Mỹ - Trung tranh cãi quyết liệt về Biển Đông
Mỹ bày
tỏ quan ngại về quá trình cải tạo các bãi đá của Trung Quốc tại Biển
Đông, trong khi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố sẽ không lay chuyển trong
vấn đề chủ quyền.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters
|
Sau cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Vương Nghị hôm nay không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp
nào, bất chấp việc ông Kerry hối thúc Bắc Kinh phải có hành động cụ thể
để giảm căng thẳng trên Biển Đông, theo Reuters.
"Việc xây dựng những công trình trên quần đảo Nam Sa và các rạn san hô
hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc", ông Vương nói với các
phóng viên tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Kerry, sử dụng tên
mà Bắc Kinh dùng để gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của Trung Quốc 'vững như bàn thạch'", ông Vương nói thêm.
"Đây là yêu cầu của người dân và cũng là quyền hợp pháp của chúng tôi".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển
Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi
đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh mới
đây cho thấy Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất ở 7 đá thuộc quần đảo
Trường Sa và dường như đang xây đường băng tại một trong các đảo nhân
tạo. Các đá này thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm
1988.
Trung Quốc cùng lúc bày tỏ quan ngại trước thông tin về việc Mỹ lên
phương án điều tàu và máy bay quân sự trong phạm vi 12 hải lý quanh các
bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền với
các đảo nhân tạo nước này đang xây dựng.
Đáp lại, Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ rất lo ngại về quy mô cũng như
tốc độ của hoạt động cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện trên
Biển Đông. Ông nhấn mạnh luật pháp quốc tế không cho phép hay công nhận
việc "tạo ra" chủ quyền bằng cách xây dựng trên những rạn san hô dưới
đáy biển.
Ông Kerry đồng thời kêu gọi Trung Quốc "hành động để cùng tất cả các
nước giảm căng thẳng" và "tăng triển vọng tìm ra một giải pháp ngoại
giao" cho vấn đề.
Khu vực "cần một cơ chế ngoại giao khôn ngoan" để đi đến thống nhất bộ
quy tắc ứng xử giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung
Quốc hơn là "những tiền đồn và các đường băng quân sự", ngoại trưởng Mỹ
khẳng định, ám chỉ các công trình mà Trung Quốc tạo dựng trái phép ở
Biển Đông.
Ông Kerry sáng sớm nay tới Bắc Kinh thực hiện chuyến công tác Trung
Quốc hai ngày. Mục tiêu ban đầu của chuyến đi là nhằm chuẩn bị cho Đối
thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ - Trung diễn ra vào tháng tới và chuyến thăm
của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Washington trong tháng 9. Tuy nhiên, chủ
đề Biển Đông đã được dự đoán sẽ bao trùm toàn bộ chương trình nghị sự.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ trưa nay
Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá thường niên do nước này đơn phương áp đặt ở Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa nay.
Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nhưng vẫn cho các tàu nước này tới Trường Sa. Ảnh: Xinhua
|
Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, gần 9.000 tàu cá của tỉnh
Hải Nam cập bến để nghỉ ngơi, bảo dưỡng tàu trong thời gian này. Tuy
nhiên những tàu thuyền "có giấy phép" tới đánh bắt ở khu vực đảo thuộc
quần đảo Trường Sa vẫn được phép hoạt động.
Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc tuyên bố sẽ
tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và
xử phạt các hành vi vi phạm.
Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá
trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất
chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Khu vực Trung Quốc cấm đánh bắt cá. Đồ họa: Sina
|
Biển Đông dậy sóng với một loạt biến động
Trung Quốc tăng tốc bồi đắp các bãi
đá ở Trường Sa và bao biện bằng giọng điệu phi lý, trong khi Mỹ, Nhật và
các đồng minh cấp tập tập trận và tuần tra.
Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu đến Biển Đông
Sáng
qua một giàn khoan nước sâu hiện đại của Trung Quốc lên đường tới Biển
Đông tác nghiệp. Hiện chưa rõ vị trí hoạt động của giàn khoan này.
Theo Xinhua, giàn khoan Hưng Vượng thuộc Tổng công ty Dầu khí
Hải dương Trung Quốc (CNOOC) rời cảng tại thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn
Đông, lên đường đến Biển Đông. Tuy nhiên, hãng tin không nói rõ địa điểm
tác nghiệp cụ thể của giàn khoan này.
Giàn khoan Hưng Vượng do công ty CIMC Raffles liên doanh giữa Trung
Quốc và Singapore lắp đặt, và được chuyển giao cho CNOOC vào tháng
11/2014.
Hưng Vượng, một trong nhiều giàn khoan nước sâu mà Trung Quốc trang bị trong thời gian gần đây. Ảnh: Sina
|
Giàn khoan này được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật hàng đầu của
Singapore và Trung Quốc, với khả năng tác nghiệp tại mức nước sâu nhất
lên đến 1.500 mét và độ sâu của giếng khoan thăm dò đạt 7.600 mét.
Tải trọng của Hưng Vượng là 5.000 tấn, có đủ không gian cho 130 người
hoạt động trên giàn khoan. Ngoài ra, hệ thống định vị động lực đặc biệt
của giàn khoan này có thể đảm bảo hoạt động bình thường trong điều kiện
gió bão cấp 12 tại Biển Đông.
Theo Sina, để chuẩn bị cho chuyến tác nghiệp lần này tại Biển
Đông, CIMC Raffles trước đó đã tiến hành điều chỉnh kỹ thuật để đảm bảo
giàn khoan có thể trực tiếp khoan giếng sau khi đến nơi.
Tháng 1, truyền thông Trung Quốc đưa tin giàn khoan nước sâu Hải Dương
981 di chuyển trên Biển Đông để tới Myanmar tác nghiệp trong vòng hai
tuần. Đây chính là giàn khoan mà Trung Quốc kéo vào đặt gần Hoàng Sa,
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng
5/2014, gây phản ứng dữ dội từ nhiều bên.
Theo công ước về luật biển, tàu thuyền và phương tiện nước ngoài có
quyền tự do đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven
biển, nếu hoạt động đi lại đó không gây cản trở đối với quyền chủ quyền
và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
Tàu chiến Mỹ tiến gần nơi Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa
Tàu
chiến USS Fort Worth tới vịnh Subic, Philippines sau khi tuần tra ở vùng
biển và không phận quốc tế, trong đó có tác vụ tiếp cận các bãi đá ở
Trường Sa với khoảng cách 12 hải lý.
Tàu USS Fort Worth hôm 11/5 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần
đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khu trục tên lửa dẫn
đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet
|
Thông cáo của Hải quân Mỹ hôm qua cho biết tàu Fort Worth đã tới
vịnh Subic, Philippines để tiếp dầu, sau một tuần tuần tra ở vùng biển
và không phận quốc tế gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Theo thông cáo, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng
cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến ven biển (LCS)
hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
"Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem
những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á",
Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói
trong thông cáo đăng trên trang navy.mil.
Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth
vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 LCS sẽ đến khu
vực trong những năm tới. "Việc triển khai nhiều LCS đến Đông Nam Á thể
hiện tầm quan trọng của 'khu vực đang trỗi dậy' và giá trị mà sự hiện
diện lâu dài đem lại", ông Kacher nói.
Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên
hôm qua cho biết quân đội nước này đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và
tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 22 km (12 hải lý) quanh những bãi
đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Theo Wall Street Journal, máy bay quân sự
Mỹ liên tục tiếp cận khu vực 22 km Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quanh
những bãi đá đang được xây dựng. Nhưng để tránh leo thang, các máy bay
chưa vào khu vực này. Một quan chức quân sự Mỹ nói các máy bay "giữ
khoảng cách với các đảo và duy trì vị trí gần điểm 12 dặm".
Tàu Fort Worth gần đây cũng ở vùng biển gần Trường Sa. "Chúng tôi chưa đi vào phạm vi 12 hải lý", một quan chức Mỹ cấp cao nói.
Các đề xuất quân sự chưa được chính thức trình lên Nhà Trắng, cơ quan
chịu trách nhiệm thông qua bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách của
Mỹ. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin mới này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi
tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các
rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh mới đây cho
thấy Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa
và dường như đang xây đường băng tại một trong các đảo nhân tạo.
Tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông
Một
nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cuối tuần qua tập trận chung với Malaysia ở
Biển Đông, nhằm hỗ trợ các mục tiêu hợp tác an ninh của Hạm đội 7.
Hải quân Mỹ hôm qua cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Carl
Vinson, Không đoàn Tấn công số 17 và Liên đội tàu khu trục số 1 ngày
10/5 tham gia nhiều hoạt động huấn luyện cùng các đơn vị trên không và
trên mặt nước của Malaysia tại Biển Đông.
"Chúng tôi rất trân trọng mối quan hệ với quân đội Hoàng gia Malaysia", Chuẩn Đô đốc Chris Grady, tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, cho biết trong thông cáo đăng trên trang Navy.mil.
"Những cuộc tập trận như thế này đem đến lợi ích cho đôi bên và chứng
tỏ cam kết của chúng tôi trong việc nuôi dưỡng và làm sâu rộng quan hệ
song phương với các nước đối tác ở khắp khu vực".
Trong một màn diễn tập, những chiến đấu cơ F/A-18 Hornet và Super
Hornet tham gia cùng Su-30, Mig-29N và FA-18D của Malaysia để huấn
luyện theo nhiều kịch bản tác chiến.
Trong một nội dung diễn tập khác, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Gridley (DDG 101) phối hợp cùng tàu đối tác KD LEKIR (FGS 26) của Malaysia để thực hành tác chiến chống ngầm.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson đang hoạt động tại khu vực
hoạt động của Hạm đội 7, hỗ trợ các chiến dịch an ninh hàng hải và các
nỗ lực hợp tác an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thông
cáo của hải quân Mỹ viết.
Hai chiếc F/A-18 Super Hornet và hai chiếc Mig-29 của Không quân
Hoàng gia Malaysia bay thành đội hình trên tàu sân bay USS Carl Vinson
(CVN 70). Ảnh: Navy.mil
|
Trung Quốc điều tàu khảo sát 3.000 tấn tới Biển Đông
Trung Quốc hôm nay điều một tàu khảo sát 3.000 tấn từ Thanh Đảo tới Biển Đông với mục đích được đưa ra là khảo sát khoa học.
Tàu Đông Phương Hồng 2. Ảnh: News.cn
|
Theo Xinhua, nhiệm vụ lần này của tàu Đông Phương Hồng 2 dự
kiến diễn ra trong khoảng hai tháng. Khoảng hơn 70 chuyên gia nghiên cứu
đến từ các trường như Đại học Hải dương Trung Quốc, Đại học Hạ Môn, Đại
học Bắc Kinh, Đại học Khoa học kỹ thuật Trung Quốc và Sở nghiên cứu Nam
Hải thuộc Học viện khoa học Trung Quốc tham gia đợt khảo sát này.
Tàu Đông Phương Hồng 2 sẽ khảo sát bằng phương pháp thu thập mẫu địa
chất, sinh vật để cung cấp những số liệu hữu ích trong việc đi sâu
nghiên cứu "quá trình diễn biến biển sâu tại Biển Đông".
Tàu Đông Phương Hồng 2 là một trong những tàu khảo sát biển hiện đại
nhất của Trung Quốc. Tàu có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn, chính thức
được đưa vào sử dụng từ năm 1996. Tàu có 15 phòng thí nghiệm để tiến
hành các nghiệp vụ nghiên cứu trên biển.
Bắc Kinh hồi đầu tháng cũng điều giàn khoan Hưng Vượng thuộc Tổng công
ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từ cảng tại thành phố Yên Đài,
tỉnh Sơn Đông, đến Biển Đông nhưng không nói rõ địa điểm tác nghiệp cụ
thể của giàn khoan này.
No comments:
Post a Comment