Người Sài Gòn trong nắng gắt đầu mùa
Già trẻ, nam nữ bịt kín thân thể như
Ninja, túm tụm dưới tàn cây cổ thụ... là những hình ảnh thường bắt gặp
trên đường phố TP HCM những ngày cuối tháng 3.
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tại TP HCM, năm
nay nắng nóng đến sớm hơn mọi năm. Nền nhiệt cao nhất dao động 35-37 độ.
Người dân ra đường vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều ăn mặc kín mít như các Ninja.
Chị Văn Minh Thúy (quận 9) cho biết, phải có việc mới ra đường buổi
trưa bởi thời tiết quá nắng nóng. "Chỉ muốn ở trong nhà hoặc lên công ty
bật máy lạnh, có hôm đi về say nắng nằm nguyên ngày", chị nói.
Dừng đèn đỏ, nhiều người tranh thủ chỉnh trang lại những phần trống
trên thân thể. "Nắng thế này mà không bảo vệ da thì xấu lắm", Huyền -
nhân viên một công ty truyền thông - cho biết.
Tại các cung đường có bóng cây, người đi đường thường xuyên tạt vào nghỉ chân bổ sung nước.
Chỉ một số con đường như Tôn Đức Thắng mát mẻ nhờ hàng cổ thụ phủ bóng.
Những tán cây cả trăm tuổi cao vút, che mặt trời giúp con đường mát mẻ.
Các công nhân tranh thủ trú nắng, nghỉ trưa. "Đường này nhiều cổ thụ,
mát như có máy điều hòa vậy", một người đàn ông trung niên nói.
Tận dụng bóng mát, có người mắc võng hoặc trải báo tranh thủ giấc trưa.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cho biết nắng nóng sẽ còn kéo dài
trong những ngày tới.
Đào tô thắm Sài Gòn
Sắc đào Hà Nội đang tô thắm không
khí Tết ở Sài Gòn. Không chỉ người miền Bắc mới tìm đến mua mà rất đông
người miền Nam sẵn sàng bỏ tiền triệu để có được gốc đào ưng ý.
Tại công viên 23/9 (quận 1, TP HCM), hàng nghìn chậu đào được bày bán
dọc theo tuyến đường Lê Lai, thu hút rất đông người đến ngắm, hỏi mua.
Nhiều bạn trẻ mê mệt bởi sắc thắm của đào Hà Nội, kéo nhau đến chụp
hình. Hương Lan (ngụ quận 3) cho biết cô và gia đình từ Bắc vào đây đã
nhiều năm nên rất nhớ không khí Tết quê nhà. "Đào xuất hiện ở Sài Gòn
không lạ nhưng cả vườn như thế này thì hiếm quá nên rủ bạn bè đến chụp
hình. Khoe với mấy đứa bạn cũ, chúng nó bảo mình đang ở Hà Nội", Lan
cười thật tươi.
Những chậu đào gặp thời tiết ấm của Sài Gòn đã bung nở hàng loạt, rực thắm một góc trời.
Một chủ vườn cho biết, anh mang từ miền Bắc vào 300 gốc, giá thấp nhất
khoảng một triệu đồng, chậu cao nhất anh bán được khoảng 24 triệu.
"Người Sài Gòn có vẻ thích hoa đào, nhiều người sẵn sàng trả giá cao để
có được chậu đẹp. Họ nói là mang biếu sếp, biếu công ty và cũng ít trả
giá, mấy gian hàng ở đây đều có dịch vụ chuyển đào đến tận nơi khách yêu
cầu", anh Huy - chủ gian hàng khác - cho biết.
Nhiều người Hà Nội xa quê đã lâu đến khu vực công viên 23/9 ngắm đào
Tết. "Ngắm đào để nhớ cái Tết xưa ở Hà Nội, lâu lắm rồi, nhìn sắc đào mà
lòng mình như thắm lại", chị Tuyết, theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống
hơn chục năm nay, cho biết.
Người nước ngoài ở Sài Gòn cũng tỏ ra thích thú với gam màu mới trên phố.
Một gian hàng bán đào cắm bảng chụp hình phải trả tiền. Theo ông chủ,
người dân đến chụp hình đông gây cản trở việc buôn bán đồng thời khiến
hoa bị rơi rụng, hư hỏng nên ông phải lấy tiền để thuê nhân công chăm
bẵm.
Ngoài công viên 23/9, công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) cũng bày
bán hàng nghìn gốc đào. Đây là khu vực có đông người Bắc sinh sống nhất
TP HCM.
Tiền rải khắp phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng
Ngày 5/3, hàng nghìn người đổ về phủ Tây Hồ đi lễ dịp rằm tháng Riêng. Chỉ trong ít giờ nghỉ trưa, tiền lẻ đã rải kín phủ.
|
Trưa ngày 15/1 âm lịch, hàng nghìn người dân đã đổ về lễ phủ Tây Hồ, cúng rằm tháng Giêng. |
|
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là
Tết Nguyên tiêu (đêm rằm đầu tiên của năm mới) còn được gọi là Tết muộn
vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn.
Những người đi làm ăn xa ở lại quê qua ngày rằm tháng Giêng mới lên
đường. |
|
Trong dịp này thì người dân
cũng thường đến đền chùa để lễ Phật, dâng sao giải hạn, cầu mong bình
an, sức khoẻ, hạnh phúc và làm ăn phát đạt trong năm mới. |
|
Nhiều người chép sẵn lời cúng ra giấy rồi vào trong điện thờ làm lễ. |
|
Sân trước Phủ chật kín khách thập phương. |
|
Ngoài lễ vật, các mâm cúng còn được kèm thêm nhiều tiền lẻ. Ảnh chụp tại Điện Công Đồng. |
|
Từ mâm cúng của người dân cho đến điện thờ Mẫu bên trong phủ... |
|
...hay các bàn thờ nhỏ trước sân đều rải đầy tiền. |
|
Những tờ tiền có mệnh giá nhỏ được cài cắm cùng đồ lễ trong mâm cúng. |
|
Kể cả bệ chân của các quan thiên lôi đứng gác hai bên cửa phủ cũng để sẵn đĩa nhôm để người dân đặt tiền. |
|
Lọ hoa cành lộc đặt trên điện thờ cũng bị người dân "cài cắm" tiền lẻ dày đặc. |
|
Dù trước mỗi ban thờ trong phủ
đều có hòm công đức, song hầu như mọi người đều rải tiền ngay lên trên
kệ. Theo ghi nhận, các gian hàng bán đồ lễ dọc hai bên đường vào phủ năm
nay không bày tiền lẻ đổi cho du khách. Tuy nhiên, khách nào vào mua đồ
đều được ướm hỏi việc đổi tiền. Chủ gian hàng đáp ứng nhu cầu của khách
về mọi mệnh giá. |
|
Nhiều người cầm cả xấp tiền nhiều mệnh giá khác nhau, chủ yếu là tiền lẻ để đặt lễ. |
|
Có người còn cầm cả xấp 100.000 đồng để đặt. |
|
Sau mỗi lần tiền lẻ phủ kín mặt điện thờ, người của phủ lại dùng thùng các tông lớn đi thu dọn một lượt. |
Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa hồ Tây (nay thuộc phường Quảng
An, quận Tây Hồ). Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền
thuyết và là một trong 4 vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người
Việt.
Chen chúc đi lễ Phủ Tây Hồ ngày đầu đi làm
Trong ngày đầu trở lại với công việc, nhiều
cán bộ, nhân viên công sở tranh thủ vài tiếng nghỉ trưa để đến Phủ Tây
Hồ (Hà Nội) lễ bái cầu mong một năm mới suôn sẻ.
|
Phủ Tây Hồ (Hà Nội) chật cứng người ngay từ những ngày đầu năm Ất Mùi. |
|
Sáng và trưa mùng 6 Tết, nhiều nhân viên công sở đến lễ bái cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió.
|
|
Một nhóm nhân viên ngân hàng tranh thủ đi lễ tại Phủ Tây Hồ sau kỳ nghỉ Tết.
|
|
12h ngày 24/2, từ trong đền ra đến lối vào không còn một chỗ trống.
|
|
Bên trong các gian thờ rất
khó có thể kiếm được một chỗ hở. Nhiều người đành phải cầm
lễ trên tay khấn vì không còn chỗ đặt.
|
|
Cô gái do không vào được bên trong ban Công Đồng đành phải đặt lễ tại giá đỡ phía ngoài.
|
|
Tiền lẻ nhét chật, tràn cả ra ngoài nắp thùng.
|
|
Ba nhân viên của ban quản lý
phụ trách việc ghi công đức và phát lộc hoạt động không ngừng
nghỉ. Tại đây, các nhân viên của ban quản lý chỉ ghi tên vào một
quyển số chứ không viết giấy ghi nhận công đức.
|
|
Chen chân hóa sớ.
|
|
Giữa trưa, phía bên ngoài lượng người đổ về ngày càng đông.
|
|
Các ông đồ tất bật với việc viết sớ phục vụ khách.
|
|
Nhiều người chơi xổ số biết kết quả ngay để tìm vận may đầu năm.
|
Phóng to
|
Các bãi đất rộng hoặc vỉa
hè ven hồ đỗ kín ôtô, xe máy. Một tài xế cho biết, do tình trạng
tắc đường thường xuyên xảy ra nên nhiều nhóm đã chọn phương án
di chuyển bằng taxi và đi bộ từ phía ven hồ. |
Hàng nghìn người đổ về chùa Hương ngày khai hội
Sáng 24/2, hàng nghìn du khách thập phương đã
đổ về nơi được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động" vãn cảnh và lễ chùa
trong ngày khai mạc.
|
Sáng 24/2 (mùng 6 Tết âm lịch)
suối Yến tại khu thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) tấp nập cảnh du
khách đi thuyền trẩy hội chùa Hương. Hôm nay cũng là ngày chùa Hương
khai mạc lễ hội kéo dài 3 tháng (tới hết tháng 3 âm lịch).
|
|
So với các năm trước, năm nay
lượng người đổ về chùa Hương vãn cảnh và đi lễ đầu năm không nhiều.
Những chiếc đò chở khách với màu nâu đỏ quen thuộc đã biến mất và thay
vào là một màu xanh tím rực rỡ. Giá vé vẫn giữ nguyên 85.000 đồng/người
(35.000 đồng tiền đò và 50.000 đồng vé thắng cảnh). |
|
5.000 chiếc đò được phép hoạt
động nhằm đảm bảo đáp ứng đủ cho lượng khách trẩy hội. Mỗi chủ thuyền
đều ký cam kết với đơn vị và chính quyền địa phương trong việc chấp hành
đúng các quy định của pháp luật, chở đúng số người, đúng giá vé. |
|
Chị Thảo (lái đò cho khách của
Ban tổ chức lễ hội) cho biết, du khách năm nay trẩy hội chủ yếu trong 5
ngày nghỉ Tết. 'Hôm nay vắng vẻ đáng kể so với mấy ngày đầu năm. Mỗi
ngày tôi chở được hai lượt, thu về khoảng 400.000 đồng', chị cho hay. |
|
Nhiều nhóm khách tổ chức chơi bài ăn tiền trong thời gian đò di chuyển một tiếng đồng hồ.
|
|
Một phụ nữ ngẫu hứng hát vang khiến cho mọi người đi xung quanh thích thú vỗ tay cổ vũ. |
|
Cổng soát vé tham quan vắng vẻ
khác thường so với ngày khai mạc của các năm trước. Một phụ nữ bán hàng
có kinh nghiệm tại đây cho rằng, hôm nay người dân trở lại làm việc sau
kỳ nghỉ Tết nên không nhiều người đi lễ được. 'Có lẽ thứ bảy, chủ nhật
này mới quá tải', chị phỏng đoán. |
|
Ban tổ chức ước, ngày đầu khai mạc có khoảng 30.000 người trẩy hội.
|
|
Khu vực sân chùa và đường dẫn
lên động Hương Tích khá thông thoáng sạch sẽ, không còn cảnh người dân
xả rác bừa bãi như nhiều năm trước. |
|
Cổng vào Thiên Trù lúc 8h sáng 24/2.
|
|
9h sáng, các nhà sư làm lễ khai mạc. Khách thập phương tụ hội về khu vực cửa chùa Thiên Trù đón xem. |
|
Thời tiết khá nóng khi nhiệt độ tại Hà Nội lên tới 28 độ C.
|
|
Năm nay hiện tượng dùng tiền lẻ đặt cúng lễ đã giảm hẳn, các điểm đổi tiền lẻ dọc đường lên chùa cũng không còn. |
|
Lối lên động Hương Tích lúc 9h30 đông nhưng không quá tải như các năm trước. |
|
Khu vực cáp treo sáng nay không còn cảnh chen chân mua vé và chờ đợi hàng giờ để được lên cabin. |
|
Tuy nhiên, các hàng quán dịch vụ ăn theo vẫn quây kín dọc lối lên động chính. |
|
Một số ít quán ăn ngoài cổng
soát vé vẫn bày bán công khai các loại thịt thú với giá 350.000 -
500.000 đồng/kg hoặc 200.000 đồng/đĩa tuỳ loại. |
|
Giá các dịch vụ tại khu vực lễ
hội cũng tăng gấp 1,5 lần thậm chí gấp đôi. Các chủ kinh doanh lý giải,
do phải thuê thuyền và người vận chuyển lên núi tốn kém.
|
|
Lối lên xuống động chính thông thoáng hơn so với mọi năm. |
|
Bên trong các gian thờ, đồ lễ để chật cứng. |
|
Khu vực hứng 'bầu sữa mẹ' lại chen chúc cảnh 'xin lộc'. |
Phóng to
|
Lễ hội sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. |
Phố phường chìm trong bóng tối
20h30 đêm 22/3, toàn bộ khu vực quận Hoàn Kiếm
(Hà Nội) tối đen trong khoảng một giờ để hưởng ứng sự kiện 60 phút tắt
đèn tiết kiệm điện năng.
|
Bắt đầu từ 20h30 tối 22/3,
điện được cắt trên toàn khu vực quận Hoàn Kiếm khoảng một tiếng đồng hồ
(20h30 - 21h30) để hưởng ứng chương trình 'Giờ trái đất 2015'.
|
|
Đền Ngọc Sơn vắng bóng qua lại khi không còn ánh đèn cao áp.
|
|
Những người đi trên vỉa hè khá vất vả khi phải lần mò tìm đường. Tia sáng le lói chủ yếu là do ôtô, xe máy phát ra.
|
|
Một số bạn trẻ phải dắt xe đạp do không nhìn thấy đường đi.
|
|
Khu vực Quảng trường Đông kinh Nghĩa thục lúc 21h. |
|
Trước đó có nhiều người dân tìm đến vui chơi, hóng mát nhưng khi mất điện họ vẫn nán lại.
|
|
Ông Tuấn (người đạp xe xích lô quê Nam Định) ngồi nghỉ ngơi chiêm ngưỡng cảnh phố phường tối đen, lạ lẫm.
|
|
Một số tuyến phố, nhiều nhà có ánh sáng le lói qua khung cửa sổ là do dùng máy phát hoặc đèn tích điện. |
|
Dọc trục đường Hàng Khay, Tràng
Tiền, điện cũng tắt hoàn toàn. Phía xa xa là khu vực tổ chức sân khấu
chính của hoạt động 'Giờ trái đất'. |
|
Nhân viên bảo vệ một ngân hàng trên phố Quang Trung phải ra ngoài đứng vì bí thở khi tòa nhà tắt điện.
|
|
Chiến sĩ Cảnh sát giao thông đội 1 cho biết, anh phải làm việc vất vả hơn để điều khiển giao thông. |
Chương trình 'Giờ trái đất' thông thường diễn ra vào tối thứ 7 cuối
cùng của tháng ba hàng năm, nhưng năm nay Hà Nội tổ chức trước các tỉnh,
thành một tuần. Đây là lần thứ 9 chiến dịch này được tổ chức trên thế
giới và thứ 7 tại Việt Nam.
Sự kiện do Bộ Công Thương, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và các
nhà tài trợ phối hợp tổ chức nhằm tuyên truyền về sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả, hy vọng góp phần nâng cao nhận thức về tiết kiệm
năng lượng.
Sau Hà Nội, các địa phương khác trên cả nước sẽ tổ chức sự kiện này vào tối 28/3.
No comments:
Post a Comment