5 loại bún làm mê mẩn người Sài Gòn
Bún bò Huế cay xé lưỡi, bún đậu mắm tôm thơm nồng hay bún mắm miền Tây đậm đà vị mắm...
1. Bún đậu mắm tôm
2. Bún cá rô đồng
3. Bún chả Hà Nội
4. Bún bò Huế
5. Bún thang
6. Bún cá thìa là
7. Bún cá ngừ
8. Bún mắm miền Tây
9. Canh bún
10. Bún riêu ốc
11. Bún cá dầm Nha Trang
12. Bún mọc
25 loại bún làm mê mẩn người Sài Gòn
13. Bún thịt nướng
14. Bún giả cầy
15. Bún cá Châu Đốc
16. Bún sứa
17. Bún cà ri gà
18. Bún bung Hà Nội
19. Bún nước lèo miền Tây
20. Bún gỏi dà Sóc Trăng
21. Bún tiêu giò Sóc Trăng
22. Bún ốc chuối đậu
23. Bún suông (bún đuông)
24. Bún chả cá miền Trung
25. Bún hến
Khánh Hòa
40 món ngon nên ăn thử trong đời
Phở
Việt Nam là món đứng đầu trong danh sách này, ngoài ra còn có soup
bánh bao Thượng Hải, cơm trộn Cuba, mì Malaysia hay cơm gà Singapore.
Hà Nội vào top 10 thành phố có tour ẩm thực hấp dẫn
Ẩm thực đường phố không thể thiếu bánh mì Việt Nam
Trang Business Insider
vừa đưa ra danh sách 40 món ăn ngon của thế giới mà chúng ta nên ăn
thử một lần trong đời. Danh sách này rất phong phú với các món ăn từ
nhà hàng sang trọng cho đến ẩm thực đường phố.
Dưới đây là một vài món ăn đáng chú ý nhất.
Phở Hà Nội, Việt Nam
Soup bánh bao Thượng Hải
Cơm trộn thập cẩm ở thành phố Barcelona
Soup Paneng assam laksa - Malaysia
Bánh Empanadas - Chile
Món Tajine - Maroc
Bánh Cheese Steak - Philadelphia
Món Currywurst của Đức
Bánh mì kẹp tôm hùm - bang Maine
Cơm trộn ở Havana, Cuba
Thêm một số món ăn các nước:
Khánh Hòa (Theo Business Insider)
25 loại bún làm mê mẩn người Sài Gòn
Bún bò Huế cay xé lưỡi, bún đậu mắm tôm thơm nồng hay bún mắm miền Tây đậm đà vị mắm...
1. Bún đậu mắm tôm
2. Bún cá rô đồng
4. Bún bò Huế
5. Bún thang
6. Bún cá thìa là
7. Bún cá ngừ
8. Bún mắm miền Tây
9. Canh bún
10. Bún riêu ốc
11. Bún cá dầm Nha Trang
12. Bún mọc
Cách chọn và chế biến lươn ngon
Cháo
lươn, miến lươn là những món ăn ngon miệng, nhưng nếu bạn không biết
cách chế biến, thịt lươn sẽ để lại mùi tanh rất khó chịu, làm món ăn
mất ngon.
Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga để giúp bạn chọn và chế biến lươn đúng cách.
Chọn lươn
Nên chọn loại lươn da vàng (lươn đồng) sẽ ngon hơn lươn da đen (lươn
nuôi) vì thịt chắc và thơm hơn. Nên chọn con vừa phải, không nhất thiết
phải chọn con to.
Chế biến lươn
- Đối với lươn to (trên 400g), có thể nấu cháo, nấu lẩu, xé phay, hoặc
lóc phi lê cuộn với lá lốt nướng. Đối với lươn nhỏ (khoảng dưới 300g),
có thể cắt khúc xào lăn, chiên giòn, hầm sả hoặc băm nhỏ xào sả ớt (xúc
kèm bánh tráng).
- Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt với tro bếp, nước cốt chanh hay
nước vo gạo. Không nên dùng giấm, vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc
trưng riêng. Khi nào thấy không còn nhớt là được.
- Không nên dùng dao để mổ bụng lươn vì sẽ có mùi tanh. Theo kinh
nghiệm dân gian, bạn nên sử dụng thanh cật tre có một cạnh sắc để làm
thịt lươn. Bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch. Chú ý không
rửa bằng nước lạnh vì lươn sẽ rất tanh.
- Khi ướp lươn với gia vị, không nên dùng nước mắm và gừng vì không hạp
vị. Thay vào đó, bạn nên ướp lươn với muối, tiêu và bột nghệ, cho thêm
ít rượu trắng thì sẽ thơm hơn. Loại rau kèm thích hợp với lươn là hoa
chuối và môn nước, sả, ngò om (rau ngổ). Nên dùng nước mắm me hoặc nước
mắm mặn chấm kèm chứ không dùng nước tương, nước mắm chua ngọt hay mắm
nêm.
- Với món cháo lươn, khi hấp chín, bạn hãy lóc thịt lươn bằng thanh cật
tre hoặc bằng thìa. Sau khi đã lóc hết thịt, hãy giã nát hoặc bằm nhỏ
xương lươn, cho vào một chiếc túi vải, đem ninh để lấy nước dùng nấu
cháo, nồi chao của bạn sẽ có vị ngọt ngon hơn.
- Với món lươn xào, sau khi ướp xong nên để lươn trong khoảng 15 phút
để món ăn đậm đà gia vị. Khi xào lươn, nên để dầu thật nóng, xào cho
thịt lươn săn lại là được, không nên xào lâu quá làm thịt lươn khô lại,
không ngon.
Những bí quyết giúp bạn có món bít tết ngon
Rã
đông thịt hoàn toàn, ướp với muối thô, nướng trên vỉ đã làm nóng... là
những cách đơn giản giúp bạn có món bít tết ngon cho ngày cuối tuần.
1. Không nhất thiết phải là thịt đắt tiền
- Khi
đi ăn ở nhà hàng, bạn luôn muốn thưởng thức một miếng bít tết từ loại
thịt bò thượng hạng như loại prime hay rib-eye. Tuy nhiên khi chế biến
món ăn này tại nhà, bạn không cần loại thịt đó nhưng vẫn có những miếng
bít tết thật tuyệt vời.
- Tốt nhất, bạn nên chọn loại hanger
steak và skirt steak. Hanger steak là phần nối giữa thăn và sườn, ngay
cạnh chiếc xương sườn cuối cùng. Skirt steak là phần thịt lọc xương, ở
bụng trước, từ xương sườn thứ 6 đến thứ 12. Việc sử dụng hai loại thịt
này rẻ hơn nhiều nhưng chất lượng thơm ngon thì không hề thua kém.
2. Rã đông thịt trước khi nấu
Thịt sẽ chín đều và nhanh hơn khi bạn đã rã đông hoàn toàn (thịt đạt
được nhiệt độ phòng), điều này cũng được áp dụng cho thịt gà hoặc cá.
3. Để vỉ nướng càng nóng càng tốt
Để miếng bít tết chín đều và không bị cháy khét, bạn hãy để vỉ nướng
của mình thật nóng và thoa lên một lớp dầu. Điều này vừa làm thịt chín
nhanh, không bị dính và giữ được chất dinh dưỡng cho món ăn.
4. Không nên cho dầu lên vỉ nướng hoặc lên thịt
Khi làm món bít tết trên vỉ nướng trên bếp gaz hoặc bếp than, bạn
không nên rưới dầu lên. Trong quá trình nướng, dầu sẽ làm bùng cháy lửa
lớn, làm thay đổi hương vị của miếng bít tết.
5. Sử dụng gia vị đơn giản
Bít tết càng ướp gia vị đơn giản thì càng thơm ngon, tốt nhất là với
một ít muối thô. Hạt tiêu cũng làm tăng thêm hương vị cho món ăn, tuy
nhiên bạn nên rắc thêm tiêu khi đã nướng xong. Nếu cho vào trước khi
nướng, nhiệt độ cao sẽ làm tiêu có vị đắng, không ngon.
6. Xoay hoặc trở miếng thịt
Vỉ nướng của bạn sẽ có nhiệt độ không đều nhau giữa các điểm. Vì vậy,
bạn cần trở hoặc xoay miếng thịt để thịt luôn được chín đều và thơm
ngon. Bạn cần lưu ý là nên sử dụng kẹp gắp, không nên sử dụng nĩa sẽ làm
thịt mất nước, không ngon.
7. Nướng đến khi thịt không còn màu hồng bên trong
Nếu bạn là người không thích ăn tái, hãy nướng thịt chín từ trong ra
ngoài bằng cách giữ lửa lớn. Tốt nhất là bạn nên cắt thử một miếng nhỏ
để biết thịt đã chín hay chưa.
8. Dùng ngón tay ấn lên miếng thịt
Muốn xem thịt bò đã chín chưa, bạn hãy dùng ngón tay cái để thử. Miếng
bò càng mềm thì thịt càng sống. Thịt bò ấn vào cảm thấy hơi cứng là đã
chín kỹ. Cần nhớ, thịt bò sẽ tiếp tục chín sau khi bạn đã lấy ra khỏi
vỉ nướng.
9. Rửa sạch vỉ nướng trước và sau khi chế biến
Hãy
loại bỏ hết những mảng bám còn lại trên vỉ nướng sẽ giúp bạn tránh
được những chất gây ung thư. Thoa một lớp dầu lên vỉ nướng sẽ giúp thịt
không bị dính lên vỉ. Sau khi nướng, cọ rửa vỉ nướng thật sạch sẽ giúp
bạn giữ được vỉ nướng lâu hơn.
Cái
vị mằn mặn của mắm cá lóc đã níu chân biết bao du khách khi đến miền
Tây. Mắm cá linh, cá sặc, bò hóc... cũng là những đặc sản ở đây.
Nếu miền Bắc có mắm tôm, miền Trung nổi tiếng với mắm ruốc, mắm nêm thì
miền Tây Nam bộ là thiên đường của các loại mắm. Có thể kể ra đây rất
nhiều loại mắm ngon vang danh khắp vùng như mắm cá lóc, mắm cá linh,
mắm bò hóc...
Đứng
đầu trong danh sách là mắm cá lóc, hầu như tỉnh nào ở miền Tây cũng
có, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến loại mắm của vùng Châu Đốc, An
Giang. Không chỉ là nguyên liệu chính làm nên món bún cá Châu Đốc nổi
tiếng, cá lóc còn được người dân ở đây sử dụng làm nên món mắm đậm đà
cũng vang danh không kém. Để làm
mắm cá lóc là cả một quá trình với nhiều công đoạn rất tỉ mỉ. Cá lóc
được đánh vảy, rửa với nước muối, rửa lại bằng nước sạch rồi dùng khăn
lau khô nước. Lấy một chiếc hũ lớn, ướp cá theo công thức một lớp muối,
một lớp cá.
Ủ
khoảng 1 tuần thì lấy cá ra, vuốt lên lớp muối cũ, đổ nước ngâm, rửa
sạch hũ. Tỏi lột vỏ lụa, đập giập. Gạo rang vàng, giã mịn thành thính.
Trộn đều tỏi, thính, ½ muối còn lại với nhau. Cho cá trở lại hũ, phủ đều
thính lên cá, đậy kín nắp, ép chặt, mang đi ủ thêm khoảng 1 tháng nữa
cho cá chín. Cho đường vào nồi cùng với một ít nước, nấu cho đường tan
ra màu, đảo cho hơi sệt lại. Phết hỗn hợp nước đường vào bụng mắm, lưng
mắm cho đều. Chao xong cho vào mái dầm hoặc hũ, ép chặt, đậy kín nắp,
thi thoảng trở mắm cho đều.
Từ
mắm cá lóc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như mắm lóc
ăn sống (xé nhỏ thịt mắm, sơ chế với chanh, tỏi ớt, và nêm ít gia vị là
có thể dùng được) hay mắm cá lóc chưng thịt ba rọi, mắm cá lóc chưng
tương...
Ngoài mắm cá lóc thì mắm cá linh cũng là một món mắm ngon được nhiều người ưa thích. Mùa
cá linh bắt đầu từ khoảng tháng 8 âm lịch, từng đàn cá linh theo con
nước lớn tràn đồng. Cá đánh bắt nhiều, ăn không hết người ta lại đem ủ
làm mắm. Mắm cá linh ủ càng lâu càng ngon, đặc biệt thơm ngon nhờ ủ cá
tươi sống. Những con cá linh khi thành mắm có màu vàng ươm và thơm lựng,
cũng chính là nguyên liệu làm nên món mắm kho nổi tiếng ở đây. Mấy
lạng mắm cá linh nấu nước lọc bỏ xương, thêm ít sả đập dập cho dậy mủi
thơm. Thịt ba rọi thái nhỏ xào với sả băm cho chín rồi đổ vào nồi mắm
đang sôi, thêm cà tím là đã có nồi mắm kho thơm lừng, ngon miệng. Ngoài
ra, mắm cá linh còn là nguyên liệu cho món lẩu mắm nổi tiếng đất Cần
Thơ.
Nếu
những món mắm cá như cá lóc, cá linh, cá trèn, cá sặc... được ưa thích
vì hương vị thơm ngon thì mắm bò hóc của người Khmer là một 'thử
thách' thật sự đối với những người không chịu được mùi mắm này. Cách
làm mắm bò hóc không khó nhưng trải qua nhiều công đoạn. Cá được làm
sạch, bỏ đầu (người Việt thường giữ lại đầu cá khi làm mắm), ngâm với
muối vài tiếng đồng hồ cho cá trương sình lên. Sau đó phơi cá thật khô,
ướp gia vị đường, tiêu, tỏi... cho thấm. Dùng vật nặng ép cho rỉ hết
nước cá. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một
cá - nửa cơm nguội - một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp
khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm. Mắm bò hóc là nguyên liệu
chính làm nên các món ăn ngon như: bún num bò chóc, bún nước lèo, bún
mắm...
Món
mắm cuối cùng không thể thiếu trong danh sách này là mắm thái. Được
làm từ cá lóc, cá bông tươi, đường, thính (gạo rang vàng giã nhuyễn) và
đu đủ thái sợi, một cách chế biến thật giản dị, dân dã. Đây là món ăn
được biến tấu dựa trên món mắm ruột (làm từ ruột cá lóc rất ngon và đắt
tiền) bằng cách thái nhỏ thịt mắm cá lóc trộn với dưa đu đủ bào sợi,
ướp thêm đường và gia vị.
Theo
bí quyết của người dân, muốn mắm thơm ngon có màu đẹp mắt nhất thiết
phải sử dụng đường thốt nốt trong quá trình chế biến. Phần đu đủ phải
được muối trước cả tháng rồi đem ép nước, phơi khô thái sợi mới trộn
cùng đường và mắm. Những ai đã một lần ăn mắm thái cùng thịt lợn luộc
với rau thơm thì không thể quên được vị ngọt thơm của cá pha lẫn vị béo
từ thịt, hương thơm của rau và vị nồng của gừng xắt nhuyễn.
Ngoài
bốn loại mắm kể trên, miền Tây còn nhiều loại mắm ngon khác như mắm cá
sặc, mắm cá trèn, mắm rươi Trà Vinh, mắm cá chốt, mắm cá lòng
tong... Tùy từng món ăn mà người dân miền Tây có cách sử dụng các loại
mắm khác nhau như: chưng trứng, kho chua, chiên thường dùng mắm cá lóc;
mắm cá linh, cá sặc thường để nấu bún mắm, lẩu mắm; mắm bò hóc dùng để
nấu bún nước lèo, bún num bò chóc... Có thể nói, mắm đã gắn chặt với
người dân miền Tây, là một niềm tự hào của người miền Tây khi dùng để
đãi khách phương xa.
Biến tấu với mì Quảng thịt ếch
Không
phải là món mì Quảng sườn hay tôm quen thuộc. Thay vào đó là sự biến
tấu với thịt ếch đem lại sự lạ miệng thú vị cho người ăn.
Mì Quảng thịt ếch đem đến cho người ăm cảm giác lạ miệng, hấp dẫn ở vị
ngọt của thịt ếch, vị beo béo vừa phải của dầu phộng, chua nhẹ của dứa,
cà chua và vị cay thanh của sả trong nước nhưn rất ngon và lạ miệng.
Nguyên liệu:
-800 gr thịt ếch.
-1 kg mì Quảng (cho 4 người ăn).
- 4 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa súp dầu ăn, 1 muỗng cà phê tiêu.
- 1 quả cà chua , 2 trái ớt đỏ, 50 gr nghệ tươi , 1/4 quả dứa, một ít
củ nén. Rau sống ăn kèm các loại: như cải con, búp chuối thái sợi, xà
lách... Ớt xanh, chanh, đậu phụng rang, bánh tráng, hành lá.
Cách làm:
- Ếch làm thật sạch, chặt miếng vừa ăn. Uớp thịt ếch với các thứ: sả,
hành, tỏi, nghệ đã giã nhỏ, nước mắm, đường khoảng 30 phút cho thấm.
Dứa gọt sạch vỏ, thái thành những miếng nhỏ. Cà chua thái lát mỏng hoặc
bổ múi cau.
-Khử nén thơm, cho thịt ếch vào xào, rim thịt trong khoảng 15 phút. Khi thịt ếch chín cho thêm dứa, cà chua vào xào cùng.
-
Xào lửa nhỏ cho thấm gia vị, tiếp đến cho nước đun sôi vào. Nấu cho
nồi nhưn sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp, rắc thêm một ít tiêu, hành hoa
xắt nhỏ.
-
Cho mì ra tô, chan ít nước nhưn, cho hành ngò, rắc đậu phộng rang. Khi
ăn cho rau sống vào trộn đều, ăn kèm với bánh tráng nướng.
Đơn giản miến xào cua
Chỉ với một ít thịt cua, miến dong cùng với các loại gia vị là bạn đã có món ăn ngon miệng lại rất dễ tiêu hóa.
Miến xào cua là món ăn dễ chế biến mà không mất nhiều thời gian, có thể ăn sáng hoặc ăn tối.
Nguyên liệu:
- 1 con cua vừa.
- 150g miến dong hoặc miến đậu xanh tùy ý thích.
- Hạt nêm, đường, muối, nước tương, vừng trắng rang vàng, hành lá, rau răm. Hành phi vàng, tỏi băm, ít màu hạt điều.
Cách chế biến:
Lưu ý không chần miến chín quá sẽ làm miến bị mềm và dính vào nhau. Bí
quyết là trước khi xào nên trộn miến với ít dầu ăn, miến sẽ không bị
dính và nhanh mềm hơn. Không nên xào đậm quá vì dễ bị mặn làm món ăn
không ngon, chỉ nên xào nhạt và ăn kèm nước tương ớt sẽ ngon miệng hơn.
9 thực phẩm ngon miệng chết người
Cá
nóc, bạch tuộc, sò huyết sống... là những thực phẩm ngon miệng nhưng
lại là nguyên nhân gây nên những vụ ngộ độc thực phẩm chết người.
1. Cá nóc - Nhật Bản
Trong gan và nội tạng của cá nóc có chứa chất độc tetrodotoxin, đây là
một loại chất độc mà chưa có thuốc giải. Đối với người Nhật, nhất là ở
thành phố Shimonoseki thì cá nóc thành một món ăn tuyệt hảo. Cá nóc
được người dân ở đây chế biến thành nhiều món ăn ngon như sashimi,
chiên, luộc hay nấu với miso.
Tuy nhiên, đây là thực phẩm mang tính hai mặt, nếu chẳng may dính phải
một hàm lượng nhỏ độc tố nó cũng đủ lấy mất tính mạng của bạn. Một ví
dụ là cái chết của Mitsugoro, diễn viên Kabuki nổi tiếng, qua đời sau
khi ăn thịt cá nóc. Nếu bạn muốn mạo hiểm với món ăn này thì hãy đến
Shimonoseki, nơi chưa có trường hợp tử vong nào liên quan đến cá nóc
từng được báo cáo.
2. Quả Ackee - Jamaica
Đây là một loại quả giàu vitamin A và protein rất được người Jamaica ưa
thích. Nhưng, bạn cần lưu ý khi ăn quả Ackee, phải ăn trước khi nó
chín muồi, không được ăn hạt của nó hoặc để vỏ tiếp xúc với hạt. Trong
hạt quả Ackee có một chất độc làm ngăn chặn quá trình sản sinh đường
gluco, làm giảm lượng đường trong máu và có thể gây tử vong.
3. Ễnh ương khổng lồ - Namibia
Những con ễnh ương khổng lồ là món ăn quen thuộc ở quốc gia châu Phi
này. Đây là món ngon chết người nên bạn cần phải tuân thủ một số nguyên
tắc khi ăn thịt con vật này. Những kinh nghiệm của người dân ở đây là
ăn thịt chúng khi chúng bước vào mùa sinh sản, chặt bỏ hết chân. Nếu
không làm như vậy, chất độc có trong con vật này sẽ làm bạn bị suy
thận, người dân địa phương gọi là Oshiketakata.
4. Bạch tuộc sống San Nak ji - Hàn Quốc
Không mất nhiều thời gian để chế biến món ăn này, những con bạch tuộc
sống được thái thành từng miếng trên một cái đĩa và ăn kèm với dầu mè.
Chúng vẫn còn sống khi bạn ăn nên cần phải nhai thật kỹ trong khi những
xúc tu đang cố gắng bám chặt vào lưỡi, vòm họng để chống lại bạn.
Trung bình mỗi năm có 6 người chết vì mắc nghẹn bởi những con bạch tuộc
còn sống này.
5. Hạt Apricot (hạt mơ) - Thổ Nhĩ Kỳ
Những hạt giống của anh đào, mận, đào, hạnh nhân, mơ hay thậm chí táo
đều có chứa chất glycoside cyanogenetic mà khi hấp thu vào cơ thể, nó
chuyển đổi thành hydrogen cyanide. Đây là
chất có thể gây tổn thương hệ thần kinh, mệt mỏi chân tay, đi không
vững, tai ù, nôn ói..., nặng hơn sẽ gây triệu chứng thở gấp, tăng nhịp
tim, huyết áp hạ, đau đầu, hôn mê và khả năng tử vong cao.
Thổ
Nhĩ Kỳ là nơi có số lượng tiêu thụ hạt này lớn nhất thế giới. Bí quyết
của người dân ở đây là rang hạt trước khi chế biến món ăn và thường ăn
kèm với sữa trong bữa sáng hàng ngày.
6. Cây sắn (khoai mì) - châu Phi và Nam Mỹ
Cây
sắn là loại cây lương thực quen thuộc ở Việt Nam, các vùng đất châu Á,
châu Phi và Nam Mỹ. Trong lá và củ khoai mì tươi có chứa chất cyanogen, hóa chất kích thích sự hình thành xyanua, một chất độc gây tử vong cho người và gia súc.
Khoai mì khi được nấu chín thì không còn độc tố. Tuy nhiên khi sơ chế
bạn không nên nếm và nhớ rửa sạch nhựa khoai mì bám trên tay, dao, thớt
để không nhiễm phải chất độc.
7. Casu marzu - Italy
Đây là một loại pho mát làm từ sữa cừu có nguồn gốc từ đảo Sardinia,
Italy. Điểm để nhận biết loại pho mát này là bên trong luôn có một số
lượng lớn những con dòi sống. Khi chế biến loại pho mát này, người ta
thường để pho mát cho ruồi bu đẻ trứng rồi phát triển thành dòi. Các con
dòi trắng dài khoảng 1cm nhúc nhích trong ổ phó mát. Khi ăn, có người
gạt bỏ dòi, có người ăn luôn cùng với phó mát.
Người ta tính được mỗi miếng casu marzu có thể chứa hàng nghìn con dòi
bên trong. Đó là một số lượng quá lớn cho dạ dày của bạn. Để giảm bớt
số lượng này, người Italia thường uống rượu vang khi ăn món này. Theo
luật an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu (EU), casu marzu bị cấm
bán nhưng vẫn có những nhà sản xuất địa phương chế biến và bán lậu.
8. Elderberries (quả cây cơm cháy) - châu Âu
Cũng giống như quả Ackee, bạn phải xơi quả này khi nó chưa chín muồi.
Đây có lẽ là thực phẩm nguy hiểm nhất trong danh sách các trái cây chín
được ăn trên toàn thế giới. Hoa và trái được dùng để chế biến nhiều
thức ăn như mứt dâu, bánh, syrup; thức uống như rượu ngọt (sambuca)
hoặc "purple juice" và cả dược phẩm chữa cảm cúm.
Lá, cành, rễ và hạt đều chứa cyanide nên không bao giờ được ăn lá hay
cành của chúng. Người dân châu Âu thường không cho trẻ em và động vật
tiếp xúc với loại cây này.
9. Sò huyết - Thượng Hải, Trung Quốc
Sò huyết thịt có màu đỏ tươi được người Trung Hoa xem là chất cường
dương, bổ huyết và là món ăn được ưa chuộng. Khi ăn, chỉ hấp sơ hoặc
nướng sơ, đôi khi ăn sống, đó là điều kiện tuyệt vời để các vi khuẩn
viêm gan A (hepatitis A virus) và gây bệnh truyền nhiễm như dịch tả,
thương hàn phát triển vì cách nấu ăn sơ sài kể trên không diệt được vi
khuẩn và siêu vi khuẩn. Có một khuyến cáo là chỉ ăn sò huyết khi đã được
làm chín.
Dân dã cá đối kho dưa
Sự kết hợp giữa vị chua dịu nhẹ của dưa gang muối cùng thịt cá đối mềm ngọt tạo nên món ăn bình dị nhưng lại rất ngon miệng.
Cá đối thường được phân thành hai loại là cá đối nước lợ và cá đối nước
ngọt. Cá đối nước ngọt nhỏ hơn cá đối nước lợ, chỉ bằng ngón tay cái
nhưng thịt cá béo, thơm, vị ngọt hơn nhiều so với cá đối nước lợ nên rất
được người dân quê ưa thích.
Để nấu món ăn này, trước hết phải chọn mua cá đối còn tươi sống, lớp
vảy sáng bóng, mắt trong, ấn tay vào mình cá thấy có độ đàn hồi, không
có mùi hôi. Làm sạch cá, bỏ ruột, mang, đánh vẩy sạch, rửa cá nhiều lần
với nước cho hết máu rồi rửa lại với rượu gừng để loại bỏ mùi tanh của
cá, để ráo.
Ướp cá với gia vị cho thấm, thêm ít nghệ tươi giã để món kho có hương
thơm cũng như màu vàng đẹp mắt. Dưa gang muối bỏ ruột, cắt lắt vừa ăn,
rửa và vắt ráo nước để loại bỏ bớt vị chua. Đặt nồi lên bếp, nấu sôi
nước dùng, thả vào vài lát ớt tươi rồi cho cá vào kho nhỏ lửa, tiếp đến
cho dưa vào và để nhỏ lửa để món ăn chín đều và thấm gia vị.
Món cá đối kho dưa đạt yêu cầu khi cá và dưa không mềm quá, cá thấm gia
vị nhưng không bị nát, lại không quá mặn, dưa muối chín nhưng vẫn giữ
được vị giòn đặc trưng. Có thể thay dưa gang muối bằng dưa cải hay dưa
môn kho cùng cá đối cũng rất ngon và lạ miệng.
Chiếc bánh xèo nóng giòn, vàng ươm ăn kèm với rau sống cùng chén nước chấm đậm đà là món ăn hấp dẫn.
Để
có những chiếc bánh xèo vừa chín vàng giòn vừa thơm ngon thì khâu
chuẩn bị bột rất quan trọng. Bột sau khi đánh phải để trong khoảng từ
30 phút đến 1 tiếng để dậy bột. Trong quá trình đó, bạn nhớ thi thoảng
khuấy bột để không bị lắng xuống.
Nguyên liệu:
- 150g bột gạo, 200g bột bánh xèo.
- 250ml nước, 120ml bia, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột nghệ, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, trứng gà, dầu ăn.
- 200g tôm, 250g thịt heo, 1 củ hành tây, 150g giá. Tỏi, ớt, đường, nước mắm để pha nước chấm.
Cách chế biến:
Thanh mát với chè củ sen, hạt sen bọc nhãn lồng
Sự
kết hợp nhiều nguyên liệu tạo nên một món ăn ngon miệng, thanh mát.
Hạt sen và củ sen còn có tác dụng an thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon.
Nguyên liệu:
- 1 củ sen khoảng 150g, 200g hạt sen, 500g nhãn lồng, 40g phổ tai, 150g đậu xanh.
- 500g đường cát trắng, 100g đường phèn. 200g bột mì (bột năng).
Cách chế biến:
Trà sữa Thái Lan sảng khoái ngày hè
Trong những ngày hè nóng bức với nhiệt độ lên cao, một cốc trà sữa Thái Lan giàu chất dinh dưỡng là lựa chọn thú vị.
Trà sữa Thái (hay còn gọi là trà đá kiểu Thái Lan hay trà Thái) là một
loại thức uống phổ biến và rất được ưa chuộng ở Thái, thường được tìm
thấy ở bất cứ nhà hàng hay quán ăn nào ở đất nước này cũng như trên toàn
thế giới. Khác với trà đá giản dị ở Việt Nam chỉ có trà và đá hay thêm
một chút đường, trà đá Thái Lan cầu kỳ hơn nhiều trong cả hình thức
lẫn nguyên liệu. Màu hổ phách của trà cùng màu nâu nhạt của lớp sữa
phía trên giúp ly trà nổi bật trên bàn ăn. Sự kết hợp giữa trà đặc, sữa
và đường giúp bạn có được một loại thức uống tuyệt vời cho những ngày
hè nóng nực.
Trà Thái thường được làm từ trà pha, ủ thật đặc, kết hợp cùng những
loại nguyên liệu như hồi, me và thảo quả để tạo nên một loại thức uống
thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Hỗn hợp trà này sau đó sẽ được pha thêm
đường và sữa để thêm vị ngọt rồi được phục vụ bằng cách đổ lên ly toàn
đá (như cách uống cà phê của Việt Nam). Để cho ly trà thêm phần màu sắc
cũng như hương vị, một ít sữa sẽ được đổ lên mặt của ly khiến cho ly
trà không chỉ thơm ngon về hương vị, đẹp về hình thức.
Bên cạnh đó, chè bánh lọt hay còn gọi chendol sữa dừa cũng là một lựa
chọn tuyệt vời cho giải nhiệt ngày hè. Món chè ngọt, mát này không những
là món tráng miệng yêu thích ngày nắng nóng mà từ lâu đã trở thành một
phần tinh túy của ẩm thực đường phố của người dân Thái hay các nước
Đông Nam Á.
Từng rong ruổi trên các xe đẩy suốt thập kỷ 60, 80, chendol ngày nay đã
là món ngon được tìm thấy ở hầu hết các nhà hàng món địa phương tại
Thái Lan. Đa phần người Thái khi dùng món này sẽ kết hợp chendol cùng
sữa dừa thạch rau câu, kem vani… hay chọn ăn chè chendol vị sầu riêng
ngoài hương vị lá dứa truyền thống.
Nếu ở Thái Lan, chendol được gọi là chong, nghĩa là “đi qua một cái lỗ”
thì ở Việt Nam món này được gọi bằng bánh lọt để mô phỏng cách mà bánh
được tạo thành: bột khuấy chín, được rây thành từng cọng nhỏ, se lại
khi rơi vào nước lạnh. Ngoài món chè bánh lọt truyền thống với thành
phần chính là bánh lọt, ở Việt Nam bánh lọt còn được kết hợp cùng đậu
xanh hạt, đậu đỏ làm thành ly chè ba màu thơm ngon, hấp dẫn.
Ngoài ra bạn cũng có thể thưởng thức những món tráng miệng đậm chất
Thái, trong đó không thể không nhắc tới xôi xoài. Nếp thơm nấu với nước
dừa xiêm, thêm một miếng xoài chín mang lại cảm giác kỳ là thú vị. Nước
me, nước quất xay đậm đà hương vị thỏa cơn khát.
Hệ thống nhà hàng ThaiExpress mang đến cho khách hàng hương vị Thái ngay giữa lòng Hà Nội.
Phương Thảo
|
Friday, July 12, 2013
ẨM THỰC SAIGON 12.7.2013
Labels:
ẨM THỰC
utbinhdesign
Unknown
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment