Sài Gòn – Những Chuyện Nhỏ Mà Lay Động Lòng Người
Published on February 7, 2015 · No Comments Nước uống miễn phí cho người đi đường, sửa xe sửa giày không lấy tiền của những người khuyết tật, anh xe ôm, chị quét rác… là những câu chuyện nhỏ lay động lòng người giữa Sài Gòn.Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển “Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác…” của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi.
Từ những ngày đầu mở gian hàng này, đã có nhiều bác xe ôm, người bán vé số đến nhờ anh Bình sửa cho những đôi giày cũ đã rách, đứt chỉ, giày bị há miệng… Anh tâm sự: “Ngồi ở đây làm việc mới nhìn thấy sao Sài Gòn nhiều người khổ quá, khổ hơn cả mình. Họ mang đôi giày cũ rách bươm không dám thay mới vì sợ tốn tiền, họ nhờ tôi sửa lại, tôi nhìn họ và thấy hình ảnh mình 5 năm gian khổ làm đủ mọi nghề để mưu sinh ở Sài Gòn.”
Từ đó, cứ người nghèo đến sửa là anh không bao giờ lấy tiền. Có người nói, “anh có lòng thì treo bảng để bà con biết với”, thế là tấm bảng bằng giấy A4 với những dòng chữ ấm lòng đã ra đời được 6 tháng nay.
Suốt 2 năm qua, trên một góc đường khác ở Sài Gòn, ngay ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai giao Cống Quỳnh, Quận 1, một tấm biển đặc biệt đã được dựng lên: Bơm vá xe miễn phí cho người khuyết tật. “Lúc mới vào nghề tôi chỉ để biển bơm vá xe bình thường. Thấy người bán vé số, học sinh nghèo, người khuyết tật thì tôi sửa xe và bơm vá miễn phí. Nhiều người biết chuyện mách với nhau “xe hư dắt ra chỗ ông Lương ổng sửa không lấy tiền.” Nhưng có vài người còn hơi nghi ngại nên tôi dựng hẳn tấm biển này, ai đưa tiền thì tôi chỉ vào biển nói tôi “quy định” là không lấy tiền người nghèo.
Thỉnh thoảng người dân thấy tấm biển vẫn để đó nhưng không thấy ông thợ sửa xe đâu, hỏi các bác xe ôm thì mới biết: “Chú Lương nghe nói có người khuyết tật bị bể bánh xe ở đường bên kia, đang vất vả đẩy đến chỗ sửa, nên chú ấy chạy đến đẩy phụ về đây. Nhìn mặt ổng cau có vậy chứ ổng tốt lắm!”
Một đặc sản miễn phí khác của Sài Gòn là nước uống. Không ai nhớ từ lúc nào mà khắp các con đường lớn nhỏ ở Sài Gòn bắt đầu xuất hiện những thùng trá đá với dòng chữ “Trà đá miễn phí” hoặc “Nước uống miễn phí”. Chủ nhân của những bình nước này đều là người dân lao động, buôn bán. Đối với những trẻ em bán vé số, người bán ve chai, nhặt rác, chạy xe ôm… một ly trà đá miễn phí trong cái nắng gay gắt của Sài Gòn đã giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền để đổi lấy hộp cơm ăn qua ngày. (Trong ảnh là bình nước trà miễn phí đặt tại ngã tư Cao Thắng và Điện Biên Phủ)
Thùng nước miễn phí trước cửa tiệm bán bánh mì của ông Tư trên đường Võ Văn Tần, Quận 3 đã có mặt ở Sài Gòn được 5 năm nay. Ông kể: “Tôi vào Sài Gòn từ năm 18 tuổi, thấm được hết những gian truân vất vả để kiếm được đồng tiền nên tôi biết một ly nước miễn phí cần thiết cho người dân thế nào. Ngày xưa mình cơ cực kiếm ăn được vài đồng bạc lẻ, khát nước mà mua thì tốn tiền. Giờ trời thương nên cuộc sống khá hơn, tôi nghĩ đến việc làm chút việc nhỏ cho những người nghèo khác.”
Khi chúng tôi bày tỏ sự cảm kích với biển sửa xe, sửa giày, bình nước miễn phí… anh Bình, ông Lương và những người hàng ngày vác thùng nước ra đường miễn phí đều có phản ứng giống nhau: Họ cười hiền, nhíu mày và nói: “Mấy việc này bình thường thôi em, đó chỉ là những chuyện nhỏ ở Sài Gòn”.
Quỳnh Trân / MASK Online
Tâm thư một Sinh viên Nhật gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam
Published on February 7, 2015 · No Comments
Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao. “Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan”
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào.
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào.
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”
Tulip Châu Sa
(Nguồn: Đất Việt)
Khi ăn đừng gắp thức ăn cho người khác
Published on February 7, 2015 · No Comments Trong nhiều buổi tiệc tùng, họp mặt, một thực khách dùng đũa mình đang ăn, gắp thức ăn cho những người ngồi cùng bàn. Người gắp không biết người cùng bàn nhiều khi khó chịu nhưng không nói ra.Có người lấy đũa mình đang ăn để gắp cá, thịt… bỏ vào chén của người cùng bàn hoặc gắp rau, hải sản cho vào nồi lẩu và nhúng đũa đè rau xuống nồi. Có người lấy muỗng hoặc vá, múc nước trong nồi lẩu để nêm nếm, xong lại lấy cái muỗng đó khuấy nồi lẩu rồi nếm tiếp, rồi múc lẩu cho vài người.
Một số người nghĩ rằng gắp cho người, múc cho khách, thể hiện sự tôn trọng người khác. Nhưng điều này hoàn toàn là võ đoán.
Thử hỏi một người bệnh gút, bệnh thừa mỡ máu đang ăn kiêng, chúng ta lại gắp cho họ hải sản, thịt đỏ thì họcó ưng bụng không?
Ðơn giản hơn, một người ăn chay trường, lại bị bị gắp cho món mặn thì cũng khó xử.
Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua thực phẩm hay đồ uống là một vấn đề phổ biến, gây lo lắng và đôi khi đe dọa tính mạng con người.
Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính mỗi năm có một trong sáu người Mỹ (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.
Một trong những bệnh lan truyền do đường miệng này là viêm gan siêu vi A. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủyếu qua đường phân – miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh), sẽ mắc bệnh viêm gan A. Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều. Cũng theo WHO, ở các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh môi trường kém, thì hầu hết trẻ em (90%) bị nhiễm viêm gan siêu vi A, trước 10 tuổi.
Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bịnhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày – tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống. Do đó, để tránh lây nhiễm, cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh…
Từ những thông tin trên, có thể kết luận rằng dùng đũa mình đang ăn, gắp thức ăn cho người khác, là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.
Mâm cơm gia đình của đa số người Việt thường chung cơm, canh, cá, thịt… nhưng chén đũa riêng. Chúng ta có thể dùng chung tô canh (vá riêng), giẽ chung miếng cá, gắp chung đĩa thịt kho… nhưng chẳng ai dùng chung đũa chén cả; nếu nghi dùng nhầm thì có lẽ mọi người, kể cả tôi, sẽ thay bộ khác ngay. Và đương nhiên, nhiều người không dám ăn những món đã bị người khác khoắng lên bằng đũa đang ăn của họ.
Nhờ ý thức, ngày nay việc ăn chung đũa cũng đã có phần cải thiện: gắp đũa hai đầu, bố trí muỗng nĩa, vá, đũa… ở các món chung. Nhiều gia đình người Quảng tổ chức giỗ kỵ, liên hoan bằng món đặc sản mì Quảng nổi tiếng. Ðây thật sự là món buffet dân dã Việt Nam.
Chủ nhà nấu chuẩn bị: một nồi nhân lớn thịt gà, thịt bò, tôm, trứng, một lượng nước dùng thích hợp, đủ thứrau và gia vị cần thiết. Khách khứa chỉ việc chọn loại thích dùng, lượng theo ý, người trước, kẻ sau đều thỏa mãn.
Tiệc đứng kiểu này có ưu điểm:
1/ là hợp khẩu vị, nhu cầu dinh dưỡng, ai nhiều ai ít tùy chọn;
2/ là rất vệ sinh, tránh chung đụng đũa, chén, muỗng, nĩa
và 3/ là tiết kiệm và hợp lý.
Ăn uống bao hàm dinh dưỡng, khoa học và văn hóa. Một thức ăn ngon, hợp khẩu vị nhưng thiếu khoa học, kém vệ sinh chắc chắn sẽ không được số đông chấp nhận.
Vì vậy khi ăn tiệc, liên hoan… trong trường hợp đối đế, nếu muốn chia thức ăn cho người cùng bàn, bỏ rau, thịt, cá vào nồi lẩu, thì không nên dùng muỗng đũa mình đang ăn đểgắp, múc mà hãy dùng mỗi người một bộ đồ ăn riêng.
TS. BS Trần Bá Thoại
Xin cám ơn chia sẻ của tiến sĩ ạ!
ReplyDeleteInax