Xúc động tình yêu lúc "răng long, đầu bạc"
Người
ta yêu nhau để ở bên nhau, để chở che, chăm sóc lẫn nhau. Người ta yêu
nhau không biết đêm, ngày, bóng tối hay ánh sáng. Tình yêu là một điều
diễn biến liên tục, chẳng biết khi nào sẽ dừng lại. Nhưng những khoảnh
khắc tưởng như vô hình và nhẹ bẫng ấy, đôi khi lại là điều chúng ta phải
tìm kiếm cả cuộc đời…
Tình
yêu đích thực chính là món quà vô giá mà bạn có được khi sống ở trên
thế giới này. Vì vậy, hãy cứ yêu hết mình đến khi nào còn có thể. Bởi
tình yêu đâu chỉ dành cho tuổi trẻ. Càng khi về già, bạn sẽ càng cảm
nhận thấy tình yêu đẹp và ý nghĩa đến nhường nào.
Khi hai người yêu nhau, họ không nhìn nhau mà họ cùng nhìn về một hướng. (Saint Exupery)
Tình
yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự
hòa nhịp của hai trái tim, làm người ta nhìn thấy mọi vật tươi đẹp hơn.
Thường người ta nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất nhưng mối tình cuối cùng mới thực sự là mối tình bất diệt.
Khi
bạn yêu một ai đó với tất cả trái tim mình, tình yêu đó sẽ không bao
giờ mất đi ngay cả khi bạn phải chia xa. Khi bạn yêu một ai đó và dù bạn
đã làm tất cả mà vẫn không được đáp lại thì hãy để họ ra đi. Vì nếu
tình yêu đó là chân thật thì chắc chắn rằng nó sẽ trở về với bạn.
Chỉ có một thứ hạnh phúc trên đời, yêu và được yêu. (George Sand )
Tình yêu bắt đầu bằng nụ cười, lớn lên bởi những nụ hôn và kết thúc bằng những giọt nước mắt.
Khi yêu, người ta thấy sự xa cách và thời gian chẳng là gì cả. (Afred de Musset)
Không có tình yêu vĩnh cửu mà chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu.
Ảnh hiếm Hà Nội, Huế, Sài Gòn ở thế kỷ trước
Những tư liệu ảnh hiếm hoi của Hà Nội, Huế, Sài Gòn được các
"tay máy" nước ngoài ghi lại và lưu giữ từ những thế kỷ trước về một
cuộc sống, phố phường năm xưa ở Việt Nam...
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, buôn bán hàng rong trên khắp
các ngõ phố trở thành một nét văn hóa của người Việt lúc bấy giờ. Phố
phường Việt Nam trong những năm 1930, 1940 thế kỷ trước gắn liền với
hình ảnh những gánh hàng rong trên khắp các con phố, ngõ nhỏ. Từ người
già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể bán hàng.
Đâu đó trên khắp hè phố Sài Gòn là những quán hủ tiếu, đồ giải khát. Trên các ngõ nhỏ Hà Nội là những gánh phở, hàng cắt tóc dạo… Những người Việt nhỏ bé, tần tảo cười tươi chào bán các mặt hàng luôn là hình ảnh thân quen, gần gũi, giản dị về phố phường Việt Nam trong thế kỷ trước.
Đâu đó trên khắp hè phố Sài Gòn là những quán hủ tiếu, đồ giải khát. Trên các ngõ nhỏ Hà Nội là những gánh phở, hàng cắt tóc dạo… Những người Việt nhỏ bé, tần tảo cười tươi chào bán các mặt hàng luôn là hình ảnh thân quen, gần gũi, giản dị về phố phường Việt Nam trong thế kỷ trước.
Gánh phở dạo trên phố Hà Nội
Hàng quán ven đường phố Hà Nội
Một góc khác của Hà Nội. Ảnh chụp bởi Firmin – André Salles
Hàng cắt tóc dạo trên đường Hà Nội
Gánh hàng rong trên bờ Sông Hồng
Một gánh phở ở chợ Hải Phòng.
Một em bé bán bánh đa nướng
Một quầy bán đồ giải khát trên đường phố Huế
Gánh phở dạo trên đường phố Huế
Một quầy bán hủ tiếu góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, Sài Gòn.
Người bán dạo trên bùng binh trước chợ Bến Thành, Sài Gòn
Một cậu bé bán bóng bay dạo trên phố Sài Gòn cười tươi, "tạo dáng" trước ống kính
Những đôi quang gánh quen thuộc tại một góc chợ Sài Gòn
Ảnh chụp gánh hàng rong tại Chợ Lớn, cách đây 130 năm
Việt Nam tuyệt đẹp qua ống kính người trẻ
Nhằm
mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh một đất nước tươi đẹp, năng động
đầy tiềm năng đến thế hệ trẻ Việt Nam trong và ngoài nước cũng như bạn
bè Quốc tế, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp cùng Hiệp Hội Internet
Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh Khoảnh khắc Việt Nam với thông điệp “Mỗi
công dân một bức ảnh thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và đất nước”,
đồng thời vận động xây dựng Kho dữ liệu số lưu giữ 10 triệu khoảnh khắc
đẹp nhất về Việt Nam – Đất Nước – Con người.
Hương Trà
Có một Hạ Long khác
Nhắc đến Vịnh Hạ Long, người ta hay nghĩ ngay đến những cảnh đẹp đã
được xếp vào hàng di sản Thế giới, là kỳ quan mới với hàng ngàn núi lô
nhô như hàng ngàn con rồng đang vươn lên từ biển cả. Nhắc đến Hạ Long,
người ta nghĩ đến những chuyến du lịch lênh đênh đi thăm thú hoặc tắm
lội thoả thích ngoài Titov hay thưởng thức một đêm ngủ trên những chiếc
tàu sang trọng năm sao neo ngoài vịnh.
Nhưng còn một Hạ Long khác. Một Hạ Long của những ngư dân quanh năm bám
biển, sống lênh đênh trên những chiếc thuyền cá hay trên những ngôi nhà
nổi quây quần với nhau lại thành làng. Tôi đã có gần một tuần lắc lư
theo sóng trên một con tàu nhỏ, len lỏi khắp Hạ Long, Bái Tử Long, Lan
Hạ, Vông Viêng, Cửa Vạn... chụp và chứng kiến cuộc sống đời thường của
ngư dân nơi đây, được dự hẳn một đám cưới và cũng được chạy bão giữa đêm
khuya 1 lần khi neo thuyền ngủ đêm gần Cống Rộc. Tôi may mắn vì đã được
biết một Hạ Long khác, cũng đẹp chả kém những cảnh kỳ quan kia, một vẻ
đẹp nhẹ nhàng của cuộc sống luôn sinh sôi, vận động...
Chợ cá họp sáng sớm ở Bến Do, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Là chợ cá đầu
mới lớn nhất trong khu vực Hạ Long và Bái Tử Long. Các thuyền đánh cá
tập trung về đây bán cá sau những ngày đánh bắt trên biển hoặc nuôi cá
trên bè nổi trên vịnh.
Chợ cá Bến Do, Cẩm Phả là một trong những chợ cá lớn nhất khu vực
Hạ Long, Bái Tử Long là nơi ngư dân mang những sản phẩm đánh bắt được về
trao đổi, mua bán.
Chợ cá Bến Do, Cẩm Phả lúc sáng sớm.
Một con thuyền đang đánh cá trên Vịnh Hạ Long.
Những ngư dân đang thả lưới phía ngoài làng "nổi" Vông Viêng.
Một ngư dân ra khơi vào buổi sáng trong một ngày sóng lớn ở bến Cẩm
Phả. Hai vợ chồng và đứa con nhỏ đều sinh hoạt trên chiếc thuyền nhỏ
này.
Những gia đình sống bằng nghề đánh cá đến từ Hà Lam, Quảng Yên,
Quảng Ninh đang neo thuyền trên Vịnh Hạ Long để chuẩn bị cho bữa cơm tối
trong khi trăng Rằm đang lên. Mỗi tháng họ lại về quê 1 lần bằng đường
bộ để thăm gia đình, con cái. Cũng có những gia đình mang cả con cái nếu
chúng còn bé, chưa đến tuổi đi học.
Một ngư dân đang tắm sau một ngày lao động trên biển. Mọi sinh hoạt của dân đánh bắt đều diễn ra trên chiếc thuyền của mình.
Một bà mẹ trẻ đang chèo thuyền chở con đi mua đồ. Ở Vông Viêng các
ngôi "nhà" nổi được buộc, xích vào nhau thành từng cụm, thường là vài
gia đình có họ hàng, còn việc di chuyển sang nhà khác đều dùng thuyền mà
dân địa phương ở đây gọi là mủng.
Một cô dâu ngồi trong thuyền đang đợi ra mắt nhà chồng. Thuyền đón dâu của nhà trai vừa cập vào làng Cửa Vạn ít phút trước.
Một em bé ngồi chơi trong chậu
"Siêu thị di động" cũng cấp thực phẩm, rau và các đồ tạp hóa cho cả làng
Chỉ 30 phút chạy vào bờ, nơi ánh sáng ấy là thành phố Hạ Long nhộn nhịp.
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
Thời
gian có thể làm thay đổi nhiều thứ nhưng nét thâm trầm, lắng đọng của
dải đất miền Trung vẫn là nỗi nhớ khôn nguôi của bao người.
Mới
đây, trang Swan Point Studio đã chính thức công bố những hình ảnh của
nhiếp ảnh gia quốc tế ghi lại Huế - Đà Nẵng những năm 1970.
Những
bức ảnh màu cực hiếm này đã ghi lại đời sống của hai địa danh miền
Trung đầy nắng và gió cách đây gần 50 năm giúp người xem có thể hình
dung lại một thời để nhớ.
Huế
Xích lô năm 1970 tại Huế.
Nữ sinh Huế.
Vẻ đẹp tinh khôi bên áo dài của những cô gái Huế.
Một cảnh giặt đồ bên sông Hương.
Ngư dân bắt cá ở Lăng Cô.
Thuyền nhỏ ven sông.
Một ngôi chùa làng tại vùng nông thôn ở Huế.
Một khách sạn tại Huế bị đánh bom.
Những căn nhà thuyền tại Huế.
Nữ sinh Huế trên chiếc xe máy hiện đại thời đó.
Cảnh thanh bình tại một khu phố ở Huế.
Đà Nẵng
Phòng nhạc tại Đà Nẵng.
Thuyền Mỹ sửa chữa tại cảng Đà Nẵng.
Nụ cười trẻ thơ tại bến thuyền.
Xóm chài.
Một mái nhà đặc trưng ở nông thôn thời đấy.
Nhà đình quây quần chuẩn bị bữa cơm trưa.
Cư dân chuẩn bị ra biển. Tam Hải - Núi Thành
Ngỡ ngàng vẻ đẹp của thế giới côn trùng
Mãn nhãn với vẻ đẹp diệu kỳ của thế giới côn trùng qua ống kính của các nhiếp ảnh gia:
Những bông hoa đẹp đua nhau khoe sắc tỏa hương
Những bông hoa đang độ tỏa hương khoe sắc đẹp nhất luôn khiến người ngắm ngây ngất, say mê.
Chìm đắm với những cảnh sắc thiên nhiên đẹp yên bình
Những phong cảnh thiên nhiên chuyển mình từ cuối thu sang đông đẹp yên ả
khiến người ngắm thấy vô cùng yên bình và thư giãn khi ngắm nhìn.
Cận cảnh Sa Pa trắng xóa trong băng tuyết
Ngày 15.12, nhiều nơi ở thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, Lào Cai) đã xuất
hiện tuyết rơi. Cây cối, mái nhà ở những khu vực cách trung tâm thị trấn
khoảng 6km cũng đã chìm trong tuyết trắng xóa.
Nhiều người thích thú với cảnh tuyết rơi ở Sa Pa - Ảnh: Bích Ngọc
Đợt không khí lạnh tăng cường đã khiến nhiệt độ ở Sa Pa giảm sâu.
Trong sáng 15.12, tại các khu vực đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc, đỉnh Fansipan
là những nơi đầu tiên của Sa Pa có tuyết rơi.
Theo thông tin từ Trạm kiểm lâm Núi Xẻ, khoảng 9 giờ sáng nay
(15.12), hiện tượng tuyết rơi đã xuất hiện tại địa bàn này. Nhiệt độ
giảm sâu dưới 1oC. Trong buổi sáng, nhiều ngôi nhà, rừng cây đã bị tuyết
bao phủ.
Tại đèo Ô Quý Hồ, nơi có tuyết rơi nhiều nhất với độ dày khoảng 7 -
8 cm. Còn ở các khu vực xung quanh thị trấn Sa Pa lượng tuyết dày từ 5 -
7 cm.
Tuyết phủ trên những ngôi nhà dân ở thị trấn Sa Pa - Ảnh: Khánh Vân
Tuyết phủ trăng ngọn cây, mặt đường - Ảnh: Khánh Vân
Người dân nghịch tuyết - Ảnh: Khánh Vân
Trong thời tiết lạnh căm, nhiều người tò mò đã đổ xô lên thị trấn Sa Pa để "mục sở thị" tuyết rơi - Ảnh: Khánh Vân
Tuyết rơi khiến đường trơn trượt, rất nguy hiểm với ô tô và xe gắn máy - Ảnh: Khánh Vân
Tuyết phủ trắng trên các thửa ruộng bậc thang của Sa Pa - Ảnh: Lý A Sáng
Tuyết rơi càng lúc càng dày - Ảnh: Nam Hồng
Khách du lịch thích thú nghịch tuyết - Ảnh: Nam Hồng
Tuyết rơi phủ trắng lối đi, rừng cây tại thị trấn Sa Pa - Ảnh: Ngọc Bích
Khách du lịch thích thú khi lần đầu tiên chứng kiến tuyết rơi ở Sa Pa - Ảnh: Ngọc Bích
Tuyết đóng băng trên vệ đường hướng đi từ thị trấn Sa Pa lên đèo Ô Quý Hồ - Ảnh: Ngọc Bích
Tuyết rơi dày khiến việc đi lại bằng ô tô, xe máy khó khăn - Ảnh: Lý A Sáng
Một bạn trẻ tạo dáng chụp ảnh giữa trời tuyết trắng xóa - hiện tượng thời tiết hiếm gặp ở Việt Nam - Ảnh: Lý A Sáng
Một thiếu nữ người địa phương nghịch những bông tuyết - Ảnh: Lý A Sáng
Một người điều khiển xe máy đánh vật với chiếc xe vì đường trơn trượt - Ảnh: Lý A Sáng
Ngắm cảnh tuyết đêm đẹp huyền ảo
Ánh đèn mờ ảo hắt ra từ những ngôi nhà khiến màu trắng của tuyết càng đẹp lung linh, huyền ảo hơn vào buổi tối.
No comments:
Post a Comment