Thursday, January 8, 2015

8 sân bay hoành tráng sẽ mở cửa trong tương lai

8 sân bay hoành tráng sẽ mở cửa trong tương lai

Ngoài Jewel Changi (Singapore), sân bay quốc tế Mexico City (Mexico) cũng dự tính hoạt động vào năm 2018 và trở thành phi trường chắc chắn nhất thế giới.
 
Sân bay Berlin Brandenburg ở thủ đô nước Đức nhìn bên ngoài trông hoàn thiện nhưng có thể phải đến năm 2017 mới chính thức mở cửa. Phi trường này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ảnh: Smc.
 
Một sân bay khác của Đức là Munich sẽ cho nhà ga số 2 mới làm xong đi vào hoạt động khoảng cuối năm 2015, hứa hẹn tăng lượng khách mỗi năm lên tới 17 triệu người. Ảnh: Panoramio.
 
Nằm tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan, sân bay Amsterdam Schiphol cũng sắp mở cửa nhà ga số 2, khu chờ nghỉ được nâng cấp thêm với nhiều hãng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của hành khách. Ảnh: Insideevs.
 
Sân bay quốc tế Rio Galeao Tom Jobim (Brazil) được xây dựng để phục vụ sự kiện World Cup 2014 nhưng quá muộn. Tuy vậy phi trường này được hy vọng là điểm đón của du khách đến xem Thế vận hội 2016. Ảnh: CNN.
 
Dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2017, sân bay mới Beijing Daxing sẽ giảm thiểu áp lực về lượng du khách đổ về thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: CNN.
 
Sân bay quốc tế Chongqing Jiangbei là phi trường bận rộn nhất của khu vực Tây Nam Trung Quốc, sẽ có một nhà ga mới vào năm 2015 này. Ảnh: Ukintpress.
 
Đang lên kế hoạch xây dựng vào năm nay, sân bay Jewel Changi hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn của Singapore ngay từ khi du khách bước ra khỏi phi cơ. Ảnh: Jewelchangiairport.
 
Dự tính sẽ xây dựng xong vào năm 2018, theo bản thiết kế, có thể nói sân bay quốc tế Mexico City sẽ trở thành phi trường bền vững nhất thế giới. Ảnh: Fosterandpartners.

Singapore xây sân bay đẹp như mơ

Sân bay Jewel Changi dự kiến sẽ xây dựng xong vào năm 2018, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn của Singapore ngay từ khi du khách bước ra khỏi phi cơ.
Không như một sân bay đón trả khách và bán vé bình thường, Jewel Changi là công trình đồ sộ được thiết kế với đầy đủ tiện nghi, từ các cửa hàng ăn uống, đồ thời trang đến công viên, sân vườn, thác nước.
S1-6373-1418206573.jpg
Jewel Changi sẽ có 5 cửa hàng bán lẻ, nhiều sân vườn và nhà hàng. Ngoài ra, phi trường này còn trang bị thêm cả một khách sạn được xây trên tầng hầm chứa đến 5 bãi để xe.
S2-2334-1418206574.jpg
Dự kiến sân bay sẽ hoàn thiện vào năm 2018. Công trình có hình dáng như một chiếc bánh donut khổng lồ được kỳ vọng là điểm đến hấp dẫn cho du khách ngay khi bước xuống máy bay ở Singapore.
S3-3763-1418206574.jpg
Trung tâm của Jewel Changi chính là Forest Valley - khu vực mà các du khách có thể dạo bộ khám phá hệ thực vật và ngắm nhìn Rain Vortex - một thác nước khổng lồ chảy từ trên mái xuống.
S4-9590-1418206575.jpg
Rain Vortex sẽ là thác nước cao nhất được xây dựng trong nhà sau khi hoàn thành. Ban đêm, nơi đây còn có buổi trình diễn kết hợp giữa ánh sáng, nước và âm thanh.
S5-2931-1418206576.jpg
Canopy Park là công viên nằm trong sân bay, có diện tích 13.000 m2, bao gồm khá nhiều vườn cây, lối đi bộ, sân chơi và nhà hàng.
S6-6644-1418206577.jpg
Hơn 200 hãng bán lẻ trong và ngoài Singapore sẽ được đặt cửa hàng ở Jewel Changi. Các tín đồ mua sắm có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân, lại không sợ trễ chuyến bay.
S7-2269-1418206578.jpg
Sân bay này còn là một tổ hợp bao gồm nhiều dịch vụ nghỉ ngơi khác, trong đó có 90 cửa hàng ăn uống, đa số hướng tầm nhìn ra thác nước Rain Vortex.
S8-7676-1418206579.jpg
Các khu vườn chính tuyệt đẹp sẽ là điểm nhấn cho cảnh quan sân bay. Các khu vườn phía bắc, đông và tây lần lượt dẫn đến nơi đón chờ khách số 1, 2, 3 của sân bay tương lai.
S9-1508-1418206580.jpg
Jewel Changi sẽ đem đến cho du khách mô hình "phòng chờ đa năng" giúp đặt vé, thẻ lên phi cơ và gửi, nhận hành lý cũng như kiểm tra các trang thiết bị trước khi bay.

Dịch vụ có một không hai trong các sân bay Mỹ

Làm “thượng đế” trên những chuyến bay của các hãng hàng không nước Mỹ, bạn được chăm sóc mọi bề như dễ dàng gửi áo rét tại phi trường khi du lịch đến vùng nhiệt đới hay đọc sách trong thư viện ảo.
 
Tại New York, câu hỏi thường đặt ra với nhiều khách du lịch vào mùa đông là “Liệu tôi có phải mang theo áo khoác khi điểm đến sắp tới là xứ nhiệt đới?”. Đó là một phần lý do ra đời của CoatChex, dịch vụ giúp hành khách có thể ký gửi áo khoác tại sân bay JFK và lấy lại sau khi trở về.
Với một phần mềm (app) chạy trên điện thoại, du khách có thể để lại mọi thông tin về ngày, giờ hạ cánh. Những chiếc áo sẽ được sẵn sàng khi họ đặt chân xuống JFK sau những ngày nghỉ ấm áp. Dịch vụ giữ áo khoác bởi CoatChex có từ tháng 11/2014 tại quầy phục vụ của hãng JetBlue ở sân bay JFK, Terminal 5 - New York. (Ảnh: Josh Anderson)
 
Sân bay quốc tế Philadelphia (PHL) trang bị một thư viện điện tử lớn cho các hành khách với tên gọi Virtual Library Hot Spot, tọa lạc trên đường nối giữa Terminal D và E. Ngoài việc nghỉ ngơi thoải mái trên những chiếc ghế của phòng đọc ảo, hành khách còn có thể truy cập wifi tại sân bay để vào thư viện (e-books), nơi có chứa khoảng 1.200 tác phẩm của các tác giả.
Được thiết kế để mang đến cái nhìn và không khí như một phòng đọc sách, thư viện đặt những chiếc ghế nhiều màu sắc, miếng dán trên kính có hình giá sách với những cuốn san sát nhau và ánh đèn vàng ấm áp. (Ảnh: Philadelphia International Airport)
 
Southwest Airlines lại trang trí lại quầy phục vụ mặt đất để hợp với gam màu chủ đạo của hãng trong năm 2014 tại nhiều sân bay. (Ảnh: Southwest Airlines) 
 
Tại sân bay Dallas Love Field, hãng Virgin America mở quầy phục vụ hành khách vé hạng nhất và thẻ vàng (First Class Check-in Lounge) sang trọng, tiện nghi. 
Ngoài ra, hãng còn trang trí không gian theo đúng phong cách “Virgin” với những bốt điện thoại màu đỏ kiểu London hay các bức ảnh về lịch sử toàn cảnh thương hiệu này treo trên tường. (Ảnh: Harriet Baskas)
 
Một robot đang làm nhiệm vụ hỗ trợ hành khách tại sân bay quốc tế Indianapolis (IND), bang Indianapolis. (Ảnh: Indianapolis International Airport).
 
Sân bay quốc tế Portland (Portland International Airport) có 2 phiên chợ nông sản tươi mỗi tuần. Trong hình là tấm bảng quảng cáo với dòng chữ “Oregon farm to table”, có nghĩa “từ nông trại Oregon đến thẳng quầy bán” tại quán cà phê Capers trong sân bay. (Ảnh: Harriet Baskas)
 
Một nhà báo đang thử nghiệm dịch vụ vận chuyển trong sân bay của United Airlines trên chiếc Mercedes-Benz GL350 BlueTEC SUV. Đây là dịch vụ mang đến quyền ưu tiên đối với các hành khách nối chuyến trong thời gian ngắn.
Nó cũng dành cho hành khách thường xuyên mang thẻ United Global First hay các thành viên của Global Service. Nhân viên hãng sẽ đón khách ngay tại máy bay và đưa họ thẳng đến chuyến bay tiếp theo. Dịch vụ có mặt tại Chicago, Houston, New York (sân bay Newark), San Francisco, Los Angeles và Washington Dulles.
Ngoài ra, trong năm 2014, United Airlines cũng bắt đầu dự án lắp đặt 500 trạm sạc pin quanh khu vực ghế ngồi của các sân bay mà họ đang khai thác. ( Ảnh Usa Today)
 
Hành khách cảm thấy đói bụng khi chuẩn bị bước ra cửa máy bay có thể chọn món snack hay sách báo tạp chí tại xe đẩy dịch vụ mang tên At Your Service. Dịch vụ này có mặt khắp nơi trong phòng chờ sân bay Palm Beach International Airport ở Florida và John Wayne Airport tại California. (Ảnh: Paradies)
 
Delta Airlines chọn cách truyền thống hơn là giới thiệu các bảng thông tin cập nhập ở 34 sân bay tại MỹTháng 11/2014, hãng cho ra mắt thiết kế màn hình liên thông với các kênh thông tin gồm website delta.com, những ki-ốt tự phục vụ tại sân bay và phần mềm Fly Delta.
Các chuyên gia thiết kế đã tập trung vào phần cung cấp thông tin mới cho hành khách về những chuyến bay, bên cạnh đó là những sản phẩm hàng không quan trọng của Delta cũng như tin tức về du lịch, đi lại. (Ảnh: Usa Today)

10 sân bay khiến du khách hài lòng nhất trên thế giới

Đứng đầu trong danh sách là sân bay Changi và đây là lần thứ 18, Singapore giành được thứ hạng cao này.
The Guide to Sleeping in Airports - trang web từng đưa Nội Bài và Tân Sơn Nhất của Việt Nam vào top 10 sân bay tệ nhất châu Á - tiếp tục công bố 10 sân bay được nhiều khách du lịch bình chọn là tốt nhất thế giới. Danh sách này dựa trên bình chọn của du khách nên được nhiều người đánh giá là khách quan.
2-3335-1414202308.jpg
Sân bay Changi của Singapore luôn được bình chọn là một trong những sân bay tốt nhất thế giới. Ảnh: Straitstimes.
Tiêu chí đánh giá dựa trên một số trải nghiệm thực tế của du khách như tiện nghi, độ thoải mái, mức độ sạch sẽ và chất lượng dịch vụ khách hàng tại sân bay.
Sân bay lấy được nhiều cảm tình của du khách nhất trên thế giới là Changi. Khách du lịch đánh giá cao phong cách trang trí nhẹ nhàng, lịch lãm, tiện nghi và có nhiều khu vui chơi ở sân bay này. Thái độ nhân viên thân thiện, mọi thứ đều sạch sẽ cũng là điểm cộng mà Changi hơn hẳn các sân bay khác.
Dưới đây là danh sách 10 sân bay tốt nhất thế giới năm 2014:
1. Changi, Singapore  (SIN)
2. Incheon, Hàn Quốc (ICN)
3. Helsinki, Phần Lan (HEL)
4. Munich, Đức (MUC)
5. Vancouver, Canada (YVR)
6. Kuala Lumpur, Malaysia (KUL)
7. Hong Kong, Hong Kong, Trung Quốc (HKG)
8. Tokyo Haneda, Nhật Bản (HND)
9. Amsterdam Schiphol, Hà Lan (AMS)

10 sân bay khiến du khách hài lòng nhất trên thế giới

Đứng đầu trong danh sách là sân bay Changi và đây là lần thứ 18, Singapore giành được thứ hạng cao này.
The Guide to Sleeping in Airports - trang web từng đưa Nội Bài và Tân Sơn Nhất của Việt Nam vào top 10 sân bay tệ nhất châu Á - tiếp tục công bố 10 sân bay được nhiều khách du lịch bình chọn là tốt nhất thế giới. Danh sách này dựa trên bình chọn của du khách nên được nhiều người đánh giá là khách quan.
2-3335-1414202308.jpg
Sân bay Changi của Singapore luôn được bình chọn là một trong những sân bay tốt nhất thế giới. Ảnh: Straitstimes.
Tiêu chí đánh giá dựa trên một số trải nghiệm thực tế của du khách như tiện nghi, độ thoải mái, mức độ sạch sẽ và chất lượng dịch vụ khách hàng tại sân bay.
Sân bay lấy được nhiều cảm tình của du khách nhất trên thế giới là Changi. Khách du lịch đánh giá cao phong cách trang trí nhẹ nhàng, lịch lãm, tiện nghi và có nhiều khu vui chơi ở sân bay này. Thái độ nhân viên thân thiện, mọi thứ đều sạch sẽ cũng là điểm cộng mà Changi hơn hẳn các sân bay khác.
Dưới đây là danh sách 10 sân bay tốt nhất thế giới năm 2014:
1. Changi, Singapore  (SIN)
2. Incheon, Hàn Quốc (ICN)
3. Helsinki, Phần Lan (HEL)
4. Munich, Đức (MUC)
5. Vancouver, Canada (YVR)
6. Kuala Lumpur, Malaysia (KUL)
7. Hong Kong, Hong Kong, Trung Quốc (HKG)
8. Tokyo Haneda, Nhật Bản (HND)
9. Amsterdam Schiphol, Hà Lan (AMS)
10. Zurich, Thụy Sĩ (ZRH)

Cục Hàng không phủ nhận hai sân bay Việt Nam là kém nhất

Cục Hàng không cho rằng, kết quả bình chọn trên trang mạng Sleepinginairports là chưa phản ánh được đầy đủ, khách quan về chất lượng dịch vụ sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Trước thông tin website The Guide to Sleeping in Airports xếp hạng Cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào danh sách 10 cảng hàng không kém nhất năm 2014 tại châu Á, đại diện Cục Hàng không cho rằng, trang mạng này không phải của một tổ chức chuyên môn đánh giá về dịch vụ hàng không. Việc xếp hạng cảng hàng không thuần túy dựa trên việc bình chọn của người truy cập qua mạng.
Do vậy, kết quả bình chọn trên trang này chưa phản ánh được đầy đủ, khách quan về chất lượng dịch vụ tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
san-bay-TSN-9651-1413779245.jpg
Hình ảnh về sân bay Tân Sơn Nhất được đăng tải trên trang mạng.
Theo Cục Hàng không, thời gian qua, ngành hàng không đã có nhiều nỗ lực để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tại hai cảng hàng không này. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cảng đã đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn dịch vụ, nâng cao ý thức, thái độ làm việc của nhân viên hàng không.
Dù vậy, Cục Hàng không vẫn coi các đánh giá trên là một thông tin quan trọng để có các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, trong đó có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Mới đây, một trang mạng đã đưa danh sách các sân bay tốt nhất, kém nhất trên thế giới và tại các khu vực. Trong danh sách 10 sân bay kém nhất tại châu Á, ngoài hai sân bay của Việt Nam còn có các sân bay Islamabad Benazir Bhutoo (Pakistan), Kathmandu Tribhuvan (Nepal), Manila Ninoy Aquino (Philippines), Quảng Châu (Trung Quốc), Phnom Penh (Campuchia)...

10. Zurich, Thụy Sĩ (ZRH)

No comments:

Post a Comment

quangnm