Cuối năm chen chân đi chợ đồ xưa
Vài sạp đồ thời bao cấp hay quân tư
trang trong chiến bày bán bên vỉa hè ở Đà Nẵng những ngày cận Tết đã thu
hút hàng trăm người đến xem, mua về sưu tầm.
Những chiếc bình cổ có giá lên đến hàng triệu đồng tùy thuộc vào niên
đại, hoa văn bày bán trên vỉa hè cũng được nhiều người quan tâm.
Trong thế giới lượng tử của các hạt, không gì là không thể!
Thí nghiệm chứng minh thời gian có thể đảo ngược
Một nghiên cứu khoa học mới đây vừa chỉ ra giả thuyết thời gian có thể “chạy giật lùi” về quá khứ.
Qua một thí nghiệm khảo sát tính chất các hạt trong vũ trụ, các nhà khoa học Mỹ chỉ ra thời gian chúng ta đã biết rất có thể đảo ngược được về quá khứ.
Cụ
thể, giáo sư Kater Murch thuộc Đại học Washington cùng các đồng nghiệp
đã tiến hành một thí nghiệm lượng tử. Họ đặt một bảng mạch trong lò vi
sóng, sau đó bắn các hạt photon ánh sáng vào đây – nơi trường lượng tử
của hạt tương tác với bảng mạch.
Trong thế giới lượng tử của các hạt, không gì là không thể!
Sau
khi các hạt photon đầu tiên bay qua, kết quả phân tích của máy tính
được "giấu kín" còn các chuyên gia sẽ cùng dự đoán kết quả của lần bắn
tiếp theo. Theo Murch, điều này giống như việc ta dự đoán trước các sự
việc tương lai, và xác suất đúng cao nhất chỉ là 50%.
Trong
khi đó, nhóm của Murch cho rằng nếu biết trước được trạng thái và sự
phát triển tương lai của từng hạt, khả năng dự đoán đúng kết quả bay của
photon trong thí nghiệm lên tới 90%.
Theo
ông, các hạt nguyên tử không được định hình cho tới khi con người đo đạc
chúng. Điều đó có nghĩa, trong quá khứ, các hạt không xác định nhưng
khi con người tiến hành nghiên cứu (trong tương lai), chúng đã có hình
dạng, trọng lượng hay tốc độ đầy đủ. Hiểu đơn giản, chính hành động
trong tương lai đã thay đổi những gì diễn ra trong quá khứ.
Thí
nghiệm trên về bản chất tương tự với lý thuyết được đề xuất bởi các nhà
khoa học Anh tháng 12/2014. Theo đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng tại
thời điểm xảy ra vụ nổ Big Bang, đã có hai vũ trụ được hình thành: một
là nơi ta đang sống và một vũ trụ gương phản chiếu chúng ta.
Nếu
như lý thuyết này là đúng thì theo các nhà khoa học, thời gian và không
gian là những thứ đối xứng. Nói cách khác, chúng ta ngày nay chỉ cảm
nhận được sự trôi qua nhanh chóng của thời gian mà thôi còn trong thực
tế, thời gian là “mũi tên” hai chiều và có thể đảo ngược hoàn toàn.
Ảnh chụp "vùng tối vĩnh cửu" bí ẩn trên Mặt trăng
Các chuyên gia NASA mới đây đã công bố bức hình cho thấy hình ảnh về "mặt tối" trên Mặt trăng - thứ mà con người trên Trái đất không bao giờ thấy.
Chúng ta biết rằng, nếu nhìn từ Trái đất, chúng ta chỉ có thể nhìn
thấy được một phía của Mặt trăng. Ở bất kỳ thời điểm nào, Mặt trăng luôn
hướng về Trái đất, trong khi mặt còn lại chúng ta không nhìn thấy -
được gọi là mặt tối của Mặt trăng.
Tuy
nhiên, mới đây, các chuyên gia của NASA đã công bố bức hình động cho
thấy "mặt tối" của Mặt trăng cùng hình ảnh Trái đất hiện ra lờ mờ trong
bức hình.
Bức hình với những góc độ khác của
Mặt trăng này được ghi lại bởi Lunar Reconnaissance Orbiter - phi thuyền
bay quanh Mặt trăng của NASA.
Hình
ảnh ghi lại được của NASA cho thấy phía bề mặt bên kia của có những địa
hình khá khác nhau. Một trong những điểm chú ý mà các chuyên gia phát
hiện được là miệng núi lửa khổng lồ được biết đến với tên Ocean of
Stroms - tàn tích của một vụ va chạm cực mạnh giữa tiểu hành tinh nào đó
với Mặt trăng. Cuộc va chạm này để lại hố đen khổng lồ, rộng tới
3.000km trên bề mặt Mặt trăng.
Cùng với đó, hình ảnh Trái đất xuất hiện - di chuyển theo hình số 8.
Với
hình ảnh động này, nếu tưởng tượng để Trái đất và Mặt trăng trên một
đường thẳng, chúng ta có thể trông đầy đủ hình ảnh Mặt trăng nhưng ở
trên Trái đất, đó chỉ là một lưỡi liềm mờ nhạt.
Hình
ảnh ghi lại phần mặt tối Mặt trăng vào năm 1969 và 2009. Với sự phát
triển của công nghệ mới, hình ảnh Mặt trăng trở nên rõ nét hơn.
Không
chỉ hố đen, các chuyên gia còn nhận thấy không ít miệng núi lửa hình
thành trên bề mặt tối này. Tuy vậy, với hình ảnh này, các chuyên gia hi
vọng sẽ tìm hiểu được kỹ hơn "phần tối vĩnh cửu" của Mặt trăng.
Video dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về phần không gian bạn không bao giờ có thể thấy trên Mặt trăng.
Đừng "kén cá chọn canh" nếu không muốn F.A cả đời!
Hậu quả của sự chờ đợi!
Người nguyên thủy sống trong những cộng đồng ít người và đầy rẫy những rủi ro từ thiên nhiên
Lý
giải điều này, các chuyên gia nhận định rằng: từ xa xưa, người nguyên
thủy thường sống trong các nhóm nhỏ ít hơn 150 người. Cộng đồng với số
lượng thành viên nhỏ như vậy thường có rủi ro lớn, nhất là trong việc
kết đôi. Vì vậy, con người khi đó đã hình thành nên xu hướng đánh cược
khi lựa chọn tình yêu. Điều đó giúp cả nhân loại tồn tại cho tới ngày
nay.
Hình ảnh cô Zoe Butle với chiếc hộp cá có chứa "vật thể lạ".
Cymothoa exigua là loài sinh vật duy nhất có khả năng thay thế hoàn toàn một cơ quan của vật chủ.
Khoa học chứng minh con người nên "yêu ngay kẻo lỡ"
Thay vì chờ đợi và tìm kiếm người tình hoàn hảo, các nhà khoa học tin rằng chúng ta nên "yêu ngay kẻo lỡ".
Chúng ta ai cũng muốn chờ đợi và tìm kiếm một tình yêu
hoàn hảo rồi sẽ đến với mình. Tuy nhiên, đừng chờ nữa bởi những nghiên
cứu mới đây đã chứng minh, thay vì tìm một người tình lý tưởng, bạn nên
lựa chọn một đối tượng để yêu khi cơ hội đến.
Theo
đó, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra, việc lựa chọn người yêu quyết định
tới sự tồn tại của cả loài người. Bản chất của hành động này thực ra là
sự đánh cược có tính rủi ro nhất định. Và từ hàng ngàn năm nay, con
người có xu hướng đánh cược một cách an toàn, tức là lựa chọn người để
yêu ngay khi cơ hội tới.
Đừng "kén cá chọn canh" nếu không muốn F.A cả đời!
Chris
Adami, giáo sư thuộc Đại học bang Michigan cho biết: “Con người nguyên
thủy đã buộc phải đặt cược vào việc có hay không khả năng tìm thấy một
người bạn đời tốt hơn. Họ có thể "duy trì nòi giống" với đối tác đầu
tiên mà gặp được mặc dù có thể đó chưa phải người tốt nhất thay vì cứ
chờ đợi đối tượng hoàn hảo không rõ ở đâu. Nếu chọn cách chờ đợi, có thể
họ sẽ không bao giờ cơ hội nữa".
Hậu quả của sự chờ đợi!
Để
chứng minh điều này, giáo sư Adami và nhóm của ông đã sử dụng một mô
hình máy tính, thiết lập những sinh vật mô phỏng người tiền sử để theo
dõi hành vi rủi ro thông qua hàng ngàn thế hệ. Các sinh vật mô phỏng
người được lập trình cẩn thận để đưa ra quyết định tương tự như chính
chúng ta trong thực tế cuộc sống. Sau đó, họ theo dõi và phân tích kết
quả.
Từ thí nghiệm trên, nhóm nghiên cứu cho
rằng "Một cá nhân có thể dành thời gian để tìm người bạn đời hoàn hảo,
nhưng những rủi ro về sinh sản mà nó mang lại cũng không hề nhỏ”.
Người nguyên thủy sống trong những cộng đồng ít người và đầy rẫy những rủi ro từ thiên nhiên
Nhìn tận mắt các loài ký sinh trùng nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm
Đó là những ký sinh trùng ăn lưỡi, não và mắt người... cần đề phòng.
Tuần qua, cô Zoe Butle sống ở Nottingham đã hết sức hoảng hốt khi
phát hiện trộn lẫn trong hộp cá đông lạnh của mình phần đầu của một con
“bọ”. Sau khi xác định, sinh vật này được xác nhận là loài ký sinh trùng.
Hình ảnh cô Zoe Butle với chiếc hộp cá có chứa "vật thể lạ".
Theo
các nhà nghiên cứu, có rất nhiều loại ký sinh trùng đang tồn tại, một
số loài chỉ đơn giản cư trú trong cơ thể, số khác sẽ “ăn nhờ” vào nguồn
thức ăn của vật chủ và có loài thậm chí ăn luôn “ngôi nhà” này.
Hãy cùng điểm danh một số loài kí sinh nguy hiểm thích ăn bộ phận cơ thể vật chủ như vậy qua bài viết dưới đây.
1. Ký sinh trùng ăn lưỡi vật chủ
Cymothoa
exigua là một loài ký sinh trùng đặc biệt, được biết đến như rận ở lưỡi
cá. Có kích thước nhỏ như một con rệp và được tìm thấy nhiều ở khu vực
quanh vịnh California, Cymothoa exigua khét tiếng là loài nguy hiểm, có
lối sống khá kỳ dị cùng khả năng "ăn" lưỡi vật chủ - ở đây là lưỡi của
chú cá xấu số.
Cymothoa exigua là loài sinh vật duy nhất có khả năng thay thế hoàn toàn một cơ quan của vật chủ.
Loài
ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt
vào gốc lưỡi cá, dần dần hút máu, ăn mòn và thế mình vào vị trí của lưỡi
cá.
Ở vị trí mới này, Cymothoa exigua có thể
thỏa thích ăn hết thức ăn của cá mà không hề bị phát hiện vì chú cá
tưởng rằng nó vẫn đang sử dụng cái lưỡi của mình.
Một
điểm đặc biệt khác mà ít người biết đến, đó là loài Cymothoa exigua
sinh ra là đực nhưng đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ tự "chuyển giới"
thành con cái. Tuy nhiên, cơ chế nào giúp loài này có thể tự chuyển giới
được như vậy vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu nghiên cứu.
2. Kí sinh trùng ăn mắt
Dù
chỉ với kích cỡ nhỏ bé chỉ 15 - 35μm, loài kí sinh trùng đơn bào
Acanthamoeba có thể là kẻ thù của những tín đồ đeo kính áp tròng.
Acanthamoeba
là một loài vi sinh vật dễ tìm thấy trong nước máy, bụi, nước biển hoặc
ngay trong phòng tắm hoặc hồ bơi của bạn. Chúng sống dựa vào cách ăn vi
khuẩn - những vi khuẩn thường thấy trong kính áp tròng bẩn.
Đã có những ca bệnh mà nạn nhân suýt mất đi con mắt vì đeo phải kính áp tròng "cõng" theo loài kí sinh trùng nhỏ bé này.
Một
khi xâm nhập vào mắt, Acanthamoeba sẽ ăn xuyên giác mạc, lớp ngoài của
nhãn cầu bệnh nhân, đồng thời sinh sản tại đây. Theo tính toán của các
chuyên gia, chỉ trong chưa đầy một ngày đeo kính áp tròng bẩn, loại amip
này đã gặm nhấm tới 70 dây thần kinh giác mạc.
Hậu quả của việc tấn công này là Acanthamoeba sẽ khiến mắt người bệnh ngứa rát, mắt mờ, trong trường hợp nặng có thể bị mù.
3. Ký sinh trùng ăn não
Là
một loài sinh vật đơn bào, Naegleria fowleri được mệnh danh là “amip ăn
não” bởi tác hại kinh khủng của nó một khi xâm nhập được vào trong cơ
thể người.
Dù hiếm khi xảy ra nhưng một khi
N.fowleri đã xâm nhập được vào hệ thống thần kinh, người bệnh luôn phải
chuẩn bị tinh thần đón nhận cái chết.
Thông
thường, Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường mũi.
Sau đó, N.fowleri sẽ di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông
qua sàn sọ để lên não. Naegleria fowleri được cho là nguyên nhân gây ra
căn bệnh viêm màng não với tỉ lệ tử vong lên đến 98%.
Loài
“amip ăn não” này sinh sôi rất nhanh. Chúng ăn các nơron thần kinh, gây
cho bệnh nhân những cơn đau đầu khủng khiếp, các cơn sốt cao, chứng ảo
giác và thậm chí khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát hành vi.
Các
nhà khoa học miêu tả mức độ nguy hiểm của nó là : dẫn đến cái chết
nhanh chóng đến nỗi rất khó nghiên cứu chúng tại phòng thí nghiệm.
4. Kí sinh trùng “ăn thịt”
Leishmaniasis
là tên của một căn bệnh gây loét thịt, gây ra bởi một loài kí sinh
trùng đơn bào truyền vào cơ thể người thông qua vết cắn của con ruồi
cát.
Theo
ước tính, có đến 21 loại kí sinh trùng Leishmaniasis khác nhau. Chúng
ảnh hưởng đến cơ thể người theo hai hướng chính: Leishmaniasis ở da và
Leishmaniasis toàn thân hay ở nội tạng.
Khi
mắc bệnh, bệnh nhân có thể bị lở loét trên da, khó thở, viêm loét và bị
“ăn dần” phần miệng, nướu răng, môi, lưỡi... Người bệnh cũng có thể bị
tiêu chảy, nhiễm trùng ở vùng gan, lá lách, thậm chí hỏng một phần nội
tạng.
Căn
bệnh này khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Một nghiên cứu cho thấy,
số ca nhiễm bệnh này đang có chiều hướng gia tăng do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu làm cho Trái đất nóng lên.
Ký sinh trùng dài khoảng 0,5m và có thể sống trong cơ thể người tới 15 năm.
Cận cảnh ký sinh trùng T. Gondii.
Những ký sinh trùng cư ngụ trong cơ thể người
Ký sinh trùng Leishmania, Toxoplasma gondii... là những sinh vật nhỏ nhưng vô cùng đáng sợ.
Ký sinh trùng là sinh vật siêu nhỏ thường ký sinh trên cơ thể vật chủ nhằm hút chất dinh dưỡng hay hút máu vật chủ để sống.
Tuy
nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi trên cơ thể mình có tồn tại loại ký sinh
nào không? Danh sách dưới đây sẽ khiến bạn "hoảng hốt" bởi lượng ký sinh
có thể đang sống trên cơ thể mình.
1. Ký sinh trùng Leishmania - ăn mòn cơ thể người
Loại
ký sinh trùng đơn bào này là nguyên nhân gây ra căn bệnh nhiệt đen
(Leishmania) - loại bệnh được truyền từ động vật sang người, chủ yếu là
vết đốt của loài muỗi cát.
Sau
khoảng thời gian ủ bệnh, ký sinh trùng này sẽ gây ra những vết đỏ lớn
trên da, sau đó vùng da đốt chuyển màu đen. Bệnh nhân sẽ trải qua cơn
sốt cao, mệt mỏi, thiếu máu.
Nếu
không được chữa trị kịp thời, loại ký sinh trùng này sẽ ăn dần ăn mòn
các tế bào miễn dịch, tạo cơ hội để những ký sinh trùng khác tấn công,
có thể gây ra viêm phổi, tỷ lệ tử vong sẽ lên tới 100%.
2. Ký sinh trùng Loa Loa
Loa
Loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun tròn
ký sinh ở người. Chúng được quan sát rõ nhất khi di chuyển qua các mô
kết mạc ở mắt, do đó, chúng còn có tên gọi là giun mắt châu Phi.
Qua
nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, loài ký sinh trùng này sẽ xâm
nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn của một chú ruồi nai.
Tuy
không thực sự ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân nhưng khi Loa Loa di
chuyển sẽ gây ra sự khó chịu, cộm mắt, đau đớn cho người bệnh.
Bên
cạnh đó, ký sinh trùng Loa Loa luôn di chuyển tới nơi có mô cho đến khi
trưởng thành. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 1 - 4 năm, khi đã
"lớn", chúng sẽ tiếp tục di chuyển ở các mô dưới da, giao phối và đẻ
trứng.
3. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Với
chiều dài 15 - 35cm, đây là loài có kích thước lớn nhất trong những
loài giun tròn ký sinh trong ruột người. Trứng của loài ký sinh
trùng Ascaris lumbricoides nhiễm vào cơ thể người qua con đường ăn uống.
Trứng sẽ nở và nhanh chóng xâm nhập vào thành ruột - môi trường thuận
lợi giúp loài ký sinh này phát triển.
Từ
thành ruột, Ascaris lumbricoides sẽ dần dần xâm nhập vào phổi - nơi
chúng gây ra những cơn ho và rất có thể lại quay ngược lại ruột.
Khi
ký sinh trong cơ thể người, giun đũa sẽ "hút" hết chất dinh dưỡng của
cơ thể, gây ra những rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ.
Khi đó, người nhiễm giun đũa trở nên xanh xao, mệt mỏi, tiêu chảy...
4. Giun chỉ Onchocerca volvulus
Bệnh
giun chỉ là bệnh gây ra do nhiễm phải một loại giun mang tên Onchocerca
volvulus dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng trong mắt, làm tổn
thương cấu trúc quan trọng và thường gây mù vĩnh viễn.
Ký sinh trùng dài khoảng 0,5m và có thể sống trong cơ thể người tới 15 năm.
Đây
là căn bệnh khủng khiếp với mức gây mù lòa cao và xảy ra ở những cộng
đồng có dịch bệnh này lan tràn. Bệnh này thường gây khủng hoảng trong
cộng đồng do những hậu quả nặng nề về kinh tế và xã hội mà nó gây ra.
Quá
trình bệnh xảy ra khi một loại côn trùng truyền bệnh - loài ruồi đen
(Simulium damnosum) chích vào da người để hút máu và truyền những ấu
trùng giun chưa trưởng thành từ người bệnh sang những người khác.
Những
ấu trùng này nhiễm vào cơ thể vật chủ mới, phát triển và tạo nên các
đám ấu trùng trưởng thành dưới da có dạng như các nốt.
5. Ký sinh trùng Toxoplasma gondii - khiến con người dễ tự tử
Ký
sinh trùng Toxoplasma gondii không chỉ cư trú trên mèo mà còn có thể
sống trên bất kỳ động vật máu nóng nào. Con người có thể bị nhiễm ký
sinh trùng T. gondii khi tiếp xúc với phân mèo, hoặc ăn thịt nấu chưa
kỹ, rau chưa rửa.
Cận cảnh ký sinh trùng T. Gondii.
Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng, loại ký sinh trùng này khi đã vào cơ thể
thường xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của con người, gây ra
nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tâm thần phân liệt, loạn thần kinh chức
năng và ung thư não.
Hầu hết mọi người đã tiếp xúc với ký sinh trùng Toxoplasma gondii này và sinh ra kháng thể miễn nhiễm với nó.
Nhưng
một vài cá nhân có hệ miễn dịch yếu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng
dẫn đến tử vong do nhiễm bệnh. Triệu chứng nhiễm bệnh thường là cúm,
sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu.
6. Ký sinh trùng gây bệnh ngủ Trypanosoma brucei
Ký
sinh trùng Trypanosoma brucei chính là tác nhân gây ra bệnh ngủ châu
Phi. Trypanosoma brucei là một trùng roi ký sinh trong máu, do ruồi
Glossina truyền vào cơ thể qua véc-tơ truyền.
Ký sinh trùng Trypanosoma brucei sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương hệ thần kinh người bệnh.
Giai
đoạn đầu của bệnh, ký sinh trùng tăng sinh ở mô dưới da, máu và bạch
huyết với dấu hiệu: sốt, nhức đầu, đau khớp và ngứa. Giai đoạn sau đó,
ký sinh trùng vượt qua hàng rào máu - não để gây nhiễm cho hệ thần kinh
trung ương.
Ở
giai đoạn này, các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn: thay
đổi hành vi, lú lẫn, rối loạn cảm giác, rối loạn giấc ngủ, ban đầu là
đảo lộn nhịp ngủ, sau đó ngủ mê man. Nếu không được điều trị, bệnh nhân
sẽ suy kiệt dẫn đến tử vong.
Những siêu năng lực của cơ thể mà bạn không hề hay biết
Tai phân biệt được nhiệt độ, dạ dày tái sinh hai lần mỗi tuần... là những khả năng "không tưởng" của các bộ phận trên cơ thể chúng ta.
Chúng ta thường cho rằng việc hít thở hay ăn uống là điều hiển
nhiên nên phần nào lơ là đến cơ thể mình. Tuy nhiên, ẩn sâu dưới bề
ngoài, cơ thể chúng ta là cả một cỗ máy đang vận hành không ngừng nghỉ
với những nhiệm vụ hết sức phức tạp.
Hãy cùng dành ra vài phút để tìm hiểu về những điều kỳ diệu của chính cơ thể mình qua bài viết dưới đây.
1. Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng nếm và ngửi
Nếm
và ngửi không chỉ là hoạt động của riêng những bộ phận trên khuôn mặt.
Hàng thập kỷ qua, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tất cả những bộ phận
trên cơ thể như thận, tim, xương sống, cơ quan hô hấp hay thậm chí tế
bào máu đều thực hiện những chức năng trên.
Điều
này nghe có vẻ giống như một bộ phim kinh dị nhưng đó là sự thật: toàn
bộ cơ thể bạn đang trải nghiệm tối đa cả thế giới xung quanh.
Hãy
lấy ví dụ với hai quả thận trên cơ thể, bên cạnh việc kiểm soát tỷ lệ
lọc máu thì thận còn phải kiêm luôn nhiệm vụ lọc nước tiểu. Điều tương
tự cũng xảy ra với các tế bào máu.
Trong
một thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi đặt một tế bào máu gần
với một chất tạo mùi hóa học, tế bào này có xu hướng di chuyển lại gần
mùi hương nó cảm nhận được.
Tuy
nhiên, mọi chuyện còn kỳ lạ hơn đối với những tinh trùng. Hàng tỷ chú
tinh trùng đều có khả năng đánh hơi thấy mùi của trứng trong cơ thể phụ
nữ nên theo đó tìm đến làm tổ và những đứa trẻ ra đời.
2. Tai cũng có khả năng phân biệt nhiệt độ
Tai
của mỗi người trong chúng ta có kết cấu thật kỳ lạ. Chúng bao gồm những
nếp gấp và vách ngăn xếp theo những vị trí khác nhau.
Tuy
nhiên đây không phải là điều ngẫu nhiên mà đó là kết quả của quá trình
tiến hóa suốt chiều dài lịch sử loài người để âm thanh có thể dẫn vào
tai một cách chuẩn xác nhất.
Bên cạnh khả năng
kỳ diệu đó, tai của chúng ta còn có thể phân biệt được nhiệt độ. Kết quả
của một cuộc nghiên cứu cho thấy, 96% người tham gia khảo sát đã trả
lời đúng về việc họ phân biệt được âm thanh của chất lỏng khi rót một
cốc trà nóng và một cốc trà lạnh.
Điều
này chỉ có thể lí giải được bằng việc kết cấu phân tử của chất lỏng ở
trạng thái lạnh chặt chẽ hơn nên chúng kém di động và sẽ ở ngược lại ở
trạng thái nóng.
3. Dạ dày tự tái sinh hai lần mỗi tuần
Không
phải ai cũng biết rằng, dạ dày của chúng ta tái sinh liên tục. Nó hoạt
động bằng cách giữ lại các chất đường, dinh dưỡng thiết yếu để tránh bị
axit phân hủy rồi sau đó trung hòa các chất này và chuyển tới trực
tràng.
Các
lớp mô ở bên ngoài cũng được thay thế liên tục để giúp quá trình tự ăn
mòn bên trong bởi axit. Bởi vậy mà cứ trung bình ba ngày, quá trình này
lại diễn ra một lần.
4. Hệ thống miễn dịch giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị ung thư hàng trăm triệu lần mỗi ngày
Ung
thư từ xưa đến nay luôn là căn bệnh nan y trong lịch sử loài người. Cho
dù bạn có duy trì chế độ ăn uống cực kỳ thanh đạm với chỉ rau và cà rốt
thì bạn cũng chỉ giảm được tỷ lệ mắc phải xuống 38% với nữ và 43% với
nam.
Chứng
bệnh này luôn xuất hiện một cách rất bất ngờ. Nó bắt nguồn từ những tế
bào bị tổn thương và sau đó tự tái lập trình để tiêu hủy. Đáng sợ hơn
nữa khi hàng tỷ tỷ tế bào trong cơ thể bạn có nguy cơ mắc phải mười ngàn
rủi ro mỗi ngày.
Tuy
nhiên đừng vội lo lắng khi mọi chuyện đã có cơ thể của bạn đảm đương.
Một số những enzyme đặc biệt và hệ miễn dịch sẽ có trách nhiệm tìm ra
những tế bào bị lỗi, loại bỏ nó ra khỏi cấu trúc phân tử, bao bọc lại và
đưa đi tiêu hủy trước khi kịp phát triển thành mầm mống ung thư.
Tất nhiên quá trình này không phải lúc nào cũng hiệu quả 100% và đó là lúc căn bệnh ung thư tìm đến bạn.
5. Số khớp thần kinh nhiều hơn gấp 1.000 lần vì sao trong vũ trụ
Ở
những nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã khám phá ra não người chứa
đến 100 tỷ neuron thần kinh. Tuy nhiên số khớp thần kinh có nhiệm vụ kết
nối tất cả neuron lại để làm thành trí não con người lên tới 100 tỷ tỷ.
Bạn có tin khi số khớp này lớn hơn gấp 1.000 lần số các vì sao trong vũ
trụ ngày nay?
Với khả năng xử lý khoảng 20 triệu tỷ phép tính toán mỗi giây, não của bạn thực sự là một cỗ máy vô song.
Vào
năm 2013, các nhà khoa học Đức và Nhật Bản đã thử so sánh khả năng tính
toán của 82.944 bộ vi xử lý với não người khi thực hiện cùng một phép
tính.
Trong
khi não người mất chỉ một giây thì cỗ máy này mất tới 40 phút để cho ra
kết quả. Và để đọc hiểu được đoạn viết này, hẳn não bộ bạn cũng đang
huy động một số lượng khớp thần kinh không nhỏ cùng vận hành.
Hẳn
sau khi theo dõi những điều thú vị trên bạn sẽ nhận ra mình có một cơ
thể thật tuyệt vời thế nào. Bởi vậy bạn hãy luôn yêu quý và chăm sóc cơ
thể mình để bộ máy đó luôn vận hành tốt nhất.
Các phản xạ tự nhiên "chẳng ai hiểu" của con người
Cùng đi tìm lời giải cho những phản ứng của cơ thể bạn vẫn gặp thường ngày.
Con người là sinh vật phức tạp nhất hành tinh đến nỗi mà có những
phản ứng kỳ quặc diễn ra hàng ngày mà đôi khi bạn cũng chưa lý giải
được.
Những thói quen hàng ngày hay phản ứng
vô điều kiện, hành động "bản năng" tưởng chừng như đơn giản nhưng đôi
khi lại khiến giới khoa học phải "vò đầu bứt tai" để tìm ra lời giải.
Cùng check lại một vài những phản ứng kỳ quặc của cơ thể mà bạn vẫn thường gặp hàng ngày nhưng chưa chắc đã hiểu dưới đây.
1. Nổi da gà
Nổi
da gà ( hay sởn gai ốc) thường xuất hiện khi chúng ta cảm thấy sợ hãi,
bị lạnh, khi bắt gặp một giai điệu cảm động hay đơn giản chỉ là nghe
tiếng móng tay cào trên bảng đen.
Đối với động
vật, da gà đóng vai trò như một công cụ để hăm dọa kẻ thù. Khi chúng bị
đe dọa, động vật thường xù lông lên để trông to lớn và dữ tợn hơn. Da gà
của chúng ta cũng hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản này. Tuy nhiên,
do con người hiện đại ngày nay đã ít lông lá hơn tổ tiên của chúng ta
ngày xưa vậy nên da gà dễ nhìn thấy hơn và dĩ nhiên chúng hoàn toàn vô
hại.
2. Run rẩy
Khi
bạn nóng, mồ hôi tiết ra giúp bạn hạ nhiệt và ngược lại, khi nhiệt độ
cơ thể hạ xuống, chúng ta sẽ vô thức run rẩy để duy trì nhiệt lượng cần
thiết cho cơ thể. Lúc này, các cơ xương rung động theo biên độ nhỏ nhằm
sản sinh ra năng lượng từ đó chuyển hóa thành hơi ấm.
Ngoài
ra, chúng ta cũng run rẩy mỗi khi bị sốt, đó là do cơ chế điều hòa thân
nhiệt. Lúc bắt đầu sốt, thân nhiệt bên trong của chúng ta tăng cao
trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài vẫn giữ nguyên khiến người ta cảm
thấy như bị lạnh. Chính vì vậy cảm giác ớn lạnh và rét run là những nét
đặc trưng khi sốt bắt đầu.
3. Giật mình khi đang thiu thiu ngủ
Có
một giả thuyết cho rằng, khi thiu thiu ngủ là lúc cơ thể chúng ta bắt
đầu thư giãn, hơi thở trở nên chậm dần. Thế nhưng lúc này não bộ lại cho
rằng chúng ta đang bị rơi, bị trượt ngã và cơn “giật mình” chính là một
lời cảnh báo từ bộ phận thần kinh trung ương.
Một
giả thuyết khác lại cho rằng “giật mình” là một phần tất yếu của quá
trình thư giãn. Bạn thường bị như vậy khi bản thân thấy lo lắng, stress,
khi chúng ta uống quá nhiều cà phê hoặc mệt mỏi tột độ. Bởi vậy các
chuyên gia khẳng định rằng, càng lo lắng, bạn càng dễ bị “giật mình”
trong những giấc mơ.
4. Ngáp
Thông
thường chúng ta không chỉ ngáp khi thấy chán hoặc mệt mỏi. Một nghiên
cứu mới đây chỉ ra rằng, ngáp khiến não bộ tỉnh táo hơn.
Nói
cách khác, ngáp hoạt động như một chiếc điều hòa nhiệt độ cho khối óc
của bạn. Sau khi ngáp, bạn sẽ cảm thấy minh mẫn hơn, đặc biệt là trong
những tình huống căng thẳng. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ngáp ngay
khi nhìn thấy một người khác... cũng đang ngáp.
5. Chảy nước miếng
Nước
miếng chảy vì rất nhiều lí do: Giữ cho miệng không bị khô, giúp nghiền
nát và tiêu hóa thức ăn, bảo vệ miệng và răng khi sắp nôn... Và đặc
biệt, khi bạn nghĩ đến những món ăn ngon, nước miếng chảy ra là để chuẩn
bị sẵn sàng cho việc tiêu hóa bữa ăn đó.
Nước
miếng giúp bôi trơn các mô trong miệng, giúp chúng ta nói, nhai, nuốt dễ
dàng hơn. Nước miếng còn giúp loại bỏ chất thải vi khuẩn gây sâu răng
trong miệng, bảo vệ răng khỏi bị sâu, giữ cho các mô miệng khỏe mạnh
bằng cách trung hòa axit có hại và tái khoáng hóa men răng.
6. Nấc
Trong
quá trình hô hấp ở mỗi người, cơ hoành sẽ giúp không khí lưu thông qua
phổi. Việc bạn ăn hoặc uống quá nhanh sẽ khiến cơ hoành bị kích thích
khiến cho không khí bị chặn lại ở cổ họng, gây ra tiếng nấc.
Tuy
nhiên, bạn không cần phải lo lắng vì nấc chỉ kéo dài trong vài phút.
Nín thở hoặc thở sâu vài lượt sẽ giúp bạn nhanh chóng hô hấp bình thường
trở lại.
7. Chảy nước mắt
Việc
chảy nước mắt phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta, thực
chất, nước mắt chảy trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Thông thường,
mắt chúng ta luôn ướt nhờ một lượng nước mắt nhất định luôn được tiết ra
để bảo vệ đôi mắt khỏi vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại.
Trong
những trường hợp khác khi mắt ta phải tiếp xúc với khói bụi và acid, ví
dụ như khi bạn cắt hành, mắt sẽ bị kích thích và nước mắt sẽ chảy ra
với lượng nhiều hơn.
Và không thể không kể đến
những giọt nước mắt khi xúc động, khi bạn buồn, vui hay thậm chí sợ hãi.
Có một giả thuyết cho rằng, những giọt nước mắt này chính là liều thuốc
giúp chúng ta bình tĩnh hơn.
8. Đỏ mặt
Hãy
nhớ lại khi bạn rơi vào một tình huống đáng xấu hổ và cảm giác mặt mình
nóng bừng. Đó là khi lượng adrenaline trong cơ thể tăng vọt, các mạch
máu giãn ra khiến máu lưu thông nhanh hơn. Các nhà khoa hoc cho rằng, đỏ
mặt chính là lời xin lỗi không lời của bạn cho những sai sót của mình.
9. Ợ và xì hơi
Bạn
sẽ ngượng chín khi bị bắt gặp làm những việc trên ở nơi công cộng. Tuy
nhiên, đây hoàn toàn là những phản ứng tự nhiên khi cơ thể bạn đang có
quá nhiều hơi. Bạn sẽ ợ khi ăn quá nhanh, nhai kẹo cao su hoặc uống đồ
có gas, đôi khi nhiễm trùng dạ dày cũng khiến bạn bị ợ liên tiếp.
Một
nguyên nhân khác chính là do lượng thức ăn của bạn nạp vào cơ thể chưa
được tiêu hóa hoàn toàn trong dạ dày và ruột non. Khi xuống đến ruột
già, lượng thức ăn này được vi khuẩn phân hủy và biến thành hơi cần được
đẩy ra ngoài. Vì thế, bạn sẽ liên tục có triệu chứng ợ và xì hơi.
Sự thật "ngớ người" không phải ai cũng biết về cơ thể của mình
Bọ, rận mu vẫn sống "nhởn nhơ" trên lông mi, tim bắn ra ngoài vẫn đập thình thịch... là những sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cơ thể chúng ta.
Cơ thể
chúng ta là một khối thống nhất, có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Nhưng liệu rằng tất cả chúng ta đã hiểu hết về hệ thống cấu trúc phức
tạp đang vận hành mỗi ngày này.
Rượu từng được coi là thước đo sự thật ở mỗi con người.
Những fun fact dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cơ thể chúng ta.
(Nguồn: Business Insider, Wikipedia)
Bí kíp dễ dàng giúp bạn nhận biết kẻ nói dối
Chỉ cần tinh ý và tuân thủ đúng những bí kíp dưới đây, không một ai có thể lừa dối hay qua mặt bạn…
Trong cuộc sống, bạn không thể nào tránh khỏi những khoảnh khắc bị “xỏ mũi” bởi những lời nói dối,
từ trêu đùa cho tới có chủ đích, ác ý. Vậy làm thế nào để trở thành một
bậc thầy trong việc phát hiện những kẻ có ý định lừa đảo, lừa dối
mình?
Điều này rất khó, nhưng không phải là không thể nếu như bạn áp dụng thành công những mẹo vặt và bí kíp dưới đây…
Từ sự thật khoa học đằng sau những lời dối trá…
Nếu có ai từng nói họ chưa bao giờ lừa dối ai lần nào thì có lẽ đó
chính là một lời nói dối. Con người chúng ta nói dối rất nhiều từ khi
còn rất nhỏ - khoảng 3 tuổi. Theo chuyên gia Pamela Meyer, trung bình
một người nói dối 3 lần trong phút đầu tiên nói chuyện với người lạ và
từ 10 - 200 lần/ngày.
Ngoài ra, xu hướng nói
dối giữa nam và nữ cũng khác nhau. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra,
trong khi nam giới thường nói dối để tự làm mình đẹp lên thì phụ nữ lại
làm điều này với mong muốn làm người khác cảm thấy tốt hơn.
Có một sự thật mà ít ai biết, đó là nói dối tiêu tốn rất nhiều năng
lượng của não bộ. Ở một góc độ nào đó, người ta coi khả năng nói dối ở
một người chính là biểu hiện trí thông minh của họ.
Khi
nói dối, phần não trước trán hoạt động rất mạnh. Quá trình này bao gồm
việc xem xét sự thật, dự đoán phản ứng của người đối diện sau đó xây
dựng kịch bản lừa dối khác sao cho không có sơ hở và khó phát hiện.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người nói dối. Theo các chuyên
gia, đó có thể là việc làm nhằm trốn tránh trách nhiệm hay khắc phục sai
lầm, tránh làm tổn thương người khác hoặc nâng cao danh tiếng, hình ảnh
của bản thân trong mắt người khác…
Nhà tâm lý học Robert Feldman thuộc trường ĐH Massachusetts thậm chí từng nhận xét: “Con người nói dối gần như là một phản xạ hết sức tự nhiên”.
… những "liều thuốc sự thật" trong lịch sử…
Câu chuyện nói dối thực ra đã được người cổ đại đề cập tới từ rất
lâu. Cách đây 2.000 năm, nền văn minh Ấn Độ đã phát minh ra một phương
cách kiểm tra sự dối trá của một người bằng hạt gạo. Họ cho đối tượng
ngậm một hạt gạo và yêu cầu anh ta nhổ hạt gạo ra.
Nếu
nhổ ra được chứng tỏ anh ta nói thật, còn ngược lại thì là nói dối.
Thực tế khoa học sau này đã chứng minh tính đúng đắn của cách thức độc
đáo này. Khi nói dối, hoạt động thần kinh phức tạp dễ dẫn đến khô miệng,
do đó người ngậm hạt gạo mà không nhổ ra được có tiềm năng là kẻ lừa
đảo, dối trá.
Nói dối đôi khi là để đánh lừa chính bản thân mình.
Sau này, với sự phát triển mạnh mẽ hơn của khoa học, rượu hay một
số loại thuốc như scopolamine, natri amytal… được dùng như “huyết thanh
sự thật”. Những thức uống này gây ức chế hoạt động của não bộ qua việc
tác động lên kênh GABA, hệ quả là khiến người uống khó kiểm soát được
lời nói dối của mình hơn.
Tuy nhiên, tác dụng của “huyết thanh” dạng này cũng chỉ phần nào và không thể chính xác 100% được.
… và bí quyết phát hiện “Pinocchio” đơn giản…
Bên cạnh những cách thức nhận biết nói dối phức tạp thường được ứng
dụng trong điều tra tội phạm, thực tế mỗi chúng ta cũng đều có thể trở
thành các chuyên gia nhận biết lừa đảo. Các cựu sĩ quan CIA Philip
Houston, Michael Floyd và Susan Carnicero đã cùng đưa ra một số thủ
thuật nhỏ để nhận biết một người đang có ý định “dắt mũi” bạn:
Thủ thuật đầu tiên có lẽ hầu như mọi người ai cũng đã từng nghe qua, đó là để ý tới đôi mắt và miệng
của đối tượng cần kiểm tra. Quá trình nói dối khiến não bộ hoạt động
rất nhiều, gây ra cảm giác lo lắng vì sợ bị phát hiện nói dối.
Do
đó một cách vô thức, những người nói dối có xu hướng không dám nhìn
thẳng vào mắt người đang nói chuyện hay quay giấu mặt đi chỗ khác khi
nói.
Thủ thuật thứ hai sẽ giúp bạn đo lường chỉ số lừa đảo ở một con người - hỏi dồn dập.
Hãy hỏi họ “Cách đây bảy năm vào ngày này, anh làm gì?”. Tất nhiên,
100% chúng ta sẽ phải dừng lại suy nghĩ vì đơn giản ta không được chuẩn
bị sẵn cho tình huống như vậy. Sau khoảng vài giây, hãy hỏi tiếp “Cách
đây bảy năm vào ngày này anh đã cướp một trạm xăng phải không?”.
Có
2 trường hợp xảy ra, nếu đối tượng lập tức trả lời “Không” thì họ đang
nói thật còn nếu họ ngần ngừ và không phản ứng ngay thì hãy cẩn thận với
đối tượng này, hắn có nhiều tiềm năng nói dối bạn đó.
Thủ thuật thứ ba đó là quan sát cổ họng
của đối tượng. Người đang nói dối thường bị khô miệng và cảm giác lo
âu, bất an nên thường có phản ứng nuốt nước bọt. Chỉ cần tinh ý phát
hiện ra đặc điểm này, bạn hoàn toàn có thể lật tẩy trò lừa đảo đang nhắm
vào mình.
Thứ tư, cơ thể người nói dối thường có phản ứng để chống lại sự lo
âu, căng thẳng bằng cách giảm lượng máu trên cơ mặt. Hệ quả của việc này
là cảm giác lạnh, ngứa môi, tai… Do đó, nếu quan sát người đang nói dối, rất dễ nhận ra họ hay cắn môi, gãi tai một cách rất khó hiểu.
Cuối cùng, hành động chải chuốt một cách quá mức
cũng là một dấu hiệu nhận ra kẻ lừa đảo. Đàn ông nói dối có xu hướng
chỉnh lại cổ áo, cà vạt trong khi phụ nữ không trung thực hay vuốt tóc
gọn gàng. Những phản ứng tưởng chừng như lịch sự này thực ra lại là một
phản xạ chứng tỏ cảm giác căng thẳng mà người nói dối gặp phải.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Psychology Today, Blifaloo, Parade, How Stuff Works, Livescience...
Bí kíp giúp bạn "chảy nước mắt" khi buồn
Trước đó, hãy tìm hiểu sự thật khoa học thú vị đằng sau những giọt nước mắt khi bạn khóc…
Khi sinh ra, ai trong chúng ta cũng đều khóc.
Khóc như một biểu hiện, lời khẳng định sự hiện diện của con người với
thế giới. Phản ứng này theo ta suốt cuộc đời khi ta buồn, khi ta vui…
Vậy bạn đã hiểu gì về chuyện “khóc lóc” của con người?
Khóc là gì?
Khóc là một đặc tính của con người, giúp chúng ta phân biệt với các
loài sinh vật khác. Nói đơn giản, khóc thực ra là cơ chế tràn lệ ra từ
khóe mắt của con người do sự chi phối của não bộ, hoặc phản ứng tự nhiên
trước một kích thích.
Khóc cũng có nhiều
dạng, tuy nhiên theo tiến sĩ William H. Frey, có thể chia khóc thành 3
kiểu dựa theo mục đích khóc: khóc để giữ ẩm mắt, khóc phản ứng lại các
tác nhân như bụi bặm và khóc để giải tỏa cảm xúc.
Dẫu khóc có thể xuất hiện từ nhiều cơ chế, song về cơ bản thành
phần của nước mắt thì không hề thay đổi. Nước mắt được lọc ra từ máu
trong người, chứa nước tinh khiết, carbohydrate, lipid, chất điện giải,
lysozymes, lactoferrin, vitamin… Có một điều đặc biệt là khi con người
bị stress, căng thẳng, cơ thể sản sinh càng nhiều adrenaline - giúp tăng
cường quá trình lọc máu để tạo ra nước mắt nhiều hơn.
Tác dụng thần kỳ của việc khóc
Ít ai biết rằng, khóc là cả một quá trình vô cùng lý thú, được điều
khiển phức tạp bởi não bộ. Trong số 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ
não, đôi dây số V, số VII chính là bộ máy điều khiển lưu lượng và thời
gian khóc của con người.
Khi nhận được lệnh từ
hệ thần kinh, dây số VII sản xuất nước mắt, trong khi dây số V ra lệnh
cho các cơ bắp trên khuôn mặt thay đổi trở nên buồn hơn, đáng thương
hơn. Kết quả cuối cùng là những giọt nước mắt lăn dài trên má liên tục
xuất hiện.
Các nhà khoa học đã so sánh cơ chế này với hiện tượng nước mắt cá
sấu. Theo một nghiên cứu công bố năm 1976, nước mắt của cá sấu hoạt động
dựa trên cơ chế tương tự, song do 3 đôi dây thần kinh số V, VII và IX
phụ trách. Ngoài ra, cá sấu thường khóc một bên mắt, điều mà con người
không bao giờ làm được.
Dưới góc độ sinh học, khóc có tác dụng dưỡng ẩm cho mắt, loại trừ
và tiêu diệt vi khuẩn có hại cho thị giác. Sở dĩ nó làm được điều này là
nhờ lysozyme - một enzyme có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và lactoferrin
- làm nhiệm vụ phòng chống nhiễm trùng. Theo nghiên cứu lâm sàng trong
thập niên 70, những người không khóc có nguy cơ bị bệnh như loét, viêm
kết tràng, nhức đầu cao hơn người hay khóc.
Khóc còn là một phương thuốc chữa lành các vết thương bên ngoài.
Các nhà khoa học Úc đã chứng minh điều đó qua thí nghiệm với loài chuột.
Họ cắt một vết nhỏ trên da của một nhóm chuột, sau đó chia chúng làm 2
nhóm. Một nhóm được nhỏ chất kích thích làm chuột khóc ra nước mắt, một
nhóm thì không. Kết quả là nhóm chuột hay khóc có tốc độ bình phục nhanh
tới kinh ngạc, nhanh hơn nhóm kia tới 12 ngày.
Thống kê xã hội học cũng cho thấy những kết quả tâm lý tích cực của
việc khóc, 73% đàn ông và 85% phụ nữ cảm thấy tốt hơn sau khi khóc.
Cũng theo các chuyên gia, sau khi phân tích hình ảnh kĩ thuật số khuôn
mặt đang khóc, họ nhận ra rằng, khóc làm cho khuôn mặt con người trở nên
đáng thương, thông cảm hơn. Đó có lẽ cũng là lý do mà phái mạnh rất hay
mủi lòng khi thấy phái yếu khóc.
Nếu muốn khóc mà không thể khóc được thì sao nhỉ?
Mặc dù khóc có nhiều tác dụng như trên tuy nhiên, có trường hợp,
bạn muốn khóc mà không thể khóc được. Nếu vậy thì chúng ta phải làm sao?
Cùng điểm một vài bí kíp dưới đây để có thể "nước mắt 2 hàng" những lúc
cần thiết.
Có thể chia bí kíp học khóc ra thành 8 bước cơ bản. Đầu tiên, hãy
bắt đầu nghĩ về những điều khiến bạn buồn bã trong quá khứ, các hoài
niệm ấy sẽ tạo một nền tâm trạng kích thích bạn bước đầu.
Thứ hai, kích ứng mắt của bạn bằng cách nào đó. Thông thường bạn có
thể nhắm chặt mắt lại, dụi 25s rồi cố gắng mở thật to, nhìn chằm chằm
vào một vật nào đó. Tiếp tục làm tăng kích thích phản ứng lên trung ương
thần kinh bằng cảm giác đau với việc bấu vào tay của mình.
Bước tiếp theo, bạn tập trung điều chỉnh cơ mặt của mình làm sao trông buồn thảm, thê lương nhất có thể. Và đừng quên tập trung vào hơi thở sao cho giống lúc bạn khóc nấc nhất - hít vào liên tục thật sâu rồi thở mạnh ra tiếng.
Nếu đứng trước người khác, hãy thực hiện tiếp bước thứ sáu: liên
tục thay đổi vị trí chuyển động cơ thể, giống như đang khóc thật vậy.
Hành động này thường được các diễn viên trong phim vận dụng rất thuyết
phục.
Bước thứ bảy, cố nói với giọng nhỏ, xen lẫn tiếng nấc khóc, điều này khiến cho bạn dễ khóc hơn đó. Quan
trọng nhất là bước thứ 8, hãy biết lúc nào là điểm dừng lại việc khóc
giả vờ này. Lý do là bởi, bạn không thể khóc quá lâu hơn so với lúc khóc
thật.
Với 8 bước này, bạn hoàn toàn có thể "mít ướt". Nhưng sống thật
luôn là cách tốt nhất, bởi vậy bạn hãy sử dụng bí kíp nói trên đúng lúc,
đúng chỗ nhé.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, The Guardian, Huffingtonpost, Wikipedia...
No comments:
Post a Comment