Ba năm nữa người Sài Gòn có thể đi metro
Hơn 17
km trên cao tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP HCM dự kiến
vận hành năm 2018, sớm hơn ba năm so với kế hoạch.
Tại cuộc họp chiều 20/4, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết tuyến đường sắt đô thị số 1 đã có mặt bằng "sạch" để thi công. Năm 2018 có thể vận hành đoạn trên cao nên người dân TP HCM sẽ sử dụng tuyến metro sớm hơn 2 năm so với kế hoạch.
Theo ông Cường, việc khai thác đoạn trên cao dài hơn 17 km đang
được tính toán các phương án vì tuyến số 1 chỉ phát huy hiệu quả khi đi
vào trung tâm. "Việc khai thác đoạn đi trên cao có thể vẫn có khách, tuy
nhiên cần bố trí chạy tàu như thế nào, thời gian giãn cách ra sao để
hiệu quả. Chúng tôi đang lập một công ty khai thác vận hành để lập kế
hoạch chi tiết", ông Cường nói.
Dự kiến đoạn trên cao dài hơn 17 km của tuyến metro số 1 sẽ vận hành vào năm 2018. Ảnh: Hữu Công.
|
Về tiến độ 4 gói thầu của tuyến metro số 1, Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố cho biết, hồ sơ mời thầu gói 1A
- từ Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố - đang chỉnh sửa theo ý kiến
của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản. Dự kiến phê duyệt và triển khai
đấu thầu trong quý 2.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc
để theo dõi chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực. Nếu có chuyển dịch
vượt quy định cho phép sẽ dừng thi công để khắc phục.
Gói thầu 1B - từ ga nhà hát đến ga Ba Son - đã hoàn thành khảo
sát địa chất, công trình hạ tầng kỹ thuật, đang thi công ga nhà hát
thành phố. Còn tại ga Ba Son bắt đầu thi công tường vây.
Đối với gói thầu số 2, đoạn đi trên cao từ Ba Son đến Long Bình
(quận 9) dài hơn 17 km, khối lượng tổng thể đạt 30%. Hồi đầu tháng 4 đã
đúc dầm, hai tháng sau sẽ lắp dầm lên các trụ dọc Xa lộ Hà Nội, kéo dài
trong 2 năm. Đến giữa năm 2017 sẽ hoàn thành và có thể khai thác đoạn đi
trên cao một năm sau đó.
Còn gói thầu số 3, việc mua đầu máy toa xe đã được ký kết với nhà thầu
Hitachi vào năm 2013. Mô hình đầu máy đang lấy ý kiến người dân. Trong
một tháng trưng bày đã có 1.500 lượt người tham quan với 1.250 phiếu
đóng góp, chủ yếu về hình dáng đầu tàu chưa mềm mại, tay nắm chưa phù
hợp…
Được khởi công vào tháng 8/2012 với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD,
tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9,
Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Theo kế hoạch trước đó, tuyến metro số 1 cũng là tuyến metro đầu tiên
của TP HCM và cả nước sẽ hoàn thành vào năm 2019 và đưa vào sử dụng từ
năm 2020.
TP HCM chuẩn bị 'sắm' tàu vận hành tuyến metro số 1
Mô
hình đầu tàu metro có màu xanh da trời, đầu máy được bo tròn về phía
dưới làm nổi bật hình dáng 3D, đường cong lớn hơn được thêm vào phần đèn
tạo tính hài hòa và năng động của đoàn tàu.
Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM vừa
vận chuyển một mô hình đầu tàu metro từ Nhật Bản về Việt Nam nghiên
cứu, đồng thời tổ chức lấy ý kiến của người dân và lãnh đạo thành phố để
thống nhất thiết kế tuyến tàu điện ngầm và đề xuất đơn vị chế tạo theo yêu cầu, chuẩn bị vận hành vào năm 2020.
Tuyến metro số 1 chạy từ trung tâm khu vực thương mại của thành
phố đi qua sông Sài Gòn, qua quận 2 và khu vực phía đông. Với hệ thống
tàu điện này, các hoạt động đi lại thường ngày giữa khu vực đô thị và
ngoại ô sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy, đơn vị thực hiện gói
thầu "mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng"
của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên mong muốn thiết
kế đầu máy toa xe của tuyến metro này sẽ trở thành một nét đặc trưng
cho việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía đông TP HCM.
Mô hình đầu tàu metro tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ảnh: H.L.
|
Theo đó, phần đầu máy được bo tròn về phía dưới làm
nổi bật hình dáng 3D, đường cong lớn hơn được thêm vào phần đèn tạo ra
một cái nhìn sắc nét về tính hài hòa và năng động của đoàn tàu. Màu
xanh da trời được lựa chọn để thể hiện vẻ ngoài tươi trẻ, mạnh mẽ và dễ
chịu trong điều kiện môi trường của Việt Nam. Số 01 lớn không chỉ thông
báo cho hành khách về số tuyến của đoàn tàu mà còn tạo một ấn tượng
vững chắc. Thiết kế này được cho là đã thể hiện thành công hình ảnh tiên
tiến của đoàn tàu metro đầu tiên tại Việt Nam.
Dự kiến, để phục vụ cho toàn tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên),
Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM sẽ sắm 17 toa tàu, đóng tại Nhật
Bản. Tàu metro có vận tốc 110 km/h ở đoạn trên cao, 80 km/h ở đoạn ngầm.
Vỏ tàu làm bằng nhôm và thép không gỉ, bên trong có hệ thống máy lạnh.
Tàu có cửa sổ lớn, vách ngăn chia rõ khu vực khách đứng và ngồi.
Theo thiết kế, mỗi đoàn tàu gồm 3 toa (tổng chiều dài là 61,5 m). Mỗi
toa có thể vận chuyển hơn 300 hành khách. Trong đó, hai toa có gắn động
cơ. Hệ thống vận hành của tàu được nối với điện lưới quốc gia. Trong
trường hợp có sự cố, máy phát điện đủ cung cấp năng lượng cho tàu vận
hành trong vòng 3 giờ để tàu về ga an toàn.
Thiết kế nội thất bên trong đầu tàu metro tuyến số 1. Ảnh: H.L.
|
Tàu được vận hành dưới dạng tự động, công nghệ của Nhật, thiết kế theo
tiêu chuẩn quốc tế. Trên tàu không có nhân viên phục vụ. Phí lên tàu
được thu ngay từ cửa kiểm soát của nhà ga. Cửa lên xuống của hành khách được thiết kế với mỗi bên thành toa xe có bốn bộ cửa và có cửa lên cabin. Tài xế trên tàu có thể quan sát hành khách và các hoạt động khác bằng hệ thống camera để xử lý kịp thời các tình huống xấu.
Cabin (buồng lái) được bố trí ở hai đầu đoàn tàu, rộng bằng chiều rộng toa xe và kín hoàn toàn. Trang
thiết bị trong tàu gồm ghế ngồi có khoang trống bên dưới lắp dọc theo
thành xe, được chế tạo bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh. Tay
vịn và móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành
khách. Trên toa tàu có bố trí vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết
tật (đi xe lăn).
Theo tính toán, thời gian vận hành của các đoàn tàu cách nhau khoảng 5
phút, giờ cao điểm thì 2 phút 10 giây; thời gian dừng tại ga khoảng 30
giây. Hành khách lên xuống tàu bằng hệ thống tự động, không được ăn uống
và hút thuốc.
Dự kiến, đoàn tàu metro đầu tiên sẽ được đưa từ Nhật Bản về Việt
Nam vào cuối năm 2016. Sau đó, 16 đoàn tàu khác cũng được đưa về để khai
thác tuyến metro số 1 vào năm 2020. Để vận hành và bảo dưỡng cho toàn tuyến metro số 1, khoảng 400 nhân viên, kỹ sư sẽ được đào tạo.
Được khởi công vào tháng 8/2012 với tổng số vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ
USD, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km đi qua các quận 1,
2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó
khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga: Bến Thành, Nhà hát thành phố, Ba Son)
và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga: Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo
Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu công nghệ
cao, Suối Tiên và bến xe Suối Tiên). Tuyến metro số 1 cũng là tuyến
metro đầu tiên của TP HCM và cả nước dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019
và đưa vào sử dụng từ năm 2020.
|
Hữu Công
*Truyền thông đa phương tiện: Metro Sài Gòn - Giấc mơ sắp thành hiện thực
TP HCM đúc đốt dầm đầu tiên của tuyến metro số 1
Nặng
42 tấn, đốt dầm đầu tiên trong tổng số 4.563 đốt của tuyến metro Bến
Thành - Suối Tiên vừa được đúc để chuẩn bị cho việc lao lắp dầm vào đầu
tháng 6, với công nghệ lần đầu áp dụng tại Việt Nam
Sáng 6/4, Ban quản lý Dự án đường sắt đô thị TP HCM cùng nhà thầu tổ
chức đúc đốt dầm đầu tiên - đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị số 1
- sau hai năm rưỡi chuẩn bị. "Việc này đánh dấu một giai đoạn mới của
dự án tuyến metro số 1. Công nghệ lắp hẫng cân bằng đòi hỏi trình độ, kỹ
thuật rất cao từ công xưởng cho đến việc vận chuyển, lắp ghép ngoài
công trường. Có thể nói là lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng ở
Việt Nam", ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị thành
phố cho biết.
Bơm bêtông đúc đốt dầm đầu tiên trong tổng số hơn 4.500 đốt dầm của tuyến metro số 1. Ảnh: Hữu Công.
|
Với biện pháp thi công này, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm; gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m. Các đốt dầm có mặt cắt hình chữ U sẽ được đúc sẵn, sau đó vận chuyển ra công trường bằng xe tải chuyên dụng. Mỗi nhịp gồm 13 đốt dầm sẽ được treo trên hệ đà giáo di động và ghép thành một nhịp cầu hoàn chỉnh. Các đốt dầm được liên kết vĩnh cửu với nhau bởi khóa chống cắt, keo epoxy và cáp dự ứng lực dọc theo dầm.
Các đốt dầm đúc xong sẽ lao lắp trên các trụ bêtông đã được xây dựng. Ảnh: Hữu Công.
|
Dầm chữ U do nhà thầu SYSTRA (Cộng hòa Pháp) thiết kế, thi công và lao dầm do Liên danh FVR thực hiện. Thiết kế dầm chữ U được cho là sẽ tạo nên sự thẫm mỹ, thanh mảnh, đồng thời 2 cánh dầm dùng làm tường chắn ồn.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000
tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. Theo thiết kế, tuyến dài gần
20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ
An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17
km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2019 và
đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2020.
TP HCM thành đại công trường thi công metro
Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
dài gần 20 km với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD được chia thành nhiều
đoạn để thi công. Hình hài tuyến metro đầu tiên của Việt Nam đang hiện
rõ từng ngày.
Sơ đồ toàn tuyến metro số 1.
Phó thủ tướng: 'Không để 2 hộ kinh doanh làm ảnh hưởng cả tuyến metro'
Với
việc xây dựng tuyến metro số 1 vẫn bị vướng 2 hộ kinh doanh, Phó thủ
tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tỉnh Bình Dương phải giao mặt bằng trước
tháng 10.
Sáng 6/8, báo cáo với Phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải cùng các bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện các
tuyến metro trên địa bàn TP HCM, ông Hoàng Như Cương - Phó Ban quản lý
đường sắt đô thị thành phố - cho biết công tác giải phóng mặt bằng để
xây dựng tuyến metro số 1 dài gần 20 km vẫn bị vướng 2 hộ kinh doanh ở
khu vực huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Trong khi đó, công tác lao lắp
dầm sẽ được tiến hành theo hướng từ Suối Tiên về Bến Thành.
"Do chậm trễ trong công tác giải tỏa mặt bằng và phải lập lại thiết kế
kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành tích hợp giữa các tuyến metro số 1,
2, 3A và 4 nên đến năm 2019 mới có thể hoàn thành tuyến số 1; năm 2020
mới có thể đưa vào vận hành (thay vì cuối năm 2018 như dự án được
duyệt)", ông Cương cho biết.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khảo sát tình hình thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sáng 6/8. Ảnh: H.L
|
Để bảo đảm tiến độ dự án, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị thành
phố cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đề nghị Chính
phủ Nhật Bản sớm giải ngân lại hợp đồng Tư vấn chung. Bởi gói thầu này
đang tạm ngưng thanh toán do có liên quan đến sự kiện Tư vấn JTC
(Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản) dù UBND TP HCM đã khẳng định với
phía Nhật Bản là gói thầu tư vấn đã thực hiện đúng quy định, đồng thời
tỷ lệ công việc của JTC chỉ chiếm 4% nên không có khả năng tác động vào
kết quả đấu thầu.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định 8 tuyến metro tại TP HCM đều
là những dự án rất lớn, có số vốn hơn một tỷ USD và có tác dụng rất quan
trọng để tạo ra động lực phát triển cho thành phố. "Dù chúng ta có tăng
cường đầu tư giao thông cách gì đi nữa mà không có những loại hình vận
tải có khối lượng vận chuyển lớn thì cũng không thể giải quyết được nhu
cầu đi lại của các đô thị", Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng, metro Bến Thành - Suối Tiên là tuyến tàu điện ngầm
đầu tiên của Việt Nam. TP HCM đã khởi công được mặc dù trong quá trình
triển khai cũng còn gặp rất nhiều khó khăn và phải điều chỉnh tổng mức
đầu tư do công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài kéo theo vật giá thay đổi.
"Trong nỗ lực điều chỉnh dự án, thành phố đã hết sức cố gắng để giảm
bớt thời gian bị chậm. Hà Nội thì đang bị chậm. Bây giờ mới đến giai
đoạn tổng mức đầu tư là đã dừng lại rồi, chưa nói đến chuyện khác. Thời
gian bị kéo dài, chưa đến được kế hoạch đấu thầu và đấu thầu nên chưa
thể triển khai tiếp được. Hiện phải nhờ tư vấn đánh giá tổng mức đầu tư
và suất đầu tư xem tính phù hợp nó như thế nào", Phó thủ tướng cho biết.
Về vấn đề mặt bằng đang bị vướng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu
tỉnh Bình Dương phải tranh thủ bàn giao mặt bằng cho tuyến metro số 1
trước tháng 10. "Không thể để một vài hộ làm ảnh hưởng đến cả tuyến
metro, chậm bàn giao mặt bằng ngày nào là người ta tính vào tiền ngày
ấy", Phó thủ tướng nói.
Trước yêu cầu này, đại diện tỉnh Bình Dương đã cam kết sẽ làm việc với 2
hộ kinh doanh còn lại để sớm có mặt bằng thi công tuyến metro Bến Thành
- Suối Tiên. "Trước mắt, khi chưa thỏa thuận xong giá bồi thường thì
vẫn cho các đơn vị thi công vào khảo sát địa chất", Phó chủ tịch UBND
tỉnh Trần Văn Nam cam kết.
Phó thủ tướng làm việc với UBND TP HCM sau khi đi khảo sát tình hình thi công tuyến metro số 1. Ảnh: Hữu Công.
|
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP HCM trong
giai đoạn hiện nay phải tăng độ cẩn trọng trong thiết kế lên gấp nghìn
lần. Tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, động đất cũng cực đoan
khi số vụ động đất trên thế giới nhiều hơn nên càng phải lưu ý khi đánh
giá các chỉ tiêu an toàn.
"Chủ đầu tư phải rà soát thiết kế, phải rất chuẩn về tiêu chuẩn độ ồn,
động đất. Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng cũng phải kiểm tra lại. Vụ động đất
ở Vân Nam (Trung Quốc) có 6,5 độ Richter mà thiệt hại lớn đến như vậy, chúng ta phải hết sức lưu ý", Phó thủ tướng nói.
Để sớm giải ngân hợp đồng Tư vấn chung, không làm ảnh hưởng đến tiến độ
dự án, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương làm việc
lại với phía Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và có báo cáo
Chính phủ trong tuần sau. "Nếu cần thiết thì mời họ lên Văn phòng Chính
phủ làm việc, chứ không được để ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, nhất là
trong công tác tư vấn", ông Hải yêu cầu.
Thiết kế ga ngầm metro đầu tiên của TP HCM
Ga Nhà hát thành phố có chiều dài
190 m, rộng 26 m gồm 4 tầng với chiều sâu 40 m; còn ga trung tâm Bến
Thành ngoài chức năng kết nối giữa các tuyến metro còn được thiết kế
xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ, có tổng kinh phí đầu tư xây dựng
gần 1 tỷ USD.
Hữu Công
(Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM)
(Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM)
No comments:
Post a Comment