Khoa học gợi ý cách "đại tiện" đúng chuẩn nhất
Cùng tìm hiểu phương pháp đi đại tiện có lợi cho sức khỏe dựa trên quan điểm khoa học.
Với mỗi cơ thể sống, đại tiện
là một trong những hoạt động quan trọng của hệ tiêu hóa. Nhờ hoạt động
này, các chất thừa sau quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ được
đẩy ra ngoài.
Thế nhưng việc đại tiện cũng cần được thực hiện một cách chính xác để giúp cơ thể có thể tránh được một số vấn đề về đường ruột.
Vậy cách đi đại tiện của con người trong thời đại ngày nay liệu có chính xác?
|
Trong
cuốn sách “Charming Bowels”, nhà vi sinh vật học, tiến sĩ y khoa Giulia
Enders đã đưa ra nhiều nghiên cứu về ruột cũng như các loại vi khuẩn
đường ruột của con người.
Với niềm đam mê này,
cô đã đưa ra nhiều chủ đề để các chuyên gia cùng thảo luận, một trong
những vấn đề được Enders khai thác và nghiên cứu nhiều nhất là việc đi
vệ sinh của con người.
Theo những tài liệu mà Enders sưu tầm được và cả những nghiên cứu của chính cô, ngày nay đa phần chúng ta đang đi cầu sai cách.
Cụ
thể, việc đi cầu sẽ có hiệu quả hơn khi chúng ta ngồi xổm bởi cơ chế
của cửa ruột không được thiết kế để “mở hoàn toàn” khi ta đứng hoặc ngồi
ghế. Hơn nữa việc ngồi xổm còn giúp giảm áp lực xuống cho “bàn tọa” và
tránh được khả năng xảy ra hiện tượng tê chân.
Ngoài
ra, Enders còn cho biết hiện nay trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người
chọn phương pháp ngồi xổm khi đi cầu. Phương pháp này đã giúp họ tránh
được bệnh viêm túi thừa đại tràng với tỷ lệ mắc bệnh là không đáng kể,
và ngược lại, tỷ lệ người ngồi “xí bệt” khi đi cầu mắc căn bệnh này là
cao hơn.
Khi ngồi “xí bệt”, đại tràng sẽ được giữ ở dạng gấp khúc và điều này sẽ gây nhiều vấn đề trong quá trình “giải quyết nỗi buồn”.
Để
tống chất thải tế nhị ra, ta sẽ phải dùng lực nhiều hơn để rặn, tạo ra
áp lực lớn lên ruột. Vách của đại tràng có khi không đồng đều về cấu
tạo, có những chỗ vách bị yếu so với phần xung quanh. Khi áp lực ruột
gia tăng, niêm mạc của những chỗ yếu đó sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột
yếu và tạo thành cái túi nhỏ, có kích thước từ 2 - 6cm.
Không
chỉ ảnh hưởng đến đại tràng, việc ngồi “xí bệt” đôi khi có thể gây nguy
hại tới cơ vòng hậu môn cũng do nguyên nhân cửa ruột không thể “mở hoàn
toàn”.
Đây
là một bộ phận quan trọng giúp con người có thể phân biệt được hoạt
động “xì hơi” và “tống chất thải”. Khi cảm thấy có “nhu cầu”, cơ vòng sẽ
phối hợp cùng cơ thắt hậu môn để cơ thể lựa chọn một trong 2 hoạt động
trên.
Đầu tiên não bộ sẽ phân tích tình huống
rằng bạn đang ở nơi đông người hay ở nhà vệ sinh để xác định độ “an
toàn”. Sau đó, não sẽ gửi những dữ liệu phân tích đó xuống cơ thắt rồi
truyền tín hiệu lên các tế bào cảm biến trên cơ vòng để cơ thể quyết
định sẽ thực hiện hoạt động nào cho phù hợp.
Nếu như cơ vòng bị tổn hại nhiều khả năng sẽ gây ra bệnh táo bón. Đôi khi táo bón còn bị gây ra bởi các tác động tâm lý.
Nếu
bạn bị tiêu chảy và phải “giải quyết” tại nhà vệ sinh công cộng, bạn sẽ
cảm thấy ngại vì sợ sẽ có người nghe thấy tiếng động do mình gây ra. Do
đó cảm giác ngại từ bộ não sẽ gây ức chế tới cơ vòng, khiến cơ này bị
co bóp và gây ra bệnh táo bón.
Để
giải quyết vấn đề “đi cầu sai cách”, nhà vi sinh vật học Enders cũng có
đưa ra một số gợi ý. Phương pháp tối ưu nhất đó là việc sử dụng các bồn cầu dạng ngồi xổm.
Khi ngồi với tư thế này ruột và đại tràng sẽ được ở trạng thái thẳng, do đó việc đưa chất thải ra sẽ dễ dàng hơn.
Nhưng
nếu không muốn thay đổi chiếc xí bệt đang dùng, Enders gợi ý rằng bạn
có thể ngồi xổm lên đó, hoặc nghiêng mình về phía trước một chút khi
đang ngồi theo phương pháp bình thường.
* Bài viết dựa trên quan điểm của tiến sĩ y khoa, nhà vi sinh vật học Giulia Enders đăng trên tạp chí The Guardian.
Phát hiện loài sinh vật nhiều chân kỳ lạ ở Los Angeles
Loài sinh vật mới được phát hiện này có nhiều chiếc chân nhỏ cùng bộ giáp cứng phía lưng.
Một sinh viên đến từ trường ĐH Loyola Marymount trong chuyến đi
thực tế tại bãi biển cực Nam thành phố Los Angeles mới đây đã phát hiện
ra một sinh vật nhỏ kỳ lạ.
Theo
mô tả, sinh vật này dài khoảng 5mm, có hình dạng gần giống với loài bọ
chân giống với nhiều chiếc chân nhỏ, hai càng lớn cùng bộ giáp khá cứng
phía trên lưng. Phần miệng của loài sinh vật này khá phức tạp.
Mẫu vật này được đặt tên là Exosphaeroma paydenae và được chuyển tới cho tiến sĩ Regina Wetzer, Adam Wall tiến hành nghiên cứu.
Sau
khi tìm hiểu kỹ hơn, các chuyên gia nhận thấy, kích thước của sinh vật
này khi trưởng thành có thể đạt tới 36cm, cư trú ở những ở vùng sâu,
lạnh dưới đại dương. Trong khi những loài nhỏ nhất chỉ dài khoảng 0,3mm.
Hình ảnh dưới kính hiển vi phóng đại của loài sinh vật mới thu thập được.
Dean Pentcheff - một nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của quận Los Angeles (NHM) cho biết: "Sinh
vật mới thu thập được này gần giống với một mẫu vật chúng tôi tìm thấy
trên con tàu gỗ Alaska một thế kỷ trước. Chúng tôi đã bảo tồn và gìn giữ
mẫu vật này trong suốt một thời gian dài. Việc phát hiện ra sinh vật
này thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và có thêm nguồn động lực để tìm
hiểu sâu thêm về chúng".
Tiến sĩ Adam Wall nói thêm:
"Thật ngạc nhiên khi nghĩ rằng bạn có thể khám phá ra một loài mới tại
nơi đô thị đông đúc như cảng Los Angeles. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên
cứu và sớm đưa ra lời giải về loài sinh vật đầy thú vị này".
Bạn có tin rằng, màu sắc hiển thị trên vòng tròn này có thể dự đoán tính cách của bạn?
Theo
VyKa / Trí Thức
Uớc tính có hơn 3.000 loài hải sâm khác nhau hiện đang sống dưới đại dương.
Châu chấu thân ngắn có màu nâu sáng, có con màu xanh với phần thân dài chỉ khoảng 5cm.
Loài rận gỗ Armadillidium cf. vulgare.
Loạt ảnh đáng suy ngẫm cho thấy Trái đất "kiệt quệ" vì con người
Những hình ảnh đáng buồn cho thấy Mẹ Trái đất đang suy kiệt như thế nào bởi rác thải mà con người chúng ta xả ra hàng ngày.
Không ai có thể phủ nhận, Mẹ Trái đất
cho con người nơi ở, thức ăn, nước uống và môi trường sống. Vậy nhưng
đã bao giờ bạn nghĩ về những điều mà con người chúng ta đang làm đối với
Mẹ Trái đất - chăm sóc và bảo vệ ư?
Sự thật
là chúng ta có chăm sóc, có bảo vệ môi trường nhưng song hành với đó mỗi
ngày, chúng ta cũng xả ra môi trường hàng trăm ngàn tấn rác thải các loại gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại cuộc sống của rất nhiều các loài sinh vật khác.
Giờ
đây, hãy cùng nhìn lại xem lượng rác ấy đã và đang khiến Mẹ Trái đất
"yếu" đi như thế nào qua chùm ảnh đáng suy ngẫm và đầy ám ảnh dưới đây.
Đây
là hình ảnh một người nhặt rác đang làm việc tại khu vực tập trung rác
thải rộng hơn 200 hecta ở phía Bắc thành phố Port-au-Prince, Haiti. Mỗi
ngày, nơi đây tiếp nhận thêm tới 5.000 tấn rác chưa qua xử lý.
Hậu
quả là mảnh đất phía dưới bãi rác này bị ô nhiễm nặng và không thể dùng
vào canh tác nông nghiệp. Đồng thời, những người nhặt rác với dụng cụ
bảo hộ lao động thô sơ tại đây đều mắc các căn bệnh nguy hiểm về đường
hô hấp cùng những vấn đề về sức khỏe khác.
Một
sự thật đáng buồn, đó là con người từ lâu đã xem đại dương như một
thùng rác khổng lồ. Các vùng biển trên khắp thế giới hàng ngày phải tiếp
nhận đủ loại rác thải sinh hoạt của chúng ta. Và nguy hiểm hơn, các
loài sinh vật biển có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu vô tình ăn phải những
"món quà" chúng ta gửi ra đại dương này.
Bức
hình trên là xác một chú chim hải âu trên đảo san hô Midway. Khám nghiệm
xác cho thấy nguyên nhân tử vong là do chú chim này đã nuốt phải quá
nhiều rác làm từ nhựa, trong số 20 tấn rác mỗi năm tại hòn đảo ở Bắc
Thái Bình Dương này.
Trong
khi đó, tại Mỹ - cường quốc số 1 thế giới thì tình hình cũng không khá
khẩm gì hơn. Chỉ tính riêng thành phố Los Angeles, mỗi năm chính quyền
nơi đây đã và đang phải chi hơn 36 triệu đô la (782,6 tỉ đồng) nhằm ngăn
chặn và thu dọn lượng rác trôi nổi trên các bãi biển, sông hồ để cứu
lấy Mẹ Trái đất.
Đây là khung cảnh cửa sông San
Gabriel, Los Angeles. Nhìn lượng rác này, ít ai biết rằng chúng được
sóng biển đưa vào đất liền tháng 01/2010.
Trung
Quốc là điểm tập kết của 70% lượng rác thải điện tử trên khắp thế giới.
Trong đó, ta không thể không nhắc tới 5 triệu chiếc tivi bị bỏ đi mỗi
năm.
Tivi phế thải được chất thành từng đống để
chờ tái chế tại thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam. Những kim loại như
thủy ngân, chì, cadmium, barium, lithium và hóa chất tổng hợp như
polyvinyl chloride trong các loại rác thải điện tử sẽ thấm xuống đất,
xâm nhập vào các mạch nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc
biệt, con người nếu nhiễm các chất này sẽ bị tổn thương tim, gan, thận,
hệ thống xương, thần kinh và sinh sản.
Bức
ảnh chụp khung cảnh Dudaim - một trong những bãi rác lớn và "tiên tiến"
nhất tại Israel. Mỗi ngày, 3.800 tấn rác thải sinh hoạt được vận chuyển
tới bãi rác này, khiến môi trường sống của các loài động vật xung quanh
bị phá hủy vì mức độ ô nhiễm.
Trong bức hình,
hàng trăm chú chim diều hâu đen lượn quanh bãi rác Dudaim ở Isarel nhằm
tìm kiếm những thứ chúng có thể ăn mà không hề biết rằng nguồn thức ăn
này sớm hay muộn cũng khiến chúng tử vong vì các chất độc hại trong rác
thải.
Bên
cạnh một thành phố Madrid (Tây Ban Nha) hoa lệ, ít ai biết rằng tồn tại
một bãi rác lốp xe khổng lồ như thế này. Đây là tấm hình ghi lại khung
cảnh "núi" lốp xe nằm trong bãi tập kết ở vùng thôn quê Sesena Nuevo,
ngoại ô thủ đô Tây Ban Nha.
Ngạc nhiên hơn,
đây không phải là "núi" lốp xe duy nhất bởi từ năm 2003, rất nhiều bãi
rác tương tự đã hình thành xung quanh thủ đô Madrid.
Hiện
tại, chính phủ Tây Ban Nha đang hi vọng có thể làm sạch được các khu
vực như vậy trong vài năm tới song xem ra, nền đất phía dưới các "núi"
lốp này sẽ không thể cứu chữa.
Bạn
có biết, đây từng là một con sông trong lành tại Philippines hay không?
Chắc có lẽ sẽ không ai tin được điều đó bởi từ nhiều năm nay, dòng sông
Pasig này đã được đổi tên thành "dòng sông rác".
Lượng
rác thải khủng khiếp trên con sông tại thành phố Manila này có nguồn
gốc từ sinh hoạt mất vệ sinh và thiếu ý thức của người dân sống xung
quanh khu vực. Họ thản nhiên xả rác ra dòng sông và chẳng mấy chốc "giết
chết" dòng sông Pasig năm nào.
Cậu
bé Alfredo (trái) cùng mẹ của mình là cô Miriam đang xem xét một bãi
rác cạnh nhà ở ngoại ô Buenos Aires, gần đó là dòng suối mang tên
Riachuelo.
Alfredo là một học sinh lớp 6, đồng
thời cậu cũng là thành viên của tổ chức những người bảo vệ lưu vực sông
Matanza-Riachuelo. Đây là dòng sông được xếp hạng một trong những địa
điểm ô nhiễm nặng nhất trên Trái đất.
Dòng sông
này vốn là tuyến đường thủy quan trọng nhất tại thủ đô Buenos Aires,
Argentina. Tuy nhiên, hiện có khoảng 15.000 cơ sở công nghiệp đang xả
nước thải trực tiếp ra sông, khiến nó ô nhiễm trầm trọng với hàm lượng
các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, nickel, crom... vượt quá tiêu
chuẩn cho phép.
Hình
ảnh một người nhặt rác đang làm công việc tìm kiếm rác tái chế bên sông
Yamuna. Và bạn sẽ rất sốc nếu biết rằng, ngay gần khu vực này là một
điểm tắm rửa linh thiêng của người theo đạo Hindu.
Yamuna
là dòng sông cung cấp 70% lượng nước uống cho người dân ở Delhi, thành
phố lớn thứ hai tại Ấn Độ. Tuy nhiên, đây cũng là nơi 24 tỉ lít nước
thải chưa qua xử lý từ các hoạt động công nghiệp của con người được xả
thẳng ra mỗi ngày.
Rõ
ràng, Trái đất đang chết dần, chết mòn bởi những hành động của chính
con người. Để giải quyết vấn đề này, đừng chỉ chờ đợi các dự án mang tầm
vĩ mô của các quốc gia và tổ chức trên thế giới.
Mỗi
người trong chúng ta hãy góp sức mình từ những hành động nhỏ như: tìm
cách tái sử dụng những món đồ cũ, không vứt rác bừa bãi, giảm sử dụng
túi ni-lon và ưu tiên dùng sản phẩm của các nhãn hiệu thân thiện với môi
trường…
Nỗ
lực của một cá nhân, một tập thể có thể sẽ không thay đổi được tình
hình hiện tại, nhưng khi mỗi người trong chúng ta tự ý thức và cùng
chung tay giải quyết vấn đề thì chắc chắn Trái đất sẽ hồi sinh.
Tìm hiểu về chú cá thần kỳ gây sốt ở Campuchia
Bạn có tin, chú cá sắt nhỏ bé này lại có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả?
Bạn có biết, hơn 2.500 gia đình ở Campuchia sử dụng cá sắt như một nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Vậy chú cá
sắt này có tác dụng gì, liệu rằng chúng có thực sự hữu ích như thế? Bài
viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm lời giải về chú cá thần kỳ này.
Có
một sự thật là hơn 2 tỷ người trên thế giới mắc bệnh thiếu sắt và thiếu
máu, trong đó gần 50% dân số người Campuchia bị ảnh hưởng bởi căn bệnh
này.
Việc thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể sẽ
khiến mọi người luôn có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, da vàng vọt, đau đầu,
phụ nữ có thai dễ xuất huyết tử cung...
Để
khắc phục tình trạng này, một nhà khoa học người Canada - Christopher
Charles đã tìm ra một phương pháp cực hữu dụng giúp tăng lượng sắt trong
cơ thể mọi người dân ở Campuchia.
Bắt đầu từ
nghiên cứu nấu ăn trong nồi gang sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong thực
phẩm, ông đã quyết định thả một miếng sắt vào nồi để nấu ăn. Kết quả là,
hàm lượng sắt trong cơ thể những người được thử nghiệm ăn thực phẩm với
sắt tăng lên đáng kể.
Từ
đó, ông đã sáng chế ra một chú cá sắt dài khoảng 7,6cm, nặng 200gr. Chú
cá này đã giúp giải tỏa nỗi lo thiếu sắt, cung cấp thêm dinh dưỡng cho
phụ nữ và trẻ em Campuchia. Dần dần, chú cá trở thành biểu tượng may mắn
của người dân nước này.
Theo đó, chỉ sau 9
tháng sử dụng chú cá sắt may mắn (The Lucky Iron Fish) mỗi ngày, người
dân Campuchia đã giảm 50% tỷ lệ thiếu máu, sắt lâm sàng.
Theo
Charles, việc sử dụng chú cá này vô cùng đơn giản. Bạn làm sạch chú cá,
sau đó hãy thả chú cá sắt vào nồi nước đang nấu ăn hàng ngày trong 10
phút để tăng cường chất sắt. Sau đó, bạn lấy chú cá ra, thêm vào một
chút nước cốt chanh để quá trình hấp thụ sắt diễn ra được tốt hơn.
Nếu sử dụng hàng ngày một cách chuẩn xác, cơ thể bạn sẽ được cung cấp 75% lượng sắt cần thiết cho một người trưởng thành.
Hiện có khoảng 2.500 hộ gia đình ở Campuchia đang sử dụng chú cá sắt.
Không những thế, chú cá này vô cùng thân thiện với môi trường bởi chúng được người dân địa phương sử dụng vật liệu tái chế.
Phần
bao bì của chú cá được làm bằng tay từ lá cọ - vô cùng thân thiện với
môi trường. Việc nấu chung cá sắt với món ăn không làm ảnh hưởng đến
hương vị. Hơn nữa, một con cá sắt có thể sử dụng trong nhiều năm.
Các
chuyên gia hi vọng dự án The Lucky Iron Fish (chú cá sắt may mắn) này
sẽ được nhân rộng ở nhiều nước để giúp người dân trên thế giới không bị
mắc chứng bệnh thiếu máu, thiếu sắt.
Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình tạo ra cũng như lợi ích đem lại của chú cá nhỏ thần kỳ này.
Nguồn: Borepanda, Techly
Sự thật về vòng tròn "thần thánh" dự đoán chính xác tính cách của bạn
Cùng tìm hiểu lời giải thực sự về vòng tròn mà nhiều người tin có thể dự đoán tính cách của bạn.
Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào vòng tròn
chuyển động có hai màu đen, trắng dưới đây và nói xem bạn nhìn thấy màu
gì trong vòng tròn đó. Bạn có tin, màu sắc bạn nhìn thấy đầu tiên trên
vòng tròn sẽ tiết lộ tính cách của bạn?
Bạn có tin rằng, màu sắc hiển thị trên vòng tròn này có thể dự đoán tính cách của bạn?
Màu xanh dương:
Bạn là một người yêu hòa bình, có trực giác mạnh mẽ cùng sự nhạy bén,
tinh tế với sự việc xung quanh. Màu của nước biển mách rằng, bạn có khả
năng hòa đồng tốt, có lý tưởng và mục đích sống rõ ràng. Bạn sẽ phát huy
tốt tiềm năng bản thân nếu hoạt động trong các lĩnh vực cần lời lẽ như
diễn thuyết, hoạt động xã hội.
Điểm
yếu của bạn là luôn giấu kín những thứ mình muốn nói nên tâm khó tĩnh
nhưng lại rất biết cách xoa dịu trái tim mọi người xung quanh.
Màu đỏ:
Bạn biết không, bạn là người thực sự năng động, có trí tuệ và rất sáng
tạo đấy. Bạn cũng có năng lực trong việc quản lý, tổ chức, là một nhà
lãnh đạo tài ba.
Điểm yếu của bạn là lý trí quá
mức, coi trọng mục tiêu mà xem nhẹ tình cảm. Điều này khiến cuộc sống
của bạn giống như sa mạc khô cằn, thiếu màu sắc.
Màu tím: Màu
tím mách rằng, bạn có trực giác mạnh mẽ, tâm hồn nhạy cảm, biết cách an
ủi, xoa dịu vết thương những người xung quanh. Bạn cũng dễ từ bỏ thói
quen cũ để tiếp thu cái mới.
Điều đặc biệt ở
bạn là sự khác biệt từ suy nghĩ, tác phong, nhân sinh quan. Theo đó, bạn
thấy mình như không cùng một thế giới với người xung quanh, bạn còn có
khả năng tâm linh kỳ lạ, lĩnh hội được những điều huyền ảo trong cuộc
sống.
Màu xanh lá:
Bạn thực sự là người tốt bụng, biết quan tâm, giàu tình thương và hay
động lòng trắc ẩn. Bạn khiến người khác thấy thoải mái, không có áp lực
khi tiếp xúc vì tính thích đơn giản, tự nhiên. Điều đó cho thấy bạn là
một người tự do, linh hoạt, biết thay đổi theo thời thế. Tuy vậy, bạn
cũng biết rõ mục tiêu của mình và dốc sức hoàn thành nó.
Điểm yếu của bạn là tích lũy quá nhiều suy nghĩ trong lòng nên đôi lúc bất chợt cảm thấy căng thẳng, lo lắng
Màu vàng:
Bạn như ánh Mặt trời mang đến niềm vui cho mọi người, phá tan băng giá.
Bạn tốt bụng, hòa đồng, thông minh và lý trí, suy nghĩ logic, hiểu rõ
bản thân mình cần gì muốn gì.
Điểm yếu của bạn là quá coi trọng mục tiêu, mải mê lên kế hoạch theo đuổi tham vọng mà xem nhẹ tình cảm, trực giác.
Màu xám:
Bạn thật sự đáng yêu với tâm hồn thanh khiết nên dễ dàng đạt được sự
tĩnh tâm. Dường như bạn rất có duyên với sự tâm linh, tôn giáo.
Điểm
yếu của bạn là hơi khép kín, mang nét u sầu, làm việc gì cũng có vẻ
thiếu sức lực, không bận tâm. Bạn không thích giao tiếp nhưng lại cảm
thấy cô đơn khi chỉ có một mình.
Nhìn thấy nhiều màu một lúc: Bạn
là người đa tài, có sức sáng tạo phong phú nhưng lại có thói quen ẩn
giấu nội tâm của mình. Vì thế, dù bạn có những ý tưởng hay đến thế nào,
bạn cũng không thể chia sẻ cùng người khác, lâu dần, bạn sẽ tự khiến
mình trở nên u uất.
... NHƯNG SỰ THẬT LÀ...
Tuy
nhiên, sự thật là, vòng tròn này không "thần thánh" như vậy. Bởi lẽ,
vòng tròn chuyển động này còn có tên gọi là bánh xe ảo thị - con quay
Benham - được sử dụng như một công cụ chẩn đoán các bệnh về mắt.
Khi
bánh xe quay tít, các vòng cung màu (có tên gọi là Fechner) - hiện lên ở
những khu vực khác nhau trên bề mặt bánh xe. Tốc độ quay càng nhanh,
hiệu ứng màu sắc càng thấy rõ. Việc đảo ngược chiều bánh xe cũng có thể
làm biến đổi sắc độ màu quan sát được.
Giả thuyết được đưa ra lý giải vì sao mọi người nhìn thấy các màu khác nhau trên con quay đó là do các cơ quan cảm thụ trong mắt người phản ứng với tốc độ khác nhau trước màu đỏ, màu xanh lá cây và màu vàng...
Võng
mạc trong mắt người bao gồm 2 loại cơ quan cảm thụ nhạy cảm với ánh
sáng là tế bào hình nón và tế bào hình que. Trong đó, 3 loại tế bào nón
chịu trách nhiệm phân biệt các màu sắc tươi sáng còn tế bào que đảm nhận
việc phân biệt các sắc thái màu tối như đen và xám.
Khi
ánh sáng chiếu từ vật tới mắt, các tế bào trên gửi thông tin tới não
bộ. Tại đây, hệ thần kinh sẽ “pha trộn” tín hiệu để ra được màu sắc cuối
cùng ta nhìn thấy.
Các chuyên gia thuộc Đại học Washington (Mỹ) nhận định, màu
sắc khác nhau quan sát được khi con quay Benham xoay tít là kết quả của
những thay đổi xuất hiện ở võng mạc và các phần khác của hệ thống thị
giác.
Những vùng đen và trắng trên con
quay sẽ kích thích những phần khác nhau của võng mạc. Phản ứng này được
cho là sẽ gây ra một dạng thay đổi trong hệ thần kinh, tạo ra những màu
sắc khác nhau mà chủ thể nhìn thấy.
Hình ảnh tế bào hình que và hình nón.
Một
giả thuyết khác được đưa ra cho thấy, tế bào hình nón khác nhau của
võng mạc duy trì sự hoạt hóa trong những khoảng thời gian khác nhau.
Điều đó có nghĩa là, khi bánh xe quay, các vùng màu trắng kích hoạt cả 3
loại tế bào hình nón và sau đó các vùng màu đen làm chúng ngưng hoạt
động.
Trật tự này có thể gây ra sự mất cân
bằng vì các loại tế bào hình nón có thời gian phản ứng khác nhau, dẫn
đến việc bộ não sản sinh ra những màu khác nhau.
Bên cạnh đó, kết quả bạn nhận được cũng phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng nơi bạn đang đứng.
Nếu bạn đứng dưới ánh sáng màu xanh, bạn dường như chỉ nhìn thấy màu
xám, bạc... Trong khi nếu vùng ánh sáng đỏ đang bao phủ quanh bạn, tất
cả các màu sắc sẽ cùng xuất hiện.
Bởi
vậy, thật khó có thể nói rằng, việc mắt bạn nhìn thấy màu sắc nào hiển
thị trên con quay Benham lại có thể dự đoán chính xác tính cách của bạn.
Khám phá vẻ đẹp "xương tủy" của cơ thể người qua ảnh chụp X-quang
Hình ảnh chụp X-quang sẽ giúp bạn hiểu hơn vẻ đẹp thực sự của cơ thể mình.
Với mong muốn đem lại góc nhìn thực trong cuộc sống, nhiều nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ họa đã chọn cho mình kỹ thuật chụp X-quang để thể hiện.
Hình ảnh X-quang chụp quả tim với vô số mạch máu nhỏ li ti đang đập thình thịch bên trong lồng ngực được tác giả ghi lại.
Nếu như nhà thiết kế đồ họa Cameron Drake ghi lại hình ảnh chụp X-quang khớp xương chuyển động y như thật thì nhiếp ảnh người Anh - Hugh Turvey sử dụng X-quang để tạo nên những tác phẩm hình ảnh độc đáo và đầy màu sắc.
Turvey
bắt đầu bằng việc định vị đối tượng định chụp, sử dụng tia X với mức
năng lượng cao đủ khả năng xuyên thấu vật thể, cho chúng ta thấy hình
ảnh bên trong đó. Sau đó, Turvey thêm màu sắc để tăng chiều sâu cho bức
ảnh của mình. Qua những bức hình này, người xem có thể hiểu hơn về cơ
thể chúng ta - một vẻ đẹp tới "tận xương tủy".
Những hình lục giác trên phần sọ não khiến nhiều người liên tưởng tới một quả bóng đá.
Chiếc
găng tay đấm bốc là vật dụng không thể thiếu của vận động viên đấm bốc.
Nhưng có vẻ như, qua hình chụp X-quang này, chúng chưa đủ để bảo vệ
phần cổ tay bạn.
Với kỹ thuật chụp X-quang, bạn và người ấy sẽ trông như thế này khi đang trao nhau một nụ hôn lãng mạn.
Đây là bức hình X-quang ghi lại khoảnh khắc bạn vừa nghe nhạc vừa ngoáy mũi.
...
hay đang cầm uống một cốc nước. Phần xương bàn tay, đốt sống cổ, não
hay cả sự di chuyển của nước vào cơ thể hiện lên một cách rõ nét.
Hình ảnh X-quang chụp quả tim với vô số mạch máu nhỏ li ti đang đập thình thịch bên trong lồng ngực được tác giả ghi lại.
Bạn có biết, khi đau lưng, không chỉ phần đốt sống lưng mà nhiều phần khác như lưng dưới, hông, eo cũng bị "đau" như vậy.
Mỗi
khi đau răng, không chỉ phần lợi ở răng bị sưng, nhức mà cơn đau còn
phủ sóng tới phần đầu, dẫn đến chứng đau nửa đầu khá phổ biến.
Khi bắt tay đối phương, bàn tay chúng ta sẽ trông như thế này.
Hình ảnh bàn chân bị biến dạng, trở nên xấu xí khi đứng trên đôi giày cao gót.
Hình ảnh chụp X-quang một gia đình nhỏ đang ngồi chơi vui đùa dưới chân tháp Eiffel ở Paris.
Những vật dụng nhỏ như điện thoại, túi xách, bông hoa, chuột máy tính... mang vẻ đẹp rất khác khi chụp bằng tia X-quang.
Nguồn: BuzzFeed
VyKa / Trí Thức
Cận cảnh quái vật sông Amazon hung bạo nhất hành tinh
Nặng khoảng 750kg, dài 10m, loài quái vật này có thể hạ gục và nuốt chửng các loài vật lớn và khỏe như cá sấu, hà mã vô cùng dễ dàng.
Tại vùng ngập nước trong rừng Amazon (Brazil) hay các hồ nước có
dòng chảy không quá mạnh tồn tại những “khu rừng nổi” mà người dân địa
phương thường gọi là matupás.
Không ít người truyền tai nhau rằng, những khu rừng này rất nguy hiểm bởi chúng là nơi cư trú của nhiều cá sấu, rắn độc và cả bí ẩn về loài trăn khổng lồ huyền thoại Anaconda.
Từ sự hình thành "khu rừng nổi" độc đáo...
Nhà
nghiên cứu sinh thái Carolina Freitas thuộc Trung tâm nghiên cứu tự
nhiên Brazil lần đầu biết đến những hòn đảo nổi này khi đang khám phá
khu bảo tồn Piagaçu-Purus.
Người
dân cho biết, họ thường sử dụng matupás để trồng dưa hấu nhưng khi tìm
hiểu sâu, giới chuyên gia nhận thấy các thông tin về hòn đảo này đều rất
mơ hồ và xa lạ đối với khoa học.
Khi đã tìm
hiểu rõ hơn, Freitas nhận ra rằng, matupás khởi nguồn khi các cây thủy
sinh và bán thủy sinh phân hủy. Qua thời gian, chúng trở thành một vùng
đất nổi - nơi có thể nuôi dưỡng các loài thực vật khác nhau.
Các
"hòn đảo" này có thể đạt độ dày 3m, với diện tích khác nhau - từ một
vài mét vuông đến hàng ngàn mét vuông. Một số hòn đảo có kết cấu đủ vững
chắc để có thể đặt chân lên, thậm chí đủ để trồng cây lương thực trên
đó.
Những
hòn đảo này được tạo thành khi các khối cỏ được tập hợp trong mùa lũ,
chìm xuống đáy và phân hủy. Chỉ các hồ nước nằm tại vùng đất trũng, hay
bị ngập bởi nước từ các con sông vào mùa lũ và đủ thấp để không bao giờ
cạn hoàn toàn vào mùa khô mới có hiện tượng này.
Cỏ
thối rữa theo thời gian và khi mùa khô đến, cỏ nổi lên - trở thành một
vùng lý tưởng cho hạt giống phát triển. Quá trình này diễn ra trong
nhiều năm, cho đến khi "hòn đảo" matupás hình thành.
... đến bí ẩn về quái vật hung bạo - loài trăn khổng lồ Anaconda
Nhà
nghiên cứu Freitas không khỏi bất ngờ khi nhiều cư dân nơi đây cho
biết, Anaconda là một loài trăn khổng lồ và chúng thường sống ở lưu vực
sông Amazon.
Anaconda
gồm 4 loài với 4 màu xanh, vàng, đốm trắng đen và loài Bolivia. Chúng
sống dưới nước, trong các đầm lầy, các con sông và rừng rậm.
Kích
thước của loài Anaconda có thể đến 750kg, dài hơn 10m và chu vi thân
lên đến 1,2m. Mặc dù ở dưới nước song chúng vẫn thở được và nhìn thấy
đối tượng để tấn công.
Dù
loài trăn này chậm chạp hơn các loài trăn sống trên cạn, song chúng lại
rất khỏe. Nó có thể hạ gục và nuốt chửng các loài vật lớn và khỏe như
nai, hoẵng, báo, thậm chí trâu, bò, hà mã trong thời gian không lâu.
Nhiều
người dân địa phương mô tả rằng, Anaconda thường xuyên tấn công, cuộn
chặt hay nuốt chửng những chú cá sấu khổng lồ, nặng tới vài tạ. Có vẻ
như, cá sấu là món ăn khoái khẩu nhất của Anaconda.
Với
những chiếc răng nanh khá chắc và nhọn nhưng Anaconda không dùng chúng
để nhai mà sử dụng trong việc giữ chặt, không cho con mồi thoát ra
ngoài. Trăn Anaconda tiêu hóa khá chậm nên khi ăn thịt, chúng có thể
nhịn đói được một thời gian dài cho đến khi tìm được con mồi mới.
Không
chỉ có sở thích thưởng thức thịt cá sấu, con người cũng từng trở thành
miếng mồi ngon của loài trăn hung dữ này. Vì thế, Anaconda được người
dân Nam Mỹ cho là quái vật hung bạo nhất hành tinh.
Trước
đây, đã từng có một số ghi chép của các nhà thám hiểm Anh vào năm
1935 về loài trăn này. Họ mô tả nó dài đến 50m nhưng người dân địa
phương thì khẳng định nó dài khoảng 15m, nặng khoảng 1 tấn.
Tuy
nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học cho biết, vẫn chưa có con trăn nào
có kích cỡ như thế bị bắt. Theo các nhà nghiên cứu, khi lột xác, lớp da
của loài trăn thường giãn ra, lớn gấp vài lần nên có thể khiến cho
người nhìn thấy hoảng sợ, suy diễn về sự khổng lồ này.
Với
mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về loài sinh vật khổng lồ, Freitas sẽ tiếp
tục nghiên cứu về "khu rừng nổi" nơi đây. Biết đâu một ngày nào đó, bà
và đồng nghiệp của mình có thể tận mắt chứng kiến loài quái vật hung bạo
này.
Vẻ đẹp "dựng tóc gáy" của các loài sinh vật dưới lòng đại dương
Đi tìm cái đẹp hoàn hảo pha lẫn chút đáng sợ tạo nên từ những loài sinh vật kì dị dưới đáy biển khơi.
Con người dường như đã len lỏi, khám phá từng milimet những điều bí ẩn trên mặt đất nhưng có lẽ đại dương là nơi cuối cùng trên hành tinh chúng ta không thể tìm hiểu hết.
Có tới hàng trăm hàng ngàn sinh vật chúng
ta đã khám phá và bảo tồn đến ngày nay, tuy nhiên theo ước tính của các
nhà khoa học vẫn còn hàng vạn loài sinh vật đang tồn tại dưới đáy sâu
đại dương mà chúng ta chưa hề biết đến.
Chúng ẩn nấp trong đại dương bao la rộng lớn không chỉ ở những ngọn núi cao mà còn sinh tồn quanh các ngọn núi lửa dưới nước.
Dưới đây là một số hình ảnh sinh vật biển đẹp đến "mê hồn" khi con người khám phá độ sâu của đại dương.
Sứa
thuyền hay sứa velella trưởng thành có màu xanh đậm cùng độ dài cơ thể
không quá 7cm. Loài vật này có chiếc vây trong suốt giống như cánh buồm
cứng nhỏ ở phía trên giúp chúng di chuyển trên mặt biển nhờ sức gió và
dòng chảy của nước.
Sứa Velella là loài ăn
thịt. Chúng thường sử dụng những xúc tu chứa chất độc để khiến con mồi
tê liệt tại chỗ. Mặc dù những chất độc này có thể làm hại đến con mồi
nhưng hầu như không ảnh hưởng đến con người bởi chúng không thể đi qua
da.
Uớc tính có hơn 3.000 loài hải sâm khác nhau hiện đang sống dưới đại dương.
Hải
sâm là loại động vật thân mềm, có màu sắc đặc biệt và hình dáng nổi
bật. Thức ăn của chúng là những sinh vật độc hại như san hô và cỏ chân
ngỗng.
Nhờ vậy, hải sâm có khả năng chuyển hóa những chất độc này để trở thành vũ khí độc cho riêng mình chống lại kẻ thù.
Ốc
lưỡi sống phổ biến ở khắp các rạn san hô thuộc vùng biển Caribe, Đại
Tây Dương và vịnh Mexico. Thức ăn của chúng là các loại san hô sừng. Ốc
lưỡi có khả năng hấp thụ độc tố, vì vậy bản thân chúng tự nhiên trở
thành chất độc.
Mực
thủy tinh là một trong những sinh vật lạ bậc nhất cư trú dưới đáy đại
dương với cơ thể trong suốt, đôi mắt to và có khả năng tự phát sáng đặc
biệt.
Chúng có chiều dài lớp vỏ từ 10cm - 3m,
thường được tìm thấy trên mặt nước và những nơi có độ sâu trung bình
trên khắp các đại dương.
Giun
cây Giáng sinh phân bố rộng rãi khắp các đại dương nhiệt đới trên thế
giới, từ vùng biển Caribe đến Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tên gọi
của loài này xuất phát từ cấu trúc xoắn phân thành nhiều lớp rất giống
cây thông Noel.
Chúng thường được tìm thấy ở
các rạn san hô lớn. Sinh vật này có cơ thể hình ống, xung quanh bao phủ
nhiều lông, các chi rất nhỏ giúp chúng có thể di chuyển và bắt sinh vật
phù du ăn. Đồng thời, những chi ấy cũng chính là cơ quan hô hấp của
chúng.
Giun
ống khổng lồ có chiều dài lên tới 2,4m với đường kính cơ thể 4cm. Chúng
được phát hiện ở độ sâu hơn 1.500m tại những địa điểm khắc nghiệt nhất
của đại dương: gần miệng núi lửa, hay những lỗ phun khí thải độc hại.
"Ống
ma" là một tổ hợp của hàng ngàn loài sinh vật tí hon có tên gọi là
Tunicate. Tất cả thức ăn chúng ăn được sẽ cùng di chuyển với cơ thể tạo
thành một khối thống nhất.
Tổ hợp này có chiều dài lên tới 4,5m và có khả năng phát sáng nhờ những phản ứng hóa học trong cơ thể.
Cá
mập yêu tinh rất hiếm khi được tìm thấy bởi chúng ở vùng biển sâu, rất
sâu nơi mà ánh nắng Mặt trời khó có thể chạm tới (độ sâu khoảng 200m).
Chúng được biết đến nhiều nhất là ở vùng biển quanh Nhật Bản.
Tuy
có bề ngoài màu hồng có phần "đáng yêu" nhưng cá mập yêu tinh lại mang
những đặc tính sát thủ giống như họ hàng của mình: đó là bộ hàm sắc
nhọn, có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi.
Basket
Star là sinh vật có họ hàng xa với sao biển với chiều dài cơ thể khoảng
70cm và đường kính 14cm. Chúng sống trong môi trường biển sâu với tuổi
thọ lên đến 35 năm.
Điểm đặc biệt ở loài này
đó là hệ thống các chân phân nhánh của chúng phát triển như dây leo, có
tác dụng bắt giữ và quấn chặt lấy con mồi.
"Hải
long lá" là loài cá ngựa sống ở vùng biển Tây và Nam Australia. Chúng
sở hữu khả năng ngụy trang tinh vi nhất trong tất cả các loài sinh vật
đại dương. Sự tinh tế của chúng cùng với hình dạng giống chiếc lá giúp
chúng dễ dàng ẩn mình trong đám rong biển.
Loài
này có thể đứng yên một chỗ lâu đến 68 giờ liền và sẵn sàng di chuyển
với tốc độ tối đa 150m/h trong một khoảng thời gian khá dài khi cần
thiết.
Cá
rắn Viper được biết đến là một trong những sinh vật hung tợn nhất đại
dương. Những chiếc răng nhọn hoắt như kim thậm chí to đến mức chúng
không thể ngậm hết miệng giúp cá rắn Viper sở hữu cú đớp vô cùng khủng
khiếp.
Chiến thuật săn mồi của loài này được
đánh giá rất cao. Vào ban đêm, chúng chuyển cả cơ thể sang màu đen và
bắt đầu phát quang một số bộ phận trên cơ thể để nhử con mồi, sau đó
tung ra cú đòn chết người kết liễu đối thủ.
Cá ếch là loài cá nhỏ, ngắn và có khả năng thay đổi màu sắc theo điều kiện môi trường như tắc kè hoa trên mặt đất.
Chúng được biết đến như những bậc thầy về ngụy trang với mục đích bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù đồng thời thu hút các con mồi.
Cá
mập mang xếp có vẻ ngoài vô cùng dữ tợn trông như một con quái vật
biển. Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố
không liên tục trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Sở
hữu đặc điểm của loài cá mập nguyên thủy, chúng được coi là hóa thạch
sống dưới đáy biển từ thời kỳ khủng long với chiều dài lên tới 2m, cơ
thể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang.
Đặc biệt, chúng có hàm răng nhỏ nhưng cực nhọn, xếp thành 25 hàng chéo song song với nhau.
Dưa
chuột biển có màu sắc, hình dạng vô cùng phong phú và đa dạng. Đây là
loài động vật thân mềm, có thể được tìm thấy ở khắp nơi, từ các rạn san
hô cạn đến đáy biển sâu, từ vùng nhiệt đới ấm áp đến các vùng biển băng
giá của Nam Cực.
Chúng đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc vệ sinh đáy biển bằng cách ăn xác chết của động
vật ở đó. Độc đáo hơn nữa, màu sắc rực rỡ của dưa chuột biển được tạo
nên từ những gì chúng ăn. Con mồi càng rực rỡ bao nhiêu thì dưa chuột
biển càng đẹp đẽ bấy nhiêu.
Noctiluca
scintillan là một loài tảo giáp sống ở biển với khả năng phát quang
xanh ở dưới nước. Ban đêm, tập hợp những cá thể tảo này có thể làm bừng
sáng cả một góc đại dương.
Tuy nhiên, đằng sau
vẻ đẹp ấy, Noctiluca scintillan lại rất có hại. Chúng có khả năng tích
tụ amoniac với hàm lượng cao rồi giải phóng vào môi trường nước, nên khi
ở mật độ cao chúng có thể gây tình trạng cạn kiệt oxy trong vực nước,
từ đó giết chết rất nhiều thủy sản.
Gymnosomata
là một loại động vật thân mềm, do đặc điểm có đôi cánh trên thân nên
chúng được đặt cho một cái tên khá là mỹ miều: Thiên thần biển. Chúng
bơi tự do khắp các đại dương và thức ăn của chúng là các động vật thân
mềm khác.
Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
Thế giới động vật luôn ẩn chứa nhiều điều bí hiểm. Chúng ta từng
biết đến những loài ăn thịt, ăn cỏ, thậm chí ăn... rác thải để sống
nhưng có lẽ khám phá mới nhất của các nhà khoa học về những loài sinh vật ăn xác chết để sinh tồn dưới đây sẽ khiến không ít người rợn tóc gáy.
Tuy
nhiên, với ngành giám định pháp y, phát hiện này vô cùng quan trọng và
có ý nghĩa. Bởi lẽ, các nhân viên khám nghiệm tử thi có thể dựa vào số
lượng và loài côn trùng bay quanh xác chết để có thể xác định thời điểm
nạn nhân tử vong và vị trí hiện trường vụ án - đặc biệt trong trường hợp
xác chết bị kẻ giết người di chuyển đi nơi khác.
Danh sách những loài sinh vật dưới đây được tổng hợp bởi trang IFLScience hẳn sẽ khiến không ít bạn ngỡ ngàng.
1. Ruồi "huyền thoại"
Các
nhà khoa học Ý đã phát hiện ra loài ruồi ăn xác chết có tên khoa học là
Thyreophora cynophila (hay bone skipper) tại khu vực Tây Ban Nha. Qua
nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy loài ruồi này được cho là đã biến
mất cách đây 160 triệu năm nhưng lại xuất hiện trở lại vào năm 2013, do
đó, họ gọi loài ruồi này là ruồi "huyền thoại".
Ruồi Thyreophora
cynophila dài khoảng 10cm, sở hữu chiếc đầu màu cam tươi sáng, có thể
và chân màu xanh kim loại, cánh có chút đốm đen. Món ăn ưa thích của
chúng là những xác chết của con người và động vật.
Với
bộ phận cảm biến mùi nhanh nhạy, ruồi "huyền thoại" có thể phát hiện ra
được "con mồi" ngay cả khi được chôn vùi dưới tuyết. Thông thường,
chúng sẽ ghé tới đẻ trứng ở trên thi thể và chờ cho ấu trùng phát triển.
Những ấu trùng này sẽ nhanh chóng nhân bản và lớn mạnh, cư trú nhiều ở
phần bụng của cái xác.
Với
nhà giám định pháp y, việc tìm thấy dịch tiết và dấu vết của sinh vật
này trên thi thể sẽ là mắt xích quan trọng giúp họ lập thời gian biểu
xác định thời điểm nạn nhân tử vong.
2. Châu chấu và rận gỗ
Không
ít người cho rằng, châu chấu và rận gỗ là những sinh vật "ăn chay"
nhưng sự thật là chúng cũng có mặt ở những tử thi đang phân hủy. Kết
luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học Mỹ tiến hành phân tích,
kiểm tra sự phân hủy sinh học của tử thi.
Châu chấu thân ngắn có màu nâu sáng, có con màu xanh với phần thân dài chỉ khoảng 5cm.
Jennifer
Pechal - nhà khoa học tại trung tâm Nhân chủng học pháp y bang Texas
cùng đồng nghiệp đã quan sát thấy hiện tượng bất thường, một loài châu
chấu tên khoa học Pediodectes haldemani (còn được gọi là châu chấu thân
ngắn) và loài rận gỗ tên khoa học Armadillidium cf. vulgare (còn được
gọi là bọ viên) đang kiếm ăn trên phần sót lại của xác chết một người
đàn ông.
Người đàn ông da trắng này nặng khoảng
153kg, được tìm thấy ở giữa cánh đồng vào tháng 5/2012. Châu chấu thân
ngắn được tìm thấy trong cẳng tay tử thi là một con cái đang có thai.
Loài rận gỗ Armadillidium cf. vulgare.
Theo
các chuyên gia, nhiều khả năng vì lý do đó mà châu chấu phải đi tìm một
nguồn cung cấp protein dồi dào. Điều kì lạ là từ trước tới nay người ta
chưa từng thấy hai loài này ăn xác người chết (mặc dù loài rận gỗ từng
được tìm thấy trong xác chết của chuột).
Hiện các chuyên gia vẫn cố gắng truy tìm nguyên nhân khiến loài sinh vật nhỏ bé này lại có hứng thú với xác chết.
3. Ruồi giả ong
Trong
cuộc điều tra kéo dài một năm tại Viện ứng dụng Khoa học Pháp y Đông
Nam Texas, một nhóm nghiên cứu do cô Natalie Lindgren - trường Đại học
Sam Houston dẫn đầu đã quan sát bốn trường hợp côn trùng ăn tử thi ít
được ghi nhận trong lịch sử.
Các
chuyên gia đã tìm thấy loài giòi đuôi chuột và ruồi giả ong Eristalis
arbustorum - trong xác chết một người đàn ông 76 tuổi chôn sâu 60cm dưới
mặt đất ven bờ suối.
Đây là lần đầu tiên ấu
trùng của loài ruồi giả ong được tìm thấy trong xác người. Theo mô tả,
loài ruồi này có vẻ ngoài giống hệt ong, màu vàng nhạt, có vân ở phần
thân nhưng phần đầu lại là của loài ruồi.
Kiểu
bay của ruồi giả ong gần như đứng yên, sau đó lao tới một khoảng ngắn
rất nhanh rồi lại chậm lại như để xác định chính xác vị trí con mồi.
Hình ảnh của loài giòi đuôi chuột.
Các
nhà nghiên cứu cũng cho biết, loài giòi đuôi chuột được coi là loài
giòi lạ nhất hiện nay. Chúng có thể sống lâu trong môi trường ô nhiễm và
đặc biệt thích tử thi. Cơ thể của giòi đuôi chuột có một ống dài nổi
trên mặt nước giúp chúng có thể thở nhịp nhàng khi đang "thưởng thức"
bữa ăn ở dưới nước.
4. Ruồi bọ cạp
Các
nhà khoa học cũng từng thấy loài ruồi bọ cạp (Panorpa nuptialis) hút
dịch lỏng trên xác chết một nam giới 77 tuổi. Loài ruồi bọ cạp này sống
chủ yếu ở vùng Tây Âu và thường ăn xác các côn trùng chết, mật hoa và
hoa quả thối rữa.
Không
chỉ lần đầu được tìm thấy ăn xác người, chúng còn là những “vị khách
không mời” đầu tiên có mặt, chỉ trong khoảng 20 phút. Theo mô tả, sở dĩ
loài này được gọi là ruồi bọ cạp là bởi con đực có bộ phận sinh dục to
mà trông giống như ngòi của một con bọ cạp. Do đó, chúng được gọi là
ruồi bọ cạp.
5. Bọ cánh cứng ăn thịt
Bọ
cánh cứng ăn thịt (dermestid) là một loài bọ, thuộc Bộ cánh cứng, có
kích thước từ 1 - 12mm, màu đen nâu. Chúng sinh sôi phổ biến dày nhất
vào mùa xuân và đầu mùa hè.
Bọ
cánh cứng cái sinh được khoảng 50 trứng trong vòng 3 tuần suốt cả vòng
đời của chúng, sau đó nó chết đi. Sau 6 - 11 ngày trong điều kiện nhiệt
độ ấm áp thuận lợi, trứng bắt đầu nở thành ấu trùng.
Ấu
trùng rất sợ những chỗ quá sáng nên hay trốn trong bóng tối. Ấu trùng
mới nở kích thước nhỏ, nhưng đặc biệt có thể dãn cơ thể dài ra hình điếu
xì gà. Sau khi nở, chúng bắt đầu đi kiếm món ăn ưa thích - tử thi.
Theo
các chuyên gia, loài bọ cánh cứng ăn thịt này vô cùng hữu ích trong
việc dọn sạch sẽ bộ xương động vật hay "phần thừa" - đem lại hiệu quả
lớn trong công tác nghiên cứu, điều tra.
Khung cảnh hồ Pitch.
Giả thuyết mới về cách thức tồn tại của "sinh vật ngoài hành tinh"
Các chuyên gia hi vọng phát hiện của mình sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới nghiên cứu về sự tồn tại của sinh vật ngoài hành tinh, cụ thể là Sao Thổ.
Các nhà khoa học Đức mới đây đã phát hiện nhiều vi khuẩn sống tồn
tại trong các giọt nước nhỏ bên hồ Pitch (hồ Hắc Ín) trên đảo Caribbean
của Trinidad. Qua đó, các chuyên gia nhận định rất có thể cuộc sống của sinh vật ngoài hành tinh sẽ
tồn tại theo cách như thế này trên Sao Thổ, tức là những sinh vật này
có thể đã sử dụng tầng nước lỏng nằm phía bên dưới lớp vỏ băng của Sao
Thổ.
Dựa vào kết quả nghiên cứu hồ nhựa đường
tự nhiên lớn nhất trên thế giới - hồ Pitch, các nhà nghiên cứu nhận thấy
có sự xuất hiện của vi khuẩn sống trong những lớp dầu lỏng cùng nhựa
đường dinh dính màu đen nổi trên bề mặt hồ.
Khung cảnh hồ Pitch.
Tác giả nghiên cứu - nhà sinh vật học môi trường Rainer Meckenstock cho biết: "Chúng
tôi phát hiện ra có sự tồn tại của vi khuẩn hoạt động trong hồ Pitch.
Vi khuẩn này có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/50 kích thước của một giọt
nước trung bình".
Đồng tác giả nghiên cứu, nhà sinh vật học Dirk Schulze-Makuch tại ĐH bang Washington ở Pullman nói thêm: "Mỗi
giọt nước ở đây về cơ bản là một hệ sinh thái nhỏ. Chúng chứa một nhóm
đa dạng các loài vi sinh vật có khả năng phá vỡ lớp dầu trên bề mặt và
chứa một loạt các phân tử hữu cơ. Sau khi thử các phản ứng hóa học cho
thấy, thành phần nước này không phải nước mưa mà là nước biển cổ xưa,
chúng đã tồn tại sâu trong lòng đất".
Nhà
nghiên cứu Meckenstock nhận định, các vi sinh vật này có khả năng đi
kèm với các thành phần nước nằm sâu dưới bề mặt và nổi lên cùng lớp dầu.
Phát hiện này cho thấy, vi khuẩn đóng vai trò lớn trong việc phá vỡ lớp
dầu, chúng rất có thể sẽ "xóa sổ" mỏ dầu không chút dấu vết.
Theo
các chuyên gia, việc phát hiện ra vi khuẩn sống này khiến nhiều người
liên tưởng đến các chất tồn tại trên Mặt trăng Titan của Sao Thổ -
hydrocarbon. Trong đó, hỗn hợp nước amoniac có thể dâng lên, có thành
phần gần giống như nước tìm thấy ở dạng giọt trong hồ Pitch.
Meckenstock
cho biết, các nhà nghiên cứu đã đề ra kế hoạch điều tra về "vòng đời
cũng như cách thức hoạt động của những giọt nước". Qua việc hiểu hơn về
sự tồn tại của những giọt nước mắc kẹt trong dầu, các chuyên gia sẽ có ý
tưởng tốt hơn để tìm hiểu về các sinh vật trên bề mặt Titan. Nếu chúng
tồn tại thì sẽ thích ứng như thế nào với chất hydrocarbon đó.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học.
Cách "massage tâm lý" giúp bạn xả stress trong vòng 5 phút
Chỉ cần áp dụng những bí kíp dưới đây, cơn stress của bạn sẽ tiêu tan tức thì.
Hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần cảm thấy bị quá tải, stress
về công việc, tình cảm hay những vấn đề trong cuộc sống. Đây cũng là
nguyên nhân khiến bạn luôn trong trạng thái u sầu, không thể tập trung
làm việc với năng suất, hiệu quả cao.
Những bí kíp
dưới đây được đúc kết bởi tiến sĩ luật, thạc sĩ ngành tâm lý ứng dụng
Paula Davis-Laack sẽ giúp bạn "đá bay" stress trong vòng 5 phút.
1. Thay đổi mật khẩu
Bạn
có nhận thấy, mỗi ngày khi chúng ta vào mail, Facebook... đều cần đăng
nhập và gõ mật khẩu? Vậy tại sao bạn không thay những mật khẩu bình
thường thành một lời khẩu hiệu, một lời chỉ dẫn hướng bạn đến lối suy
nghĩ tích cực hơn?
Đó có thể là "Mỉm cười nào",
"Hãy từ bỏ thuốc lá", "Cuộc sống luôn tươi đẹp"... Việc lặp đi lặp lại
một câu khẩu hiệu hay lời nhắc nhở sẽ giúp bạn có thêm động lực và tạo
thói quen suy nghĩ theo những hướng tốt đẹp hơn.
2. Ôm một ai đó
Chúng
ta biết rằng, một cái ôm đôi khi cũng khiến bạn cảm thấy như mình được
chia sẻ, giúp vơi đi nỗi buồn. Và ôm là một hành động có thể làm xả
stress cực hiệu quả.
Khi
ôm người khác, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra oxytocin - một loại hormone
giúp gia tăng những hành động mang tính hướng ngoại, thân thiện, tạo ra
sự thư giãn, tin tưởng và thúc đẩy lòng nhân ái.
Tiến
sĩ Paul Zak đã khẳng định rằng, mỗi người nên ôm 8 lần/ngày để có thể
xây dựng những mối quan hệ bền vững. Nếu bạn thấy không thoải mái khi ôm
đồng nghiệp, hãy ôm bạn bè, người thân trong gia đình.
3. Chăm sóc thú nuôi
Tác
dụng mạnh mẽ của thú cưng trong việc đối mặt với stress từ lâu đã được
công nhận. Mỗi khi bị suy sụp, bạn dường như sẽ rơi vào trạng thái buồn
bã, luôn sợ hãi, né tránh mọi điều xung quanh.
Tuy
nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, để xả stress - bạn
hãy dành thời gian để chơi đùa với thú cưng. Khi chơi với những chú cún
hay mèo con, hàm lượng hormone Serotonin và Dopamine - một loại chất dẫn
truyền của hệ thần kinh có tác dụng tạo ra cảm giác bình tĩnh, thư thái
sẽ tăng lên, từ đó giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn.
4. Bài tập thở 4-7-8
Chúng
ta biết rằng, thiền định là một cách giúp xả stress rất hiệu quả, tuy
nhiên không phải ai cũng có thời gian và thiền một cách đúng đắn. Bởi
vậy, bạn có thể áp dụng bài tập thở dưới đây để có được hiệu quả gần
tương tự với ngồi thiền.
Nếu
cảm thấy bị mất tập trung, phân tâm trong công việc, bạn hãy ngồi trên
ghế hoặc trên sàn, thẳng lưng và đếm trong đầu từ 1-8. Hít vào thật sâu
trong 4 nhịp đầu, nín thở từ nhịp 4 đến nhịp 7 và thở ra ở nhịp 8.
Bạn
tiếp tục bài tập thở này trong vòng 5 phút. Lần đầu tiên tập, hơi thở
của bạn khá loạn vì làm không đúng cách, nhưng sau vài lần bạn sẽ làm
thành thục. Phương pháp này sẽ giúp bạn lấy lại được sự bình tĩnh để
giải quyết công việc.
Nghiên
cứu quét MRI (chụp cộng hưởng từ) còn khẳng định, thiền định hay tập
thở hàng ngày sẽ làm tăng đáng kể trí thông minh, trí nhớ lâu hơn, kích
thích sự phát triển một số bộ phận của vỏ não.
5. Mỉm cười
Đã
bao nhiêu lần bạn cảm thấy mình càng buồn và chán nản hơn khi nhìn thấy
những bộ mặt cau có, khó chịu. Hãy nhớ rằng, cảm xúc rất dễ lây lan. Vì
thế, dù có cáu giận, buồn bực vì công việc hay đang trải qua một khoảng
thời gian khó khăn - bạn hãy cố mỉm cười.
Bởi
lẽ, nụ cười không chỉ làm mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn mà còn giúp
bạn cảm thấy khá hơn và khiến những người đối diện dễ chia sẻ, đồng cảm
với bạn.
6. Viết nhật kí
Những
suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực bị dồn nén trong ngày khiến hiệu
suất làm việc của bạn kém hẳn đi. Giận dỗi bạn bè, lo lắng vì không hoàn
thành kịp deadline công việc, hoặc chán nản khi bị từ chối thăng chức -
những cảm giác này cần bạn phải đối mặt và xử lí sớm.
Suy
nghĩ về những viễn cảnh tồi tệ nhất sẽ không tự biến mất nếu bạn không
chủ động bỏ nó ra khỏi đầu. Một trong những cách để “bỏ nó ra khỏi đầu”
là viết hết ra giấy, đọc lại và bạn sẽ bắt đầu nhìn nhận vấn đề với một
góc nhìn, một thái độ khác. Vì thế, hãy viết những điều khó chịu ra và
bạn sẽ thấy, điều đó không có gì quá to tát để có thể khiến bạn buồn
phiền.
7. Chơi một trò chơi trí tuệ
Não
bộ của chúng ta có xu hướng phát hiện, tìm kiếm và ghi nhớ những thông
tin và sự kiện mang tính tiêu cực. Nếu bạn đang phải trải qua một ngày
nhiều áp lực, não của bạn sẽ nhai đi nhai lại những sự việc xảy ra trong
ngày hôm đó kể cả khi cơn stress đã đi qua.
Nếu
bạn cần tạm thời quên đi những việc đó, ví dụ như muốn chuyển sự tập
trung vào một công việc khác đang cần hoàn thành, hãy chơi một trò chơi
trí tuệ.
Hoạt động này rất thú vị, không quá
khó khăn nhưng vẫn loại bỏ được những yếu tố làm xao lãng sự tập trung.
Bạn có thể chơi trò đếm ngược từ 1.000 mà số sau kém số trước 7 đơn vị,
đọc lời những bài hát vui tươi, hoặc đặt câu mà tất cả các từ đều bắt
đầu bằng một chữ cái.
No comments:
Post a Comment