Friday, May 29, 2015

Mỹ khoe tàu độc có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh

Mỹ khoe tàu độc có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh

Sự kết hợp giữa tàu Montford Point, một trạm hậu cần đa năng lưu động, và Millinocket với tốc độ cao và khả năng chuyên chở lớn sẽ là yếu tố thay đổi cục diện trận chiến, mang lại ưu thế vượt trội cho quân đội Mỹ trong tương lai, chuyên gia đánh giá.
 
Mỹ hồi tuần trước trong cuộc tập trận Culebra Koa 15 (KC 15) diễn ra tại Hawaii có cơ hội phô diễn hai chiếc tàu mới với cấu tạo độc đáo vừa được bổ sung vào hàng ngũ khí tài quân sự hiện đại của quân đội nước này.
Một trong hai mẫu tàu trên là USNS Montford Point, với nền tảng tàu đổ bộ di động (MLP), được biên chế cho Bộ tư lệnh Vận tải Hải quân Mỹ (MSC) từ tháng trước. Ảnh: US Navy
 
 
Tàu Montford Point dài 233m, tải trọng rẽ nước 34.500 tấn, vận tốc trung bình 37 km/h, tầm hoạt động gần 17.000 km. Để tiết kiệm chi phí, tàu được chế tạo không tuân theo tiêu chuẩn của chiến hạm. Thay vào đó, Montford Point có thiết kế với một khoang trống lớn để vừa làm bãi đỗ vừa làm nơi bốc dỡ hàng hóa. Trong ảnh là đồ họa tàu Montford Point. Ảnh: Foxtrot Alpha
 
 
Montford Point trang bị hệ thống cầu đặc biệt giúp nó kết nối với nhiều loại tàu vận tải khác nhau, cho phép vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự lên boong ở cả những địa điểm cách xa bờ mà không phải phụ thuộc vào bến cảng hay các cơ sở hạ tầng cố định nào khác.
Ngoài ra, chiếc tàu lớp MLP này cũng có khả năng tự nhấn chìm một phần thân để trở thành bãi đỗ lý tưởng cho các loại tàu đổ bộ cỡ nhỏ như tàu đệm khí. Trong ảnh, Montford Point đang đón một tàu nhỏ. Ảnh: US Navy
 
 
Theo thiếu tá Brian Tague của MSC, khả năng thay đổi cách thức và thời điểm đưa một lực lượng quân sự đổ bộ lên bờ là điểm sáng chiến lược của Montford Point, giúp nó trở thành quân át chủ bài thay đổi cục diện cả một chiến dịch.
Vận chuyển lượng lớn hàng hóa, nhân lực, trang thiết bị đi quãng đường dài trên biển là nhiệm vụ tương đối dễ dàng. Nhưng để đưa chúng từ biển lên bờ lại là vấn đề lớn, nhiều khi gây ra tình trạng ùn ứ, "thắt cổ chai". Để xử lý rắc rối trên, người ta thường phải xây dựng các kiến trúc cố định, tốn kém hàng trăm, thậm chí hàng tỷ USD. Nhưng các công trình này lại dễ bị tấn công và khả năng phòng thủ kém.
Giải pháp duy nhất còn lại là triển khai những loại tàu vận tải - đổ bộ chuyên môn hóa cao như MLP. Tàu USNS Montford Point và các tàu lớp MLP khác trong tương lai sẽ xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn trong quá trình tháo dỡ khi chúng vừa đóng vai trò là cầu tàu vừa là một tàu đổ bộ chuyên dụng. Ảnh: US Navy
 
 
Sự ra đời của tàu Montford Point là minh chứng rõ nét nhất cho bước thay đổi trong chiến lược quân sự của Washington, từ việc phải phụ thuộc vào các căn cứ cố định để cung cấp hỗ trợ về hậu cần và vận hành đến tự triển khai một cơ sở lưu động với đầy đủ chức năng có ở một căn cứ kiểu cũ. Đây được xem như một phần trong nỗ lực nhằm thúc đẩy kế hoạch "xoay trục sang châu Á" của Lầu Năm Góc và chính quyền Tổng thống Barack Obama. Trong ảnh là boong tàu Montford Point. Ảnh: Vice
 

Tàu Montford Point nhìn từ trên cao. Video: FCCP
 
 
 
Con tàu đáng chú ý khác xuất hiện trong cuộc tập trận CK15 lần này là USNS Millinocket. Đây là chiếc thứ ba thuộc dự án phát triển tàu chiến đấu hỗn hợp cao tốc (JHSV) của quân đội Mỹ.
Millinocket hay các tàu thuộc lớp JHSV khác thực chất có thiết kế giống với những loại phà cao tốc thường dùng để chở người và phương tiện qua lại giữa các đảo. Ảnh: Vice
 
 
Tàu sở hữu 4 động cơ V-20 tăng áp cỡ lớn. Đây là điểm mấu chốt bên cạnh những chi tiết khác giúp Millinocket đạt tốc độ cao. Tàu di chuyển với vận tốc khoảng 26 km/h khi động cơ chạy không tải và trên 74 km/h nếu hoạt động hết công suất. Tàu có thể chở 600 tấn hàng và 312 lính thủy đánh bộ, tương đương một tiểu đoàn thiết giáp hạng nhẹ. Trong ảnh là đồ họa tàu Millinocket được trang bị súng máy. Ảnh: Nav Source
 
 
Tính nhanh nhạy và cơ động là ưu thế mang đến cho Millinocket khả năng "làm mưa làm gió", gây khó khăn cho đối phương trong các chiến dịch tại những bờ biển được bảo vệ nghiêm ngặt, theo Vice. Trong ảnh, tàu Millinocket hồi tháng 6/2013 được kéo ra khỏi xưởng. Ảnh: Nav Source
 
 

Hình ảnh tàu Trung Quốc theo dõi tàu Mỹ gần Trường Sa

Hải quân Mỹ công bố đoạn video cho thấy tàu chiến Trung Quốc đeo bám chiến hạm USS Fort Worth, khi con tàu này lần đầu tiên tuần tra gần quần đảo Trường Sa. 
Theo trang Sina Military Network của Trung Quốc, tàu khu trục Yancheng Type 054A theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu chiến cận bờ Fort Worth, khi chiến hạm Mỹ tiến vào gần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 11/5.
USS Fort Worth đã thông báo qua radio để nhắc nhở phía Trung Quốc rằng chiến hạm Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, khu trục hạm Trung Quốc phớt lờ thông báo này và tiếp tục theo Fort Worth cho đến khi nó rời khỏi khu vực. 
Theo thông cáo của hải quân Mỹ, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến ven biển (LCS) hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
"Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á", Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói trong thông cáo đăng trên trang navy.mil.
Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 chiếc LCS sẽ đến khu vực trong những năm tới.
Một quan chức Mỹ giấu tên tuần này cho biết quân đội đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 12 hải lý quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

Tàu Trung Quốc đeo bám chiến hạm Mỹ gần quần đảo Trường Sa

Tàu chiến USS Fort Worth của hải quân Mỹ bị tàu khu trục nhỏ tên lửa dẫn đường Yancheng của Trung Quốc đeo bám trong quá trình tuần tra gần quần đảo Trường Sa.
085611al4dymimkzmyqalm-1431529-4414-2869
Tàu khu trục Trung Quốc (khoanh tròn) bám theo tàu USS Fort Worth của Mỹ. Ảnh: US Navy
Theo trang Sina Military Network của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra 7 ngày trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông từ các cơ sở hải quân nước này ở Singapore. Tàu Yancheng Type 054A theo dõi chặt chẽ hoạt động của USS Fort Worth, tàu chiến cận bờ lớp Freedom, khi chiến hạm Mỹ tiến vào gần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 11/5.
USS Fort Worth đã thông báo qua radio để nhắc nhở phía Trung Quốc rằng chiến hạm Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, khu trục hạm Trung Quốc phớt lờ thông báo này và tiếp tục bám đuôi USS Fort Worth cho đến khi rời khỏi khu vực. 
Tàu Mỹ còn mang theo một máy bay MQ-8B không người lái và một trực thăng MH-60. Tuy nhiên, tàu chiến cận bờ như USS Forth Worth được cho là không có hỏa lực đủ mạnh để tấn công tàu khu trục tên lửa dẫn đường như Yancheng.
Cuộc chạm trán kết thúc một cách yên bình. Hai nước bị ràng buộc bởi Bộ quy tắc ứng xử cho những Cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), do hải quân các nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, thông qua hồi năm ngoái.
Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra tương tự khi hoàn thành kế hoạch triển khai toàn bộ 4 tàu chiến cận bờ tới Singapore. Sina dự đoán nhiều vụ chạm trán tương tự sẽ có thể xảy ra trong tương lai.

Biển Đông dậy sóng với một loạt biến động

Trung Quốc tăng tốc bồi đắp các bãi đá ở Trường Sa và bao biện bằng giọng điệu phi lý, trong khi Mỹ, Nhật và các đồng minh cấp tập tập trận và tuần tra.
 
Trung Quốc từ đầu năm tăng tốc bồi đắp và cải tạo 7 đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Nước này cũng đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.
Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc hôm 8/5 cho rằng Trung Quốc mở rộng diện tích tại tiền đồn họ chiếm gần 400 lần. Riêng trong 5 tháng qua, tổng diện tích tại các tiền đồn trên Biển Đông tăng 4 lần, từ khoảng 2 km2 vào tháng 12 lên hơn 8 km2
Trung Quốc tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo để cho mục đích dân sự và cả "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự của Trung Quốc". Đồ họa: The Diplomat
 
 
Trung Quốc đang tăng cường xây dựng đường băng dài khoảng 3.000 m trên đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam. Diện tích nơi này đã tăng hơn 11 lần và bị biến thành "đảo" lớn nhất Trường Sa. Cảng và đường lăn tại nơi này đã dần hình thành.
Đầu năm 2015, trong vòng chưa đầy một tháng, truyền thông Trung Quốc liên tiếp công bố hình ảnh binh sĩ luyện tập và các cơ sở quân sự tại đá Chữ Thập. Các chuyên gia đánh giá động thái này cho thấy ý đồ khai thác, kiểm soát thực tế cũng như tham vọng quân sự "lâu dài và nguy hiểm" của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ảnh: Digital Globe
Trung Quốc có thể cũng đang chuẩn bị xây một đường băng trên bãi đá Subi, tương đương với chiều dài trên đường băng ở đá Chữ Thập.
 
 
Hôm 11/5, Trung Quốc lần đầu tiết lộ cuộc sống của lính đồn trú tại Chữ Thập, Gạc Ma và Subi, các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm và chiếm giữ trái phép của Việt Nam năm 1988. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc trực tiếp nêu tên các đá này khi nói về việc cải tạo và xây dựng căn cứ đồn trú kiên cố. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc còn mời Mỹ sử dụng các cơ sở Bắc Kinh đang xây dựng ở Biển Đông cho mục đích tìm kiếm cứu hộ trong "điều kiện thích hợp", nhưng Mỹ từ chối đề nghị này và yêu cầu Bắc Kinh giải thích với các nước trong khu vực về mục đích thực sự của hoạt động xây dựng, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chủ động dừng cải tạo đất.
 
 
 
Trung Quốc hồi tháng 4 bắt đầu xây dựng các đảo nổi di động kích thước lớn, có khả năng phục vụ cho mục đích quân sự trên Biển Đông. Những đảo này khó bị đánh chìm và có thể di động, sẽ tránh được tầm tên lửa của đối phương. Ảnh: Huang Bohai News
 
 
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cuối tháng 4 bắt đầu triển khai giàn khoan nước sâu hiện đại Hưng Vượng đến Biển Đông, gần một năm sau khi nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Sina
 

Mỹ và Philippines cảnh báo Trung Quốc có thể đang tạo bàn đạp cho việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). "Hiện giờ, Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố ra, nhưng nước này về cơ bản đã thiết lập xong bộ khung cho ADIZ", Richard Javad Heydarian, giảng viên quan hệ quốc tế và khoa học chính trị, đại học De La Salle, Manila, Philippines nhận định. Trong video, tàu khu trục Trung Quốc gần bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 19/4 dùng đèn chớp và sóng vô tuyến xua đuổi phi cơ Philippines khỏi Biển Đông. Video: Reuters
Trung Quốc còn tuyên bố "có quyền thiết lập ADIZ, và việc có lập ADIZ hay không phụ thuộc vào an ninh vùng trời của chúng tôi có bị đe dọa hay không và mức độ tới đâu". Ảnh: china.org
 

Malaysia và Indonesia trước đây gần như đứng ngoài tranh chấp, nhưng hoạt động của Trung Quốc trong khu vực đã khiến họ lo lắng. Bộ Quốc phòng Malaysia đang tìm kiếm trợ giúp của Washington để đào tạo và phát triển lực lượng cảnh sát biển dựa trên mô hình của Mỹ và hoan nghênh các cuộc tập trận chung. Trong video, tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ tập trận trên Biển Đông với Malaysia hôm 10/5. Video: US Navy
Indonesia gần đây bắt đầu lo lắng về chủ quyền của quần đảo Natuna. Hải quân Indonesian và Mỹ đã tiến hành bay tuần tra chung trên Biển Đông. Nước này cũng có kế hoạch triển khai một số tàu ngầm mới mua của Hàn Quốc và trực thăng vũ trang Apache tới gần các quần đảo mà họ cho rằng dễ bị Trung Quốc xâm phạm.
Australia lập tức yêu cầu Trung Quốc không thành lập Vùng nhận dạng Phòng không trên Biển Đông và ưu tiên giảm căng thẳng ở khu vực này.  Đại sứ Australia tại ASEAN Simon Merrifield cho hay rất quan ngại việc Trung Quốc đang cải tạo các đá ở Trường Sa.
 
 
Thủ tướng Shinzo Abe hồi cuối tháng 4 bày tỏ mong muốn cung ứng nhiên liệu và đạn dược cho các đơn vị Mỹ ở mọi nơi nếu Tokyo nhận thấy an ninh quốc gia bị đe dọa. Điều này có nghĩa là Nhật Bản có khả năng can thiệp phi chiến đấu tại Biển Đông, hỗ trợ hậu cần cho thỏa thuận phòng vệ của Mỹ với Philippines. Mỹ hồi đầu tháng 4 cũng kêu gọi Nhật Bản mở rộng tuần tra ra Biển Đông.
Tokyo đang củng cố quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, nhằm đóng góp vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh Biển Đông, bởi lo ngại về nguy cơ Trung Quốc thống trị đường hàng hải mà các tàu chở hàng của Nhật thường qua lại. Philippines và Nhật Bản hôm 12/5 lần đầu tiên tập trận chung, diễn ra cách Scarborough/Hoàng Nham, bãi cạn tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, chưa đầy 300 km. Ảnh: FT
 
 
 
Tổng thống Philippines hôm 17/4 cảnh báo thế giới phải cảnh giác trước các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Để đối phó, Manila thắt chặt mối quan hệ quốc phòng với đồng minh Mỹ. Washington đang xem xét việc triển khai các thiết bị tiên tiến, gồm thiết bị không quân, hải quân đến Philippines. Ngoại trưởng Philippines Rosario hôm qua đến Washington để "xem mối quan hệ đối tác Mỹ - Philippines có thể thực hiện thêm điều gì", nhằm ngăn Trung Quốc đang tìm cách chiếm Biển Đông.
Philippines có ưu tiên hàng đầu là xây dựng một căn cứ hải quân ở ven biển phía tây quốc đảo, đối diện quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng kế hoạch này bị trì hoãn vì thiếu vốn. Ảnh: The Star
 
 
Việt Nam hôm 30/4 gửi công hàm tới tất cả phái đoàn thường trực các nước ở Liên Hợp Quốc, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam luôn nhấn mạnh có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Ảnh: Quý Đoàn
 
 
 
Đô đốc hải quân Mỹ cáo buộc Bắc Kinh "đang tạo ra vạn lý trường thành cát" trên Biển Đông. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 10/4 bày tỏ quan ngại việc Trung Quốc "dùng sức mạnh và quy mô để bắt nạt nước nhỏ" trong tranh chấp tại vùng biển này. Ảnh: Washington Post
Hạ viện Mỹ trong tháng này dự kiến có phiên điều trần về tình hình Biển Đông. Nhiều nghị sĩ và chuyên gia Mỹ, trong đó có ông John McCain kêu gọi chính quyền xem lại các kế hoạch hợp tác an ninh với Trung Quốc; rút lại lời mời Bắc Kinh tham dự cuộc tập trận chung hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC năm 2016.
Phát ngôn viên Trung Quốc Hoa Xuân Doanh sau đó dẫn lại lời ông Obama để phản bác: "Lãnh đạo Mỹ nói về 'quy mô và sức mạnh' của Trung Quốc nhưng tôi nghĩ mọi người có thể thấy ai mới là người có quy mô và sức mạnh lớn nhất trên thế giới", và vẫn giữ quan điểm chỉ giải quyết song phương vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
 
 
Trên thực địa, tàu chiến Mỹ USS Fort Worth hôm 11/5 lần đâu tiên tiến gần các đảo Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa. Mỹ đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: US Pacific Fleet
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cuối tuần này dự kiến tới Bắc Kinh và một quan chức ngoại giao cho biết ông sẽ khiến các lãnh đạo Trung Quốc "không còn hoài nghi" về cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không của Mỹ ở Biển Đông.

Mỹ sẽ cứng rắn với hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ khiến các lãnh đạo Trung Quốc "không còn hoài nghi" về cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông khi ông tới thăm Bắc Kinh trong tuần này.
12-9693-1431576134.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: Reuters
Ông Kerry dự kiến sẽ cảnh báo với Trung Quốc rằng quá trình cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo trái phép của nước này tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực đối với sự ổn định khu vực cũng như ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ Mỹ - Trung, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết. Ông cũng không loại trừ khả năng sẽ xảy ra tranh luận gay gắt giữa ngoại trưởng Mỹ và các lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề nghị điều phi cơ và tàu quân sự của Washington tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo. Các bãi đá này thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988.
Trước đề xuất này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua cho biết "đặc biệt lo ngại" về bình luận của ông Carter và yêu cầu Mỹ làm rõ vấn đề.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh "Trung Quốc có thể tự do đặt câu hỏi với ông Kerry về những gì hải quân Mỹ làm hoặc không làm" ở Biển Đông đồng thời khẳng định việc cải tạo trên các đá không đem lại cho Trung Quốc bất kỳ chủ quyền lãnh thổ nào.
Ông Kerry sẽ khiến các lãnh đạo Trung Quốc "không còn hoài nghi" về cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, ông nói.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới thăm Bắc Kinh trong hai ngày 16 và 17/5. Mục đích của chuyến công du lần này nhằm chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Chiến lược Kinh tế Mỹ - Trung dự kiến diễn ra vào tháng tới và chuyến thăm của Chủ tịch Tập tới Washington vào tháng 9.
Các chuyên gia quân sự Washington cũng rất quan tâm đến kịch bản JHSV và MLP phối hợp tác chiến.
Tàu của MSC trước đây thường không tham gia chiến đấu và do thủy thủ đoàn dân sự hay nhân viên chính phủ điều khiển. Chúng đóng vai trò hậu cần, hỗ trợ các chiến hạm khác của hải quân Mỹ phát huy tối đa uy lực trên chiến trường.
Nhưng nay, với sự xuất hiện của USNS Montford Point và USNS Millinocket, tình thế có thể được lái sang một hướng hoàn toàn khác khi chính hai tàu này mới là nhân vật chính, quyết định thành bại của cả một chiến dịch.
Một điểm cộng khác của tàu lớp MLP và JHSV là chúng còn có thể tham gia vào cả các nhiệm vụ nhân đạo hay trợ giúp công tác đối phó thảm họa rất hiệu quả. Trong ảnh, tàu Millinocket và tàu Montford Point đi ngang qua nhau trong lúc chuẩn bị cho cuộc tập trận KC15. Ảnh: MSC Sealift

Sức mạnh của chiến hạm Mỹ dùng thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Chiến hạm Fort Worth Mỹ điều tới gần Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thuộc loại tàu tấn công ven biển (LCS), có kích thước nhỏ, hoạt động gần bờ và trang bị hỏa lực đủ mạnh để chặn địch tiếp cận bờ biển.
 
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) có thể hoạt động ở tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc truy đuổi tàu nhỏ, tàu ngầm.
Hải quân Mỹ hôm 13/5 thông báo USS Fort Worth đã hoàn thành đợt tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông. USS Forth Worth bị tàu chiến Trung Quốc theo dõi chặt chẽ khi thực hiện hoạt động trên.
 
 
Theo Hải quân Mỹ, USS Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một LCS hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
Trong ảnh, thủy thủ ra hiệu giúp một trực thăng AH-1 Corba hạ cánh xuống USS Fort Worth.
 
 
USS Forth Worth được bàn giao cho Hải quân Mỹ tháng 9/2012. Tàu dài 119 m, mớn nước 4 m, tốc độ tối đa khoảng 74 km/h. Thủy thủ đoàn chính gồm từ 35 đến 50 người.
Trong ảnh, thành viên bộ phận Chiến đấu Trên biển, Biệt đội 1, thuộc USS Fort Worth kéo thang dây lên tàu trong một cuộc diễn tập tiếp cận, tìm kiếm và chiếm giữ.
 
 
Căng thẳng trên Biển Đông những tháng gần đây tăng cao do Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở, trong đó có một sân bay dài hơn 3 km, trên 7 khu vực bị cải tạo tại quần đảo Trường Sa.
Trong ảnh, thủy thủ trên USS Fort Worth chuẩn bị cho máy bay không người lái MQ-8B Scout cất cánh thực hiện nhiệm vụ.
 
 
Hải quân Mỹ thông báo USS Fort Worth cùng các tàu LCS khác sẽ ghé thăm Biển Đông thường xuyên hơn.
Trong ảnh là thành viên Biệt đội Chiến đấu Trên biển Số 4 của USS Fort Worth.
 
 
Thủy thủ trên tàu nạp đạn nổ mạnh, gây cháy, vào súng cỡ nòng 30 mm. USS Fort Worth còn được trang bị các súng cỡ nòng 50 mm, 57 mm, thủy lôi cùng một số loại tên lửa.
 
 
USS Fort Worth thuộc lớp Freedom, một trong hai lớp LCS của Hải quân Mỹ. LCS có mớn nước từ 4,2 m đến 4,5 m, tốc độ 40 hải lý/giờ (74 km/h). Tàu được thiết kế để hoạt động trong môi trường ven biển hoặc nước nông giống như tên gọi của nó.
Trong ảnh là một xuồng bơm hơi chuẩn bị tiếp cận tàu USS Freedom (LCS-1) trong đợt tập trận ngoài khơi Nam California. USS Freedom là LCS đầu tiên, được biên chế cho Hải quân Mỹ năm 2008.
 
 
USS Independence (LCS-2) là tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Independence, lớp LCS thứ hai của Hải quân Mỹ. Tàu lớp này có chiều dài 127 m, rộng 31,6 m, giãn nước 3.100 tấn, tốc độ tối đa 81 km/h, thủy thủ đoàn chính gồm 40 người.
Trong ảnh, USS Independence thao diễn cùng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) trong Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014.
 
 
USS Independence thể hiện khả năng chuyển hướng ở ngoài khơi thành phố San Diego, bang California. Lớp Independence được mô tả là "ván trượt phản lực quân sự có boong cho máy bay và súng".
 
 
USS Independence (trái) và tàu USS Coronado (LCS-4), lớp Independence, di chuyển trên Thái Bình Dương.
 
 
Tên lửa tấn công Kongsberg phóng từ tàu USS Coronado trong cuộc thử nghiệm ngoài khơi Nam California hồi tháng 9/2014.
 
 
Tàu tấn công ven biển tương lai USS Grabielle Giffords (LCS-10), lớp Independence, chuẩn bị hạ thủy tại xưởng đóng tàu Austal hồi tháng 2.
 

No comments:

Post a Comment

quangnm