Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam - sức bật cho giao thông TP HCM
Dài 55
km với tốc độ tối đa 120 km/h, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
được đánh giá có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối TP HCM với các tỉnh
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
"Tuyệt quá, tôi sẽ chỉ mất gần một tiếng rưỡi để đến Vũng Tàu", anh
Nguyễn Ngọc Sơn nhà ở quận 5, TP HCM, nói về cao tốc TP HCM - Long Thành
- Dầu Giây sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 8/2.
Dài 55 km, tốc độ tối đa 120 km/h, cao tốc hiện đại nhất nước này được
đánh giá là có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối TP HCM với các tỉnh
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi đó, ôtô từ TP HCM đi Long Thành chỉ còn 20 phút, đi Vũng Tàu mất một giờ 20 phút và đi Dầu Giây chỉ còn một giờ.
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được đánh giá là một dự án hiệu quả và đúng lúc. Ảnh: H.P.
|
Trước đây, từ TP HCM đi Vũng Tàu người dân phải mất hơn 2 giờ để đi hết đoạn đường dài 120 km bởi giao thông tại khu vực Ngã ba Vũng Tàu thường xuyên ùn tắc. "Xe đông quá, nhất là container nên riêng đoạn TP HCM đến bò sữa Long Thành đã hết hơn một giờ, tâm trạng rất mệt mỏi", anh Sơn nói.
Ngoài cách đi theo xa lộ Hà Nội rồi rẽ vào quốc lộ
51 về Vũng Tàu, người Sài Gòn còn có lựa chọn khác để "né" kẹt xe tại
Ngã ba Vũng Tàu là đi qua phà Cát Lái, về đến Nhơn Trạch (Đồng Nai) rồi
vòng ra lại quốc lộ 51. Với lộ trình này, đoạn đường được rút ngắn
khoảng 10 km nhưng lại mất thời gian chờ qua phà. Chưa kể trong các dịp
lễ Tết, ôtô phải xếp hàng hơn 2 km, chờ cả tiếng mới qua được phà.
Trong khi đó, anh Hải - tài xế một hãng xe lớn chạy tuyến TP HCM -
Đà Lạt (Lâm Đồng) cho hay, đoạn đường từ thành phố đến Dầu Giây (Đồng
Nai) chỉ dài 70 km nhưng mất gần 3 tiếng. "Chưa kể đoạn từ Suối Tiên đến Ngã ba Vũng Tàu hay bị ùn tắc. Đoạn qua TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) dân cư rất đông, xe máy thường băng ngang đường nên ôtô phải chạy rất chậm", anh Hải nói.
Được khởi động từ năm 2009, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với tổng mức đầu tư lên đến 20.630 tỷ đồng được
chia thành 2 đoạn. Đoạn đầu từ nút giao An Phú đến Long Thành - Đồng
Nai - dài 23,9 km đi qua quận 2, 9 (TP HCM); huyện Nhơn Trạch và Long
Thành (Đồng Nai). Đoạn còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây dài 31,1 km đi
qua huyện Long Thành; Cẩm Mỹ và Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai.
Là một trong những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, bà Lê Thị
Hồng Vân, ấp 94, xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, bà
có nửa sào đất bị giải phóng mặt bằng để làm đường. "Khi nghe chủ
trương xây dựng đường cao tốc tôi rất ủng hộ vì có thêm đường xá thì xe
cộ đi lại sẽ nhanh hơn, thuận tiện hơn", bà Vân nói và cho biết bà được
bồi thường hơn 100 triệu đồng.
Cũng bị giải tỏa gần 3 sào đất thổ cư và nông nghiệp để làm đường
cao tốc, ông Nguyễn Văn Thành, xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất cho biết
đã sớm giao đất cho chủ dự án. "Tôi rất ủng hộ chủ trương làm thêm
đường, nay thấy con đường đã hoàn thành và rất đẹp nên phấn
khởi lắm. Tuy nhiên, nhà nước phải làm sao xây dựng thêm các tuyến
đường dân sinh để người dân hai bên tuyến cao tốc này đi lại dễ hơn",
ông Thành nêu ý kiến.
Điểm nhấn của tuyến cao tốc là công trình cầu Long Thành dài 2,35
km có kết cấu dầm hộp đúc hẫng cân bằng, tĩnh không thông thuyền cao
30,5 m. Ảnh: Hữu Công.
|
Đánh giá về lợi ích do tuyến đường này mang lại, Tổng thư ký hiệp hội
vận tải hàng hóa TP HCM Thái Văn Chung cho rằng cao tốc TP HCM - Long
Thành - Dầu Giây là công trình giao thông rất ý nghĩa và mang lại hiệu
quả kinh tế rất cao. "Tuyến đường này giúp kéo giảm cự ly cũng như thời
gian cho các loại xe từ cảng Cát Lái (TP HCM) đi Bà Rịa - Vũng Tàu, các
tỉnh Tây Nguyên và miền Trung rất nhiều. Đây là một phương án quy hoạch
giao thông đúng đắn", ông Chung nói.
Theo ông Chung, cả doanh nghiệp vận tải cũng như doanh nghiệp sử dụng
dịch vụ vận tải đều được hưởng lợi nhờ tuyến đường này. "Tất nhiên, sử
dụng đường mới, chất lượng cao hơn thì phải đóng phí. Nhưng với lợi ích
do việc tiết kiệm thời gian và nhiên liệu đem lại, các doanh nghiệp vẫn
chọn đi đường cao tốc", ông Chung nói và cho biết đến nay vẫn chưa thấy
doanh nghiệp nào phản ánh về mức phí mà chủ đầu tư đang thu.
Tuy nhiên, theo ông Chung có một vấn đề mà các doanh nghiệp vận tải
chưa hài lòng là việc đặt trạm thu phí ngay giữa tuyến đường có vẻ không
phù hợp vì ôtô vừa đổ dốc cầu Long Thành với tốc độ cao thì phải bất
ngờ giảm tốc để đóng phí ở trạm Long Phước. "Thông thường phải đặt trạm
thu phí ở đầu hoặc cuối tuyến đường. Về lâu dài chủ đầu tư nên nghiên cứu để bố trí trạm ở vị trí phù hợp hơn", vị Tổng thư ký hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM đề nghị.
Đồng quan điểm, ông Đặng Trọng Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Phương Trang - cho biết, tuyến cao tốc này có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm thời gian cũng như chi phí xăng dầu.
Theo ông Hiền, không chỉ phía doanh nghiệp phấn khởi mà người dân
cũng hài lòng vì mất ít thời gian hơn. Ngoài ra, việc đưa đường cao tốc
vào thông xe cũng bảo đảm an toàn hơn vì ôtô có đường giành riêng với
tốc độ cao, không còn phải chạy chung với xe máy. "Đường chất lượng hơn
thì đi kèm với đó là chi phí, song với lợi ích của việc tiết kiệm thời
gian và nhiên liệu thì các doanh nghiệp vận tải vẫn sẵn sàng đóng phí để
đi đường chất lượng, tất nhiên mức phí phải hợp lý", vị Phó giám đốc
cho biết.
Toàn tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km sẽ được thông xe vào ngày 8/2 tới. Ảnh: Hữu Công.
|
Trong khi đó, Thạc sĩ Phạm Sanh (Giảng viên Đại học Giao thông Vận tải)
cũng cho rằng, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây mở ra đúng lúc và
tính hiệu quả rất cao vì từ TP HCM ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc
hiện chỉ có tuyến đường duy nhất là quốc lộ 1. Trong đó đoạn qua Hố Nai,
Biên Hòa (Đồng Nai) thường xuyên bị kẹt cứng. "Ngoài việc rút ngắn
khoảng cách và thời gian nhanh hơn, cao tốc này còn giúp giảm ùn tắc và
tai nạn trên quốc lộ 1, nhất là đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, nơi
có mật độ dân cư rất lớn", ông Sanh cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Sanh, vì cao tốc với 55
km đi qua địa bàn hai tỉnh nên lợi ích mà tuyến đường này mang lại chủ
yếu là tăng tính kết nối giao thông. Còn để trở thành động lực cho nền
kinh tế phát triển thì phải kết nối cao tốc này với Dầu Giây - Phan
Thiết - Nha Trang rồi lên Đà Lạt để hoàn thiện hệ thống cao tốc của cả
nước. "Tất cả đều đã được quy hoạch rồi, vấn đề là khi nào chúng ta mới
làm được thôi", ông Sanh nói.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia giao thông cũng cho rằng để cao tốc TP
HCM - Long Thành - Dầu Giây phát huy hiệu quả trọn vẹn hơn, chủ đầu tư
cùng Sở GTVT TP HCM cần tính toán để đường vào tuyến đường này dễ hơn vì
hiện nay có rất nhiều hướng vào nhưng còn khá rối, làm nhiều người lúng
túng. Đồng thời, nghiên cứu làm thêm đường song hành cho xe 2 bánh đi
để phát huy hiệu quả được nhiều hơn. "Hiện nhà cửa, dân cư chưa bám đầy
hai bên đường cao tốc nên tôi nghĩ việc xây dựng những con đường dân
sinh không phải là quá khó", vị Thạc sỹ chuyên ngành giao thông cho hay.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước ngày thông xe toàn tuyến
Toàn bộ 55 km cao tốc TP HCM - Long
Thành - Dầu Giây sẽ được thông xe vào ngày 8/2. Các đơn vị thi công đang
gấp rút hoàn tất những công việc cuối cùng.
Hữu Công - Hoàng Trường
Thông xe 20 km cao tốc TP HCM - Dầu Giây
20 km
đầu tiên của tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây vừa được thông
xe sáng nay. Thời gian đi từ Sài Gòn về Vũng Tàu giờ rút ngắn được 1
giờ.
Lãnh đạo Bộ GTVT, TP HCM và Đồng Nai cắt băng khánh thành 20 km đầu
tiên của tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.C
|
Sáng 2/1, Bộ Giao thông Vận tải cùng UBND TP HCM và tỉnh Đồng Nai đã tổ
chức thông xe 20 km đầu tiên (bắt đầu tư đường vành đai 2 - TP HCM đến
quốc lộ 51 - Đồng Nai) của cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Theo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), việc
đưa 20 km cao tốc đầu tiên vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian đi từ
trung tâm TP HCM đến TP Vũng Tàu khoảng một giờ và tránh được kẹt xe ở
ngã 3 Tân Vạn và Vũng Tàu.
"Trước đây phải mất hơn 2 giờ 30 phút để đi từ TP HCM đến Vũng Tàu
(khoảng 120 km), nay đi đường cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút do
khoảng cách rút ngắn còn 95 km", đại diện VEC nói. Ngoài ra, việc
đi ngã ba Dầu Giây ngày xưa cũng thường bị kẹt, có thể mất đến 2 giờ 30
phút dù đoạn đường chỉ 70 km. Còn nay chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút,
quãng đường cũng chỉ còn khoảng 50 km.
|
Những chiếc xe đầu tiên lăn bánh qua tuyến cao tốc từ TP HCM đi về phía Đồng Nai. Ảnh: H.C
|
Ngay sau khi thông xe, VEC sẽ tổ chức thu phí các phương tiện qua
đoạn đường này tại trạm đặt trên địa bàn quận 9, TP HCM. Mức thu thấp
nhất là 2.000 đồng/km đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2
tấn, xe buýt (40.000 đồng/lượt); Xe từ 12 đến 30 ghế ngồi, xe tải
từ 2 tấn đến dưới 4 tấn (60.000 đồng/lượt) và 80.000 đồng mỗi lượt
đối với xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 tấn đến dưới 10
tấn.
Theo đánh giá, khi hoàn thành đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu
Giây sẽ giảm thiểu tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông tại các cửa
ngõ TP HCM và Đồng Nai. Đồng thời còn thúc đẩy nhanh việc hình thành và
phát triển các đô thị vệ tinh của TP HCM như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò
Dầu, Phú Mỹ...
Ngay sau khi thông xe VEC sẽ tổ chức thu phí các phương tiện lưu
thông qua cao tốc tại trạm thu phí Long Phước đặt trên địa bàn quận 9
với mức phí 2.000 đồng mỗi km. Ảnh: H.C
|
Được khởi công vào tháng 10/2009, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu
Giây có chiều dài 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và
tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng (vay của ngân hàng ADB, JICA và
vốn đối ứng). Dự án được chia thành 2 đoạn, đoạn đầu từ nút giao An Phú
đến Long Thành, tỉnh Đồng Nai dài 23,9 km đi qua quận 2, 9 (TP HCM),
huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai). Đoạn còn lại từ Long Thành
đến Dầu Giây dài 31,1 km đi qua huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất
thuộc tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc
Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo Ban quản lý dự án đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây,
tiến độ đền bù giải tỏa chậm đã ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Đoạn cao
tốc từ Long Thành đến Dầu Giây dài 31 km dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối
năm 2015. Còn đoạn 4 km từ nút giao thông An Phú (quận 2) đến đầu tuyến
đường cao tốc ở quận 9, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào đầu năm 2015.
Theo thông báo của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, các loại xe bị cấm
lưu thông trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây gồm: xe máy
chuyên dùng có tốc độ thiết kế dưới 70 km/h, xe lam, xe công nông, máy
kéo; môtô 2 bánh, môtô 3 bánh, xe máy (kể các loại xe máy điện) và các
loại xe tương tự; xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các loại
phương tiện làm nhiệm vụ bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa đường cao tốc); Xe
chở chất độc hại, dễ cháy, vật liệu nổ (trừ xe được cấp có thẩm quyền
cấp phép); Người đi bộ, xe thô sơ, súc vật; Xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc;
Xe có tải trọng trên 10 tấn, xe kéo mooc chuyên dùng, xe container 20
feet đến 40 feet.
|
Hữu Công
Rút ngắn thêm 5 km đường vào cao tốc TP HCM - Long Thành
Từ
10/1, khi đoạn An Phú đến nút giao Vành đai 2 được đưa vào sử dụng, ôtô
từ Sài Gòn đi lên cao tốc tốc TP HCM - Long Thành rút ngắn thêm 5 km so
với trước. Toàn bộ các tuyến của cao tốc sẽ thông xe trước Tết Nguyên
đán.
Chiều 7/12, ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư
phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, 4 km đoạn đường từ An
Phú (quận 2) đến nút giao Vành đai 2 (tốc độ thiết kế 80 km/h, 4 làn xe; rộng 26,5 m) thuộc dự án đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được đưa vào sử dụng ngày 10/1.
Phương án tổ chức giao thông tại khu vực nút giao An Phú (quận 2). Ảnh: VEC E.
|
Khi đó, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được kết nối
với đại lộ Đông - Tây (Mai Chí Thọ), ôtô không phải vòng qua đường Đồng
Văn Cống và Vành đai 2 như trước đây. Việc này góp phần giải quyết tình
trạng quá tải tại khu vực vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2), đồng thời rút ngắn
đoạn đường từ trung tâm thành phố vào cao tốc thêm 5 km so với trước.
Về tiến độ của 31 km còn lại của đường cao tốc TP HCM – Long
Thành – Dầu Giây, đại diện VEC cho biết, hiện nhà thầu đã thi công xong
17 km, còn 14 km cuối đã đạt tiến độ 80 %. Dự kiến toàn bộ 55 km cao tốc
sẽ được thông xe vào ngày 8/2 để kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại tăng
cao của người dân. "Đây chỉ là mốc thời gian dự kiến, song chắc chắn
chúng tôi sẽ thông xe toàn tuyến trước Tết Nguyên đán", ông Quang cam
kết.
Phương án tổ chức giao thông tại khu vực nút giao Vành đai 2. Ảnh: VEC E.
|
Sau khi toàn tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng, đoạn đường
từ TP HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 95 km với thời gian khoảng một giờ 20 phút
thay vì 120 km và 2 giờ 30 phút như trước. Đồng thời, từ TP HCM đi Ngã
ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với
thời gian một tiếng thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn
tắc.
Được khởi công vào tháng 10/2009, cao tốc TP HCM - Long Thành -
Dầu Giây có chiều dài gần 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120
km/h và tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng (vay của ngân hàng ADB,
JICA và vốn đối ứng). Dự án được chia thành 2 đoạn. Đoạn đầu từ nút giao
An Phú đến Long Thành - Đồng Nai - dài 23,9 km đi qua quận 2, 9 (TP
HCM); huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai). Đoạn còn lại từ Long
Thành đến Dầu Giây dài 31,1 km đi qua huyện Long Thành; Cẩm Mỹ và Thống
Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao
tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hữu Công
Xây dựng
Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10, 2009 với quy mô 4–8 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km.[1] Chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 – chỉ xây dựng bốn làn xe trên toàn tuyến, có vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng từ nguồn vay ODA.[2] Dự án được sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Tuyến đường cao tốc được chia thành hai đoạn do 2 đơn vị cấp vốn gồm: Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành do JICA cấp vốn và Long Thành – Dầu Giây do ADB cấp vốn.[3]Thông xe
Khoảng 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 (thuộc Quận 9) đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 1, 2014.[4] Ngày 29 tháng 8, thông xe nút giao thông vành đai 2 (phường Phú Hữu, Quận 9). Đoạn đường dài 4km từ nút giao thông An Phú, Mai Chí Thọ (thuộc Quận 2) đến nút giao vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 1, 2015. Đoạn còn lại (Long Thành – Dầu Giây) được tiếp tục thi công và sẽ hoàn thành và thông xe ngày 8 tháng 2 năm 2015.[5]Thông số kỹ thuật
Đường cao tốc dài tổng cộng 55,7 km được chia thành hai thành phần:- Đoạn An Phú – Vành đai II dài 4 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/h; quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 26,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.[6]
- Đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97, vận tốc thiết kế 120km/h (cầu Long Thành có tốc độ thiết kế 100 km/h); quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 27,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.[6]
No comments:
Post a Comment