Friday, May 1, 2015

Vẻ đẹp của đất và người Nam Định

Vẻ đẹp của đất và người Nam Định

Chợ cá buổi sáng ở làng chài ven nhà thờ đổ, đồng lúa xanh ngút ngàn, những ngôi nhà thờ diễm lệ hay cảnh lao động của người dân làng tơ Cổ Chất là những góc máy tái hiện vẻ đẹp yên bình của vùng đất Nam Định.
 
Những tháp chuông nhà thờ ẩn hiện nơi chân trời luôn là hình ảnh đặc trưng của vùng đất xứ đạo.
 
 
Nằm nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm (khoảng 20 km), làng Cổ Chất nổi tiếng với nghề nuôi tằm, ươm tơ là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi có dịp đến đây.
 
 
Khắp mọi nơi trong làng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ miệt mài luộc kén, kéo tơ trong các xưởng tại gia.
 
 
Bình minh trên biển Hải Thịnh, huyện Hải Hậu. Đây là bãi biển sạch, trải dài hơn 3 km với bãi cát thoải, mịn.
 
 
Ngư dân Hải Thịnh sau một sớm ra khơi.
 
 
Chợ cá họp ngay bên bờ biển, bên cạnh nhà thờ đổ.
 
 
Cuộc sống của những người dân chài cần cù giữa thiên nhiên thanh bình, gắn liền với biển cả bao la.
 
 
Nhà thờ đổ ở bờ biển Xương Điền này mang tên Trái Tim, bị bỏ hoang từ năm 1996. Quang cảnh nơi đây in hằn vết thời gian và sự xâm thực của biển.
 
 
Dân chài trên dòng sông Ninh Cơ.
 
 
Cánh đồng lúa xanh ngát mênh mông cho ra đời những hạt gạo ngon xếp vào hàng đặc sản. Là một trong những tỉnh có nhiều nhà thờ đẹp nhất cả nước, các công trình tôn giáo ở Nam Định càng làm tăng thêm vẻ an yên cho cảnh vật nơi đây.
 
Lê Thương
Ảnh: Đặng Tuấn Trung

Vẻ đẹp thanh bình ở làng quê Cổ Chất

Nằm nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm, làng Cổ Chất nổi tiếng với nghề nuôi tằm, ươm tơ là điểm dừng chân thú vị.
 
Cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km, làng Cổ Chất thuộc xã Phương Đình, huyện Trực Ninh.
 
 
Theo thần phả làng này, chùa thờ Phật, đền thờ bốn vị Thánh tổ có công khai phá và dựng lên làng Cổ Chất hơn bốn thế kỷ qua.
 
 
Nơi đây có đền Vạn Cổ Hương và chùa Phổ Quang tự. Đền chùa này đã hợp thành một quần thể kiến trúc của làng Cổ Chất được Bộ Văn hóa cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa đền chùa Cổ Chất.
 
 
Hằng năm vào ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch, làng Cổ Chất mở hội đón dân làng và khách thập phương tới dâng hương các vị thành hoàng, tỏ lòng tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã dầy công xây dựng làng quê cho con cháu hôm nay.
 
 
Trong lễ hội dân làng nô nức rước kiệu, thi bơi chải và các trò chơi dân gian chọi gà, đánh đu, mở đầu cho một mùa tơ vàng, mùa lúa bội thu và cầu may cho nhà nhà an khang làm ăn thịnh vượng.
 
 
Nơi đây còn là cái nôi của nghề truyền thống ươm tơ dệt lụa, sản sinh ra loại vải tơ tằm đẹp nổi tiếng của đất thành Nam. Ngày nay, làng tơ Cổ Chất vẫn đang được các nghệ nhân lưu giữ những giá trị cổ về lịch sử, văn hóa và làng nghề truyền thống.
 
 
Khắp mọi nơi trong làng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ miệt mài luộc kén, kéo tơ trong các xưởng tại gia, những bó tơ vàng óng nằm phơi mình dưới nắng...
 
 
Những người nông dân Cổ Chất rất hiền lành, chịu khó gắn bó với nghề ươm tơ, dệt lụa, trồng lúa, chăn tằm... gợi nhớ hình ảnh của bất kỳ làng quê Việt nào.
 
 
Dạo một vòng quanh làng, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình nhẹ bẫng bởi khung cảnh thanh bình của sông nước, chùa chiền, những ngôi nhà rêu phong cổ kính và cả những nét cười đậm đà tình nghĩa quê hương.
 

Những sợi tơ vàng óng ánh của Thành Nam

Đến với làng Cổ Chất, Nam Định, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi trên thanh sào tre là những bó tơ vàng, trắng óng ả, vương vấn khắp nơi, gợi vẻ đẹp của làng quê thanh bình, trù phú.
 
Làng nghề dệt Cổ Chất nằm ven dòng sông Ninh, xã Phương Đình, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nơi đây nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa lâu đời.
 
 
Từ thành phố Nam Định theo quốc lộ 21 hoặc xuôi theo dòng sông Hồng khoảng 20 km về phía Đông nam du khách sẽ đến được với làng Cổ Chất.
 
 
Nhân lực chủ yếu ở đây là phụ nữ.
 
 
Người già và trẻ em cũng tham gia, nhưng làm những việc nhẹ nhàng hơn như phân loại kén và nhộng.
 
 
Trong những xưởng kéo tơ, các bà các chị miệt mài làm việc trong màn khói bốc nghi ngút từ nồi nước luộc kén.
 
 
Kén tằm trưởng thành trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 ngày sẽ được đem đi kéo sợi.
 
 
Kén tằm cho vào nồi được khỏa liên tục thi nhau nhảy lên bàn kéo sợi. Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng quay.
 
 
Sợi tơ được quấn thành từng bó, phơi dưới nắng, sau khi khô sẽ được các lái buôn khắp nơi đến lấy.
 
 
Sản phẩm tơ làng Cổ Chất vốn nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng tốt. Tuy nhiên, ngày nay làng nghề đã bị mai một đi nhiều, chỉ còn một số ít hộ còn giữ được quy trình chế biến thủ công.
 
 
Đến thăm làng nghề, du khách không chỉ được tận mắt nhìn những người thợ thủ công ươm tơ, kéo kén, dệt lụa trên những khung cửi gỗ thô sơ mà còn được tận hưởng không gian thanh bình của cảnh vật và con người nơi đây.

10 nhà thờ đẹp ở Nam Định

Là một trong những tỉnh có nhiều nhà thờ đẹp nhất cả nước, các công trình tôn giáo ở Nam Định mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.
 
1. Tòa giám mục Bùi Chu
Tọa lạc trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ năm 1885, trải qua hơn 100 năm cùng thời gian, tòa giám mục Bùi Chu vẫn uy nghiêm, bề thế. Với chiều dài 78 m, rộng 22 m và cao 15 m, nơi đây thường gắn liền nhiều sự kiện quan trọng.
 
 
2. Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai
Nhà thờ Phú Nhai từng trải qua 5 lần xây dựng. Lần đầu vào khoảng thế kỷ 18 và gần đây nhất là năm 1933. Hiện tại, công trình này dài 80 m, rộng 27 m, cao 30 m, hai tòa tháp cao 44 m.
 
 
 
3. Đền thánh Kiên Lao
Nhà thờ Đền thánh Kiên Lao nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường với chiều dài 75 m, rộng 26 m, cao 28 m và tháp chuông cao 46 m. Hai bên nhà thờ có hồ nước và những dãy đèn đường trang nghiêm nhưng không kém phần thơ mộng.
 
 
4. Nhà thờ Trung Linh
Nằm ở xã Xuân Ngọc, Xuân Trường, cách tòa giám mục Bùi Chu 1,5 km,  Nhà thờ Trung Linh được xây dựng năm 1928 và đẹp như tranh vẽ. Nơi đây là một trong những địa điểm ưa thích của các cặp vợ chồng đến chụp ảnh cưới.
 
 
5. Giáo xứ Thánh Danh
Nhà thờ giáo xứ Thánh Danh thuộc xã Xuân Trung, Xuân Trường. Nơi đây có những bức tranh trang trí đắp nổi nói về các điển tích trong Kinh thánh rất đẹp và tự nhiên.
 
 
6. Nhà thờ lớn Nam Định
Nằm ở ngay trung tâm thành phố Nam Định, nhà thờ thiết kế đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm, trầm mặc.
 
 
 
7. Nhà thờ Hưng Nghĩa
Du khách sẽ không khỏi trầm trồ khi nhìn thấy nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa bởi dáng hình của tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ với những chi tiết tinh xảo. Nhà thờ này thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, xây từ năm 1927 và mới được trùng tu lại từ năm 2000.
 
 
8. Nhà thờ Xương Điền
Nhà thờ giáo xứ Xương Điền nằm ở vùng biển Giao Thủy, Hải Hậu với kết cấu mái ngói, khung trần làm từ gỗ, mang hơi hướng của những ngôi chùa Phật giáo Việt Nam. Sự kết hợp giữa phong cách châu Âu-Á khiến tòa nhà trở nên quen thuộc, gần gũi.
 
 
9. Nhà thờ Phú An
Nhà thờ Phú An thuộc giáo phận Bùi Chu với lối kiến trúc khá đặc sắc. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mưa gió và cả chiến tranh, công trình xuống cấp trầm trọng và đã được hạ giải để xây dựng nhà thờ mới, khang trang hơn vào năm 2007.
 
 
10. Nhà thờ đổ Hải Lý
Dù đã bị phá hủy, nhà thờ đổ ở bờ biển xã Hải Lý vẫn là một trong những điểm đến yêu thích của khách du lịch gần xa.
 

Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định

Dù hoang tàn, nhà thờ đổ thuộc xã Văn Lý, huyện Hải Hậu vẫn thu hút nhiều du khách và tay máy nhờ sự hội tụ của trời biển, nắng gió và cát trắng.
 
Trước đây, ngay bên bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu này là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ.
 
 
Tuy nhiên, theo thời gian, nước biển dần dần xâm lấn đất liền làm ảnh hưởng lớn đến các công trình. Giáo dân trong vùng đã 3 lần chuyển nhà thờ vào đất liền để tránh sự "xâm chiến" của biển .
 
 
Nhà thờ đổ ở bờ biển Xương Điền này mang tên Trái Tim, bị bỏ hoang từ năm 1996.
 
 
Để đến nhà thờ đổ, từ Hà Nội, đi theo quốc lộ 1A, rẽ vào quốc lộ 21, về thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan, hỏi đường về huyện Hải Hậu. Đến trung tâm huyện (cầu Yên Định) hỏi đường ra thị trấn Cồn (cách cầu Yên Định khoảng 8 km). Ở đây có biển chỉ dẫn (phía bên trái): Văn Lý 3 km. Đi theo biển chỉ dẫn, hỏi Nhà thờ đổ.
 
 
Nếu đi ô tô khách: đón xe ở bến Giáp Bát, đi chuyến Hà Nội - Nam Định - thị trấn Cồn (hoặc Thịnh Long). Xuống xe, bắt xe ôm vào khu Nhà thờ đổ (3 km).
 
 
Thời gian chụp hình nhà thờ đổ đẹp nhất là bình minh (khoảng 5h) và hoàng hôn (khoảng 18h).
 
 
Quanh nhà thờ đổ là làng chài, không có dịch vụ nhà nghỉ. Tuy nhiên, ở đây có nhiều lán, chòi dựng tạm để người dân thu mua hải sản. Bạn có thể xin ở nhờ để sáng dậy sớm chụp bình minh và xem kéo lưới, cũng để hiểu hơn cuộc sống người dân làng chài.
 
 
Vẻ đẹp hoang sơ bên cạnh cuộc sống mưu sinh của những người dân chài cần cù, chất phác giữa thiên nhiên thanh bình mang lại những cảm giác mới lạ cho du khách ghé thăm.
 
 
Có rất nhiểu đặc sản biển như cua, ghẹ, tôm (tôm he, tôm thuyền, tôm đanh, tôm rảo), cá khoai, mực... tuy không to nhưng tươi, ngon do người dân đánh bắt gần bờ, sáng đi, chiều về.
 
 
Ở đây cá cơm hay còn gọi là cá trổng có rất nhiều. Cá dùng để làm nước mắm.
 
 
Du khách có thể mua hải sản ngay trên bãi biển, nhờ người dân nấu và thưởng thức ngay trên bãi cát.
 
 
Chiều đến là lúc người dân ra đây tận hưởng không khí biển trong lành, mát dịu. Ng

Những sợi tơ vàng óng ánh của Thành Nam

Đến với làng Cổ Chất, Nam Định, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi trên thanh sào tre là những bó tơ vàng, trắng óng ả, vương vấn khắp nơi, gợi vẻ đẹp của làng quê thanh bình, trù phú.
 
Làng nghề dệt Cổ Chất nằm ven dòng sông Ninh, xã Phương Đình, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nơi đây nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa lâu đời.
 
 
Từ thành phố Nam Định theo quốc lộ 21 hoặc xuôi theo dòng sông Hồng khoảng 20 km về phía Đông nam du khách sẽ đến được với làng Cổ Chất.
 
 
Nhân lực chủ yếu ở đây là phụ nữ.
 
 
Người già và trẻ em cũng tham gia, nhưng làm những việc nhẹ nhàng hơn như phân loại kén và nhộng.
 
 
Trong những xưởng kéo tơ, các bà các chị miệt mài làm việc trong màn khói bốc nghi ngút từ nồi nước luộc kén.
 
 
Kén tằm trưởng thành trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 ngày sẽ được đem đi kéo sợi.
 
 
Kén tằm cho vào nồi được khỏa liên tục thi nhau nhảy lên bàn kéo sợi. Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng quay.
 
 
Sợi tơ được quấn thành từng bó, phơi dưới nắng, sau khi khô sẽ được các lái buôn khắp nơi đến lấy.
 
 
Sản phẩm tơ làng Cổ Chất vốn nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng tốt. Tuy nhiên, ngày nay làng nghề đã bị mai một đi nhiều, chỉ còn một số ít hộ còn giữ được quy trình chế biến thủ công.
 
 
Đến thăm làng nghề, du khách không chỉ được tận mắt nhìn những người thợ thủ công ươm tơ, kéo kén, dệt lụa trên những khung cửi gỗ thô sơ mà còn được tận hưởng không gian thanh bình của cảnh vật và con người nơi đây.

Mùa đào chín đỏ trên cao nguyên Mộc Châu

Đào giống Pháp ở Mộc Châu, Sơn La nổi tiếng với vị giòn ngọt, chua thanh đang vào những ngày thu hoạch.
 
Cứ mỗi dịp xuân về trên đất Mộc Châu, sắc hồng của hoa đào nở rộ núi rừng để sau đó 2-3 tháng, cây cho những quả đào chín đỏ.
 
 
Em Sùng A Hồ, 12 tuổi, ở xã Chiềng Di 2, huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Sơn La tranh thủ hái quả giúp đỡ bố mẹ.
 
 
Vườn đào nhà em cheo leo trên đỉnh đồi nhưng cậu bé và các bạn đã quen nên thoăn thoắt bê đào đã hái xuống cho người thân đem bán.
 
 
Chị Tràng Thị Cợi, ở huyện Vân Hồ đang thu hoạch giống đào quả nhỏ, ngọt, giá 15.000 đồng một kg.
 
 
Năm nay, người dân không thu hoạch được nhiều một phần do thời tiết, một phần do đào bị chặt nhiều mang về xuôi trong dịp Tết.
 
 
Đào Mộc Châu bán lẻ giá dao động từ 15.000 đồng tới 25.000 đồng một kg.
 
 
Đào thường chia ra hai loại: đào trắng và đảo đỏ. Đào đỏ quả to, số lượng ít hơn nhưng được giá.
 
 
Những ngày này, đào được bán rất nhiều ven đường quốc lộ 6, địa phận Mộc Châu.
 
 
Tuy có rất nhiều người bán nhưng họ không chèo kéo, khách vào hàng ai thì người đó tiếp.
 
 
Khách du lịch có thể thử và chụp ảnh thoải mái kể cả không mua.

48h chinh phục nóc nhà Mộc Châu

Pha Luông (Mộc Châu, Sơn La) vào mùa xuân không chỉ là thiên đường của các nhiếp ảnh gia săn hoa mận, đào mà còn là điểm đến thách thức cho nhiều tay phượt trẻ. 
Với độ cao hơn 2000 m, Pha Luông hay Bờ Lung (tiếng Thái nghĩa là núi lớn) được coi là nóc nhà của Mộc Châu, cách trung tâm thị trấn chừng 40 km và nằm trong khu vực biên giới Việt - Lào. Quãng đường chinh phục Pha Luông không hề dễ dàng nhưng càng ngày càng có nhiều người muốn tới đây thử thách bản thân.
Thời gian
Khám phá Pha Luông chỉ cần 2 ngày nên du khách có thể chọn dịp nghỉ cuối tuần. Thời điểm đầu xuân (khoảng tháng 2 -3) trùng với các mùa hoa như mơ, mận, đào... nên bạn có thể dành thời gian để kết hợp vui chơi và "săn" ảnh hoa ở Mộc Châu. 
meogia-1423044970-6222-1424840700.jpg
Pha Luông cũng chính là địa danh nổi tiếng trên đường đi của đoàn quân Tây Tiến năm xưa. Ảnh: Mèo Già.
Phương tiện di chuyển
Bạn đón xe khách chạy tuyến Hà Nội  - Mộc Châu tại các bến xe như Giáp Bát, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, giá vé một chiều dao động từ 130.000 đến 160.000 đồng. Sau đó thuê xe máy (giá khoảng 200.000 đồng một ngày, tự đổ xăng) để di chuyển từ Mộc Châu tới đồn biên phòng Pha Luông và gửi xe, bắt đầu hành trình leo núi đầy thử thách.
Nếu thể lực và khả năng lái tốt bạn cũng có thể đi xe máy từ Hà Nội lên thẳng Mộc Châu (chừng 4h cho đoạn đường gần 200 km) trước khi chạy tiếp chặng Mộc Châu - Pha Luông gần 40 km.
Hành trang
Trước khi đi bạn phải rèn luyện thể lực bằng các bài tập tăng sức bền cho cơ thể, đặc biệt là đôi chân. Bạn cần đảm bảo sức khỏe ổn định trong suốt hành trình vì nếu đuối sức bạn sẽ phải dừng leo núi giữa đường, ảnh hưởng tới lịch đi của đoàn.
Các đồ dùng cần thiết gồm: quần áo, thuốc men, dao nhỏ, bật lửa, đồ ăn... và cả giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân) để làm thủ tục với đồn biên phòng Pha Luông. Ngoài ra để dễ dàng cho việc di chuyển, leo núi, đi bộ xuyên rừng, bạn nên mang giày leo núi, áo mưa, hay túi nilon bọc giày.
Ăn uống
Do trên đường đi từ trung tâm thị trấn Mộc Châu tới Pha Luông không có hàng quán, bạn nên mang đồ ăn theo để nghỉ chân lấy sức và ăn tại đồn biên phòng. Lưu ý mang thêm nước và thức ăn nhẹ để phòng tránh mất sức trên đường leo núi.
Lịch trình
Du khách nên bắt xe khách đi từ 21, 22 h tối hôm trước để sáng sớm tới Mộc Châu.
Ngày 1:
5h - 5h 30: Sắp xếp, kiểm tra đồ đạc, rời xe khách và ăn sáng.
7h 30:  Nhận và kiểm tra xe máy, chuẩn bị cơm trưa đem đi Pha Luông.
Pha Luông cách Mộc Châu khoảng 40 km, nên khởi hành sớm theo quốc lộ 43 hướng đi cửa khẩu Loóng Sập khoảng 20 km, sau đó rẽ vào lối đi Mường Ve thêm chừng 7 km đường nhựa đẹp. Bắt đầu từ đây là 10 km off-road gian nan, đường đất xen lẫn đá tảng nằm ngổn ngang, liên tiếp dốc cao, một bên núi một bên vực thẳm.
Nguyen-Dac-Hoa-1.jpg
Đoạn đường đến được đồn biên phòng Pha Luông rất dễ trơn trượt nếu đi vào ngày mưa. Ảnh: Nguyễn Đắc Hòa.
10h 30: Chạm đích đồn biên phòng, nghỉ ngơi lại sức, ăn trưa, chuẩn bị đồ lên leo núi và làm thủ tục ở đồn biên phòng.
Bạn có thể gửi lại các vật dụng nặng hoặc không cần thiết tại đồn, chú ý bảo quản đồ có giá trị và quan trọng như tiền bạc, máy ảnh... Ăn trưa xong phải dọn dẹp rác để không gây ô nhiễm và tạo hình ảnh xấu với người dân địa phương. Đoàn nên thuê người dân địa phương dẫn đường, đảm bảo thực hiện đúng thời gian cho phép.
11h 30: Bắt đầu leo lên núi.
Cung đường leo Pha Luông rất nhiều cảnh đẹp nhưng cũng không kém phần nguy hiểm vì liên tục là các dốc lên xuống, đường mòn nhỏ khiến bạn phải luồn lách. Đầu xuân leo núi bạn sẽ bắt gặp những cây đào, mận bung nở giữa rừng, nếu may mắn đoàn còn được thấy lá phong đỏ sót lại.
Chặng đường cuối cùng hoàn toàn là dốc đứng, trơn trượt, hiểm trở tới mức bạn gần như không có gì để bám mà phải bò nên cần cẩn trọng từng bước. Nếu chặng đầu bạn có thể dùng gậy để leo thì đoạn cuối này phải bỏ lại, nhưng chú ý không vứt bừa bãi làm chắn đường người đi sau.
14h 30: Tới đỉnh núi nghỉ ngơi, ngắm cảnh chụp ảnh kỷ niệm khoảng 30 - 45 phút.
Đây là thời điểm vui và hào hứng nhất vì bạn đã đạt được mục tiêu chuyến đi. Trên đỉnh có một khu đất bằng phẳng, rộng rãi rất phù hợp để cắm trại hoặc vui chơi tập thể. Tuy nhiên do chưa đảm bảo về an ninh an toàn (vì đây là khu vực biên giới Việt - Lào) nên hiện nay việc cắm trại ngủ qua đêm chưa được cho phép.
Ngoài ra, trên đỉnh Pha Luông có các mỏm đá chìa ra phía vực sâu là nơi chụp ảnh kỷ niệm độc đáo nhưng mọi người cũng cần chú ý an toàn. Nếu mệt bạn có thể ăn nhẹ ngay trên đỉnh và tất nhiên phải dọn rác sạch sẽ sau khi ăn.
15h 15: Bắt đầu xuống núi, về đồn biên phòng Pha Luông.
Vì mất nhiều sức cho chặng leo lên và hành trình về cũng nhiều dốc nên bạn hãy cẩn trọng để không gặp các chấn thương như chuột rút, căng cơ, trẹo chân...
Man-MC1-JPG.jpg
Đầu năm còn là thời điểm hoa mận phủ trắng núi đồi Mộc Châu. Ảnh: Hương Chi.
17h 15: Về đến đồn biên phòng nghỉ ngơi chừng 30 phút.
Nếu điều kiện trời quang và chưa có sương mù dày thì đoàn nên đi xe máy trở về Mộc Châu. Trong trường hợp thời tiết xấu hoặc không cán đích đúng giờ, mọi người sẽ phải xin ngủ tại đồn biên phòng.
21h: Tới trung tâm thị trấn Mộc Châu, ăn tối nghỉ ngơi tại phòng khách sạn.
Đoàn phải liên hệ và đặt phòng trước khi đi. Một phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ dao động từ 300.000 - 350.000 đồng, tuy nhiên giá này có thể thay đổi vào mùa du lịch cao điểm.
Ngày 2:
7h 30: Kết hợp ngắm hoa mận, đào và xuất hành trở về Hà Nội.
Trên đường về đoàn dừng chân ăn trưa và kết hợp mua quà là các đặc sản của Mộc Châu (cải mèo, sữa, chè, thịt lợn, các loại thuốc từ lá, thân cây...).

Hoa mận nở bung sắc trắng khắp Mộc Châu

Mộc Châu những ngày giáp Tết như một bức tranh của hoa mận, hoa cải trắng muốt xen lẫn với sắc hồng hoa đào vừa hé nở, tạo thành một thiên đường bằng hoa.
 
Những cành đào rừng được bán khá nhiều ở khu vực bản Lóng Luông, cành vừa phải có giá 200 nghìn đồng, những cành to hơn thì giá có thể lên tới tiền triệu.
Giàng A Cơ và Giàng A Cổ đang bó đào cho khách mang về Hà Nội, Hải Phòng. Đa số khách hàng mua từ 2 cành trở lên, họ nói cho bõ công lên tận Mộc Châu chọn đào.
 
 
Mùa hoa mận, hoa đào thường đến vào những ngày đầu năm dương lịch, trước tết Nguyên Đán một chút. Hoa mận trắng tinh khôi bạt ngàn, vươn lên phía trên các đồng cỏ xanh mướt của Mộc Châu.
 
 
Đi từ quốc lộ 6 cho đến khi tới Mộc Châu, bạn sẽ hiểu tại sao người ta thường gọi xứ sở này là thiên đường ở lưng chừng mây. Bao la là mận trắng, đào hồng với một không gian vô cùng rộng lớn.
 
 
Khi lại gần bạn sẽ cảm nhận được cái trắng tinh khiết của những bông hoa mận.
 
 
Góp phần tạo nên không gian lung linh của mận trắng là hoa cải, chúng hoà quyện vào với nhau tạo nên cảnh sắc làm mê hoặc lòng người.
 
 
Những đứa trẻ người Mông say sưa với trò chơi quay, dưới tán những cây mận nở hoa chi chít.
 
 
Những ngôi nhà người Mông ẩn hiện trong thung lũng, giữa những tán hoa mận và hoa đào.
 
 
Hoa mận đẹp không chỉ bởi vẻ mong manh, tinh khiết mà còn bởi khi đã nở, hoa sẽ bung ra ồ ạt. Những cây mận như đua nhau khoe hoa, những bông mận nhỏ phủ kín cành cây khẳng khiu giống như chiếc khăn choàng tuyệt đẹp.
 
 
Hoa mận nở khắp nơi tại các bản Phiêng Cành, Pa Phách, Loóng Luông. Trong ảnh, hoa mận choàng một sắc trắng lên bản Phiêng Cành.
 
 
Các bé gái xúng xính váy áo đi chơi mặc dù tết người Mông đã qua.
 
 
Ở các bản Lóng Luông, Thông Cuông, Pa Phách, Tân Lập, bản Áng…là nơi tập trung nhiều đồi hoa nhất. Bạn đi đến đâu cũng có thể có được những khung hình đẹp, đặc biệt là nếu đi sâu vào các bản.
 
oài nhà thờ đổ và làng chài, bạn có thể đến cánh đồng muối cách đó chừng một km để tham quan, chụp ảnh, hoặc xa hơn là biển Thịnh Long, Quất Lâm (cách 10 km).
 

Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển

Vùng đất Hải Hậu, Nam Định mang đến những trải nghiệm biển thú vị cho du khách khu vực miền bắc mà không cần phải đi xa hay tốn quá nhiều chi phí.
 
Bờ biển Hải Hậu có đặc điểm riêng là những nhà thờ nằm sát mép nước đã hư hỏng phải bỏ hoang do hiện tượng nước biển xâm thực như tại xã Hải Lý. Từ Hà Nội, du khách có thể đi xe khách  với các chuyến liên tục trong ngày, qua quãng đường 110 km tới thành phố Nam Định, sau đó đi tiếp xe khách nội tỉnh hơn 40 km nữa đến Hải Hậu.
 
 
Bờ biển Hải Hậu dài khoảng 33 km, kéo từ thị trấn Quất Lâm tới bãi tắm Thịnh Long - hai điểm du lịch khá nổi tiếng của Nam Định. Biển Hải Hậu vẫn giữ được vẻ hoang sơ, rất thích hợp cho những người thích sự yên tĩnh.
 
 
Bãi tắm thuộc xã Hải Đông vào buổi chiều tối. Không có cảnh hàng quán nối nhau dọc bờ, chỉ có một quán nước nhỏ trên đê phục vụ người dân trong xã ra tắm. Cát nơi đây rất mịn, bờ biển thoai thoải và sóng cũng vừa phải.
Do không phát triển du lịch nên trong vùng rất hiếm nhà nghỉ, khách sạn. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi không đáng lo ngại, bởi chỉ cần đi quãng đường khoảng 10 km là tới thị trấn Quất Lâm hay khu du lịch Thịnh Long - nơi có rất nhiều khách sạn, giá phòng giao động khoảng 250 - 350 nghìn đồng/đêm.
 
 
Buổi sáng là thời điểm các tàu đánh bắt hải sản ra khơi từ đêm hôm trước cập bờ. Chứng kiến cuộc sống người dân vùng biển cũng là một trại nghiệm thú vị khi đến Hải Hậu.
 
 
Ngoài ra, du khách có thể mua hải sản tươi nguyên từ các thuyền đánh bắt vừa cập bờ với giá rẻ bất ngờ. Ghẹ ngon giá chỉ 100.000 đồng/ kg, trong khi bề bề loại to vừa gỡ ra từ lưới giá chỉ 50.000 đồng/ kg, sau đó có thể mang đến một quán bia trong vùng nhờ hấp hộ. Chỉ với hơn 200.000 đồng, nhóm 3 - 4 người có thể có được một bữa hải sản no nê.
 
 
Khi đến Nam Định, du khách không thể không ngắm những cánh đồng muối bao bọc lấy các nhà thờ.
 
 
"Mắt thấy, tai nghe" mới hiểu được vì sao làm muối được coi là nghề vất vả và nghèo nhất.
 
 
Những ngôi nhà dân vùng biển đơn sơ, thường vắng người vào các buổi chiều.
 
 
Những ngôi nhà thờ đổ nát bởi ảnh hưởng của hiện tượng nước biển xâm thực đan xen những ngôi nhà thờ mới xây.
 
 
Ánh nắng hoàng hôn chiếu xuống những ngôi làng với tháp chuông nhà thờ nhô lên tuyệt đẹp.
 

No comments:

Post a Comment

quangnm