Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản
1. Warren Buffett
Buffett
là một nhà đầu tư và từ thiện lớn. Ông tuyên bố sẽ dành 99% tài sản của
mình cho từ thiện, kể cả lúc còn sống hay sau khi qua đời. Theo tạp chí
Fortune, Buffett sẽ dành 83% tài sản cho tổ chức từ thiện Gates
Foundation, do vợ chồng tỷ phú Bill Gates thành lập.
Huyền
thoại Omaha tỏ ra không quá lo lắng cho con cái của mình. “Tôi chỉ muốn
cho con tôi đủ để chúng cảm thấy mình có thể làm mọi thứ, nhưng không
quá nhiều khiến chúng nghĩ mình không cần phải làm gì”, Buffett chia sẻ.
2. Pierre Omidyar
Nhà
sáng lập eBay trở thành tỷ phú khi ông 31 tuổi. Ông muốn dành tài sản
của mình cho các hoạt đồng từ thiện thay vì cho 3 đứa con. Năm 2010, ông
đã tham gia tổ chức từ thiện Giving Pledge do Gates và Buffett kêu gọi.
Ông cũng thường xuyên trao cổ phần tại eBay cho tổ chức từ thiện
Omidyar Network của mình. Ông và vợ mình cũng là những nhà từ thiện cá
nhân lớn nhất trong công cuộc chống nạn buôn người trên thế giới.
3. Michael Bloomberg
Bloomberg
được trả 1 USD mỗi năm cho vị trí thị trưởng thành phố New York bởi
khối tài sản 19,5 tỷ đã quá nhiều. Nhưng Bloomberg cũng là một nhà từ
thiện lớn với những khoản quyên góp hàng triệu USD cho đại học Johns
Hopkins, Carnegie Corporation và hàng nghìn tổ chức phi lợi nhuận khác.
Trong
một bức thư gửi tới tổ chức Giving Pledge, Bloomberg viết “trong vài
năm tới, gần như toàn bộ tài sản của tôi sẽ được dành làm từ thiện”.
4. Gina Rinehart
Bà
trùm ngành sắt Rinehart, người phụ nữ giàu nhất Australia, muốn bỏ tên
các con của mình ra hỏi di chúc thừa kế. Rinehart đã thừa kế công ty và
khối tài sản khổng lồ từ cha mình, và các con của Rinehart cũng có tên
trong di chúc của ông. Tuy nhiên, các văn bản từ tòa án Australia cho
thấy, Rinehart không tin 4 người con mình có đủ năng lực để quản lý tài
sản gia đình.
“Không
đứa nào trong số chúng có đủ năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cũng như
tinh thần trách nhiệm để gánh vác việc quản lý khối tài sản của gia
đình”, Rinehart cho biết.
5. Bill Gates
Bill
Gates là một trong những người giàu nhất thế giới. Nhưng ông và vợ mình
Melinda không muốn dành hết tài sản của mình cho 3 đứa con. "Tôi không
nghĩ việc cho con cái thừa kế tài sản là một ý hay. Điều này không tốt
cho cả chúng lẫn xã hội”, Gates chia sẻ. Năm 1994, họ thành lập tổ chức
từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation. Tổ chức này hiện có tài
sản lên tới 37 tỷ USD.
6. Ted Turner
Ông
trùm truyền thông Turner cũng là một trong những nhà từ thiện lớn với
số tiền ông quyên góp cũng nhiều như số ông làm ra. Sau khi tích lũy
tiền của từ việc thành lập CNN và TBS, Turner đã đóng góp hàng tỷ USD
cho các tổ chức như Liên hợp quốc. Turner có 5 người con từ 3 cuộc hôn
nhân, nhưng họ sẽ không nhận được nhiều tài sản từ Turner sau khi ông
qua đời.
7. John Arnold
John
Arnold mới 40 tuổi nhưng tháng 10/2012, ông đã đóng cửa quỹ đầu tư
Centaurus Energy của mình với tài sản 4 tỷ USD tích lũy trong 10 năm.
Hiện Arnold và vợ mình Laura dành phần đời còn lại cho việc từ thiện
thông qua tài trợ cho những ý tưởng đổi mới. Họ dành toàn bộ tài sản của
mình cho sự nghiệp từ thiện, thay vì cho 3 người con của mình.
8. George Lucas
Lucas
đã ký cam kết Giving Pledge do Bill Gates và Warren Buffett kêu gọi vào
tháng 7/2010. Ông sẽ dành ít nhất một nửa tài sản của mình cho tổ chức
từ thiện này sau khi qua đời. “Tôi sẽ dành phần lớn tài sản của mình cho
sự nghiệp phát triển giáo dục”, Lucas cho biết. Người cha của 4 đứa con
này cũng cho biết, ông sẽ dành hơn 4 tỷ Disney trả trong thương vụ mua
lại Lucas Films cho việc từ thiện.
9. T. Boone Pickens
Ông
trùm dầu lửa Texas đã làm đủ mọi việc từ giao báo cho tới thâu tóm Gulf
Oil và kiếm tiền từ các thương vụ mua lại. Hiện ông có tài sản khoảng
1,4 tỷ USD, nhưng ông không muốn hết dành tài sản cho con cái. Pickens
tham gia Giving Pledge và cam kết quyên góp ít nhất một nửa tài sản của
mình cho từ thiện.
10. Bernard Marcus
Nhà
đồng sáng lập Home Depot, Marcus, lớn lên tại Newark, bang New Jersey.
Bố mẹ ông là dân nhập cư người Nga. Với thành công của chuỗi cửa hàng
bán lẻ Home Depot, ông tích lũy được khối tài sản 1,5 tỷ USD. Nhưng thay
vì cho con cái thừa kế, ông dành tài sản của mình cho từ thiện bằng
việc tài trợ cho tổ chức Georgia Aquarium và thành lập Marcus
Foundation. Ông cũng dành phần lớn cổ phiếu Home Depot cho tổ chức từ
thiện của mình để phát triển giáo dục và giúp đỡ người khuyết tật.
Mẹo vặt sinh tồn trong cuộc sống “trăm năm không lỗi thời”
Thậm chí hàng trăm năm nữa, những bí kíp khoa học này vẫn còn nguyên giá trị.
Khoa
học ngày càng phát triển giúp con người có ngày một nhiều các vật dụng
tiện ích trong cuộc sống. Nhưng điều đó không đồng nghĩa, các mẹo vặt do
người xưa sáng tạo ra không còn giá trị. Thậm chí, không ít bí kíp được
áp dụng từ cách đây hàng trăm năm nhưng cho tới ngày nay vẫn còn nguyên
tính thực tiễn.
1. Bí kíp luộc trứng bị nứt vỡ
Trước
nay, bạn thường vứt đi những quả trứng nứt vỡ? Nếu đúng vậy thì sau khi
đọc bí kíp này, bạn sẽ không cần phí phạm như vậy nữa.
Rất đơn giản, chỉ cần thêm một chút giấm vào nồi luộc trứng mà thôi. Lòng
trắng trứng chính là protein albumin. Trong môi trường nước nóng và có
acid acetic (giấm), albumin kết tủa nhanh chóng. Kết quả là lòng trắng
phủ kín phần vỏ trứng bị nứt vỡ, giúp bạn có được món trứng luộc nguyên
vẹn mà không bị phá hỏng kết cấu.
2. Bí kíp nhặt vụn thủy tinh hay gai hoa hồng găm vào tay
Cảm
giác bị gai hay các mảnh vụn thủy tinh đâm vào bàn tay luôn thật khó
chịu. Tuy nhiên, với bí kíp trên đây bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi chúng.
Theo đó, bạn chỉ cần ấn chặt phần tay bị gai đâm vào một bình nhỏ chứa nước nóng. Áp
lực hơi nước tạo ra khi đó sẽ khiến tay bạn dính chặt vào miệng bình.
Chờ một lúc sau đó, rút tay ra và bạn sẽ thấy chiếc gai tự nhiên chui ra
khỏi bàn tay.
3. Chế tạo dụng cụ chữa cháy từ muối, nước
Thời
xưa, khi chưa có những dụng cụ chữa cháy hiện đại, con người đã biết
tới cách sử dụng muối ăn, nước và muối của ammoniac để dập những đám
cháy nhỏ phát sinh trong nhà.
Cụ thể, hãy chuẩn
bị sẵn hỗn hợp 2 lít nước, 0,45kg muối và 0,225 muối amoni (có thể là
(NH4)2CO3). Sau đó, khi có đám cháy thì lập tức ném hỗn hợp này vào lửa. Muối
ăn có tác dụng hấp thụ nhiệt và cách ly sự tiếp xúc của đám cháy với
oxy trong không khí. Đồng thời, muối amoni cũng sản sinh ra CO2 nên sẽ
dập được đám cháy rất nhanh chóng.
4. Tuyệt chiêu châm diêm trước gió
Chúng
ta hẳn đều đã gặp chút ít khó khăn khi thắp lửa bằng diêm mà xung quanh
gió thổi mạnh phải không? Với tuyệt chiêu trên đây, bạn có thể yên tâm
về ngọn lửa mình thắp lên sẽ chẳng hề gì.
Rất đơn giản, chỉ cần khía đầu que diêm tõe ra giống như trong bức hình. Khi diêm cháy, diện tích tiếp xúc với oxy của diêm cũng lớn hơn so với que diêm thông thường. Kết quả là bạn có thể thoải mái sử dụng diêm khi trời có gió mà không sợ lửa tắt nhanh chóng.
Rất đơn giản, chỉ cần khía đầu que diêm tõe ra giống như trong bức hình. Khi diêm cháy, diện tích tiếp xúc với oxy của diêm cũng lớn hơn so với que diêm thông thường. Kết quả là bạn có thể thoải mái sử dụng diêm khi trời có gió mà không sợ lửa tắt nhanh chóng.
5. Tưới cây mỗi ngày khi bạn công tác xa cả tuần
Bạn đi xa và lo lắng cho những chậu cây ở nhà không có người chăm sóc? Vậy thì hãy để một vài sợi len nối một đầu với chậu nước, đầu còn lại để trên phần đất của chậu cây.
Theo
quy tắc vật lý, nước sẽ thấm vào len và di chuyển từ trên xuống dưới,
nhỏ giọt vào lớp đất của cây. Khi đó, cây sẽ vẫn tươi tốt do được len
cung cấp nước thường xuyên.
6. Bí kíp sinh tồn khi đối diện với chú chó dữ
Không ít người trong chúng ta coi chó là nỗi khiếp sợ. Vậy bạn sẽ làm gì khi đối mặt với một chú chó dữ?
Cách hiệu quả nhất là sử dụng chiếc mũ bạn đang đội hoặc một cây gậy (nếu có) và giơ ra phía trước.
Theo các nhà khoa học, chó có xu hướng hạ gục các vật cản trước khi tấn
công một đối thủ. Vì vậy, trong khi chú chó dữ “bận” xử lý chiếc mũ,
bạn có đủ thời gian để tìm cách chạy trốn.
7. “Nằm lòng” cơ chế lọc nước kinh điển
Đây là một trong những phương pháp lọc nước kinh điển được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Khi không có nước lọc sử dụng, hãy tự chế một bình với 4 lớp lọc gồm cát mịn, cát lẫn sỏi dăm, đá nhỏ và đá lớn như thế này.
Khi
nước chảy từ trên xuống, bề mặt các lớp lọc sẽ giữ lại các chất bẩn,
vẩn đục và cho ra sản phẩm nước sạch có thể sử dụng để nấu nướng và
uống.
8. Biện pháp giữ trứng tươi với Mẹ Thiên nhiên
Cuối cùng là một biện pháp giữ trứng tươi khi còn chưa có tủ lạnh. Theo đó, hãy để trứng tươi vào một chiếc hộp kín phủ đầy muối và giữ tại nơi thoáng mát.
Nhờ
tính chất hóa học đặc trưng, muối sẽ bảo vệ trứng khỏi các tác nhân như
độ ẩm hay vi khuẩn. Theo ước tính của các chuyên gia, phương pháp này
có thể giữ trứng tươi trong suốt 9 tháng mà không gặp vấn đề gì.
Cận cảnh công nghệ chế biến da heo phồng, Cơm tấm bì heo siêu bẩn ngâm hóa chất
Cơm tấm bì heo khoái khẩu của mọi người đây. Da heo hay còn gọi là da lợn ấy được chế biến “siêu bẩn” ngâm hóa chất sẽ biến thành bì lợn thơm ngon ở các quán cơm tấm như thế này.
Lực lượng chức năng quận 8, TP. HCM vừa triệt phá thành công 3 cơ sở sản xuất bì lợn chui, ngâm hóa chất độc hại không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên liệu da lợn được để tràn lan trên sàn nhà đọng nước bẩn, có những phần da lợn đã bốc mùi hôi thối. Da lợn được ngâm hóa chất tẩy trắng và hóa chất tạo nở nổi bồng bềnh trong các thùng hóa chất.
Theo cách thức chế biến của những cơ sở này, da lợn sống được mua về làm sạch phần mỡ, sau đó chỉ cần luộc sơ qua một lần với nước nóng rồi cho số lượng da trên vào ngâm với một loại hóa chất dạng bột màu trắng. Công đoạn ngâm hóa chất kéo dài khoảng một ngày thì những miếng da lợn “siêu bẩn” ngâm hóa chất trên sẽ biến thành bì lợn thơm ngon ở các quán cơm tấm.
Bì lợn "siêu bẩn" cung cấp cho không ít quán cơm tấm
Còn dưới đây là công nghệ chế biến món da heo phồng
Bà Hằng cho biết da heo được mua ở chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) với giá 29.000 đồng/kg, mang về rửa rồi ngâm trong thừng đựng ô xy già cho trắng và sạch máu. Tiếp theo luộc rồi phơi khô. Công đoạn cuối cùng là xào trong cát (loại cát dùng trong xây dựng) để da heo giòn, nở phồng. Cuối cùng là làm sạch cát dính trên da heo rồi cho vào bịch bán với giá 5.000 đồng/50 gr.
Tại hiện trường, da heo để dưới nền đất đọng nước, hôi hám, cạnh nhà vệ sinh. Thùng ngâm da heo và nồi luộc da heo bốc mùi khó ngửi. Cát trong chảo chiên da heo cháy đen. Đoàn kiểm tra thu hồi toàn bộ nguyên liệu và da heo thành phẩm.
Da heo để dưới nền đất dơ bẩn, cạnh nhà vệ sinh hôi hám.
Da heo ngâm trong thùng dựng o xy già.
Nước luộc da heo đầy “vật thể lạ”, bốc mùi hôi.
Da heo phơi la liệt trên nóc nhà.
Muốn da heo nở phồng, giòn rụm thì phải xào trong chảo cát nóng.
Sau khi xào giòn, cát cháy đen dính đầy da heo.
Da heo chiên giòn chất đống dưới sàn.
Da heo chiên giòn cho vào bịch mang tiêu thụ.
No comments:
Post a Comment