Thursday, September 25, 2014

Đơn giá "khủng" của các loại bom đạn Mỹ dùng không kích quân

Đơn giá "khủng" của các loại bom đạn Mỹ dùng không kích quân IS

Bạch Dương | 25/09/2014 07:15

Máy bay chiến đấu F-15E ném bom GBU-31 JDAM

Các mục tiêu của phiến quân IS trên đất Syria vừa bị phá hủy có giá trị bằng bao nhiêu % những loại bom đạn được quân đội Mỹ và đồng minh ném xuống?

Dưới đây là 5 loại vũ khí được quân đội Mỹ và đồng minh sử dụng nhiều nhất trong chiến dịch không kích chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
1. Tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk: 3 triệu USD/quả
Tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk Block-IV
Không phải ngẫu nhiên mà tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk được mệnh danh là “sứ giả chiến tranh” vì thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn trong các chiến dịch quân sự của Mỹ.
Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahawk là vũ khí cách mạng, tạo ra bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Nếu trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện thì nay với Tomahawk luật chơi đã thay đổi khi chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường hàng ngàn cây số và nhấn nút phóng tên lửa Tomahawk có thể bắn lọt qua cửa sổ một tòa nhà mục tiêu.
Chính vì vậy, tên lửa Tomahawk khai hỏa từ tàu chiến có tác dụng tiêu diệt hoặc làm tê liệt các mục tiêu quan trọng có giá trị cao của đối phương. Sau khi kẻ địch đã gần như bị đánh quỵ, không còn khả năng chống trả hoặc nếu có cũng vô cùng yếu ớt thì các lực lượng khác của Mỹ và đồng minh mới vào cuộc, giải quyết chiến trường một cách dễ dàng.
BGM-109 Tomahawk có một số biến thể gồm gồm: loại cơ bản TLAM-C, loại rải bom chùm TLAM-D, loại mang đầu đạn hạt nhân TLAM-A và TLAM-N (chưa được sử dụng), phiên bản tên lửa chống tàu (TAShM) và phiên bản tên lửa hành trình phóng từ trên cạn (GLCM ).
2. Tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire: 100.000 - 425.000 USD/quả
Tên lửa Hellfire được phóng đi từ máy bay không người lái Predator
AGM-114 Hellfire (Lửa địa ngục) - loại tên lửa không đối đất đa nhiệm vụ, đa mục tiêu, dẫn hướng bằng laser được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1974. Nó được trang bị chủ yếu trên các trực thăng vũ trang và máy bay không người lái, AGM-114 có thể chống lại xe tăng, xe bọc thép hoặc cũng có thể làm tên lửa đất đối đất.
Cho đến thời điểm này, tên lửa Hellfire đang được sản xuất với rất nhiều biến thể. Biến thể cơ bản nhất là AGM-114K sử dụng đầu đạn nổ lõm chuyên dùng để diệt các mục tiêu bọc giáp nặng như xe tăng và công sự kiên cố. Bản nâng cấp của AGM-114K là AGM-114K-A được trang bị thêm một vòng kim loại cứng có khả năng vỡ tung thành nhiều mảnh văng nhỏ khi nổ, giúp tăng tính sát thương của tên lửa khi tấn công các mục tiêu không bọc giáp tại các địa hình trống trải. Tên lửa AGM-114K có giá 100.000 USD/quả.
Biến thể thứ hai AGM-114M được thiết kế chủ yếu để sử dụng trong hải quân. Đầu đạn của biến thể này là loại nổ phá mảnh, vốn rất hiệu quả trong việc tấn công các loại thuyền nhẹ hay xe cộ đơn thuần. Đơn giá của AGM-114M là 125.000 USD/quả.
Ngoài ra, Hellfire còn có biến thể khác không liên quan đến loại đầu đạn sử dụng là AGM-114L, phiên bản này được tăng cường thêm một đầu dò radar ở băng sóng mm giúp tên lửa có khả năng “bắn và quên”. Đầu dò này sẽ nhận thông tin trực tiếp từ radar trang bị trên trực thăng AH-64D hay AH-1 để tìm kiếm mục tiêu. Đây là phiên bản Hellfire đắt nhất có giá 425.000 USD/quả.
3. Tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick: 200.000 - 350.000 USD/quả
Tên lửa Maverick được phóng đi từ máy bay F-16
AGM-65 Maverick là một loại tên lửa không đối đất chiến thuật đi vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1972. Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu như xe thiết giáp, các cơ sở phòng không, tàu thuyền, các phương tiện vận chuyển trên mặt đất...
Tên lửa Maverick có 3 nhóm biến thể chính khác nhau về hệ thống dẫn hướng, cụ thể là quang điện tử trong các phiên bản AGM-65A/B/H/J/K; ảnh hồng ngoại trong các mẫu AGM-65D/F/G và laser trong biến thể AGM-65E. Đầu đạn của tên lửa gồm 2 loại: kiểu nổ lõm có khối lượng 57 kg dùng ngòi tiếp xúc trong các phiên bản AGM-65A/B/D/H và kiểu đầu đạn xuyên nổ mạnh, khối lượng 135 kg dùng ngòi giữ chậm trong các phiên bản AGM-65E/F/G/J/K.
Hiện nay không quân Mỹ chủ yếu sử dụng 4 loại tên lửa Maverick gồm: AGM-65D: 300.000 USD/quả; AGM-65E: 200.000 USD/quả; AGM-65H: 325.000 USD/quả và AGM-65G2: 350.000 USD/quả.
4. Bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II: 35.000 USD/quả
Bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II treo dưới cánh máy bay chiến đấu
Bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II của Không quân Mỹ được sản xuất dựa trên loại bom hàng không Mk-82 thế hệ cũ, thực chất bom GBU-12 chính là bom thông thường Mk-82 loại 227 kg được nâng cấp bằng cách lắp thêm bộ công cụ gồm đầu tự dẫn laser và cánh lái gắn lên thân.
GBU-12 được xếp vào loại bom thông minh bởi vì nó có thể tìm diệt mục tiêu theo quỹ đạo do chùm tia laser dẫn đường. Chùm tia laser này còn có thể đồng thời cung cấp vị trí mục tiêu cho cả 2 chiến đấu cơ ném bom F/A-18.
Bom GBU-12 Paveway II có các thông số cơ bản: trọng lượng 227 kg; dài 3,33 m; đường kính 273 mm; đầu đạn của GBU-12 có độ chính xác cao chứa 87 kg chất nổ Tritonal.
5. Bom dẫn đường GPS JDAM: 70.000 - 80.000 USD/quả
Bom dẫn đường GPS GBU-31 JDAM
JDAM (Joint Direct Attack Munition) là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom. Bộ điều khiển quỹ đạo trên sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom, sử­ dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động.
Bom JDAM có thể ném từ­ độ cao 8 - 24 km, do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu. Bom cũng cho phép ném từ­ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom. Sự dẫn hướng của bom được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS (INS là bộ phận phụ dẫn, chỉ có ý nghĩa khi GPS không hoạt động, như khi GPS bị làm nhiễu). Khả năng này của JDAM cho phép bom chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối ph­ương. Trong khi đó bom định vị bằng tia laser như GBU-12 Paveway II rất dễ bị lạc nếu gần mặt đất có khói hay sương mù.
Bom JDAM hiện có các phiên bản GBU-28/29/30/31/32 thực chất là được nâng cấp từ các mẫu bom trước­ đó nh­ư Mk-81/82/83/84 và bom xuyên thép BLU-109 bằng việc thêm vào hệ thống dẫn hướng GPS/INS. Bom JDAM có giá từ 70.000 - 80.000 USD/quả tùy theo phiên bản.
Những thông số về giá thành các loại vũ khí xuất hiện trong bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ có tính chất tham khảo.
Bom GBU-31 JDAM được ném từ máy bay F-16

Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria

24/09/2014 09:45

Mỹ và đồng minh Ả Rập đã đồng loạt dội bom xuống các mục tiêu của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Syria nhằm tiêu diệt những mối đe dọa tiềm ẩn.

Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Cuộc không kích của Mỹ và 7 đồng minh Ả Rập bắt đầu hôm 23/9. Các mục tiêu của Mỹ là nhóm chiến binh Khorasan, lực lượng tuyên bố tách khỏi tổ chức khủng bố al-Qaeda, trong cuộc chiến chống lại phương Tây và các đồng minh. 7 quốc gia Ả Rập không kích các mục tiêu của lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: CNN
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Phản lực chiến đấu F/A-18C Hornet của Mỹ cất cánh từ sàn tàu sân bay USS George H.W. Bush đang hoạt động tại Vịnh Ba Tư. Ảnh: Getty
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Tên lửa hành trình Tomahawk được bắn từ chiến hạm USS Arleigh Burke. Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đang hoạt động tại Biển Đỏ. Tên lửa hành trình của nó mở màn chiến dịch không kích của Mỹ trước khi phản lực chiến đấu dội bom các mục tiêu. Ảnh: Getty
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Ngoài tàu USS Arleigh Burke, Mỹ còn điều thêm tàu khu trục USS Philippine Sea tới hỗ trợ không kích các mục tiêu của IS ở miền bắc Iraq. Theo nguồn tin từ Hải quân Mỹ, các chiến hạm đã nã 47 tên lửa hành trình Tomahawk vào mục tiêu của IS. Ảnh: Getty
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Trong chiến dịch quân sự ở Syria, Mỹ lần đầu đưa máy bay tàng hình F-22 Raptor vào tham chiến. Mẫu phi cơ chiến đấu đắt nhất hành tinh đảm trách nhiệm vụ không kích các mục tiêu ở Raqqa. Ảnh: CNN
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Giới chức Mỹ đã công bố những hình ảnh đầu tiên về các mục tiêu bị không kích. Lầu Năm Góc cho biết, đây là tòa nhà Trung tâm tài chính của IS ở Raqqa, Syria trước và sau khi bị tên lửa hành trình Tomahawk bắn trúng. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Một trong những doanh trại của IS bị máy bay tàng hình F-22 Raptor không kích. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Các mục tiêu của IS ở Abu Kamel, Syria bị Mỹ dội bom. Ảnh nhỏ bên góc phải là hình ảnh khu vực trước khi cuộc không kích diễn ra. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Khói và bụi bốc lên từ khu nhà chứa phương tiện của IS ở Abu Kamel. Mỹ sử dụng vũ khí được vệ tinh dẫn đường để phá hủy công trình này. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Máy bay Mỹ xác định thiệt hại của tòa nhà sau khi khói và bụi tan. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Tuy nhiên, những cuộc không kích của Mỹ cũng gây thiệt hại đối với thường dân. Những người sống ở ngôi làng Kfar Derian, miền tây tỉnh Aleppo tìm kiếm những gì còn sót lại trong ngôi nhà bị đánh sập trong chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu. Ảnh: AFP
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Trong khi đó, các chiến binh IS tuyên bố một máy bay không người lái của Mỹ rơi ở Raqqa sau chiến dịch không kích. Họ thu lượm những mảnh vỡ, được cho là những gì còn sót lại của máy bay không người lái Mỹ và chất chúng lên một chiếc ô tô. Ảnh: AFP

Mỹ có thể điều chiến cơ “suýt bị khai tử” tới đối phó IS

Nhật Minh | 24/09/2014 08:19

Cường kích A-10, loại chiến cơ kỳ cựu, suýt chút nữa bị đưa ra bãi phế liệu, có thể sẽ tham gia vào cuộc chiến chống IS.

Tờ Ibtimes ngày 23/9 đưa tin, Mỹ đã bắt đầu ném bom các mục tiêu IS tại Syria trong chiến dịch không kích khởi xướng hôm thứ Hai. Sắp tới đây, một loạt chiến cơ kỳ cựu, suýt chút nữa bị đưa ra bãi phế liệu, có thể sẽ tham gia vào cuộc chiến này.
Theo nguồn tin từ Lực lượng vệ binh quốc gia Indiana, Lầu Năm Góc sẽ điều 12 máy bay cường kích A-10 Thunderbolt và khoảng 300 phi công tới Trung Đông đầu tháng 10 tới.
Đợt triển khai kéo dài 6 tháng này không hẳn là một phần trong chiến dịch không kích của Tổng thống Obama nhằm vào IS ở Iraq và Syria nhưng các phi công cùng máy bay của họ có thể yểm trợ trên không cho lực lượng giao chiến với IS trên mặt đất.
Một chiếc A-10C cất cánh từ căn cứ không quân Nellis tại Nevada trong một đợt huấn luyện
Một chiếc A-10C cất cánh từ căn cứ không quân Nellis tại Nevada trong một đợt huấn luyện
“Đợt triển khai này đã được chuẩn bị trong hơn 1 năm, vì vậy, nó không thực sự liên quan tới tình hình hiện nay” – Trung úy Christopher Myers, sĩ quan phụ trách các vấn đề chung cho Không đoàn máy bay chiến đấu 122, đơn vị được giao nhiệm vụ lần này, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
“Giờ đây, khi họ tới đó, còn phải chờ xem tình hình sẽ thế nào. Nhưng chúng tôi luôn đóng vai trò hỗ trợ” – Myers nói.
Các phi công sẽ được giao phó cho Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, với một số căn cứ tại các quốc gia Trung Đông. Bộ Tư lệnh này đã triển khai lực lượng tham chiến tại Afghanistan và Iraq kể từ năm 2001.
Cũng theo Myers, 12 trong tổng số 21 cường kích A-10 tại căn cứ Fort Wayne sẽ tham gia đợt triển khai lần này.
12 cường kích A-10 sẽ được triển khai tới Trung Đông
12 cường kích A-10 sẽ được triển khai tới Trung Đông
A-10 thường được sử dụng để hỗ trợ cho các lực lượng tác chiến mặt đất. Cách đây vài tháng, Quốc hội Mỹ vừa cứu A-10 thoát "án tử" do mối đe dọa cắt giảm ngân sách quốc phòng. Không quân Mỹ muốn ngừng sử dụng A-10 sớm vì có thể giúp tiết kiệm gần 4 tỷ USD, số tiền này có thể được dùng cho chương trình F-35. Họ cho rằng A-10 đã lạc hậu và không còn thích hợp cho chiến tranh hiện đại. Không quân cũng cho rằng những chiến đấu cơ đa năng như F-16 hay F-35 có thể thay thế A-10 vai trò hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh, sử dụng các loại bom thông minh có độ chính xác cao.
Tổng thống Obama từng nói rằng bộ binh Mỹ sẽ không phải tham chiến chống IS nhưng Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ hồi tuần trước cho biết các khuyến nghị về việc sử dụng lực lượng mặt đất sẽ được xem xét trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng cho bất cứ nhiệm vụ nào cần tới chúng tôi”, Myers nói, “Thời gian sẽ trả lời nhưng các phi công của chúng tôi luôn sẵn sàng”.

Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria

24/09/2014 09:45

Mỹ và đồng minh Ả Rập đã đồng loạt dội bom xuống các mục tiêu của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Syria nhằm tiêu diệt những mối đe dọa tiềm ẩn.

Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Cuộc không kích của Mỹ và 7 đồng minh Ả Rập bắt đầu hôm 23/9. Các mục tiêu của Mỹ là nhóm chiến binh Khorasan, lực lượng tuyên bố tách khỏi tổ chức khủng bố al-Qaeda, trong cuộc chiến chống lại phương Tây và các đồng minh. 7 quốc gia Ả Rập không kích các mục tiêu của lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: CNN
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Phản lực chiến đấu F/A-18C Hornet của Mỹ cất cánh từ sàn tàu sân bay USS George H.W. Bush đang hoạt động tại Vịnh Ba Tư. Ảnh: Getty
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Tên lửa hành trình Tomahawk được bắn từ chiến hạm USS Arleigh Burke. Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đang hoạt động tại Biển Đỏ. Tên lửa hành trình của nó mở màn chiến dịch không kích của Mỹ trước khi phản lực chiến đấu dội bom các mục tiêu. Ảnh: Getty
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Ngoài tàu USS Arleigh Burke, Mỹ còn điều thêm tàu khu trục USS Philippine Sea tới hỗ trợ không kích các mục tiêu của IS ở miền bắc Iraq. Theo nguồn tin từ Hải quân Mỹ, các chiến hạm đã nã 47 tên lửa hành trình Tomahawk vào mục tiêu của IS. Ảnh: Getty
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Trong chiến dịch quân sự ở Syria, Mỹ lần đầu đưa máy bay tàng hình F-22 Raptor vào tham chiến. Mẫu phi cơ chiến đấu đắt nhất hành tinh đảm trách nhiệm vụ không kích các mục tiêu ở Raqqa. Ảnh: CNN
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Giới chức Mỹ đã công bố những hình ảnh đầu tiên về các mục tiêu bị không kích. Lầu Năm Góc cho biết, đây là tòa nhà Trung tâm tài chính của IS ở Raqqa, Syria trước và sau khi bị tên lửa hành trình Tomahawk bắn trúng. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Một trong những doanh trại của IS bị máy bay tàng hình F-22 Raptor không kích. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Các mục tiêu của IS ở Abu Kamel, Syria bị Mỹ dội bom. Ảnh nhỏ bên góc phải là hình ảnh khu vực trước khi cuộc không kích diễn ra. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Khói và bụi bốc lên từ khu nhà chứa phương tiện của IS ở Abu Kamel. Mỹ sử dụng vũ khí được vệ tinh dẫn đường để phá hủy công trình này. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Máy bay Mỹ xác định thiệt hại của tòa nhà sau khi khói và bụi tan. Ảnh: Lầu Năm Góc
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Tuy nhiên, những cuộc không kích của Mỹ cũng gây thiệt hại đối với thường dân. Những người sống ở ngôi làng Kfar Derian, miền tây tỉnh Aleppo tìm kiếm những gì còn sót lại trong ngôi nhà bị đánh sập trong chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu. Ảnh: AFP
Toàn cảnh chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở Syria
Trong khi đó, các chiến binh IS tuyên bố một máy bay không người lái của Mỹ rơi ở Raqqa sau chiến dịch không kích. Họ thu lượm những mảnh vỡ, được cho là những gì còn sót lại của máy bay không người lái Mỹ và chất chúng lên một chiếc ô tô. Ảnh: AFP

"Nếu triển khai A-10, Mỹ dễ trao tính mạng phi công vào tay IS"

Nhật Minh | 24/09/2014 19:36

A-10 được đánh giá là có độ linh hoạt và chính xác cao hơn các loại máy bay chiến đấu, ném bom khác nhưng nó lại dễ bị tổn thương trước các loại vũ khí cầm tay, tên lửa vác vai.

Tin liên quan: Mỹ có thể điều chiến cơ “suýt bị khai tử” tới đối phó IS
Tờ Ibtimes ngày 23/9 đăng bài viết cho hay 12 máy bay cường kích A-10 Thunderbolt sẽ được điều tới Trung Đông đầu tháng 10 tới, có thể sẽ hỗ trợ chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Đợt triển khai loại máy bay 40 năm tuổi này được tiến hành sau khi nó vừa được Quốc hội Mỹ cứu thoát từ mối đe dọa cắt giảm ngân sách quốc phòng vài tháng trước. Những lý do mà Quốc hội Mỹ đưa ra để cứu A-10 khá đơn giản: Cắt giảm A-10 sẽ dẫn tới những thiệt hại nhân mạng đối với bộ binh.
Vốn được chế tạo để tiêu diệt các xe tăng của Liên Xô ở châu Âu, A-10 đã sống sót tới cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhờ khả năng bay thấp, mang được nhiều bom và một khẩu pháo lớn, có thể yểm trợ trên không, hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh. Những ưu điểm này đã khiến nó trở nên vô giá tại Afghanistan. Tuy nhiên, trước tình hình cắt giảm ngân sách quốc phòng và cuộc chiến tại Afghanistan đang dần lắng xuống, Thunderbolt đối diện nguy cơ bị đào thải.
A-10 nổi tiếng nhờ “sống dai”, nó vẫn có khả năng bay kể cả khi bị hư hỏng.
A-10 nổi tiếng nhờ “sống dai”, nó vẫn có khả năng bay kể cả khi bị hư hỏng.
Một số lãnh đạo Không quân Mỹ muốn ngừng sử dụng A-10 sớm vì có thể giúp tiết kiệm gần 4 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm. Những chiếc cường kích này vốn dự kiến được cắt giảm vào đầu tháng 5 năm nay. Theo đó, khoảng hơn 300 chiếc A-10 đang phục vụ sẽ phải “nằm đất”.
Hồi tháng 5, Đại tá không quân Mỹ Robert S. Spalding III cho rằng một chiếc máy bay như A-10 không có chỗ trong tương lai của Không quân Mỹ và rằng những người đấu tranh để bảo vệ nó đều “không nhận thức được vấn đề”.
“Không quân Mỹ là lực lượng xuất sắc nhất thế giới trong công tác yểm trợ đường không tầm gần ở chiến trường nước ngoài như Afghanistan, thậm chí khi không có A-10” – Spalding nói.
Spalding, hiện là thành viên tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, nói với tờ Ibtimes rằng: “Trong tương lai, các lực lượng ưu tú của Mỹ có thể thực hiện sứ mệnh này mà không có nó (A-10) khi truy lùng các phần tử khủng bố xuyên suốt Trung Đông và Mỹ. A-10 thậm chí còn có ít mục đích sử dụng hơn trong bất cứ cuộc chiến nào tại những khu vực nhiều tranh chấp hơn trong tương lai như Trung Quốc, với các hệ thống phòng không được nâng cấp nhanh chóng”.
Tuy nhiên, A-10 vẫn có những người ủng hộ đầy quyền lực. Một chiến dịch do Thượng nghị sĩ John McCain của Đảng Cộng Hòa dẫn đầu đã tìm cách để cứu A-10, tuyên bố rằng đây là loại máy bay duy nhất của Không quân Mỹ có thể hỗ trợ chiến thuật và yểm trợ đường không tầm gần chuẩn xác cho lực lượng mặt đất. Các loại máy bay khác bay quá nhanh và quá cao, không thể tiêu diệt chính xác kẻ địch trong phạm vi hẹp.
Sau một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ, chương trình đã được duy trì hoạt động cho tới năm 2015, với khoản hỗ trợ ngân sách 635 triệu USD, trích từ quỹ chiến tranh (gần như một khoản dự phòng cho phép Quốc hội Mỹ tiếp tục duy trì những hệ thống quốc phòng đang hoạt động thay vì cắt giảm chúng).
A-10 Thunderbolt có khả năng bay chậm, trần bay thấp trong mọi điều kiện thời tiết.
A-10 Thunderbolt có khả năng bay chậm, trần bay thấp trong mọi điều kiện thời tiết.
Gần đây có vẻ quyết định giữ lại những chiếc máy bay này đã được chứng minh là hợp lý. Mối đe dọa mà Không quân Mỹ phải đối mặt khi không kích ở Syria là ISIS phân tán lực lượng và cơ động, linh hoạt hơn quân đội truyền thống (đối tượng mà quân đội Mỹ đã tiếp xúc tại Afghanistan khi chiến đấu chống lại al Qaeda và Taliban. Cường kích bay thấp A-10 mang lại độ linh hoạt và chính xác cao hơn các loại máy bay chiến đấu và ném bom. Khi hỗ trợ đường không, máy bay có thể bay sát mặt đất với tốc độ tối đa 706 km/h và duy trì bay chậm trong khoảng thời gian dài tại một khu vực. Quan trọng là sử dụng nó có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ thương vong dân sự.
“Chúng tôi đã được đào tạo tốt nhất, trang bị các loại vũ khí và thiết bị tốt nhất trên thế giới; chúng tôi đã chuẩn bị và huấn luyện cho đợt triển khai này từ vài tháng trước. Tôi hoàn toàn tự tin về khả năng của mình trong việc triển khai các lực lượng chiến đấu đáng gờm nhất đất nước tới hỗ trợ và bảo vệ những nỗ lực của Mỹ ở nước ngoài” – Đại tá Craig E. Ash, chỉ huy Đội bảo dưỡng Không đoàn máy bay chiến đấu 122 cho hay. Đây cũng là lực lượng sẽ đưa các cường kích A-10 tới Trung Đông.
Hỏa thần 30mm trên A-10 khai hỏa.
"Hỏa thần" 30mm trên A-10 khai hỏa.
Tuy nhiên, có một vấn đề về A-10 khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ nghi ngại, đó là do bay quá thấp nên Thunderbolt dễ tổn thương trước các loại vũ khí cầm tay và tên lửa phòng không vác vai. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ IS bắn hạ A-10 như đã "xử" các máy bay của chính phủ Syria, đồng thời giết hoặc bắt sống phi công.
Chính vì vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các loại máy bay đang được Mỹ sử dụng sẽ hoạt động tại độ cao mà các vũ khí của IS không thể chạm tới nhưng quyết định triển khai A-10 lại có thể là một cơ hội “ngon ăn” cho IS để bắn hạ máy bay Mỹ.

6 súng trường tấn công bullpup hiện đại nhất thế giới

Bạch Dương | 23/09/2014 07:15

Bullpup là thiết kế mà cả bộ khóa nòng lẫn hộp tiếp đạn đều được lắp phía sau cò súng, thiết kế này giúp giảm chiều dài tổng thể trong khi vẫn giữ nguyên được chiều dài nòng súng.

 Dưới đây là 6 mẫu súng trường tấn công tiêu biểu cho phong cách thiết kế bullpup:
TAR-21 (Tavor Assault Rifle - 21st Century) là loại súng trường tấn công có thiết kế dạng bullpup do Israel sản xuất sử dụng loại đạn 5,56×45mm NATO. Tên của súng được đặt theo tên của núi Tabor. Loại súng này được được thiết kế bởi IWI từ năm 1991 để trang bị cho quân đội Israel với mục đích thay thế M-16, CAR-15 và Galil. Mẫu thử nghiệm đầu tiên được hoàn thành năm 1998 và đưa ra thử nghiệm từ năm 1999 đến 2001. Đây là một trong số các loại súng trường tấn công bullpup rất thành công, trang bị đại trà với số lượng lớn cho nhiều quân đội trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Súng trường tấn công TAR-21 bản tiêu chuẩn có những thông số cơ bản: Trọng lượng 3,27 kg; dài 720 mm; chiều dài nòng 460 mm; băng đạn 30 viên; tốc độ bắn 750 - 900 viên/phút; sơ tốc đạn 910 m/s; tầm bắn hiệu quả: 500 m.
Steyr AUG (Armee Universal Gewehr = súng quân dụng phổ thông) là một loại súng trường tấn công của Áo theo kiểu Bullpup với cỡ đạn 5,56mm NATO. Súng được công ty Steyr Mannlicher GmbH & Co KG giới thiệu vào đầu thập kỉ 70. Quân đội Áo chính thức sử dụng súng AUG với tên gọi StG 77 vào năm 1977, thay thế súng trường tự động StG 58 sử dụng cỡ đạn 7.62mm (dưới giấy phép của FN FAL).  Kể từ 1978, AUG trở thành súng tiêu chuẩn của quân đội Áo và các lực  lượng cảnh sát khác. Ngoài ra, nhiều lực lượng vũ trang khác cũng sử  dụng AUG như quân đội Argentina (từ năm 1985), Ireland, Luxembourg, Ả Rập Saudi, Tunisia (từ năm 1978), New Zealand, Bolivia, Ecuador, Pakistan, lực lượng Hải quan và Nhập cư Mỹ (từ năm 1988).
Steyr AUG (Armee Universal Gewehr - súng quân dụng phổ thông) - súng trường tấn công dạng bullpup của Áo sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm NATO. Súng được công ty Steyr Mannlicher GmbH & Co KG giới thiệu vào đầu thập niên 1970. Quân đội Áo chính thức sử dụng súng AUG với tên gọi StG-77 vào năm 1977 nhằm thay thế súng trường tự động StG-58 sử dụng cỡ đạn 7,62x51mm NATO. Kể từ năm 1978, AUG trở thành súng tiêu chuẩn của quân đội Áo và các lực lượng cảnh sát khác. Ngoài ra quân đội nhiều quốc gia khác cũng sử dụng AUG như Argentina (từ năm 1985), Ireland, Luxembourg, ẢRập Saudi, Tunisia (từ năm 1978), New Zealand, Bolivia, Ecuador, Pakistan và lực lượng Hải quan và Nhập cư Mỹ (từ năm 1988). Súng trường tấn công Steyr AUG có các thông số cơ bản: Trọng lượng 3,6 kg; dài 790 mm; chiều dài nòng 508 mm; băng đạn 30 viên; tốc độ bắn 680 - 750 viên/phút; sơ tốc đạn 970 m/s; tầm bắn hiệu quả 300 m.
FAMAS (Fusil d'Assaut de la Manufacture d'Armes de Saint-Étienne) - loại súng trường tấn công dạng bullpup được phát triển và chế tạo bởi Manufacture d'armes de Saint-Étienne. FAMAS trở thành súng trang bị tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ năm 1978 và đã được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia trên thế giới. FAMAS chính là súng trường tấn công có tốc độ bắn nhanh nhất thế giới. Thông số cơ bản của súng trường tấn công FAMAS-F1/FAMAS-G2: Trọng lượng 3,61/3,8 kg; dài 757 mm; chiều dài nòng 488 mm; băng đạn 25/30 viên; tốc độ bắn 900 - 1.000 viên/phút (FAMAS-F1), 1.000 - 1.100 viên/phút (FAMAS-G2); sơ tốc đạn 960/925 m/s; tầm bắn hiệu quả 300/450 m.
FN F2000 hay FN 2000 là loại súng trường tấn công dạng bullpup mới nhất hiện nay, được chế tạo bởi tập đoàn vũ khí FN của Bỉ vào năm 2001. Súng ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm IDEX tổ chức tại Abu Dhabi. FN F2000 có tốc độ bắn nhanh và sức công phá lớn khiến nó trở nên rất đáng sợ. Cơ chế kích hoạt và hệ thống an toàn dựa theo FN P90. Nó sử dụng loại đạn 5,56×45mm NATO. FN F2000 hơi bất tiện ở chỗ không có nút giữ băng đạn giống như M-4 Carbine và M-16. Vì vậy, các binh sĩ cần trực tiếp dùng tay tháo băng đạn ra. FN F2000 còn có thể gắn thêm súng phóng lựu GL1 khiến nó trở nên đa năng hơn. Thông số cơ bản súng trường tấn công FN F2000 (bản tiêu chuẩn): Trọng lượng 3,6 kg; dài 688 mm; chiều dài nòng 400 mm; băng đạn 30 viên; tốc độ bắn 850 viên/phút; sơ tốc đạn 900 m/s; tầm bắn hiệu quả 500 m.
FN F2000 hay FN 2000 là loại súng trường tấn công dạng bullpup mới nhất hiện nay, được chế tạo bởi tập đoàn vũ khí FN của Bỉ vào năm 2001. Súng ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm IDEX tổ chức tại Abu Dhabi. FN F2000 có tốc độ bắn nhanh và sức công phá lớn khiến nó trở nên rất đáng sợ. Cơ chế kích hoạt và hệ thống an toàn dựa theo FN P90. Nó sử dụng loại đạn 5,56×45mm NATO. FN F2000 hơi bất tiện ở chỗ không có nút giữ băng đạn giống như M-4 Carbine và M-16 vì vậy binh sĩ cần trực tiếp dùng tay tháo băng đạn ra. FN F2000 còn có thể gắn thêm súng phóng lựu GL1 khiến nó trở nên đa năng hơn. Thông số cơ bản súng trường tấn công FN F2000 (bản tiêu chuẩn): Trọng lượng 3,6 kg; dài 688 mm; chiều dài nòng 400 mm; băng đạn 30 viên; tốc độ bắn 850 viên/phút; sơ tốc đạn 900 m/s; tầm bắn hiệu quả 500 m.
SA-80 (Small Arms 1980's) là súng trường tấn công dạng bullpup do Anh phát triển và chế tạo. Hiện chỉ có quân đội Anh, quân đội Nepal và quân đội Jamaica sử dụng súng này. SA-80 đời đầu (phiên bản L85A1) có độ tin cậy rất kém khiến nó bị mệnh danh là nỗi hổ thẹn của quân đội Anh và đã phải thay đổi đến 83 mẫu trong vòng 18 năm cũng như phải thuê công ty Hecker & Koch chỉnh sửa lại thiết kế để có độ tin cậy tốt hơn. Những cải tiến về sau từ biến thể L85A2 đã lấy lại được hình ảnh của súng và giúp nó khẳng định được vai trò súng trường tấn công tiêu chuẩn của Quân đội Hoàng gia Anh. Thông số cơ bản: Trọng lượng 3,82 kg; dài 785 mm; chiều dài nòng 518 mm; băng đạn 30 viên; tốc độ bắn 610 - 775 viên/phút; sơ tốc đạn 940 m/s; tầm bắn hiệu quả 450 m với thước ngắm cơ khí, 650 m với kính ngắm quang học SUSAT.
QBZ-95 (95 thức tự động bộ thương) là loại súng trường tấn công dạng bullpup được chế tạo bởi Nhà máy 266 (thuộc Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Hoa Bắc - Norinco) và Nhà máy 296 (thuộc tập đoàn Kiến Thiết Nam Trung Hoa) cho quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng như lực lượng cảnh sát của nước này. Nó sử dụng loại đạn 5,8x42mm DBP87 được thiết kế riêng. Thông số cơ bản súng trường tấn công QBZ-95 bản tiêu chuẩn: Trọng lượng 3,25 kg; dài 745 mm; chiều dài nòng 463 mm; băng đạn 30 viên; tốc độ bắn 650 viên/phút; sơ tốc đạn 930 m/s; tầm bắn hiệu quả 400 m.
 

Mỹ sẽ bán máy bay săn ngầm P-3 cho VN vào cuối năm nay?

24/09/2014 10:00

Thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam đang diễn ra ở Washington và có tiến triển rất khả quan.

Hãng Reuters dẫn lời hai quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, việc thảo luận có thể mang tới kết quả là một quyết định được đưa ra vào cuối năm nay.
Washington muốn hỗ trợ Việt Nam bằng cách tăng cường khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển, và các máy bay tuần tra săn ngầm P-3 không trang bị vũ khí có thể là một trong những trang thiết bị đầu tiên mà Mỹ bán cho Việt Nam.
Một trong hai quan chức giấu tên nói: "Không khí đang thay đổi, và đó là điều mà chúng tôi đang xem xét một cách nghiêm túc. Chúng tôi tìm thấy một đối tác mà ở đó các quyền lợi của chúng tôi cũng có trong đó".
Máy bay trinh sát P3C Orion của quân đội Mỹ.
Máy bay chống ngầm P-3 Orion của quân đội Mỹ.
Hai quan chức điều hành cấp cao trong ngành công nghiệp vũ khí Mỹ nói với Reuters rằng họ dự kiến Chính phủ Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Một quan chức cho hay: "Đã có rất nhiều thảo luận về việc cho phép bán vũ khí cho Việt Nam. Đây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn với chúng tôi".
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel từng cảnh báo về sự cường điệu việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Việt Nam. Theo ông Russel, vị trí chiến lược của Việt Nam là một lý do tốt để hợp tác khăng khít hơn với Hà Nội và việc nới lỏng lệnh cấm vũ khí "không phải là một điều xấu".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối xác nhận việc liệu Việt Nam có đề nghị chính thức mua các máy bay P-3 hay không.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8/2014, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết Washington "có thể bắt đầu việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào đầu tháng 9". Theo ông McCain, thời điểm này là thích hợp bởi các nghị sĩ Mỹ tin rằng Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong một số lĩnh vực.
Thượng nghị sĩ cũng khẳng định, Mỹ sẵn sàng gia tăng trợ giúp về an ninh giúp Việt Nam bảo đảm chủ quyền, quyền chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, ông McCain nhấn mạnh, những việc này không nên xảy ra cùng một lúc. Nó sẽ diễn ra với những bước đi có tính hạn chế. Ban đầu là mặt hàng trợ giúp phòng ngự như trang thiết bị cho cảnh sát biển, kiểm ngư mang tính chất đối phó với nguy cơ an ninh từ bên ngoài.
 

No comments:

Post a Comment

quangnm