Saturday, November 17, 2012

GÓC KHUẤT CỦA VIỆT NAM

Cà phê khoe ngực, khoe đùi ở Sài Gòn

Khi mang cà phê ra, các cô thoải mái ưỡn ẹo, trưng bày... "vòng một". Các vị khách im lặng, ngước nhìn chăm chú rồi cười khả ố. Nữ tiếp viên không chút ngượng ngùng mà còn tạo dáng lâu hơn ra vẻ tự hào.

Không còn ngồi trông chờ những giọt cà phê sóng sánh rơi hay thưởng thức vị đắng của ly cà phê đá, khách đến quán chỉ để nhìn ngắm những nữ tiếp viên ăn mặc sexy. Nơi đây còn là “chợ tình” ngầm với bao cạm bẫy vây quanh.
Trước sự cạnh tranh quyết liệt, các chủ quán cà phê đều ít nhiều có chiêu riêng để câu khách. Vài năm trở lại đây, quán với đội tiếp viên chân dài, quần đùi áo ngắn xuất hiện ngày càng nhiều. Đông nhất vẫn là khu vực Bắc Hải, giáp ranh giữa quận 10 và Tân Bình, khu Miếu Nổi nằm giữa các quận 1, Bình Thạnh và Phú Nhuận, đường Trường Sa, cạnh bờ kè của quận Tân Bình...
Ở các quán cà phê lớn, nữ tiếp viên ăn mặc đồng phục là váy ngắn khoét lưng để lộ một phần da thịt trắng ngần. Các quán nhỏ hơn thì buộc ngườiphục vụ để lộ vòng một hoặc khoe cặp chân thon thả. Dân chơi gọi những nơi đó là các quán cà phê... đùi.
Nhân viên ăn mặc rất thoáng ở khu Bắc Hải.

Tiếp viên của các quán này chủ yếu từ miền Tây lên, độ tuổi chỉ 18 - 19. Nhiều chủ quán trưng biển tuyển tiếp viên điều đầu tiên là ngoại hình phải đẹp, dễ nhìn, chân dài càng tốt. Lương của họ dao động 2-3 triệu mỗi tháng tùy vào công việc, được bao ăn cơm trưa.
Khách vừa tấp xe vào một quán cà phê trên đường Trường Sa (gần đường Út Tịch, quận Tân Bình), cô tiếp viên mang ra ly cà phê đá pha sẵn ra mời. Xong, nữ tiếp viên kéo ghế ngồi cạnh vì đó là một trong những nhiệm vụ của cô. Cô gái giới thiệu tên Phượng, quê tận Năm Căn (Cà Mau). Gia đình Phượng nghèo nên chỉ mới học đến lớp 9. Theo lời giới thiệu của bạn bè, hai chị em đi xe đò lên thành phố tìm việc và trôi dạt đến quán cà phê cạnh bờ kênh này.
“Con nhỏ ngồi bàn bên kia là em gái em đó!” - Phượng chỉ tay để giới thiệu. Hai chị em Phượng đều rất đẹp, nước da trắng trẻo, mái tóc xõa ngang vai, nhuộm màu vàng đúng mốt. Phượng ăn nói dịu dàng, khác xa với cô em đang đú đởn với khách cách đó không xa.
Gặp khách sộp nên em Phượng còn thoải mái đụng chạm vào vị trí “nhạy cảm” của khách rồi cười giòn tan, ra vẻ phấn khích. Ông khách say xỉn cố tình sờ soạng vào thân thể của nữ tiếp viên như ở chốn không người. Thấy vẻ ái ngại của khách, Phượng tâm sự: “Nghề này là vậy đó, phải chiều chuộng khách chứ không là quán ế liền. Gặp khách giàu có thì “bo” tiền cho tụi em, còn khách keo kiệt xem như... xui”.
Hôm sau, tại một quán ở khu Miếu Nổi, hai cô gái bịt mặt, mặc áo khoác đi vào nhưng lát sau họ lại xuất hiện trong bộ váy cực ngắn. Khi mang cà phê ra, các cô thoải mái ưỡn ẹo, trưng bày... “vòng một”. Các vị khách im lặng, ngước nhìn chăm chú rồi cười khả ố. Nữ tiếp viên không chút ngượng ngùng mà còn tạo dáng lâu hơn ra vẻ tự hào với số đo tuyệt vời.
Trời phú cho các cô đôi chân dài, dáng người rất chuẩn và hàm răng đều tăm tắp. Cứ vài tháng, quán này lại tuyển tiếp viên mới vì nhiều khách đã tìm cách “câu” gái đẹp về quán của mình. Cậu bạn tên Thái nháy mắt với cô tiếp viên của quán. Sau vài câu xã giao, cậu hỏi tiếp viên mấy giờ hết ca để đến nhà trọ đón đi chơi và nhận được cái gật đầu.
“Đi với mấy em này chỉ cần “hot” hay, ăn mặc bảnh bao, mua sắm cho em vài thứ là “luộc” dễ thôi”, Thái chia sẻ kinh nghiệm.
Thiết kế "lạ" tại quán cà phê.
Để minh chứng cho lời nói của mình, Thái dẫn đến một quán cà phê có nhiều nữ tiếp viên xinh đẹp ở khu Bắc Hải. Mới vài câu tán tỉnh đã rủ được mấy cô “qua đêm” với giá một triệu đồng. Chuẩn bị lấy xe ra về thì các nữ tiếp viên xinh đẹp của quán gần đó tan ca. Khá nhiều chàng trai đi xe ga đắt tiền lao đến đón các cô rồi phóng đi như điên.
Đêm ở bán đảo Thanh Đa, đường Bình Quới (quận Bình Thạnh) trong lành và mát mẻ. Tuy nhiên, nhiều quán cà phê ven sông lại rất “nóng” vì trở thành “bãi đáp” dã chiến của những đôi lứa đang yêu và cả những cuộc tình vụng trộm. Cuối tuần, đường phố ồn ào hơn vì nhiều gia đình đi chơi. Tú - một dân chơi ở quận Bình Thạnh nói: “Muốn vào Thanh Đa phải kiếm một em đi cùng”.

Mới 18h, khi trời vừa chập choạng tối, trên con đường Bình Quới nhỏ xíu dẫn vào khu Thanh Đa đã xuất hiện rất nhiều tay bảo vệ ngồi trước quán cà phê. Đảo tới đảo lui một vòng, khách chỉ nhận được cái ngoắc tay và nụ cười bí hiểm của các chủ quán. Thấy một quán khá lãng mạn, cách mặt đường khoảng 100 mét, khách quyết định chạy xe vào.
Quán chỉ có vài bóng đèn yếu ớt, phục vụ ở đây là một người đàn ông khoảng 55 tuổi và một bé gái còn đi học với nguyên chiếc áo thể thao đồng phục. Cạnh mé sông là những dãy phòng ẩm thấp, chia làm nhiều khu vực. Cứ mỗi chiếc bàn nhựa có hai ghế bố được che chắn bằng những tấm bạt ni lông rách tả tơi. Gọi hai ly cà phê đá xong, lát sau chủ quán ra tính 50.000 đồng nhưng phải đưa trước. Quà khuyến mãi là một bộ nhang vòng để... tránh muỗi đốt. Nhìn sang bên cạnh, nhiều cặp đang quấn lấy nhau, làm những chuyện phòng the rất lộ liễu.
Những “khu vực cấm” chủ quán bố trí chỉ đủ cho hai người trong một diện tích vài mét vuông. Tại đây, mùi hôi xộc lên tận mũi nhưng các “thượng đế” vẫn cứ vô tư... làm tình. Trông thấy ánh sáng từ điện thoại di động hắt ra, nhiều tiếng văng tục của các... nữ nhi vang lên làm ai nghe cũng phải ngại ngùng.
Ở quán khác gần đó, trước cửa có rất nhiều xe máy, đa số mang biển ngoại tỉnh. Khác với quán lúc trước, quán này bố trí cho khách ngồi trên những bộ salon cũ mèm, rách tan hoang nhưng các đôi lứa đang mặn nồng tình cảm không thèm ngó ngàng đến điều đó.
Cà phê Thanh Đa rất được các đôi lứa yêu nhau chọn làm điểm đến. Cách đây vài năm, chính tại đây có một bộ phim quay lén tung lên mạng. Nạn nhân cũng là một đôi lứa đang yêu. Sau lần đó, các quán cà phê rúng động, không ai dám vào nhưng rồi đâu lại vào đấy. Để cạnh tranh, nhiều quán cà phê vườn đã nâng cấp thành cà phê máy lạnh và nhà nghỉ cho... khỏi muỗi.
“Đối tượng vào đây chủ yếu là học sinh sinh viên vì họ ngại ra khách sạn sẽ bị gia đình trông thấy hoặc phải trình CMND. Nhóm còn lại là các cuộc tình vụng trộm hoặc đám xe ôm đưa gái mại dâm đến đây hành nghề để tiết kiệm túi tiền”, cựu bảo vệ một quán quán cà phê vườn chia sẻ.
Theo Công an TP HCM 

Gái gọi đóng mác 'kiều nữ PG'

Sở hữu nụ cười tươi, đôi chân dài và làn da trắng ngần trong những bộ váy ngắn sexy, nhiều PG (Promotion Girls) sau màn tiếp đối tác trên bàn nhậu sẵn sàng đi 'khách' với giá lên tới hàng triệu mỗi đêm.

PG là những cô gái tiếp thị thương mại, nhưng đến nay PG biến tướng với rất nhiều dạng và mang nhiều hình ảnh. Trong các hội nghị lớn hoặc tại hội chợ, ai cũng trầm trồ trước vẻ đẹp của những cô gái chân dài số đo ba vòng cực chuẩn và khuôn mặt khả ái. Họ đa phần là học sinh, sinh viên hoặc người mẫu chưa nổi tiếng trên sàn catwalk, đi làm thêm bán thời gian thông qua các công ty chuyên tổ chức sự kiện. Lương của họ rất cao, tính theo buổi hoặc vài ngày trong những sự kiện lớn.
Tại triển lãm chuyên về dầu khí hoặc xe hơi tại quận 7 (TP HCM), những kiều nữ với nụ cười thanh thoát và khuôn mặt ưa nhìn trong bộ váy ngắn cũn cỡn, mùi nước hoa thơm phức, đeo dải dây tiếp thị choàng từ vai xuống eo. Công việc của họ là tạo dáng bên cạnh sản phẩm. Một đội PG khác mặc áo dài, đứng ở sảnh của các tòa nhà lớn chỉ để cúi đầu, mỉm cười thật tươi với khách ra vào.
Trong sự kiện lớn như thế này, lương một buổi của PG dao động từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Thu nhập thấp hơn thì đi quảng bá sản phẩm tại các siêu thị, chợ... Nhiều nữ sinh trường đại học luôn chọn công việc này để kiếm thêm thu nhập chính đáng.
PG trong những năm gần đây đã trở thành một nghề "hot" trong giới sinh viên. (Ảnh minh họa).
“Nhiều hôm đứng cả buổi tạo dáng rất mệt nhưng tụi em cũng phải cố thôi. Hôm nào có sự kiện thì có thu nhập và ngược lại”, Thu Hằng, sinh viên năm 2, ĐH Kinh tế chia sẻ. Thông thường, nữ sinh sẽ gọi điện cho nhau khi có việc làm. Họ phải đến địa điểm sự kiện sớm để trang điểm kỹ lưỡng và “lên đồ” (thay trang phục).
Anh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc đối ngoại một doanh nghiệp cho biết, công ty anh ký hợp đồng với một đối tác truyền thông. Trong các sự kiện lớn, phía đối tác luôn cử các em “người mẫu” đến và chính đội ngũ này đã góp phần làm thành công cho việc tiếp đón khách hàng.
Mười năm gần đây, nghề PG phát triển mạnh, đầu tiên là tại TP HCM rồi lan rộng tới các tỉnh thành trong cả nước. Trên nhiều trang mạng, các công ty truyền thông luôn đăng tin tuyển dụng PG với điều kiện đầu tiên là phải đẹp.
Trong dịp khánh thành một nhà máy tại huyện Củ Chi, nhiều cô đẹp như trong mộng được mời tới ngồi chung bàn nhậu với các đối tác. Thức ăn được mang đến, bia được khui ra liên tục từ khi các em xuất hiện. Cô nào cũng chừng 20 tuổi, xinh đẹp, ăn nói nhỏ nhẹ.
Nhìn những bộ váy tân thời, tóc đúng mốt, các cô nổi bật giữa cánh đàn ông. “Trông bộ anh rất quen”, cô PG mới ngồi xuống bàn đã làm quen. Sau vài phút, cô chủ động nâng ly rồi giới thiệu tên là Vân, nhà ở quận 3, được công ty tổ chức sự kiện gọi xuống Củ Chi để làm PG. Vân khoảng 20 tuổi, đang là sinh viên đại học. Tối đến, cô làm nhân viên tiếp thị rượu trong quán bar, ban ngày thì đi làm PG.
Nói năng nhỏ nhẹ, lưu loát, Vân rót vào tai người nghe những câu chữ đằm thắm, rất duyên quê, mộc mạc mà không hề đanh đá, chua ngoa như ở một vài người đẹp khác. Thực chất, một công ty sự kiện đã tiến cử Vân để đi nhậu với khách, còn đội PG tiếp tân với áo dài khăn đóng thì đã có sẵn rồi, mà toàn là sinh viên thật.
Vài phút sau, bạn Vân tên Quỳnh Anh mang ly bia đến giao lưu. Quỳnh Anh tâm sự: “Lương của bọn em được 500.000 đồng cho một buổi ngồi với khách như thế này. Ở quận 1 chủ yếu là khách xịn thì còn có thêm tiền, xuống tới đây xa muốn chết luôn”.
Cô MC kiêm luôn là “bầu” của các em chân dài nháy mắt để Vân và Quỳnh Anh tới các bàn khác giao lưu với khách. Hai cô mới đi vài phút đã phải quay về chỗ vì bị “dê” tới tấp. “Ở miền quê, nhiều ông khi uống say vào, không kìm chế được là lại dùng tay quờ quoạng, thậm chí còn nói vào tai tụi em những lời khó nghe. Vì công việc mà em phải mỉm cười, một tay tìm cách gỡ tay của khách ra xa “vòng cấm địa” rồi tìm cách thoát thân”, Quỳnh Anh kể khổ.
10h đêm, tiệc tàn, hai cô gái đẹp chủ động xin số điện thoại của những vị khách tiềm năng. Với dáng đi đong đưa, các cô vào trong nhà thay xiêm y để trở về Sài Gòn khi tiếng côn trùng đã kêu rỉ rả.
Tuần sau, tại một quán nhậu thâu đêm ở dốc sương mù, quận 1, Hùng, một tay chơi "vừa vừa" lên tiếng rủ rê: "Để tôi gọi mấy em PG tới chơi, vui lắm!". Mười phút sau, bốn cô gái bước xuống từ những chiếc xe tay ga đắt tiền vào quán, dáng điệu không khác gì tiểu thư đài các. Mỗi người trong quán “kèm” một em. Các cô đều uống bia bằng ống hút rất chuyên nghiệp. “Tụi em nằm trong đội PG. Các anh muốn chân dài thì có bây giờ nè”, Thảo, một cô gái trong nhóm cho biết.
Khi đã cưa vài thùng bia xong, Hùng lại nháy mắt thỏa thuận để đi tiếp “tăng hai” là chọn bãi đáp ở các khách sạn, nhà nghỉ. “Hai triệu một đêm anh ơi, bọn em là PG mà”. Không biết có là PG thật không nhưng trước nhan sắc đặc biệt của các em, cánh đàn ông trong bàn ai cũng xiêu lòng. “Sao đi chơi mà đắt vậy em? Bằng nửa tháng lương của anh đó!” - một anh giả vờ hỏi. “Son phấn còn lên giá mà anh, người đẹp thì giá phải đẹp chớ”, Thảo nói.
Để thu phục sự đồng ý, các em PG đập khăn lau mặt cho khách, rồi tìm cách “len lỏi” vào nút áo... Đó chính là những PG biến tướng, núp bóng tiếp thị. Một giám đốc công ty sự kiện trước đây từng nói: “Ngoài sinh viên thì còn một số gái gọi đẹp, chị cũng tuyển vào làm luôn, ăn tiền bo của khách, chứ mình thì có mất gì đâu”.
Theo Công an TP HCM

Những kiều nữ làm 'call girl'

Sau cuộc điện thoại chào hàng, được sự đồng ý của khách, Tuấn alo điều call girl (gái gọi) tới tận khách sạn, giá mỗi lần đi khách là một triệu đồng trong một tiếng. Hình thức mại dâm này đang tồn tại ở Sài Gòn.

Trưa, màn hình của khách réo ầm ĩ, màn hình hiển thị "Tuấn CV". Vừa nhấc máy, phía đầu bên kia nói ra rả: "Anh Long, em Tuấn đây, Tuấn cave anh nhớ không? Lâu quá không thấy anh Long gọi em đi chơi. Buồn ngồi vọc điện thoại thấy số của anh Long. Anh Long đi chơi ủng hộ em đi, có mấy bé chân dài mới vô làm chuẩn lắm".
Chiều thứ bảy, khách gọi cho Tuấn. Cậu ta nhanh nhảu: "Anh Long ở đâu, em cho em nó chạy qua. Massage hay gì cũng được, chỗ anh em không mà anh Long cứ yên tâm. Anh đưa cho em nó một chai giúp em, thời gian một tiếng". Ngay sau đó, khách chỉ cần nhắn số điện thoại khách sạn, số phòng, chờ chừng 15 phút là call girl tới.
Cô gái xinh xắn, dáng cao, da trắng, mặc đầm đen, đi giày thể thao màu xanh đậm đẩy cửa phòng vào của khách, giới thiệu tên Trúc, 20 tuổi và tự tin bước vào phòng tắm. Vài phút sau, Trúc trở ra quấn khăn tắm trắng ngang người, rũ tóc, những hạt nước nhỏ li ti bắn tung tóe. "Để em massage cho anh khỏe, nha", cô ta nhỏ nhẹ.
Trúc xoa bóp bài bản, đủ các trò day huyệt, đạp lưng, massage chân, mặt... Cô kể là sinh viên một trường đại học tại quận Bình Thạnh, đoạn gần khu du lịch Văn Thánh (TP HCM). Nghe khách người bảo "em lại chuẩn bị kể kẹt tiền đóng học phí, cha mẹ ở quê nghèo, một lũ em nheo nhóc đang chờ tiền gửi về, em chỉ làm tạm một thời gian, ra trường em sẽ bỏ nghề", Trúc im lặng lấy tiền khách bỏ sẵn dưới cái điện thoại trên bàn rồi lặng lẽ ra về.
Một trong hai gái bán dâm bị bắt quả tang. Ảnh: H.A.
Một gái bán dâm bị bắt quả tang. Ảnh: H.A.
Dưới trướng Tuấn có khoảng 30 chân dài, phục vụ khắp các quận nội thành Sài Gòn. Nguyên tắc trong biệt đội của Tuấn là chân dài phải nhận được sự điều động của Tuấn mới gặp khách. Cô nào xé rào, tự đi đón khách riêng, nếu Tuấn biết thì xem như đã tự xóa tên mình khỏi danh sách. Giá chân dài do Tuấn điều động không có sự khác biệt, đổ đồng một triệu đồng một giờ massage tới Z cho khách. “Em đổi đào liên tục để giữ khách, khoảng 6 tháng là cho thay máu một lần”, Tuấn nói.
Không có quá nhiều Tú Ông kiểu mới như Tuấn ở Sài Gòn. Ngoài Tuấn ra, tôi còn biết một người tên Hải. Xét về mức độ phong phú của chân dài thì Hải không phải là đối thủ của Tuấn. Về giá cả thì gái của Hải giá mềm hơn, khách có nhu cầu có thể linh động… trả giá với Hải qua điện thoại.
Chân dài trong đường dây của Tuấn hay Hải đa phần từng có thời gian phục vụ ở quán cà phê, quán bar hay là nhân viên massage chuyên nghiệp. Thế nên, ít nhiều họ có kinh nghiệm trong việc chiều lòng khách. Mỗi lần được điều đi khách, chân dài phải biết cách thối lại cho ông chủ 30% giá trị “hợp đồng”.
Không chỉ ở Sài Gòn, khách có nhu cầu đưa gái ra khỏi phố để vi vu tại các điểm du lịch hoặc đi công tác chung, Tuấn và Hải có thể cung cấp theo dạng trọn gói. 3 ngày 5 triệu đồng hay nhiều hơn, tùy theo nhan sắc của từng chân dài.
Như một sự cộng sinh, chân dài nương mình vào đường dây của Tuấn hay Hải ít khi gặp cảnh bị tra tấn hội đồng. Khách của các đường dây này được lựa chọn cẩn thận. Thường trong các cuộc vui, ông chủ đường dây sẽ tranh thủ nhìn mặt, nhìn túi tiền của khách trước khi xin số điện thoại để “lúc nào anh có buồn thì gọi cho em”.
Khách tìm đến Tuấn lẫn Hải sẽ yên tâm không phải gặp các quái chiêu của chân dài như bị mất tiền khi đang tắm, hay mất tài sản khi đang mải mê tìm vui. Với những khách chưa gặp mặt Tuấn, gọi điện thoại cho anh ta bao giờ cũng phải đi kèm mật khẩu, kiểu: “Anh là bạn của anh X, hay anh Y nói anh gọi cho em”. Một khi khách hàng không hài lòng về chân dài, có thể than phiền với Tuấn, anh ta sẽ có cách trị theo kiểu riêng.
Trong một vài đường dây điều chân dài bằng điện thoại, có cả người mẫu hoặc diễn viên. Đây là đường dây hoạt động khép kín, giá cả được tính bằng USD, dao động từ 200 đến 1.000 USD tùy theo “từng thể loại”. Tuy nhiên, không phải người mẫu hay diễn viên nào cũng có tiếng tăm. Đa phần chỉ là diễn vài show thời trang hoặc tham gia vài vai diễn nhỏ trên phim truyền hình. Đóng mác “diễn viên - người mẫu” là để đánh lừa ảo giác thỏa mãn về số tiền mà khách bỏ ra nhằm sở hữu chân dài.
Một hình thức khác đang khá phổ biến hiện nay chính là chăn chân dài trên mạng. Ở nhiều trang web, người quản lý sẽ chuyển tải hình ảnh lẫn thông số về vòng một, vòng hai, vòng ba của chân dài ở các mục nhỏ trên trang web để khách lựa chọn. Khách muốn em nào, cứ email hoặc gọi điện thoại cho người quản lý trang web để được sở hữu.
Một vài trang web còn làm tiền bằng cách yêu cầu khách đóng phí trước khi gọi. Phí là tiền mặt được chuyển khoản hoặc số sê-ri mã card điện thoại gửi đến hộp thư của người quản lý, kiểu phí tham gia vào đường dây chân dài. Nhưng không có gì là đảm bảo cho khách khi tham gia vào các đường dây ảo này. Rất nhiều khách đã phải ngậm bồ hòn khi gõ cửa phòng mình là một chân rất... ngắn chứ không phải là chân dài mình đã nhìn thấy trên màn hình máy tính.
Nhiều chân dài không tham gia vào các đường dây trên thì chọn cho mình cách kiếm khách bằng hình thức in quảng cáo ở những tờ báo có mục rao vặt, đa phần với nội dung: "Nữ, 22 tuổi, ngoại hình đẹp. Nhận làm massage với giá cả phải chăng. Phương châm, sự hài lòng của khách là nụ cười của nhân viên phục vụ". Hoặc "Nữ, 20 tuổi, đang là sinh viên của trường Cao đẳng ABC... Cô đơn, muốn tìm bạn tâm sự. Ai nghiêm túc, xin gọi về số 01267895xxx".
Số ít các chân dài chọn khách theo phương thức truyền miệng. Cô nào vui vẻ với khách, xong nhờ khách chụp ảnh, chuyển lên các trang web đồi trụy. Từ đây, khách nào có nhu cầu cứ gọi cho chân dài sẽ được phục vụ. Hay có cô chỉ chọn khách khi có sự giới thiệu của "khách hàng thân thiết". Họ rất ít đi khách lạ vì sợ các màn hội đồng. Trong khách sạn quen của chân dài, khách dễ hứng chịu những rủi ro.
An ninh thế giới

Những 'phố vẫy' tệ nạn ở Hà Nội

Nữ nhân viên dung mạo bắt mắt với chiếc áo khoét sâu cổ bước vào nũng nịu: "Cưng khó tính quá! Để em thư giãn cho kẻo lại hết giờ". Nói rồi, cô nàng phăm phăm lột nửa trang phục của mình ra mà không chút e ngại.
> Phố tẩm quất kích dục tại thủ đô / Những 'phố đèn đỏ' ở Hà Nội

21h tối, trên phố Phan Đăng Lưu (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội), các quán cà phê đèn mờ, thư giãn hắt ra thứ ánh sáng màu đỏ nhợt nhạt cùng các cô tiếp viên mặt "bả" đầy phấn son vật vờ trước cửa. Con phố này lâu nay được gọi bằng những "biệt danh": Phố vẫy, Phố đèn mờ hay Ngã ba sung sướng.
Nhìn tấm biển "Sửa chữa điện thoại", khách đang lơ ngơ định quay đầu xe máy thì bất ngờ bị giật lại bởi một giọng nam thanh niên: "Cho xe vào đây đi hai anh ơi!". Ngoái đầu lại, phía sau gã thanh niên là một cô nàng váy ngắn hết cỡ đứng lấp ló bên trong, tay không ngừng vẫy vẫy đầy ẩn ý.
Thấy hai vị khách tỏ vẻ lưỡng lự, gã thanh niên chồm dậy tiến hẳn ra đường tiếp thị: "Hai anh vào đây để các em nhà em phục vụ cho, bảo đảm phê luôn. Nhà em không có chuyện ấy nhưng các em sẽ chiều các anh hết mức. Còn sướng hơn cả đến Z ấy chứ! Ở đây nhà nào cũng thế thôi, giá cả đồng hạng".
Cảnh đón khách trên
Cảnh đón khách trên "phố vẫy" Phan Đăng Lưu. Ảnh: ANTĐ.
Sau cái gật đầu, 2 thiếu nữ liền chạy ra ưỡn ẹo "trình hàng", miệng không ngớt buông những lời nói đầy kích thích và kéo tay khách xuống tầng hầm của căn nhà 3 tầng. Căn phòng "thư giãn" rộng hơn chục m2, quá thiếu khí và bẩn thỉu nhưng có tới 4 cái bàn và một bộ ghế kiểu salon đệm mút vô cùng rách nát. Dưới mỗi cái bàn là một cái bô, cuộn giấy vệ sinh và vài chai nước nhỏ.
Mỗi "chuồng thư giãn" đều được ngăn bởi những tấm riđô ghép từ nhiều mảnh vải hôi hám... Thấy khách từ chối vì nhân viên "kém nhan sắc", gã thanh niên nói vọng vào: "Anh chờ em mấy phút, sẽ có em chân dài hàng chuẩn tới phục vụ". Và chỉ 5 phút sau, một cô nàng dáng vóc, dung mạo khá bắt mắt với chiếc áo khoét sâu cổ bước vào nũng nịu: "Cưng khó tính quá! Để em thư giãn cho kẻo lại hết giờ". Nói rồi, cô nàng phăm phăm lột nửa trang phục của mình ra mà không chút e ngại.
Thấy khách bo tiền và chỉ muốn ngồi nói chuyện, cô nàng vui vẻ cho biết tên Thủy (quê Phú Thọ) mới xuống làm gần 3 tháng. Thủy không thuộc "biên chế" của quán mà là nhân viên của quán khác cùng phố. Những lúc không vướng khách hay gặp khách khó tính, cô thường được bà chủ cho các quán bên cạnh "mượn". Thông thường, mỗi nhân viên như Thủy hàng ngày "thư giãn" cho 10 - 30 khách và mỗi quán có 3 - 5 "đào" ăn ở tại chỗ, làm việc 24/24h.
Cuộc trò chuyện đang say sưa thì bất chợt vang lên tiếng nhắc nhở: "Bàn 4 hết giờ rồi nhé!" Nghe vậy, Thủy vội vàng giục khách đi ra và không quên nhắn nhủ: "Lần sau đến thẳng quán em, em phục vụ nhiệt tình cưng nhé!".
Với giá 150.000 đồng, các tụ điểm cà phê thư giãn trên đường Phạm Văn Đồng cũng được khách phong tình đánh giá là chợ tình giá rẻ. Dù liên tục bị lực lượng chức năng quét vét nhưng hoạt động mại dâm ở đây khá sầm uất. Nhân viên ở đây được xếp vào loại "quá đát" bị bật khỏi các quán bar hay tụ điểm sang trọng.
Xẩm tối, khi ánh đèn đường chưa kịp bật, trước những ngôi nhà lụp xụp cửa xếp hoen gỉ (từ ngã tư Trần Cung - Phạm Văn Đồng tới cầu Thăng Long), từng tốp "đào" mặc áo hai dây, quần ngắn cũn cỡn ra cửa hóng mát chờ khách.
Thấy chiếc xe vừa xịch đỗ, 2 phụ nữ đồng thanh "thư giãn không anh?" rồi phát giá: "Anh cho xe vào nhà đi, bọn em phục vụ 'tàu nhanh' 150.000 đồng. Ở đây có đủ giường đệm". Khách chưa kịp trả lời, lập tức có 2 thanh niên trẻ phi thẳng xe vào quán. Thấy có khách quen, hai cô nhã nhặn hẹn quay lại sau 30 phút rồi vội vàng kéo sập chiếc cửa xếp lại.
Ông chủ quán trà đá cách đó không xa vừa rót trà vừa nói giọng miền Nam: "Hôm nay thứ 7, đông khách, hai chú chịu khó chờ một lát vậy. Quán này có lúc khách phải xếp hàng chờ đỏ mắt. Khách gạ chuyện: "Thế ở đây không sợ bị phát hiện à?". Ông chủ quán phẩy tay: "Chuyện vặt, có gì đâu mà sợ. Yên chí".
Cách quán nước chưa đầy 50m, 5 "chân dài" cũng đang ngồi chờ khách. Sau màn ngã giá, thiếu nữ tên Linh (29 tuổi, quê Phú Thọ) đon đả kéo khách vào phòng. Cô tâm sự, khi phố lên đèn tranh thủ cơm sớm rồi ra ngồi "vợt" khách chứ tầm ấy cũng chưa có khách. Giờ cao điểm phải từ 21h trở đi, hoặc khuya hẳn sau khi tốp nhậu 'thừa tửu, thiếu sắc' tìm đến 'tâm sự'.
Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn sát Công viên Hòa Bình có lẽ là tụ điểm mại dâm lộ liễu hơn cả. Không nhà, không giường chiếu, chỗ hành sự là bãi cỏ rậm um tùm. Tuy nhiên, ở điểm này chủ yếu là các gái bán dâm U40 nên giá cũng rất bèo. Khách chỉ cần bỏ ra 50.000 - 70.000 đồng là được thỏa mãn nhu cầu.
Ảnh: Phương Sơn.
Nữ nhân viên quán tẩm quất thư giãn luôn ăn mặc mát mẻ để mời chào khách. Ảnh: Phương Sơn.
Vài năm trước, "phố vẫy" từ cổng bến xe Giáp Bát đến cầu vượt phố Vọng có cả trăm gái "bán hoa" ra đứng đường. Hiện nay, dù tệ nạn này đã giảm nhưng với khách mua dâm thì đây vẫn là điểm đến hấp dẫn hơn vì gái đi khách tại nhà nghỉ.
Đặt vấn đề với một lái xe ôm, người này chỉ xuống phía bến xe. Còn chị bán nước nhanh nhẩu dặn: "Khéo mà lại khổ đó nghe. Đi chơi loại ấy làm gì, vừa mất tiền không khéo rước bệnh vào thân". Rồi chị kể, vài tháng trước, hai thanh niên cũng xuống đó tìm gái nhưng lúc vào nhà nghỉ bị lừa lấy hết tài sản. Vì "ăn vụng" chẳng dám đến công an trình báo nên mới mất tiền oan.
Vừa từ từ chạy xe qua khu vực vừa được hướng dẫn, đã thấy một thiếu nữ dáng khá "phì nhiêu", trên tay cầm bát mỳ tôm đang ăn dở vội vàng "bắt khách". "Anh ơi có vui vẻ tý không? Ở đây bọn em có phòng sạch sẽ, điều hòa, tắm nóng lạnh, giá lại mềm. 'Tàu nhanh' 300.000 đồng em bao phòng, còn qua đêm 500.000 đồng".
Trung tá Nguyễn Văn Thái - Phó công an phường Giáp Bát cho biết, đây là một trong 10 phường trọng điểm của thành phố, trong đó có vấn đề tệ nạn mại dâm. Việc quét vét thực hiện thường xuyên nên gái bán dâm đứng đường đã được quản lý và còn rất ít. Tuy nhiên, vẫn còn 2 - 3 trường hợp nuôi con nhỏ và mắc bệnh, có thai nên vẫn lén lút đứng đường vẫy khách. Những người này phường đã 3 - 4 lần lập hồ sơ nhưng do quy định của pháp luật nên chỉ xử lý hành chính rồi lại phải thả về chứ không đưa đi các cơ sở, trung tâm phục hồi nhân phẩm.
Còn Phó công an xã Cổ Nhuế (Từ Liêm) Văn Đại Huynh quả quyết: "Trước năm 2006 - 2007, tệ nạn mại dâm xảy ra trên phố Phạm Văn Đồng nhiều nhưng nay đã giảm hẳn và gần như không có. Ở đây chủ yếu là tẩm quất bình dân, chứ làm gì có mại dâm. Nếu có, thì cũng chỉ một vài điểm là giáp ranh với xã Xuân Đỉnh nên việc quét vét cũng khó khăn. Còn đi kiểm tra những quán tẩm quất thì cùng lắm cũng chỉ phát hiện và xử phạt được về lỗi vi phạm hành chính là không khai báo tạm trú, tạm vắng"
Trái với khẳng định của ông Huynh, thực tế, tại một "lầu xanh" cách trụ sở công an xã Cổ Nhuế chừng 400 mét, khách chỉ cần đến cửa là được nhiệt tình chào mời với giá rẻ hơn nhiều chỗ khác.
An ninh Thủ đô

Phố tẩm quất kích dục tại thủ đô

Dưới ánh đèn hồng mờ ảo, các cô gái trong trang phục mát mẻ lả lơi mời gọi khách. Thay vì tẩm quất, các thiếu nữ này luôn sẵn sàng kích dục cho khách để được nhận tiền "boa".
> Gái gọi chuyên đi xe tay ga bắt khách / 'Phố vẫy' ban ngày ở thủ đô

*Clip: Phố tẩm quất kích dục
20h ngày đầu tuần, phố Đại Từ (Hoàng Mai) nhộn nhịp xe cộ. Dưới ánh đèn hồng mờ ảo hắt ra từ các quán gội đầu thư giãn, những cô gái mặc áo hai dây, váy ngắn cũn cỡn ngồi trò chuyện rôm rả. Trước cửa, vài thanh niên gầy gò, mặt mũi hốc hác xông ra đường, thấy ai đi qua cũng vẫy lại chào mời: "Quất thư giãn đi anh ơi".
Thấy hai thanh niên đi xe Wave màu xanh đỗ xịch ngay sát vỉa hè, một cò mồi vội tiến lại gần mời chào: "Đại ca vào trong đi, giá rẻ thôi, 100 ngàn. Nhân viên nhà em nhiệt tình lắm, khỏi chê luôn".
Sau cái gật đầu của khách, người này liền chỉ tay về phía những nhân viên nữ đang ngồi rồi hất hàm ra hiệu: "Làm nhiệt tình cho các anh nhé". Hai nhân viên mặc váy đỏ cổ khoét sâu đang ngồi ngả ngớn trên sofa liền lao đến kéo tay khách lên phòng thư giãn ở tầng hai.
Tẩm quất, thư giãn
Mỗi quán tẩm quất thư giãn trên phố Đại Từ có 5-6 nhân viên luôn sẵn sàng kích dục cho khách thay vì tẩm quất. Ảnh: Phương Sơn.
Căn phòng ẩm mốc rộng chừng 20 m2 nằm trên tầng 2 được bố trí 6 chiếc giường đơn bằng sắt đã hoen rỉ, được trải tạm bằng những chiếc ga màu xanh tím loang lổ vết ố vàng. Ngăn cách những chiếc giường này là tấm ri đô màu hồng mỏng tang. Không để khách kịp cởi đồ, cô gái chừng 20 tuổi tiến tới nheo mắt cười: "Thư giãn luôn anh nhé. Chứ tẩm quất nữa thì hết ca mất, lúc đó em không đền đâu".
Dưới ánh đèn hồng mờ mờ, sau những tấm ri đô không có tiếng bốp bốp, chát chát của những bài tẩm quất mà thay vào đó là những âm thanh lạ phát ra từ chiếc giường sắt. Chốc chốc lại vang lên tiếng la nheo nhéo của các cô gái hay tiếng chửi tục tĩu của một nữ nhân viên vì bị khách quỵt tiền "boa".
Thấy bạn chửi bới, cô nhân viên mới quê ở Phú Thọ bức xúc cho biết, quán thu của khách 100.000 đồng nhưng chỉ trả cho nhân viên 20.000 đồng. Do vậy, thu nhập của 5 nhân viên ở đây chủ yếu dựa vào tiền boa. "Mất công phục vụ tới bến rồi... chí ít cũng phải cho 50 đến 100 nghìn chứ quỵt tiền thế thì bọn em chết đói", nữ nhân viên này nói và nhắc khéo: "Lát anh nhớ boa cho em đấy nhé".
Nữ nhân viên quán tẩm quất thư giãn luôn ăn mặc mát mẻ để mời chào khách. Ảnh: Phương Sơn.
Tình trạng các tụ điểm mại dâm núp bóng quán massage, tẩm quất xuất hiện ở nhiều tuyến đường, nhất là khu ngoại thành, mới phát triển. Làm xong cách đây chưa lâu nhưng đường Nguyễn Xiển (vành đai 3) đã mọc lên rất nhiều quán tẩm quất, thư giãn quy mô lớn.
Cách tấm biển tẩm quất thư giãn in hình cô gái trẻ mặc áo hai dây chừng chục mét là hai ngôi nhà lợp lá đơn sơ rộng cả trăm m2. Trong ánh đèn lập lòe, cả chục cô gái ăn mặc hở hang ngồi trên ghế sẵn sàng phục vụ khách. Một số nhân viên tại đây cho hay "chỉ phục vụ tới Y chứ không tới Z".
Càng về khuya những tuyến phố "sung sướng" nổi tiếng ở Hà Nội như Thụy Khuê, Nguyễn Khang, Trương Định, Kim Giang, Vọng... lại nhộn nhịp đón khách cùng những câu chào mời: "Quất đi anh ơi".
Quán tẩm quất, thư giãn đèn mờ nằm cạnh nhau, 11h đêm vẫn sáng đèn, đón khách. Ảnh: Phương Sơn.
Trên phố Nguyễn Khang, các quán tẩm quất, thư giãn đèn mờ nằm sát nhau, 23h vẫn sáng đèn đón khách. Ảnh: Phương Sơn.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho biết, đoàn từng đi kiểm tra nhiều điểm nóng về tệ nạn mại dâm trên địa bàn, nhưng "chưa phát hiện ra điểm như phản ánh". Do vậy, sau khi nhận được thông tin, cơ quan này sẽ khảo sát và nếu phát hiện những quán có sai phạm sẽ lập báo cáo kết hợp cùng công an thành phố theo dõi và xử lý triệt để.
Trước đó, sau khi báo chí phản ánh về tệ nạn mại dâm ở Hà Nội, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội đã kiểm tra tại những điểm nóng như Mai Lâm (Đông Anh), Phan Đăng Lưu (Long Biên), Phạm Văn Đồng (Từ Liêm)... và phát hiện nhiều điểm cà phê đèn mờ, tẩm quất thư giãn có biểu hiện gái bán dâm, ăn mặc mát mẻ đứng mời gọi khách.
Phương Sơn

Phận kiều nữ ở phố Tây

Gần 2h sáng, phố Tây đến hồi cao trào. Lắm ông say bí tỉ cứ ôm chặt các cô nàng bản xứ hầu rượu cho mình "hun" chùn chụt. Điểm dừng của cuộc vui nếu không tại phòng trọ của tay khách ngoại thì sẽ là nhà nghỉ, khách sạn.
> Kiều nữ 'đi khách' ở phố Tây

Màn đêm vừa buông, đèn đường vụt sáng, phố Tây giữa trung tâm quận 1 (TP HCM) được hợp nhất từ 3 con đường chính Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão - Đề Thám, bừng lên sức sống lạ kỳ. Khi phố Tây bắt đầu bước vào đêm là lúc dàn kiều nữ xuất hiện. Họ đứng ngồi lố nhố trong các quán bar, quán nhậu, quán cà phê. Họ liếc mắt đưa tình, lả lơi với khách bằng thứ tiếng Tây bồi õng ẹo và các kiểu ôm hôn nồng nhiệt... Thời khắc để thế giới chân dài chuyên sống về đêm ở phố Tây bắt đầu "nóng".
Bám trụ từ lúc thành phố vừa lên đèn đến lúc phụt tắt, dịch chuyển vào các hang cùng ngõ hẻm liên tục để bắt khách, tiếp xúc với đủ loại khách Tây - Tàu nên dân bóp dạo ở phố Tây có thể được ví như "từ điển sống" về thế giới em út ở khu phố này. Khách hàng sang trọng, trả phí dịch vụ bằng tiền đô, môi trường tác nghiệp ở phòng khách sạn máy lạnh chạy ro ro..., nhìn bề ngoài tưởng dân bóp dạo sướng lắm nhưng khi vào cuộc, mới rõ đó là hành trình "kiếm cơm" đong đầy nước mắt, nỗi buồn với biết bao tai nạn nghề nghiệp rình rập như bị "Tây điên" cưỡng hiếp, quấy rối tình dục... và truyền cho căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Đêm thứ 3 "ngồi đồng" ở phố Tây, sau những hàn huyên tâm sự về "thế giới ngầm" liên quan đến nghiệp "bóp dạo" mà mình đã và đang đeo mang, Tình (anh chàng chuyên "đấm Tây") tâm sự, phố Tây không chỉ có dân bóp dạo chịu khổ chịu nhục bám khách ngoại duy trì sự sống mà còn có cánh "má hồng móng đỏ", dân bản địa gọi nôm na là "gái". Gái ở phố Tây theo bỏ nhỏ của Tình và dân bóp dạo khác có "vô số dạng", từ gái hầu Tây nâng ly kiếm tiền boa đến gái chuyên phục vụ khoản giường chiếu. Rồi có cả gái sành sỏi trong lĩnh vực "cặp Tây" đặng moi tiền hay kiếm suất kết hôn để được xuất ngoại.
Các chân dài ngồi trên phố chờ khách. Ảnh: ANTG.
Hôm sau, theo mách bảo của Tình, khoảng 18 giờ, thời khắc thành phố chuẩn bị lên đèn, cả nhóm lượn lờ ở phố Tây với tiêu điểm là khu vực ngã tư quốc tế (ngã tư Bùi Viện và Đề Thám) để mục kích sở thị quá trình "dàn hàng câu khách" của "gái phố Tây". Ngã tư quốc tế được xem là trái tim của phố Tây. Nơi này có hệ thống quán ăn, quán nhậu, bar chằng chịt, tạo thành mê cung ăn chơi được dân du lịch quốc tế truyền tai nhau rằng đó chính là "thiên đường ở con rồng châu Á".
Chiều chạng vạng, cuộc sống sôi động ở phố Tây bắt đầu tăng nhiệt. Các hàng quán lố nhố bóng dáng các chân dài đứng ngồi hớ hênh. Nhiều quán "em út" đông như bướm lượn, cô nào cũng ăn mặc mát mẻ với váy ngắn cũn cỡn, áo 2 dây lồ lộ đường cong, phơi da thịt.
"Do chi phí thuê mặt bằng ở đây rất cao, mỗi ngày giá hàng triệu đồng nên để sống được, các chủ quán cạnh tranh khốc liệt, làm đủ mọi cách để thu hút khách như giảm giá, phục vụ, tận tình và chiến lược nhất vẫn là tuyển dàn chân dài về đầu quân. Cũng chính vì kiểu cạnh tranh này mà ở đây hình thành cuộc chiến chân dài, các đào có giá chứ không bị chủ quán hay bọn macô chăn dắt, bắt nạt, bóc lột...", bà Kiều (42 tuổi), chủ nhà nghỉ nằm trong hẻm 35 Bùi Viện nói.
15 năm lăn lộn ở phố Tây, đi lên từ 2 bàn tay trắng, từ cái thời "nói tiếng Tây" chữ được chữ mất và cuộc sống phụ thuộc vào cái "nghề" chài khách ăn nhậu để nhận tiền boa từ khách và "phí lại quả" theo hóa đơn tính tiền của chủ quán, nên bà Kiều rất am tường chuyện nẻo khuất của phận gái nơi phố Tây. "Em nào xinh, nói tiếng Tây giỏi, nhậu giỏi, biết chiều khách sẽ được các chủ quán tìm cách kéo về với phần trăm trả cao hơn các quán khác. Nhưng thường những đứa như vậy chỉ làm một thời gian rồi tìm cách cua thằng Tây để được bảo lãnh cho đổi thân đổi phận".
Bà Kiều không kể "chuyện đời em" nhưng từ những người khác, được biết bà cũng từng là kiều nữ có tiếng ở phố Tây. Có điều bà không như những bóng hồng chằm chằm chinh phục Tây để được đổi đời. Thời con gái, do gia cảnh khó khăn nên để có thể bám trụ lại giảng đường và gửi tiền về cho mẹ nuôi ba bị trọng bệnh và lo cho đàn em đang tuổi ăn tuổi lớn, được một người quen giới thiệu, cô nữ sinh tên Kiều đã mò đến phố Tây gia nhập nhóm kiều nữ hầu rượu và sau đó có tình cảm với một anh chàng người Pháp. Tình yêu sét đánh, vì nhiều lý do nên anh này không bảo lãnh người tình mà gửi tiền để "cô vợ xa xôi" làm ăn. Có tiền Kiều mua nhà rồi sửa sang cho thuê phòng trọ, sống cuộc đời bình lặng ở cái nơi mà theo những người trong cuộc, lúc nào cũng dậy sóng.
Ở phố Tây, câu chuyện của bà Kiều là hình mẫu mơ ước của nhiều thế hệ "đàn em". Vì đến với nghề có nhiều toan tính nên giới kiều nữ nơi đây rành rẽ cũng như có lắm ngón nghề để dụ mấy anh Tây hám của lạ vào tròng. Vũ khí của không ít cô nàng chẳng phải là tấm lòng trong sáng, tính dịu hiền mà là các kiểu liếc mắt đưa tình, những cái hôn chém gió, thậm chí mới quen đã chịu "đá lưỡi" chùn chụt. Nói tóm, kiều nữ ở phố Tây luôn đau đáu ước mơ đổi đời được làm chủ như bà Kiều, nhưng đa phần đều có kết thúc buồn bởi họ không có học thức, không biết tính toán và không biết điểm dừng. Họ vì nghiện ma túy, nghiện cờ bạc, nghiện ăn chơi nên tiền dẫu kiếm được nhiều nhưng lúc nào cũng cháy túi...
Lân la tiếp cận cư dân phố Tây nhằm moi thông tin liên quan đến các kiều nữ, mới biết nhiều chuyện ly kỳ khác. Vì sống ở ngã tư quốc tế, chỉ tiếp toàn khách du lịch nên chân dài nơi này nói tiếng Tây như ăn cháo, có cô thông thạo đến 4-5 ngoại ngữ, khách Nhật, Hàn, Pháp, Tây Ban Nha… khi vào quán đều được các cô bắt chuyện sành sỏi. Nhờ tiếp cận với đủ dạng khách, những kiều nữ này hiểu biết, nhiều kinh nghiệm, lắm vốn sống nên rất dễ hớp hồn mấy ông khách ngoại.
"Ấn tượng trước cô em người bản xứ hiểu biết, dễ thương, vậy là thằng Tây mến mộ. Thấy nó kết rồi, mình tiến tới, tư vấn cho nó những điểm vui thú và tất nhiên khi ấy nó sẽ rủ mình đi cùng. Đi như vậy nó không chỉ lo cho mình mà còn trả tiền boa. Rồi mình có thêm những khoản thu từ chuyến đi với nó như tiền lại quả khi thực hiện các dịch vụ lưu trú, shopping… Sau chuyến lang bạt kỳ hồ, nếu nó còn thích mình, cứ thế mà làm tới, may mắn thì được nó làm thủ tục bảo lãnh. Qua bên đó rồi, thích thì mình sống chung, bằng không thì bái bai kiếm tìm niềm vui mới".
Những thiếu nữ ăn mặc thiếu vải ngồi hớ hênh trước cửa quán. Ảnh: ANTG.
Chẳng tự nhận mình là chân dài hay kiều nữ, Uyên (32 tuổi) đang cặp kè với một "ông Tây" người Canada từ cuộc gặp tại quán nhậu gần hẻm 84 Bùi Viện mà cô này đang "công tác", thẳng thắn nói, gọi chính xác thì phận gái kiếm sống nơi phố Tây như cô chính là "me Tây". Đang trọ tại nhà nghỉ của bà Kiều để chờ người tình sắp xếp công việc và gom tiền về Việt Nam đi du lịch, Uyên nói rằng phần lớn dân "me Tây" hoạt động tự do, hợp tác với chủ quán theo kiểu thỏa thuận phần trăm từ hóa đơn ăn nhậu của khách. Việc phục vụ khách ăn nhậu này giúp các cô có điều kiện duy trì cuộc sống để nuôi “ước mơ” moi tiền và xuất ngoại.
"Cái vụ chăn dắt không tránh khỏi nhưng chỉ là bộ phận nhỏ thôi, thường mấy đứa bị như vậy do tụi nó nghiện hút, nghiện cờ bạc rồi mới thế thân, bán thân, gửi mình vào đường dây để trả nợ", Uyên vừa phà khói vừa trò chuyện.
Để gia nhập vào thế giới "me Tây", các kiều nữ không chỉ sành sỏi tiếng Tây mà còn phải sành sỏi trong chuyện ăn nhậu, hút thuốc, "biết nhảy nhót" và hẳn nhiên, không thể thiếu kỹ năng giường chiếu. "Ai dấn vô cái nghề này thì suy cho cùng cũng là vì tiền. Sống trong thế giới ngập ngụa khói thuốc, bia rượu và những cuộc vui lúc nửa đêm về sáng mà đứa nào nói chuyện giữ mình là nói phét, là đạo đức giả", Uyên thẳng thắn.
Rồi cô này cao hứng bật mí: "Nói thiệt, tiếng là chân dài chứ dân "me Tây" đa phần đứa nào đứa nấy đen đúa, cụt ngủn, nói chung là như nhiều người nói "nhìn hơi dơ dơ". Ấy vậy mà mấy đứa dơ dơ như vậy Tây nó khoái, còn cái bọn trắng trẻo, cao ráo thì chỉ khách châu Á như Hàn Quốc, Nhật mới dòm ngó thôi".
Lý do, theo giải thích của Uyên xem chừng rất thuyết phục: "Nhiều cô gái xấu đến độ nếu hoạt động ở các quán nhậu bình dân khách nó còn chê nhưng lại được mấy thằng Tây điển trai chấm điểm bởi vì trong con mắt Tây, đó là món ăn lạ. Giống như kiểu gà nuôi công nghiệp con nào con nấy béo tốt nhưng mình không thích, chỉ thích ăn gà ta gà chân chì đen đúa xấu xí vì cho rằng thịt dai, lạ miệng. Với gu chọn em út của bọn Tây cũng có thể giải thích như vậy".
Gần 2h sáng, phố Tây đến hồi cao trào. Lắm ông say bí tỉ cứ ôm chặt các cô nàng bản xứ hầu rượu cho mình "hun" chùn chụt. Lúc này điểm dừng của cuộc vui nếu không tại phòng trọ của tay khách ngoại thì sẽ là nhà nghỉ, khách sạn đâu đó trong khuôn viên quận 1 theo lời đề nghị của cô nàng "me Tây". Từ những cuộc vui như thế này, có nhiều "nai Tây" bị yêu nữ lột sạch tiền. Và cũng có yêu nữ bị anh bồ Tây mới quen chơi trò đồi trụy, vừa ân ái vừa quay phim rồi mang về nước khoe chiến tích với chúng bạn.
Rồi có biết bao chuyện buồn chuyện đắng cay khác về những “me Tây” bị "con mồi" truyền cho căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và ngược lại. Hay chuyện “me Tây” quyết định trói con mồi bằng cách có bầu rồi dùng đứa con để ràng buộc trách nhiệm. Bỗng dưng bị trói chân, ngoại trừ một bộ phận nhỏ khách Tây ngoái đầu thực thi trách nhiệm với đứa con ngoài giá thú, phần lớn thì ông bố Tây bỏ chạy, để lại đứa con mang hai dòng máu lớn lên trong cái thế giới phù phiếm cùng người mẹ toan tính nghiện cờ bạc, không dùng con để kiếm chác từ anh "chồng Tây" hụt thì buộc bọn trẻ phải buôn gánh bán bưng lấy tiền ăn chơi, cờ bạc...
Theo An ninh thế giới

Kiều nữ 'đi khách' ở phố Tây

"Ngắm" được 2 cô gái ngồi trên quầy bar, hai người nước ngoài tiến đến làm quen, nói chuyện, cười đùa và trao nhau những ánh mắt tình tứ. Họ thì thầm với nhau điều gì đó rồi cùng lên taxi và biến mất trong đêm tối.

Nói đến những "phố Tây" ở Hà Nội có thể kể đến phố Mã Mây, Hàng Bạc, Hàng Bè và phố Tạ Hiện. Phố Tạ Hiện được coi là "ngã tư quốc tế", tập trung hầu hết các loại hình dịch vụ phục vụ khách nước ngoài như khách sạn, nhà hàng, các cửa hàng bán băng đĩa, đồ lưu niệm, các trung tâm du lịch. Dù ngày nắng hay ngày mưa, con phố này luôn tấp nập du khách nước ngoài, đặc biệt là dân "Tây ba lô".
Không biết từ bao giờ, phố Tạ Hiện luôn được coi là điểm đến đầu tiên và cũng là điểm dừng chân cuối cùng của khách nước ngoài trước khi họ rời Hà Nội. Có thể nói đặc trưng của phố Tạ Hiện là những quán bia hơi vỉa hè với ghế nhựa và vẻ ngoài khá xập xệ luôn trong tình trạng kín chỗ. Dù phải ngồi uống bia ở ngoài trời trong bầu không khí nóng bức và ngột ngạt, thậm chí phải mặc áo mưa khi ngồi nhậu nhưng với nhiều du khách điều này thật thú vị.
Ảnh: ANTĐ.
Khách nước ngoài uống bia "cỏ" ở phố Tây. Ảnh: ANTĐ.
Anh Joseph (du khách người Anh) chia sẻ, đây là lần thứ 3 anh đến Hà Nội và những quán bia hơi vỉa hè phố Tạ Hiện có một sức hút kỳ lạ đối với anh. Chỉ cần vài trăm nghìn đồng trong túi, anh và vài người bạn có thể thoải mái tụ tập từ tối đến sáng, được thỏa thuê ngắm nhìn phố cổ Hà Nội về đêm.
"Tại đây tôi gặp và làm quen nhiều người bạn ở những quốc gia khác, trong bầu không khí thân thiện và vô cùng cởi mở. Chúng tôi có thể cùng nhau uống, cùng nhau 'buôn dưa lê', cùng nhau hát và cùng nhau say. Các món để nhậu cũng khá đơn giản và rẻ tiền. Từ lạc rang đến mực nướng hay cá khô, tất cả đều có sẵn trong quán hay các gánh hàng rong trên vỉa hè. Khác với nhiều nơi, những chủ quán ở đây luôn tươi cười và nhiệt tình. Dù họ không biết nói tiếng Anh hay chỉ một vài câu nhưng họ luôn hiểu được khách cần gì. Tình trạng 'chặt chém' khách nước ngoài hầu như không xảy ra", Joseph hồ hởi chia sẻ.
Tất cả các quán bia hơi vỉa hè trong phố cổ đều giống nhau ở một điểm là không gian chật chội, cơ sở vật chất sơ sài. Những quán bia này thu hút du khách không chỉ bởi bia ngon và rẻ mà còn ở những nếp nhà cổ mái ngói thâm nâu, không khí náo nhiệt của dòng người qua lại đông đúc và sự nhiệt tình, chiều chuộng khách của chủ quán. Một điểm nữa thu hút du khách tại những con phố Tây là những cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Tuy nhiên, việc những quán nhậu tồn tại thâu đêm suốt sáng ở vỉa hè không chỉ tạo ra cảnh tượng nhếch nhác nơi phố cổ mà còn ảnh hưởng đến tình trạng an ninh trật tự tại khu vực. Trong đó, vấn đề xảy ra khá thường xuyên là tình trạng du khách bị mất cắp, mất trộm giấy tờ tùy thân và tài sản.
"Dù đã có ý thức cảnh giác cao độ là luôn đeo ba lô trước ngực, ngay cả khi di chuyển và ngồi ăn uống nhưng một số bạn tôi vẫn bị lấy trộm đồ. Người thì mất máy ảnh, người mất tiền và nghiêm trọng nhất là mất hộ chiếu. Tôi có cô bạn bị móc mất hộ chiếu nhưng sau đó có người đến tận khách sạn cho chuộc lại", anh Joseph than phiền.
Ảnh: ANTĐ.
Du khách vui chơi trong một bar ở phố cổ. Ảnh: ANTĐ.
Có lẽ, nơi náo nhiệt nhất "phố Tây" là một số quán bar dành cho người nước ngoài nằm trên phố Hàng Trống, Hàng Hành, ngõ Bảo Khánh. Bên cạnh những vị khách Tây, đến quán bar này còn có khá nhiều cô gái Việt ăn mặc sành điệu, cặp đôi cùng các chàng trai ngoại quốc ngồi tâm tình trong ánh sáng mờ ảo và tiếng nhạc réo rắt.
Tự giới thiệu mình đang làm việc cho một văn phòng tư vấn du học tại Hà Nội, Mai Lan cởi mở: "Những ngày cuối tuần, em thường đến quán bar ở khu phố cổ như một cách để giải toả căng thẳng. Em thích không khí ở đây vì được gặp gỡ, giao lưu với những người bạn nước ngoài...". Song, những người như Mai Lan đến đây để xả stress không nhiều, phần lớn họ đến để tìm bạn người nước ngoài hay tìm một chút vui vẻ, thậm chí lẫn trong đó là những cô gái chuyên "đi khách" Tây.
Anh Frank Marthin (quốc tịch Pháp) khá thân thuộc các địa chỉ vui chơi giải trí ở Hà Nội hướng ánh mắt về cô gái ngồi phía góc phòng trong quán bar trong ngõ Bảo Khánh nháy mắt: "Tuần nào tôi cũng thấy cô ấy đến đây, ngồi đúng chỗ đó. Có lẽ cô ấy có công việc của mình...".
Thông thường, sau một ngày ngang dọc thăm thú các con phố ở thủ đô, những vị khách nước ngoài đến bar để dành thời gian nghỉ ngơi, vui vẻ. Đây cũng là khoảng thời gian mà những câu chào hỏi làm quen, những cử chỉ thân mật, khiến họ dễ dàng kết đôi với một cô gái. Sau chừng 30 phút ngồi quan sát, hai người nước ngoài "ngắm" được 2 cô gái ngồi trên quầy bar. Lập tức, họ tiến đến làm quen, nói chuyện, cười đùa và trao nhau những ánh mắt tình tứ. Khi quán trở nên đông khách, họ thì thầm với nhau điều gì đó rồi cùng lên taxi và biến mất trong đêm tối.
Với khách "Tây ba lô", do họ thường không ở lâu tại một điểm du lịch nên những cuộc vui cũng khá chóng vánh. Và với họ, việc tìm một nơi ấm cúng để ngủ là những gì họ cần. Nằm trên phố Ngõ Huyện, một số nhà nghỉ chỉ có giá khoảng 6 USD một đêm, dành cho khách trọ là những người trẻ tuổi, thậm chí chưa đủ 18 tuổi muốn đi du lịch bụi nhưng có ít tiền.
Họ thích tìm đến đây không chỉ vì rẻ mà bởi họ có thể gặp gỡ, giao lưu với những người bạn có cùng mầu da. Họ có thể uống bia, rượu, đi bar mà không gặp bất cứ trở ngại nào vì theo luật ở các nước, chưa đủ 18 tuổi không được phép uống bia, rượu, nhưng điều này không bị cấm trong luật Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó, mà con phố này lúc nào cũng ồn ào, huyên náo và không bao giờ ngủ.
* Khách phương Tây mê bia hơi phố cổ
* Bia 'cỏ' Hà thành hút khách nước ngoài
An ninh Thủ đô

Khách phương Tây mê bia hơi phố cổ

Joseph Buckley gọi cốc bia hơi thứ ba và nói rằng chỉ cần một chiếc ghế với dăm cốc bia, anh có thể ngồi ngắm phố cổ Hà Nội mãi không chán.
> Phố cổ Hà Nội trên báo Mỹ

Joseph mới từ Anh đến Hà Nội hai ngày và quán bia Hải Loan là một trong những địa điểm mà anh và cô bạn gái người Hà Lan, Margaux Schreurs, đặt chân đến đầu tiên.
“Không khó khăn gì để tìm được 'Ngã tư bia hơi' bởi nó rất nổi tiếng với bia lạnh. Những người bạn của tôi từng đến Hà Nội đều kể với tôi về ngã tư thú vị này và bảo tôi cùng Margaux tới thưởng thức”, Joseph nói. Anh ngồi trong chiếc ghế nhựa trên vỉa hè ở ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến trong cái nóng một chiều đầu tháng 7.
Không chỉ riêng Joseph, nhiều khách phương tây đến Hà Nội dù chỉ vài đêm cũng đều biết và ghé qua những quán này để uống bia lạnh, thưởng thức một thú vui đặc biệt của phố cổ.
Khách du lịch phương Tây rất thích tụ tập và uống bia hơi tại "ngã tư quốc tế".
Ông chủ của Hải Loan kể rằng quán bia được gia đình ông mở ra từ những năm 1990. Khi đó, một quán “cool beer” đối diện cũng đã mọc lên với bảng giá mềm rất hút khách. Người nước ngoài trở về từ những chuyến du lịch ở Việt Nam kể cho nhau nghe, khiến khách uống bia mỗi ngày một đông.
Dần dần, các quán bia tương tự mọc lên ngày càng nhiều, mang đến cho ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến một cái tên mới ngắn gọn và thú vị, “ngã tư bia hơi” hay “ngã tư quốc tế” - nơi tụ họp của du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Khách đến thưởng thức bia hơi chủ yếu là người Anh, Đức, Pháp, Australia. Mùa hè, các quán bia nhỏ ở đây chẳng lúc nào thừa ghế trống, ông cho biết. Tầm từ 6-7 giờ tối là thời gian cả nhà ông bà Hải Loan tất bật phục vụ. Ghế tựa, ghế con được kê ra hết vỉa hè, ra cả lòng đường. Mùa đông, tiết trời lạnh giá của Hà Nội cũng không ngăn cản những người nước ngoài yêu bia tụ họp ở đây, uống bia, chuyện trò hay hát hò.
Lý do đầu tiên mà các du khách phương Tây đưa ra để lý giải sự yêu mến với loại bia này rất đơn giản: giá rẻ. Từ thời mới mở, giá một cốc bia đã tăng từ 1.500 đồng lên 3.000 đồng rồi 5.000 đồng. Theo ông chủ quán bia Hải Loan, khó tìm được nơi nào ở Hà Nội phục vụ bia với giá rẻ như ở ngã tư này.
“Chỉ 5.000 đồng, đã có một cốc bia mát lạnh để giải nhiệt”, Margaux Schreurs nói.
Tuy nhiên, “rẻ” chỉ là yếu tố đầu tiên hút khách đến với bia Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến. Những người đến đây uống còn tìm được những điều đặc biệt khác.
Andrew McCracken, đến từ Australia, vừa uống vừa miêu tả bia hơi ở Lương Ngọc Quyến: “Nó có vị gần giống với bia Séc, rất nhẹ và ngọt, không giống các loại bia có vị khá nặng mà chúng tôi thường uống”. Hương vị khác biệt và nồng độ bia vừa phải làm Andrew thích.
Trong khi đó, Joseph cùng bạn gái đã uống xong cốc bia thứ ba và giải thích sự cuốn hút của bia hơi Tạ Hiện là vẻ đẹp mà họ cho là “rất đặc biệt” của con phố này.
“Tôi thích ngồi trên những vỉa hè sát đường và ngắm nhìn xe cộ qua lại, đan xen nhau như mắc cửi. Sự lộn xộn làm cho tôi có cảm giác rất đặc biệt khi vừa thưởng thức bia vừa nghe tiếng còi bấm inh ỏi, tiếng cười nói nhốn nháo và cả những tiếng rao bán hàng rong”, Joseph nói, “Chỉ cần một cái ghế nhỏ và vài cốc bia, tôi có thể ngồi ngắm con phố này không chán”.
Anh bạn người Anh nói rằng bình thường anh uống 2-3 cốc bia nhưng những khi vui và cảm giác thoải mái như thế này, anh có thể uống đến 10 cốc hoặc hơn.
Joseph và Marguax nâng cốc cùng một người bạn Việt Nam.
Lisa McQueen, cũng đến từ Anh, lại yêu mến “cool beer” Hà Nội theo một cách khác.
“Tôi thích ngồi trên chiếc ghế nhựa nhỏ và uống bia hơi cùng bạn bè. Ở Anh thì khác, chúng tôi uống bia trong những quán bar tự phục vụ, giữa tiếng nhạc ồn ào”, cô nói.
Cô cũng kể rằng mình đã đến Hà Nội được một tuần và thực sự thích cách phục vụ ở những quán bia hơi giá rẻ này. “Người Việt Nam ở đâu cũng rất thân thiện. Tại quán bia kiểu này, chúng tôi được phục vụ nhiệt tình và có thể biết thêm về Hà Nội, dù các nhân viên phục vụ không nói được nhiều tiếng Anh”.
Cảnh tượng tấp nập, lòng đường nhỏ hẹp và những mái nhà lô xô ở ngã tư quốc tế không khác gì các góc phố cổ khác, nhưng các quán bia lạnh với những du khách nước ngoài vui vẻ và nồng nhiệt đã mang đến đây một không khí tươi mới và độc đáo không lẫn vào đâu được.
Joseph đứng dậy trả tiền sau khi uống xong cốc bia thứ năm. Anh mỉm cười và nói: "Tôi và Margaux còn ở Hà Nội thêm khoảng một tuần nữa. Ngày mai chúng tôi sẽ lại đến đây, uống bia ngắm phố".
Anh Ngọc

Bia 'cỏ' Hà thành hút khách nước ngoài

Nem chua rán, một chút tương ớt và đĩa lạc luộc, nhắm cùng bia hơi và ngắm phố cổ Hà Nội là cách nhiều du khách nước ngoài ưa thích vào các buổi chiều sau giờ tan tầm.
> Người Việt Nam dành hơn 10% thu nhập cho giải trí

Người nước ngoài ngồi xếp hàng uống bia "cỏ" tại một trong những cửa hàng bia hơi ở phố cổ Hà Nội.
Tại đây, nhiều người thích cách ngồi vỉa hè đặc trưng của Việt Nam và ngắm đường phố.
Những vị khách châu Á uống bia kiểu nhâm nhi như uống cafe.
Với 4.000 đồng mộc cốc bia, món nhắm đơn giản có khi chỉ là nem chua rán hoặc lạc luộc.
Một người bán hàng tại đây cho biết, khách uống bia chủ yếu là người nước ngoài, khách Việt rất ít.
Do quán đông, các vị khách thường gọi bà chủ rót rồi đến tận nơi tự cầm cốc mang về bàn.
Anh Joseph, một người làm việc tại Hà Nội. Anh cho biết, bất cứ buổi chiều nào rảnh rỗi, sau giờ làm việc anh lại có mặt ở đây để thưởng thức. "Bia Việt Nam vừa rẻ vừa ngon", anh nói.
Cốc bia thay cho nước giải khát của hai vị khách nữ khi ngồi dưới mái hiên trò chuyện.
Một vị khách tranh thủ dừng chân ghé vào ngồi thưởng thức một mình.
Đặc điểm của bia "cỏ" phố cổ vốn làm nhiều người nước ngoài thích là êm dịu và nồng độ không quá đậm. "Hương vị lạ lạ, không giống vị các loại bia ở nước chúng tôi”, một vị khách đến từ Ireland nói.
Và các quán bia hơi này đông khách từ chiều cho đến tối.
Khánh Huyền
Phố cổ Hà Nội trong ống kính phóng viên Mỹ
Các đường dây điện treo lơ lửng trên các con phố. Rất nhiều công trình trông như được gắn nhằng nhịt với nhau bằng băng dính.
Giờ cao điểm tại khu phố cổ mang lại trải nghiệm đặc biệt. Bạn luôn phải cất bước bởi các con phố chen chúc xe máy, xe đạp, xe hơi và người đi bộ. Luật đi đường ở đây là "hãy chú ý và bất cứ ai chần chừ sẽ mất ngay lối đi".
Vỉa hè cũng hỗn độn như ở dưới lòng đường. Người dân chiếm chỗ trên vỉa hè bằng các ghế nhựa và những mặt hàng mà họ bày bán. Xe máy dựng mọi góc. Chó sủa inh ỏi. Mọi người mua bán mặc cả. Quạt mọc lên khắp nơi.
Một gia đình ngồi tán gẫu trong cái nóng mùa hè trước cửa hàng bán bia đá.
Ghế đá hồ Hoàn Kiếm là nơi người dân thường nghỉ ngơi để tránh sự ồn ào của đường phố. Điểm phía bắc của hồ giáp kề với khu phố cổ, trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Một trong những khu chợ ở phố cổ.
Một phụ nữ ngồi thư giãn trong chợ.
Những người bán hàng trong chợ chủ yếu là phụ nữ.
Một phụ nữ quạt chả trên vỉa hè trong nhiệt độ 32 độ C. Hà Nội có văn hóa ẩm thực đường phố rất phong phú, đủ để viết thành sách.
Cua ốc được bày bán trên phố.
Người dân ăn quà vặt trên đường.
Đủ loại con vật lang thang trên phố cổ. Con gà này trông quá tệ để có thể nấu một bát súp.
Con mèo nhà giương mắt nhìn coi chừng.
Một con hươu nhồi cũ kỹ nhe răng cười từ một cửa sổ quầy hàng. Những hình ảnh tương tự có thể được nhìn thấy vào những lúc ít ngờ nhất.
Mỗi con phố ở khu phố cổ thường bán riêng một mặt hàng. Đây là phố đồ chơi. Những phố khác có thể bán giày dép, quần áo, bia đá, đồ lưu niệm và sửa chữa xe máy.
Những du khách này chọn một cách thoải mái hơn để đi dạo quanh phố cổ. Nhưng cũng nên cẩn thận bởi đi bằng cách này thường bị hét giá cao.
(Ảnh: CNNGo)



1
2
3
Đôi chút cảm nhận cá nhân
Thử vẽ lên viễn cảnh Hà Nội quy củ, không lộn xộn, không bẩn thỉu như bây giờ nhé. Những hàng Phở nổi tiếng của hà nội sẽ đóng cửa thay đó là những phở vuông, phở 24. Chúng ta sẽ không có những món đặc trưng của HN như bún chả, bún nem. Gloria cafe, 2land cafe thay thế cho cafe lâm, cafe giảng.... cafe vỉa hè. Phố "cổ" mọc lên những toà nhà chọc trời, che kín cả Hồ Gươm, Hồ Tây..... Chúng ta phải đi siêu thị ăn những loại thịt đông lạnh thay vì ra chợ hàng bè mua cá tươi, thịt tươi.
Cũng đồng tình là Hà Nội bụi, bẩn nhưng từ trước đến nay Hà Nội vẫn thế. Người Hà Nội chưa bao giờ nghĩ mình vĩ đại, chỉ có những người ganh ghét thêu dệt lên những tính xấu mà hà nội không đáng phải nhận. Nếu 1 ngày tỉnh giấc bạn thấy Hà Nội như singapore liệu bạn có còn nhớ nó da diết thế không???????
Trên đời này chả có gì là hoàn hảo cả, thay vì chỉ trích hay tát nước theo mưa thì theo mình tự bản thân mỗi người đang sống và làm việc ở Hà Nội ý thức bản thân mình để xây dựng thành phố ta ngày càng đẹp hơn. Còn những con người chỉ nghe qua báo đài, hay nhìn qua ảnh thì đúng là con ếch nằm trong đáy giếng cứ nghĩ bầu trời chỉ to bằng cái miệng giếng. Hãy đến và cảm nhận Hà Nội của tôi, sao nó bụi, bẩn, xấu xí mà sao nó lại đi vào thi ca và là tình yêu của bao nhiêu con người như thế
Mỗi người một cảm nhận
Mỗi người có cảm nhận của riêng mình về phố cổ Hà nội... Tôi thấy đó chính là phổ của người Hà nội , người việt nam ta , tại sao lại không tự hào , lại không yêu mến ..thật thương thay cho những kẻ sinh ra trên đất hà nội , trên mảnh đất hình chữ S thân yêu mà thở ra cái giọng ( tôi thấy sợ khi trở về Hà nội , về Việt nam ). Nói nhủ vậy không có nghĩa là tôi vui với cái nghèo cái khó , nhưng đất nước ta vậy , dân tộc ta vậy ta phải biết đồng cam cộng khổ phấn đấu xây dựng để cho đẩt nước , Hà nội ...giàu đẹp hơn
Hà nội như thế này, mà tự hào ư?
Tôi là người Hà nội nhưng nhìn những bức ảnh này phải nói đây là khu phố cũ và nát chứ chẳng thấy chút gì phố cổ như các bạn nói. Những dãy phố cũ này 30 năm về trước đâu có dây điện lằng nhằng, nhà cửa nhấp nhô lộn xộn chẳng theo 1 kiểu kiến trúc nào cả. Người dân thì buôn bán lặt vặt bầy bừa ra hè phố. Nếu bạn nào chịu khó tìm hiểu đi vào trong những ngõ ngách sâu hun hút ở phố hàng buồm, hàng chiếu mới thấy rõ sự bệ rạc xuống cấp và cuộc sống thật sự khốn khổ của "người Hà nội trên phố cổ" Tôi cũng đồng ý là Hà nội phố cổ phố cũ có "khác lạ" như thế này thì mới lôi cuốn được du khách nước ngoài chứ đẹp đẽ hào hoa như các khu đô thị mới với những toà nhà cao, siêu thị, biệt thự thì có lẽ Hà nội còn xa mới thật sự đẹp như Singapore, Châu âu..
Gửi Mèo hoang
Hà Nội những ngày Tết luôn vắng bóng người. Đó là lúc cảm nhận được rõ rệt nhất hương mùa xuân dịu dàng và mơ màng trong làn mưa lất phất. Mùa xuân, đi Phủ Tây Hồ, chìm trong sương trên sóng nước và khói hương trầm lẩn khuất.
Hà Nội mùa hạ nắng nóng như thiêu đốt, nhưng có những cơn mưa rào bất chợt, ào ào mưa đến rồi ào ào mưa đi. Mưa gột sạch mọi bụi bẩn và cái nóng nức của một thành phố đông dân. Khi chiều dần tắt nắng lại được ngắm hoàng hôn trải rộng cuối chân trời. Mùa hạ cũng là mùa xà cừ thay lá để đến mùa đông khô lạnh, những chiếc lá xanh mướt vẫn rì rào reo vui. Đi dọc Hoàng Diệu, Trần Phú, hay chỉ là ở đường Láng thôi cũng giật mình khi một chiếc lá rơi đậu ngang vai. Có đôi lúc mình đi nhanh quá, hay mình vô tâm quá không để ý ngày xà cừ thay lá.
Hà Nội mùa thu, tôi luôn kiếm tìm những buổi trưa vắng người, đi lang thang trên đường tận hưởng cái nắng hanh vàng sánh như mật, những tia nắng lấp ló soi sau vòm lá. Mỗi đêm an lành là đêm có hương hoa sữa len lỏi vào giấc ngủ như ngày xưa còn bé.
Hà Nội mùa đông. Mưa nhiều, ướt và lạnh ngắt. Luôn ngóng chờ tiếng rao đêm. Những tiếng rao đêm mêt mỏi và dai dẳng. Khép lại một năm dài và vất vả.
Nhưng Mèo hoang ạ, dường như Mèo hoang là một người quen của Tháng 9, Hà Nội có nhiều góc khuất, người nhập cư quá nhiều, bản thân tôi cũng không phải là người Hà Nội, nhưng mỗi khi nhìn người ta làm xấu đi hình ảnh của Thủ đô lại thấy chạnh lòng. Nhưng thôi, hãy cứ chia sẻ với nhau tình yêu Hà Nội đã nhé.
Phố cổ Hà Nội
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trước đây tôi cũng yêu Hà Nội lắm, mỗi lần vào Sài gòn, càng thấy nhớ Hà Nội, một Hà Nội yên bình, Hà Nội rét run nơi ngồi ngắm đường phố với chén trà nóng, những lúc đi dạo với phố phường bình yên.
Giờ bạn thử ngẫm xem HN còn gì nhỉ, phố phường bụi bặm mịt mù,công trường đào bới khắp mọi nơi,đường gần nhà tôi xấu hơn đường lên Tây Bắc, ra đường xe pháo đan xen,tranh cướp nhau để đi, chạm vào nhau là thấy chửi nhau, đánh nhau.
Giờ đây đi xa Hà Nội, tôi sợ ngày trở về... hic,hic. Hà Nội ơi, bao giờ cho đến ngày xưa.
Tại sao lại từ chối những cái rất thật
Tôi đã sinh ra và lớn lên ở HN 20 năm, nhưng bây giờ đang sống ở nước ngoài, đọc bài viết va những bức ảnh cho tôi một cảm xúc ngập tràn. Đó là những cai thật nhất về HN, làm HN của chúng ta khác với các thủ đô trên thế giới, đó là những nét riêng rất đời thường,
Tạp sao một số người lại cảm thấy tức giận và tự ái ? đó là sự thực mà, mọi người đừng nên đổ lỗi cho người khác hay các cấp chính quyền, mà hãy tự mình ý thức, ý thức từ mỗi người cùng cố gắng giúp Hn của chúng ta văn minh sạch đẹp hơn.
Khi tôi làm việc với người nước ngoài, bất cứ người nào nói họ từng đến VN tôi cũng đều hỏi họ đã đến HN chưa nhận xét về HN, họ đều nói Hn rất đẹp, họ thích tất cả những gì HN có, con người, đồ ăn...và cả những gì đời thường nhất mà chúng ta diễn ra hàng ngày. Ý thức là của mỗi người, mỗi người chúng ta hay cùng cố gắng giữ gin HN sạch đẹp hơn.
Đồng cảm
Bạn Hoàng Long! Tôi rất cảm động trước suy nghĩ của bạn! Tôi yêu Việt Nam, Hà Nội yêu cái khó khăn đời thường.
Vấn đề của "người Hà Nội"
Lối sống văn minh của con người không phải là thứ sinh ra đã có, Hà Nội có nền văn minh lâu đời, nhưng tôi cứ thấy buồn cười khi nhiều người HN lấy điều đó ra để làm chuẩn, rằng những hạn chế, những thực tế không mấy tốt đẹp...là do những người "không phải là người Hà Nội" tạo nên. Hôm trước có nghe UBND Thủ Đô HN dự định thực hiện một dự án đào tạo lối sống văn minh cho học sinh các trường trung học, lại cười, cái nền văn minh sẵn có đâu rồi? Xã hội phát triển, thay đổi là điều tất yếu. Tôi cũng là người ngoại tỉnh, cũng đến những thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội cho mình, dù không ở HN nhưng tự nhiên cảm thấy giống như mình bị xúc phạm khi có người quy chụp rằng những người nhập cư làm xấu xí đi hình ảnh về một nền văn minh ngàn năm của Thủ Đô. Tôi rất muốn đi du lịch HN, nhưng giờ ý muốn đó đã vơi bớt phần nào, không phải vì "những người ngoại tỉnh" mà là vì phát ngôn của những người nhận mình là "người HN thực sự". Hãy nhìn vào thực tế. Tỉnh giấc đi, "những người HN vĩ đại".
Chỉ là một mặt của Hà Nội
Tôi là người miền Nam và đã có dịp ra thăm Hà Nội. Bài của anh phóng viên này cũng đúng nhưng chưa lột tả hết vẻ đẹp đa chiều của phố cổ.
Hà Nội, sự hổn tạp của một thứ phố xá thiếu quản lý
Tôi ở trong miền nam. Ra Hà Nội nhiều lần. Phố xá hổn tạp, nhếch nhác, không xứng tầm thủ đô ngàn năm văn vật. Buôn bán tùm lum, chả coi trật tự đô thị ra gì. Nhìn một thành phố thủ đô mà ngao ngán cho khách du lịch. Ai khen thi khen cái gì không biết chứ tôi thấy quản lý trật tự đô thị như vậy thì ngàn năm không theo kịp Bangkok chứ đừng nói kịp Singapore.
Chân thực
Tác giả phản ánh rất chân thực về hn ngày nay. Hn nay tuy khác xưa rất nhiều, có thể ồn ào, bụi bặm, bẩn thỉu nhưng nó cũng tạo cho một nét riêng của HN .Ở đâu cũng có góc khuất mà thôi, Bangkok cũng khối khu ổ chuột có khi còn xấu xí hơn hn
Cũng đúng thôi
Chiếc áo đặc trưng của Huế là áo dài, cho nên Huế có dòng sông Hương yên ả thanh bình, TP Huế cũng rất lặng lẽ. Còn ko p Hà Nội có "áo tứ thân" hay sao, cho nên TP Hà Nội như là một sự lắp ghép hỗn loạn của nhiều miếng khác nhau. Người Hà Nội nên xem lại cách sống của mình, mới bị báo chí nói tơi bời về Lễ Hội Hoa bây giờ đến bộ mặt thành phố.
Quá tệ
Tối sinh ra và lớn lên trong lòng phố cổ, ở một căn nhà mặt phố cũng klhông đến nỗi nào. Cùng với thời gian, chứng kiến biết bao đổi thay ở khu 36 phố phường, cả về phố xá, cảnh vật lẫn con người.
Tôi thấy rằng về con người hiện nay còn rất ít những người được coi là dân Hà Nội gốc, gốc về nhân cách, ứng xử và ngay cả tác phong... Còn phố xá nhà cửa của những ngày xưa cũ thì vô cùng tệ, bẩn thỉu, xuống cấp đến mức ngoài tầm tưởng tượng của rất nhiều người. Bên cạnh đó lại có những ngôi nhà mới, có thể rất đẹp nếu chỉ nhìn riêng khối kiến trúc đơn lẻ nhưng đặt vào một Hà Nội của tôi (tôi tự cho rằng có một Hà Nội của riêng tôi) thì chẳng ra sao.
Hỡi ôi, Hà Nội của tôi nay còn đâu!
Hà Nội Đẹp Như Thế Nào
Tôi là một người sống và làm việc tại Hà Nội nhiều năm, tôi thục sụ cảm nhận Hà Nội của chúng ta còn phải chỉnh đốn rất nhiều và nếu so sánh '' như một cái áo vá làm rất nhiều mảnh, mối mảnh là một mầu ''.
OK
Tôi rất thích xem các bài viết về cái nhìn khách quan của khách nước ngoài đối với VN cũng như Hà Nội. Những hình ảnh trong bài này không có dụng ý xấu, chỉ là cái nhìn thực, có những nét đặc trưng.OK. Đương nhiên, ta còn nghèo thì có nhiều chỗ còn bẩn, không sang trọng. Càng ngày Hà Nội sẽ càng đẹp, chắc chắn vậy, và sẽ vẫn giữ bản sắc riêng. Vấn đề là bây giờ hơi khó nhận ra người Hà Nội gốc trong số những người sống ở Hà Nội.
Buồn quá Hà nội ơi
HN đang chỉnh trang, điều khó chỉnh nhất lại là áp lực giao thông, dân cư dồn nén, trật tự theo kiểu " mạnh ai nấy làm". Người ta vội vã đào bới hè đường, tô vẽ lùm sùm chẳng ăn nhập với cái "phố cổ", miễn cứ là sao tiêu tiền cho dự án để có nhiều "mầu".
Ừ, Hà Nội!
Tôi sống ở Hà Nội không lâu. Nhưng những gì nơi đây để lại trong tôi là kỷ niệm. Từ nét đẹp thơ mộng lãng mạn của hoa phượng mùa hè, cành đào ngày Tết, của màu vàng vườn cải, cả những cây bàng, cây sấu... cho đến "sự lộn xộn" với chằng chịt dây điện, cửa hàng hè phố và âm thanh ồn ào chốn phố thị... Ừ, Hà Nội là vậy đó! Lắm lúc nhìn cũng buồn lắm, nhưng khi xa thi lại nhớ vô cùng. Dù có xấu xí, lộn xộn và đôi khi lặng lẽ thì đó là phong cách Hà Nội, ấn tưọng Hà Nội in trong tôi. Cần một sự thay đổi cho nhiều mặt của thủ đô, nhưng cũng hãy giữ lại một điều gì đó làm nên Hà Nội...
Hà Nội đã thay đổi
Tháng 10 năm 1991 lần đầu tiên tôi ra thăm Hà Nội, ông ngoại sống ở đấy. Hà Nội lúc bấy giờ còn nghèo lắm đa số đi xe đạp, ít xe máy, không có kẹt xe, ít nhà hàng quán ăn. Hà Nội lúc đấy dễ thương duyên dáng với đôi mắt trong ngần (vì ít ô nhiễm chăng?) như cô gái quê mặc váy tứ thân.
Tháng 12/2008 trở về Hà Nội sau nhiều năm xa quê hương, HN ngày nay xe máy, ôtô, kẹt xe, bụi khói, giàu có hơn, hiện đại hơn làm tôi liên tưởng đến hình ảnh cô gái quê HN ngày nào giờ đây khoác váy ngắn, tóc nhuộm nhiều màu tay cầm cell phone, bước đi vội vã hơn không còn nhẹ nhàng thanh thoát như thuở nào...làm tôi nhớ nhiều đến "cô gái HN" năm xưa.
Ô hay
Rõ ràng là gà chọi, mà lại đòi nấu súp. Vớ vẩn :))
Quá ấn tượng, quá khác biệt đối với người nước ngoài.
Đó là sự khác biệt của Hà nội nghìn năm văn hiến. Người nước ngoài họ thích khám phá sự khác biệt đó để tăng thêm sự hiểu biết của họ về xã hội bên ngoài. Chỉ tiếc rằng, sự khác biệt đó quá đau đớn. Ước gì không có sự khác biệt nào cả, và hi vọng ta đừng tạo nên nhiều điểm nhấn hơn, nhiều điểm khác biệt hơn như thế này nữa.









No comments:

Post a Comment

quangnm