Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từ trần
Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào hồi 3h18 sáng nay, hưởng thọ 91 tuổi.
Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, hôm nay qua đời ở tuổi 91. Ảnh: AP
|
Cựu thủ tướng Lý phải nằm viện từ hôm 5/2 do bị viêm phổi nặng. Từ khi
nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt
của Bệnh viện Đa khoa Singpaore.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi lời chia buồn tới Singapore và gọi
ông Lý là "người khổng lồ thực sự của lịch sử". Ngoại trưởng Australia
Julie Bishop cũng thể hiện lòng tiếc thương, miêu tả ông là một người có
ảnh hưởng chính trị lớn.
Ông Lý là thủ tướng đầu tiên của Singapore và là cha của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long.
Ông sinh năm 1923 và xuất thân từ một gia đình khá giả. Ông từng là học
sinh hàng đầu tại Singapore, nhưng quãng thời gian sinh viên của ông bị
trì hoãn vì Thế chiến II. Khi đó, đế quốc Nhật chiến thắng khối Liên
hiệp Anh và chiếm đóng Singapore, thuộc địa của Anh, từ năm 1942 đến
1945.
Sau chiến tranh, ông theo học trường Kinh tế London trước khi
chuyển sang Đại học Cambridge, nơi ông tốt nghiệp với kết quả xuất sắc.
Trong thời gian sống tại Anh, ông Lý nhận ra rằng Singapore cần phải được tự trị và về nước năm 1949.
Từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng từ năm 1959 đến năm 1990, ông được xem
là người có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của Singapore.
Vũ Hoàng
- Lãnh đạo Mỹ, Australia, New Zealand tưởng nhớ Lý Quang Diệu (23/3)
- Sự nghiệp của Lý Quang Diệu - huyền thoại châu Á thế kỷ 20 và 21 (23/3)
- Lý Quang Diệu - nhà kiến thiết sự phú cường của Singapore (23/3)
- Sức khỏe cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tiếp tục xấu đi (22/3)
-
Bức chân dung được tạo từ 18.000 chữ Lý Quang Diệu (22/3)
Sự nghiệp của Lý Quang Diệu - huyền thoại châu Á thế kỷ 20 và 21
Từ một sinh viên luật trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore và tiếp tục có sức ảnh hưởng chính trị lớn sau khi rời ghế, Lý Quang Diệu thực hiện thành công nhiều cải cách, đưa đất nước trở thành một trong những "con hổ châu Á".Ông Lý nhận được sự kính trọng của các nhà lãnh đạo thế giới và sự yêu mến của công chúng. Trong ảnh, ông Lý tiếp Thủ tướng Brunei Hassanal Bolkiah tháng 4/2014. Ảnh: Yahoo NewsÔng Lý Quang Diệu tháng 2/2015 điều trị ở bệnh viện vì bị viêm phổi nặng. Văn phòng Thủ tướng Singapore hôm 17/3 thông báo sức khỏe của cựu lãnh đạo 91 tuổi chuyển biến xấu do nhiễm trùng. Ông qua đời ngày 23/3/2015.Lý Quang Diệu - nhà kiến thiết sự phú cường của Singapore
"Tôi không nói rằng mọi điều tôi làm đều đúng, nhưng tất cả đều vì mục đích cao quý", thủ tướng Singapore đầu tiên Lý Quang Diệu nói về quãng đường hoạt động chính trị với những thành tựu thần kỳ nhưng cũng vấp phải đôi lời chỉ trích của mình.Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trong một lần xuất hiện vào tháng 3/2013. Ảnh: AFPÔng Lý sinh năm 1923 và xuất thân từ một gia đình khá giả. Ông từng là học sinh hàng đầu tại Singapore, nhưng quãng thời gian sinh viên của ông bị trì hoãn vì Thế chiến II, khi đế quốc Nhật Bản chiến thắng khối Liên hiệp Anh và chiếm đóng Singapore, khi đó là thuộc địa của Anh, từ năm 1942 đến 1945. Sau chiến tranh, ông theo học trường Kinh tế London trước khi chuyển sang Đại học Cambridge, nơi ông tốt nghiệp với kết quả xuất sắc. Trong thời gian sống tại Anh, ông Lý nhận ra rằng Singapore cần phải được tự trị và về nước năm 1949.Tháng 11/1954, ông Lý cùng với một nhóm trí thức trung lưu thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP). PAP chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức tháng 5/1959 nhờ tranh thủ ủng hộ từ cộng đồng người Hoa chiếm đa số, đặc biệt là những người trong công đoàn và các tổ chức học sinh cấp tiến. Ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore.Singapore năm 1963 sáp nhập với Malaysia nhưng tách khỏi nước này vào năm 1965, giữa những căng thẳng về chính trị và sắc tộc. Singapore sau đó trở thành cộng hòa độc lập và trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Ông Lý thôi giữ chức thủ tướng năm 1990 nhưng vẫn được coi là người có ảnh hưởng lớn đến chính quyền của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long, con trai cả của ông. Ông Lý Quang Diệu rút khỏi nội các năm 2011, sau khi đảnh Hành động Nhân dân mà ông đồng sáng lập nhận được kết quả bầu cử tệ nhất trong 50 năm.Kiến thiết SingaporeThiếu thốn tài nguyên và nguồn cấp nước, khả năng phòng thủ rất hạn chế là những thách thức lớn mà ông Lý phải đối mặt sau khi đất nước giành được độc lập. Trong khi nỗ lực tạo lập và phát triển một quốc gia ổn định và thịnh vượng, chính quyền còn phải cảnh giác trước những xung đột có thể xảy ra trong một quốc gia đa sắc tộc. Dân cư Singapore chủ yếu là người gốc Hoa, Malaysia và Ấn Độ."Chúng tôi không có các yếu tố cơ bản làm nên một quốc gia", ông Lý nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ International Herald Tribune năm 2006, "dân tộc đồng nhất, ngôn ngữ, văn hóa và vận mệnh chung, chúng tôi không có những điều đó".Ông Lý Quang Diệu chọn tiếng Anh là ngôn ngữ công sở và ngôn ngữ chung cho các chủng tộc khác nhau, trong khi vẫn công nhận tiếng Malaysia, tiếng Hoa và tiếng Tamil là ngôn ngữ chính thức. Hầu hết trường học sử dụng tiếng Anh, mặc dù tiếng mẹ đẻ vẫn được giảng dạy.Trong thời gian cầm quyền, ông Lý tiến hành các chính sách đổi mới đô thị và xây dựng nhà ở công cộng mới, giao quyền hạn lớn hơn cho phụ nữ, cải cách giáo dục và công nghiệp hóa. Ông luôn chú trọng vào kinh tế và kết nối lĩnh vực này với các mặt khác của đất nước, bao gồm việc xây dựng hình ảnh quốc tế là một "Thành phố vườn", điều được duy trì cho đến ngày nay.Ông biến Singapore thành trung tâm vận tải và dịch vụ tài chính lớn với một trong những bến cảng tấp nập nhất thế giới. Theo Trung tâm Tăng trưởng và Phát triển Groningen, GDP đầu người của Singapore khi ông Lý lên nắm quyền năm 1959 là hơn 2.100 USD, và hơn 2.600 USD vào năm 1965, khi Singapore trở thành quốc gia độc lập. Con số này tăng lên hơn 14.200 USD vào năm 1990, khi ông rời ghế thủ tướng. Năm 2013, Singapore là nước có thu nhập đầu người đứng thứ ba thế giới. "Ông Lý Quang Diệu là người giúp thúc đẩy các phép màu kinh tế châu Á", Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tháng 10/2009.Thông điệp chính của ông về động lực đằng sau sự thành công của Singapore rất đơn giản: "Chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của nước đó. Sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, làm việc theo nhóm, và đạo đức nghề nghiệp mang lại lợi thế lớn mạnh nhất trong cạnh tranh".Theo Financial Times, ông Lý rất cứng rắn trong đấu tranh chống tham nhũng. Ông trao quyền lực lớn hơn cho Cục Điều tra Tham nhũng (CPIB) để tiến hành bắt giữ, truy lùng, điều tra tài khoản ngân hàng và việc nộp thuế thu nhập của nghi phạm và gia đình họ. Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới với hệ thống dịch vụ công trong sạch và hiệu quả.Ông Lý Quang Diệu tin vào tính hiệu quả của đòn roi. Khi còn là thuộc địa của Anh, Singapore một vài lần sử dụng đòn roi để xử lý hành vi liên quan đến bạo lực cá nhân. Chính quyền ông Lý sau đó sử dụng biện pháp này để trừng trị một loạt tội danh. Đến năm 1993, Singapore ấn định bắt buộc xử lý 42 tội danh bằng đòn roi như nghiện hút và nhập cư trái phép và có thể sử dụng với 42 vi phạm khác. Singapore là một trong trong số ít các quốc gia trên thế giới dùng hình phạt đánh vào thân thể trong kỷ luật quân đội.Chỉ tríchTuy sống trong một quốc gia xanh, sạch, giàu có và ít tham nhũng, sự bất mãn vẫn tồn tại trong dân thường Singapore. Nhiều người không thể mua nổi nhà đất vì giá bất động sản quá cao. Khoảng cách giàu nghèo tại nước này ngày càng lớn.Theo WSJ, các nhóm nhân quyền chỉ trích ông Lý kiểm soát quá chặt chẽ truyền thông trong nước và hạn chế tự do dân sự, thông qua các quy định nghiêm ngặt về phát ngôn và tụ tập ở nơi công cộng."Chúng tôi bị gọi là quốc gia 'bảo mẫu'", ông Lý Quang Diệu nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2000, ám chỉ đến việc người Singapore được dạy cách cư xử lịch sự, ít ồn ào, không nhai kẹo cao su và không vẽ tranh trên tường. "Nhưng kết quả là chúng ta cư xử tốt hơn và sống ở một nơi dễ chịu hơn 30 năm trước đây", ông Lý nói.Ông Lý cũng bị chỉ trích vì đã áp dụng những biện pháp cứng rắn với phe đối lập và sử dụng các luật lệ về tội phỉ báng để chống lại đối thủ chính trị. Năm 2010, ông cùng con trai, Thủ tướng Lý Hiển Long, kiện New York Times tội phỉ báng vì một bài viết liên quan đến gia đình ông của một nhà báo tự do. Tờ báo và tác giả sau đó phải trả tổng cộng khoảng 11.000 USD cho ông Lý.Tuy nhiên, di sản ông Lý Quang Diệu để lại là điều không thể chối cãi. Năm 2010, ông được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới. "Điều thể hiện một nhà lãnh đạo vĩ đại là đưa xã hội từ điểm xuất phát đến vị trí nước đó chưa từng thấy", cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger viết trong lời giới thiệu ông Lý trên một tạp chí. "Không có nhà tư tưởng chiến lược nào giỏi hơn ông trong thế giới ngày nay", Kissinger viết. Tổng thống Obama gọi là ông Lý là "huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21".Ông Lý Quang Diệu từng nói rằng khi ông qua đời, các bài viết về ông trên báo chí sẽ không thể là thước đó đánh giá những gì ông đã làm. Các học giả trong tương lai mới là những người sẽ nghiên cứu ông trong bối cảnh thời đại của họ."Tôi không nói rằng mọi điều tôi làm đều đúng", ông Lý nói. "Tôi từng phải làm một số điều gây khó chịu như giam giữ người không qua xét xử. Nhưng tất cả mọi thứ tôi làm đều vì mục đích cao quý".Chiếc lá đã lìa cành, nhưng những câu chuyện về ông Lý Quang Diệu sẽ còn sống động thật lâu. Ông từng trích dẫn một câu tục ngữ Trung Quốc: đừng đánh giá một người trước khi người đó qua đời."Đóng nắp quan tài, sau đó hẵng quyết định", ông nói.Bức chân dung được tạo từ 18.000 chữ Lý Quang Diệu
Một thanh niên mất 15 tiếng tạo chân dung cựu thủ tướng Singapore bằng chữ Lý Quang Diệu để bày tỏ sự yêu mến và mong ông chóng bình phục.Sau 15 tiếng miệt mài, Ong hoàn thành bức chân dung cựu thủ tướng Singapore bằng gần 18.000 chữ Lý Quang Diệu. Ảnh: Instagram.Nhìn từ xa, bức chân dung cựu thủ tướng Lý Quang Diệu trên khổ giấy A2 của Ong Yi Teck, ở Singapore, hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Nhìn kỹ, bức vẽ khiến người xem kinh ngạc không chỉ bởi mức độ cầu kỳ mà còn chất chứa cả tình yêu, sự sáng tạo và nỗ lực của tác giả. Ong tạo nên tác phẩm này bằng cách viết tên ông Lý Quang Diệu gần 18.000 lần.Chỉ với chiếc bút và trí tưởng tượng, chàng thanh niên 20 tuổi đã dành 15 tiếng tỉ mẩn viết tên ông Lý. Kết quả của sự kỳ công này là bức chân dung về người sáng lập ra Singapore hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch sau khi nhập viện hôm 5/2. Bức vẽ cùng video mô tả chi tiết quá trình làm việc của Ong được tác giả đưa lên tài khoản Instagram của mình cách đây ba hôm. Không lâu sau, công trình nghệ thuật của Ong được lan truyền trên mạng. Trong video, Ong đặt đồng hồ bên cạnh để tính thời gian và số lần viết được.Trên Instagram, Ong kể bố cậu hỏi "con nghĩ mình viết Lý Quang Diệu bao nhiêu lần?" và cậu làm phép tính thay cho câu trả lời."Tôi mất khoảng 3 giây để viết được tên ông Lý hoàn chỉnh. Tính trung bình trong một phút, tôi viết được 20 lần", Ong viết.Trong một dòng chia sẻ khác trên Instagram, Ong tâm sự có hai điều luôn ở trong tâm trí khi cậu vẽ ông Lý. Đó là sự thành công luôn đòi hỏi lòng kiên trì, sự cống hiến, và không thể tránh khỏi lỗi lầm."Dù trong quá khứ, ông Lý có bất cứ quyết định sai lầm nào chăng nữa (nếu có) cũng không làm thay đổi sự thật là ông ấy đã cống hiến cuộc đời mình để xây dựng quốc gia nhỏ bé này kể từ khi độc lập và đưa chúng tôi tới vị trí như bây giờ. Chúng tôi chắc chắn phải đánh giá cao điều đó", The Straits Times dẫn lời Ong lý giải.Bức chân dung và video ghi lại quá trình thực hiện tác phẩm được lan truyền trên mạng. Ảnh: Instagram.Ong cho biết có nhiều "lần đầu tiên" khi cậu thực hiện bức vẽ về ông Lý. Đây là lần đầu Ong thử vẽ trên giấy A2, và vẽ tranh bằng chữ."Tôi chưa từng vẽ gần 10 tiếng một ngày, và đây là lần đầu tiên", Ong viết.Tác phẩm của Ong cũng được bà Hồ Tinh, phu nhân Thủ tướng Lý Hiển Long, chia sẻ trên Facebook. Ong tiết lộ bức họa không dành để bán dù có rất nhiều người muốn mua."Tôi muốn dành sự quan tâm tới ông Lý tại thời điểm này. Ông ấy vẫn đang trong tình trạng nguy kịch và tất cả chúng tôi đều cầu nguyện cho ông ấy bình phục", Ong nói.Theo The Straits Times, Ong đang đợi ghi danh vào trường Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông thuộc Đại học Công nghệ Nanyang.Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu-
Lãnh đạo các nước Mỹ, Australia và New Zealand gửi lời chia buồn tới Singapore khi cựu thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời và ca ngợi ông vì đã để lại di sản cho cả thế giới.
-
Từ một sinh viên luật trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore và tiếp tục có sức ảnh hưởng chính trị lớn sau khi rời ghế, Lý Quang Diệu thực hiện thành công nhiều cải cách, đưa đất nước trở thành một trong những "con hổ châu Á".
-
"Tôi không nói rằng mọi điều tôi làm đều đúng, nhưng tất cả đều vì mục đích cao quý", thủ tướng Singapore đầu tiên Lý Quang Diệu nói về quãng đường hoạt động chính trị với những thành tựu thần kỳ nhưng cũng vấp phải đôi lời chỉ trích của mình.
-
Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào hồi 3h18 sáng nay, hưởng thọ 91 tuổi.
-
Văn phòng thủ tướng Singapore thông báo tình trạng sức khỏe của cựu lãnh đạo Lý Quang Diệu tiếp tục chuyển biến xấu.
-
Một thanh niên mất 15 tiếng tạo chân dung cựu thủ tướng Singapore bằng chữ Lý Quang Diệu để bày tỏ sự yêu mến và mong ông chóng bình phục.
-
Thông minh, hiểu biết, bà Kha Ngọc Chi trở thành "nội tướng" và người cố vấn cho mỗi bước đường sự nghiệp của ông Lý Quang Diệu.
-
Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng hé lộ về mối tình của ông với vợ, đầy ắp những kỷ niệm và chan chứa tình cảm vợ chồng.
-
Sau khi có thông tin sức khỏe của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu đang diễn biến xấu, người dân Singapore cùng các nhà báo quốc tế tập trung đông tại bệnh viện để chờ tin tức và cầu nguyện cho ông.
-
Singapore đang điều tra việc tung thông tin giả mạo về cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, khiến một số phương tiện truyền thông nước ngoài như CNN đưa tin sai và phải cải chính.
-
Tình trạng sức khỏe của cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu "trở nên tồi tệ do nhiễm trùng" và đang được điều trị bằng kháng sinh.
-
Một nguồn tin từ chính phủ Singapore phủ nhận tin đồn cựu thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời, sau khi ông nhập viện vì viêm phổi.
-
Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người được xem là có công lao gây dựng thành công kinh tế cho nước này, phải nhập viện vì viêm phổi nặng.
Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng hé lộ về mối tình của ông với vợ, đầy ắp những kỷ niệm và chan chứa tình cảm vợ chồng.Bức ảnh chung của Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi chụp tại Anh năm 1948. Ảnh: AsiaOne.Năm 2010, bà Kha Ngọc Chi, vợ cựu thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu, qua đời sau nhiều lần đột quỵ, thọ 89 tuổi. Tại lễ tang của bà vào ngày 6/10 năm đó, ông Lý đã kể lại chuyện tình đẹp của họ từ lúc còn trẻ đến khi về già, từ những ngày gian khó cùng nhau ở Anh đến khi trở về Singapore trong điếu văn đầy xúc động. Bài điếu như một thước phim quay chậm cuộc đời của cựu thủ tướng, cạnh ông luôn có bóng dáng của người vợ thông minh và đảm đang.VnExpress lược dịch điếu văn đăng trên trang AsiaOne của Singapore có tựa đề: "Lời từ biệt cuối cùng dành cho vợ".Người xưa tổ chức tang lễ để gia đình và bạn bè cùng nhau chia sẻ nỗi buồn đau, mất mát. Thay vì sợ hãi trước cái chết, họ bày tỏ lòng thành kính của mình với người đã khuất và mang tới sự khuây khỏa cho người còn sống.Tôi còn nhớ lễ tang bà ngoại cách đây 75 năm. Suốt năm đêm liền, cả gia đình quây quần bên nhau than khóc, dưới sự dẫn dắt của một người khóc mướn chuyên nghiệp. Những đám tang như thế giờ không còn nữa. Nỗi buồn của gia đình tôi được thể hiện qua những câu chuyện riêng về vợ tôi.Khi bà ấy bị đột quỵ lần đầu tiên vào tháng 10/2003, chúng tôi đã có dự liệu về điều chẳng lành. Tôi và vợ ở bên nhau từ năm 1947 và sống với nhau hơn nửa đời người. Nỗi đau buồn của tôi khi Chi qua đời thật không thể diễn tả thành lời. Nhưng hôm nay, khi kể lại cuộc sống cùng nhau của chúng tôi, tôi muốn ca ngợi cuộc đời của bà ấy.Bố mẹ Chi không kỳ vọng tôi là một chàng rể lý tưởng bởi khi đó tôi là chàng thanh niên bỏ dở Đại học Raffles, lại không nghề nghiệp ổn định. Tháng 9/1946, tôi quyết định tới Anh học luật, còn Chi trở lại Đại học Raffles để cố gắng là một trong hai người giành học bổng do Nữ hoàng Anh trao tặng hàng năm. Tôi tới Anh và hy vọng cô ấy sang theo sau khi nhận được học bổng đó. Nếu Chi thất bại, chúng tôi sẽ phải xa nhau ba năm. Cuối cùng vào tháng 6/1947, cô ấy đã thành công.Vợ chồng ông Lý tổ chức đám cưới khi cả hai trở về Singapoore năm 1950. Ảnh: AsiaOne.Chúng tôi gắn với nhau từ đó. Tôi và Chi kết hôn bí mật vào tháng 12/1947 tại Stratford-upon-Avon. Ở Đại học Cambridge, cả hai phải nỗ lực hết mình. Trở về Singapore, vợ chồng tôi làm trợ lý pháp luật cho công ty luật Laycock & Ong trên đường Malacca. Sau đó, chúng tôi chính thức kết hôn lần hai vào tháng 9/1950 theo nguyện vọng của bố mẹ và bạn bè. Chi là luật sư thảo giấy tờ chuyển nhượng, sang tên tài sản, còn tôi chuyên về kiện tụng, tranh chấp.Tháng 2/1952, đứa con trai cả của chúng tôi, Hiển Long, chào đời. Chi xin nghỉ việc ở nhà một năm để chăm con. Trong thời gian nghỉ sinh, Chi vẫn giúp tôi chỉnh sửa câu văn trong các bản thảo, giúp chúng trở nên đơn giản và rõ ràng. Qua nhiều năm, bà ấy ảnh hưởng tới phong cách viết của tôi. Giờ thì tôi viết những câu ngắn gọn với giọng điệu tích cực. Vợ chồng tôi cũng điều chỉnh thói quen của mình để hòa hợp với nhau.
Chúng tôi có thêm hai cháu, Vỹ Linh sinh năm 1955 và Hiển Dương sinh năm 1957. Chi đã nuôi dạy các con thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, lịch sự, biết quan tâm tới người khác và không bao giờ kiêu căng tự đắc vì mình là con thủ tướng. Công việc của một luật sư giúp bà ấy kiếm đủ tiền để tôi không còn cảm thấy lo lắng về tương lai của các con.Chi nhìn thấy cái giá mà tôi phải trả vì không sử dụng thành thạo tiếng Trung lúc còn trẻ. Chúng tôi quyết định cho con học ở các trường nói tiếng Trung Quốc, từ bậc mẫu giáo tới các cấp cao hơn. Chi cũng đảm bảo việc các con học tiếng Anh và Malaysia ở nhà. Cách giáo dục con của bà ấy đã trang bị cho bọn trẻ hành trang để sống được ở một quốc gia đa ngôn ngữ.Ông Lý cùng vợ và các con. Ảnh: AsiaOne.Chúng tôi chưa từng cãi nhau về chuyện dạy dỗ con cái, cũng như các vấn đề tài chính. Cả hai cùng quản lý thu nhập và tài sản. Tôi và vợ là người bạn tâm tình của nhau.Bà ấy có những niềm vui đơn giản. Chúng tôi sẽ đi bộ quanh khu vườn Istana vào buổi tối và tôi sẽ đánh vài đường golf để thư giãn. Khi có cháu, Chi hay dẫn chúng đi cho cá và thiên nga trong hồ ăn. Sau đấy, chúng tôi sẽ đi bơi.Chi học chuyên ngành văn học Anh khi còn ở Đại học Raffles. Bà ấy rất say mê đọc và đọc mọi thứ. Lần đột quỵ đầu tiên khiến mắt trái của vợ tôi bị giảm thị lực. Điều này ảnh hưởng tới việc đọc của Chi. Để khắc phục, Chi đọc cùng một chiếc thước kẻ.Tối nào bà ấy cũng bơi để giữ gìn sức khỏe. Dù bị đột quỵ nhưng vợ tôi vẫn sát cánh cùng chồng và sống tích cực. Bà ấy cũng giữ mối liên hệ với gia đình và những người bạn cũ. Chi nghe những đĩa nhạc cổ điển mà bà ấy sưu tập được. Vợ tôi còn phân chia cuộc đời mình một cách hài hước thành "trước đột quỵ" và "sau đột quỵ", giống như trước công nguyên và sau công nguyên vậy.Bà ấy thân thiện và quan tâm tới tất cả những người quanh mình. Chi hay đùa vui cùng các nhân viên an ninh và sửa cho họ ngữ pháp tiếng Anh hay cách phát âm sao cho thân thiện và vui vẻ. Những nhân viên này thường tới thăm Chi khi bà ấy nằm ở Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia. Tôi rất biết ơn họ.Lần đột quỵ thứ hai hôm 12/5/2008 của Chi nghiêm trọng hơn nhiều. Tôi động viên và khích lệ vợ, bên cạnh sự giúp đỡ của đội ngũ bác sĩ, y tá và các nhà trị liệu.Các y tá, nhân viên an ninh và người giúp việc đều yêu quý bà ấy. Lúc ho, Chi cũng lấy một chiếc gối nhỏ để che miệng mình lại, tránh lây nhiễm cho người khác. Trí óc Chi vẫn minh mẫn còn giọng nói thì đã yếu hơn. Khi tôi hôn lên má vợ, Chi bảo tôi đừng ở quá gần, tránh lây bệnh viêm phổi của bà.Ông Lý nhìn mặt vợ lần cuối trong lễ tang của bà Chi tháng 10/2010. Ảnh: Mothership.sg.Tháng 7/2008, tôi đưa Chi về nhà sau khi kết quả chụp CT cho thấy não phải của bà ấy bị xuất huyết. Các bác sĩ hy vọng vợ tôi có thể sống thêm được vài tuần nữa. Cuối cùng, Chi ở bên tôi thêm hai năm, ba tháng, đến ngày 2/10/2010. Những tháng cuối đời, Chi không thể nói, nên hàng sáng, bà ấy luôn đợi tôi tới để nói chuyện.Hai năm cuối đời là thời gian khó khăn nhất của Chi. Bà ấy nằm liệt giường sau nhiều lần đột quỵ liên tiếp. Hàng đêm, Chi sẽ đợi tôi đến ngồi cạnh để kể cho bà ấy nghe ngày hôm nay của tôi như thế nào và đọc cho bà ấy những bài thơ yêu thích. Rồi sau đó, Chi chìm vào giấc ngủ.Tôi có nhiều kỷ niệm quý giá trong suốt 63 năm chúng tôi chung sống. Nếu không có Chi, tôi sẽ là một người đàn ông khác, có một cuộc đời khác. Bà ấy đã dành cả đời mình cho tôi và các con. Chi luôn ở bên mỗi khi tôi cần. Bà ấy sống một cuộc sống đầy ắp sự ấm áp và ý nghĩa.Tôi thấy được an ủi vì bà ấy đã sống vui vẻ gần 90 năm cuộc đời. Nhưng ở giây phút này, trái tim tôi nặng trĩu nỗi buồn đau. -
No comments:
Post a Comment