Những cuốn sách ăn được ai nhìn cũng mê
Dựa theo hình mẫu cácquyển sách đẹp mắt, những chiếc bánh được sáng tạo
khéo léo, nhìn thật và đáng yêu tới mức bạn chỉ muốn ngắm mãi không
thôi.
Những chiếc bánh lấy cảm hứng từ những quyển sách cổ.
Đâu là sách? Đâu là bánh?
Một chiếc bánh không thể tuyệt vời hơn với các fan của "Harry Potter".
Bạn có nỡ ăn những "quyển sách" đẹp thế này không?
Chiếc "bìa" kỳ lạ của "Monster Book of Monsters".
Bánh sinh nhật ngộ nghĩnh lấy cảm hứng từ cuốn "Diary of a Wimpy Kid" khiến bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải thích mê.
Món quà sinh nhật ý nghĩa dành cho các fan của loạt truyện "Twilight".
Bánh chocolate lấy cảm hứng từ cuốn sách "Human Sexual Response".
Một chiếc bánh cưới tuyệt đẹp dành tặng cô dâu chú rể trong đám cưới ở Tennessee (Mỹ).
Chiếc bánh cách điệu với hình chiếc bàn nhỏ xinh, phía trên là tách cafe cùng cuốn sách viết lời chúc ý nghĩa.
Chiếc bánh dành cho những cô nàng mê đọc sách thời trang.
Cupcake với những quyển sách tý hon.
Chân dung nhạc sĩ nổi tiếng từ đĩa nhạc
Các bức chân dung sau đây được tạo ra từ CD, các nghệ sĩ Moreno De
Turco và Mirco Pagano đã bỏ ra hơn 200 giờ xếp các đĩa CD để tái tạo các
bức chân dung của bảy nhạc sĩ nổi tiếng thế giới: Bob Marley, Elvis
Presley, Jim Morrison , Jimmy Hendrix, Michael Jackson, James Brown, và
Freddie Mercury.
Số phận con người trên khắp thế giới
Nếu bạn đang sống trong no đủ và hạnh phúc thì đừng quên rằng ở khắp
nơi trên thế giới vẫn còn những số phận bất hạnh rất cần sự quan tâm và
sẻ chia của mọi người...
Giá trị dinh dưỡng bằng 0. Tất cả những gì em bé này cần là bữa ăn đủ no.
2,7 triệu trẻ em ở Ai Cập không hề có tuổi thơ.
"Càng ở lâu trên đường, người ta càng khó rời xa nó", hãy hành động vì người vô gia cư ngay từ lúc này.
Cờ bạc sẽ khiến bạn hủy hoại các mối quan hệ xã hội.
Bữa ăn bỏ đi của bạn những cũng chính là đại tiệc với những em bé nghèo.
Người lao động không phải là công cụ, họ cần được đối xử và đãi ngộ tử tế.
Không có quà giáng sinh cho những em bé lang thang ở Phillipines.
Hàng ngàn cá nhân trên thế giới đang nợ mạng sống của họ với những người hiến tặng bộ phận cơ thể.
Bất cứ ai cũng có thể mang lại sự sống - quảng cáo khuyến khích
những người đầy nhân ái khi sẵn sàng hiến các bộ phận cơ thể cho người
khác.
Trẻ tự kỷ sẽ ngày càng trở nên xa cách nếu bạn không đưa tay giúp đỡ.
Chứng tâm thần phân liệt hoàn toàn có thể chữa trị được, miễn là bạn dành đủ sự quan tâm.
TrHấp dẫn với quyển sách làm từ bánh sandwich
"Sandwich Sách" là một dự án thủ công tốt đẹp của nhà thiết kế Ba Lan Paweł Piotrowski.
Nghệ thuật gốm trang trí bằng sinh vật biển
Nghệ sĩ gốm Mary O'Malley đã tạo ra một bộ sưu tập những tác phẩm gốm
chi tiết - ấm, chén, đĩa, trang trí bằng các xúc tu, hàu, và sinh vật
biển khác.
Đồ chơi đẹp mắt "bé tin hin" nhìn chỉ muốn ăn
Những món đồ chơi có kích thước chỉ bằng đồng xu hay dài như que diêm nhưng được làm giống các món ăn thật đến từng chi tiết.
Thế giới kỳ diệu
Nghệ sĩ Joanna Sierko-Filipowska, người Ba Lan sinh năm 1960 ở
Bialystok. Năm 1985, cô tốt nghiệp Học viện đồ họa Mỹ thuật ở Warsaw với
bằng danh dự. Tác phẩm nghệ thuật của Joanna Sierko mời người xem vào
một thế giới huyền ảo, đầy sự hài hòa.
Ảnh đẹp năm 2013 của tạp chí National Geographic Traveler
Chúng ta vừa có thêm một số hình ảnh đẹp khác từ cuộc thi ảnh năm 2013
của tạp chí National Geographic Traveler. Giải thưởng của cuộc thi năm
nay sẽ là một chuyến di du lịch 10 ngày đến quần đảo Galápagos cho 2
người. Hiện quần đảo Galápagos là một tỉnh của Ecuador, đồng thời cũng
nằm trong hệ thống khu bảo tồn quốc gia của nước này. Galápagos nổi
tiếng với các loài sinh vật đặc hữu (chỉ có tại Galápagos) rất phong
phú. Chính hệ thống sinh vật đặc hữu phong phú của Galápagos là tiền đề
cho những nghiên cứu giúp Darwin đưa ra thuyết tiến hóa sau này. Vẫn còn
rất nhiều thời gian để tham gia cuộc thi ảnh này. Hạn chót để nộp ảnh
là ngày 30/06/2013. Những ai muốn tham gia cuộc thi này có thể gửi ảnh
theo 4 chủ đề: Travel Portraits (Chân dung du lịch), Outdoor Scenes
(Ngoại cảnh), Sense of Place (Cảm xúc về nơi chốn), và Spontaneous
Moments (Khoảnh khắc tức thời).
Một con cáo tai to đi ngược gió ở Morocco. Cáo tai to, hay còn gọi
là cáo sa mạc, là một giống cáo nhỏ đi săn mồi ban đêm tìm thấy ở sa mạc
Sahara, Bắc Phi. Tác giả: Francisco Mingorance.
Sự
giận dữ của biển cả bên cạnh ngọn hải đăng Seaham ở hạt Durham, Anh,
với những đợt sóng cao đến 30m sau khi một đợt không khí lạnh di chuyển
xuống từ phía Bắc mang cái lạnh đến miền Bắc nước Anh. Tác giả: Owen
Humphreys.
Một tu sĩ Sadhu đến từ Varanasi, Ấn Độ. Tác giả: Craig Stevenson.
Hồ núi lửa Segara Anak nằm trên dãy núi Rinjani, Lombok, Indonesia. Tác giả: Dodi Sandradi.
Một
nhóm 12-14 con linh cẩu đuổi một đàn voi 7-8 con. Những con trưởng
thành đang cố gắng bảo vệ cho một con non mới vài ngày tuổi. Trong bức
ảnh này, con voi mẹ tung chân đá về phía các con linh cẩu. Tác giả:
Jayesh Mehta.
Mặt trời lặn trên rặng núi Lao Zhai bên bờ sông Li, Xingping, Guangxi, Trung Quốc. Tác giả: James Bian.
Không
khí mùa Thu trong một buổi sáng muộn nhưng vẫn đủ lạnh để làm đông nhựa
cây khi nó rơi được giữa chừng… tạo ra những viên hổ phách nhỏ tuyệt
đẹp dưới mặt đất, ở Kingston, Ontario, Canada. Tác giả: Jay Foulds.
Núi băng trôi đồ sộ trôi từ Biển Nam cách đảo South Georgia chừng vài km. Tác giả: Sue Volek.
Hai con hổ vờn nhau trong một vũng nước trong Cung điện hổ ở Bangkok, Thái Lan. Tác giả: Daniel Sakal.
Một con chim ruồi đang đói uống nước từ miệng của một người phụ nữ ở Wyoming trong trận hạn hán kỷ lục năm 2012.
Tên
tác phẩm: Vua của ngọn đồi: Một con bò rừng bizon của Mỹ trên khu bảo
tồn động vật hoang dã National Bison Range, Moiese, Montana. Tác giả:
Mark Mesenko.
Khung cảnh quận San Blas, Cusco, Peru trong một buổi chiều muộn vừa mưa vừa nắng. Tác giả: Blake Burton.
Con cá sấu cưỡi lên mai của con rùa trên hồ Bluebill, ở Harris Neck NWR. Tác giả: Mary Ellen Urbanski.
Hãy
tưởng tượng bạn chính là cái cây cô độc kia, đững giữa những đồi tuyết
chập trùng. Ảnh chụp tại công viên quốc gia Jasper, Alberta, Canada. Tác
giả: Victor Liu.
Mặt trăng và tòa tháp Space Needle ở Seattle, Mỹ. Tác giả: Hai Nguyen
Đàn
chim én bay ngang qua thác nước Iguazu, ở Misones, Argentina, mang lại
cảm giác của sự tự do và hoang dã. Tác giả: Francesco Filippo
Pellegrini.
Tháo dỡ một con tàu siêu lớn tại một bãi biển ở Sitakunda, Chittagong, Bangladesh. Tác giả: Lee Chong Kuang.
Một con báo cheetah chạy băng qua cánh đồng ở công viên quốc gia Kruger. Tác giả: Douglas Croft.
Chụp
ảnh đêm ở thành phố New Taipei, xa xa là một đám mây khổng lồ hình thù
kỳ lạ, tạo ra sự phản xạ ánh sáng lạ đẹp như một bức tranh vẽ bằng màu
nước. Tác giả: ???.
Phụ nữ bộ tộc Padaung đeo những chiếc vòng cổ để làm cổ dài ra, ở hồ Inle, Myanmar. Tác giả: Cynthia MacDonald.
Kauai
là một vùng đất hoang dã và đầy bí ẩn. Nó gợi cảm giác của sự tự do,
cảm kích và tình yêu. Tại bãi biển đặc biệt này, các con sóng xô vào
những tảng đá và vách đá nham thạch tạo nên những hình thù thú vị.
Một con dơi non bám vào người mẹ trong lúc bay ở Pardes Hanna-Karkur, Israel. Tác giả: Gilad Guy.
Loài vượn Bonobos tại vườn thú Jacksonville, Florida. Tác giả: Graham McGeorge.
Trên đường đến Ergaki, Krasnoyarsk Krai, Nga. Tác giả: Alexander Nerozya.
Khung cảnh đầy quyến rũ và ngoạn mục vào một buổi sáng ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả: Reynaldi Herdinanto.
Một cậu bé ở Jodhpur, Ấn Độ. Tác giả: Bruno Tamiozzo.
Núi lửa Cordon Caulle phun trào ở Chile. Tác giả: Rival Gustavo.
Chim đại bàng săn mồi trên đập nước Jordan. Tác giả: Brad Lenear.
Một
nhà khoa học leo ra khỏi một hang băng hình thành do nham thạch núi lửa
chảy qua ở gần đỉnh núi Mt. Erebus, Nam Cực. Tác giả: Alasdair Turner.
Một cơn bão sắp đến trên một cánh đồng tuyệt đẹp ở Montana. Tác giả: James Lan.
Một con linh dương bị cụt một sừng tại khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, Kenya. Tác giả: Kellie Reifstenzel.
Khu vườn ở cung điện Westminter, Chester, Anh. Tác giả: Robert Reginald Williams.
Cao bồi. Ảnh chụp gần J Bar L Ranch, ở Montana. Tác giả: Jesper Anhede.
Pergamon
là một ngôi đền cổ ở thành phố Aeolis, Hy Lạp, ngày nay nằm cách biển
Aegean chừng 26km, trên một mũi đất ở bờ Bắc sông Caicus. Tác giả:
Mehmet Fatih Yaldiz.
Devils
Tower thuộc bang Wyoming là tượng đài quốc gia đầu tiên tại Hoa Kỳ,
được coi là một điểm đến hấp dẫn với các nhà leo núi bởi sự hùng vĩ và
đầy thử thách của nó. Tác giả: Drew Gilmour.
Một con cá mập trắng tung mình lên khỏi mặt nước ở vùng biển thuộc Gansbaai, Nam Phi. Tác giả: Thomas Pepper.
Bức ảnh được chụp ở làng Kampung Pulo, Đông Jakarta. Tác giả: Michael Ken.
Ngôi
nhà thờ được xây dựng cách đây 200 năm ở bên bờ sông Hemavati, gần
Hassan, Ấn Độ. Khoảng 25 năm trước, đập Gorur được xây dựng và hàng năm
đến mùa mưa, nước dâng tràn đập và ngập vào khu nhà thờ. Mỗi lần nước
lên nó lấy đi một phần Tháng thiên của nhà thờ và cứ thế cho đến khi
không còn gì. Hy vọng bức ảnh này sẽ cho thấy một thứ rất nhỏ mà con
người làm ra và tự nhiên đã lấy đi. Tác giả: Gurdyal Singh.
Mùa Xuân đến với Thuỵ Điển và cuối cùng những lớp băng bắt đầu tan trên mặt hồ Vättern. Tác giả: Jesper Anhede.
Nhiếp ảnh gia chụp con gái theo phong cách hội họa
Những kiệt tác hội họa là nguồn cảm hứng để Bill Gekas thực hiện loạt ảnh về cô con gái Athena của mình.
Nhiếp ảnh gia người Australia Bill Gekas chụp loạt ảnh về con gái,
trong đó có nhiều bức mang hơi thở mỹ thuật. Trong ảnh là chân dung cô
bé Athena.
Ảnh lấy cảm hứng từ bức tranh Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai của họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer.
Chân dung Athena...
... Tranh của Rembrandt.
Hơi thở cổ điển trong những bức ảnh của Bill Gekas.
Ngắm các nhân vật nổi tiếng qua thư pháp Việt
Bằng những nét vẽ tài tình, nhà thư pháp Lê Vũ Phác họa chân dung của các nhân vât nổi tiếng trên thế giới.
Sự dữ dội trong tranh "nuy" thời Phục Hưng
Mỹ thuật Phục Hưng là một trong những đỉnh cao của lịch sử mỹ thuật.
Thời đó, những họa sĩ thiên tài đã đưa ra cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về
tiêu chuẩn thẩm mỹ, theo đó, họ tôn sùng vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể con
người.
Ở thời kỳ này, những truyền thuyết, thần thoại Hy Lạp - La Mã bắt đầu
sống dậy và trở thành suối nguồn sáng tạo cho các tác phẩm hội họa. Để
phản ánh sự yếu đuối, mỏng manh của con người, các họa sĩ Phục Hưng
thường để nhân vật trong tranh lộ nguyên phần xác.
Đối với nghệ thuật Phục Hưng, khỏa thân bỗng trở thành tâm điểm của
sáng tạo nghệ thuật, gợi nhớ về một thuở con người sống rất “thiên
nhiên”.
Danh họa người Ý Michelangelo (1475-1564)
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1530, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Khi đã ngoài 50 tuổi, Michelangelo công khai mình đồng tính. Ông dũng
cảm viết những bài thơ tình dành tặng một thanh niên quý tộc đẹp trai. Ở
thời đó, người ta có thể bị thiêu chết vì đồng tính. Trong bức tranh
này, nàng Leda của ông có khuôn mặt khá… nam tính.
Danh họa người Ý Leonardo da Vinci (1452-1519)
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1515-1520, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.
Leonardo cho rằng phản ánh dục vọng là sứ mệnh vĩ đại của nghệ thuật.
Ông từng viết: “Mỹ thuật siêu đẳng hơn thi ca bởi nếu thi ca chỉ có thể
miêu tả tình yêu thì mỹ thuật khắc họa tình yêu. Người họa sĩ châm lên
ngọn lửa khao khát trong người xem”.
Bức “Saint John the Baptist” (Thánh John làm lễ rửa tội) vẽ năm 1513-1516, trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.
Đương thời Leonardo từng hai lần bị bắt vì tội “tằng tịu” với người
đồng giới. Tuy vậy, ông chưa bao giờ bị kết án bởi những người tình của
ông đều xuất thân quý tộc. Trong bức tranh này, người ta tin rằng
Leonardo đang khắc họa một người tình của mình.
Danh họa người Ý Raphael (1483-1520)
Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Trong bức họa là người tình của Raphael - nàng Fornarina. Chính vì vẻ
đẹp này mà ông đã sớm qua đời ở tuổi 37 vì một lần “quá sức”.
Danh họa người Hà Lan Rembrandt (1606-1669)
Bức
“Portrait of Hendrickje Stoffels” (Chân dung Hendrickje Stoffels) vẽ
năm 1654-1656, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Khi Rembrandt thực hiện bức tranh này, người tình của ông cũng đồng
thời là nhân vật nữ trong tranh đang gặp rắc rối với nhà thờ vì bị kết
án là một “phụ nữ dễ dãi”. Nàng Hendrickje chuyển về sống với Rembrandt
dù họ không kết hôn. Bức tranh này đã thể hiện tình yêu sâu sắc mà
Rembrandt dành cho người tình, nó lột tả cả vẻ đẹp nhan sắc và nội tâm
của nàng.
Bức “A woman bathing in a stream” (Người phụ nữ tắm suối) vẽ năm 1654, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Lại một bức tranh khác mà Rembrandt vẽ nàng Hendrickje Stoffels. Nàng
trở thành người tình của ông sau khi vợ của Rembrandt qua đời. Ông không
thể kết hôn với Hendrickje, bởi việc kết hôn này sẽ tước quyền thừa kế
tài sản từ vợ ông. Kinh tế của Rembrandt khá bấp bênh và ông không thể
từ bỏ quyền thừa kế. Sau này, Rembrandt vẫn bị phá sản vì ông đầu tư quá
nhiều vào trang phục cho người mẫu cũng như sưu tầm quá nhiều tranh.
Danh họa người Ý Agnolo Bronzino (1503-1572)
Bức
“An Allegory with Venus and Cupid” (Biểu tượng thần Vệ Nữ và thần Tình
Yêu) vẽ năm 1545, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bronzino là người đồng tính. Đương thời, ông chung sống với người bạn
đời làm nghề sản xuất binh khí. Khi người tình qua đời, Bronzino đã lãnh
trách nhiệm chăm sóc cho gia đình của người đàn ông kia.
Tranh của Bronzino nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể và những khoái lạc của con
người. Bức họa trên là món quà mà tòa án tối cao của Cộng hòa Florence
tặng nhà vua Pháp. Tác phẩm này đã truyền cảm hứng và sự mạnh dạn cho
nhiều họa sĩ Pháp sáng tạo nên những tác phẩm đậm màu dục vọng.
Danh họa người Ý Tiziano Vecelli (1490-1576)
Bức “The Venus of Urbino” (Vệ Nữ của tỉnh Urbino) vẽ năm 1536-1538, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.
Một người bạn của họa sĩ Tiziano từng viết một lá thư tay, trong đó đề
cập tới tình hình sức khỏe của Tiziano như sau: “Sức khỏe của Tiziano
tốt nhưng đôi khi rơi vào trạng thái kiệt sức vì sau khi thực hiện những
bức tranh tuyệt đẹp về phụ nữ, Tiziano thường “yêu” luôn mẫu”. Điều này
đã lý giải tại sao những bức tranh của Tiziano luôn chân thực, sống
động và thể hiện khát khao mạnh mẽ đối với cái đẹp.
Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Nàng Danae của thần thoại Hy Lạp đang ngẩng đầu lên nhìn thần Dớt đến tự tình với cô trong hình dáng một cơn mưa vàng.
Bức “Diana and Actaeon” (Diana và Actaeon) vẽ năm 1556 – 1559, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức tranh kể lại một truyền thuyết Hy Lạp: tráng sĩ Actaeon đi săn trên
núi, tình cờ nhìn thấy nữ thần Diana tắm. Actaeon liền bị Diana biến
thành một con hươu. Chàng bị chính đàn chó săn của mình xẻ thịt. Đó là
cái giá phải trả cho thói tò mò, mạo phạm tới thần linh của Actaeon.
Bức “Saint Mary Magdalene” (Thánh Mary Magdalene) vẽ năm 1535, trưng bày tại Triển lãm Palatina, cung điện Pitti, Florence, Ý.
Danh họa người Ý Palma Vecchio (1480-1528)
Bức “A Blonde Woman” (Một phụ nữ tóc vàng) vẽ năm 1520, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức chân dung khắc họa một gái điếm ở Venice. Dấu hiệu để nhận biết
những cô gái này là trên tay họ luôn cầm một bó hoa. Đặc điểm này sinh
ra từ một truyền thuyết La Mã, theo đó gái điếm được bảo vệ bởi nữ thần
Cây cỏ.
Danh họa người Ý Antonio Correggio (1489-1534)
Bức “Jupiter and Io” (Thần Dớt và nàng Io) vẽ năm 1539, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Các họa sĩ Phục Hưng đặc biệt thích khắc họa chuyện yêu đương của thần
Dớt. Trong các truyện thần thoại cổ xưa, thần Dớt thường ngụy trang,
biến hóa khôn lường để có thể tự tình với phụ nữ mà không bị vợ ngài -
nữ thần Hera phát hiện ra. Khi ở bên nàng Io, ngài hóa thành sương mù.
Danh họa người Đức Lucas Cranach (1472-1553)
Bức “Cupid Complaining to Venus” (Thần Tình Yêu làm nũng thần Vệ Nữ) vẽ năm 1525, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Thần Vệ Nữ trong tranh Lucas Cranach rất thanh mảnh - một “chuẩn đẹp” khá mới so với quan niệm đương thời.
Danh họa người Ý Sandro Botticelli (1445-1510)
Bức “Venus and Mars” (Thần Vệ Nữ và thần Chiến Tranh) vẽ năm 1485, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Vẻ đẹp của thần Vệ Nữ đã ru ngủ thần Chiến Tranh. Sắc đẹp có thể khiến
mọi sức mạnh dù tàn bạo nhất phải ngã gục. Vì vậy, người ta thường nói
cái đẹp cứu thế giới.
Danh họa người Hà Lan Gerrit van Honthorst (1592-1656)
Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức tranh kể lại chuyện Thánh Sebastian bị bắn chết vì đi theo đạo
Thiên Chúa. Trong tác phẩm này, Honthorst thể hiện rõ nét phong cách của
mình: sự đối lập mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối.
Danh họa người Ý Guido Reni (1575-1642)
Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1620-1630, trưng bày tại Triển lãm Dulwich, London, Anh.
Các nhà phê bình mỹ thuật rất giỏi “bắt mạch” đời sống tình cảm của họa
sĩ qua tranh. Đối với trường hợp của Honthorst và Reni, họ cùng thực
hiện hai bức tranh về Thánh Sebastian. Các nhà phê bình nhận định rằng, ở
cả hai tác phẩm, họ đều thấy sự khao khát mạnh mẽ của họa sĩ đối với
chính nhân vật mà họ tạo nên.
Anh em họa sĩ người Ý Antonio và Piero del Pollaiolo
Bức “The Martyrdom of Saint Sebastian” (Hành quyết Thánh Sebastian) vẽ năm 1475, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Thời Phục Hưng, người ta thường gọi những người đồng tính là
“Florenzer” (Người ở thành Florence, Ý). Có từ lóng này là bởi các họa
sĩ phương Tây đương thời thích tới Florence sống. Rất nhiều người trong
số họ đồng tính khiến chính quyền thành phố quyết định thành lập một ban
chuyên trách, phát hiện, xử lý những người đàn ông đồng tính. Bức tranh
này đã ngầm phản ánh nỗi lo sợ của các họa sĩ trước sự khắc nghiệt của
luật pháp đương thời.
Danh họa người Ý Giorgione Castelfranco (1477-1510)
Bức “Laura” (Nàng Laura) vẽ năm 1506, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Giorgione đương thời nổi tiếng là họa sĩ đào hoa, đẹp trai. Ông chơi
đàn luýt rất hay và thường lấy món tài lẻ này để quyến rũ phụ nữ. Ông
chinh phục được những người đẹp nổi tiếng ở Venice và thường thuyết phục
họ làm mẫu cho các bức vẽ của mình. Đây là một trong những người tình
của ông.
Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Venice là thành phố của tình yêu và sự nghiệt ngã. Những cô gái điếm hết thời có cuộc sống hết sức bi đát.
Danh họa người Pháp Francois Clouet (1510-1572)
Bức “A Lady in her Bath” (Quý bà đang tắm) vẽ năm 1571, trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc gia, Washington DC, Mỹ.
Những quý bà thượng lưu ở Pháp đương thời có “mốt” vẽ tranh chân dung
khỏa thân. Người phụ nữ trong tranh là Diane de Poitiers, người tình của
vua Henry II của Pháp. Khi nhà vua lên ngôi năm 27 tuổi, Diane đã 48
tuổi nhưng bà vẫn có vẻ đẹp vô song.
Danh họa người Đức Peter Paul Rubens (1577-1640)
Bức “The Little Fur” (Chiếc áo lông) vẽ năm 1630, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Bức chân dung khắc họa nàng Helena Fourment – vợ của Rubens. Họ kết hôn vào năm 1630 khi Helena 16 và Rubens 53 tuổi.
Danh họa người Ý Paris Bordone (1500-1571)
Bức
“Venetian Women at their Toilet” (Những cô gái Venice điểm trang) vẽ
năm 1545, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia Scotland, Edinburgh, Anh.
Tại Venice ở thế kỷ 16 có tới 20.000 gái điếm. Trong tranh là hai cô
gái đang thay đồ và trang điểm, người phụ nữ đội khăn xanh là một mụ tú
bà.
Danh họa người Ý Tintoretto (1518-1594)
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1555, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.
Sài Gòn 1955 trong sách ảnh của Cauchetier
Chân dung người đẹp, giác hơi vỉa hè, rạp chiếu phim "thoát y"… là
những hình ảnh đặc sắc trong sách ảnh về Sài Gòn xuất bản năm 1955 của
Raymond Cauchetier.
Vào đầu thập niên 1950, nhiếp ảnh gia Pháp nổi tiếng Raymond Cauchetier
(sinh năm 1920) đã đến Sài Gòn. Ông đã thực hiện nhiều bức ảnh đẹp về
con người và cuộc sống ở nơi đây, được giới thiệu trong cuốn sách ảnh có
tên “Sài Gòn” xuất bản năm 1955. Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu trích từ ấn phẩm, được giới thiệu trên trang Belle Indochine của Pháp.
Trang bìa sách ảnh "Sài Gòn".
Thiếu nữ ngồi xích lô trước Tòa đô chính.
Chân dung người đẹp Sài Gòn.
Thảo Cầm Viên.
Quầy bán thuốc lá vỉa hè, có cả một nén hương để khách hàng châm thuốc.
Một em bé chữa bệnh bằng phương pháp giác hơi ngay trên phố.
Những người phụ nữ khấn vái tại lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (lăng Ông Bà Chiểu).
Khung cảnh nhìn từ trong một quán giải khát điển hình của khu vực
Chợ Lớn, nơi phục vụ trà xanh, nước mía... cho người qua đường.
Rạp chiếu "phim thoát y" ở Chợ Lớn luôn đông nghịt khách.
Một nhóm thanh niên chụp ảnh trên Quảng trường Nhà hát.
Cảng Sài Gòn nhìn từ máy bay.
Khu vực Chợ Lớn.
Nhà thờ Đức Bà.
Đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn).
Vẻ tấp nập trên kênh Bonard (Rạch Bãi Sậy) chảy qua Chợ Lớn..
Những con thuyền nan trên kênh Bonard.
Vườn tược ở ngoại ô Sài Gòn, dọc tuyến đường đi Mỹ Tho.
Tàu thuyền san sát trên kênh rạch ở Chợ Lớn.
Những con thuyền chở lúa gạo, có tải trọng tối đa 400 tấn.
Bến thuyền cạnh chợ Lớn.
Đền Tưởng Niệm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên.
No comments:
Post a Comment