Du lịch tới hòn đảo ai cũng "sống lâu trăm tuổi" ở Hy Lạp
Hòn đảo mang tên một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là nơi sinh sống của những người có tuổi thọ "đáng nể".
Trên thế giới có rất nhiều người có thể sống rất lâu, tuy đã ngoài
100 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Thế nhưng, có một địa phương
mà người dân ở đó ai cũng sống lâu tới 100 tuổi thì lại không phải
chuyện bình thường - địa điểm đó chính là hòn đảo Ikaria ở Hy Lạp.
Địa
danh thơ mộng này của Hy Lạp không chỉ sở hữu vẻ đẹp yên bình với nước
biển xanh cùng cảnh thiên nhiên thơ mộng rất thu hút khách du lịch mà
còn nổi tiếng bởi người dân trên đảo có tuổi thọ trung bình rất cao.
Ikaria là một hòn đảo tại vùng biển Aegea, phía Bắc biển Địa Trung Hải và tọa lạc giữa hai quốc gia Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đảo
có diện tích 255km2 với đường bờ biển kéo dài 160km. Trên đảo có khoảng
hơn 8.000 người sinh sống. Địa hình ở đây rất đa dạng, với màu xanh
tươi của các loại cây cối được xen kẽ nhiều bề mặt đất đá khô cằn.
Tên
của đảo – Ikaria được đặt theo tên một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp
- Icarus. Theo đó, Icarus được cha là nghệ nhân nổi tiếng Daedalus chế
tạo cho một đôi cánh từ lông và sáp.
Vì quá
say sưa và kiêu ngạo với đôi cánh mới nên Icarus đã bay lên quá gần Mặt
trời, khiến cho đôi cánh bị hỏng và rơi xuống biển. Vùng biển mà Icarus
rơi xuống rất gần với đảo Ikaria ngày nay.
Điểm
đặc biệt mà nói đến hòn đảo Ikaria này, ai ai cũng nhớ đó là cư dân
trên đảo đều có tuổi thọ rất cao. Tại khu vực Đông Bắc hòn đảo, có tới
hơn 1/3 số người dân sống trên 90 tuổi. Ngoài ra, các nghiên cứu y tế
cũng ghi nhận tỷ lệ mắc ung thư và các bệnh tim mạch tại đảo Ikaria là
rất thấp.
Theo nghiên cứu của Dan Buettner, một
nhà giáo và nhà thám hiểm người Mỹ, bí quyết để người dân ở đảo Ikaria
có một cuộc sống kéo dài như vậy chính là nhờ chế độ ăn uống và phong
cách sống.
Tất
cả các loại thực phẩm mà người dân tiêu thụ trên đảo đều là “cây nhà lá
vườn”. Đậu, lạc, các loại rau hoa quả, mật ong và dầu ô-liu luôn là
những đồ ăn được ưu tiên hàng đầu.
Thịt và các
sản phẩm từ bơ sữa không được ưa chuộng nhiều. Theo tính toán, lượng
chất chống oxy hóa trong các loại đồ ăn ở đây cao gấp 10 lần so với
lượng chất có trong rượu vang đỏ.
Lối
sống của người dân trên đảo rất lành mạnh và giản dị. Người dân đảo
Ikaria rất coi trọng những công việc lao động vất vả, nặng nhọc. Tất cả
mọi người đều được học cách trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá từ rất
sớm.
Theo
chia sẻ của Gregoris Tsahas - một cư dân 100 tuổi trên đảo, sức khỏe
của người dân tại đây rất tốt là bởi địa hình Ikaria vốn rất dốc, nhiều
đồi gập ghềnh. Tính trung bình, mỗi người trên đảo phải đi bộ khoảng
4km/ngày.
Một
yếu tố khác làm nên sự trường thọ của người dân đảo Ikaria chính là
giấc ngủ trưa. Các chuyên gia đã chứng minh, cư dân tại đây thường xuyên
ngủ trưa nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm hơn 40% so với tại các
thành phố, đô thị thông thường.
Không
chỉ vậy, hòn đảo Ikaria luôn được bao bọc bởi một bầu không khí rất yên
bình. Người dân rất thân thiện không chỉ đối với khách du lịch mà còn
đối với hàng xóm láng giềng. Tại ngôi làng có tên Raches trên đảo, một
trạm cảnh sát được xây dựng nhưng thậm chí chưa hề sử dụng trong suốt 7
năm qua.
Không
như những khu vực khác tại Hy Lạp, người dân ở đây không để thu nhập
của mình phụ thuộc vào khách du lịch. Ngay cả khi trong mùa du lịch, tới
tận 10 giờ sáng các cửa hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm mới mở cửa, như
những ngày bình thường.
Ngoài
đảo Ikaria, trên thế giới còn có 4 khu vực khác có tuổi thọ trung bình
của người dân rất cao. Đó là Loma Linda (California, Mỹ), Nicoya (Costa
Rica), Sardinia (Ý) và Okinawa (Nhật Bản). 4 khu vực trên và cả đảo
Icaria đều nằm trong một dự án nghiên cứu về tuổi thọ con người có tên
“Blue Zones” của Dan Buettner.
Năng lượng tắt đèn từ Giờ Trái đất "khủng" như thế nào
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện và hưởng ứng phong trào Giờ Trái đất.
Nhằm hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất
2015, thủ đô Hà Nội sẽ tắt điện một giờ từ 20h30 - 21h30 vào ngày 22/3 -
một tuần trước khi sự kiện chính thức diễn ra vào ngày 28/3.
Giờ
Trái đất là một sự kiện quốc tế thường niên do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên (World Wildlife Fund) phát động diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối
cùng của tháng 3.
Chương trình kêu gọi hộ gia
đình, cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng tới sinh
hoạt trong vòng một giờ đồng hồ (từ 20h30 - 21h30) nhằm tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường.
Nhưng vì sao chúng ta nên tắt đèn vào Giờ Trái đất? Infographic dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Giờ
Trái đất năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 28/3 với chủ đề: "Tiết kiệm năng
lượng - ứng phó biến đổi khí hậu". Hãy tắt những thiết bị điện khi không
sử dụng cũng như ủng hộ chương trình một cách có văn hóa để cùng chung
tay bảo vệ hành tinh này!
Những người sống sót cuối cùng trong các sự kiện lịch sử nổi tiếng
Điểm danh những nhân chứng cuối cùng được góp mặt trong những sự kiện lịch sử nổi tiếng trên thế giới.
Lịch sử
thế giới biến đổi không ngừng theo từng giây từng phút. Mỗi sự kiện
diễn ra lại có những ảnh hưởng nhất định tới tiến trình phát triển của
nhân loại. Vì vậy, con người đã không ngừng ghi chép lịch sử nhằm rút ra
những kinh nghiệm từ thế hệ đi trước, tránh lặp lại những sai lầm trong
tương lai.
Tuy nhiên, không phải sự kiện lịch
sử nào cũng được ghi lại một cách đầy đủ bởi thời gian trôi qua đã mang
đi bao nhiêu nhân chứng sống, những người trực tiếp góp mặt trong các sự
kiện ấy.
May mắn thay, vẫn còn đó những nhân
chứng sống đủ lâu để có thể truyền lại cho hậu thế câu chuyện mà người
ra đi trước còn chưa kịp kể.
1. Aristodemus - người Sparta cuối cùng sau trận chiến Thermopylae
Thermopylae
là một trận chiến nổi tiếng trong lịch sử, diễn ra giữa quân đội Hy Lạp
với đế chế Ba Tư dưới sự dẫn dắt của Xerxes Đại đế vào năm 480 TCN.
Trận chiến kéo dài 3 ngày và kết cục phần thắng thuộc về quân đội Ba Tư
hùng mạnh.
Người
ta thống kê, 298 trong số 300 chiến binh Sparta vĩ đại đã ra trận và hi
sinh ngay tại chỗ. Chỉ duy nhất có 2 chiến binh không góp mặt tại chiến
trường lúc ấy là Aristodemus và Eurytus.
Cả
hai đã được cho phép nghỉ ngơi do nhiễm trùng mắt từ trước đó. Thế
nhưng, bất chấp thể trạng không cho phép, Eurytus vẫn lao đến chiến đấu
khi biết tin các đồng đội của mình hi sinh và quân Sparta đang lâm vào
thế nguy hiểm.
Trong
khi đó Aristodemus ở lại phía sau và chạy trốn về quê nhà. Ông trở
thành người Sparta cuối cùng sống sót sau trận đại chiến và cũng là kẻ
bị cả dân tộc ghét bỏ vì sự hèn nhát của bản thân.
Thật trớ trêu, trong bộ phim "300", Aristodemus được khắc họa qua nhân vật Dilios một chiến binh rất dũng cảm
Hình phạt mà Aristodemus phải nhận, đó là không được phép tự sát và phải sống cùng sự xấu hổ cho tới cuối đời.
2. Daniel F. Bakeman - nhân chứng cuối cùng của Cách mạng Mỹ
Cách
mạng Mỹ (1775 - 1783) là cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa ở
Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cách mạng kết thúc thắng lợi với việc thực
dân Anh phải ký hiệp định Paris rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa đã
được giải phóng.
Daniel
F. Bakeman (1759-1869) chính là thành viên sống lâu nhất từng tham gia
cách mạng. Ông đăng ký nhập ngũ khi mới chỉ là một chàng trai trong tuổi
vị thành niên và sống cho tới năm 109 tuổi.
Theo
nhiều tài liệu, Bakeman cũng chính là người sở hữu cuộc hôn nhân dài 91
năm 12 ngày. Nếu thông tin này được giới nghiên cứu lịch sử xác nhận,
Daniel F. Bakeman sẽ nắm giữ thêm một kỷ lục mới, đó là người có cuộc
hôn nhân lâu dài nhất trong lịch sử nhân loại.
3. Nicholas Savin - người lính nổi danh sau Cách mạng Pháp
Cách
mạng Pháp (1792 - 1802) là một trong những mốc son chói lọi trong lịch
sử thế giới. Diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đây là cuộc cách mạng quan
trọng giúp người dân Pháp thời bấy giờ thoát khỏi cảnh lầm than khi vua
Louis cùng các hoàng thân quốc thích ăn chơi sa đọa, và đồng thời đưa
tên tuổi của Napoleon Bonaparte lên một tầm cao mới.
Tuy
nhiên, cuộc cách mạng ấy không chỉ vinh danh những anh hùng mà ngay cả
tên tuổi một người lính bình thường cũng có thể trở nên lừng lẫy. Người
có được vinh dự ấy chính là Nicolas Savin (1768(?)-1894).
Trong
cách mạng, Savin chỉ là một người lính hết sức bình thường. Sau khi
chiến tranh kết thúc, ông chuyển tới định cư ở Nga và qua đời tại đây
năm 126 tuổi. Chính điều này đã khiến ông nổi tiếng khi trở thành nhân
chứng sống lâu nhất của Cách mạng Pháp.
Tuy
nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều nghi ngờ xoay quanh chuyện tuổi tác
của Savin khi nhiều bằng chứng chỉ ra, ông được sinh ra muộn hơn 20 năm
so với ông khai báo.
3. Johnny Thomas Moore – nhân chứng của chuyến bay đầu tiên trên thế giới
Hai
anh em người Mỹ gồm Orville Wright (1871 - 1948) và Wilbur Wright (1867
- 1912) được coi là cha đẻ của những chiếc máy bay trên thế giới. Năm
1903, họ thử nghiệm thành công chuyến bay đầu tiên trên thế giới tại đồi
Kill Devil, North Carolina, Mỹ.
Chuyến
bay này không chỉ khiến cái tên "anh em nhà Wright" nổi tiếng khắp thế
giới mà còn vô tình vinh danh một người khác, đó là Johnny Thomas Moore
(1886-1952). Dù không đóng góp gì cho sự phát triển của máy bay, nhưng
tên tuổi của ông vẫn được lưu lại trong lịch sử ngành hàng không với tư
cách người chứng kiến chuyến bay đầu tiên của nhân loại.
Cụ
thể khi anh em nhà Wright thử nghiệm chiếc máy bay đầu tiên trên thế
giới, Moore đã tình cờ chứng kiến khi ông đang đi dạo trên bãi biển. Lúc
đó Moore mới chỉ 16 tuổi, và ông đã được đưa vào danh sách 6 người đầu
tiên nhìn thấy một chiếc máy bay hoạt động trên bầu trời.
4. Millvina Dean – Người sống sót cuối cùng của thảm họaTitanic
Titanic
là thảm họa nổi tiếng nhất trong lịch sử hàng hải thế giới tính tới
thời điểm hiện tại. Năm 1912, con tàu được mệnh danh là không thể chìm
đã vĩnh viễn biến mất trong lần đầu tiên ra khơi vượt Đại Tây Dương,
cướp đi sinh mạng của 1.514 hành khách.
Trong
số những người may mắn sống sót, Millvina Dean (1912 - 2009) là nhân
chứng sống sót cuối cùng. Khi thảm họa xảy ra, cô bé Dean mới chỉ có 2
tháng tuổi và nằm trong số những người được ưu tiên xuống xuồng cứu hộ
trước tiên. Duyên cớ đưa người phụ nữ này tới với Titanic thật kỳ lạ.
Theo đó, gia đình Dean sẽ không có mặt trên tàu Titanic nếu như con tàu
chở than của họ không bị tấn công.
Trớ
trêu thay, mặc dù đã may mắn thoát khỏi thảm họa kinh hoàng nhưng Dean
lại không nhớ một chút gì về ngày định mệnh ấy bởi khi Titanic chìm bà
còn quá nhỏ. Thậm chí lên 8 tuổi, Dean mới biết rằng mình đã từng là một
hành khách trên con tàu Titanic huyền thoại. Tới năm 2009, Millvina
Dean qua đời ở tuổi 97.
5. Eliza Moore - người Mỹ cuối cùng được sinh ra trong thời kỳ nô lệ
Chế
độ nô lệ đã tồn tại ở Mỹ trong nhiều thế kỷ, kể từ năm 1565, Pedro
Menendez de Aviles - người châu Âu đầu tiên mang theo nô lệ châu Phi tới
Bắc Mỹ định cư. Phải mãi tới khi Tổng thống Abraham Lincoln nhậm chức,
chế độ này mới được bãi bỏ tại Hoa Kỳ (thập niên 1860).
Theo
nhiều tài liệu lịch sử, người cuối cùng được sinh ra trong thân phận nô
lệ là cô Eliza Moore (1843 - 1948). Eliza sinh ra tại Montgomery thuộc
bang Alabama năm 1843. Tuy nhiên, rất khó để chắc chắn về việc này vì có
quá ít hồ sơ cá nhân được lưu lại về những người từng là nô lệ được lưu
giữ.
Nhiều người kể lại, Eliza kết hôn với một nô lệ khác có tên Asbury Moore và cả hai từng thuộc sở hữu của một tiến sĩ ở Alabama.
Sau
khi nội chiến Mỹ kết thúc, cô và chồng đã thoát khỏi cảnh nô lệ, an cư
lạc nghiệp và có với nhau hai người con. Eliza Moore đã mất vào năm
1948, hưởng thọ 105 tuổi.
No comments:
Post a Comment