Mãi cho đến thời Franklin D.Roosevelt, chưa tổng thống Mỹ nào công du bằng đường hàng không trong khi nắm quyền. Thế chiến II đã thổi một luồng gió mới và làm thay đổi điều này. Kể từ đó, dùng máy bay để chu du thiên hạ là một phần không thể thiếu trong những năm tại vị của các đời tổng thống Mỹ. Điều đặt ra là phải bảo vệ tổng thống khỏi những kẻ âm mưu ám sát, hay để ông điều hành chính phủ cũng như quân lực ở mọi nơi mọi lúc với sự hỗ trợ của một đội ngũ an ninh hùng hậu. Và Air Force One (Không lực số 1) – một pháo đài bay không khác gì một Phòng Bầu Dục trên không – đã ra đời, đáp ứng tất cả những nhu cầu đó. 

Trải qua nhiều đời tổng thống, chiếc Air Force One đã có những thay đổi đáng kể. Chiếc chuyên cơ dành riêng cho tổng thống Mỹ ngày càng to, đẹp, nhanh hơn và đặc biệt là đã trở thành biểu tượng quyền lực về chính trị cũng như ngoại giao, nơi đưa ra những quyết định về chính sách ở tận 11 km trên không trung. Được trang bị những thiết bị công nghệ quân sự tuyệt mật, gồm hệ thống chống hỏa tiễn và trao đổi tin tức mã hóa, Air Force One vẫn còn mang trong mình những bí mật mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu được.
“Pháo đài bay” – quyền lực của các Tổng thống Mỹ
Một trong hai chiếc Air Force One (Không Lực số 1) – “Pháo đài bay” quyền lực và bí ẩn của các Tổng thống Hoa Kỳ.

Bí ẩn thoát hiểm
Chuyên cơ Air Force One được Bạch Ốc đặt hãng Boeing kiểu riêng (loại Boeing 747-200), là một pháo đài đúng nghĩa với hệ thống hỏa tiễn đánh chặn, giảm chấn hạt nhân hiện đại nhất thế giới, có thể bay hàng tuần với hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Air Force One dài 70,4m, cao 19,4m, sải cánh 59,6m, tốc độ tối đa 1.015 km/h, bay liên tục không phải tiếp dầu 12.550km và trần bay là 13.700m. Diện tích sàn máy bay 1.200m2 gồm 6 phòng ngủ, một văn phòng làm việc lớn, một phòng vệ sinh và một phòng hội thảo. Phòng y tế như một phòng mổ với bác sỹ trực 24/24h. Trên mỗi chiếc máy bay đều có cờ Mỹ sơn ở phần đuôi và chữ United States of American (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) ở phần thân.
Air Force One có một lịch sử bay hoàn hảo và được coi là chiếc máy bay an toàn nhất trên thế giới. Mỗi lần Air Force One cất cánh đều được coi là đang thực thi một nhiệm vụ quân sự. Để trở thành phi công trên Air Force One, các ứng cử viên phải từng điều khiển trong buồng lái hơn 2.000 giờ bay, có kinh nghiệm bay toàn thế giới và có hồ sơ hoàn toàn “sạch”. Trung tâm truyền thông có 87 đường điện thoại, 28 đường mã hóa tuyệt mật giúp điều hành công việc khi đang ở độ cao 13km; phòng chứa mã hạt nhân có thể khởi động trong trường hợp khẩn cấp. Air Force One “nghỉ dưỡng” ở Maryland, tại căn cứ không quân Andrews, cách tòa Bạch ốc 16km.
Người ta chuẩn bị bữa ăn cho các thượng khách sành điệu ngay trong hai phòng bếp trên chiếc chuyên cơ đặc biệt này. Nói chung một ngày của Tổng thống Hoa Kỳ trên Không lực số 1 diễn ra bình thường như khi ở trên mặt đất. Tổng thống ngủ trên một chiếc giường rộng rãi và thư giãn trên một chiếc ghế sofa. Một phòng trao đổi tin tức cho phép Tổng thống và các giới chức khác có thể tiến hành những cuộc điện đàm (được mã hóa) tới bất kỳ nơi nào trên trái đất. Không chỉ mang tính chất vận tải đơn thuần, Air Force One là một phương tiện chính trị và ngoại giao hữu hiệu mà các tổng thống muốn tạo ấn tượng mạnh đối với các đồng minh cũng như “kẻ thù” của nước Mỹ. Nó để lại nhiều luyến tiếc cho các đời Tổng thống mỗi khi họ hết nhiệm kỳ công tác.
Chuyên cơ Air Force One giống như biểu tượng quyền lực của nước Mỹ, với nhiều bí ẩn mà người ta vẫn chưa thể khám phá. Năm 1997, Hollywood tung ra một bộ phim ăn khách Air Force One, làm dấy lên đồn đoán gây tranh cãi cho tới tận ngày nay rằng, chuyên cơ này cũng có một hệ thống gọi là viên nang thoát hiểm (hay kén thoát hiểm) khẩn cấp dành cho tổng thống khi chuyến bay gặp biến cố.
Viên nang thoát hiểm (hay kén thoát hiểm) thực chất là một thiết bị cho phép phi công hoặc phi hành gia có thể thoát ra khỏi máy bay, tàu vũ trụ khi nó gặp các tình huống khẩn cấp ở độ cao lớn với tốc độ bay nhanh. Nó có thể bảo vệ con người trong suốt chuyến bay khi gặp phải tình huống nguy hiểm, hoặc giúp thoát ra khỏi máy bay và xuống đất an toàn. Thiết bị này có thể chỉ là một viên nang cá nhân cho một phi công hoặc một thành viên phi hành đoàn, cũng có thể là cả một cabin cho cả phi hành đoàn.
Trên diễn đàn của trang Airliners.net, một thành viên có nickname là Citation.Jet từ Mỹ tự nhận là một kỹ sư tại Boeing đã đăng một chủ đề vào tháng 10/2014, trong đó khẳng định tin về viên nang thoát hiểm như bộ phim dàn dựng chỉ là điều viễn tưởng. CNN trích dẫn các nguồn tin từ không quân Mỹ cho rằng, trong nhiều năm qua, nhiều đặc điểm về chiếc Air Force One như bộ phim cùng tên của Hollywood chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng. Chuyên cơ này thực tế không có cái gọi là chuyên nang thoát hiểm vì thiết bị đó chỉ dành cho phương tiện bay vũ trụ. Không Lực số 1 chỉ có dù và có khả năng đứng im để tiếp nhiên liệu ngay trên không cùng khả năng lấy hành lý tự động ở tất cả các sân bay để bảo đảm an ninh.
Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như thế. Một thực tế cho thấy, chưa có bất kỳ một phóng viên nào được quyền “đột nhập” vào bên trong phòng của Tổng thống Mỹ ở trên hai chiếc chuyên cơ Boeing 747-2000 – vốn được biết tới với tên gọi Không Lực số 1. Theo trang Airliners.net, các nhà báo lên chuyên cơ này thường chỉ được đi ở cửa sau dẫn họ đến thẳng tầng giữa của máy bay. Trong khi đó, phòng của Tổng thống ở trên cùng và có lối thông lên với cabin của phi hành đoàn.
Hơn nữa, người Mỹ không phải không có kinh nghiệm trong việc phát triển một thiết bị dạng viên nang thoát hiểm. Ít nhất trong số những loại viên nang được biết đến là F-111 được sử dụng cho cabin và viên nang B-1A có thể sử dụng cho 4 thành viên phi hành đoàn. Thậm chí có người còn tin, chuyên cơ Không Lực số 1 có cả hệ thống dù ở ngoài máy bay cho phép nó tách cả nửa phần thân trên máy bay khi gặp trở ngại.
Không chỉ vậy, thiết kế một thiết bị dạng viên nang thoát hiểm không phải là điều gì đó xa lạ. Đây cũng là thiết bị được sử dụng trong tàu vũ trụ, tàu ngầm và cả tàu nổi. Ngay cả các bài báo của CNN dù cho rằng chuyên cơ không có viên nang thoát hiểm nhưng lại khẳng định rằng trong thực tế loại thiết bị này có thể được không quân Mỹ phát triển. Sự thật đó cộng với những bí mật chưa từng được công khai khiến nhiều người đến nay vẫn tin rằng, một thiết bị dạng như viên nang thoát hiểm có thể là một trong rất nhiều đặc điểm đặc biệt của chiếc chuyên cơ Không Lực số 1 được giữ bí mật và không muốn tiết lộ ra bên ngoài.
“Pháo đài bay” – quyền lực của các Tổng thống Mỹ
Quang cảnh cuộc họp trên chuyên cơ của Tổng thống Barack Obama.
Chuyên cơ… chuyên đốt tiền
Từ nhiều năm nay, chi phí của việc di chuyển của Tổng thống Hoa Kỳ luôn là chủ đề gây tranh cãi. Trong bối cảnh chính phủ Mỹ phải thắt chặt chi tiêu, thậm chí từng phải đóng cửa hơn hai tuần vì không đạt được thỏa thuận tăng trần nợ công, dư luận lại được dịp bàn tán về đội chuyên cơ tốn kém này. Theo số liệu chính thức do Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố trong bản báo cáo: “Những chuyến đi của Tổng thống: Chính trị và chi phí”, giá của Air Force One rơi vào khoảng 325 triệu USD. Và chuyên cơ dành riêng phục vụ tổng thống ngốn tới 181.545 USD cho mỗi giờ bay.
Cũng theo báo cáo trên, trong chuyến công du 8 ngày tới 3 nước châu Phi (từ 26/6 đến 3/7/2013) ngân sách nước Mỹ hao hụt gần 100 triệu USD. Đây được đánh giá là chuyến thăm nước ngoài tốn kém nhất trong thời gian tại chức của ông Barack Obama. Riêng chi phí cho Air Force One hết 18,7 triệu USD. Theo các nhà quan sát trong và ngoài nước thì chuyến công du này như một cuộc tập kết quân sự trên lục địa đen một cách không cần thiết với các chuyến bay vận tải chở hàng tấn thiết bị, các loại kính chống đạn lắp lên cửa sổ khách sạn, 56 chiếc xe đặc biệt (trong đó có 14 xe Limousine và tàu chiến thường trực ngoài khơi).
Theo CNN, một chuyến du lịch đến Honolulu của Tổng thống Obama tiêu tốn 3,2 triệu USD – chỉ riêng chi phí cho chuyên cơ Không Lực số 1 đã hết hơn một nửa. Trước đó, vào năm 2010, chuyến thăm Ấn Độ của ông Obama tốn 200 triệu USD/ngày và chi phí cho chuyên cơ Tổng thống cũng không thấp hơn chuyến công du Nam Phi nói trên bao nhiêu. Thường thì tin tức chi tiết và các chuyến công du nước ngoài hay du lịch của tổng thống được giữ bí mật vì các lý do an ninh, và có rất ít tin tức công khai về tổng chi phí. Con số chi phí cho những chuyến đi nói trên cũng không được thông báo chính thức, nhưng Bạch Ốc cũng không bác bỏ số tiền mà CNN đưa ra. Số tiền này theo các chuyên gia an ninh và kinh tế, nếu không đúng, thì cũng không sai lệch bao nhiêu so với con số chính xác được giữ bí mật.
Bỏ qua mọi ca thán về chi phí, CNN bất ngờ dẫn lời đại diện không quân Mỹ vào cuối tuần qua cho biết, họ đang tìm kiếm một chiếc chuyên cơ mới cho tổng thống, bởi hai chiếc máy bay Boeing 747-200 sẽ “về hưu” vào năm 2017 sau 30 năm hoạt động. Những chiếc máy bay được sử dụng là biến thể của Boeing 747-200 chuyên phục vụ giới quan chức VIP, khó bảo trì và ít phổ biên trong hàng không dân sự. Chi phí bảo trì và nâng cấp máy bay ngày một tăng cao, khiến cho việc mua mới và thay thế chiếc chuyên cơ này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết…
Tìm Hiểu — March 7, 2015 at 6:08 am

Nhà báo nói láo ăn tiền

Ký Thiệt - brian-williams-lie-videoSixteenByNine540
Không biết từ bao giờ và do đâu Việt Nam ta có câu “nhà báo nói láo ăn tiền”, dù nghề viết văn viết báo ở nước ta không có nhiều tiền để “ăn”, đến nỗi Nhà văn Nhà báo Nguyễn Vỹ từ thời “tiền chiến” xa xưa đã phải than “nhà văn An-nam khổ như chó”.
Ra hải ngoại, nhà văn nhà báo trong cộng đồng người Việt cũng không “ăn tiền” vì đồng hương, nói chung, chỉ thích ở nhà to, lái xe xịn, mặc đẹp ăn ngon chứ không coi “món ăn tinh thần” (sách báo) là một nhu cầu.
Trong khí đó, nhà văn nhà báo Mỹ “ăn tiền” khẳm, bỏ túi mỗi năm bạc triệu (đô-la chứ không phải triệu tiền Lèo hay tiền Hồ) mà không bị mang tiếng là “nói láo”. Dân Mỹ rất kính trọng nhà báo, tin nhà báo. Nói gì tin nấy, dù thỉnh thoảng cũng có một nhà báo nói láo bị lật tẩy, mà vụ mới nhất là Ký‎ giả Brian Williams của hệ thống truyền hình NBC.
Những lời nói láo của Brian Williams bị chỉ trích
Williams là người đọc tin thời sự mỗi tối trên màn ảnh truyền hình, mà Mỹ gọi là “anchor”, có hàng chục triệu người xem và lãnh lương mười triệu đô mỗi năm. Chương trình này trên NBC có tên “NBC Nightly News”, gồm một ban biên tập để lựa chọn tin tức các nơi gửi về, họ viết lại rồi đưa cho Williams duyệt, thêm bớt, sửa chữa, thêm mắm muối và đem ra đọc trước ống kính thu hình.
Mới đây, trong khi đọc tin về tình hình sôi bỏng tại Trung Đông, Williams cao hứng nhắc lại chuyện năm 2003 anh ta đã xuýt chết trên chiến trường Iraq khi chiếc trực thăng chở mình bị trúng hỏa tiễn phải đáp khẩn cấp cực kỳ nguy hiểm. Liền sau đó, tạp chí quân sự “Stars & Stripes” đã đăng bài lật tẩy Williams xạo, và dẫn chứng lời của vài quân nhân cùng đi chung chuyến bay với Williams nói rằng chiếc trực thăng của họ không bị bắn và cũng chẳng có gì nguy hiểm. Chiếc bị bắn là chiếc khác, đã bay trước cả tiếng đồng hồ. Thật ra, câu chuyện nói láo này đã được Williams kể đi kể lại mấy chục lần cho khán giả nghe. Nhưng lần này Williams đã cao hứng đi quá trớn, và nói láo quen mồm, tán rằng vụ ấy đã làm anh ta thay đổi cái nhìn về chiến tranh khiến mấy anh lính bực mình, không để cho anh ta nói phét thêm nữa, bèn kê tủ lạnh vào mồm “nhà báo khả kính”.
Bị bể mánh, Williams đã phải công khai xin lỗi khán giả, và biện bạch vì bị ám ảnh và lầm lẫn do tường thuật quá nhiều tin chiến sự. Nhưng lời giải thích “bay bướm” ấy không lọt lỗ tai các “quan chức” của NBC nên ngày 10 tháng 2 vừa qua đã công bố quyết định cho Williams nghỉ việc 6 tháng không lương, và cử người khác phụ trách chương trình “NBC Nightly News”. Điều đó có nghĩa là Williams sẽ không được “ăn” 5 triệu đô trong 6 tháng nằm nhà, sau đó thì chưa biết tương lai ra sao.

Một câu chuyện bịa không cần thiết đã phải trả giá quá đắt. Hơn nữa, nhân vụ này NBC đã mở lại hồ sơ quá khứ của Williams và thấy mấy chục năm qua anh ta đã thường đọc tin theo kiểu phóng đại thành tích cá nhân, tô màu các câu chuyện để tự vái. Dưới đây là vài “thành tích nói láo” của Williams.
Năm 2005 đi New Orleans làm phóng sự về sự tàn phá của trận bão lụt Katrina, anh ta đã tường trình rằng từ cửa sổ khách sạn nhìn ra ngoài thấy biển nước mênh mông với những xác người nổi lều bều. Sự thật, khách sạn (5 sao) nơi anh ta ở tọa lạc trên vùng đất cao có bị ngập nước chút ít chừng vài phân và không có xác chết nào nổi lều bều!
Anh ta còn phịa thêm rằng khi lội nước bị trượt chân ngã, uống phải một hớp nước nơi có những xác người xình thối nên bị thổ tả xuýt chết. Sự thật, chuyện này cũng không hề xảy ra. Đoàn tùy tùng đi theo anh ta cho biết chỉ có một lần anh ta bước xuống nước với đôi giày ủng cao tới tận đùi và không ai trông thấy anh ta ngã hay uống nước dơ gì cả, nên cũng không có chuyện đau bụng hay bị Tào Tháo rượt gần chết!
Williams cũng khoe rằng đã từng bay ra trận với đội biệt kích người nhái SEAL Team 6 (đội đã đột kích hạ sát Bin Laden trước đây) trong khi đội này không bao giờ cho nhà báo đi theo những cuộc hành quân!

Tuy chỉ là những người đọc tin nhưng các “anchors” trên truyền hình Mỹ có ảnh hưởng rất lớn với quần chúng. Nhân vụ này, người ta cũng nhắc lại vai trò của cái gọi là “truyền thông dòng chính” (mainstream media) Mỹ, gồm những tờ báo và các hệ thống truyền hình lớn, trong đó có NBC, đã liên tục nói láo với dân Mỹ về chiến tranh Việt Nam mà hậu quả đã khiến Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa và giúp cho Cộng sản Hà-nội nuốt trọn miền Nam VN.
Qua “truyền thông dòng chính”, hình ảnh về đất nước và con người miền Nam Việt Nam, về cuộc chiến tại Việt Nam đã bị bóp méo và chọn lựa rồi chiếu trên các chiếc TV trong phòng ăn của mọi gia đình Mỹ mỗi ngày vào giờ ăn tối được gọi là “prime time”. Trên màn ảnh TV, khán giả chỉ thấy đĩ điếm, gái bán bar, trẻ em ăn xin, lính tráng không chịu chiến đấu, tướng tá thì tham nhũng, còn hình ảnh Việt cộng là những chiến sĩ anh hùng, mặc áo bà ba đen, cổ quấn khăn rằn, chân mang dép rêu, đầu đội mũ tai bèo xả thân “chống Mỹ cứu nước”.

Hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tử một tên khủng bố VC trên đường phố Sài-gòn trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân được in trên trang nhất tất cả các báo ở Mỹ trong khi tội ác của VC thảm sát hơn 3 ngàn thường dân ở Huế bị coi là tin vặt và bị chôn vùi ở trang 26 giữa những cái quảng cáo rao bán xe hơi cũ.
Những phóng viên chiến trường Mỹ được coi như những ông thần, tha hồ thêu dệt và loan tin thất thiệt, bình luận một chiều bất lợi cho quân đội Mỹ và VNCH. Môt trong những “ông thần truyền thông” này là Walter Conkrite, một “anchor” của đài CBS.
walter cronkite
Walter Cronkrite
Lúc đầu, Conkrite ủng hộ sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam, nhưng năm 1968 sau khi sang Việt Nam theo dõi vụ tổng công kích Tết Mậu Thân, do bị ảnh hưởng của phong trào phản chiến, hay ăn phải bả tuyên truyền của cộng sản, hay vì mù tịt về quân sự, anh ta đã quay 180 độ, từ ủng hộ sang chống đối và nói rằng việc tham chiến của Mỹ là sai lầm, và rằng Mỹ sẽ không thể thắng, nếu không muốn nói là đang thua. Và dân Mỹ đã tin Conkrite. Và Mỹ đã tìm cách “ra đi trong danh dự” vì việc tham chiến đã bị đa số dân Mỹ chống đối.
Một nhà báo khác nổi tiếng “nói láo ăn tiền” là Peter Arnett, gốc Tân Tây Lan, đã nổi tiếng từ chiến trường Việt Nam (1962-1975) tới chiến trường Iraq (2003). Trong chiến trường Việt Nam, vụ nói láo nổi tiếng nhất của Arnett là bịa ra “tội ác của đế quốc Mỹ” đã ném bom hủy diệt thành phố Bến Tre với 300 ngàn dân chỉ vì vài tên Việt Cộng từ dưới bắn lên trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân.
Anh ta đã “tiết lộ tin bí mật” này với Thiền sư (kiêm tay sai VC?) Thích Nhất Hạnh. Ông sư phá giới này là một người thông minh trên mức trung bình, có nhiều đệ tử ở khắp nơi, từng được một nhà xuất bản bên Anh cho vào danh sách 100 nhân vật còn sống có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất thế giới, lại không thể phân biệt đây là tin thật hay chuyện bịa, vì thị xã Bến Tre không có 300 ngàn dân, và một tội ác kinh khủng như vậy không thể nào che đậy để trở thành một tin mật chỉ có một mình Peter Arnett biết. Vậy mà ông Nhất Hạnh đã tin.
Năm 2001, chỉ vài ngày sau vụ khủng bố Hồi giáo cướp hai chiếc máy bay dân sự chở đầy hành khách và chứa đầy xăng đâm vào hai tòa nhà chọc trời Trung tâm Mậu Dịch Thế Giới ở New York khiến gần ba ngàn người vô tội bị thiêu sống, ông Nhất Hạnh đã sang Mỹ, thay vì chia buồn với người Mỹ và lên án quân khủng bố, ông ta lại đăng đường thuyết giảng cách “ground zero” (nơi hai tòa nhà chọc trời sụp đổ) vài khu phố để tố cáo “đế quốc Mỹ” về “tội ác ở Bến Tre” 33 năm trước.

Bài thuyết giảng này cũng được đăng nguyên trang quảng cáo trên nhật báo New York Times, một tờ báo uy tín hàng đầu trong giới “truyền thông dòng chính” của làng báo Mỹ. Ông Nhất Hạnh và Peter Arnett đã im lặng trước làn sóng phẫn nộ và chỉ trích của cộng đồng người Việt hải ngoại.
Peter_arnett
Peter Arnett
ài năm sau, Arnett lại bịa ra chuyện quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã dùng hơi độc để giết tù binh tại một nơi được gọi là “Thung lũng tử thần” (Valley of Death) để hệ thống truyền hình CNN (“hoàng hậu” của “truyền thông dòng chính” Mỹ) thực hiện một bộ “phim tài liệu” chiếu cho khán giả khắp thế giới xem. Trước sự phản đối với những bằng chứng và nhân chứng cụ thể của Ngũ Giác Đài, CNN đã phải thu hồi bộ phim “Valley of Death” và sa thải Peter Arnett.
Năm 2003, Arnett được NBC trả tiền phái sang Iraq để tường trình về cuộc chiến tại đây nhưng đã bị cho nghỉ việc sau khi chấp thuận cho đài truyền hình của Saddam Hussein phỏng vấn để nói rằng Mỹ sẽ thua và không quân Mỹ đã ném bom phá hủy nhà máy chế biến sữa cho trẻ em.
Một nhà báo có thành tích nói láo như vậy mà năm 1966 đã từng được trao Giải Pulitzer, một giải thưởng cao quý về báo chí của Mỹ, nhờ những tường trình… xuất sắc từ chiến trường Việt Nam.
Nhà báo không chỉ “nói láo ăn tiền” mà còn ăn cả… cái giải nữa!
Ai nói láo ăn tiền và ăn giải đâu không biết, nhưng dân tộc Việt Nam là nạn nhân…ăn đủ
Tìm Hiểu — February 11, 2015 at 10:09 pm

Đảng viên Cộng sản bị cấm nhập tịch Mỹ?

Vi Katerina Tran -
Passagem Aérea Rio – Nova York – R$ 1.356
Cánh cửa nhập tịch Mỹ có thể đóng lại với những ai có bất cứ mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp nào với một đảng cộng sản trong vòng 10 năm. Nhưng vẫn có ngoại lệ.
Câu hỏi số 10 trên mẫu đơn N-400 xin gia nhập quốc tịch (Form N-400 – Petition for naturalization) là câu hỏi nhạy cảm với nhiều người đến từ Việt Nam hay Trung Cộng: “Quý vị có bao giờ từng là thành viên hay có bất kỳ mối liên hệ (trực tiếp hay gián tiếp) với a) đảng cộng sản, b) Bất kỳ đảng độc tài nào khác, và c) Một tổ chức khủng bố?”
Updated N-400
Câu hỏi số 10 và toàn bộ mẫu đơn N-400 sẽ được dùng để hỏi trực tiếp người nộp đơn trong buổi phỏng vấn thi nhập quốc tịch, dưới sự tuyên thệ với tòa án và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khai man. Sau đó, nếu đơn xin nhập tịch được chấp thuận, trước ngày lễ tuyên thệ, người nộp đơn còn phải trả lời 3 câu hỏi trên một lần nữa trong mẫu đơn N-445, tại câu hỏi số 5, tái khẳng định trong thời gian chờ đợi từ ngày phỏng vấn đến ngày tuyên thệ, họ không tham gia đảng cộng sản, bất kỳ đảng độc tài nào khác, hay một tổ chức khủng bố.
Theo số liệu của Viện Chích sách Nhập cư Hoa Kỳ (MPI), cho đến cuối năm 2012, nước này có đến 1.3 triệu người Việt Nam nhập cư, chiếm hơn 0,4% tổng dân số. Đây cũng là cộng đồng nhập cư lớn thứ 6 ở Mỹ, sau cộng đồng Mexico, Trung Cộng, Ấn Độ, Philippines và Cộng hòa Dominican. Cộng đồng người Việt Nam nhập tịch gia tăng nhanh chóng từ 231 nghìn người năm 1980. Họ chủ yếu là những thuyền nhân Việt Nam vượt biên sau năm 1975, sau khi định cư tại Mỹ, họ đón người thân sang theo diện đoàn tụ gia đình. Một bộ phận đáng kể và ngày càng lớn hơn là các du học sinh ở lại sau khi học xong, người lao động có tay nghề và nhà đầu tư. Cần lưu ý đây là số liệu người Việt Nam nhập tịch, không tính người Mỹ gốc Việt được sinh ra ở Mỹ.
một buổi lễ tuyên thệ gia nhập quốc tịch Mỹ
Mẫu đơn nhập tịch khiến cho cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ tin rằng có một luật bất thành văn trong thủ tục nhập quốc tịch Mỹ, đó là đảng viên đảng cộng sản hay những ai có một mối liên hệ với đảng cộng sản sẽ không được cho phép trở thành công dân Mỹ. Gần 40 năm qua, hầu như chưa có ai đặt ra câu hỏi là nước Mỹ thật sự có cấm đảng viên đảng cộng sản trở thành công dân nước họ thông qua thủ tục gia nhập quốc tịch hay không, và nếu có thì dựa vào điều luật nào của Luật Di trú Mỹ? Tin đồn về việc một số đảng viên và con cái của đảng viên đảng cộng sản sang Mỹ sinh sống và định cư càng khiến điều này trở thành mối quan tâm của cả người Việt Nam trong nước lẫn nước ngoài.
Tiêu chí nào để một thường trú nhân có thể gia nhập quốc tịch Mỹ?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề về tiêu chí dành cho một người thường trú nhân ở Mỹ được nhập tịch trở thành công dân.
Đòi hỏi trước tiên và có thể nói là duy nhất chính là người đó phải cho cơ quan di trú và chính phủ Mỹ nhận thấy họ đã từng (trong quá trình sinh sống như một người thường trú nhân ở Mỹ) và sẽ tiếp tục là một người gắn kết với các nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ và đã hoàn toàn hòa nhập vào trật tự xã hội cũng như phúc lợi của Mỹ, theo Chương 316 (a) của Đạo luật Di trú và Quốc tịch (International and Nationality Act (INA) 316(a). See 8 CFR 316.11.).
Theo phán quyết của án lệnh In re Shanin, 278 F.739 (D.C. Mass. 1922), sự “gắn kết” ở đây có nghĩa là người nào muốn trở thành công dân Mỹ, họ bắt buộc phải là một người tích cực ủng hộ Hiến pháp nước này.
Sự gắn kết đó bao gồm cả sự hiểu biết, tâm thức cũng như sự tình nguyện gắn bó với những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp. Bất kỳ người nào có thái độ thù địch với cơ cấu tổ chức chính quyền Mỹ hoặc không tin vào những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp đều không đủ điều kiện để nhập quốc tịch chiếu theo phán quyết của án lệ Allan v. United States, 115 F.2d 804 (9th Cir. 1940).
Sở dĩ luật di trú đòi hỏi người thi nhập quốc tịch phải chứng minh họ đã và sẽ gắn kết với các nguyên tắc giá trị của Hiến pháp là bởi vì Hiến pháp (bao gồm các Tu chính án) được xem là đại diện cho “sự tối cao của luật pháp Mỹ” (Supreme law of the land). Một người xin nhập quốc tịch Mỹ phải chứng minh được họ hoàn toàn tin tưởng và tuyệt đối trung thành với nước Mỹ qua việc đồng ý ủng hộ và sẵn sàng bảo vệ những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp bằng cách cho thấy họ chấp nhận những giá trị dân chủ và tinh thần tuân thủ pháp luật. Điều này sẽ được thể hiện qua hành động đọc lời thề trung thành tuyệt đối với nước Mỹ (Oath of Allegiance) trong ngày lễ tuyên thệ gia nhập quốc tịch.
Do đó, việc một người đã từng là đảng viên của đảng cộng sản hay có một sự liên hệ (gián tiếp hoặc trực tiếp) với nó đều có thể bị xem là không gắn kết được với các nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ nếu họ xin gia nhập quốc tịch. (INA Chương 313 và 316. 8 CFR 316).
Ngoài ra, việc một người là đảng viên đảng cộng sản hay những đảng phái độc tài khác, hay tham gia những tổ chức khủng bố cũng có thể là cơ sở để nghi ngờ tư cách đạo đức, động cơ họ xin lưu trú tại nước Mỹ, và cũng là có thể đủ để chính phủ Mỹ tiến hành thủ tục trục xuất đối với họ.
Theo Bộ An ninh Nội địa và Cơ Quan Di trú và Nhập tịch Mỹ (U.S. Immigration and Naturalization Service – Department of Homeland Security) một người nếu là đảng viên đảng cộng sản hay có liên hệ với đảng cộng sản trong vòng 10 năm trước ngày nộp đơn và cho đến ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch thì sẽ không được nhập quốc tịch Mỹ.
Tuy nhiên điều luật này có thể được miễn trừ nếu người xin nhập quốc tịch chứng minh được, bao gồm những điều sau đây nhưng không phải nhất thiết là tất cả: (1) việc họ tham gia đảng cộng sản hay mối liên hệ với nó là việc không tự nguyện, (2) khi tham gia họ không có sự nhận thức về mục đích của tổ chức của đảng cộng sản và khi có nhận thức về điều đó họ đã chấm dứt quan hệ với tổ chức, (3) họ đã chấm dứt quan hệ với đảng cộng sản trước năm 16 tuổi, (4) họ tham gia đảng cộng sản vì đó là sự bắt buộc phải chấp hành theo quy trình pháp luật, (5) họ tham gia đảng cộng sản vì những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như để có được việc làm, được phân phối thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác, và (6) họ đã không còn là đảng viên đảng cộng sản trên 10 năm.
Từ đó có thể kết luận là Đạo luật về di trú Mỹ cho phép những người đã từng là đảng viên đảng cộng sản gia nhập quốc tịch Mỹ nếu họ chứng minh được họ thuộc trong 6 diện miễn trừ nêu trên.
Quốc tịch Mỹ có thể bị tước bỏ
Hoa Kỳ mới có chính sách linh hoạt hơn cho sinh viên Trung Cộng.
Ngoài ra, nếu một người sau khi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ, mà lại tham gia đảng cộng sản, các đảng phái độc tài khác, các tổ chức khủng bố hay các tổ chức chống lại Mỹ, Hiến pháp Mỹ, và người dân Mỹ, chính phủ có thể khởi kiện người đó ra hệ thống tòa di trú (Immigration court system) và đề nghị tòa tước bỏ quyền công dân qua hệ thống tòa án di trú.
Những người khai man trong đơn xin gia nhập quốc tịch Mỹ liên quan đến những vấn đề này cũng có thể bị kiện tước bỏ quyền công dân Mỹ.
Cần lưu ý là việc tham gia đảng cộng sản không mặc nhiên khiến cho một công dân nhập cư mất quốc tịch Mỹ, bởi đảng cộng sản được tự do thành lập và hoạt động tại đất nước này.
Đơn kiện tước bỏ quyền công dân và quốc tịch sẽ được tống đạt đến người bị kiện và họ sẽ được quyền phản bác đơn kiện cũng như phía chính phủ Mỹ phải chứng minh được lý do tước quốc tịch tại tòa với những bằng chứng rõ ràng, chắc chắn và thuyết phục (clear, unequivocal and convincing). Đây là một chuẩn mực về bằng chứng rất cao, chỉ đứng sau chuẩn mực “nghi ngờ hợp lý” (beyond a reasonable doubt) của những vụ án hình sự ở Mỹ. Nghĩa vụ phải chứng minh là trách nhiệm của phía chính phủ. Và, chính phủ phải chứng minh được các bằng chứng đưa ra cho thấy bị cáo không có “sự gắn bó” với Hiến pháp Mỹ khi tham gia các tổ chức nêu trên.
Án lệ nổi tiếng Schneiderman v. United States 320 U.S.118 (1943), một phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, chính là ví dụ đơn cử cho chuẩn mực về những hồ sơ đề nghị tước quyền công dân sau khi nhập tịch vì lý do đảng phái chính trị. Người kháng án Schneiderman là di dân gốc Nga, đã đến Mỹ năm 3 tuổi vào khoảng thời gian 1907-1908. Năm 1922, Schneiderman tham gia Liên đoàn Công nhân Trẻ của thành phố Los Angeles. Năm 1924, Schneiderman nộp đơn gia nhập quốc tịch Mỹ và năm 1925 anh ta tham gia Đảng Công nhân, là tiền thân của đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Schneiderman trở thành công dân Mỹ năm 1930. Cũng từ năm1930, Schneiderman bắt đầu giữ những vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản Hoa Kỳ và vào năm 1939, chính phủ Mỹ bắt đầu khởi kiện đòi tước bỏ quyền công dân của Schneiderman. Tại phiên tòa xét xử, tư cách công dân Mỹ của Schneiderman đã bị tước bỏ và thu hồi quốc tịch đối với anh.
Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ, sau đó, đã chấp nhận đơn kháng án của Schneiderman vì phán quyết về quyền công dân và quốc tịch Mỹ của anh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của Schneiderman khi anh có thể bị trục xuất khỏi đất nước mà anh đã sinh sống từ năm ba tuổi. Phán quyết của Tối cao Pháp viện đã lật lại bản án của Schneiderman cũng như hủy bỏ quyết định tước quốc tịch của phiên xử trước. Như lời của thẩm phán Murphy, người viết quyết định chính thức của vụ án: phía chính phủ đã không thể chứng minh là những mối liên hệ với đảng Cộng sản Hoa Kỳ của Schneiderman khiến cho anh trở thành người không có sự “gắn kết” với những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ cũng như Schneiderman đã không có bất kỳ hành động gì chống lại Hiến pháp và người dân Mỹ trong thời gian giữ những chức vụ của đảng Cộng sản Hoa Kỳ.
Do đó, việc một người đang là hay đã từng là đảng viên đảng cộng sản không nhất thiết là lý do từ chối việc gia nhập quốc tịch hay là bằng chứng để tước quốc tịch của công dân Mỹ. Quốc tịch Mỹ là sự cam kết giữa chính phủ Mỹ và những cá nhân tin tưởng vào những nguyên tắc giá trị mà Hiến pháp đại diện, được thể hiện qua lời thề quyết tâm bảo vệ trước nhất và trên hết sự tự do, dân chủ cũng như những quyền con người nằm trong văn bản pháp luật tối cao đó trong ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch.
(nguồn: BBC)

Tìm Hiểu — February 9, 2015 at 3:18 am

Ngày Tết Sài Gòn năm xưa

Lịch sử chợ hoa Nguyễn Huệ
Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner. Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này. Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm thăm viếng nổi tiếng thời đó.
Cho đến cuối thế kỷ 20, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập trung hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.
Từ năm 1990, thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23 tháng 9. Chợ hoa Nguyễn Huệ không còn nữa. Chợ hoa ở Công viên 23 tháng 9 vẫn tấp nập đông vui, nhưng nhiều người vẫn tiếc nuối cái cảm giác dạo bước ở chợ hoa Nguyễn Huệ ngày xưa, nơi mà mỗi năm chỉ một lần được đi bộ ở làn xe giữa trên con đường 3 làn xe đẹp nhất thành phố này, nơi mà hoa trải dài hai bên lối đi, nằm lọt giữa hai làn xe đông vui và hai dãy nhà cao tầng ở hai bên.
Từ Tết Giáp Thân, năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đó là đường hoa Nguyễn Huệ
Theo Wikipedia
ngay-tet-saigon-nam-xua-4
#1 – Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ
ngay-tet-saigon-nam-xua-6
#2 – Một người lính dạo chợ hoa trong những giờ phép hiếm hoi
ngay-tet-saigon-nam-xua-7
#3 – Những thiếu nữ dạo chợ hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Lee Baker Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-8
#4 – Xe bán bong bóng. Ảnh: Lee Baker Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-9
#5 – Mướn xích lô chở hoa về nhà. Ảnh: Lee Baker Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-11
#6 – chợ hoa Nguyễn Huệ, xuân Bính Ngọ 1966
ngay-tet-saigon-nam-xua-12
#7 – chợ hoa Nguyễn Huệ, xuân Bính Ngọ 1966
ngay-tet-saigon-nam-xua-13
#8 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-14
#9 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-15
#10 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-16
#11 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-17
#12 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-18
#13 – Xe bán khô mực đậu tại chợ hoa. Ảnh: Darryl Henley Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-19
#14 – Xe bán đầu lân. Ảnh: Darryl Henley Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-20
#15 – chợ hoa Tết Nguyễn Huệ, 1966-1967.
ngay-tet-saigon-nam-xua-21
#16 – tòa nhà này là chung cư Nguyễn Huệ ngày nay
ngay-tet-saigon-nam-xua-22
#17 – hotel Catinat, thông từ đường Tự Do sang Nguyễn Huệ, 1966-1967. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-23
#18 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-24
#19 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-25
#20 – Tòa Hòa Giải, nay là cao ốc Sunwah, 1966-1967. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-26
#21 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-27
#22 – Một sạp bán những chậu tắc. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-28
#23 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-29
#24 – Chợ hoa Nguyễn Huệ nhìn về phía Tòa Đô Chánh
ngay-tet-saigon-nam-xua-30
#25 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley
ngay-tet-saigon-nam-xua-31
#26 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-32
#27 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-33
#28 – Một vị sư dạo chợ hoa Nguyễn Huệ, 1969. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-34
#29 – Xe bán khô mực. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-35
#30 – Xe bán bong bóng. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-36
#31 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-37
#32 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-38
#33 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner
ngay-tet-saigon-nam-xua-39
#34 – Đa dạng các loại hoa
ngay-tet-saigon-nam-xua-40
#35 – Các loại hoa
ngay-tet-saigon-nam-xua-41
#36 – Một thiếu nữ đang tạo dáng chụp hình tại chợ hoa
ngay-tet-saigon-nam-xua-42
#37 – Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết
ngay-tet-saigon-nam-xua-43
#38 – Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết
ngay-tet-saigon-nam-xua-44
#39 – Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết
ngay-tet-saigon-nam-xua-49
#40 – Chợ hoa năm 1970. Khách sạn Palace vừa mới xây nên còn rất mới. Ảnh: Sandy
ngay-tet-saigon-nam-xua-50
#41 – Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy
ngay-tet-saigon-nam-xua-51
#42 – Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy
ngay-tet-saigon-nam-xua-52
#43 – Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975. Ảnh: William E. LeGro Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-53
#44 – Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975. Ảnh: William E. LeGro Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-54
#45 – Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975. Ảnh: William E. LeGro Collection
ngay-tet-saigon-nam-xua-5
#46 – Một sạp bán dưa hấu tại chợ cầu Ông Lãnh
ngay-tet-saigon-nam-xua-10
#47 – Viếng Lăng Ông Bà Chiểu dịp đầu năm
ngay-tet-saigon-nam-xua-1
#48 – Bán đồ Tết trước chợ Bến Thành
ngay-tet-saigon-nam-xua-2
#49 – Không khí Tết trước chợ Bến Thành
ngay-tet-saigon-nam-xua-3
#50 – Cửa Đông chợ Bến Thành
ngay-tet-saigon-nam-xua-45
#51 – Kẹt xe trên đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành năm 1969
ngay-tet-saigon-nam-xua-46
#52 – Chợ đêm Bến Thành 1969. Ảnh: cottmeyer’s gallery
ngay-tet-saigon-nam-xua-47
#53 – Chợ đêm Bến Thành 1969. Ảnh: cottmeyer’s gallery
ngay-tet-saigon-nam-xua-48
#54 – Kẹt xe trên đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành năm 1969
Nguốn: Hòn Ngọc Viễn Đông.com
Tìm Hiểu — January 27, 2015 at 10:53 pm

Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ


Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.
Cách đây hai mươi năm, Trung Hoa có sách “Người Trung Hoa Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

Ảnh minh họa – ST

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này? Người xưa cũng đã nhận ra:
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.


Trong bài tựa, ông nói ngay:

“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”

“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”

Ảnh minh họa – ST
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …
“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.”
“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Hoa đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Hình ảnh 3 khu phố nhà giàu đẹp như Tây giá cao ngất ở Việt Nam số 3
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

Tìm Hiểu — January 25, 2015 at 8:01 pm

Ý nghĩa bữa ăn sáng

Breakfast with coffee, rolls, egg, orange juice, muesli and chee
Mỗi người có một suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của bữa ăn đầu tiên trong ngày. Có người chỉ cần một ly ngũ cốc dinh dưỡng nhấm nháp trước khi đi làm. Có người lại thích ăn trứng ốp la với bánh mỳ và một cốc cà phê cho bữa sáng. Và cũng có hàng trăm người không hề có thói quen ăn sáng. 5 nghiên cứu dưới đây về bữa sáng giúp bạn có lựa chọn thông minh hơn quyết định ăn sáng hay không.
1. Bữa sáng không góp phần giảm cân
Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí về dinh dưỡng của Mỹ chỉ ra rằng dù bạn có ăn sáng hay không cũng không làm cân nặng giảm đi chút nào. Nghiên cứu do ông Emily Dhurandhar, trợ lý giáo sư thuộc khoa Y tế đại học Alabama Birmingham (Anh) đúng đầu, đã tiến hành một thí nghiệm. Họ chọn lấy 300 người trong độ tuổi từ 20 đến 65 bị thừa cân béo phì nhưng sức khỏe vẫn tốt để tiến hành theo dõi. Số người đó được chia thành hai nhóm. Một nhóm gồm những người vẫn ăn bữa sáng như bình thường và một nhóm không ăn gì. Sau khi theo dõi cân nặng trong 16 tuần, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn sáng đều đặn cũng không tăng kg nào so với những người bỏ qua bữa ăn này. Emily Dhurandhar cho biết: “Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bữa sáng không phải là chìa khóa chính trong việc giảm cân, nhưng với loại thức ăn cụ thể và thời gian hợp lý có thể giúp bạn điều đó. Tuy nhiên, nếu có ý định giảm cân, tốt nhất nên đến bác sĩ dinh dưỡng để họ đưa ra cho bạn một phương pháp ăn uống phù hợp”.
an 3
2. Ăn sáng bằng ngũ cốc ăn liền không có lợi cho sức khỏe
Một nghiên cứu mới về dinh dưỡng chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt có ít cholesterol (các chất xơ hòa tan ngăn chặn việc tái hấp thu các chất ở trong ruột) khiến việc tiêu hóa chậm, có thể giúp cải thiện chức năng của ruột (hàm lượng chất xơ cao giúp làm mềm phân và thúc đẩy vi khuẩn trong hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn). Peter Williams, giáo sư danh dự tại trường đại học Wollongong ở Australia cho biết, yến mạch trộn cùng với lúa mạch tạo ra món ăn rất tốt cho mắt, còn cám lúa mì là thức ăn bổ dưỡng với những ai mắc bệnh đường ruột. Tuy nhiên, trong ngũ cốc ăn liền có hàm lượng đường khá cao, nên dù nó rất tiện lợi cũng nên hạn chế loại đồ ăn này.
an 6
3. Ăn sáng là cách để nạp năng lượng cho cả ngày hoạt động
Nghiên cứu của trường đại học Bath tại Anh trong vòng 6 tuần chỉ ra rằng những người bỏ thời gian để ăn sáng có đủ năng lượng cho các hoạt động so với những ai nhịn đói cho đến tận trưa. Tác giả của nghiên cứu, James Betts, cho biết, sự cải thiện mức độ năng lượng đó, rõ ràng có từ tuần đầu tiên. “Nếu chỉ làm những việc nhà đơn giản thì hẳn bạn sẽ chẳng nhận ra được sự quan trọng của năng lượng, và bạn vẫn bỏ qua bữa sáng. Tuy nhiên, với mức độ làm việc cao hơn, bạn chắc chắn phải cần đến bữa sáng để nạp đủ nhiên liệu cho mọi hoạt động và có sức thể hiện tốt nhất khả năng của bạn”, ông Betts cho biết. Dù sao thì, chắc chắn bạn trông sẽ khỏe mạnh hơn, đầy sức sống hơn nếu có bữa sáng trong bụng.
4. Ăn sáng giúp điều chỉnh lượng đường, giảm nguy cơ mắc tim mạch, tiểu đường
Ăn sáng sẽ sản sinh hóa chất giúp não hoạt động tốt và ổn định lượng đường trong suốt cả ngày, giảm lượng calo vào bữa trưa. Nghiên cứu của trường đại học Missouri, Mỹ cho thấy bữa sáng giàu chất đạm sẽ tăng lượng chất dopamine, nâng cao hoạt động của não. Chất này giúp giảm sự thèm ăn hay ăn quá nhiều vào các bữa sau đó. Nghiên cứu của đại học Bath chỉ ra rằng, không chắc bữa sáng giúp giảm lượng calo trong mỗi bữa, nhưng nó góp phần điều chỉnh lượng đường trong bữa trưa và bữa tối. Ông Betts cho biết: ”Lượng đường thay đổi thường xuyên chứng tỏ một cách thức ăn uống nghèo dinh dưỡng và sự trao đổi chất trong cơ thể đang diễn ra không ổn định. Và bệnh viêm nhiễm mãn tính có sẵn trong cơ thể khi tiếp xúc với lượng đường dư thừa sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch và tiểu đường”.
5. Bữa ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày
Ăn đầy đủ sau khi thức dậy mỗi sáng có lợi hơn rất nhiều so với việc ăn suốt cả ngày. Có một bữa sáng khởi đầu một ngày mới giúp bạn có một phương pháp ăn uống giàu chất dinh dưỡng trong cả một ngày. Một số thực phẩm giàu năng lượng như hoa quả, ngũ cốc, sữa, trứng, cá. Nếu bạn hay phải làm việc xuyên đêm, với dạ dày quá nhạy cảm, bạn nên ăn một quả chuối hay ngũ cốc với bánh mỳ bơ hoặc mật ong. Luôn chú ý lựa chọn cho bữa sáng của bạn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và giàu chất dinh dưỡng. Và đặc biệt, uống một ly nước trước khi ăn bất cứ thứ gì vào buối sáng sớm sẽ giúp dạ dày bạn tiêu hóa tốt hơn.
an 1
Tìm Hiểu — January 22, 2015 at 4:41 am

Âm Mưu Diệt Người Việt Trên Đất Việt Của Trung cộng

Một quầy bán hóa chất tại chợ Kim Biên.
Trong một thập niên trở lại, dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ với việc Trung Cộng ngang nhiên chiếm biển Đông, đánh, đuổi và giết ngư phủ, cũng như việc chiếm 15 tỉnh đầu nguồn cực Bắc, và miền đất đỏ Trung Phần dưới danh nghĩa là chế Bô Xít. Gần đây, lại rộ lên tin Tầu Cộng công khai xây dựng phố Tầu và cấm người Việt bén mảng đến, chưa kể chúng âm mưu Hán Hóa nhiều nơi khác bằng cách trương bảng hiệu toàn tiếng Tầu, không có chữ Việt, làm nơi trao đổi Nhân Dân Tệ. Thực tế, đó mới chỉ là phần nổi của việc xâm lăng không vũ khí với sự thỏa thuận, đầu hàng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Phần chìm của việc xâm lăng này ghê gớm hơn, kinh khủng hơn, tàn độc hơn và gây hậu quả cho nhiều thế hệ kế tiếp: giết dân Việt trên đất Việt bằng cách đầu độc dân chúng qua thuốc độc bán tràn lan trên đất Việt.
Những người gọi là Việt Kiều về nước đều kể lại nhiều kinh nghiệm hãi hùng khi ăn hàng ngoài chợ như bất chợt đau bụng, tiêu chẩy liên miên, hoặc ngộ độc tím tái thân thể, hoặc bệnh mê man suốt thời gian thăm quê.. Theo chuyện kể, thì người dân địa phương không dám ăn những quả trái xanh tươi, hoặc đẹp, bóng nhẫy, vì đó là những trái độc được ướp bằng thuốc độc do Tầu mang sang. Người khôn ngoan chỉ chọn những rau quả vừa phải, không xấu lắm, nhưng tuyệt đối không ăn trái nào mọng căng, nhìn vào hấp dẫn và để dành riêng cho… Việt Kiều ăn, chết bỏ! Những bắp cải xanh tươi khác thường, những trái cà chua mọng chín như môi thiếu nữ, những quả dưa, quả mít thơm lừng.. thì đều để trưng và chờ cho anh chị Việt Kiều nào thích le lói đến mua mà thôi. Một câu chuyện thật nghe như đùa là một ông Bộ Trưởng về trồng trọt, canh nông lại tuyên bố là không dám ăn rau quả ngoài chợ vì sợ ngộ độc. Chuyện như đùa khác nữa, là nhà vị cựu Tổng Bí Thư có nguyên một vườn rau nổi (trên lầu) vĩ đại, trồng riêng cho ông Tổng xơi, vì ông Tổng chê rau cải bán tại chợ có chất độc! Bắt chước gương ông Tổng, nhiều quan lớn cũng cho xây riêng cho mình những vườn rau và bắt nhân dân còng lưng chăm sóc.
Người ta tự hỏi: Từ đâu mà rau cải, củ, trái, thực phẩm lại có chất độc? Tại sao mà thực phẩm nhiễm độc?

A-Thực phẩm rau, củ, quả, và các thức ăn tại nhà hàng:

Theo Tuần báo Việt Nam Net (1), với đề tài kinh dị: “Chợ ‘bán thần Chết’ ở Sài Gòn”, ra ngày 01/03/2013, tác giả Duy Chiến cho biết:
“Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở TP.HCM được điều tra làm rõ, đã truy ra xuất xứ từ chợ Kim Biên, số 37, Vạn Tường. Q.5, TP.HCM. Nhiều vụ án mạng dã man, đau lòng xảy ra không chỉ ở TP.HCM, truy tìm nguồn gốc vũ khí cháy nổ, cũng xuất xứ từ chợ Kim Biên!”
Một bài báo khác với tựa đề: “Chợ Tử Thần! Bạn đọc bức xúc!” (2) kể lại:
“Trên trang web nổi tiếng bán hàng qua mạng, tên chợ Kim Biên được xuất hiện liên tục. Nhiều comment hỏi mua chất xyanua để “giải quyết” công việc, được trả lời tỉnh bơ: Hãy ra chợ Kim Biên, chỉ cần đem theo tiền thì thứ gì cũng có! Thậm chí, một khách hàng ẩn danh còn hỏi cách pha chế hóa chất công nghiệp để gây nổ thì được tận tình chỉ dẫn với ghi chú rợn người: Tính giết người à?”
Cũng trong bài báo trên:
“Tại chợ Kim Biên, hằng hà sa số các loại phụ gia độc hại mà ở các nước khác người bán sẽ bị tống vào tù ngay lập tức, bày bán công khai hoặc chào hàng không chút nào lén lút. Các loại hóa chất “giết người” như phẩm màu, hàn the, formol, hương liệu… bày bán tràn lan. Chỉ riêng “hương liệu” đã là một thế giới khủng khiếp. Chai hương liệu 100 ml của Trung Quốc giá chỉ 15.000 đồng – 20.000 đồng pha ra được 20 lít “cà phê”. Rất nhiều chủ quán cà phê ở Sài Gòn là “khách hàng” của chợ Kim Biên. Một chủ quán thú nhận: “Bán vậy mới có lời. Chứ bán cà phê thiệt lấy gì mà ăn. Ở đâu cũng vậy thôi. Chỗ thân quen, tôi khuyên chú… đừng uống cà phê nữa!”. Còn bán hủ tiếu, phở, bánh canh… thì đây, đủ hết. Một gói “hương liệu” bò cho vào nồi nước sôi là có ngay thùng nước lèo thơm mùi thịt bò. Đố vị khách nào phát hiện tô phở thơm lừng trước mặt có dùng hương liệu. Có những món không được phổ thông cho lắm như thịt chó, thịt chồn thì cũng có hương liệu chó, hương liệu chồn. Nói chung, đủ hết! Còn hương liệu dùng cho vào nước thành các loại si rô, tẩm trái cây cóc, ổi, xoài cũng phong phú không kém với nhiều sắc màu sặc sỡ không thua bức tranh nào. Ghé qua một gánh xôi bình dân ven đường, nhìn những gói xôi rực rỡ sắc màu bắt mắt, mấy ai để ý và đặc câu hỏi những sắc màu này từ đâu ra…
Thế giới hương liệu còn cung cấp cho cả những món hàng thịt thêm màu tươi, lâu bị hư, phở dai hơn, thịt nướng bắt mắt hơn. Các quán nhậu bình dân thì có hương liệu chuối hột, hương liệu Minh Mạng thang cung cấp cho. Cần một nhúm nhỏ bỏ vào chai nước lạnh, lắc lắc vài cái là xong. Khách cứ ừng ừng zô zô mà chẳng biết là đang uống thuốc độc! Điều đáng nói là những thứ “giết người” đang bị cấm, lên án gay gắt đó vẫn công khai, ngang nhiên bán buôn như không hề biết luật pháp, quy định cấm.”
Một phóng viên đã đến tận chợ Kim Biên và diễn tả lại như sau (3):
“Để có tư liệu đầy đủ khi viết bài này, chúng tôi đã đến “mục sở thị” chợ hóa chất lớn nhất TP.HCM, chợ Kim Biên (Q.5). Tại rất nhiều quầy bán hóa chất ở chợ này, chúng ta có thể dễ dàng tìm được các loại hóa chất có nguồn gốc không rõ ràng để nấu rượu. Hầu hết các chủ tiệm đều giấu kín các loại hóa chất này ở bên trong, chỉ khi có khách hỏi mới mang ra ngoài. Khi chúng tôi đến doanh nghiệp tư nhân TL để hỏi tìm mua hóa chất nấu rượu, anh nhân viên ở đây vội vàng xách ra 3 can gồm: cồn công nghiệp, chất tạo mùi hương nếp, chất tạo đục cho rượu….
Cũng theo ông Phương, ở một số lò rượu, người ta còn lấy nước lã pha với chất benzene, chờ một lúc để nước và chất benzen tan đều rồi cho một ít hương nếp tự nhiên và chất tạo đục để tạo thành rượu, bán cho khách. Nhiều khi, để cho đỡ mất nhiều thời gian, khi đi mua hoa chất người ta mang theo một chiếc can, khi đến nơi mua hóa chất thì xin nước và pha luôn để kịp giao cho các “mối”…”
Một bài báo có tựa đề y như phim trinh thám, hành động: “Hãi Hùng khu Chợ đầu độc Người tiêu dùng lớn nhất Saigon” đã cho chi tiết ghê rợn hơn: (4)
“Ở chợ Kim Biên, có đủ các loại hóa chất “thượng vàng hạ cám”. Phổ biến nhất là các loại hoá chất chế nước lèo làm bún, phở, hủ tiếu… Trong đó đầu tiên phải kể đến loại đường Tây tạo vị siêu ngọt cho nồi nước lèo bún bò, bún riêu cua… Chỉ cần vẩy một ít hạt đường nhỏ vào trong nồi nước nấu sôi, lập tức sẽ có ngay vị nước lèo bún bò tuyệt ngon mà chẳng cần phải ninh xương mất thời gian lại tốn kém. Ngoài ra, còn có: Hóa chất tạo nước lèo bún bò siêu ngọt: Loại đường Tây này được bày bán chủ yếu tại các sạp bên trong chợ và được chủ sạp ra giá 200.000 đồng/500gram có khả năng nấu được 30 nồi nước lèo ngọt lừ… chẳng khác gì ninh xương bò. Bịch đường Tây này có xuất xứ từ Trung Quốc và hướng dẫn sử dụng cũng bằng tiếng Trung…. Đi tiếp một vòng quanh chợ, chúng tôi được biết thêm loại bột tạo vị trà chanh cũng được nhiều tiểu thương bày bán. Đây là bột tạo chua có giá 35.000 đồng/kg. Theo lời người bán, chỉ cần 1 muỗng bột này pha vào 10 lít nước là được ngay ly nước cốt chanh chua ngọt đúng vị, không cần phải thêm đường. Mỗi lần bán chỉ cần lấy 1 muỗng nhỏ bột này sẽ pha được 500 cốc trà chanh. Chưa hết, để tạo mùi hương chanh thơm đúng vị, người mua được chủ hàng tư vấn mua thêm can nhựa màu trắng ghi chữ “Hương Chanh” rất to bên ngoài với giá 50.000 đồng/lít. Chỉ cần 100ml này sẽ tạo được hương chanh cho 1.000 cốc. Tò mò, chúng tôi mở thử can hương chanh để ngửi thì mùi hắc xông lên rất khó chịu, bên ngoài không hề có hướng dẫn sử dụng hay xuất xứ. Chưa kịp hỏi thì chủ sạo đã phân bua: “Hàng nhập từ bển (Trung Quốc) về, cứ yên tâm là chất lượng khỏi chê. Hàng ngày có rất nhiều tiểu thương mua bột này bán, người ta uống vào ầm ầm đã chết ai đâu?”…”
Ngoài việc cho biết là có các loại “Cafe hóa chất, Các loại thuốc thúc chín trái cây, Thuốc thúc chín không có nhãn mác, ngâm chín cả sầu riêng, mít, Bột sản xuất nước rửa chén không trôi nổi, nhiều loại hóa chất tẩy trắng thực phẩm…” bài báo viết tiếp:
“Thêm nữa, chợ Kim Biên còn bán tràn lan các loại hóa chất tẩy trắng rau củ quả. Loại bột này có màu trắng, giá bán 100.000 đồng/bịch 500gram, cho vào rau củ bẩn thì sẽ trắng tinh như mới gọt rửa. Bên cạnh đó, nhiều loại hóa chất hóa mỹ phẩm như sữa tắm, bột giặt, nước hoa xịt phòng, làm thịt đỏ tươi trở lại… tất cả đều được đựng trong các can nhựa trắng không ghi nhãn mác.”
Bên cạnh rất nhiều bài nói về nạn thực phẩm nhiễm độc của các phóng viên mạng, Nhà Văn Văn Quang, từ Saigon, cũng viết về việc đầu độc của Trung Cộng: “Không thể tin gì và tin ai được nữa”:
“Người dân lúc này nhìn nơi nào, hàng nào cũng thấy toàn độc là độc. Từ mớ rau, con cá, con cua đồng đến đủ loại thịt heo gà vịt đều có thể tẩm chất độc.
Xem ra việc thực phẩm nhiễm độc đã là quá quen thuộc, khi mới đây lại thêm cá tầm Trung Quốc, rau ngót, mướp đắng bị phát hiện nhiễm độc. Giờ đây tìm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sạch có lẽ còn khó hơn tìm hàng bẩn, độc, sau hàng loạt loại nhiễm độc đã công bố như nho, lê, táo, gừng, khoai tây, gà, vịt… giờ tới cá tầm nhập lậu cũng nhiễm chất cấm.
Từ nhà hàng cao cấp, các vị thích ăn heo sữa quay, vịt quay đến nhà hàng bình dân, nơi nào cũng có thể bị nhiễm độc.
Nhiều đám giỗ đám cưới và cả những người lao động ở một vài công ty đã có hàng chục thực khách lăn quay ra sau khi ăn uống thực phẩm được các nhà hàng mang tới.
Bây giờ đúng là không thể tin gì, tin ai được nữa, con dấu, giấy tờ cũng bị làm giả, Cục trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật thì biết rau, củ, quả nhiễm độc vẫn khuyên dân cứ ăn, còn người buôn bán thì vì lợi nhuận loại gì cũng sẵn sàng bán… Cứ như trước mặt là cả một tấn tuồng bắt tay nhau gài sẵn guồng máy “lậu” và “độc”, chẳng anh nào thoát được chui đầu vào rọ. Người tiêu dùng nào cũng không thể là “thông thái” được nữa. Chỉ còn biết “nhắm mắt đưa chân”, ăn bừa may ra thì không chết.
Nhưng chuyện thiết thân phải nói đến trước hết là chuyện gạo ngâm hóa chất, điều này càng khiến người dân lo lắng hơn. Nhất là những bác lao động và công tư chức loại cơm hàng cháo chợ hoảng hồn.”
Nhà văn Văn Quang cho biết là điều kinh khủng và tàn độc nhất là việc làm cho gạo nở ra gấp đôi rồi bán cho những người lao động ăn:
“Chỉ cần ngâm 15-20kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh, chị P nói: “Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả”.
su-that-ron-gay-ve-quan-com-bao-no-o-sai-gon-2
Chị T., 35 tuổi, thâm niên bán cơm vỉa hè 5 năm cho biết, dân trong nghề gọi bột này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả. Vì vậy “một ngày ước tính bán 40kg gạo, nhưng kỳ thực chúng tôi chỉ bỏ tiền mua 15-20kg gạo thôi bởi cho bột vào ngâm gạo rồi hấp lên ra cơm nở, xốp và chín nhanh mà nhiều lắm. Nhưng cơm vì thế ăn không dẻo, bị sống sượng”…”
Theo Nhà Văn Văn Quang, các chất bột làm nở này đều có những hàng chữ Tầu phía trong gói lôm côm này.

B- Thực phẩm tôm, cá, đồ biển:

Các loại thực phẩm như rau củ, quả, các món ăn hàng bị nhiễm độc khủng khiếp, còn thực phẩm tôm, cá cũng không chịu thua về mức độc hại. Tệ nhất là các món hàng tôm, cá xuất cảng qua nước ngoài, cũng không qua chế độ kiểm phẩm để bị trả về, gây tổn thất nặng cho các nhà xuất cảng, và gây xấu hổ cho danh dự Việt Nam.
Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, 7/2013, trong một bài về chính sách xuất cảng của Việt Nam, đã viết:
“Trong một báo động ngày 2 tháng giêng năm 2013 về việc xuất cảng tôm của Việt Nam, FDA đã nêu đích danh hai đại Công ty Việt Nam tiếp tục vi phạm vì các mặt hàng đồ biển (seafood) bị nhiễm độc vì chứa hàm lượng hóa chất độc hại (Import Alert 16-124). Tin tức Báo động Cập nhựt (News Alert Update) báo cáo có 6 lô tôm nhập từ Việt Nam bị từ chối vì có chứa hóa chất kháng sinh bị cấm vào tháng 10/2012. Đó là hai đại công ty: Cuulong Seaproduct Company và Fimex Vie6tnam. Các chất kháng sinh nầy cũng được tìm thấy trong các lô hàng xuất cảng từ Việt Nam qua Nhựt và Canada, và tôm Việt Nam cũng đã bị cấm vào Nhựt trong một thời gian dài. Đó là các hóa chất enrofloxacin, fluoroquinolone.
Hai hóa chất trên cũng đã được tìm thấy sau đó vào tháng 11 và 12/2012. Đó là các công ty con như Thuận Hưng (THUFICO) Quốc việt, Quảng NInh, Mỹ Phát, Saota, Hoa Phát, Thuận Thiên, Fine Foods, Vietnam Rich Beauty Food, và Soc Trang Seafood Joint Stock. Ngay cả chất kháng sinh chloramphenicol là hoá chất bị cấm từ năm 1990, và Việt Nam cũng đã ký kết sẽ không xử dụng trong viêc nuôi tôm với các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhựt, Úc và Liên hiệp Âu Châu…nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm qua các công ty:Global Sea-Product, Trung Sơn, Phu Cuong, Hoan My, GN seafood …vi phạm trong các lô hàng sản xuất trong tháng 10 và 11 và 12 năm 2012.”
4 Zing - Công nghệ chế biến cá mực bốc mùi bằng hóa chất.
Mực thối được ngâm tẩm hóa chất
Tẩy trắng mực thối bằng hóa chất công nghiệp - 2
Sau khi ngâm tẩm hóa chất
Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết viết tiếp:
“Cũng cần nói thêm là chính Quỹ Tiền tệ Thế giới cũng đã cảnh cáo Việt Nam từ hơn 10 năm trước là Việt Nam đã dùng cây thuốc cá để thay thế hóa chất chloramphenicol bị cấm. Hóa chất rhotenone trong cây thuốc cá là một hóa chất kịch độc dùng để khữ trùng nguồn nước nuôi tôm vì dư lượng thức ăn và chất phế thải của tôm làm cho môi trường nước bị nhiễm độc.
FDA cũng đã tịch thu những lô hàng hải sản và thực phẩm Việt Nam mà không cần xét nghiệm (Detain without physical examination- DWPE). Chỉ trong vòng từ 17/5 đến 12/7/2013 có 24 công ty Việt Nam bị tịch thu trong đó có tôm, cá thu mahimahi, cá lưỡi liếm (swordfish), đùi ếch, thịt cua (crabmeat), sò ốc, hột dưa, mật ong nguyên chất và sirop… vì các lô hàng nầy có chứa các hóa chất độc hại bị cấm sau đây: Methyl Mercury, Histamines, Chloramphenicol, Aflatoxin, Fluoroquinolones, Pesticides, Sulfites, và các vi khuẩn như Salmonella, E. Coli, …
Dĩ nhiên, đàn anh phải dẫn đầu về số lượng và phẩm chất thực phẩm vi phạm vì tất cả những gì Việt Nam vi phạm đều do TC “hướng dẫn”. Tất cả những hóa chất độc hại tẩm trong thực phẩm, tôm cá, trái cây…đều sản xuất từ TC và được bán sang Việt Nam với một giá rẽ mạt. Chỉ cần độ 50.000 Đồng bạc Việt Nam làm chi phí cho hai hóa chất “đặc biệt” cũng có thể làm chin và làm ngọt cho hàng tấn trái mít hay sầu riêng!
Với tính cách thông tin, FDA trong thời gian qua đã niêm yết trên 800 công ty TC vi phạm từ trái cây tươi, khô, hay sirop, hay nước trái cây. cho đến quế, ớt, hột cải (mustard), rau đậu, tiêu, mật ong, gừng, măng tây (asparagus), chanh, tỏi tươi và khô, đâu (green bean), “đậu tuyết” (snow peas), các loại nầm như nấm hương, mấm mèo, nấm đông cô, hành củ tươi và khô, đậu nành (soybean), đậu sugar bean, đậu đủa (stringbean), dâu tây (strawberry), dâu Wolfberry để làm rượu lễ (cho công giáo), trái vãi tươi và đóng hộp, các loại trà thảo mộc, lá sen và củ sen, gạo nâu (brown rice), củ cải, hắc xì dầu (black bean sauce) v.v… Tất cả vi phạm trên đều do việc tẩm, trộn, kích thích…thực phẩm bằng các hóa chất độc hại có nguy cơ gây ra ung thư…Chỉ một thí dụ là gừng, TC sản xuất gừng tươi, gừng khô, gừng bột, nước gừng, các loại trà gừng…và đã có trên 100 công ty Tàu sản xuất các mặt hàng nầy đã bị bắt và bị cấm. Chúng ta hình dung mỗi công ty thâu dụng từ vài ngàn tới hàng chục ngàn công nhân biến chế, và hàng ngàn nhà trồng tỉa…”
Với một phần thông tin về thực phẩm như đã kể trên, người Việt tại khắp nơi, dù cho là ở hải ngoại, hay ở trong nước cũng hiểu rõ là việc các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, đến tôm, cá, đồ biển, đồ sông đều bị đầu độc có dụng ý. Không thể có việc ngẫu nhiên mà thực phẩm bị nhiễm độc, cũng không phải là việc nhiễm độc chỉ xẩy ra lẻ tẻ do vài thương lái tham tiền. Lý do là nếu việc nhiễm độc này xẩy ra đơn lẻ, thì chỉ cần vài đơn kiện là mọi việc sẽ được giải quyêt thích đáng, nhưng thực tế, vấn đề này đã diễn ra từ nhiều năm nay, trên địa bàn rộng lớn, toàn diện, từ Bắc vào Nam, từ nội địa ra đến quốc ngoại, cho nên không thể đổ thừa cho một vài thương lái vô lương tâm mà phải nói là có sự đạo diễn của bọn Tầu Cộng được sự tiếp tay của nhà cầm quyền vô cảm, bán nước này. Nhà cầm quyền hiện nay, với lực lượng công an hùng hậu, gần như một đội quân, với đủ loại chuyên viên, chuyên môn, từ Công An Phường, Công An Khu Vực, Công An Kinh Tế 1, Kinh Tế 2, Kinh Tế 3, Kinh Tế 4, Công An Bảo Vệ Chính Trị, Công An Giao Thông, Công An Hải Quan, Công An Bến Cảng, Công An Phi Trường, Công An Biên Phòng, và ngay cả Công An cứu lửa nữa, cùng với những gián điệp được cài cắm khắp nơi thì nhất cử nhất động của dân chúng đều biết rõ như đường chỉ tay, làm sao mà không biết việc nhân dân bị nhiễm độc trầm trọng thế này? Bộ Y Tế liệu không biết tình hình nhiễm độc thực phẩm đã gây ra bao nhiêu căn bệnh bất trị, ung thư đủ loại, những căn bệnh lạ chưa từng thấy trong lịch sử y khoa? Từ những căn bệnh quái quỷ này, mà thế hệ sau này sẽ èo uột, sẽ sản sinh ra những con người không có sức khỏe, hoặc mang sẵn những mầm bệnh nan y mà không thuốc nào chữa được. Khi mà đa số nhân dân yếu đuối, thiếu sức khỏe, thì sẽ không có tinh thần yêu nước nữa, và bọn xâm lăng Tầu Cộng sẽ dễ dàng mà xử lý đất nước ta như cái ao nhà của chúng. Liệu Ủy Ban Nhân Dân Phường, Khóm, Quận, Thành Phố, Thủ Đô có thể không nắm vững vấn đề này hay sao?
Ma trận thực phẩm hóa chất bủa vây người tiêu dùng
Nhất định là biết và biết rõ, nhưng làm ngơ! Một bài báo cho biết “Cơ quan chức năng Chưa có biện pháp cụ thể” (3):
“Theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, một mặt hàng hương liệu và phụ gia sản phẩm được phép lưu thông khi có đầy đủ các yếu tố như: tên mặt hàng, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, cách bảo quản, thời hạn sử… Thế nhưng, các mặt hàng hóa chất ở chợ Kim Biên khi chúng tôi hỏi mua đều không có các yếu tố trên, thậm chí không có nhãn mác.
Đặt câu hỏi về chợ hóa chất Kim Biên, ban quản lý chợ cho chúng tôi biết: “Hiện rất khó để quản lý các loại hóa chất buôn bán tại chợ vì quá nhiều loại”. Phương án di dời chợ Kim Biên ra ngoại thành Sài Gòn được ông Từ Minh Thiện (đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM) cho biết: “Nếu đưa ra ngoại thành mà vẫn mua bán hóa chất công nghiệp, thực phẩm độc hại như hiện nay thì chẳng có hiệu quả gì”. Tuy nhiên, những phương án này mới chỉ ở lý thuyết, chưa có hành động cụ thể. Vì vậy, hoạt động mua bán hóa chất vẫn diễn ra công khai.”
Điều quan trọng là chính ông Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nhiệp Phát Triển Nông Thôn (NNPTNT) VN lại nói “phải chấp nhận” khi có báo cáo là Khoai tây Trung quốc nhiễm độc, gây hại cho sức khỏe của nhân dân! Khi được hỏi là ông nghĩ thế nào về vụ khoai tây Trung Quốc nhập có chất độc, ông Cục trưởng khuyên dân: “Có chất độc vẫn ăn được!”
Ông Cục Trưởng Nguyễn Xuân Hồng phân tích: “Trong trường hợp như thế thì bất cứ nước nào trên thế giới đều phải chấp nhận. Bởi vì không phát hiện ra thì thôi, cũng như nhiều trường hợp, đi khám mãi mà bác sĩ không phát hiện ra bệnh nhưng thực chất là đang mắc bệnh. Hiện nay, trên thế giới cũng chỉ đến mức độ như thế thôi, kể cả các nước phát triển nhất họ cũng đang áp dụng những biện pháp như vậy. Bất cứ phương pháp kiểm tra gì trên thế giới cũng có độ rủi ro chứ không bao giờ được tuyệt đối 100%.
Ông Hồng khẳng định “Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn… không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn”. Ông giải thích thêm: “Hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe.” (3)
Câu trả lời của ông Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật đã chứng minh rõ ràng đây là chính sách của nhà cầm quyền, và cũng chứng tỏ nhân vật này vừa thất học vừa vô lương tâm. Trên thế giới, có người khổng lồ nào ăn tới 3.000 cây xà lách hay 354 quả táo hàng ngày không?
Với những người cầm quyền như thế, hèn chi mà nước Việt bị Trung Cộng nuốt dần dần mà chỉ biết đứng ngơ ngác con nai vàng, nếu không cúi đầu xin “chấp nhận” cho đàn em làm đệ tử.
Nhân dân Việt Nam nghĩ sao về thế hệ hiện tại dưới sự cai trị vừa thất học vừa vô lương tâm của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Chu Tất Tiến
(1)(http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-02-28-cho-ban-than-chet-o-sai-gon
(2) http://vtc.vn/2-372690/xa-hoi/cho-tu-than-ban-doc-buc-xuc-to-cao.htm).
(3)(http://vtc.vn/321-328631/suc-khoe/trung-tam-gieo-rac-ruou-chet-nguoi-o-tphcm.htm)
(4)(http://afamily.vn/doi-song/hai-hung-khu-cho-dau-doc-nguoi-tieu-dung-lon-nhat-sai-gon-20130623101257829.chn

Nụ cười và những giọt nước mắt của người Cuba

Nụ cười, những giọt nước mắt, tiếng hò reo, băng rôn, khẩu hiệu… là cách mà người dân Cuba chào đón bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ – Cuba sau hơn 1 nửa thế kỷ.
selena gomez animated GIF
Ngày 17/12, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau 53 năm. Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Cuba, gần như cùng lúc với phát biểu của Tổng thống Obama tại Washington, Mỹ. Động thái được đánh giá là bước đột phá trong quan hệ Mỹ – Cuba đã đạt được sau hàng loạt các cuộc đàm phán bí mật cấp cao giữa 2 nước, với sự thúc đẩy của Canada, Tòa thánh Vatican và đặc biệt là Giáo hoàng Francis. Sự kiện này đã được LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi.
image
Tổng thống Obama ca ngợi đây là “một chương mới” trong quan hệ 2 nước, chấm dứt chính sách cứng nhắc, lạc hậu và chẳng có tác dụng gì, nhằm cô lập Cuba.
Trong khi đó, Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng hoan nghênh sự kiện này và cho rằng, đây chính là điều mà Cuba đã chờ đợi rất lâu.
image
Thật vậy, không khí vui vẻ, rộn ràng chào đón sự kiện lịch sử này ngập tràn khắp mọi ngõ ngách ở Cuba, mà điển hình là tại thủ đô Havana.
Một số hình ảnh tại thủ đô Havana, Cuba, trong ngày đánh dấu bước ngoặt lịch sử về quan hệ ngoại giao Mỹ – Cuba:
image
Một tấm biển lớn đặt tại Havana, chào mừng sự kiện này.
image
Người dân Cuba, từ các gia đình, công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp.
image
Một cô bé hét lên sung sướng sau tuyên bố của ông Castro.
image
Trong khi đó, các nữ nghị sĩ Cuba không thể cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc.
image
Tháp chuông tại Đại học San Geronimo ở trung tâm lịch sử của thủ đô Cuba cũng được đánh lên để chào mừng sự kiện này.
Người dân Havana đổ ra đường, hòa vào không khí vui chung của dân tộc.
image
Một nhóm sinh viên tham gia cuộc diễu hành của người dân thành phố, hô vang khẩu hiệu “”Chủ tịch Fidel và Raul muôn năm, hãy để họ sống mãi”.
image
Họ cầm cờ và băng rôn, ủng hộ 3 chiến sĩ tình báo Cuba mới được Mỹ phóng thích, cũng như 2 công dân Mỹ được Cuba trả tự do.
image
Những poster in hình công dân 2 nước được phóng thích cũng xuất hiện khắp các con phố.
Những người dân địa phương trên một chiếc ô tô con cũng giơ cao các tấm poster việc trao trả tù binh giữa 2 nước.
Việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ có khả năng mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế – xã hội với Cuba, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân ở quốc đảo này.
Tìm Hiểu — December 17, 2014 at 2:06 pm

Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt

Đào Văn Bình –
đoán tính cách qua chữ cái đầu của tên ý nghĩa chữ cái đầu tiên của tên ý nghĩa chữ cái đầu tên của bạn ý nghĩa chữ cái đầu của tên viết hoa chữ cái đầu của họ tên trong excel tính cách qua chữ cái đầu của tên chữ cái đầu trong tên của bạn chữ cái đầu của tên bói theo chữ cái đầu tiên của tên bói chữ cái đầu của tên
Đôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên tắc viết văn. Ngay chính bản thân tôi cũng rơi vào trường hợp như vậy.
Ðiều này cũng dễ hiểu vì tôi không tốt nghiệp hoặc chưa theo học một truờng hoặc một lớp dạy viết văn nào. Mặc dầu tôi đã trải qua sáu năm đại học nhưng ở đại học người ta không chấm điểm theo nghệ thuật viết văn mà chấm điểm theo nội dung bài vở. Cho nên khi khởi đầu viết tác phẩm “Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ” năm 1987 thì kỹ thuật viết văn của tôi như nguyên tắc viết hoa, cách chấm câu v.v.. hoàn toàn là của Lớp Ðệ Thất, Ðệ Lục với lời dạy của thầy, cô trong môn Việt Văn rất đơn sơ mà tôi chỉ còn nhớ lõm bõm.
Sau mười năm sống ở Mỹ tức khoảng năm 1995 và sau khi đã làm việc trong các trường học, theo dõi các bài giảng dạy viết văn của học sinh Mỹ, đọc các sách biên khảo về văn chương Hoa Kỳ tôi mới bắt đầu hiểu một số vấn đề như quy tắc viết hoa:
I. Quy tắc viết hoa trong văn chương Việt Nam
Trước khi nói về nguyên tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ chúng ta thử tìm hiểu xem nguyên tắc viết hoa của văn chương Việt Nam như thế nào. Theo tôi, khi tổ tiên chúng ta còn xử dụng tiếng Hán để làm văn tự thì chắc chắn không có quy tắc viết hoa. Khi chữ quốc ngữ được sáng tạo thì quy tắc viết hoa của chúng ta đã được mô phỏng hoặc bắt chước theo lối viết hoa của văn chương Pháp.
Thế nhưng quy tắc mà chúng ta ứng dụng hoặc bắt chước lại hỗn loạn và không thống nhất. Tôi không hiểu lỗi này do cha ông chúng ta không có một Hàn Lâm Viện để đặt một quy tắc thống nhất hoặc giả đây là lỗi của nhà văn, nhà xuất bản, của ban biên tập, của người sắp chữ (sau này là người đánh máy)? Riêng bản thân tôi, cho mãi tới năm 2000 – tức là sau 15 năm viết văn tôi mới chính thức tuân thủ lối viết hoa thống nhất theo văn chương Hoa Kỳ.
Ðiều này qúy vị độc giả có thể nhận thấy trong cuốn Ký Sự 15 Năm xuất bản năm 2000. Chứ còn 5 tác phẩm về trước, lối viết hoa của tôi hoàn toàn không thống nhất và hết sức lộn xộn. Sau đây là lối viết hoa trong văn chương Việt Nam theo thứ tự thời gian mà tôi đưa ra như những điển hình.

1)Viết hoa theo Việt Nam Tự Ðiển Khai Trí Tiến Ðức (1931):
Chỉ viết hoa chữ đầu, chữ sau không viết hoa và có gạch nối giữa các chữ. Thí dụ:
Kinh-dương-vương
Hà-nội, Hà-nam, Hà-tĩnh, Giáo-sư, Giáo-sĩ, Hương-giang, Nga-la-tư, Thái-bình-dương
Thế nhưng: A-di-đà-Phật (chữ Phật cuối cùng lại viết hoa)

2) Lối viết hoa không thống nhất trong Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng:
- Tên người: Viết hoa cả họ, tên và chữ lót theo văn chương Mỹ nhưng vẫn có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ: Dương-Huy, Nguyễn-Thiết-Thanh, Nguyễn-Yên. Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết: Dương-thị-Mai (chữ thị không viết hoa)

- Tước hiệu, chức vụ: Thường không viết hoa và rất lộn xộn. Thí dụ:
cụ tú Ninh-Bắc, cụ tú Lãm, ông hàn Thanh
nhưng ở một chỗ khác lại viết Bà Cán, ông Tham Lộc
(Tham ở đây là một tước vị lại viết hoa)

- Ðịa danh, dinh thự, công viên, thành  phố, trường học:
Khái Hưng chỉ viết hoa chữ đầu và vẫn có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ:
Phúc-yên, Hà-nội, chùa Bách-môn
Thế nhưng ở những chỗ khác tất cả lại viết hoa. Thí dụ:
Thạch-Lỗi, Quan-Thánh, Phú-Thọ, Trù-Mật, Ninh-Bắc, Nam-Ðịnh, Gia-Lâm

Các con đường, con sông Khái Hưng viết hoa cũng không thống nhất: Thí dụ:
đường Quan-Thánh (Quan Thánh viết hoa)
Sông Tô-lịch (sông lại viết hoa, lịch lại không viết hoa)
Ngày, tháng Khái Hưng không viết hoa. Thí dụ: thứ bảy

3) Lối viết hoa của Nhất Linh trong Bướm Trắng:
- Về địa danh, Nhất Linh chỉ viết hoa chữ đầu và có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ:
Sầm-sơn, Hà-nội, Khâm-thiên, Chợ-lớn
Thế nhưng Sài Gòn có chỗ lại viết:
Sài gòn (không gạch nối)
Sài-gòn (có gạch nối)
Nhật bản (không gạch nối)
- Về tên người Nhất Linh viết hoa theo lối Mỹ. Thí dụ:
Bác-sĩ Trần Ðình Chuyên (không gạch nối, chữ lót viết hoa)
Nhưng ở một chỗ khác lại viết: Vũ-đình-Trương (có gạch nối và chữ lót lại không viết hoa)

4) Lối viết hoa không thống nhất của Thanh Tịnh trong Quê Mẹ:
- Các địa danh chỉ viết hoa chữ đầu và có gạch nối.
Thí dụ: phá Tam-giang, trường Mỹ-lý, Trung-kỳ, Hà-nội
Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:
Trường Mỹ-lý (trường viết hoa mà không phải ở đầu câu)
làng Hòa ấp (lại không có gạch nối)
chùa Ðồng Tâm (chữ tâm lại viết hoa và không có gạch nối)
- Chức vụ chỉ viết hoa chữ đầu. Thí dụ: Hương-thơ
Thế nhưng ở những chỗ khác lại viết:
ông đốc (đốc không viết hoa)
ông Huyện Phong (hai chữ sau lại viết hoa)
Miếu Thần Ðá (tất cả lại viết hoa)
miễu Thánh (chữ miễu không viết hoa)
- Các tên người đều viết hoa theo lối Mỹ nhưng có gạch nối. Thí dụ:
Hoàng-Thiên-Y, Khổng-Tử, Lý-Tịnh, Na-Tra
Nhưng ở một chỗ khác lại viết:
Lê Bá Xuân (không gạch nối)

5) Lối viết hoa không thống nhất của Hoàng Văn Chí (1964):
Về tên các quốc gia: Viết hoa theo lối Mỹ nhưng vẫn có gạch nối. Thí dụ:
Việt-Nam, Ðông-Nam-Á, Ðông-Dương, Hòa-Lan
Nhưng ở nhiều chỗ khác chỉ viết hoa chữ đầu:
Hoa-kỳ, Thái-lan, Ấn-độ, Trung-cộng, Tây-tạng,
Tên các nhân vật: Có lúc viết hoa theo lối Mỹ nhưng vẫn có gạch nối. Thí dụ:
Khuyển-Dưỡng-Nghị, Tôn-Văn, Vương-Dương-Minh
Thế nhưng ở những chỗ khác lại viết:
Phan-đình-Phùng, Tôn-thất-Thuyết (chữ lót không viết hoa)
- Nhóm, hội đoàn, đoàn thể: Viết hoa không thống nhất, chỗ có gạch nối, chỗ không. Thí dụ:
Phong trào Cần-Vương
Phong trào Ðông Du (không gạch nối)
Phong trào Văn-Thân
phong trào cộng sản (cả bốn chữ lại không viết hoa)
- Các địa danh viết hoa cũng không thống nhất.
Thí dụ: Thượng-Hải, Hồng-Kông, Trà-Lùng, Hàng-Bông, Làng Cổ-Am, Yên-Báy, Hải-Phòng
Thế nhưng ở những chỗ khác lại chỉ viết hoa chữ đầu mà thôi. Thí dụ: Hà-nội, Quảng-châu, Quảng-nam, Lạng-sơn, Dương-tư, Nam-đànv.v…

6) Lối viết hoa của Duyên Anh trong Về Yêu Hoa Cúc (1970):
- Ðại lược về tên người, địa danh, tên trường học, tước hiệu Duyên Anh viết hoa theo lối Mỹ và bỏ gạch nối.
Thí dụ: Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Mai Thảo, Nguyên Sa, Ðinh Hùng, Hàn Mặc Tử
Ðại Học Văn Khoa, Ðà Lạt, Hà Nội, Mỹ Tho
Thế nhưng còn hai chữ Sài Gòn thì Duyên Anh có lúc viết Sài-gòn (có gạch nối, chữ gòn không viết hoa), rồi có lúc lại viết Sài gòn (không gạch nối)
- Tên các tờ báo, tạp chí lối viết hoa cũng không thống nhất. Thí dụ:
nhật báo Ðồng Nai, tuần báo Kịch Ảnh
tức là các chữ nhật báo, tuần báo không viết hoa)
thế nhưng lại viết: Ðông Dương Tạp Chí (tạp chí lại viết hoa)
- Các tác phẩm văn chương chỉ viết hoa chữ đầu, chữ sau không viết hoa (tức theo lối cũ). Thí dụ:
Ngày về, Lạnh lùng, Chân trời cũ
Nhưng ở chỗ khác lại viết Tiêu Sơn Tráng Sĩ (tất cả đều viết hoa)

7) Lối viết hoa không thống nhất của Hoàng Khởi Phong trong Người Trăm Năm Cũ (1993):
Hoàng Khởi Phong là cựu chủ nhiệm kiêm chủ bút Tạp Chí Văn Học trong khoảng thời gian từ 1989-1990. Dĩ nhiên với chức năng này ông phải đọc lại và coi lại rất nhiều bài viết thế nhưng lối viết hoa của ông cũng không thống nhất – điển hình qua tác phẩm Người Trăm Năm Cũ.
- Các tước vị hoặc ngôi thứ trong gia đình đều viết hoa như:
Ðề Thám, Cai Kinh, Cả Huỳnh, Cả Tuyển, Tổng đốc Lê Hoan…
Thế nhưng ở nhiều chỗ khác, các tước vị lại không viết hoa:
Thí dụ: vua Hàm Nghi, tướng Voyron, quan ba Lambert…
- Các điạ danh, cách viết hoa cũng không thống nhất:
Thí dụ: Phủ Lạng Thương, tỉnh Hà Ðông, huyện Nhã Nam
(Phủ, huyện, tỉnh đều là đơn vị hành chánh thế mà phủ viết hoa còn tỉnh và huyện lại không viết hoa).
- Các biến cố lịch sử đáng lý phải viết hoa lại không viết hoa.
Thí dụ: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chiến khu Yên Thế. Ðáng lý phải viết: Cuộc Khởi Nghĩa Yên Thế, Chiến Khu Yên Thế.

8) Lối viết hoa không thống nhất của Tạ Chí Ðại Trường trong Tạp Chí Văn Học năm 2000:
Tạ Chí Ðại Trường là cây viết chủ lực cho Tạp Chí Văn Học sức học rất uyên bác nhưng cũng lại không để ý đến quy tắc viết hoa. Thí dụ:
Công Giáo (tất cả đều viết hoa)
Thế nhưng ở chỗ khác lại viết: Tam giáo (chữ giáo không viết hoa)
Tự Ðức kí Dụ: Ðáng lý kí viết hoa lại không viết hoa.
truờng Bảo hộ (chữ hộ không viết hoa) nhưng lại viết trường Chu Văn An (chữ an lại viết hoa)
Hồng vệ binh maxít phương Ðông: (chữ phương không viết hoa). Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:
Văn Minh Tây Phương (chữ phương lại viết hoa)
Hồng quân Trung Quốc (chữ quân đáng lý viết hoa lại không viết hoa)
Cộng hòa Ðại Hàn (chữ hòa đáng lý viết hoa lại không viết hoa)
Phong trào Không liên kết Thế giới thứ  Ba: Các chữ trào, liên kết, giới, thứ – đáng lý phải viết hoa lại không viết hoa.

9) Lối viết hoa của Nguyễn Hưng Quốc trong Tạp Chí Văn Học năm 2000
Nguyễn Hưng Quốc là cây viết chủ lực cho Tạp Chí Văn Học. Là một nhà bình luận văn học rất kỹ lưỡng thế nhưng Nguyễn Hưng Quốc cũng không chú ý đến quy luật viết hoa.
- Tên các tác phẩm đều viết hoa như:
Truyện Kiều
Thơ Mới của Hoài Thanh
Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:
thơ Nguyễn Công Trứ (chữ thơ không viết hoa)
- Các tên nhóm, hội đoàn đều viết hoa như:
Nhóm Sáng Tạo (chữ nhóm viết hoa)
trường phái Phê Bình Mới (đáng lẽ chữ trường phái cũng phải viết hoa)
Rồi ở một chỗ khác lại viết:
nhóm Ngôn ngữ học tại Moscow (đáng lý phải viết: Nhóm Ngôn Ngữ Học tại Moscow

II. Quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ
Trong văn chương Hoa Kỳ, viết hoa gọi là “capital letter ”, còn viết chữ thường gọi là “lower case”. Ðây là quy tắc thống nhất được áp dụng ở khắp mọi nơi. Ít khi thấy nhà văn, nhà thơ, nhà báo Hoa Kỳ vi phạm quy tắc này. Nguyên do chính là vì xã hội của họ đã ổn định cả hai trăm năm nay, việc gì cũng đã trở thành quy củ, nề nếp, có trường ốc. Ngoài ra tờ báo nào, nhà xuất bản nào cũng có một ban biên tập chịu trách nhiệm về vấn đề này chứ không “tự biên tự diễn, tự đánh máy, tự in, tự sáng chế” như chúng ta.
Giới thiệu quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ ở đây không có nghĩa là cái gì của Mỹ cũng nhất. Quy tắc nào cũng tốt cả nhưng với điều kiện phải thống nhất. Không thể ở đầu trang viết:Phong trào Ðông du rồi ở cuối sách lại viết Phong Trào Ðông Du. Nếu cứ tiếp tục viết lộn xộn như thế này thì con cháu chúng ta cũng sẽ tiếp tục thừa kế cái lộn xộn đó và hậu quả là cả ngàn năm sau nền văn chương Việt Nam vẫn cứ tiếp tục lộn xộn làm người ngoại quốc điên đầu khi nghiên cứu văn chương Việt Nam. Sau đây là quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ:
1) Tên người:
Thí dụ: Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Lê Chân, Ông Tô Hiến Thành, Ông Cao Bá Quát, Ông Tôn Thất Thuyết, Bà Ðoàn Thị Ðiểm, Ông Ðặng Trần Côn, Cô Nguyễn Thị Giang, Cô Bắc.
2) Các con vật mình nuôi và thương mến/thú cưng (pet):
con Vàng, con Vện, con Loulou, con Cún, con Bống
3) Các chức vụ, tước hiệu và các chữ tắt của tên:
Thí dụ: Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sử Gia Lê Văn Hưu, Chúa Sãi, Chúa Trịnh, Bà Huyện Thanh Quan, Ðô Ðốc Tuyết, Cai Tổng Vàng, Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo Sư Nguyễn C. Hách, GS. Phạm B. Tâm, Ðại Sứ Cabot Lodge, Tiến Sĩ Kissinger, Tổng Thống Roosevelt.
4) Ngôi thứ trong gia đình:
Thí dụ: Cô Bảy, Bác Ba, Bà Cả Tề, Thím Năm, Cô Ba Bến Tre, Cô Năm Phỉ, Út Trà Ôn.
5) Ðịa danh, dinh thự, công viên, thành phố, quận:
Thí dụ: Thành Phố Ðà Lạt, Dinh Ðộc Lập, Phủ Thủ Hiến, Phủ Thủ Tướng, Tòa Thị Chính Nha Trang, Công Viên Tao Ðàn, Vườn Hoa Con Cóc, Vườn Hoa Chéo, Công Viên Tao Đàn, Chùa Hương Tích, Thành Phố Hải Phòng, Quận Hương Điền, Quận Châu Thành Mỹ Tho, Xã An Hội …
5) Bến, cảng, phi trường:
Thí dụ: Phi Trường Tân Sơn Nhất, Ga Hàng Cỏ, Bến Vân Ðồn, Bến Sáu Kho, Bến Ðò Bính, Bến Ðò Lèn, Bến Nhà Rồng, Cảng Hải Phòng
6) Ðường:
Thí dụ: Ðường Trần Hưng Ðạo, Xa Lộ Biên Hòa, Quốc Lộ 1, Liên Tỉnh Lộ 7, Hương Lộ 8…
7) Chợ:
Thí dụ: Chợ Bến Thành, Chợ Ðồng Xuân, Chợ Tân Ðịnh, Chợ Bà Chiểu, Chợ Lớn, Chợ Huyện Thanh Vân…
8) Núi, đèo, cửa ải:
Thí dụ: Núi Hoàng Liên Sơn, Núi Sam, Núi Ba Vì, Núi Ngũ Hành, Núi Ông Voi, Núi Ngự, Ðèo Hải Vân, Ðèo Cả, Ải Nam Quan…
9) Sông, thác, hồ, suối:
Thí dụ: Sông Hồng, Sông Mã, Sông Chu, Sông Hương, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Than Thở, Hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc, Suối Giải Oan…
10) Vịnh, biển, đảo:
Thí dụ: Vịnh Hạ Long, Vịnh Cam Ranh, Rạch Cái Cối, Vũng Rô, Quần Ðảo Hoàng Sa, Quần Ðảo Trường Sa, Ðảo Tây Sa, Côn Ðảo, Hòn Bà, Hòn Chồng, Hòn Vọng Phu, Phá Tam Giang.
11) Ngày tháng:
Thí dụ: Tháng Giêng, Thứ Hai, nhưng mùa thu, mùa xuân (các mùa lại không viết hoa)
12) Ngày lễ:
Thí dụ: Lễ Hai Bà Trưng, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Ðán, Tết Ðoan Ngọ, Ngày Thiếu Nhi Toàn Quốc, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền…
13) Nhóm, hội đoàn:
Thí dụ: Nhóm Sáng Tạo, Nhóm Ngàn Lau, Hội Ðua Ngựa Phú Thọ, Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội Ái Hữu Gò Công, Câu Lạc Bộ Lướt Sóng, Môn Phái Vovinam, Môn Phái Thiếu Lâm, Trường Phái Siêu Thực, Trường Phái Dã Thú, Trường Phái Ấn Tượng.
14) Ban nhạc:
Thí dụ: Ban Thăng Long, Ban Tiếng Tơ Ðồng, Ban The Rolling Stone, Ðoàn Cải Lương Hương Mùa Thu, Ðoàn Thoại Kịch Tiếng Chuông Vàng.
15) Báo chí, tựa đề các cuốn sách, thơ, bài báo, vở kịch, bức hoạ, bản nhạc, truyện, cuốn phim và tựa đề của một bài viết:
Thí dụ: Nam Phong Tạp Chí, Tạp Chí Bách Khoa, Nhật Báo Người Việt, Ðoạn Tuyệt, Thơ Vũ Hoàng Chương, Truyện Kiều, Kịch Lôi Vũ, Trường Ca Con Đường Cái Quan, Cầu Sông Qwai…
16) Thánh thần và kinh sách:
Thí dụ: Trời, Phật, Chúa, Ðức Thánh Trần, Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẹ Âu Cơ, Kinh Kim Cang, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Coran, Kinh Cựu Ước..
17) Miền, vùng của một đất nước (nhưng không phải để chỉ phương hướng):
Thí dụ: Miền Nam, Miền Bắc, Miền Trung, Vùng Cao Nguyên, Miền Tây, Vùng Tây Bắc, Bắc Bình Ðịnh…
18) Các biến cố lịch sử, tài liệu, mốc thời gian:
Thí dụ: Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ, Ðệ II Thế Chiến, Thời Kỳ Chiến Tranh Lạnh…
Thời Kỳ Bắc Thuộc, Thời Kỳ Trịnh – Nguyễn Phân Tranh, Thời Kỳ Phục Hưng, Nhà Hậu Lê, Bình Ngô Ðại Cáo…
19) Ngôn ngữ, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo:
Thí dụ: Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Hoa Ngữ, Nhật Ngữ, Việt Ngữ
Thái, Nùng, Dao, Mèo, Kinh, Thượng, Mường, Ra-Ðê, Việt, Hoa v.v…
Việt Tịch, Pháp Tịch, Ấn Tịch…
Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Ðộ Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo…
20) Tên các con tàu, xe lửa, máy bay hoặc nhãn hiệu xe hơi:
Thí dụ: Tuần Dương Hạm Yết Kiêu, Khu Trục Hạm Vạn Kiếp, Hàng Không Mẫu Hạm Trần Hưng Ðạo…La Dalat, Citroyen, Toyota v.v…
Thiên Lôi (Thunderchief), Con Ma (Phantom)
21) Chữ đầu của câu trích dẫn:
Thí dụ: Trần Bình Trọng dõng dạc nói, “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.”
Xin  quý vị nào nghiên cứu về văn phạm Việt Nam đóng góp thêm ý kiến để sau này có thể hình thành một quy tắc viết hoa thống nhất cho văn chương Việt Nam.
Đào Văn Bình
(Trích Tuyển Tập 20 Năm Viết Văn xuất bản năm 2004)