Sunday, May 31, 2015

Mưa giông lớn quật ngã nhiều người đi đường ở Hà Nội

Mưa giông lớn quật ngã nhiều người đi đường ở Hà Nội

Sau nắng nóng kéo dài, tối nay nhiều khu vực ở Hà Nội đã có mưa rào và giông. Gió giật mạnh khiến nhiều phương tiện bị quật ngã, va vào nhau, cây cối gãy đổ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương, một vùng mây đối lưu từ khu vực Hòa Bình dịch chuyển về phía đông gây ra mưa to.
anh-mua-9409-1433079529.jpg
Mưa rào kéo dài hơn 30 phút tại Xuân Đỉnh, Nam Từ Liêm, Hà Nội kèm theo dông giật mạnh khiến quật đổ nhiều xe máy trên đường. Ảnh: CTV.
Khoảng 20h, mưa rào đổ xuống các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức... rồi lan rộng đến các quận huyện phía đông và khu vực trung tâm thành phố. Gió giật mạnh khiến nhiều xe gắn máy, xe đạp phải dừng lại và tấp vào lề đường.
Khu vực Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, nhiều người đi xe máy bị quật ngã, va chạm vào nhau. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (quận Đống Đa) bị ngập nước đến mắt cá chân.
anh-mua-ngap-9823-1433079529.jpg
Mưa lớn gây ứ đọng nước ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Phạm Thắng.

Lễ thành hôn NGHĨA TÂM 24 4 2015

Saturday, May 30, 2015

16 lí do để ai cũng gọi Đà Nẵng là "thành phố đáng sống"

16 lí do để ai cũng gọi Đà Nẵng là "thành phố đáng sống"

00:05:00 26/05/2015

Ai đến thành phố này và muốn "check-in", đều có thể dễ dàng nhìn thấy cái địa điểm "Đà Nẵng - Thành phố đáng sống" ở ngay đầu danh sách. Vậy những lí do nào đã khiến Đà Nẵng "được lòng người" đến vậy?

New York Times bình chọn Đà Nẵng là 1 trong những điểm đến lý tưởng trên thế giới vào năm 2015, cũng bởi nơi này sở hữu những bờ biển cát trắng trải dài tuyệt đẹp. Nhưng thật ra, thành phố này còn "níu chân người" bởi hình ảnh hiện đại, văn minh, và luôn có cái mới, luôn chuyển mình.

Đến với thành phố Đà Nẵng, bạn có bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, có núi, có đèo, có những khu nghỉ dưỡng xa hoa nhất thế giới, nhưng bạn sẽ không có cảm giác mình đang ở một khu du lịch nổi tiếng và lúc nào cũng nơm nớp sợ bị "chặt chém" mọi lúc mọi nơi. Dễ hiểu bởi người dân nơi đây không xem Đà Nẵng là nơi để "móc túi" du khách. Đối với họ, đây đơn giản chỉ là một thành phố thân thương, là niềm tự hào của mỗi người và họ yêu nó tha thiết đến mức, họ muốn giữ gìn những hình ảnh đẹp nhất về Đà Nẵng trong lòng những ai từng đặt chân đến đây.

Hãy cùng khám phá một vòng Đà Nẵng với 16 điều tuyệt vời dưới đây, để hình dung được rằng vì sao ngày càng nhiều người yêu mến thành phố đẹp đẽ và rất đỗi thân thương này.

Một trong những điều tuyệt vời nhất ở Đà Nẵng chính là, thành phố này không chỉ dựa vào những cảnh quan thiên nhiên để "lấy lòng" du khách. Cứ sau một năm, Đà Nẵng lại xuất hiện thêm nhiều công trình mới có sức hấp dẫn mạnh mẽ tới những du khách, có những công trình lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mang đến cho Đà Nẵng một diện mạo mới xinh đẹp và hiện đại hơn. Những dịch vụ công cộng được chăm chút tinh tế cũng gây ấn tượng về một hình ảnh Đà Nẵng văn minh, thân thiện. Những nhà vệ sinh miễn phí 5 sao, những con đường không ăn xin và sạch bóng rác, bệnh viện ung thư nhân đạo... Hay thậm chí, tới lúc chuẩn bị rời khỏi thành phố, vẫn còn cảm thấy thật thoải mái vì bảng giá đồ ăn đồ uống "dễ thở" ở sân bay. 

1. Thành phố của những công trình mới mẻ, thú vị

Đà Nẵng luôn sở hữu những thứ có thể tạo nên "một cơn sốt" nào đó. Đấy là đang nói về những công trình mới mẻ, thú vị, xuất hiện liên tục nhưng vẫn khiến người ta nhớ về. Năm nào đó là Bà Nà - khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại với khí hậu dịu mát. Rồi tới chiếc cầu Rồng hoành tráng có thể phun nước phun lửa. Rồi tới vòng quay Mặt trời Sun Wheel, hay chỉ đơn giản là nói về một khách sạn xinh xắn hiện đại A La Carte.

Mới đây, người ta thích thú trước hình ảnh tượng cá chép hóa rồng nặng gần 200 tấn vừa được lắp đặt ở bờ Đông sông Hàn, nằm ở vị trí g
iữa cầu Rồng và cầu Sông Hàn.

Hình ảnh Cá chép hóa rồng được đặt bên bờ sông Hàn không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn trở thành biểu tượng mang đậm tính nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian với hình ảnh cá chép vượt mọi khó khăn, hóa kiếp thành rồng.

Friday, May 29, 2015

Mỹ khoe tàu độc có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh

Mỹ khoe tàu độc có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh

Sự kết hợp giữa tàu Montford Point, một trạm hậu cần đa năng lưu động, và Millinocket với tốc độ cao và khả năng chuyên chở lớn sẽ là yếu tố thay đổi cục diện trận chiến, mang lại ưu thế vượt trội cho quân đội Mỹ trong tương lai, chuyên gia đánh giá.
 
Mỹ hồi tuần trước trong cuộc tập trận Culebra Koa 15 (KC 15) diễn ra tại Hawaii có cơ hội phô diễn hai chiếc tàu mới với cấu tạo độc đáo vừa được bổ sung vào hàng ngũ khí tài quân sự hiện đại của quân đội nước này.
Một trong hai mẫu tàu trên là USNS Montford Point, với nền tảng tàu đổ bộ di động (MLP), được biên chế cho Bộ tư lệnh Vận tải Hải quân Mỹ (MSC) từ tháng trước. Ảnh: US Navy
 
 
Tàu Montford Point dài 233m, tải trọng rẽ nước 34.500 tấn, vận tốc trung bình 37 km/h, tầm hoạt động gần 17.000 km. Để tiết kiệm chi phí, tàu được chế tạo không tuân theo tiêu chuẩn của chiến hạm. Thay vào đó, Montford Point có thiết kế với một khoang trống lớn để vừa làm bãi đỗ vừa làm nơi bốc dỡ hàng hóa. Trong ảnh là đồ họa tàu Montford Point. Ảnh: Foxtrot Alpha

Thursday, May 28, 2015

TĂNG THÀNH BỘ tối 28 5 2015 Tập 6

YOGA tập thường xuyên giữ gìn sức khỏe 29 5 2015

TĂNG THÀNH BỘ tối 28 5 2015 Tập 5

TĂNG THÀNH BỘ SÁNG 28 5 2015 Tập 4

TĂNG THÀNH BỘ SÁNG 28 5 2015 Tập 4

TĂNG THÀNH BỘ tẩn liệm 12 giờ 27 5 2015 Tập 3

TĂNG THÀNH BỘ tẩn liệm 12 giờ 27 5 2015 Tập 2

Wednesday, May 27, 2015

Thầy 3 Thư Ký Ba thầy Quân mất 27 5 2015 thọ 97 tuổi

Tuesday, May 26, 2015

TĂNG THÀNH BỘ Sáng 27 5 2015 Tập 1

Thiết kế Website KS Dương Trung Hiếu dài 1h40

Monday, May 25, 2015

CHỊ 8 MARCEL Ti con anh 7 Robert về VN chú Út rước về Giồng Tập 2

Chùm ảnh: "Đội quân bóng tối" tại tòa nhà Quốc hội Mỹ

Chùm ảnh: "Đội quân bóng tối" tại tòa nhà Quốc hội Mỹ

17:26:05 25/05/2015

Những người công nhân phụ trách dọn dẹp và bảo trì tòa nhà Quốc hội Mỹ trên đồi Capitol luôn làm việc suốt đêm rồi biến mất khi trời sáng, đảm bảo cho tòa nhà quyền lực nhất thế giới này luôn sạch sẽ và hoa lệ.


Điện Capital hoành tráng và uy nghiêm.

CHỊ 8 MARCEL Ti con anh 7 Robert về VN chú Út rước về Giồng 1

Friday, May 22, 2015

MỸ THO thăm Tùng cùng đi với Giai ở Mỹ về 20 5 2015 Tập 2

Xe ngựa trên đường phố Sài Gòn xưa

Xe ngựa trên đường phố Sài Gòn xưa

Những năm 1950-1960, xe ngựa kéo là phương tiện vận chuyển công cộng chủ yếu, len lỏi trên các đường phố Sài thành cùng với xe máy, xe đạp.
 
Nhiếp ảnh gia Carl Mydans ghi lại hình ảnh xe ngựa trên đường phố Sài Gòn năm 1950. Đây là con đường gần ngân hàng Pháp Hoa, góc đường Hàm Nghi - Phủ Kiệt xưa, nay là ngã tư Hàm Nghi - Hải Triều. Loại xe này có cái mui cong nhìn giống mả (mộ) đất nên được người dân gọi là xe thổ mộ. Còn một giả thiết khác, tên thổ mộ xuất phát từ tiếng Quảng Đông, người Hoa gọi xe độc mã là “ thu ma”, lâu dần người Việt cũng đọc trại theo là “thổ mộ”.
 
 
Một khách dừng xe ở góc đường quận 1. Người dân ưa chuộng xe ngựa vì tính tiện dụng và nhanh chóng, có thể xuống xe bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Ảnh chụp bởi Carl Mydans, năm 1950.

MỸ THO thăm Tùng cùng đi với Giai ở Mỹ về 20 5 2015

Thursday, May 21, 2015

Trường THPT GIỒNG ÔNG TỐ, Lễ tổng kết ngày 20 5 2015 Tập 4 hết

Trường THPT GIỒNG ÔNG TỐ, Lễ tổng kết ngày 20 5 2015 Tập 3

Trường THPT GIỒNG ÔNG TỐ, Lễ tổng kết ngày 20 5 2015 Tập 2

Wednesday, May 20, 2015

Trường THPT GIỒNG ÔNG TỐ, Lễ tổng kết ngày 20 5 2015 Tập 1

Khoa học gợi ý cách "đại tiện" đúng chuẩn nhất

Khoa học gợi ý cách "đại tiện" đúng chuẩn nhất

00:00:01 21/05/2015

Cùng tìm hiểu phương pháp đi đại tiện có lợi cho sức khỏe dựa trên quan điểm khoa học.

Với mỗi cơ thể sống, đại tiện là một trong những hoạt động quan trọng của hệ tiêu hóa. Nhờ hoạt động này, các chất thừa sau quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài. 

Thế nhưng việc đại tiện cũng cần được thực hiện một cách chính xác để giúp cơ thể có thể tránh được một số vấn đề về đường ruột.

Vậy cách đi đại tiện của con người trong thời đại ngày nay liệu có chính xác? 

Trong cuốn sách “Charming Bowels”, nhà vi sinh vật học, tiến sĩ y khoa Giulia Enders đã đưa ra nhiều nghiên cứu về ruột cũng như các loại vi khuẩn đường ruột của con người. 

Với niềm đam mê này, cô đã đưa ra nhiều chủ đề để các chuyên gia cùng thảo luận, một trong những vấn đề được Enders khai thác và nghiên cứu nhiều nhất là việc đi vệ sinh của con người.


Theo những tài liệu mà Enders sưu tầm được và cả những nghiên cứu của chính cô, ngày nay đa phần chúng ta đang đi cầu sai cách.

Tuesday, May 19, 2015

Đại hội điện ảnh CANNES

Lý Nhã Kỳ khoe ảnh chụp cùng Phạm Băng Băng tại LHP Cannes

12:01:36 14/05/2015

Những hình ảnh Lý Nhã Kỳ dự Liên hoan phim Cannes vừa được hé lộ.

Mới đây, những hình ảnh Lý Nhã Kỳ tham dự thảm đỏ Liên hoan phim Cannes đã được hé lộ. Đặc biệt, trong dịp này, Lý Nhã Kỳ còn có dịp hội ngộ Phạm Băng Băng trên thảm đỏ và buổi tiệc sau đó.

Lý Nhã Kỳ hội ngộ Phạm Băng Băng trong sự kiện thảm đỏ của Cannes

Sau đó, Lý Nhã Kỳ còn tiếp tục gặp gỡ Phạm Băng Băng trong buổi tiệc sau Cannes


Monday, May 18, 2015

Đám giổ TĂNG THỊ NHI lần thứ 3 ngày 18 5 2015

QUẬN 2, Lễ phát động Tiết kiệm Điện, 5 Không 3 Sạch Tập 1

QUẬN 2, Lễ phát động Tiết kiệm Điện, 5 Không 3 Sạch Tập 3

QUẬN 2, Lễ phát động Tiết kiệm Điện, 5 Không 3 Sạch Tập 2

Sunday, May 17, 2015

QUẬN 2, Lễ phát động Tiết kiệm Điện, 5 Không 3 Sạch Tập 3

QUẬN 2, Lễ phát động Tiết kiệm Điện, 5 Không 3 Sạch Tập 2

QUẬN 2, Lễ phát động Tiết kiệm Điện, 5 Không 3 Sạch Tập 1

Saturday, May 16, 2015

Mỹ - Trung tranh cãi quyết liệt về Biển Đông

Mỹ - Trung tranh cãi quyết liệt về Biển Đông

Mỹ bày tỏ quan ngại về quá trình cải tạo các bãi đá của Trung Quốc tại Biển Đông, trong khi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố sẽ không lay chuyển trong vấn đề chủ quyền.
2015-05-16T082407Z-2-LYNXMPEB4-7932-2088
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters

Lý Nhã Kỳ hội ngộ Phạm Băng Băng tại Cannes

Lý Nhã Kỳ hội ngộ Phạm Băng Băng tại Cannes

Cựu Đại sứ Du lịch Việt Nam và diễn viên "Võ Tắc Thiên" xuất hiện tại sự kiện thảm đỏ và buổi tiệc dành cho các ngôi sao.
 
Lý Nhã Kỳ xuất hiện trong buổi mở màn Liên hoan phim Cannes 2015, ngày 13/5.
 
Cô tham gia các hoạt động ở sự kiện trong suốt 10 ngày, từ dự thảm đỏ khai mạc đến các bữa tiệc dành cho nghệ sĩ thế giới, cũng như những buổi công chiếu phim tranh giải.

Thursday, May 14, 2015

Xem và Download PHIM FULL HD 15 5 2015

Quán Cơm Xã Hội Nụ Cười Số 1 ngày 14 5 2015

Wednesday, May 13, 2015

Nồng nàn thu Hà Nội

Nồng nàn thu Hà Nội
Thứ 5, 14/08/2014
2344
Mùa thu Hà Nội đã đi vào văn thơ, những bài hát của nhà văn, nhạc sĩ. Nó gợi cho con người ta rất nhiều cảm xúc xao xuyến, nồng nàn. Mùi hoa sữa thoảng một góc phố, lộc vừng trải thảm đỏ bên hồ, những con đường đầy ắp lá vàng rơi, những hình ảnh khiến bất kì ai cũng không khỏi bồi hồi.
anh mua thu Ha Noi

Mùa thu là mùa hoa sữa bắt đầu nở nộ


anh mua thu Ha Noi

Những khóm hoa sữa làm nức hương cả một góc trời

20 bức ảnh khoa học kinh ngạc từ cuộc thi Wellcome Image Awards

20 bức ảnh khoa học kinh ngạc từ cuộc thi Wellcome Image Awards
Thứ 3, 21/04/2015
920
Những bức ảnh khoa học luôn đem đến cho chúng ta những điều ngạc nhiên và cũng rất đỗi thú vị, những điều mà chúng ta không nhìn được bằng mắt thường qua lăng kính của các nhiếp ảnh gia trong cuộc thi Wellcome Image Awards.
Những bức ảnh khoa học đều gây ra sự ngạc nhiên và hấp dẫn với chúng ta. Chúng thể hiện các phần của thế giới tự nhiên mà hoàn toàn vô hình trước mắt của con người: mặt cắt ngang của não, các phản ứng hóa học bên trong cơ thể, chụp siêu cận động vật đến mức mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Hồi đầu tháng này, giải thưởng Wellcome Image Awards đã công bố vòng chung kết cuộc thi lần thứ 14 với những bức ảnh khoa học xuất sắc và nhiều bức ảnh đã được mua lại bởi các tổ chức nghiên cứu y sinh.

Tác phẩm “The Pregnant Pony Uterus” (tạm dịch: Bào thai ngựa con ở tử cung) đã đoạt giải cao nhất trong cuộc thi năm nay. “Bức ảnh gợi lên nhiều cảm xúc khác nhau cùng một lúc: nó thật hấp dẫn, buồn, rùng rợn, gần như tàn bạo” – theo lời James Cutmore, biên tập hình ảnh cho BBC Focus và là giám khảo của cuộc thi. "Tuy nhiên chủ đề này cũng tinh tế, chi tiết và rất đẹp. Hình ảnh thể hiện một sinh vật to lớn và tráng lệ đã làm giảm nỗi buồn, sự mong manh và nửa tạo hình này, mà theo tôi là rất khiêm nhường.” Tử cung ngựa được bảo quản trong formalin và được chụp bởi Michael Frank tại Bảo tàng Giải phẫu học của Đại học Thú y Hoàng gia ở London.

Tác phẩm thắng giải có vẻ khá điên rồ và hầu hết các tác phẩm trong vòng chung kết cũng rất kì quái. Các bạn cùng xem qua bộ ảnh độc đáo này nhé.

bo anh khoa hoc giai thuong Wellcome Image Awards

Khoang dạ dày của dê - Michael Frank 

Hang lớn nhất thế giới Sơn Đoòng lên truyền hình trực tiếp Mỹ

Hang lớn nhất thế giới Sơn Đoòng lên truyền hình trực tiếp Mỹ

Đoàn làm chương trình Good Morning America của kênh ABC đem theo một tấn dụng cụ, sử dụng 7 thiết bị bay điều khiển từ xa để phát sóng trực tiếp những hình ảnh "đẹp đến nín thở" bên trong hang Sơn Đoòng.

  • 21h22
    Kết thúc chương trình Good Morning America, hầu hết khán giả đều chưa dứt khỏi sự choáng ngợp khi lần đầu nhìn thấy bên trong hang Sơn Đoòng. "Tôi vừa xem xong chương trình. Không thể tin được đây là những cảnh có thật trên trái đất", một khán giả Mỹ nhận xét. Khán giả khác tên Chelsie Hanna mô tả "những cảnh quay ở Sơn Đoòng như trong truyện cổ tích".
  • 20h55
    Trong khi đoàn làm phim liên tục cập nhật thông tin qua chương trình truyền hình và mạng xã hội, Twitter sôi nổi với những lời bình luận về chương trình và vẻ kỳ vĩ của hang. Nhiều thành viên tỏ ra bất ngờ và gọi Sơn Đoòng là "kho báu".
    "Không biết nói gì nữa. Thật tuyệt!", người dùng Missjoyandhappiness@aleanaron cảm thán khi chương trình vừa kết thúc.
    Nicky@bryannic26 thì thắc mắc về quá trình di chuyển của đoàn "Làm thế nào cả đoàn phim có thể di chuyển đến chỗ đó?". Còn Diamondgirl23@astinos2323 viết "Hy vọng sẽ không nhiều người đến đây. Tôi ghét nhìn thấy nơi này ngập trong rác". Khán giả chương trình đánh giá cao vẻ hoang sơ, kỳ bí và muốn hang được bảo tồn tốt.
  • 20h14
    Ở sâu trong lòng hang, người dẫn chương trình Ginger Zee cho biết đoàn làm phim chuẩn bị tiến vào vùng không có kết nối với Internet và cập nhật những dòng cuối cùng lên Twitter, chúc tất cả khán giả theo dõi chương trình sẽ thích thú với hành trình mà cô và nhóm đang thực hiện.
  • Trò chuyện với đoàn làm phim, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Trong quá khứ, người dân nơi đây thường sinh sống bằng cách săn bắt nhưng ngày nay đa số đang làm việc trong lĩnh vực du lịch nên có thu nhập tốt hơn. Và họ cũng ý thức rằng cần phải bảo vệ thiên nhiên nơi đây".
    Phó Thủ tướng chia sẻ rằng Việt Nam là một quốc gia hòa bình với những con người hiền hậu và là nơi đáng để du khách tới thăm.
  • 19h43
    9-JPG-1744-1431521182.jpg
    Một bức hình chụp lại cảnh hậu trường được Ginger tranh thủ đăng trên Twitter trong khi đang ghi trực tiếp với các thành viên trong đoàn, đứng trên khối thạch nhũ mà cô mô tả là đẹp đến "phát sợ".

Tuesday, May 12, 2015

FACEBOOK Cách tạo nhóm Hoàng Trọng Nghĩa trình bày 12 5 2015

FACEBOOK Cách đăng Ảnh và Video bằng điện thoại Android

Sunday, May 10, 2015

Đôi nét về Võ Phiến

image
Nhà văn Võ Phiến sinh năm 1925, năm nay ông tròn 90 tuổi. Với số tuổi ấy, ông không những là một trong những nhà văn thọ nhất của Việt Nam mà còn là người có một sự nghiệp văn học dài nhất, hơn cả nửa thế kỷ.

Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v... Vậy mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: gần 50 đầu sách. Không phải ít. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với gần 50 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuật, chẳng hạn.

image
Một đặc điểm nữa cũng cần chú ý: gần 50 đầu sách ấy phân bố khá đều trong cuộc đời của Võ Phiến. Nghĩa là không có giai đoạn nào ông hoàn toàn bế tắc. Trong nước, ông viết khá đều. Di tản sang Mỹ, giữa lúc mọi người đang rã rời tuyệt vọng hoặc “qui ẩn” hẳn hoặc chỉ viết cầm chừng, uể oải, ông, một mặt hì hục đi làm kiếm sống, mặt khác vẫn viết, hết Thư gửi bạn (1976) đến Lại thư gửi bạn (1979), hết Ly hương (1977) lại đếnNguyên vẹn (1978). Nếu Thư gửi bạn là tập tuỳ bút đầu tiên thì Nguyên vẹn lại là quyển tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam ở hải ngoại sau cuộc đổi đời 1975.
Chưa hết. Từ năm 1990 trở lại gần đây, thời kỳ rất nhiều người coi là “khủng hoảng” của nền văn học Việt Nam tại hải ngoại với hiện tượng nổi bật là hầu hết những cây bút chủ lực, cả cũ lẫn mới, đều đâm ra mệt mỏi, ngọn lửa nhiệt tình cứ hiu hiu nguội dần, sức sáng tác ngày một thưa thớt, thì Võ Phiến, một trong những nhà văn cao niên nhất, sức khoẻ kém nhất, ngược lại, cứ lặng lẽ viết và in đều đều: năm 1991 hai quyển; năm 1992 hai quyển; năm 1993 ba quyển; năm 1994 nghỉ để năm 1995 in một lần bốn quyển kể cả một quyển vốn là tái bản nhưng có bổ sung bài viết mới: Truyện thật ngắn.

Dường như Võ Phiến không hề bị ảnh hưởng bởi những dao động từ xung quanh. Ai cụt hứng: mặc; ai nghĩ là nhà văn mà rời khỏi đất nước tức là chấm dấu chấm hết cho sự nghiệp sáng tạo của mình: mặc; Võ Phiến cứ viết. Ngòi bút ông vẫn miệt mài, vẫn thuỷ chung với trang giấy.

image
Có thể nói, tại Việt Nam, Võ Phiến là một trong vài người hiếm hoi mà sự nghiệp cầm bút kéo dài cả đời. Thường, chỉ có một thời, thời hoa, sau đó là lá, có khi lá cũng héo quắt. Sau 1954, ở cả hai miền Nam và Bắc, hiếm có nhà văn, nhà thơ nào nổi tiếng trước 1945 còn giữ được nhịp độ và chất lượng sáng tác như cũ. Sau 1975, trong nền văn học tại hải ngoại, trừ Mai Thảo quay sang làm thơ và khá thành công trong lãnh vực thơ ca, và trừ Võ Phiến, tất cả những “đại thụ” tại Miền Nam lúc trước đều chỉ còn là vang bóng của một thời. Phần lớn họ tồn tại như những ông/bà thành hoàng trong đình, trong miễu chứ không phải như một nhà văn, nhà thơ đang cầm bút thực sự.

Vấn đề không phải là viết nhiều, viết đều. Vấn đề còn là ở chỗ: Võ Phiến bao giờ cũng song hành với thời đại. Về phương diện nghệ thuật, không lúc nào người ta coi ông là “mới”, thế nhưng, ngược lại, có điều oái oăm là: không lúc nào người ta thấy ông “cũ” cả. Văn chương Võ Phiến như đứng ngoài thời gian, bất chấp những trào lưu, những thị hiếu thời thượng của xã hội. Rồi cũng lại thú vị nữa hiện tượng: gần 70 tuổi, trong cảnh hưu trí, vớiTruyện thật ngắn (1991 và 1995) và Viết (1993), Võ Phiến lại là người tiên phong trong việc đặt ra vấn đề tìm tòi một cách viết mới cho... thế kỷ 21.

Hơn nữa, nhìn lại sự nghiệp của Võ Phiến như một tổng thể, chúng ta dễ phát hiện ra một điều: tính chất đa dạng. Lâu nay, nghĩ đến sự đa dạng trong tài năng của những người cầm bút, chúng ta thường chỉ nghĩ đến những người như Nguyễn Đình Thi ở Miền Bắc và Thanh Tâm Tuyền ở Miền Nam, những người vừa làm thơ hay vừa viết truyện hay, viết kịch hay, thỉnh thoảng viết lý luận, viết phê bình: cũng hay nữa. Chúng ta quên mất Võ Phiến: trừ kịch, ông tung hoành ngang dọc trong rất nhiều thể tài khác nhau, và trừ thơ, ở thể tài nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc, có khi hơn hẳn hai người vừa được nhắc.
***
image
Là một cây bút đa dạng, Võ Phiến không những là một nhà văn, một nhà tùy bút mà còn là một nhà lý luận, nhà phê bình văn học. Ở lãnh vực nào, ông cũng có một đặc điểm chung: sự trăn trở, hoặc trăn trở về ý nghĩa của văn học, hoặc trăn trở về phong cách của một tác giả, về giá trị của một tác phẩm, hoặc trăn trở về các vấn đề thời sự chính trị và xã hội chung quanh, hoặc trăn trở về cuộc sống của con người trên quê hương hay trên đất khách, hoặc trăn trở về sự hiện hữu của con người giữa cuộc đời và trong vũ trụ nói chung. Trăn trở, lúc nào cũng trăn trở; có thể nói cuộc đời cầm bút của Võ Phiến là một chuỗi dài những trăn trở, những nghĩ ngợi triền miên. Đã đành đó không phải là hiện tượng gì quá đặc biệt: có người cầm bút nào mà lại không từng trăn trở bao giờ? Không trăn trở về đề tài thì cũng trăn trở về cách thức xử lý đề tài. Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng trong cả hai lãnh vực, ít có ai trăn trở nhiều như Võ Phiến.

Về đề tài, Võ Phiến chiếm lĩnh một khu vực thật bao la. Nguyễn Tuân cũng thường được khen ngợi là người có kiến thức rộng, quan tâm đến nhiều điều, người biết rõ từng gốc cây tại Hà Nội, từng cột cây số trên đường quốc lộ, từng chút gia vị, chút hành ngò trong một đĩa thức ăn... thế nhưng, tựu trung, Nguyễn Tuân chỉ quan tâm đến hai điều: những cái có ý nghĩa thẩm mỹ và những cái có ý nghĩa lịch sử. Võ Phiến khác. Trong tuỳ bút, ông nhảy từ đề tài này sang đề tài kia cứ thoăn thoắt, thoăn thoắt: mới bàn về nước mắm ở quê ông, ông luận về cách bồng con của người Thượng; mới nói về cách uống trà, ông rẽ sang trầm trồ về sự giàu có của tiếng Việt chung quanh bệnh ghẻ v.v... Giống Nguyễn Tuân, ông cũng thích thú trước những cái đẹp; nhưng khác Nguyễn Tuân, ông có thể tò mò trước cả những cái chả lấy gì đẹp đẽ. Giống Nguyễn Tuân, ông cũng thích những gì có gốc rễ lâu đời trong quá khứ; nhưng khác Nguyễn Tuân, ông có thể say sưa theo dõi cả một cái gì đó mới xuất hiện, có khi sẽ biến mất, rất nhanh, như những bọt tăm trên dòng sông thời gian.

image
Hơn nữa, vấn đề không phải là đề tài. Vấn đề là cách xử lý đề tài. Ở khía cạnh này, tôi chú ý đến cách Võ Phiến đặt tựa cho sách của ông. Nhìn chung, trừ các tác phẩm dịch và các công trình biên khảo (Tiểu thuyết hiện đại, Chúng ta qua cách viết và Văn học Miền Nam, tổng quan), tựa sách của Võ Phiến thường ngắn: tối đa là bốn từ. Không những thế, điều quan trọng hơn là: đã ngắn, tựa sách của ông càng ngày càng có khuynh hướng ngắn thêm. Những tác phẩm đầu, từ năm 1956 đến đầu 1963, mang tựa hoặc hai chữ như Chữ tình, Người tù, Giã từ, Thư nhà, hoặc bốn chữ nhưMưa đêm cuối năm, Đêm xuân trăng sáng, Về một xóm quê... Dù hai hay bốn chữ, những tựa đề ấy cũng có điểm giống nhau: nêu lên một biến cố, một hiện tượng, một khung cảnh.

Từ cuối 1963 về sau, tựa sách của Võ Phiến, trừ quyển Đất nước quê hương, Thư gửi bạn và Lại thư gửi bạn, thường còn có hai chữ: Tạp bút(1, 2, và 3), Tạp luận, Một mình, Đàn ông, Ảo ảnh, Phù thế, Nguyên vẹn, Ly hương trong đó, hai cái tựa đầu được đặt theo thể loại, hầu hết các tựa sau đều đưa ra một nhận định, một sự đánh giá (ngay chữ “Đàn ông”, trong tiếng Việt, cũng bao hàm một thái độ, một cảm xúc nhất định, chứ không thuần chỉ một phái tính). Từ một biến cố đến một nhận định; từ một hiện tượng đến một sự suy nghĩ; từ một khung cảnh đến một sự đánh giá: cách đặt tựa của Võ Phiến có sự thay đổi.

image
Sau, về già, cách đặt tựa của ông càng thay đổi nhiều. Phần lớn chỉ có một từ, ngắn ngủn, cộc lốc: Quê, Viết, Đối thoại. Quyển Đối thoại, hai âm nhưng chỉ là một từ, cũng ngắn. So sánh Quê với Đất nước quê hương,Viết với Chúng ta qua cách viết, Đối thoại với Chúng ta qua cách nói, chúng ta thấy ngay: ở đây, cái ngắn của tựa sách cũng đồng thời là cái rộng của đề tài. Dường như điều làm cho Võ Phiến bận tâm nhất trong thời gian sau này không phải là những biến cố, những hiện tượng cụ thể và những cách nhìn, những quan điểm khác nhau về những hiện tượng, những biến cố ấy. Điều ông bận tâm hơn là chính những sự kiện căn bản nhất của cuộc đời. Đó là sống (chứ không phải là sống ở đâu, như thế nào), là viết (chứ không phải là viết gì, viết như thế nào), là đối thoại (chứ không phải là đối thoại với ai, về cái gì, như thế nào), là quê (chứ không phải nơi chôn nhau cắt rốn, là đất nước, là nơi gần kề: ở quê, hay nơi mình đã giã từ, đã xa khuất: ly hương)...

image
Nói cách khác, ở đây, ngắn tức là rộng, là sâu, là căn bản và, trong chừng mực nào đó, có nghĩa là siêu hình.

Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam

image
Theo định nghĩa chung chung của một số nhà Ngôn ngữ học thì Nói lái là nói bằng cách giao hoán âm đầu vần và thanh điệu hoặc trật tự của hai âm tiết để tạo thành nghĩa khác hẳn và cho rằng đây là một trong những đặc trưng của tiếng Việt, nhằm mục đích đố chữ, bông đùa, chơi chữ hay châm biếm. Thí dụ như “lộng kiếng” nói lái thành “liệng cống” hay “đầu tiên” thành “tiền đâu”, “đơn giản” thành “đang giỡn”…

Có người còn cho rằng Nói lái là một đặc điểm độc đáo của tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác không có, khi nói lái người ta phải chọn một nhóm hai hoặc ba tiếng rồi hoán vị các phụ âm hoặc các thanh của những tiếng đó cho nhau. Chẳng hạn như “Vũ như Cẩn” thành “vẫn như cũ” hay “Nguyễn y Vân” thành “vẫn y nguyên” hoặc “bảng đỏ sao vàng” thành “bỏ Đảng sang giàu”…

Lại có người giải thích : Nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu… giữa hai hoặc ba tiếng với nhau, nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp và cho rằng nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn nhưng tựu chung, khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra nên xảy ra nhiều giai thoại vô cùng lý thú.

image
Như chúng ta đã biết, một chữ gồm hai phần: phụ âm và âm. Chẳng hạn như chữ thung gồm phụ âm th và âm ung. Chúng ta lại có thêm sáu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu tạo tiếng Việt thành giàu âm sắc, chỉ cần khác dấu, chữ được phát âm khác nhau: thung (thung dung), thúng (cái thúng), thùng (cái thùng), thụng (áo thụng), thủng (lỗ thủng) và tất nhiên có nghĩa khác nhau, và đây cũng là nét độc đáo của ngôn ngữ Việt, nên người nước ngoài bảo người Việt nói chuyện nghe giống như hát vậy. Thêm vào đó, tiếng Việt vốn đơn âm nên có thể Nói lái dễ dàng mà vẫn có nghiã : Cái biệt thự nầy bự thiệt ! Bí mật coi chừng bị bật mí hoặc kháng chiến lâu ngày sẽ khiến chán hay muốn đầu tư nhưng không biết từ đâu, và đã tháo giầy nhưng chưa thấy giàu ! Theo con Hương vì thương con heo cô ấy…

Đặc biệt, đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam chẳng có ai là không biết cách nói lái, tùy theo gốc gác hoặc sinh hoạt ở Bắc, Trung hay Nam mà cách nói lái có khác nhau đôi chút.

image
- Nói Lái theo cách ngoài Bắc : người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc).

Thí dụ như chữ tượng lo nói lái thành lọ tương (lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương).

Chữ đấu tranh nói lái lại là tránh đâu (tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh vì không dấu nên thành đâu).

- Nói lái theo kiểu trong Nam : theo cách nói lái trong Nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí.

Thí dụ như chữ cá đối nói lái thành cối đá (phụ âm ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á của cá thành đá). Và cứ như vậy mà cờ Tây thành Cầy tơ, Thầy tu thành thù Tây, hiện đại thành hại điện, Thứ Lễ thành Thế Lữ, trò chơi thành trời cho…

Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, thì chỉ hoán đổi hai chữ đầu và cuối nhưng giữ nguyên chữ giữa. Chẳng hạn như : “Trần bá Cương” thành “Trương bá Cần”, “Chín bến đò” thành “chó bến Đình”, “Âu cái Đằng” thành “ăn cái đầu”, “Hương bên đèo” thành “Heo bên đường”…

Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn. Thí dụ chữ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành chính biên. Do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.


image
Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật…không nói lái được.

Tuy nhiên, Nói lái là lối nói mà chỉ cảm nhận được chớ không công thức hóa được. Nếu nói lái mà đơn giản như đang giỡn (có thêm chữ g và dấu hỏi thành dấu ngã) thì không thể áp dụng công thức nào vào đây cả.

Đặc biệt là người miền Nam thường phát âm phụ âm cuối không chính xác như c # t, n # ng, y # i, dấu hỏi đọc như dấu ngã. Chẳng hạn như chữ Cắt và Cắc, Đan và Đang, Thai và Thay, suy nghĩ và nghỉ ngợi… họ đều phát âm giống nhau, khó mà phân biệt. Vì vậy khi người miền Nam nói lái thì rất dễ dàng, nhanh chóng do biến đổi bằng nhiều cách khác nhau nhưng khi viết ra thành chữ thì nhiều khi không đúng vào đâu cả (tức là sai Chánh tả). Thí dụ như sao vàng nói lái thành sang giàu nhưng viết đúng theo âm luật là sang vào thì không phải là ý của người muốn nói; bởi vậy, người ta nói nói lái chớ không ai nói viết lái. Tuy nhiên, có nhiều câu thơ, bài thơ không những nói lái mà còn viết lái rất tài tình, chúng tôi sẽ giới thiệu phần sau.

Sau đây, chúng tôi xin mời quý vị bước vào thế giới của ngôn ngữ Nói Lái qua các câu đố, câu hò, câu đối, giai thoại trong dân gian và cả những bài thơ mang tính cách Văn học Nghệ thuật hoặc đã có từ lâu trong nền Văn học Việt Nam. Dĩ nhiên, theo như ý kiến của Hoàng Lão Tà trong bài “Ăn tục nói phét” thì “môn nói lái rất thần sầu quỷ khiếp đa dạng, đa năng mà ngay trong thi ca kim cổ đều sử dụng. Lúc nào nói lái được là chớp ngay cơ hội. Và nói lái phải tục mới vui, mới cười được, chứ nói lái thông thường thì chả có gì hấp dẫn”.

1/- Nói Lái trong Câu đố :

image
Cũng như Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ… Câu đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian Việt Nam. Người ta sử dụng Câu đố trong các buổi họp mặt vui chơi hoặc trong lúc lao động chân tay để quên đi mệt nhọc hay thử tài trí giữa hai bên nam nữ. Những câu đố Nói lái thường rất dễ đáp nhưng vì bất ngờ hay bị tròng tréo chữ nghiã mà đôi khi không đáp được.

- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng trứng, là cái gì? (Đáp là cái Lưng quần trắng)
- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng rừng, là cái gì? ( là cái Lưng quần rằn)
- Trong nhà chạy ra hỏi cái gì bán, là cái gì ? ( là cái giàn bí)
- Vừa đi vừa lủi, vừa mổ, là cái gì ? ( là cái lỗ mũi)
- Mẹ thương con, con gầy, là cái gì ? ( là cây gòn)
- Trên trời rơi xuống cái mau co, là cái gì ? ( là cái mo cau)
- Cầm đục cất đục là cái gì ? (là Cục đất)
- Ghe chài chìm giữa biển đông,

Ván phên trôi hết cái cong nó còn’’ là cái gì ? (là con còng)

- Khoan mũi, khoan lái, khoan lai,
Bò la, bò liệt đố ai biết gì? ( là củ khoai lang).

- Hít vào, hít ra, hít một là cái gì ? (là hột mít)
- Cà vô, cà ra, cà nhột, là cái gì ? (là cột nhà)
- Cúng trên núi, cúng mê, cúng mải là cái gì ? (là cái mủng)
- Cú trong nhà cú ra, cú hãi là cái gì ? (là cái hũ)
- May không chút nữa thì lầm,
Cau dày không bẻ bẻ nhầm cau ranh, là cái gì ? (là canh rau)…
- “Sáng nay đi hỏi chị Năm,

Có đi ra chợ chuộc dùm đôi bông” là cái gì ? ( là trái chùm ruột)

- Cái gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn ? ( là con còng )

- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng, là gì ? ( là ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là gì ? ( là con ngựa)
- Miệng bà Ký lớn, bà Ký banh

Tay ông Cai dài, ông Cai khoanh. Là cái gì ? ( là canh bí và canh khoai)
Ngoài ra, còn có câu đố về các con vật, câu đố đặt ra là từ hai con vật nầy khi Nói lái sẽ thành hai con vật khác, đã được giải đáp như sau :

- Con Cua con Rồng lái là Con Công con Rùa
Con Cáo con Sóc lái là con Cóc con Sáo.
Con Trai con Rắn lái là con Trăn con Rái.(cá)
Con Cò con Báo lái là con Cáo con Bò
Con Sáo con Bò lái là con Sò con Báo
Con Sếu con Ngao lái là con Sáo con Nghêu …
- con Sâu con Dế –> con dê con sấu
con Ngao con Sán –> con ngan con sáo
con Ong con Kiến –> con yến con công
con Ốc con Kiến –> con yến con cóc
con Trai con Rắn –> con trăn con rái
con Ốc con Nhện –> con ếch con nhộng
- Con SÁO nói với con BÒ,
Có con SÒ BÁO: bên kia Hội chùa.
Con CÔNG nghe rũ con RÙA,
Con CUA thấy vậy, mới khua con RỒNG.
Cả bọn kết lại thật đông,
Con CÒ, con SÓC cũng mong theo cùng.
CÓC, SÒ xúm lại đi chung…
- Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…


2/- Nói Lái trong Câu Hò đối đáp:

image
Hò đối đáp vốn là một loại hình thức dân ca phổ biến khắp ba miền đất nước. Nó thường xảy ra trên cánh đồng hay dòng sông, nam và nữ thường hò đối đáp với nhau để xua đi nỗi mệt nhọc trong công việc. Điều đáng ngạc nhiên là họ có thể dễ dàng sáng tạo và hò đối đáp ngay tại chỗ. Những người này rất nhanh nhẹn và thông minh đến mức ngay cả những người có học đôi khi cũng phải khâm phục họ và đôi khi phải bỏ cuộc. Có nhiều cặp trai gái trở thành chồng vợ sau những cuộc hò nầy.

Những câu hò đối đáp thông thường thì rất nhiều nhưng dùng cách nói lái để hò đối đáp thì rất hiếm quý.

# Thông thường thì bên con gái cất cao câu hò đối trước :

“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.

# Sau khi phân tách và tìm câu trả lời, bên con trai hò đáp :

“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,

Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.

Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
Và như thế, bên nầy đối, bên kia đáp cứ kéo dài không dứt cuộc tranh tài đầy lý thú của hai bên nam nữ để lại dân gian những câu hò Nói lái độc đáo đầy sáng tạo:

- Con sáo sậu chê cô xấu xạo,
Con chó què chân bị cái quần che.
- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm.
- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà.
- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh.

- Người mặc áo xanh chính là anh xáo, (anh Sáu)

Miếng thịt băm nát trong bụng bác Năm.

- Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,

Cô gái mồm to lặn lội mò tôm.

- Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây.

Bên cạnh đó còn có những câu Nói lái mà đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho nhau mà người ngoài vì vô tình không hiểu được. Trước hết, người con gái thố lộ :

- “Cam sành nhỏ lá thanh ương,
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ, bớ anh !”

Cảm thương vì “thương anh” mà “nhớ lắm” của nàng nên chàng hứa hẹn :

- “Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà”.
(Có nghiã: Qua muốn “nhắn lại” với bậu là nếu “thương anh” mà bậu “chờ qua” thì “qua chờ” bậu).

3/- Nói Lái trong câu đối :


image
Câu đối là cách chơi chữ và là một trong những thú tiêu khiển của người xưa. Người ta thường viết câu đối trong dịp Tết hay trong các lễ mừng thượng thọ, thăng quan tiến chức, đỗ đạt hay tân hôn, sinh nhật…. Người viết câu đối phải là người văn hay, chữ tốt và nhất là ý nghiã của câu đối phải phù hợp với trọng tâm của buỗi lễ. Cho nên, viết câu đối rất khó mà nói lái trong câu đố thì lại càng khó hơn nữa. Vậy mà trong dân gian Việt Nam vẫn có nhiều câu đối nói lái.

Thảm thương cho cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo của nghề giáo dưới chế độ Xã hội Chủ nghiã, người ta than thở qua bài “Buồn đời giáo-chức”:

Thảm kịch của thầy giáo, phải tháo giầy,

Tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo.
Làm giáo chức, nên phải giứt cháo,
Thảo chương rồi, để được thưởng chao,
Lấy giáo án đem dán áo.

Cùng với một câu đối bất hủ như sau :

- Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.

Tuy vậy, vẫn còn một câu đối khác nghe chỉnh hơn :

- Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.

Mèo con….còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về..ca xướng.

Còn đây là câu đối Tết dành tặng cho những tên keo kiệt, coi trọng đồng tiền hơn bất cứ mọi thứ trên đời (xin nói lái từng cặp chữ thì sẽ thấy):

- Thiên tường, tác biệt,
Hiền tạ, thu sương.

Ngoài ra, còn có những câu đối không dùng trong mục đích nào cả mà chỉ để thỏa mãn tánh trào phúng và tài Nói lái của mình :

- Kia mấy cây mía trên xe chú,
Có vài cái vò dưới nhà cô.
- Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây, cầu đạo cạo đầu.
- Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông.
- “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Gò Công sáu khắc gồng co”.
- Gái Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
Trai Gò Công vừa gồng vừa co.
- Thầy giáo Bản Giốc, vừa bốc vừa giảng,
Tử tù Cổng Trời, bị cởi bị trồng.
- Con trai Bắc Ninh, vừa binh vừa nắc,
Con gái Hà Đông, hồng diện đa dâm.
- Đại học Suối Máu, sáu tháng muối cơm,
Giáo khu Thừa Thiên, cửa thiền thưa thớt.
- Dân nhậu Chu Lai, uống chai uống lu,
Người dân Đập Đá, bị đá bị đập.
- Rượu thuốc Bạch Hổ, uống bổ như hạch,
Con gái Đà Nẵng, tứ đẳng nõn nà.

- Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất.

Luật sư Ðức Tiến không biết tiếng Ðức nên tức điếng.
- Con cá rô cố ra khỏi rá cô !

Chú chó mực chực mó vào chõ mứt.

-“Vợ nuôi chó, chồng chén cầy; tứ đốm tam khoanh, cây còn hóa ra là nhà Tuất.
“Ngưòi bảo heo, kẻ kêu lợn; ba bầy bảy mối, lớn lại thành đích thị họ Trư.”



image
Còn về câu đối “Gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi?” thì có các câu :

- Trai Giồng dứa, trồng dừa giống, trên giồng dứa.
- Trai Láng Hạ, lạ háng người Láng Hạ.
- Trai Thành Đông, đồng thanh hét thành đồng.

Sau hết, có một người thích nói lái, tức cảnh sinh tình đưa ra câu đối sau đây, xin mời chư quý vị tìm cho câu đáp :

- “Xuân Cali lạnh lẽo, nghe gọi heo, gọi lợn, gọi chó, gọi cờ tây, chạnh thèm bát giả cầy…”

4/- Nói lái trong các giai thoại :


image
Giai thoại được hiểu là câu chuyện thú vị làm cho người nghe phải hào hứng, vui thích. Từ xưa, có rất nhiều giai thoại, đặc biệt là giai thoại trong văn chương thì không những được người đời truyền tụng qua những cuộc trao đổi trong giới Văn gia, trí thức mà còn được ghi vào sách vở. Tuy nhiên, có những giai thoại Nói lái thì ít người quan tâm, thỉnh thoảng họ cũng có nghe qua nhưng rồi bỏ, xem đó như là những câu chuyện dân gian. Vì vậy, những giai thoại nầy trở thành loại văn chương truyền khẩu, mặc ai muốn kể sao thì kể, muốn thêm thắt thế nào cũng được miễn đáp ứng được sự cảm nhận của người nghe là được.

A)- Chuyện Đại phong :

Chuyện thế này: hai anh hề trên sân khấu tuồng ngoài Bắc, trong lúc diễu giúp vui, anh A đố anh B: Đại phong là gì?

- “Thì đại là lớn, còn phong là gió, đại phong là gió lớn”, anh B giải thích.

Anh A bảo :“ Đại phong có nghiã là lọ tương đấy. Nầy nhé, Đại phong là gió lớn, mà gió lớn thì chùa đổ, chùa đổ thi tượng (Phật) lo, tượng lo là lọ tương.



image
Có người còn cho rằng chuyện Đại phong xuất xứ từ Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, sinh quán Nghệ An dưới thời Lê Trung Hưng (1530-1540), là người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa quan quyền thời bấy giờ. Một hôm Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn khoác lác là một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong. Sau khi ăn thử, chúa Trịnh vì bị Trạng lừa bỏ đói, ăn rất ngon miệng nên cật vấn về món ăn lạ, thì Trạng giải thích rằng Đại Phong là gió to, gió to thì tượng lo, tượng lo nói lái là lọ tương.

Ngoài ra, Trạng Quỳnh còn có một câu nói lái khác mà người ta cho rằng để chọc bà Đoàn thị Điểm (?)

- Nắng cực lúa mất mùa, đứng đầu làng xin xỏ,
Nỡ lòng nào chị chẳng cho.

B)- Chuyện Trạng Quỳnh – “đá bèo” và “ngọa sơn” :

Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa, thấy gần đấy có cái ao bèo, vội vàng chạy xuống cầu ao nhằm đám bèo mà đá tứ tung. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:

- Ông làm gì đó?

Quỳnh ngẩng lên thưa:

- Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi ạ !

Chúa đỏ mặt tía tai, đánh kiệu bỏ đi.

Một buổi trưa nọ, Quỳnh định vào nội phủ thăm Chúa nhưng biết là Chúa đang ngon giấc ở dinh bà Chính cung, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, Quỳnh đề lên vách phủ hai chữ “Ngọa Sơn”. Khi Chúa gọi vào hỏi, Quỳnh trả lời :

- Khải Chúa, “Ngọa Sơn” nghĩa là nằm ở trên núi, có thế thôi ạ! Tiện tay, thần viết chơi, chẳng có gì để Chúa bận tâm cả.

Sau đó, Chúa thấy hai chữ “Ngọa Sơn” xuất hiện la liệt trên các vách tường, cửa nhà ngoài phố…Chúa truyền gọi một người đến hỏi duyên cớ. Người kia run lẩy bẩy, thưa:



image
- Chúng con là kẻ hèn mọn dốt nát, đâu dám sính chữ. Việc này chẳng qua chỉ tại Trạng Quỳnh đấy ạ ! Trạng Quỳnh có lần vào nội phủ, về mách với chúng con là Chúa đang bận “Ngọa Sơn”, rồi giải thích rằng: Ngọa là nằm, nằm lâu thì phải ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, mà núi thì phải có đèo. “Ngáy Đèo” nói lái lại là… , con không dám nói ra đâu. Không ngờ bọn trẻ con nghe lỏm được lời Trạng, buồn tay viết bậy bạ lung tung. Xin Chúa tha cho con!

Hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện này là do Quỳnh, có làm lớn chuyện ra chỉ tổ thêm xấu hổ nên bỏ qua.

C)- Chuyện Đại điểm Quần thần:

Một giai thoại về Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm được lưu truyền ở miền Nam như sau : hồi Thủ Tướng Tâm còn là Quận Trưởng Cai Lậy (có biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy) lúc ăn mừng tân gia, có người dâng lên quan bốn chữ đại tự Đại Điểm Quần Thần rất đẹp và giải thích Quần thần là người bề tôi, Đại điểm là điểm lớn, ý nói quan lớn là người bề tôi có vị trí to lớn trong quan trường. Quan lấy làm thích thú đem treo bức liễn trong phòng khách. Ít lâu sau có người đến ngắm bức liễn, rồi xin quan lớn dẹp đi. Quan ngạc nhiên hỏi, người ấy giải thích: người viết liễn đã cố ý châm biếm quan lớn, mà quan không biết. Bốn chữ trên dịch từng chữ: Đại điểm là chấm to; Quần thần là bầy tôi. Đại Điểm Quần Thần là Chấm To Bầy Tôi nói lái lại là Chó Tâm Bồi Tây. Chẳng biết quan có tìm tác giả bốn chữ nói trên để trị tội hay chăng, nhưng có lẽ vì không muốn làm lớn chuyện mà thêm xấu hổ, nên ỉm luôn.

D)- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói lái :
image
Trước khi chết, Trạng Trình (1491-1585, thời Lê Mạc) có làm một tấm bia căn dặn con cháu khi nào chết nên đem tấm bia nầy chôn trước mộ, tấm bia được khắc chữ bên trong nhưng sơn bít bên ngoài. Sau đó chừng 100 năm, cha con ông Khả đem bò tới đó cho ăn mà lại cột nhằm mộ bia của Trạng. Hôm đó nhằm lúc trưa nắng, vì quá khát nước nên bầy bò đụng với nhau, chạy tán loạn làm gẫy tấm bia, sập xuống. Làng xã hay tin biết cha con ông Khả làm hư mồ mả của Trạng nên bắt về trị tội. Cha con ông Khả năn nỉ quá, xin cho đi vay bạc hỏi tiền làm lại tấm bia khác thường cho Trạng. Làng xã thấy tội nghiệp nên ưng thuận. Sau khi vay mượn và bán hết đồ đạc trong nhà thì chỉ được có một quan tám, nhưng được bao nhiêu cũng phải tiến hành sửa chữa. Đến chừng đập bia ra vừa tróc lớp ô dước bên ngoài thì thấy có hàng chữ như thế nầy:”Cha con thằng Khả làm ngã bia ta, Làng xã bắt đền tam quán”. Thì ra tam quán nói lái thành quan tám, đúng như lời tiên tri của ông Trạng.

Đ)- Chuyện về ông Thủ Thiệm :(theo “Thủ Thiệm Đất Quảng” của Hoàng Quốc)

Thủ Thiệm người xứ Bình Định, xã An Hoà thuộc phủ Hà Đông sau đổi thành Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Ông sinh năm 1854 mất vào năm1920 tại quê nhà. Lúc nhỏ, Thủ Thiệm có tên là Nhơn, khi lớn lên đi học và đi thi, ông lấy tên chính thức là Thiệm. Theo phong tục xưa, Thủ sắc là người giữ các sắc phong của Vua ban cho làng, chức này thường được Hội đồng kỳ mục tín nhiệm giao cho các nhà Nho, hoặc ít ra cũng là người có chữ nghĩa thánh hiền ở trong làng đảm nhận. Có lẽ nhờ thông Hán học mà Thiệm được giao làm Thủ sắc của làng. Từ đó, người làng gọi ông là Thủ Thiệm, tức đem ghép chức Thủ sắc vào tên ông. Ông là người hoạt bát, nhanh nhẹn, thông minh, ứng đối tài tình nên có nhiều giai thoại để đời :
- Một đám cưới nọ tổ chức rất linh đình, hơn nữa số lễ vật của khách đến chúc mừng cũng để bù đắp vào các khoản chi phí, đó là chưa nói đến trường hợp gia chủ được lãi, nếu có chủ tâm tính toán trước. Thủ Thiệm ghét cay ghét đắng cái thói này. Tương truyền có một chuyện như vầy: Khi đi dự đám cưới, Thủ Thiệm mua một tấm lụa, viết lên đó ba chữ Hán thật to:”Miêu Bất Tọa” làm quà tặng đám cưới. Trong tiệc rượu, nhiều người nhờ Thủ Thiệm giải thích mấy chữ đó. Thủ Thiệm chép miệng: – Chà có rứa mà mấy ông cũng hỏi! “Miêu” là mèo, “Bất” là không, “Tọa” là ngồi. “Miêu Bất Tọa” là mèo không ngồi, mà mèo không ngồi tức là mèo đứng. Các ông các bà mừng “Bách niên giai lão”, “Bách niên hạnh phúc”, còn tui thì “Mèo Đứng” cũng vậy mà thôi chứ có khác gì đâu. Nhìn thấy tấm lụa có chữ “Miêu Bất Tọa” treo trang trọng giữa phòng chính, ai cũng bấm bụng cười thầm.

- Có cậu con trai học dốt, thi trượt nhưng người cha đã bỏ tiền mua chức cửu phẩm văn giai, mở tiệc đãi cả làng mừng con trai đỗ đạt. Mừng cháu có thành tích, Thủ Thiệm cho câu đối Nôm:

“Cha ở nhà đại du
Con đi thi đậu tru”

Câu đối Nôm dán trên cột nhà khiến chủ nhà bật ra tiếng chửi đổng, còn khách khứa tủm tỉm cười thầm.

- Trong ngày đám tang vợ, Ông đề trên lá phướn vợ chữ khuynh địa có nghĩa là méo đất, và khóc vợ, rồi kể lể thờ dài: “Lúc thiếu “cái nớ” thì làm răng mà các dì giúp tui được, phải không các dì?” khiến bà con chòm xóm “lỡ khóc, lỡ cười” với ông chủ nhà trong lúc tang ma bối rối.

E)- “Méo trời và Méo đất”:

Có một ông thợ hớt tóc góa vợ nên đã quan hệ “già nhân nghĩa, non vợ chồng” với một bà góa chồng. Có hai câu thơ ông tự “vịnh” về mối quan hệ của chính mình thực đáng ghi nhớ :

Yêu em từ độ méo trời,
Khi nào méo đất mới rời em ra (!)

Yêu từ thuở “méo trời” đã hay, nhưng công khai thừa nhận sẽ hết yêu khi “méo đất” dẫu có hơi ác nhưng cách dùng từ thì quả thực tinh quái và thông minh hết chỗ chê.

G)- Bài thơ Tác hợp : (theo “Quảng Nam Nói Lái” của Huỳnh ngọc Chiến)

Ở xứ Quảng Nam có ông Dương Quốc Thạnh, biệt hiệu Sơn Hồ, chuyên làm thơ nói lái theo thể Đường luật, đối nhau chan chát trong từng câu từng chữ. Có một cậu công nhân gốc Hội An làm việc ở Phú Ninh quan hệ với một cô thợ may ở địa phương mang bầu. Cậu về thú thực với gia đình và xin cưới gấp nhưng ba mẹ không chịu. Ông lại là người quen biết cả hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục bên nhà trai. Cuối cùng đám cưới vẫn được diễn ra với cô dâu mang bụng bầu 6 tháng (!). Không khí nặng nề giữa hai họ được giải tỏa hoàn toàn khi ông, với tư cách chủ hôn, đọc bài thơ này và nhà trai thực sự vui vẻ khi tuyên bố nhận con dâu.



image

Ai bàn chi chuyện đã an bài,
Trai khiển đồng tình gái triển khai.
Cứ sợ cho nên thành cớ sự,
Mai than mốt thở lỡ mang thai.
Tính từ ngày tháng vương tình tứ,
Khai ổ bây giờ báo khổ ai.
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng,
Thôi đành để chúng được thành đôi !


Bài thơ quả thật vô cùng sâu sắc và lý thú. Chuyện đã rồi thì thôi đừng bàn ra tán vô làm chi. Do chàng trai điều khiển nên cô gái mới phải chìu theo nhưng lỗi là do cô đồng tình nên cũng không thể trách ai. Vì quan hệ lén lút nên mới xảy ra “cớ sự”. Bây giờ đã sắp đến ngày sinh nở rồi, sắp đến lúc “khai ổ” rồi mà đám cưới không thành thì sẽ làm khổ cho cả hai bên nhà trai nhà gái lẫn hai người trong cuộc.

Thêm một chuyện khác là ở Quận Đại Lộc cũng thuộc Quảng Nam có anh Trần Hàn xấu trai, mặt thì rỗ, lại thêm chột hết một mắt, nhưng anh ta hát hay nổi tiếng. Nhưng “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị”, vì khi anh xuống làng La Qua, quận Điện Bàn, gặp một cô gái hát chỉ hai câu mà không tài nào đối được, đành bỏ nghề hát, tuyệt tích giang hồ. Câu hát rằng:

Trần ai gặp lúc cơ hàn
Rổ đan mặt mốt, xuống ngàn đổi khoai.


Cái chữ khó của câu hát là chữ “Rổ” đan mặt mốt, nghĩa trắng là nghèo quá phải đan rổ tre long mốt để đựng khoai, nghĩa đen lại là mặt rỗ hoa mè lại đui một mắt (mặt mốt nói lái là một mắt).

H)- Tranh đấu bị trâu đánh :

Ở một cơ quan nọ (dĩ nhiên là cơ quan của Việt cộng) có hội nghị họp chống tham nhũng cửa quyền. Gần kết thúc cuộc họp có một chị công nhân cũ của nhà máy đòi đứng lên phát biểu. Chị vừa nói vừa khóc: “Chúng tôi cũng muốn đấu tranh đòi quyền lợi lắm, nhưng như tôi đây, đấu tranh thì không biết tránh đâu, chưa kịp tránh đâu thì đã bị trâu đánh. Vì vậy bây giờ tôi đang thất nghiệp !

I)- Một mẩu đối thoại :

A: Bên đó thế nào ?
B: Ồ, có đại phong.
A: Làm gì thì làm, nhớ thủ tục đầu tiên đấy nhé !
B: Vâng, biết rồi, khổ lắm nói mãi. À, anh thấy cô ấy thế nào ?
A: Người đẹp có đôi chân thảo bình nên hình chụp tôi lộng kiếng rồi !
B: Anh thì lúc nào cũng tếu, cũng vũ như cẩn vậy.
A: Thôi chào, chúc anh mạnh sự lòi.!!!

(Chú thích : – Thảo bình, theo nghiã Hán Việt, thảo là cỏ, bình là bằng. Thảo bình là cỏ bằng. Cỏ bằng nói lái là cẳng bò. – Mạnh sự lòi nói lái là Mọi sự lành).

K)- Bài thơ chú Phỉnh :

Tạp chí Xưa Nay số 298 (12/2007), nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của Quách Tấn (một nhà thơ sở trường Thơ Đường luật có tên trong “Thi nhân Việt Nam”) có bài viết về tác giả bài thơ nói lái Chú Phỉnh nổi tiếng. Bài thơ nói lái như thế này:



Chú phỉnh tôi rồi Chính phủ ơi,
Chú khiêng đi mất chiến khu rồi !
Thi đua sao cứ thua đi mãi,
Kháng chiến như vầy khiến chán thôi !.

Theo ô.Quách Tạo, tác giả bài thơ nói lái này là Hồ Đệ, người đã gây dựng vào năm 1954 ở Quảng Nam tổ chức Hậu Quốc Dân Đảng phối hợp với nhóm các chức sắc Cao Đài do Cao Hữu Chí đứng đầu để chống Việt Minh và đã bị Tòa án Liên khu V xử.
Không hiểu sao về sau người ta lại cứ nghĩ tác giả bài thơ nói lái này là nhà thơ Quách Tấn, có thể vì theo lý luận của hỏi-cung-viên Cao Kế: “Bài thơ Đường này anh không làm thì ai vô đây mà làm?”.

Về chuyện này, năm 1991, Quách Tấn, khi đó đã mù, nói với Quách Tạo: “Việc đời cũng lạ. Văn của mình thì họ chê nhưng lại đem chép hàng vài chục trang sách của mình rồi ký tên, xuất bản làm tác giả. Còn văn bá láp và phản động thì họ lại quả quyết đó là của mình để tìm cách buộc tội”.

Cùng với tư tưởng “phản động” nầy, trong bài “Nói lái” của Đỗ Thông Minh cũng có ghi bài thơ “chú Phỉnh” tuy có khác đi đôi chút :

Kháng chiến thôi rồi khiến chán ôi,
Chiến khu để lúa chú khiên rồi !
Thi đua chi nữa thua đi quách,
Anh hùng ? Chỉ tổ ung hành thôi !

Rõ ràng, chính vì bài thơ được phổ biến bằng cách truyền miệng nên tình trạng “tam sao thất bổn” là không thể tránh, mặc dù nội dung không thay đổi nhiều lắm.

L)- Câu ró và Câu rạo :

Có anh chàng nọ trước kia để râu trông rất đẹp nhưng sau đó không biết lý do gì, cạo đi hàm râu của mình làm cho cô bạn gái nhận không ra. Chàng bèn làm thơ nói lái như vầy để than thở :

Xưa kia câu ró ngó xinh,
Bây giờ câu rạo vô tình ngó lơ!

M)- Nói lái để hẹn hò :

image
Trai gái miền Trung hẹn hò gặp gỡ nhau, sợ có người nghe nên tìm cách nói lái vẩn vơ về ruộng đồng, rơm rạ để hiểu ngầm với nhau.
Chàng nói bâng quơ: “bị môn, bị khoai, bị nưa”. Nàng chưa có cơ hội nên khất: “cau khô, trầu héo, tái môi.” hay “nón cụ, quai thao, tốt mối, xấu cuồng” hoặc “bưởi đỏ, cam sành, tốt múi”..

Người qua đường không thể hiểu rằng bị nưa là bựa ni (tức là bữa nay), tái môi là tối mai, tốt mối xấu cuồng là tối mốt xuống cầu, tối múi là túi mốt (tức là tối mốt).

N)- Đặt tên con :

Biết Tú Đạp là dân học thức nên có người quen nhờ đặt tên cho đứa con trai vừa mới sinh. Sau mấy ngày suy nghĩ, anh đề nghị người quen nên đặt tên con là Gia Bảo vì cái tên này nói lên rằng cả gia đình rất quí cậu bé.

Sau khi làm giấy khai sinh cho cậu bé được mấy ngày, ông bố đến gặp Tú Đạp giận dữ hỏi:

- Tại sao anh biết là hồi đó chúng tôi mua phải loại bao giả, hả? Bao nội địa thì có khi bị rách, chớ làm gì có bao giả !!! (Gia Bảo nói lái là Bao giả !)

O)- Thuyền ta lái gió :

Biết nói lái, biết trò chơi chữ để thưởng thức cái của trời cho mà còn để tránh… làm phiền người nghe vì lời thật mất lòng. Nhưng cũng có trường hơp ngược lại, người nói vô tình nói lái làm khổ cả người nói lẫn người nghe.
Số là, có một ông thầy giáo khi đọc đề thi về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, thay vì đọc câu “Thuyền ta lái gió với buồm trăng” đã vô tư đọc thành “Thuyền ta ló giái với buồm trăng”, khiến cả lớp cười rần lên làm ông thầy sượng chết người. Ôi, tiếng Việt đáng yêu mà cũng đáng sợ quá!

P)- Đít mấy lỗ :

image
Việt Nam thời chưa mở cửa, người dân sử dụng xe gắn máy phải mua xăng ở những cây xăng chui vì không có tiêu chuẩn để mua ở cửa hàng quốc doanh. Dấu hiệu của cây xăng chui là một cái chai đặt trên cục gạch nằm bên lề đường. Người khách dừng xe lại gần nơi đó sẽ có người đến chào hàng :

- Chành ao ! Đít mấy lỗ ?

Nếu là khách quen, sẽ trả lời đúng điệu :

- Chèm ao ! Đít hai lỗ.

Vậy là việc mua bán diễn ra một cách êm xuôi bằng những câu nói lái chuyên nghiệp. (Đó là: Chào anh, đổ mấy lít ? Chào em, đổ hai lít !)

Nguyễn Văn Hiệp Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
quangnm