Wednesday, July 15, 2015

Tàu vũ trụ Mỹ lần đầu tiếp cận sao Diêm Vương sau 9 năm

Tàu vũ trụ Mỹ lần đầu tiếp cận sao Diêm Vương sau 9 năm

Mất 9 năm, vượt qua 4,8 tỷ km mới tới nơi và chỉ ở lại trong vài giờ nhưng tàu vũ trụ New Horizons của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA ) đã làm một cuộc cách mạng, thay đổi cách nhìn nhận về sao Diêm Vương.
pluto-7807-1436922996.jpg
Hình ảnh bề mặt sao Diêm Vương. Ảnh: NASA

Tàu New Horizons đến điểm cách sao Diêm Vương 12.500km hôm qua, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên bay ngang qua hành tinh băng đá. Nó cũng sẽ tiến đến điểm cách Charon, mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương, 27.200 km.
Những dữ liệu đầu tiên gửi về cho thấy nó lớn hơn và chứa nhiều băng đá hơn chúng ta vẫn tưởng.
"Dữ liệu sẽ được chuyển về từ không trung," Alan Stern, điều tra viên chính của nhiệm vụ này, phát biểu trên CNN, "tàu vũ trụ sẽ phát đi những hình ảnh tốt nhất từ trước đến nay của sao Diêm Vương và mặt trăng Charon."
"Pluto và Charon đều làm chúng ta sững sờ," Stern nói. "Tôi nghĩ điều ngạc nhiên nhất là sự phức tạp mà chúng ta thấy trên hai ngôi sao này." New Horizons sẽ du hành với vận tốc 14km/giây trong cuộc chạm trán kéo dài từ 8-10 tiếng này, NASA cho biết.
Con tàu thực hiện nhiệm vụ thăm dò hệ Mặt Trời của NASA. Nó cũng giúp Mỹ trở thành nước đầu tiên đưa tàu vũ trụ đến mọi hành tinh, từ sao Thủy đến sao Diêm Vương. New Horizons đã đi 4,8 tỷ km để tiếp cận sao Diêm Vương.
Vào ngày 4/7, các nhà khoa học đã hốt hoảng khi mất liên lạc với tàu vũ trụ vì một máy tính ngừng hoạt động khi đang giám sát nhiệm vụ tại Phòng thí nghiệm vật lí ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, Maryland.
"Chúng tôi đã tăng tốc độ nhiệm vụ ngay nhưng một số dữ liệu bao gồm hình ảnh đã bị mất," Stern nói. Hiện tàu vũ trụ và nhiệm vụ khảo sát đang hoạt động ổn định. Stern nói các thiết bị của tàu vũ trụ đều hoạt động một cách hoàn hảo, và con tàu sắp tới đích.
NASA thông báo trên website của mình rằng những hình ảnh của sao Diêm Vương khi con tàu bay ngang qua và khi tiếp cận sẽ được công bố vào hôm nay. Nhiệm vụ chính của New Horizons là vẽ bản đồ bề mặt sao Diêm Vương và mặt trăng Charon để tìm hiểu khí quyển của ngôi sao này và thực hiện đo đạc nhiệt độ.
Con tàu được phóng vào 19/1/2006, trước khi nổ ra cuộc tranh luận xoay quanh việc sao Diêm Vương có phải một hành tinh hay không. Tháng 8 năm đó, Hội thiên văn quốc tế xác định sao Diêm Vương là một hành tinh lùn. Tuy nhiên ông Stern không đồng tình với ý kiến này.
"Chúng ta mới biết đến sự tồn tại của các tiểu hành tinh, trước đó thì hoàn toàn không," ông nói, "thực tế là trên phương diện khoa học hành tinh, các vật thể như sao Diêm Vương và các hành tinh lùn khác trên vành đai Kuiper vẫn được coi là hành tinh và gọi là hành tinh trong các buổi hội thảo hay thảo luận khoa học."
New Horizon có 7 thiết bị đo lường giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó đồng thời khám phá sự tương tác của các ngôi sao này với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.
Những hành tinh gần Mặt Trời nhất như sao Thủy, sao Kim, Trái Đất và sao Hoả đều có nhiều đá. Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương là những ngôi sao khí khổng lồ (nơi khí heli và hidro chiếm ưu thế trong khí quyển). Sao Diêm Vương thì khác, dù nằm ngoài khu vực của các hành tinh khí, nó vẫn có về mặt rắn và nhiều băng đá.
Sao Diêm Vương nhỏ, với diện tích chỉ bằng nước Mỹ. Mặt trăng lớn nhất Charon cũng chỉ tương đương bang Texas. Ngoài ra nó còn bốn mặt trăng nhỏ hơn là Nix, Hydra, Kerberos and Styx.
Trước khi tiếp cận sao Diêm Vương, New Horizons đã cung cấp những thông tin mới về hành tinh này. Nhiều ảnh chụp cho thấy rất nhiều điểm đen gần xích đạo của sao Diêm Vương, mỗi cái rộng đến hàng trăm km. Tàu New Horizons trông như chiếc đàn piano dát vàng. Nó cao 0,7m, dài 2,1m và rộng 2,7m. Vào thời điểm phóng, nó nặng gần 500 kg.
Nó sẽ không hạ cánh xuống sao Diêm Vương mà tiếp tục bay, tiến sâu hơn vào vành đai Kuiper, nơi mà các nhà khoa học cho rằng được tạo thành bởi hàng trăm vật thể băng đá.
"Vũ trụ đa dạng hơn là chúng ta tưởng, và điều đó thật tuyệt vời," Stern nói, "phát hiện thú vị nhất là những điều mà chúng ta chưa bao giờ lường trước được."
Ngô Minh (theo CNN/Guardian

NASA phóng tàu giải mã bí ẩn sao Diêm Vương

Tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiếp cận sao Diêm Vương, mở ra hy vọng kết thúc tranh cãi về việc nên hay không xem đây là một hành tinh.
pluto-7436-1435693032.jpg
Sao Diêm Vương. Ảnh: UTSanDiego.com
Theo Dailyt Times Gazette, sau gần một thập niên, tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã tiếp cận Sao Diêm Vương hôm 14/6, mở ra hy vọng kết thúc tranh cãi về tính chất ngôi sao này.
Năm 2005, các nhà thiên văn học, đứng đầu là Mike Brown đã nhất trí loại sao Diêm Vương khỏi danh mục các hành tinh. Thời điểm đó, một nhóm chuyên gia đã phát hiện ra sự tồn tại của Eris, một thiên thể lớn hơn sao Diêm Vương và cũng có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.
Phát hiện này đặt ra vấn đề có nên coi Eris là một hành tinh như sao Diêm Vương hay không. Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã đưa ra định nghĩa chính thức về hành tinh để giải quyết vấn đề này. Theo định nghĩa mới, cả sao Diêm Vương và Eris đều được xếp loại là hành tinh lùn. Tuyên bố này có nghĩa sao Diêm Vương không phải là một hành tinh.
Sao Diêm Vương đã không đáp ứng được tiêu chí ở mục (c) của định nghĩa do IAU đưa ra về yêu cầu một hành tinh phải có "miền lân cận quỹ đạo sạch" hoàn toàn không có một thiên thể nào có kích thước lớn đáng kể.
Các nhà thiên văn học của IAU đã lập luận rằng Eris có quỹ đạo nằm trong miền lân cận quỹ đạo của sao Diêm Vương và ngược lại. Từ đó họ đi đến kết luận cả hai đều không được coi là hành tinh.
Tuy nhiên, Phil Metzger, cựu chuyên gia NASA cho rằng sao Diêm Vương là một hành tinh.
"Chúng ta hoàn toàn thoải mái gọi nó là một hành tinh từ bây giờ. Cộng đồng thiên văn học chưa bao giờ ngừng gọi sao Diêm Vương là một 'hành tinh' cả," ông nói khi được hỏi liệu có nên gọi sao Diêm Vương là hành tinh không. Theo Metzger, việc bắt đầu gọi sao Diêm Vương là hành tinh trở lại được xem như là một sự tiến bộ khoa học.
Một chi tiết thú vị khác, chỉ hai tuần sau khi phát hiện ra Eris, NASA đã phóng tàu New Horizons đến sao Diêm Vương. Chuyến du hành của tàu đã được NASA gọi là "nhiệm vụ đầu tiên đến hành tinh cuối cùng."
Các nhà khoa học đã bắt đầu dự đoán về những gì khám phá được trên sao Diêm Vương. Tuy nhiên tất cả đều chắc chắn một điều, tàu New Horizons sẽ làm sáng tỏ toàn bộ bí mật trước đây của sao Diêm Vương.
"Những gì chúng ta tưởng tượng về sao Diêm vương sẽ tan biến hết," Alan Stern, người chịu trách nhiệm theo dõi New Horizons nhận xét. Ngoài ra, NASA cũng hy vọng tàu New Horizons sẽ vén bức màn bí ẩn về người ngoài hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta.

Tàu vũ trụ NASA tìm kiếm sự sống ở sao Diêm Vương

Tàu vũ trụ New Horizons sắp đến gần sao Diêm Vương sau hành trình kéo dài 9 năm, sẽ chụp ảnh và gửi về để NASA tìm hiểu về sự sống trên ngôi sao này.
unnamed-7665-1435282705.png
Sao Diêm Vương những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6. Ảnh: NASA
Theo Science Alert, ngày 14/7 tới, con tàu sẽ chỉ còn cách sao Diêm Vương 12.000 km, và phóng qua quỹ đạo của 5 tiểu vệ tinh bay quanh ngôi sao này.
Tiếp cận sao Diêm Vương giúp cho các nhà khoa học có thể tái hiện hình ảnh và nghiên cứu bề mặt băng của nó một cách chi tiết và hơn so với trước đây. Chúng ta sẽ sớm biết được màu sắc thật sự của bề mặt cũng như quá trình hình thành bề mặt lồi lõm của sao Diêm Vương trong suốt hàng tỷ năm diễn ra các vụ va chạm thiên thể. Thậm chí chúng ta có thể biết được liệu sao Diêm Vương có đang, hay từng tồn tại các yếu tố của sự sống.
Tàu New Horizons bắt đầu thu thập các hình ảnh của sao Diêm Vương từ tháng giêng. Hai tuần trước, hệ thống điều khiển con tàu đã kích hoạt động cơ đẩy, đưa tàu tiếp cận sao Diêm Vương.
"Những hình ảnh mới nhất chụp cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 đáy sao Diêm Vương là vùng tối lớn," Marcia Dunn, phóng viên thiên văn học tại trang khoa học Phys.org, cho biết.
"Các nhà khoa học đang rất háo hức nghiên cứu kích thước và hình dạng của những điểm tối này cũng như xác định vị trí chính xác của chúng. Hình ảnh truyền về sẽ ngày càng rõ hơn do con tàu đang ngày càng gần tiếp cận mục tiêu."
Tàu New Horizons được phóng đi vào năm 2006, tại Cape Canaveral, Florida với kinh phí lắp đặt và bảo trì lên đến 700 triệu USD.

Phát hiện vệ tinh thứ 5 quay quanh sao Diêm Vương

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện vệ tinh thứ 5 quay quanh sao Diêm Vương ở khoảng cách khá xa.
Diêm Vương và 5 mặt trăng được biết đến cho tới nay gồm cả P5 trong ảnh chụp của kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: AFP.
Diêm Vương và 5 mặt trăng được biết đến cho tới nay gồm cả P5 trong ảnh chụp của kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: NASA/ESA
Vệ tinh mới này được đặt tên là S/2012, có đường kính ước tính khoảng từ 10 đến 24 km.
Tính đến nay, đây là vệ tinh nhỏ nhất của sao Diêm Vương. Nhà thiên văn học Mark Showalter, người đứng đầu chương trình quan sát bằng kính viễn vọng Hubble, cho biết vệ tinh S/2012 này được tạo thành từ một loạt các quỹ đạo xếp lồng vào nhau.
Năm ngoái, các nhà thiên văn học của NASA trong lúc quan sát sao Diêm Vương bằng kính Hubble cũng phát hiện vệ tinh thứ tư quay quanh hành tinh băng giá này. Thiên thể này có đường kính khoảng từ 12 đến 33 km và cách xa sao Diêm Vương khoảng 4,8 tỷ km.
Vệ tinh lớn nhất của sao Diêm Vương là Charon, được phát hiện từ năm 1978, có đường kính 1.208 km. Hai vệ tinh còn lại là Nix và Hydra, lần lượt có đường kính là 90 km và 113 km.
Chương trình quan sát bằng kính viễn vọng không gian Hubble là một phần trong kế hoạch hỗ trợ tàu thăm dò New Horizons của NASA trong sứ mệnh tiếp cận sao Diêm Vương và các vệ tinh của hành tinh thứ chín trong Hệ Mặt trời này vào năm 2015.
Theo kế hoạch, tàu New Horizons sẽ bay tới sao Diêm Vương vào tháng 7/2015 để thu thập thông tin và vẽ bản đồ bề mặt, cấu tạo vật chất và bầu khí quyển của hành tinh băng giá này và các vệ tinh của nó.

No comments:

Post a Comment

quangnm