Sunday, January 18, 2015

Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 tại Sài Gòn

Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 tại Sài Gòn

Dài 580 m, đường hoa TP HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.
 
Đường hoa Nguyễn Huệ từ lâu đã trở thành thương hiệu Tết của TP HCM và là điểm du xuân được đông đảo người dân, kiều bào và du khách chờ đón. Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015.
 
 
Dài 580 m, đường hoa năm nay gồm ba phân đoạn chính là: Hào khí Việt Nam, Bản sắc Việt Vinh quang Việt Nam. Mở đầu là hình ảnh gia đình dê - lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình. Từng chi tiết từ đôi sừng cong, đôi tai nhỏ, chòm râu, chiếc đuôi ngắn được chăm chút tỉ mỉ nhằm tạo nên nét đặc trưng của chú dê núi, oai phong nhưng cũng rất hiền hòa. Hình ảnh gia đình dê trong tư thế ngẩng cao đầu trên ngọn đồi đầy hoa và đá nhằm hướng về một năm mới, tương lai tốt đẹp.
 
 
Hào khí Việt Nam thể hiện tinh hoa của người Việt thông qua những vật phẩm mang hơi thở thủ công mỹ nghệ, hình ảnh búp bê Bắc Trung Nam, mái che hoa từ sáo tăm, kén hoa khổng lồ với chất liệu mộc; xen kẽ là những chú dê xinh xắn từ nhiều chất liệu như rơm, cừ tràm, vỏ gỗ kết hợp với vô số chủng loại hoa đa màu sắc.
 
 
Bản sắc Việt mở đầu bằng hình ảnh hoa mai đại đóa khổng lồ hứa hẹn mang đến cho du khách một mùa xuân đậm sắc mai vàng. Xuyên suốt trong Bản sắc Việt là những suối hoa, trụ hoa, kén hoa, sông hoa được bố trí cao độ khác nhau nhằm mang nét uyển chuyển vừa tạo cao độ hợp lý cho mọi người có thể tham quan và ghi nhận hình ảnh. Đường hoa năm nay tuy khai mạc sau lễ Tình nhân (14/2) nhưng hương vị của ngày tình yêu vẫn còn được lưu giữ qua hình ảnh những chiếc ghế tim hoa đơn có, đôi có như một lời chúc hạnh phúc cho những người đang tìm kiếm tình yêu và những người đã được tình yêu gõ cửa.
 
 
Xuyên suốt trong Vinh quang Việt Nam là hình ảnh của cuộc sống đô thị với thùng thư, khung cửa hoa, đặc biệt là metro hoa – phương tiện vận chuyển hiện đại đang được xây dựng tại TP HCM.
 
 
Không thể thiếu trong đường hoa là hình ảnh làng quê Việt Nam yên bình với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh hiền hòa với tấm phản tre và đôi liễn đỏ…
 
 
Những hình ảnh thân thuộc tuy hiện diện trên khắp miền quê của đất nước hình chữ S nhưng đối với những người sinh ra và lớn lên ở thành thị hay với những người hối hả với cuộc mưu sinh nơi đô thành thì lại rất hiếm khi có dịp nhìn thấy. 
 
 
Theo Ban tổ chức, lần đầu tiên, mã hiệu hoa sẽ được sử dụng trên đường hoa để trang trí và thể hiện tính công nghệ của thời đại. Đường hoa sẽ sắp đặt một chỗ có hình tượng (icon) của một số loại hoa; du khách có điện thoại, iPad... kết nối Internet khi chụp ảnh những icon này thì máy sẽ quét mã hiệu hoa để được kết nối với trang web của đường hoa tại địa chỉ www.duonghoanguyenhue.com để xem thêm thông tin, hình ảnh của sự kiện.
Đường hoa tết TP HCM sẽ mở cửa từ 16/2 đến 22/2, tức ngày 28 tháng Chạp đến Mùng 4 Tết.

Đường hoa Nguyễn Huệ, văn hóa Tết của Sài Gòn

Lần đầu xuất hiện vào Tết Giáp Thân 2004, sau 9 năm, đường Hoa Nguyễn Huệ đã trở thành nét văn hóa của Tết Sài Gòn và là hoạt động không thể thiếu đối với người dân TP HCM mỗi dịp Tết đến xuân về.
> Người 'thổi hồn' cho đường hoa Nguyễn Huệ
Đường Nguyễn Huệ (quận 1) trước đây là kênh đào Charner nối liền với sông Sài Gòn, 2 bờ kênh là hai con đường rộng. Năm 1887, "kênh đào Charner" biến mất khi người Pháp sáp nhập hai con đường lại thành đại lộ Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ) với hàng loạt cao ốc, khách sạn, dịch vụ hiện đại và sang trọng.
* Ảnh: Đường hoa Nguyễn Huệ qua các năm
Đại lộ Charner một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở UBND thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay là bến Bạch Đằng). Khoảng những năm 1945 - 1950, đường Charner mọc lên những kios bán hoa lẻ, nhưng mãi đến năm 1960 trở đi con đường này mới xuất hiện chợ hoa mỗi độ Xuân về và dần trở thành cái tên quen thuộc với nhân dân Sài Gòn cũng như khắp mọi miền đất nước.
Mỗi dịp Tết, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến và trên bờ. Dù chỉ họp một lần trong năm nhưng chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng thời đó. Giữa thập niên 90, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố.
heo-592381-1371932151_500x0.jpg
Những chú heo đất là biểu tượng của đường hoa Nguyễn Huệ Tết Định Hợi 2007. Ảnh: Ban tổ chức.
Từ 23 tháng Chạp, nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó đặt vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người dân đến đây không chỉ để mua hoa mà còn ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Đó là những tiếng cười nói, tiếng rao, tiếng mặc cả, còi xe, dòng người nô nức giữa những dãy nhà cao tầng ở hai bên.
Tuy nhiên, để lập lại trật tự an toàn giao thông, thành phố quyết định không tổ chức chợ hoa trên đại lộ Nguyễn Huệ và quy hoạch chợ hoa ở công viên 23/9. Mặc dù người trồng hoa có chỗ buôn bán và người dân vẫn có chỗ để thưởng lãm, song nơi ấy vẫn "có gì đó thiếu tính truyền thống so với chợ hoa Nguyễn Huệ" đã hình thành trên nửa thế kỷ qua.
Nhiều người đã ấp ủ dự định khôi phục chợ hoa trở thành một lễ hội thực sự đặc trưng cho ngày Tết phương Nam. Năm 2002, một doanh nghiệp lữ hành tổ chức đoàn gồm đầy đủ các ban ngành đi tham quan Singapore để tìm hiểu cách làm lễ hội đường phố rồi quyết định biến đường hoa Nguyễn Huệ thành lễ hội hoa. Ý tưởng này sau đó cũng vấp phải sự tranh luận khá gay gắt. Có người phản đối với lý do "xài tiền tỷ để chơi vài ba ngày tết là quá tốn kém", người thì không tin có thể giữ được an toàn cho hoa suốt những ngày tết...
ao-154300-1371932157_500x0.jpg
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Dậu 2005. Ảnh: Ban tổ chức.
Tuy nhiên, qua vài năm thử nghiệm thành công, UBND thành phố đã cho phép tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ vào dịp Tết để người dân tham quan, vui chơi và giao cho doanh nghiệp lữ hành này làm đơn vị tổ chức. Từ Tết Giáp Thân 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường hoa được bày biện, sắp đặt công phu và chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân.
Cũng từ năm này, cứ dịp Tết đường hoa Nguyễn Huệ lại được mở ra đón khách với từng chủ đề, ý tưởng khác nhau. Giữa lòng thành phố lại có ao sen với vó câu, dòng kênh với cầu khỉ chênh vênh, đường làng quê với xe thổ mộ và quán cóc bên đường, những gánh hàng hoa hay thuyền hoa, rồi cả những cần xé trái cây của một vùng đất Nam Bộ trù phú, màu mỡ cùng những đồng lúa, nương bắp thân quen... đem lại cho du khách cảm giác thích thú mà ấm áp, mới lạ mà gần gũi.
Ngoài hàng trăm nghìn chậu hoa và nhiều cảnh vật, luôn có biểu tượng làm "linh hồn", điểm nhấn của cả đường hoa Nguyễn Huệ. Đó là con giáp của năm. Các con vật như chó, gà, cọp, rồng... được các nghệ nhân thiết kế đẹp mắt luôn là điều làm nhiều người "tò mò" muốn xem đầu tiên tại đường hoa.
xuan09-433057-1371932159_500x0.jpg
Những quả dưa hấu "khổng lồ" trên đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009. Ảnh: Ban tổ chức.
Ngoài ra, đường hoa Nguyễn Huệ còn là nơi chuyển tải tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân; thể hiện sự vững tin vào tương lai tươi sáng của thành phố, dân tộc. Không chỉ là sự kiện vui chơi giải trí, lễ hội Tết mà còn là dịp mang lại niềm vui cho những gia đình khó khăn, trẻ em tại các mái ấm nhà mở thông qua việc tặng quà, bánh tét...
Sau 9 năm xuất hiện, đường hoa Nguyễn Huệ nay trở thành hoạt động quen thuộc, nét văn hóa với người dân Sài Gòn và cả du khách quốc tế mỗi dịp Tết.
Năm nay sẽ có nhiều hoạt động để kỷ niệm đường hoa Nguyễn Huệ tròn 10 tuổi. Trong đó, sẽ dành ra một khu vực để trưng bày mô hình thu nhỏ con giáp của các năm qua. Chất liệu làm con giáp giống như chất liệu đã được dùng để tạo hình qua từng năm như gà tre, chó đá, heo đất, chuột lục bình, trâu gốm, cọp sơn màu, mèo thạch cao, rồng mây; riêng năm đầu tiên là khỉ được tạo hình mới bằng chất liệu xơ dừa và rắn vỏ cừ tràm để tạo thành trọn bộ 10 con giáp qua 10 năm đường hoa Nguyễn Huệ.
Cũng như mọi năm, Đường hoa Nguyễn Huệ sẽ mở cửa cho người dân đến thưởng thức, vui chơi từ 27 tháng Chạp đến 22h đêm mùng 4 Tết Quý Tỵ.
Theo Ban tổ chức, điểm nhấn của đường hoa Nguyễn Huệ Tết Quý Tỵ 2013 là khu vực Xuân biển đảo ở cuối đường hoa (từ Mạc Thị Bưởi đến Tôn Đức Thắng). Bắt đầu là chiếc thuyền đi biển cách điệu với một biển hoa tươi thể hiện mùa đi biển bội thu của bà con, xa xa là hàng dừa xanh, bãi cát trắng, thuyền thúng... Những cây cờ hội trang trí xung quanh nơi đây thể hiện sức mạnh của dân tộc từ ngàn xưa. Cuối đường hoa sẽ là hoa hướng dương trên nền nước xanh với hai cánh buồm hoa ở hai bên đường tượng trưng cho vầng thái dương mang đến bình minh, tương lai tươi sáng cho đất nước.

Đường hoa TP HCM được phủ sóng wifi

Dịch vụ wifi băng thông quốc tế miễn phí sẽ được triển khai tại đường hoa, đường sách Hàm Nghi, chợ hoa xuân công viên 23/9... phục vụ người dân trong dịp Tết Ất Mùi.
Nhằm phục vụ người dân, du khách lướt web cũng như chia sẻ những hình ảnh đẹp của thành phố nhân dịp xuân Ất Mùi 2015 và kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) sẽ triển khai lắp đặt dịch vụ wifi công cộng miễn phí tại đường hoa, đường sách Hàm Nghi, chợ hoa xuân ở công viên 23/9, hội hoa xuân ở Công viên Tao Đàn (quận 1), đường hoa Phú Mỹ Hưng (quận 7)...
hoa-1-8394-1421385809.jpg
Đường hoa Tết Ất Mùi dài 510 m với ba phân đoạn chính gồm Hào khí Việt Nam, Bản sắc Việt và Vinh quang Việt Nam. Ảnh: Ban tổ chức.
Đại diện đơn vị cung cấp wifi miễn phí cho biết sẽ lắp đặt nhiều trạm phát tín hiệu không dây với công suất lớn ở các khu vực lễ hội, cho phép truy cập không giới hạn băng thông, không giới hạn lượng truy cập nên không lo quá tải.
"Việc truy cập mạng không dây miễn phí này sẽ bắt đầu từ ngày 8/2 (20 tháng Chạp) cho đến khi kết thúc hoạt động lễ hội đường hoa, đường sách, chợ hoa", vị này cho biết.
Trước đó, do đường Nguyễn Huệ đang được nâng cấp cải tạo thành phố đi bộ và thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên nên UBND TP HCM đã quyết định chọn tuyến đường Hàm Nghi, quận 1, để tổ chức đường hoa và đường sách Tết Ất Mùi.
hoa-2-5332-1421385809.jpg
Dịch vụ wifi miễn phí sẽ giúp người dân và khách du lịch dễ dàng chia sẻ những hình ảnh đẹp của thành phố nhân dịp xuân Ất Mùi 2015 đến với người thân. Ảnh: Ban tổ chức.
Theo phương án đã được chọn, đường hoa được thực hiện từ đầu đường tiếp giáp với công viên Quách Thị Trang (vòng xoay trước chợ Bến Thành) đến ngã tư Hồ Tùng Mậu - Hàm Nghi. Còn đường sách được thực hiện từ ngã tư Hồ Tùng Mậu - Hàm Nghi đến đường Tôn Đức Thắng.
Đường hoa và đường sách Tết Ất Mùi sẽ có chung chủ đề nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức lần đầu tiên vào Tết Giáp Thân 2004. Đến nay, sự kiện này bước sang tuổi thứ 11 (từ Tết Tân Mão 2011 có thêm đường sách), đã trở thành nét văn hóa của Tết Sài Gòn và là hoạt động không thể thiếu đối với người dân TP HCM mỗi dịp xuân về. Mỗi năm, đường hoa này mang một chủ đề khác nhau, thu hút hàng triệu người dân và du khách tham quan, chụp ảnh trong những ngày Tết.
Hữu Nguyên

Người 'thổi hồn' cho đường hoa Nguyễn Huệ

Trên công trường bộn bề mút, cưa, giấy..., họa sĩ Nguyễn Minh Phương mặt dính đầy bụi xốp tất bật hướng dẫn cộng sự hoàn tất con rồng khổng lồ là biểu tượng của đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Thìn.
> Biểu tượng đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Thìn
Sau 8 năm từ lần xuất hiện đầu tiên vào Tết Giáp Thân 2004, đường hoa Nguyễn Huệ giờ đây đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người dân TP HCM và cả du khách quốc tế mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Trên đường hoa Nguyễn Huệ mỗi dịp Tết, ngoài hàng trăm nghìn chậu hoa và nhiều cảnh vật luôn có biểu tượng làm "linh hồn", chủ đề của cả đường hoa. Đó là con giáp của năm. Tết Nhâm Thìn, biểu tượng là con rồng khổng lồ dài 26 m, cao 5,5 m do họa sĩ Nguyễn Minh Phương thực hiện.
d
Con rồng khổng lồ, biểu tượng của đường hoa Nguyễn Huệ năm nay lúc còn ở "công trường" của họa sĩ Minh Phương. Ảnh: H.C.
"Công trường" của họa sĩ Minh Phương, nơi thiết kế các mô hình con giáp là ngôi nhà nhỏ lọt thỏm giữa rừng cây trên đường Lê Văn Lương, quận 7, TP HCM. Bên ngoài là hàng rào với nhiều gốm xứ cao ngất.
Đây là năm thứ sáu họa sĩ Minh Phương đảm nhận vai trò thiết kế biểu tượng cho đường hoa Nguyễn Huệ. Tết Đinh Hợi 2007, qua sự giới thiệu của ông Cao Lập (khi ấy là Giám đốc Khu du lịch Bình Quới, TP HCM - một trong những người lập nên đường hoa Nguyễn Huệ), ông Phương bắt đầu tham gia công việc này.
"Công việc còn khá mới mẻ với tôi vì sau năm đó anh Lập không tham gia thiết kế đường hoa nữa. Từ đó trở đi tôi là người chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế con giáp biểu tượng của đường hoa", hoạ sĩ kể.
Năm đầu tiên tham gia phải làm biểu tượng heo đất khổng lồ dài 3 m và đàn heo hơn 60 con. Mô hình được duyệt, chưa kịp vui thì lại phải lo tìm cộng sự, trong khi thời gian để hoàn thiện chỉ vỏn vẹn 20 ngày. Họa sĩ tất bật điện thoại kêu gọi tất cả đồng nghiệp, sinh viên quen biết và họ phải thức trắng đêm làm cho kịp tiến độ.
uy
Họa sĩ Minh Phương đang miệt mài tạo dáng cho rồng... Ảnh: H.C.
"Ngồi săm soi đàn heo mô hình, 'phóng to' nó ra thì dễ nhưng cái khó là tìm chất liệu gì để vừa có được ý nghĩa văn hóa, vừa chịu được nắng mưa? Làm sao để dễ vận chuyển? Cuối cùng tôi quyết định làm heo đất và heo gốm, chất liệu là thạch cao giả gốm", họa sĩ Phương nhớ lại.
Sau năm đầu với đàn heo đất, đến Tết Mậu Tý 2008, họa sĩ Phương cùng cộng sự mất một tháng để chuẩn bị mô hình gia đình chuột đan bằng lục bình. Còn năm Kỷ Sửu 2009, ròng rã trong ba tháng, nhóm năm họa sĩ do ông làm trưởng nhóm thiết kế và thi công quả dưa hấu kỷ lục với chiều cao 5 m, đường kính 4,8 m, nặng khoảng một tấn. Bên cạnh quả dưa to còn có bốn quả khác, mỗi quả cao 2 m, đường kính 1,8 m. Ngoài ra, mô hình tám con trâu cao 1,2 m dài 2,5 m cũng được hoàn tất và trưng bày tại đường hoa…
Năm Canh Dần 2010 ông cùng cộng sự loay hoay làm biểu tượng cọp. Rồi đến năm Tân Mão 2011, ngoài đôi mèo hạnh phúc lớn, nhóm của ông còn phải làm thêm mấy chục con mèo nhỏ để trang trí dọc đường hoa.
Và năm nay, họa sĩ Minh Phương có nhiệm vụ thiết kế con rồng khổng lồ bằng xốp. Trên công trường bộn bề mút, giấy, màu, thang... họa sĩ Phương mặt dính đầy bụi xốp chạy tới chạy lui hướng dẫn cộng sự tô, vẽ, gắn vảy cho con rồng khổng lồ là "linh hồn" của đường hoa Nguyễn Huệ.
"Rồng là con vật không có thật vì vậy phải dựa vào hình mẫu để thực hiện. Phải tổng hợp nhiều nét của những con rồng dân gian sao cho nhìn không quá dữ, nhưng vẫn có nét uy nghiêm", họa sĩ cho biết.
d
...và hướng dẫn cho công sự gắn vảy rồng. Ảnh: H.C.
Sau khi tạo hình con rồng khổng lồ bằng xốp, toàn bộ rồng sẽ được gắn một lớp vảy bằng lục bình. Để phủ hết thân cho con rồng này, 3.000 miếng lục bình khô kết tròn với đường kính 20 cm, 120 tấm thảm lục bình dài 1 m, rộng 25 cm ốp dưới bụng rồng. Còn lại 300 kg sợi lục bình khô (được đặt từ hai tháng trước ở các cơ sở sản xuất tại Ninh Bình, Tiền Giang) được khéo léo dán lên đầu, chân, móng, đuôi... rồng.
Theo họa sĩ Minh Phương, cây lục bình đơn sơ mộc mạc, rất gần gũi với người dân Việt Nam, hợp với chủ đề của đường hoa là "Việt Nam - Quê hương tôi". Ngoài ra nó cũng rất nhẹ, giá rẻ nên được lựa chọn để làm vảy cho con rồng lớn này.
Suốt thời gian gắn bó với đường hoa Nguyễn Huệ, năm nào họa sĩ Minh Phương cũng đau đáu với câu hỏi của đồng nghiệp và với cả người dân thành phố "đường hoa năm nay có gì mới?". Việc tìm tòi ý tưởng sao cho vừa mới lại vừa gần gũi với văn hóa Việt Nam luôn là thách thức đối với ông.
"Tết năm sau là năm Tỵ. Quan niệm người Việt Nam cho rằng con rắn tượng trưng cho cái ác, cái xấu. Vì vậy việc thể hiện con rắn làm sao cho gần gũi lại không dữ tợn là rất khó", họa sĩ băn khoăn.
Ý tưởng đã khó, lại thêm thách thức đối với ông và nhóm cộng sự chính là thời gian. Thời gian để hoàn thành công việc thường rất ngắn trong khi yêu cầu phải "giao hàng" đúng hẹn để dàn dựng ở đường hoa, vì vậy cả ê kíp thường phải chia nhau từng công đoạn, có khi phải làm cả đêm.
"Được góp phần công sức để làm đẹp thêm cái Tết cho bà con thành phố cũng như du khách là một vinh dự nên chúng tôi luôn cố hết sức mình", họa sĩ Minh Phương chia sẻ.

Cận cảnh biểu tượng đường hoa Nguyễn Huệ tết Nhâm Thìn

Ngoài hàng trăm ngàn chậu hoa cảnh cùng khoe sắc, đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM) luôn có biểu tượng con giáp của năm. Năm nay, điểm nhấn sẽ là con rồng dài 26 m, cao 5,5 m làm bằng xốp và lục bình.
> Chợ hoa xuân trên bến dưới thuyền ở Phú Mỹ Hưng/ Hội hoa xuân 2012 sẽ có chủ đề biển đảo
rong23-1349675467_480x0.jpg
Từ nhiều năm nay, họa sỹ Nguyễn Minh Phương là người thiết kế, thực hiện biểu tượng cho đường hoa Nguyễn Huệ. Năm nay, biểu tượng của đường hoa là hình tượng con rồng dài 26 m, cao 5,5 m là linh vật lớn nhất từ trước đến nay được bày trí ở đường hoa ngày tết. Con rồng lớn sẽ được đặt ngay ở đầu đường hoa Nguyễn Huệ để chào đón du khách. Rồng sẽ nhả ra những bông hoa rực rỡ sắc màu thể hiện năm mới tươi đẹp.
rong1-1349675467_480x0.jpg
Rồng là một con vật không có thật, vì vậy cần phải dựa vào hình mẫu để thực hiện. Theo họa sỹ Minh Phương con rồng lớn được tổng hợp nhiều nét của những con rồng dân gian sao cho nhìn không quá dữ nhưng vẫn giữ nét uy nghiêm.
rong2-1349675467_480x0.jpg
Năm nay biểu tượng con rồng được làm bằng chất liệu xốp, còn vảy được làm bằng những cây lục bình phơi khô, tết sợi, đan tấm sắp xếp thành.
rong9-1349675467_480x0.jpg
3.000 miếng lục bình khô kết tròn với đường kính 20cm, 120 tấm thảm lục bình dài 1m, rộng 25 cm ốp dưới bụng rồng, còn lại 300 kg sợi lục bình khô (được đặt từ hai tháng trước ở các cơ sở sản xuất sợi lục bình xuất khẩu tại Ninh Bình, Tiền Giang) sẽ được khéo léo dán lên đầu, chân, móng, đuôi...
rong8-1349675468_480x0.jpg
Các nghệ nhân đang gắn từng chiếc vảy làm bằng lục bình lên mình con rồng "khổng lồ". Họa sỹ Minh Phương cho biết, cây lục bình đơn sơ mộc mạc, rất gần gũi với người dân Việt Nam, hợp với chủ đề của đường hoa là "Việt Nam - Quê hương tôi". Ngoài ra nó cũng rất nhẹ và giá cũng rẻ nên được lựa chọn để làm vảy cho con rồng lớn này.
rong10-1349675468_480x0.jpg
8 nghệ nhân đang tranh thủ làm suốt ngày đêm để kịp đưa biểu tượng đường hoa ra đường Nguyễn Huệ vào ngày 10/1 tới.
rong26-1349675468_480x0.jpg
Từng chiếc vảy phải được gắn rất tỉ mỉ để tạo cảm giác "thật" nhất cho du khách.
rong27-1349675468_480x0.jpg
Một đoạn thân rồng đã được gắn vảy xong.
rong17-1349675468_480x0.jpg
Họa sỹ Minh Phương đang "gọt giũa" cho những chiếc móng của con rồng "khổng lồ". Tất cả công việc đều phải làm thủ công. Họa sỹ cùng các cộng sự chỉ có thời gian chưa đầy một tháng để thực hiện.
rong18-1349675468_480x0.jpg
Gắn chân cho rồng. Do kích thước to và dài nên các nghệ nhân phải dùng nhiều khối xốp ghép lại. Khi phần thô hoàn tất, công việc tiếp theo là quấn vải quét thạch cao rồi gắn vảy cho rồng.
rong12-1349675468_480x0.jpg
Ngoài còn rồng dài 26 m, họa sỹ Minh Phương còn phụ trách làm 5 con tiểu long ngộ nghĩnh tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thỗ.
rong7-1349675468_480x0.jpg
Những trái bí ngô khổng lồ bằng chất liệu xốp cũng được dùng để trang trí cho đường hoa Nguyễn Huệ.
Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2012 sẽ có 90% thay đổi so với năm trước. Chủ đề chính là "Việt Nam - Quê hương tôi" và 4 chủ đề phụ gồm Vườn mai Bác Hồ, Truyền thuyết hóa Rồng, Đất nước trọn niềm vui, Vươn đến tương lai. Với từng chủ đề sẽ có những bài trí riêng như khu vực tượng đài Bác sẽ sắp đặt rất nhiều chậu mai vàng, đầu đường hoa là hình ảnh rồng bay lượn trên nền mây. Khu Đất nước trọn niềm vui sẽ là hình ảnh bánh chưng, bánh ú, bánh tét hoa tượng trưng cho ba miền, rồi những biểu tượng nón quai thao, nón lá, chuồn chuồn hoa…
Ngoài ra, hình ảnh cánh đồng lúa thanh bình với đồi cơm lam, giàn bầu, mướp, ao hoa sen cùng khuôn viên cao nguyên với các loại hoa lan cũng được tái hiện. Đặc biệt, một trong những điểm nhấn của đường hoa năm nay là hình ảnh biển đảo với các tiểu cảnh bãi cát trắng, hàng dừa, thuyền thúng, dàn phơi lưới cá, ngọc trai, ốc hoa…
Đường hoa Nguyễn Huệ sẽ được thi công trong vòng 10 ngày (từ 10/1 đến 20/1) và bắt đầu hoạt động đón du khách kéo dài đến 22h ngày 26/1.

No comments:

Post a Comment

quangnm