Những điều gây ngạc nhiên ở Đan Mạch
Luôn chấp hành pháp luật, nghiện cam thảo, để
trẻ em ngủ trong nôi ngoài trời một mình, coi trọng bình đẳng và riêng
tư... là những điều khiến du khách bất ngờ.
|
1. Làm theo luật:
Đây là điều đầu tiên khiến người nước ngoài ngạc nhiên. Người dân nơi
đây có ý thức chấp hành pháp luật rất cao. Ở chỗ không được sang đường,
không người Đan Mạch nào dám phá luật dù không có bất cứ chiếc xe nào
chạy qua. |
|
2. Tình yêu với xe đạp:
Dù mặc vest hay váy thời trang và đi giày cao gót, đi học hay đi làm,
người Đan Mạch đều thích đi bằng xe đạp. Ở Copenhagen, 50% dân số di
chuyển bằng xe đạp hàng ngày, và số xe còn nhiều hơn số dân. Không chỉ
vì người Đan Mạch muốn bảo vệ môi trường, mà còn vì đây là cách di
chuyển nhanh và thuận tiện nhất trong thành phố. |
|
3. Thiếu các từ đệm lịch sự:
Khi tới Đan Mạch, bạn sẽ không cần dùng tới các từ như “làm ơn, xin
lỗi, cảm ơn”. Người Đan Mạch lịch sự và tôn trọng người khác nhưng bạn
không nên bất ngờ khi nghe thấy họ nói trống không là “Đưa cho tôi chai
bia” trong quán rượu. |
|
4. Truyền thống uống bia: Bia
là một phần văn hóa Đan Mạch đã hơn 5.000 năm, và hiện có khoảng 100
hãng bia ở quốc gia này. Người dân được phép uống bia từ năm 14 tuổi.
Bia được phục vụ trong mọi dịp, từ các bữa tiệc tới sự kiện tại trường
học, miễn là người uống kiểm soát được bản thân. |
Những điều gây sốc khi lần đầu tới Argentina
Đất nước Argentina xinh đẹp được coi là điểm
đến hấp dẫn nhất Nam Mỹ với điệu tango rực lửa, khung cảnh thiên nhiên
và nền văn hóa với những đặc trưng độc đáo.
|
Ai cũng có bác sĩ tâm lý:
Argentina có tỉ lệ nhà tâm thần/ tâm lý học nhiều hơn bất cứ đâu trên
thế giới. Bạn bè, đồng nghiệp, bình luận về ý kiến của các bác sĩ tâm
thần một cách tự nhiên như chuyện bình thường. |
Phóng to
|
Hôn lúc gặp nhau và tạm biệt: Người
Argentina dành thời gian để hôn lên má nhau lúc chào hỏi và tạm biệt,
kể cả đàn ông hay phụ nữ. Việc chỉ vẫy tay chào sẽ khiến bạn bị coi là
người lạnh lùng và bất lịch sự. |
Những điều gây sốc khi lần đầu tới Nhật Bản
Nhật Bản luôn được xem là một đất nước có nền
văn hóa và phong tục riêng và khác lạ. Hãy cùng Whenonearth khám phá để
không bỡ ngỡ khi lần đầu tới Nhật nhé.
|
1. Ai cũng thích giơ tay chữ V khi chụp ảnh:
Đối với người Nhật, chỉ mỉm cười khi chụp ảnh vẫn chưa đủ mà họ còn
phải có cử chỉ giơ tay chữ V. Hành động này cũng được coi là dấu hiệu
thể hiện sự hòa bình. Nó bắt nguồn từ các cầu thủ bóng chày năm 1968,
hay những vận động viên trượt băng nghệ thuật của Mỹ có thói quen giơ
tay chữ V khi tiếp xúc với giới truyền thông. |
Phóng to
|
2. Ngồi dưới sàn nhà: Ghế
cũng có trong những gia đình Nhật Bản, nhưng họ lại thích ngồi dưới sàn
nhà hơn. Người nước ngoài có thể thấy bẩn khi ngồi dưới sàn, nhưng đối
với người Nhật, nó thoải mái hơn ngồi trên sofa. Bên cạnh đó, việc trải
tatami (loại chiếu truyền thống của Nhật) bao phủ toàn bộ sàn nhà cho
thấy sàn nhà rất sạch sẽ và bạn không được phép đi giày dép vào bên
trong. |
Những điều gây sốc khi lần đầu đến Mỹ
Khi tới Mỹ lần đầu tiên, bạn sẽ bắt gặp những
điều không thể tin nổi, nhưng đó lại là những đặc điểm làm nên một nền
văn hóa Mỹ cực kỳ đa dạng và không giống bất kỳ nơi đâu.
|
1. Người Mỹ rất thân thiện:
Người Mỹ nổi tiếng với nụ cười luôn nở trên môi. Điều này có thể làm
bạn ngạc nhiên, nhưng với họ đó là một cách lịch sự để làm cho mọi người
thấy mình được chào đón và thoải mái hơn. Bạn sẽ thấy người Mỹ bắt
chuyện với người lạ ở khắp mọi nơi, trong khi chờ đợi xe bus, tàu, bên
trong thang máy hay bất cứ nơi nào có thể. Câu cửa miệng của họ luôn là:
"Hôm nay bạn cảm thấy ổn chứ?" và đối với họ, đó chỉ là một câu chào
hỏi thông thường mà không cần câu trả lời. |
|
2. Các bữa ăn khổng lồ: Đối
với người nước ngoài, một khẩu phần ăn lớn có thể được chia thành nhiều
phần cho mọi người. Ở Mỹ lại không như vậy, một khẩu phần ăn cho một
người rất nhiều và nếu không ăn hết, họ có quyền đem thức ăn thừa mang
về nhà, đó gọi là văn hóa "Doggie Bag". Đây thực sự là một ý tưởng tuyệt
vời để tránh lãng phí thực phẩm của người Mỹ. |
|
3. Tipping (tiền boa):
Tipping là một thói quen phổ biến của người Mỹ. Từ các bồi bàn, tài xế
taxi, nhân viên khách sạn đều muốn được bạn trả tipping. Mức phí tipping
trung bình ở Mỹ là 15% tổng hóa đơn. Nhưng nếu bạn không hài lòng với
cách phục vụ của nhà hàng, tip 10% và ngược lại, nếu cách phục vụ của
nhà hàng thực sự tuyệt hảo, tip 20%. |
|
4. Nước Mỹ rất rộng lớn:
Nếu bạn muốn đi du lịch nước Mỹ trong vòng một tuần thì bạn khó có thể
khám phá hết các thành phố lớn của Mỹ. Ít nhất thì bạn cũng phải tham
quan được New York, Miami, núi Rushmore hay Las Vegas, Hollywood. Hãy
nhớ rằng đất nước xinh đẹp Italia cũng chỉ bằng diện tích của bang
California mà thôi. |
|
5. Người Mỹ không dùng hệ đo lường mét:
Khi tới Mỹ, du khách sẽ được chào đón bởi những hệ đo lường được phổ
biến rộng rãi khắp cả nước như inches, miles hay feet, nhưng không có
mét. Điều này sẽ hơi khó hiểu và lạ lẫm với những người sử dụng hệ đo
lường mét, trừ người Liberia và Myanmar. |
|
6. Chính sách hoàn trả hàng hóa:
Bạn có thể trả lại bất cứ món hàng nào từ quần áo tới thực phẩm cho cửa
hàng trong vòng 90 ngày sau khi bạn mua nó. Đây là đặc điểm thú vị mà
khách du lịch sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi đến Mỹ. |
|
7. Ô tô ở khắp mọi nơi:
Đối với những người thích đi xe đạp, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và hơi
chút thất vọng. Ở Mỹ, ô tô là phương tiện phổ biến với hầu hết mọi
người, và họ di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm kia, dù xa hay gần,
hầu như toàn bằng ô tô. |
|
8. Tất cả mọi hàng hóa đều tính thuế:
Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tất cả mọi khoản mua bán đều được tính
thêm thuế. Tùy thuộc vào các tiểu bang, hàng hóa sẽ được áp dụng những
mức thuế khác nhau. |
Những điều gây sốc khi tôi du lịch Hàn Quốc
"Các cô gái Hàn đã đem tới cho tôi những suy
nghĩ khác nhau, khác nhiều so với những gì tôi hay nghĩ về mảnh đất này
thông qua phim ảnh, ca nhạc", facebooker Trung Rwo chia sẻ.
Trước khi tới Hàn Quốc,
tôi đã có những tưởng tượng riêng về những con người nơi đây thông qua
phim ảnh, ca nhạc. Họ có lúc lộng lẫy, lúc bình dị, họ phát ra những
tiếng sụp soạp khi ăn và uống rượu soju tới say mèm tại các cửa hàng bên
đường.
Thế nhưng, sau khi tới đây và tiếp xúc với một vài cô gái
gốc Hàn, tôi xin được nói ra một số cảm nghĩ cá nhân về họ. Có thể những
câu chuyện của tôi khác với những gì bạn hay nghĩ tới, nhưng nó đều
được rút ra từ những trải nghiệm thực tế.
1. Khách sạn của tôi nằm trên một trục đường lớn tiện lợi,
gần khu mua sắm, vui chơi và cả công viên. Ngỡ như đó sẽ là một điểm
nghỉ ngơi tuyệt vời, nhưng thật không may khi ảo tưởng đã bị phá vỡ vì
cô gái đầu tiên tôi gặp ở Hàn lại là một cô tiếp tân khách sạn hiếm khi
cười. Giống như nhiều người Hàn Quốc khác, cô không biết nói tiếng Anh
(hoặc rất khó nghe) nên việc trao đổi thông tin trở nên khó hơn bình
thường.
Khi cô lấy tờ giấy và ghi vài dòng gì đó bằng tiếng Hàn
cho tôi xem, tay giơ số 2. Tôi hỏi lại ý là “bây giờ lên tầng 2
(bussiness lounge) để nghỉ, hay là quay lại check in lúc 2h (do tôi tới
sớm)”. Cô gái liên tục nói bằng tiếng Hàn dù tôi đã nói mình không biết
nói tiếng nước bạn. Cuối cùng, sau bao nỗ lực giải thích bằng tiếng Hàn
không thành, cô phẩy tay ra hiệu “thôi đi đi, không cần hiểu đâu”, với
vẻ mặt cực kỳ khó chịu.
Có lẽ đó là trường hợp cá biệt, bởi các
cô tiếp tân làm ca khác đều khá tử tế, dù không nói chuyện được với tôi
nhưng họ vẫn cười tươi niềm nở. Còn cô gái ấy, lúc một anh Singapore
trong đoàn check-out, còn được cô tạm biệt với một khuôn mặt nhăn nhó.
Chúng tôi nghĩ, có lẽ cô ấy có chuyện cá nhân không vui chăng.
2. Ở Hàn, có một hình thức “văn hóa” nổi tiếng nhất, cao hơn
cả nghệ thuật truyền thống, âm nhạc các kiểu là… uống rượu và ăn thịt.
Do đó, mỗi tối tôi ở đây đều tham gia vào những buổi tiệc lớn, tiệc nhỏ
như thế. Lúc với nhóm bạn quốc tế, khi với 1-2 người bạn thân hợp cạ,
hay một party rất lớn với khoảng 200-300 người trong một phòng rộng.
Những party lớn là dịp để mọi người gặp gỡ và nói chuyện với tất cả đối
tác từ nhiều quốc gia với nhau. Tôi đã gặp một cô gái Hàn khác ở đây.
Party
lớn, mọi người đến đông nhưng vẫn có thể đi lại thoải mái vì khán phòng
rất rộng rãi. Tôi đeo một chiếc máy ảnh ở bên vai. Tôi thấy đeo vậy hơi
bất tiện khi lấy đồ ăn nên định tháo ra rồi đeo trước ngực. Bất ngờ,
một cô gái Hàn đi ngang qua và đụng vào chiếc máy ảnh của tôi rất mạnh,
làm nó bắn ngược trở lại vào lưng tôi đau điếng. Cô nhìn tôi, mắt nhướn
lên khó hiểu rồi… đi tiếp, mặc cho tôi đang chờ một câu nói nào đó.
Tôi
cố gọi với “Hey!”, nhưng không thấy cô gái mặc bộ đầm trắng đẹp đẽ ấy
quay lại. Một người bạn Mỹ sống tại Hàn nói với tôi: “Thôi bỏ qua đi. Cô
ta là người Hàn mà”.
3. Tôi đến Hàn Quốc là để tham gia vào một liên hoan phim lớn thứ 2 ở
quốc gia này. Bên cạnh mở một tuyến đường ray từ Seoul tới thẳng đây để
phục vụ người dân từ các tỉnh đến, họ còn cho mở một tuyến xe buýt chạy
vòng quanh các địa điểm chiếu phim và tổ chức sự kiện, với những điểm đỗ
cách nhau tầm 500m. Trong thời gian rảnh rỗi ở giữa các sự kiện, chúng
tôi hay tụ tập và đi bộ tới các địa điểm thay vì đi xe buýt. Chỉ đến gần
ngày cuối của LHP, tôi mới thấy cô gái Hàn ấy.
Cô trông còn rất trẻ, có lẽ chỉ độ 20 tuổi và mặc đồng phục của
tình nguyện viên LHP. Cô ấy đứng tại một điểm đỗ gần rạp phim và có
trách nhiệm điều phối hành khách lên xe, đọc thông báo hướng dẫn về lịch
trình của xe buýt. Lúc đó, xe buýt đã chuẩn bị chạy đột nhiên cô thấy
một người phụ nữ cầm nhiều đồ đạc hớt hải chạy theo tuyến xe đó. Ngay
lập tức, cô lao ra nói với tài xế hãy chờ chị kia một chút bằng tiếng
Hàn. Cô xuống cầm đồ giúp, đưa chị lên xe và chào mọi người, trước khi
bước xuống điểm đỗ để chờ chuyến xe kế tiếp. Một hành động rất rất nhỏ,
nhưng thật ấm áp.
|
4. Tôi gặp một cô gái khác trên chuyến tàu từ ga Hongdae tới
sân bay Incheon. Đó là cô gái Hàn một mình bay sang Fukuoka, Nhật để làm
thông dịch viên. Tôi chủ động nói chuyện và nhờ cô ấy chỉ giúp đường
khi tới sân bay. Chúng tôi nói chuyện với nhau trong suốt hơn 40 phút
ngồi trên tàu điện về đủ thứ, từ vặt vãnh như là chuyện cô không thích
cho hành vào phở, tới nghiêm túc như chuyện phóng xạ ở Nhật Bản. Thật
may khi vốn tiếng Anh của cô tốt hơn tất cả người Hàn tôi đã nói chuyện,
chủ yếu là nhờ chỉ đường.
Sau đó, cô dẫn tôi đi khắp sân bay
Incheon để tới điểm làm thủ tục lên máy bay với thái độ nhẹ nhàng và
không hề nóng vội dù lúc đó cũng đã muộn. Cô luôn tươi cười và chỉ cho
tôi những điều thú vị ở đây. Trước khi chia tay, cô nói: “Chúng ta sẽ
nói chuyện tiếp sau khi vào sảnh chờ máy bay. Hẹn gặp chút nữa nhé!”.
Tôi cúi đầu, nói cảm ơn và chào cô. Hơn lúc nào hết, tôi mong muốn gặp
lại cô gái ấy một lần nữa để trò chuyện.
Nhưng sau đó, tôi chẳng còn gặp được cô nữa. Tôi phải đi tàu
điện để đến cổng bay số 115 và tự nhủ không hiểu cô đi ở cổng nào (sân
bay Incheon có nhiều cổng bay và cách xa nhau tới mức phải di chuyển
bằng tàu điện ngầm). Tôi cảm thấy hơi tiếc vì đã không gặp cô gái Hàn ấy
một lần nữa, hoặc chí ít là sớm hơn, bởi cô ấy là người con gái bản địa
hiếm hoi làm tôi cảm thấy quý mến trong suốt hành trình tới mảnh đất
lạnh lẽo này. Nhưng có thể, con người ta cứ không có duyên với nhau vậy
đấy.
Bạn biết gì về những điều gây ngạc nhiên ở Paris?
Đồi Montmartre từng là nơi khai thác đá thiêng, Paris từng có 12 quận, người Paris luôn chạm ly và nhìn vào mắt nhau khi uống…
|
Đồi Montmartre “thần thánh”: là
nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ nhà thờ
Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng... Montmartre còn
được biết đến với cái tên “Ngọn đồi của những người tử vì đạo”, là một
trong những địa điểm thu hút du khách nhất Paris. Tuy nhiên, ít ai biết
nơi đây từng được tin là có nhiều đá thiêng, vì vậy người La Mã 2.000
năm trước đây từng đến đây lấy đá về xây đền thờ. Truyền thống này được
duy trì qua nhiều thế kỷ. |
|
Nên chào bonjour thay vì hello: Du
khách đến Pháp sẽ bị lờ đi, hoặc không được phục vụ tử tế nếu họ không
chào bằng tiếng Pháp. Vì vậy, khi đến bất kỳ nhà hàng, hiệu bánh, cửa
hàng, chợ, hoặc thậm chí là thang máy, bạn hãy chào “bonjour” cho ban
ngày hoặc “bonsoir” vào buổi tối. Để giữ được ấn tượng tốt đẹp, tốt nhất
bạn nên học thuộc lòng mấy từ cơ bản như merci (cảm ơn), au revoir (tạm
biệt), bonne journée (chúc một ngày tốt lành). |
Phóng to
|
Chạm cốc: Nếu
bạn tụ tập với người bản địa thì đừng nhấp môi trước khi chạm cốc với
tất cả mọi người, nếu không, bạn sẽ bị cho là bất lịch sự. Bạn còn phải
chạm cốc với từng người một, trong lúc đó phải nhìn vào mắt họ, và không
được khoác vai người khác. Phong tục này được cho là bắt nguồn từ thời
trung cổ, khi người ta chạm cốc, một phần rượu bị tràn sang các ly khác
để chắc chắn rằng rượu không bị bỏ thuốc độc. Còn việc nhìn vào mắt
người đối diện là thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng. |
Những điều gây ngạc nhiên ở Đan Mạch
Luôn chấp hành pháp luật, nghiện cam thảo, để
trẻ em ngủ trong nôi ngoài trời một mình, coi trọng bình đẳng và riêng
tư... là những điều khiến du khách bất ngờ.
|
1. Làm theo luật:
Đây là điều đầu tiên khiến người nước ngoài ngạc nhiên. Người dân nơi
đây có ý thức chấp hành pháp luật rất cao. Ở chỗ không được sang đường,
không người Đan Mạch nào dám phá luật dù không có bất cứ chiếc xe nào
chạy qua. |
|
2. Tình yêu với xe đạp:
Dù mặc vest hay váy thời trang và đi giày cao gót, đi học hay đi làm,
người Đan Mạch đều thích đi bằng xe đạp. Ở Copenhagen, 50% dân số di
chuyển bằng xe đạp hàng ngày, và số xe còn nhiều hơn số dân. Không chỉ
vì người Đan Mạch muốn bảo vệ môi trường, mà còn vì đây là cách di
chuyển nhanh và thuận tiện nhất trong thành phố. |
|
3. Thiếu các từ đệm lịch sự:
Khi tới Đan Mạch, bạn sẽ không cần dùng tới các từ như “làm ơn, xin
lỗi, cảm ơn”. Người Đan Mạch lịch sự và tôn trọng người khác nhưng bạn
không nên bất ngờ khi nghe thấy họ nói trống không là “Đưa cho tôi chai
bia” trong quán rượu. |
|
4. Truyền thống uống bia: Bia
là một phần văn hóa Đan Mạch đã hơn 5.000 năm, và hiện có khoảng 100
hãng bia ở quốc gia này. Người dân được phép uống bia từ năm 14 tuổi.
Bia được phục vụ trong mọi dịp, từ các bữa tiệc tới sự kiện tại trường
học, miễn là người uống kiểm soát được bản thân. |
|
5. Lá cờ Đan Mạch:
Bạn sẽ thấy cờ Đan Mạch xuất hiện khắp nơi, từ trước các ngôi nhà tới
trên bánh sinh nhật. Đó là biểu tượng rất quan trọng với phần lớn người
dân, bởi lá cờ thể hiện tình yêu và sự gắn bó của họ với đất nước. |
|
6. Nghiện cam thảo:
Ở Đan Mạch có rất nhiều loại đồ ăn thức uống chứa cam thảo, từ kẹo,
kem, tới rượu, thậm chí còn có cả lễ hội dành riêng cho loại thảo dược
ngọt ngào này. |
|
7. Sự bình đẳng:
Đặc trưng của văn hóa Đan Mạch là sự bình đẳng, đồng lòng, tin tưởng,
tự lực và khả năng cân bằng gia đình - công việc. Một trong những đặc
điểm khiến người lần đầu tới đây ngạc nhiên nhất là không có sự đối xử
đặc biệt tồn tại trong xã hội Đan Mạch, cũng như cách người Đan Mạch
giao tiếp một cách rất thẳng thắn và trung thực. Chúng ta có thể thấy
điều đó không được lịch sự, nhưng đó là cách sống của họ. |
|
8. Sự riêng tư:
Người Đan Mạch rất coi trọng sự riêng tư, đó là lý do họ không nói:
“Xin chào, bạn thế nào rồi?” với người lạ. Không phải vì họ không thân
thiện, mà vì họ không muốn xâm phạm sự riêng tư của bạn. Tốt hơn là bạn
nên giữ quan điểm chính trị, tôn giáo cho riêng mình, và đừng đến thăm
nhà họ mà không báo trước. |
|
9. Trẻ em: Đừng
hoảng sợ nếu bạn thấy một em bé ngủ ngoài trời trong nôi một mình. Ở
Đan Mạch, điều đó là bình thường. Dù trời đang mưa hay có tuyết rơi, trẻ
em Đan Mạch vẫn có thể ngủ ngoài trời, miễn là mặc đúng loại quần áo.
Hơn nữa, bố mẹ có thể để con mình ngoài cửa hàng hay quán cà phê mà
không phải lo lắng. |
Phóng to
|
10. Hygge: Từ
“hygee” không thể dịch ra được ngôn ngữ khác. Đây là từ miêu tả cảm giác
ấm áp, dễ chịu khi bạn được ở cạnh những người mình yêu mến, thưởng
thức bia, truyện trò dưới ánh nến lung linh. |
Những điều gây ngạc nhiên cho người lần đầu tới Australia
Người dân hay dùng từ rút gọn, khiếu hài hước
lạ lùng, mê mệt thịt nướng... là những điều khiến du khách bất ngờ lần
đầu tới xứ chuột túi.
|
1. Hay dùng từ rút gọn: Những người
Australia (hay còn gọi là Aussie) thường rút gọn các từ trong cách nói
thường nhật, nhiều nhất so với các quốc gia nói tiếng Anh khác. Do đó
các du khách dù biết tiếng Anh đôi khi cũng khó hiểu được họ đang nói
gì. Ví dụ “Oz” là Australia, “mobe” cho “mobile phone” (điện thoại),
“awk” cho “awkward” (khó xử), “barbie” cho “barbecue” (thịt nướng).
|
|
2. Hội chứng Tall Poppy: Những ai thành
công thường gặp 2 kiểu người: người hâm mộ và kẻ ghen ghét. Australia có
một thuật ngữ dành riêng cho kiểu người thứ 2, đó là “Hội chứng Tall
Poppy” - những người chuyên chỉ trích các biểu tượng thành công được coi
là hình mẫu của Australia.
|
|
3. Vegemite: Loại sốt có màu như
chocolate này rất phổ biến, được làm từ men bia thừa với nhiều loại rau
và gia vị. Vegemite được phết lên bánh mì hoặc bánh quy giòn hay làm
nhân bánh cuộn. Tuy nhiên, loại sốt này có vị rất đậm và mạnh, những
người ăn thử lần đầu hoặc sẽ phải nhè ra, hoặc sẽ mê mệt. |
Những điều gây sốc khi lần đầu đến Triều Tiên
Cắt tóc theo quy định, không được mặc quần
jeans, xem phim Hàn hay sở hữu kinh thánh... là những quy định ngặt
nghèo ở Triều Tiên.
Mặc quần jeans là phạm pháp
Quần
jeans được yêu thích khắp nơi trên thế giới, nhưng không được phép mặc ở
Triều Tiên. Nguyên nhân của việc này là vì quần jeans được coi như biểu
tượng của kẻ thù - đó chính là nước Mỹ, News.com.au tiết lộ.
Cần sa không bị liệt vào nhóm thuốc phiện
Sử
dụng cần sa ở Triều Tiên được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, phát tán
tranh ảnh khiêu dâm, sở hữu kinh thánh hoặc xem phim Hàn Quốc có thể bị
tử hình.
Người dân chỉ được cắt tóc theo 28 kiểu nhà nước cho phép
Đàn
ông không được để tóc dài ở Triều Tiên. Độ dài tóc tối đa được cho phép
là 12,7 cm. Các ông già chỉ được để tóc dài tới 7,6 cm. Phụ nữ có thể
chọn một trong 14 kiểu tóc, tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân. Phụ nữ có
chồng được hướng dẫn cắt tóc ngắn, các cô gái độc thân nên để dài một
chút và có thể uốn xoăn.
Cách tính năm khác các nước
Năm nay không phải là 2014 ở Triều Tiên, mà là 102, tính theo năm sinh của Kim Il-Sung, ông nội của Kim Jong-Un.
Chiều cao trung bìnhNhững người Triều Tiên
sinh ra sau chiến tranh liên Triều trung bình thấp hơn người Hàn Quốc 5
cm. Đây là hậu quả của việc thiếu lương thực đối với 6 triệu người Triều
Tiên.
|
Cựu chiến binh Triều Tiên. |
Thành phố giảVào những năm 1950 sau chiến
tranh hai miền, Triều Tiên xây dựng Kijong-Dong (làng Hòa Bình), một
thành phố có thể nhìn thấy từ biên giới, nhằm thu hút người Hàn Quốc kéo
đến. Nhưng người ta nói rằng đây là một thành phố ma.
|
Thành phố ma Kijong-Dong.
|
2,83% chiều dài đường bộ ở Triều Tiên được rải nhựa
Ở Triều Tiên có 25.554 km đường, nhưng chỉ có 724 km được rải nhựa.
No comments:
Post a Comment