Ngắm tranh vẽ đánh lừa thị giác khiến bạn "hoa mày chóng mặt"
Với trí tưởng tượng phong phú cùng nguồn cảm hứng dồi dào, họa sĩ đã đưa người xem lạc vào thế giới kỳ ảo, siêu thực và vô cùng sống động.
Yêu thích hội họa và bắt đầu vẽ từ khi còn rất nhỏ, họa sĩ người
Canada - Robert Gonsalves luôn theo đuổi, sáng tạo ra những bức vẽ nghệ thuật đa chiều phức tạp.
Chính
việc sử dụng hình khối, phối màu cùng cách vận dụng quy luật ánh sáng
trong nghệ thuật vẽ tranh biến hóa (metamorphic art) đã khiến cho người
xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Dường như bức tranh của tác giả
không còn tĩnh nữa mà chuyển động không ngừng.
Mỗi bức tranh vẽ
của Gonsalves lại mang một câu chuyện riêng vô cùng độc đáo, nhưng ranh
giới giữa các câu chuyện lại không thực rõ ràng. Người xem phải nhìn đi
nhìn lại, so sánh các chi tiết, màu sắc, không gian khiến họ cảm tưởng
như bức hình đang "động đậy" theo mắt nhìn.
Nghệ
thuật biến hóa (Metamorphic art) là việc người họa sĩ sử dụng kỹ thuật
vẽ chồng hoặc đan cài nhiều hình ảnh, khiến người xem hình dung ra một
bức vẽ theo nhiều cách khác nhau.
Những cậu bé này liệu có biệt tài đi xe đạp trên... tán cây.
Trong
mỗi bức vẽ đều tồn tại hai phần chính: phần "nổi" và phần "chìm". Nhưng
những chi tiết tại mỗi phần được lồng ghép với nhau một cách hài hòa,
đầy ẩn ý.
Đây đơn thuần là thác nước hay suối tóc của những "nàng tiên".
Bạn
có thể dễ dàng nhận ra phần "nổi" của bức hình bởi với mục đích gây ấn
tượng mạnh với mắt, chúng được vẽ lớn hơn, rõ ràng cùng màu sắc nổi bật.
Phải chăng cô gái này đang bay lượn trên cánh đồng xanh ngát nhìn từ không trung?
Bạn đang lững lờ thả hồn mình trên dòng sông, phóng tầm mắt lên bầu trời hay đang lơ lửng trong không gian rộng lớn?
Phần
"chìm" sẽ được ghi dấu mờ nhạt, trừu tượng hơn. Thoạt nhìn bạn sẽ dễ
dàng bỏ qua chi tiết nhỏ, chỉ khi chăm chú nhìn vào đó, bạn mới nhận ra
được sự tinh tế, chấm phá trong mỗi bức hình.
Để cho ra đời những bức tranh biến hóa này, tác giả đã lợi dụng một số quy luật thị giác.
Bạn nhìn thấy những tòa nhà chọc trời hiện lên giữa bầu trời đêm hay tấm rèm bị cắt bên khung cửa sổ?
Thông
thường, chúng ta nhận diện mọi sự vật xung quanh không chỉ bằng mắt mà
bằng cả não bộ (trí nhớ). Đó là lý do vì sao ta có thể nhận ra một sự
vật ngay cả khi không nhìn thấy toàn bộ vật đó.
Những cánh buồm no gió trên bầu trời hay cánh buồm giương cánh giữa biển khơi?
Màu sắc cũng giúp tạo hiệu ứng đánh lừa bởi mắt người dễ dàng bị thu hút bởi những gam màu sáng hơn.
Đường ray Glenfinnan với 21 màn vòm nổi tiếng ở cao nguyên Scotland hay sự "xếp hình" độc đáo của những vận động viên?
Cùng với sự sáng tạo, tinh tế, tác giả đã cho ra đời những bức tranh biến hóa khiến người xem tò mò, thán phục.
Bàn cờ làm từ tuyết trắng và những tán cây còn quân cờ lại được "phù phép" từ những tòa tháp cổ.
Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác sưởi ấm bên lò sưởi bên rừng cây?
Có
lẽ chính bởi sự "hại não" đó mà nhiều người cho rằng, thưởng thức tranh
metamorphic giống như việc bạn đang trải qua một bài test về độ tinh
mắt của người xem.
Những cánh chim hải âu "biến hình" thành cơn sóng bạc đầu.
Kia là hình dãy cây thông đổ bóng xuống sông hay cô gái trong bộ quần áo trắng đang đi xuyên rừng trong đêm tối.
Nguồn: Borepanda, Robert Gonsalves
Vẻ đẹp của những loài vật bạn có thể "nhìn thấu tâm can"
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn hảo nhưng có phần kỳ dị của những sinh vật dưới đáy biển.
Thế giới động vật chứa đựng rất nhiều điều kỳ lạ đến thú vị. Bên cạnh những loài vật nhiều lông, bông xù - bạn nhìn chỉ muốn ôm ngay lập tức thì có những sinh vật sở hữu làn da "trong suốt đến tuyệt vời". Với bộ dạng đặc biệt này, hẳn ai trong chúng ta cũng tò mò, muốn tìm hiểu phần nội tạng bên trong của chúng.
Sẽ không khó để bắt gặp những loài động vật
này bởi chúng thường cư trú tại nhiều vùng biển trên thế giới. Tuy
nhiên, sự tồn tại của những loài vật trong suốt, đặc biệt này vẫn luôn
là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Những sinh vật trong suốt có tên gọi là sứa velella
này thường sống trôi nổi trên bề mặt đại dương. Cơ thể của sứa velella
dài không quá 7cm, thường có màu xanh đậm, trong suốt như chiếc giấy
bóng kính với cánh buồm cứng nhỏ ở phía trên giúp đón gió và di chuyển
trên mặt biển.
Đặc biệt hơn, loài sinh vật này
là loài ăn thịt. Chúng săn sinh vật phù du bằng những xúc tu chứa chất
độc. Tuy nhiên, lượng chất độc này chỉ đủ hạ gục con mồi chứ không đủ
gây hại cho ta bởi chúng không thể đi qua da được.
Sinh vật có tên gọi Salps
này sống ở biển và chủ yếu ăn sinh vật phù du. Salps được biết đến là
loài có cách sinh sống khá độc đáo, tùy từng chu kỳ mà chúng sống đơn lẻ
hay tập thể.
Với chu kỳ sống theo nhóm, Salps sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn và cùng di chuyển, cùng ăn và phát triển.
Mực ống kính
có 60 loài khác nhau, sống chủ yếu tại những vùng nước biển nông, nhiều
ánh sáng. Hình dáng cơ thể của mực ống kinh có thể thay đổi theo tuổi
trưởng thành, dài ra - co lại nên đây được coi là một trong những khả
năng giúp chúng có thể ngụy trang tài tình hơn trước kẻ thù.
Được tìm thấy trong một cuộc thám hiểm ở vùng biển sâu tại Bắc Đại Tây Dương, loài sinh vật Phronima có hình dạng giống tôm này rất nhỏ, dài không quá 2,5cm và trong suốt đến khó tin.
Có
lẽ chính bởi vẻ ngoài trong suốt mà chúng có thể ngụy trang tài tình,
hòa lẫn với môi trường nước xung quanh tại không gian tăm tối dưới biển
sâu.
Được phát hiện chỉ vài năm trước đây, loài cá Cyanogaster
(tên khoa học Cyanogaster noctivage) với chiếc bụng màu xanh này rất
nhỏ, chỉ dài có vài mm. Chúng thường sống tại một nhánh sông ở Amazon và
chỉ có một chiếc răng hình nón duy nhất trong miệng.
Cá vây gai Nam Cực
thường sống ở những vùng nước lạnh xung quanh Nam Cực và phía Nam Nam
Mỹ. Thức ăn ưa thích của loài cá này là những loài nhuyễn thể hay loài
cá nhỏ khác. Máu của cá vây gai trong suốt, không có tế bào hồng cầu nên
không có màu.
Sự trao đổi chất của cá vây gai diễn ra dựa vào khí oxy phân hủy trong máu, được hấp thụ ngay tại chính bộ da không màu này.
Loài sinh vật trông nhẹ nhàng này thực chất là loài sên biển,
thuộc nhóm động vật chân bụng. Với cơ thể gần như trong suốt và bơi
theo hướng thẳng đứng với các vây mềm nên trông chúng giống như những
đôi cánh thiên thần.
Sên biển là một loài ăn
thịt, thức ăn của chúng là những con sứa độc. Không những miễn dịch với
chất độc của sứa mà những chú sên biển còn lợi dụng chính độc tố này để
làm vũ khí tự vệ cho mình bằng cách chuyển chúng tới các gai nhọn trên
thân mình.
Cá da trơn châu Á
là một trong những loài động vật có xương sống lộ rõ nhất trên Trái
đất. Chúng thường cư ngụ trong những con suối ở Thái Lan, Malaysia và
Indonesia.
Những chú cá da trơn này thường dài
khoảng 8cm và có hai chiếc râu dài. Phần nội tạng, tim của cá tập trung ở
phần đầu. Khi ánh sáng chiếu vào cơ thể cá da trơn tạo thành một vầng
sáng óng ánh như cầu vồng. Sau khi chết, cơ thể của cá da trơn chuyển
sang màu trắng sữa.
Sứa lược Leidyi
(tên khoa học: Mnemiopsis leidyi) là một loài sứa bản địa của vùng tây
Đại Tây Dương. Chính sự bùng nổ số lượng quần thể của chúng ở vùng Biển
Đen đã dẫn đến sự thay đổi lớn đối với cấu trúc hệ sinh thái ở đây do
sứa lớn ăn thịt sứa con.
Cá mắt trống (Macropinna
microstoma) sống dưới đại dương sâu thẳm sở hữu cho mình chiếc đầu
trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên
đỉnh đầu.
Đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận
hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng. Sắc tố xanh lá cây trong đôi
mắt của cá mắt trống có thể lọc ánh sáng đến trực tiếp từ mặt biển, giúp
cá xác định điểm phát sáng sinh học của sứa hay các loài động vật khác ở
ngay trên đầu chúng.
Sống trong môi trường nước ngọt, tôm ma
hay tôm lính là một loài vật ăn tạp. Chúng thường không bỏ sót bất cứ
loại thức ăn đã bị thối rữa, các loại ký sinh trùng hay mô chết. Đôi
khi, loài này còn ăn thịt cả đồng loại của chúng trong mùa sinh sản nữa.
Thường sống ở vùng rừng mây ở Trung và Nam Mỹ, ếch thủy tinh được biết đến như một loài sinh vật lạ lùng khi phô bày gần như toàn bộ các bộ phận nội tạng như tim, gan, hệ thống tiêu hóa.
Lớp
da trong suốt của ếch thủy tinh không chỉ giúp chúng có tác dụng ngụy
trang mà còn làm nhiều việc khác như thở để hấp thụ nước. Tuy nhiên, đây
cũng là nhược điểm lớn nhất của loài này vì đó là nguyên nhân khiến
chúng bị nhiễm trùng da.
Xuất hiện ở vùng Trung Mỹ, bướm cánh thủy tinh
là loài bướm lớn có đôi cánh gần như trong suốt kỳ diệu. Đôi cánh dài
khoảng 5,6 - 6,1cm của bướm thủy tinh có màng nối giữa các gân cánh
không màu, trong suốt; phần viền cánh lại chứa nhiều tế bào sắc tố như
đỏ, cam hay nâu.
Loài bướm này có thể bỏ ra hàng giờ đậu trên một bông hoa duy nhất để hút mật.
Các điểm du lịch lý tưởng dành riêng cho người sợ rét
Với nền nhiệt ấm áp, những địa danh này là điểm đến hứa hẹn cho những du khách muốn trốn cái rét lạnh giá của mùa đông.
Trong tiết trời lạnh giá, gió rét buốt, độ ẩm thấp làm da nứt nẻ
này, hẳn không ít bạn sẽ muốn cuộn tròn trong chiếc chăn ấm thay vì phải
bước chân ra ngoài. Bởi vậy mà bạn cảm thấy chán ghét mùa đông? Nếu câu
trả lời là có thì những địa danh dưới đây chính là thiên đường của bạn.
1. Thung lũng Mặt trăng Wadi Rum
Được
đặt biệt danh mĩ miều “Thung lũng Mặt trăng”, Wadi Rum là một thung
lũng hẻo lánh ở Argentina. Từ “wadi” trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “suối
cạn” - do thung lũng này khi xưa từng là nơi giao nhau những dòng suối.
Tuy nhiên khí hậu khô hạn dần đã khiến nơi đây trở thành hoang mạc.
Từng
là vùng đồng bằng nhiệt đới màu mỡ được bồi đắp bởi con sông
Ischigualasto khoảng 180 triệu năm trước, giờ đây, Wadi Rum bây giờ chỉ
còn được biết đến là một nơi khô cằn, sỏi đá nhưng lại chứa đựng một kho
tàng hóa thạch động vật và cây cối cổ đại.
Không
những thế, nơi đây còn có lượng mưa hàng năm rất ít và thảm thực vật
thưa thớt. Lý do là bởi bất cứ thứ gì có thể phát triển trên mặt đất
cũng nhanh chóng bị ánh nắng Mặt trời thiêu đốt.
Chính
bởi khí hậu khô hạn và oi bức lên tới trên 40 độC đã mang đến cho Wadi
Rum vẻ đẹp trần trụi, khốc liệt, với kiểu thời tiết hoang mạc, chỉ có
sỏi cát, cây dại.
Với địa hình tuyệt đẹp và
độc đáo cũng như là nguồn tư liệu khảo cổ phong phú và có giá trị, nơi
đây đã được UNESCO công nhận là một trong những Di sản Thiên nhiên thế
giới.
2. Sa mạc Sahara
Dường
như không ai trong chúng ta còn lạ lẫm cái tên Sahara - với danh hiệu
sa mạc lớn nhất châu Phi và nóng nhất trên thế giới.
Mặc
dù nắng chói chang quanh năm với những đụn cát cao tới 180m nhưng thực
tế Sahara không phải là vùng đất chết như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Thảm thực vật ở đây rất phong phú, thậm chí vài thành phố lớn còn mọc
lên trong sa mạc.
Con
người đã từng sống ở sa mạc Sahara từ hàng ngàn năm trước đây, vào
quãng thời gian cuối cùng của kỷ băng hà. Sahara từng là một nơi ẩm ướt,
với hơn 30.000 loài động vật sinh sống, hóa thạch khủng long cũng đã
được tìm thấy trong lòng sa mạc Sahara.
Với
nền nhiệt độ luôn cao quanh năm, đỉnh điểm có thể lên tới 57 độ C, du
khách đến với Sahara sẽ không có dịp tận hưởng không khí rét buốt của
mùa đông tại đây.
3. Bờ biển Puerto Rico
Puerto
Rico là một quần đảo nằm ở phía Đông Bắc vùng biển Caribbean. Nơi đây
thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nên thời tiết ở Puerto Rico hầu như ấm áp
quanh năm với nền nhiệt duy trì ở mức 24 - 30 độ C.
Không
những vậy, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm ở đây thường
không lớn khi nhiệt độ đo được vào mùa đông ở khu ven biển là khoảng 20
độ C.
Ở Puerto Rico, bao quanh đảo chính là những
bãi biển dài, có nơi tấp nập phố xá, có nơi còn hoang sơ thưa vắng,
nhưng tất cả đều xinh đẹp với làn nước trong xanh và cát mịn, nắng
vàng.
Puerto
Rico từng nhiều lần thống trị bảng xếp hạng những bờ biển đẹp nhất hành
tinh. Do đó, khó ai có thể cưỡng lại được trước vẻ đẹp thanh bình của
thiên nhiên nơi này. Đây quả là điểm đến lý tưởng cho những du khách
muốn thăm thú du lịch và trốn cái rét của mùa đông.
4. Western Cape
Western
Cape là một tỉnh ở phía Tây Nam của Nam Phi, người dân nơi đây quanh
năm sống trong khí hậu cận nhiệt đới dễ chịu. Khí hậu của Western Cape
thuộc loại điển hình Địa Trung Hải với khí hậu ôn hòa, vào mùa đông,
nhiệt độ trung bình nơi đây dao động từ 12 - 18 độ C.
Tuy
nền nhiệt có thể xuống hơi thấp nhưng cư dân nơi đây không bao giờ cảm
thấy lạnh buốt. Việc phải trải qua một vài tháng mưa cũng không khiến
cho người dân ở Western Cape cảm thấy buồn phiền khi quãng thời gian còn
lại trời luôn khô ráo và nắng tưng bừng - vô cùng ấm áp và dễ chịu.
5. Đảo La Digue
Tuy
chỉ có diện tích vỏn vẹn 10km vuông nhưng La Digue được biết đến là một
đảo đá dốc - một trong những hòn đảo đẹp và nổi tiếng trong quốc đảo
Seychelles.
Quốc
đảo Seychelles nằm ở Ấn Độ Dương, bao gồm 115 hòn đảo lớn nhỏ nằm cách
1.500km về phía đông so với lục địa Đông Nam Phi. Nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới, nền nhiệt độ trung bình ở La Digue chỉ dao động trong khoảng
từ 27 - 30 độ C.
Có lẽ chính bởi Mặt trời luôn chiếu sáng trung bình 7 tiếng mỗi ngày đã khiến nơi đây gần như quanh năm là mùa hè.
Với
làn nước biển trong vắt, bờ cát mịn với các loại đá granite hồng cùng
sự đa dạng sinh thái, La Digue có lẽ là hòn đảo huyền thoại nhất của
Seychelles.
Không những thế, bãi biển phía Tây
La Digue - Anse Source D'Argent còn được mệnh danh là một trong những
bãi biển được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới bởi vẻ đẹp ngất ngây của
nó.
Nhiếp ảnh ghi lại khoảnh khắc bóng đèn "nổ tung" tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Jon Smith đã ghi lại khoảnh khắc "vỡ vụn" của bóng đèn khiến người xem muốn "nổ tung" cùng màu sắc.
Với sở thích luôn tìm kiếm những điều mới lạ và độc đáo, nhiếp ảnh
gia Jon Smith luôn đưa ra những ý tưởng táo bạo, đầy màu sắc để làm mới
bộ sưu tập của mình. Chỉ với chiếc bóng đèn thắp sáng thủy tinh bình
thường, nhưng qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng của Jon Smith,
chúng đã trở nên đầy lạ lẫm.
Nhiếp ảnh gia đã
"nhồi" vào bóng đèn đồ trang trí, kẹo... rồi dùng súng hơi để bắn nổ
tung và ghi lại khoảnh khắc có 1-0-2 này bằng kỹ thuật nhiếp ảnh tốc độ
cao.
Jon Smith chia sẻ: "Tôi luôn suy nghĩ
về độ bền của các vật liệu khác nhau. Khi cầm đến chiếc bóng đèn thủy
tinh, tôi đã tưởng tượng ra bức ảnh chứa đựng vô vàn mảnh vỡ vụn của
thủy tinh. Bổ sung thêm vài vật dụng màu sắc, tôi đã cho ra đời những
bức ảnh độc đáo và thú vị.
Ngay
khi ghi lại bức hình đầu tiên, tôi dường như ngay lập tức chìm đắm và bị
cuốn hút vào đó. Có lẽ chính mảng màu sặc sỡ đã khiến tôi không thể
cưỡng lại và tiếp tục thử nghiệm với nguyên liệu khác có thể "nhồi nhét"
trong bóng đèn".
Nhiếp
ảnh tốc độ cao (high speed photography) là một kỹ thuật chụp ảnh giúp
"chộp" lại những khoảnh khắc của sự vật/hiện tượng trong khoảng thời
gian nhanh như "chớp mắt".
Để có thể ghi lại những khoảnh khắc, cử động diễn ra trong thời gian cực ngắn đó, tác giả đã sử dụng máy ảnh có tốc độ màn trập cao.
Không
muốn tác phẩm của mình trở nên nhạt nhòa, đơn điệu, Jon Smith đã "nhét"
thêm vào bên trong chiếc bóng đèn vô số nguyên liệu thú vị...
Đó có thể là những viên kẹo tí hon, chiếc lông nhuộm màu, màu sơn, bụi phấn, sáp màu...
Sau đó, tác giả đã dùng súng hơi để bắn nổ tung chiếc bóng thủy tinh và nhanh chóng ghi lại khoảnh khắc độc đáo này.
Mọi nguyên liệu bị dồn nén trong chiếc bóng đèn như vỡ òa, bắn "tung tóe" ra mọi phía.
Với
bộ ảnh này, tác giả muốn khích lệ mọi người luôn tìm tòi, khám phá
những điều mới lạ bởi cuộc sống, nghệ thuật luôn ẩn chứa bao điều thú
vị.
Nguồn: MyModernMet, Jon Smith
Vẻ đẹp con người qua nghệ thuật tạo hình siêu thực
Ngắm nhìn vẻ đẹp thật đến từng chi tiết của con người qua các tác phẩm tạo hình giàu ý nghĩa.
Có nhiều cách để phản ánh chân dung cuộc sống qua các thể loại
nghệ thuật đa dạng và sáng tạo. Nếu nói về việc khắc họa chân thực nhằm
mang đến thông điệp nghệ thuật của người nghệ sĩ, có thể nghệ thuật tạo
hình sẽ là một cách thú vị để biểu đạt.
Thông
qua nghệ thuật tạo hình siêu thực, người nghệ sĩ cho thấy những lát cắt
cuộc sống khiến ấn tượng đầu tiên trong đầu người xem hiện ra là sự
chân thực. Còn về những phần sau, ý nghĩa ẩn chứa trong mỗi tác phẩm lại
đưa tới các thông điệp khác nhau.
Tác
phẩm tạo hình của nghệ sĩ người Australia - Sam Jinks là một series tái
hiện vẻ đẹp con người mang ý nghĩa về sự nguyên vẹn, sụp đổ, bị đảo
lộn, tinh thần cứu rỗi...
"Những điều nhỏ bé" mang đến cái nhìn đáng yêu về con người và động vật.
Đó
là nguyên bản về trẻ em ngây thơ trong sáng, về những con người luôn
tìm kiếm sự an toàn nhưng tâm lý không ổn định, về sự sụp đổ của một con
người hay giây phút hấp hối cận kề cái chết - chia cắt giữa sự sống và
Tử thần.
Tác phẩm không tên - được làm từ silicon, bột màu, resin (thường là loại nhựa dẻo tổng hợp) và tóc người.
Được
làm từ silicon, resin (nhựa dẻo tổng hợp hoặc nhựa thông) cùng bột màu
và phụ gia, chúng ta có thể thấy tài năng của người nghệ sĩ trong việc
tái tạo các mẫu vật siêu thực.
"Những chú chó bối rối" (Unsettled dogs) làm từ silicon, resin, bột màu, tóc người và lông thú.
Ở ấn tượng đầu tiên, người xem có thể thấy sự "thực tế" của các tác phẩm: trông chúng quá giống thật.
Một gương mặt mang tên "Chia cắt" (Divided) - làm từ silicon, resin và lông ngựa.
Ở lớp ấn tượng thứ hai, đó là suy nghĩ về thông điệp mà người nghệ sĩ muốn truyền tải trong các tác phẩm.
Tác phẩm "Người treo" (Hanging man) mang nhiều ẩn ý khó hiểu.
Theo
đó, đó là những khoảnh khắc thời gian: một vòng cuộc sống với sự nguyên
vẹn khi sinh ra, xung đột rồi phát triển và đổ vỡ khi lớn lên, để rồi
trở về với hơi thở cuối cùng trước khi đi đến cái chết?
Phỏng
theo chủ đề Pietà (Đức Mẹ Sầu Bi) miêu tả Đức Trinh Nữ Maria ôm xác
Chúa Giêsu, tác phẩm mang đến ý nghĩa về sự cứu rỗi linh hồn.
Hình ảnh cho thấy kết cấu bên trong của não bộ.
Hình ảnh ghi lại phần bụng và động mạch chủ đang hoạt động trong cơ thể chúng ta.
Chiếc vít nối khớp xương hiện lên "rõ mồn một".
Bức hình chụp phần khoang ngực của chúng ta.
Phần xương chậu và động mạch chủ hiện lên rõ nét trong bức hình.
Bức hình ghi lại phần lồng ngực, tim trong cơ thể chúng ta.
Hình ảnh chụp lồng ngực cho thấy sự khác biệt về hai phương pháp chụp ảnh GE (trái) và CT (phải).
Xem ảnh chụp não, động mạch, tim "động đậy" trong cơ thể người
Các bác sĩ Florida mới đây đã công bố hình ảnh chụp máy scan thế hệ mới GE - cho phép ghi lại hình ảnh chân thực nhất về các bộ phận trong cơ thể người.
Các bác sĩ ở Florida, Mỹ mới đây đã thử nghiệm và công bố những bức hình chụp thử nghiệm thế hệ máy scan mới của General Electric (GE) - có khả năng ghi lại hình ảnh chất lượng cao của các bộ phận như xương, mạch máu, nội tạng cơ thể người.
Phương
pháp này là thế hệ mới của chụp cắt lớp CT - được đặt tên là
"Revolution CT". Với chiếc máy chụp thế hệ mới này, người bệnh sẽ được
nằm trong buồng chụp, sau đó, các chùm tia X-quang sẽ được bắn ra, quét
đều bộ phận cần chụp để ghi lại hình ảnh cắt lớp chân thực nhất.
Máy tính sẽ có nhiệm vụ tổng hợp lại hình ảnh theo từng tấm với độ phân giải cao hơn nhiều so với ảnh chụp CT cũ.
Những bức ảnh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bộ phận đang "vận hành" trong cơ thể mình.
Hình ảnh cho thấy kết cấu bên trong của não bộ.
Hình ảnh ghi lại phần bụng và động mạch chủ đang hoạt động trong cơ thể chúng ta.
Tìm hiểu hoạt động của những mạch máu bao bọc trái tim không còn quá khó với các nhà khoa học.
Bức hình cho thấy hộp sọ và vòng động mạch willis.
Vòng mạch willis là khu vực tham gia của một số động mạch ở phía dưới (thấp hơn) của não.
Chiếc vít nối khớp xương hiện lên "rõ mồn một".
Bức hình chụp phần khoang ngực của chúng ta.
Phần xương chậu và động mạch chủ hiện lên rõ nét trong bức hình.
Bức hình ghi lại phần lồng ngực, tim trong cơ thể chúng ta.
Hình ảnh chụp lồng ngực cho thấy sự khác biệt về hai phương pháp chụp ảnh GE (trái) và CT (phải).
No comments:
Post a Comment