Thursday, November 6, 2014

ẢNH ĐẸP NGÀY 6.11.2014

Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945

Không gian sống, nếp sinh hoạt của gia đình 3 thế hệ ở Hà Nội trước 1945 đã được tái hiện lại chân thực và sinh động tại ngôi nhà di sản số 87 phố Mã Mây - Quận Hoàn Kiếm.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô, Ban bảo tồn, tôn tạo phố cổ kết hợp cùng Trung tâm nghệ thuật Dân tộc đã tái hiện một cách chân thực lại cảnh sinh hoạt của một gia đình trung lưu của Hà nội trước năm 1945.
Khung cảnh đưoc tái hiện lại là ngôi nhà số 87 phố Mã Mây. Đây là một trong những ngôi nhà cổ được xây dựng đầu thế kỷ 19. Hoạt động này nhằm giới thiệu với khách du lịch nét văn hóa Hà Nội xưa và nhằm thúc đẩy công việc bảo tồn văn hóa cũng như các di tích của Hà Nội.
Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây được tôn tạo vào năm 1999 trên nền ngôi nhà cũ và đến nay đã trở thành điểm du lịch đối với du khách đến thăm phố cổ. Được cải tạo theo lối kiến trúc truyền thống nhà 2 tầng, hình ống và có nhiều lớp, giữa các lớp nhà có sân để lấy ánh sáng và không khí. Kết cấu chủ yếu của ngôi nhà là gỗ, mái lợp ngói âm dương với hệ thống kèo gỗ và có nhiều họa tiết trang trí. Gian bếp với những đồ dùng, vật dụng như kiềng, rế, niêu đất, mâm gỗ... vốn không còn hiện diện trong những căn bếp hiện đại.
Sau đây là một số hình ảnh về không gian sống, nếp sinh hoạt của gia đình trung lưu Hà Nội trước năm 1945 với 3 thế hệ (Ông bà, người con trai làm nghề giáo, người vợ bán hàng và các cháu) đang được tái hiện tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây:
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 1
87 Mã Mây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng từ thời kỳ năm 1890, đây là loại nhà ở truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội được nhà nước đầu tư tôn tạo như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 2
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 3
Các phòng đều được thông nhau trong kiểu kiến trúc hình ống. Những khoảng không ở các lối đi được dùng để kê đồ, bàn làm việc.
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 4
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 5
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 6
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 7
Đây là nơi cả nhà ngồi uống nước, nói chuyện với nhau
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 8
Không gian thờ của gia đình được đặt trên tầng 2
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 9
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 10
"Máy hát" là một vật dụng nhằm khẳng định về mức sinh hoạt của các gia đình khá giả
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 11
Điều đặc biệt trong không gian tái hiện này chính là gian bếp với những đồ dùng, vật dụng như kiềng, rế, niêu đất, mâm gỗ... vốn không còn hiện diện trong những căn bếp hiện đại.
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 12
Cạnh bếp là bể và chum đựng nước cùng với đó là chậu rửa bằng đồng. Chậu đồng là vật dụng của các gia đình khá giả, vào thời kỳ đó đa phần người dân sử dụng chậu sành hoặc chậu gỗ
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 13
Thời này, chất liệu dành cho may mặc thường là vải thô đũi nếu cao cấp hơn là lụa tơ tằm...
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 14
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 15
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 16
Những hình ảnh chân thực về gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1945 17
Cảnh sinh hoạt tối thân thuộc trong gia đình trung lưu Hà Nội trước 1945
Chí Toàn - HH
Nguồn từ afamily.vn

Việt Nam qua ống kính nhà báo Mỹ

"Việt Nam không còn là chiến trường. Đó là một đất nước thanh bình thực sự", nhà báo, nhiếp ảnh gia người Mỹ Robert Dodge viết trong cuốn sách "Việt Nam 40 năm sau chiến tranh" sắp được xuất bản.
Ấp ủ dự án thay đổi cách nhìn về Việt Nam, nhiếp ảnh gia Robert Dodge đã thực hiện một bộ ảnh về thiên nhiên, con người nước Việt những năm tháng sau chiến tranh.
Kể từ 2005 đến nay, ông đã sang Việt Nam 9 lần để triển khai dự án. Cuốn sách "Vietnam, 40 Years Later" sẽ ra mắt công chúng Mỹ vào tháng 4/2015.
Trong cuốn sách, Dodge cho biết quan tâm đến Việt Nam từ khi ông còn là một học sinh trung học, hằng ngày tiếp nhận nhiều thông tin về cuộc chiến tranh giữa hai nước. Những tranh cãi về cuộc chiến đã thu hút Dodge và đó là lý do ông quyết định theo đuổi nghiệp báo chí.
Ông viết: "Việt Nam là một đất nước đẹp tuyệt vời, từ vùng sông nước trù phú đồng bằng sông Cửu Long đến những vựa lúa đồng bằng sông Hồng; từ những bãi cát, bãi biển đẹp như pha lê đến những vùng núi non hùng vĩ phía Bắc; từ phố cổ Hà Nội đến những trung tâm mua sắm sầm uất ở TP HCM..."
Trong những lần đến Việt Nam, ông đã đi khắp đất nước từ vùng châu thổ Mê Kông tới những làng bản nằm biệt lập trên vùng rừng núi phía Bắc.
Thực hiện dự án này, nhiếp ảnh gia hy vọng sẽ thay đổi cách nhìn của người Mỹ về đất nước Việt Nam.
Trong các bức ảnh và cảm nhận của mình, ông cho thấy ngày nay Việt Nam là một đất nước đang phải đối đầu với những thử thách lớn về kinh tế, chính trị nhưng mặt khác cũng đang vươn mình ra với thế giới rộng lớn.
Bức ảnh này được chọn làm bìa cuốn sách. Trong một bài phỏng vấn mới đây, Dodge cho biết ông chọn vì nó nói nhiều điều về lịch sử Việt Nam. Trong ảnh là một phụ nữ bán bánh mì trên phố. Những ổ bánh mì nhắc nhở thời kỳ Pháp thuộc. Người phụ nữ đội nón lá truyền thống nhưng mặc áo vest, đeo ví theo mốt phương Tây, cho thấy dù đã đứng tuổi, người phụ nữ vẫn cố gắng vươn ra hòa nhập thế giới. Còn hậu cảnh là những người trẻ tuổi lái mô tô chạy qua, tượng trưng cho sự hối hả hướng tới tương lai.
Điều ấn tượng nhất với Robert Dodge là hình ảnh con người Việt Nam rất thân thiện, cởi mở. Ông thấy họ cần cù, siêng năng và có óc mạo hiểm kinh doanh. Điều này khiến ông đánh giá Việt Nam là một nước giàu tiềm năng.
Ban đầu khi sang Việt Nam, ông chỉ chụp phong cảnh, thường là ảnh trắng đen. Nhưng khi đến Hà Nội để chuẩn bị đi Sa Pa, ông đã nhìn thấy rất nhiều màu sắc trong máy ảnh, khiến ông tự nhủ không thể nào chỉ chụp ảnh trắng đen mà thôi. Từ đó về sau, ông đã chụp nhiều ảnh con người và ông xem đây là một sự trưởng thành trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình.
Dodge thích tìm hiểu về cuộc sống của người dân. Từ cảnh lao động đến những tập tục và văn hóa đều cuốn hút ông thu vào ống kính.
Sau dự án này, nhiếp ảnh gia Dodge hy vọng vẫn được chào đón ở Việt Nam. Ông có nhiều bạn và thực sự yêu đất nước, con người ở đây.
Phan Dương

Bước chân xuyên Việt những năm 90 của nhiếp ảnh gia Đức

Thuở ấy Việt Nam nghèo khó với những chiếc xe khách chất đầy xe đạp và người trên mui, nhà lá nhỏ bé, con người bình dị... để lại ấn tượng khó phai với nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe.
Hans-Peter Grumpe là một giảng viên, thích đi du lịch và nhiếp ảnh. Ông chia sẻ với VnExpress, vì làm công việc giảng dạy nên ông có nhiều ngày nghỉ và đều dành hết cho việc đi du lịch đến các nước xa xôi. Trong các mùa hè 3 năm 1991-1993, ông đã sang Việt Nam.
Ông thuê một chiếc xe jeep và một người lái xe đi lên các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại đây, ông gặp những người dân tộc chưa từng nhìn thấy người châu Âu. Họ sợ sệt và cũng rất tò mò. Thời điểm đó, đường xá đi lại rất khó khăn nhưng phong cảnh đẹp đã khiến ông say mê.
Những năm 1990, khu vực từ Điện Biên Phủ sang Lai Châu không có các thông tin hướng dẫn du lịch hay bản đồ. Bất đồng ngôn ngữ, lại không có một nhà nghỉ nào, có những ngày Hans-Peter Grumpe phải nhờ chính quyền địa phương chỗ ăn ngủ.
Trong ảnh là làng của người Thái. Một số người tò mò, số khác sợ sệt bỏ chạy khi thấy vị khách nước ngoài cao lớn, râu ria cùng chiếc xe jeep lạ lẫm.
Sa Pa năm 1992 không có thông tin hướng dẫn đi du lịch, cũng không có nhiều khách tới đây. Một năm sau, nhiếp ảnh gia người Đức quay lại thì mọi thứ đã thay đổi. Những vị khách nước ngoài được cấp giấy thông hành, nhiều người chọn đây là điểm đến thú vị, có những món đồ lưu niệm là thổ cẩm, trang sức của người dân tộc. Hans-Peter Grumpe nói: "Tôi yêu mến ruộng bậc thang, guồng quay nước, sương mù và ấn tượng với chiếc mũ màu đỏ của những cô gái Dao...".
Đi qua Hòa Bình năm 1991, Hans-Peter Grumpe lưu lại một số bức ảnh đập thủy điện và sinh hoạt của người dân.
Tại Ninh Bình, ông thuê một chiếc thuyền và bắt đầu chuyến tham quan Tam Cốc. Dọc đường đi, bên cạnh cảnh sắc tráng lệ, ông còn để ý đến những người nông dân lao động trên cánh đồng trũng.
Các em nhỏ ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) tò mò khi nhìn thấy người khách tới từ châu Âu.
Hans-Peter Grumpe ghé thăm Đà Nẵng hai lần vào năm 1991 và 1992. Cả hai lần, ông đều có duyên gặp gỡ một nhà lãnh đạo rất giỏi tiếng Đức ở mảnh đất miền Trung.
Nhiếp ảnh gia người Đức cảm thấy tự hào được tham quan Hội An vào lúc nơi đây còn khá nguyên bản, chưa có khách du lịch. Ông chụp lại những con đường, ngôi nhà, lối vào nhà truyền thống, các cửa hàng của người Hoa tồn tại từ thế kỷ 17, 18 hay chiếc Cầu Chùa được thương nhân Nhật Bản góp vốn xây dựng...
Quy Nhơn là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1992, trên bãi biển vẫn còn tìm thấy một số vết tích chiến tranh. Song nhiếp ảnh gia người Đức nhận thấy cuộc sống ngư dân không hề chịu ảnh hưởng.
Khi Hans-Peter Grumpe đến thăm Nha Trang vào năm 1992, nơi đây hầu như không có khách du lịch, khách sạn. Đường sá chưa thuận lợi và cuộc sống người dân còn khó khăn.
Nhiều nơi ở Đăk Lăk vẫn còn chịu hậu quả của chiến tranh, trơ trụi cây cối. Nhiếp ảnh gia người Đức ở trọ trong những ngôi nhà của người Êđê nhiều thế hệ.
Phan Dương

Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội

Nằm giữa hồ Tây và Trúc Bạch, đường Thanh Niên lâu nay trở thành điểm hẹn của những đôi nam nữ thích ngồi tâm sự, ngắm hoàng hôn bên bờ hồ lộng gió.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 1
Đường Thanh Niên vốn là con đập đắp vào đầu thế kỷ thứ 17 để giữ cá nuôi trong hồ Trúc Bạch. Lúc đầu mang tên “Cố Ngự” (giữ vững), sau được đọc chệch thành “Cổ Ngư.” Đường dài gần 1 km, bắt đầu từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh - Thụy Khuê.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 2
Con đường độc đáo nhất thủ đô nằm giữa hồ Tây và Trúc Bạch - hai hồ nổi tiếng của Hà Nội. Nhìn từ trên cao, đường Thanh Niên giống như một cây cầu phủ đầy cây xanh.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 3
Những năm 1957 - 1959, sau khi thanh niên thủ đô góp sức làm đường Cổ Ngư và một số công trình khác to đẹp hơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý đổi tên thành đường Thanh Niên để ghi nhận và cổ vũ sự đóng góp công sức của thế hệ trẻ.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 4
Đường Thanh Niên trở thành một trong những con đường đẹp nhất thủ đô với lòng đường đẹp, vỉa hè thoáng rộng và những hàng cây xanh mát quanh năm.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 5
Trên trục đường còn có chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547) với tên ban đầu là Khai Quốc. Vào thời Lê Thần Tông (1619- 1643), dân hai làng Yên Phụ và Yên Quang đắp đập Cổ Ngư chắn ngang Hồ Tây (ngăn thành hồ Trúc Bạch) nhân đó đắp luôn con đường vào chùa.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 6
Những chú vịt khổng lồ chở theo những đôi nam nữ lướt nhẹ trên mặt nước hồ Tây trong xanh càng khiến khu vực này trở nên lãng mạn hơn vào mỗi buổi hoàng hôn.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 7
Mặt nước mênh mang đón những vạt nắng chiều dịu nhẹ từ phía hồ Tây xuyên qua những tán lá in bóng trên đường.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 8
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 9
Vào những tối mùa hè oi bức, dưới lòng đường và hai bên vỉa hè đều đông đúc người tới hóng mát. Những ngày đông giá rét, vẫn có nhiều người ngồi uống trà nóng bên quán cóc. Và đây cũng chính là điểm hẹn của những đôi lứa yêu nhau ngồi tình tự bên hồ.
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 10
Vì thế đường Thanh Niên là con đường lãng mạn nhất Hà Thành và được nhiều người gọi vui là "đường tình yêu".
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 11
Vẻ đẹp trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội 12
Đường tình yêu trước và sau khi mặt trời lặn một ngày mùa thu

Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới

Hình ảnh quán xá Hà Nội những năm đầu đổi mới khiến không ít người bồi hồi nhớ lại những ngày xưa tháng cũ.





Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Quán xá vỉa hè là một phần không thể thiếu của ẩm thực Hà Nội. Từ xưa đến nay, nếp ăn nếp uống của người Tràng An đã có nhiều điều để thương, để nhớ. Hà Nội những năm đầu thập niên 90 giản dị, thanh bình; quán xá vì thế cũng mang nhiều nét mộc mạc thảnh thơi. Một cậu bé bán quẩy rong bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Còn "nghiệp mưu sinh" của cậu bé này là thúng bánh mì, phạm vi bán hàng cũng là quanh hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Bánh mì được bán rất nhiều ở các chợ, bến xe.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Một quầy thịt trong "chợ cóc".
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Thời bao cấp, những chiếc thúng, giá rổ nhỏ có vai trò thay thế túi nilon trong thời hiện đại.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Chợ rau thường họp vào sáng sớm.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Chợ xưa ít được quy hoạch thành khu mà chủ yếu bày bán trên vỉa hè, lòng lề đường.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Quầy bán gà, quầy đồ ăn đồ uống nằm san sát, liền kề.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Quán lòng, dồi luôn rất thu hút khách, đặc biệt là cánh mày râu tới ăn nhậu.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Một quán cơm bình dân giờ đông khách.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Hình ảnh một tổ hợp dịch vụ ăn uống tấp nập khách khứa.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Cứ chiều chiều, quán bia hơi lại tấp nập các khách nam giới.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Bia hơi đầu những năm 90 có giá rất rẻ, dùng kèm nhiều loại mồi nhậu khác nhau.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Hình ảnh quen thuộc của quán ăn vỉa hè đầu thời kì đổi mới.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Quán quà vặt là nơi nghỉ ngơi, dùng bữa nhẹ của những tiểu thương trong chợ.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Quán phở bò cùng biển hiệu giản dị.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Em nhỏ bán chanh dạo trong chợ.
Thú vị quán xá Hà Nội thời kì đầu đổi mới
Cho em nhỏ cùng ăn, hình ảnh đáng yêu được ghi lại ở một quán ăn sáng.
K.H

Mãi mãi là tình nhân

Có những mối tình trải qua bao năm tháng, cùng vượt những thăng trầm, cùng nếm những buồn vui, lòng si mê của kẻ trong cuộc dành cho nhau vẫn vẹn nguyên không hề đổi thay khiến nhiều người ngưỡng mộ...
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh
Huyền Anh

22 bức ảnh được chụp ở độ cao kinh hoàng

Tuổi trẻ và hoang dã, điều này rất đúng đối với một số nhà leo núi không sợ chết. Một số nhà leo núi người Nga đã quyết định leo lên tòa nhà cao nhất thế giới. Họ đã đi đến Dubai, Hồng Kông, Đức để có được những bức ảnh sống động. Tất cả các hình ảnh này sẽ làm cho tim bạn đập loạn xạ. Họ được đào tạo kỹ lưỡng và cuộc sống của họ rất nguy hiểm. Những kẻ liều lĩnh này đi bộ và chụp ảnh từ độ cao điên rồ nhất. Mỗi bức ảnh sẽ làm cho bạn ớn lạnh, những pha nguy hiểm bị cấm, vì độ cao đáng sợ và cực kỳ nguy hiểm.
Tòa nhà cao nhất Trung Quốc – Tháp Thượng Hải
Tháp này được xây dựng mất 6 năm và chi phí 4.200.000.000 USD. Chiều cao của tháp là 632 mét.
Dự án “Mái nhà Hồng Kông”
Trên đỉnh Tượng chúa cứu thế Christ Redeemer
Tượng chúa cứu thế Christ Redeemer là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Rio De Janeiro, Brazil. Bức tượng này cao khoảng 30 mét
Nhà thờ Cologne, Đức
Tòa tháp cao nhất thế giới (tính đến năm 2012), Princess Tower, Dubai
Tòa tháp Princess ở Dubai là tòa nhà 101 tầng. Chiều cao tháp là cao 414 mét. Đó là tòa nhà cao nhất thế giới vào năm 2012.
Vòng quanh Dubai
Tòa nhà cao nhất châu Âu – Tháp Mercury City – Nga
Tháp Mercury City ở Nga là tòa nhà cao nhất châu Âu vượt qua tòa nhà Shard ở London. Chiều cao là 338 mét gồm 75 tầng cao chọc trời.
Một vài địa điểm ở nước Nga
Tháp Eiffel, Paris, Pháp
Bùi Văn Ngọc

Ảnh thế giới hoang dã đẹp nhất năm 2014

Trong tuần cuối cùng của tháng 10, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh, trưng bày bộ sưu tập ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã.





Bức ảnh đen trắng đàn sư tử nằm nghỉ đã vượt qua hơn 42.000 tác phẩm đến từ 96 quốc gia để mang lại cho Micheal ‘Nick’ Nichols, Mỹ, danh hiệu Nhiếp anh gia Động vật hoang dã của năm. Trong ảnh, những sư tử cùng với con chúng đang nghỉ ngơi cùng với đàn con trong Vườn Quốc gia Serengeti ở Tanzania. Nichols sử dụng máy ảnh hồng ngoại nhằm “biến đổi ánh sáng, đưa khoảng khắc trở về thời nguyên thủy và thần thánh”.
Bức ảnh đàn sư tử nằm nghỉ đã vượt qua hơn 42.000 tác phẩm đến từ 96 quốc gia để mang lại cho Micheal ‘Nick’ Nichols, Mỹ, danh hiệu Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã của năm. Trong ảnh, những con sư tử bố mẹ cùng các sư tử con đang nghỉ ngơi trong Vườn Quốc gia Serengeti ở Tanzania. Nichols sử dụng máy ảnh hồng ngoại nhằm "biến đổi ánh sáng, đưa khoảnh khắc trở về thời nguyên thủy và thần thánh".
Carlos Perez Naval, 8 tuổi, giành giải Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã trẻ nhất của năm với bức ảnh chú bọ cạp phơi nắng tại một thị trấn ở Tây Ban Nha. Bức ảnh có tên “Tắm nắng lúc hoàng hôn”.
Carlos Perez Naval, 8 tuổi, giành giải Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã trẻ nhất của năm với bức ảnh chú bọ cạp phơi nắng tại một thị trấn ở Tây Ban Nha. Bức ảnh có tên "Tắm nắng lúc hoàng hôn".

Will Jenkins chụp lại bức ảnh “Rồng xanh” trong một chuyến nghỉ mát cùng gia đình ở Costa Rica. Jenkins lựa chọn góc kính rộng để làm nổi bật hình ảnh con ỳ nhông và tạo điểm nhấn ở mắt nó.
Will Jenkins chụp lại bức ảnh "Rồng xanh" trong một chuyến nghỉ mát cùng gia đình ở Costa Rica. Nhiếp ảnh gia lựa chọn góc rộng để làm nổi bật hình ảnh con kỳ nhông và tạo điểm nhấn ở mắt nó.
Anton Lilja ghi lại cảnh tượng những chú ếch đang giao phối trong một hồ nước ở tỉnh Västerbotten, Thụy Điển, trong bức ảnh “Vòng tay rộng lớn’. Lilja đặt ống kính ngang mực nước. Nhờ đó, cậu chuyển tại được sự kỳ diệu của ánh sáng và hình ảnh những trứng ếch dưới làn nước vào tác phẩm của mình.
Anton Lilja ghi lại cảnh tượng những chú ếch đang giao phối trong một hồ nước ở tỉnh Västerbotten, Thụy Điển, trong bức ảnh "Vòng tay rộng lớn". Tác giả đặt ống kính ngang mực nước. Nhờ đó, cậu chuyển tải được sự kỳ diệu của ánh sáng và hình ảnh những trứng ếch dưới làn nước vào tác phẩm.
Edwin Sahlin chụp ảnh con chim giẻ cùi Siberia đang tìm kiếm những miếng pho mát và xúc xích sau bữa trưa trong chuyến trượt tuyết ở miền bắc Thụy Điển. Sahlin đào một cái hộ rồi leo xuống đó. Cậu rải các mẩu thức ăn quanh miệng hố và chờ đợi. Nhờ đó, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã nắm bắt được màu gỉ sắt của thân dưới con chim một cách trọn vẹn.
Edwin Sahlin chụp ảnh con chim giẻ cùi Siberia đang tìm những miếng pho mát và xúc xích sau bữa trưa trong chuyến trượt tuyết ở miền bắc Thụy Điển. Nhiếp ảnh gia đào một cái hộ rồi leo xuống đó. Anh rải các mẩu thức ăn quanh miệng hố và chờ đợi. Nhờ đó, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã khắc họa màu gỉ sắt của thân dưới con chim một cách trọn vẹn.
Trong chuyến đi tới Ecuador, Jan van der Greef tập trung sự chú ý đến những con chim ruồi, loài chim có mỏ dài hơn cơ thể, trừ đuôi. Chiếc mỏ dài giúp chúng lấy mật từ những bông hoa hình ống dài. Greef bắt gặp một chú chim thường kiếm ăn ở những đóa hoa loa kèn màu đỏ gần nhà trọ của cậu. Nó đập cánh với tần suất 60 lần/s và sử dụng cái mỏ siêu dài để xua đuổi kẻ thù. Jan van der Greef sử dụng chế độ chụp liên tục để ghi lại khoảng khắc đầy màu sắc.
Trong chuyến đi tới Ecuador, Jan van der Greef chú ý đến những con chim ruồi, loài chim có mỏ dài hơn cơ thể, trừ đuôi. Mỏ dài giúp chúng lấy mật từ những bông hoa hình ống dài. Greef bắt gặp một chú chim thường kiếm ăn ở những đóa hoa loa kèn màu đỏ gần nhà trọ của anh. Nó đập cánh với tần suất 60 lần/s và sử dụng cái mỏ siêu dài để xua đuổi kẻ thù. Tác giả chọn chế độ chụp liên tục để ghi lại khoảng khắc đầy màu sắc.
Thông thường, các nhiếp ảnh gia thường bắt các động vật phù du rồi chụp chúng. Tuy nhiên, Fabien Michenet lại hứng thú với vẻ đẹp từ hoạt động sống của những con vật bé nhỏ. Vào ban đêm, Michenet lặn xuống độ sâu 20 mét ngoài khơi bờ biển Tahiti và ghi lại hình ảnh con mực có chiều dài 3 cm. Các tế bào sắc tố chấm bi bao quanh cơ thể trong suốt của nó, dưới cặp mắt là cơ quan phát quang sinh học. Vì mực là loài nhạy cảm với ánh sáng, nhiếp ảnh gia phải lặng lẽ di chuyển cùng nó, tắt flash và sử dụng chế độ lấy nét tự động để ghi lại hình ảnh chú mực nhỏ trước khi nó biến mất vào biển sâu.
Thông thường, các nhiếp ảnh gia thường bắt các động vật phù du rồi chụp chúng. Tuy nhiên, Fabien Michenet lại hứng thú với vẻ đẹp từ hoạt động sống của những con vật bé nhỏ. Vào ban đêm, Michenet lặn xuống độ sâu 20 mét ngoài khơi bờ biển Tahiti và ghi lại hình ảnh con mực có chiều dài 3 cm. Các tế bào sắc tố chấm bi bao quanh cơ thể trong suốt của nó, cơ quan phát quang sinh học nằm bên dưới cặp mắt. Vì mực là loài nhạy cảm với ánh sáng, nhiếp ảnh gia phải lặng lẽ di chuyển cùng nó, tắt flash và sử dụng chế độ lấy nét tự động để ghi lại hình ảnh chú mực nhỏ trước khi nó biến mất.
Ngay sau khi núi lửa Puyehue-Cordón Caulle bắt đầu phun trào, Francisco Negroni đã lên đường Vườn Quốc gia Puyehue ở miền nam Chile nhằm ghi lại khoảnh khắc trình diễn ánh sáng ngoạn mục. Nhưng, những gì ông chứng kiến chẳng khác gì cảnh tượng ngày tận thế. Từ vị trí của mình, Caulle quan sát cảnh những tia chớp rạch ngang bầu trời, ánh sáng từ dòng dung nham nóng chảy và ống khói cuồn cuộn bốc lên. Sét núi lửa là một hiện tượng hiếm ngắn ngủi, hiếm gặp, gây ra bởi tình điện từ sự va chạm giữa các mảnh đá vỡ, tro bụi và hơi nước bốc lên từ miệng núi lửa. Bức ảnh “Ngày tận thế” giành giải bức ảnh đẹp nhất về môi trường.
Ngay sau khi núi lửa Puyehue-Cordón Caulle bắt đầu phun trào, Francisco Negroni đã tới Vườn Quốc gia Puyehue ở miền nam Chile nhằm ghi lại khoảnh khắc trình diễn ánh sáng ngoạn mục. Nhưng cảnh tượng ông chứng kiến giống như sự kiện tận thế. Caulle thấy những tia chớp rạch ngang bầu trời, ánh sáng từ dòng dung nham nóng chảy và ống khói cuồn cuộn bốc lên. Sét núi lửa là một hiện tượng hiếm ngắn ngủi, hiếm hoi, hình thành bởi tình điện từ sự va chạm giữa các mảnh đá vỡ, tro bụi và hơi nước bốc lên từ miệng núi lửa. Bức ảnh "Ngày tận thế" giành giải ảnh đẹp nhất về môi trường.
1
Luật pháp Tunisia nghiêm cấm việc săn bắt và giết hại các loài cáo hoang dã. Tuy nhiên, tình hình thực tế không khả quan. Nhiếp ảnh gia Bruno D'Amicis tham gia vào dự án dài hạn điều tra về những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở sa mạc Sahara. Ông phát hiện nhiều vụ săn bắt động vật hoang dã phục vụ cho mục đích thương mại và y học. D'Amicis ghi lại hình ảnh Fennec, con cáo 3 tháng tuổi, trong bức ảnh "Cái giá họ phải trả". Ông nói bức ảnh sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và khách du lịch.
Bức ảnh hàm cá mập trắng cho thấy nó đã chiến đấu kich liệt để thoát khỏi chiếc móc trước khi nghẹt thở. Rodrigo Friscione Wyssmann chụp lại cảnh tượng khủng khiếp ở ngoài khơi vịnh Magdalena, bang Baja California, Mexico. “Tôi rất sốc. Cá mập trắng là loài động vật tuyệt vời, duyên dáng và thông minh. Cảnh tượng ấy thật đáng buồn. Vì thế, tôi chuyển hình ảnh sang màu đen trắng”, nhiếp ảnh gia cho biết.
Con cá mập trắng đã chiến đấu kịch liệt để thoát khỏi chiếc móc trước khi nghẹt thở. Rodrigo Friscione Wyssmann chụp lại cảnh tượng khủng khiếp ở ngoài khơi vịnh Magdalena, bang Baja California, Mexico. "Tôi rất sốc. Cá mập trắng là loài động vật tuyệt vời, duyên dáng và thông minh. Cảnh tượng ấy thật đáng buồn. Vì thế, tôi chuyển hình ảnh sang màu đen trắng", nhiếp ảnh gia cho biết.
Nguyễn Sương

No comments:

Post a Comment

quangnm