết
Nghệ nhân đang tỷ mỹ cắt tỉa tạo dáng cho cây kiểng kịp bán Tết.
cây cảnh, tết
Thép khối được lồng trước vào các cây kiểng khổng lồ để tạo hình, khối theo ý muốn.
cây cảnh, tết
Một “bình nước” khổng lồ chuẩn bị đưa về Sài Gòn giao cho khách hàng.
cây cảnh, tết
Cá chép hóa rồng, một hình kiểng mới thu hút khá đông khách đặt mua trước ngày cúng ông Táo.
cây cảnh, tết
Sau công đoạn chăm sóc, tạo hình, các nghệ nhân làng kiểng Chợ Lách lại cẩn trọng vận chuyển sản phẩm của mình ra chợ Tết.(Vietnamnet)
(Theo Zing.vn)
 

Đường hoa Nguyễn Huệ Saigon chuẩn bị vào xuân


Lộng lẫy đường hoa, đường sách Sài Gòn

đường hoa, tết, sài gòn, hà nội.đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Phân đoạn thứ hai của con đường là khu trưng bày những sắc hoa đặc trưng của Đà Lạt.
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Ở phân đoạn thứ ba là một quả địa cầu trên thảm hoa, xung quanh là những chiếc đồng hồ và những bàn tay cách điệu nhằm chuyển tải thông điệp cùng nhau bảo vệ hành tinh xanh.
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Phía cuối con đường (đoạn giao với bến Bạch Đằng) là bộ đôi chú ngựa đang tung vó dũng mãnh.
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Trải dọc con đường là hình ảnh những chú ngựa với nhiều tạo hình khác nhau như đàn ngựa non đang học chữ.
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Hay những giỏ hoa có hình ngựa độc đáo
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Nằm xen kẽ những khóm hoa nhiều sắc màu là những mô hình hoa lớn tạo điểm nhấn cho con đường
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Một hồ sen được tái hiện như thật
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Những chiếc bánh chưng, bánh tét báo hiệu một cái Tết cổ truyền đang đến gần
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Hình ảnh đồng lúa với những chú bù nhìn rơm cũng có mặt tại đường hoa năm nay
đường hoa, tết, sài gòn, hà nộiỞ phía bên cạnh, đường sách cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Một loạt những mô hình sách lớn được đặt dọc con đườngđường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Các nhân vật truyện tranh quen thuộc cũng góp mặt
đường hoa, tết, sài gòn, hà nội
Đường hoa và đường sách đều được khai mạc vào chiều tối ngày 28 Tết và bế mạc vào tối 3/2 (tức mừng 4 Tết).
Linh Phạm



Thiếu nữ Sài Gòn tha thướt áo dài dạo hội hoa

Hội hoa xuân, Sài Gòn
Đúng 2h chiều ngày 25/1, Hội hoa xuân Tao Đàn đã chính thức mở cửa đón du khách vào tham quan
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Nhiều bạn trẻ đã tranh thủ đến sớm để có thể có được góc chụp hình ưng ý mà không phải lo chen lấn
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Nổi bật trong số đó là những thiếu nữ tha thướt trong tà áo dài
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Những tà áo duyên dáng, nhiều màu sắc hòa chung vào không gian của muôn hoa đã tạo nên một bức tranh mùa xuân thật sinh động và rạng rỡ
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Được biết, Hội hoa xuân năm nay sẽ được tổ chức trong 12 ngày, tức là đến hết ngày mùng 6 Tết
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Chào mừng năm Giáp Ngọ, trong khuôn viên của hội hoa có khá nhiều mộ hình ngựa
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Từ những chú ngựa oai phong, tuấn tú
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Cho đến những chú ngựa ngộ nghĩnh, dễ thương
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các loài cây, loài hoa được trưng bày tại hội hoa năm nay
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Một cây mai cảnh đẹp và quý
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Khóm hoa Tulip dù không quá nổi bật nhưng cũng thu hút được sự chú ý của nhiều người
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Một loài hoa nhiệt đới lạ mắt
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Dàn hoa lan rực rỡ sắc màu
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Những chậu hoa kiểng được chăm sóc kỳ công
Hội hoa xuân, Sài Gòn
Khu trưng bày cây gỗ
 





No comments:

Post a Comment

quangnm