Mẹo căn chỉnh các thông số máy ảnh
Nguồn:http://goo.gl/XEZoXz
Làm thế nào để chụp được những bức ảnh đủ sáng? Cơ chế đo sáng của máy ảnh số? Ý nghĩa của việc thay đổi khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng của máy ảnh? Cách thiết lập ISO phù hợp với hoàn cảnh chụp? Dưới đây là những hướng dẫn căn bản trả lời cho bạn các thắc mắc trên.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thảo luận xem cái gì gây ra hiện tượng mờ, nhòe, nhiễu trên ảnh chụp. Thông thường đây là những nét mờ nhòe không mong muốn và không liên quan tới việc lấy nét của bạn (tức là bạn cố tình tạo ra hiệu ứng mờ trên ảnh khi thay đổi đối tượng lấy nét), mà thường là do chuyển động gây ra: một là do máy ảnh của bạn dịch chuyển, hai là đối tượng chụp dịch chuyển, hoặc là cả hai.
Một giải pháp cho vấn đề này là đặt máy ảnh cố định, ví dụ như sử dụng chân máy, đặt trên bàn, phiến đá hay bất cứ thứ gì có thể giúp máy được ổn định. Tuy nhiên, nếu đối tượng chụp chuyển động thì dù có chân máy cũng không loại bỏ được mờ nhòe. Để loại bỏ mờ nhòe gây ra bởi chuyển động của chủ thể và máy ảnh, bạn chỉ có cách là chụp ảnh nhanh hơn. Nếu bạn có thể khiến máy ảnh của bạn giảm thời gian cần thiết để chụp được một bức ảnh thì có nghĩa là có ít thời gian hơn để đối tượng/máy ảnh di chuyển. Kết quả là hình ảnh sắc nét hơn.
Vì vậy, để loại bỏ mờ, chúng ta cần phải sử dụng tốc độ chụp nhanh hơn. Để hiểu làm thế nào để tăng tốc độ chụp, chúng ta cần phải hiểu một chút về việc làm thế nào một máy ảnh lấy ánh sáng khi chụp ảnh.
Cơ chế phơi sáng của máy ảnh
Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều tích hợp sẵn một công cụ đo sáng để giúp máy ảnh chụp được một hình ảnh có độ phơi sáng tốt (tức là không quá tối, không quá sáng). Trước khi bạn có một shot hình, công cụ đo sáng của máy ảnh sẽ xem xét cảnh vật mà bạn đang định chụp và đo xem lượng ánh sáng xung quanh đang ở mức độ nào. Sau khi nắm được bao nhiêu ánh sáng là cần thiết để chụp được bức ảnh vừa đủ sáng, máy ảnh của bạn có thể điều chỉnh 3 thông số trên máy, gồm tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính và thiết lập ISO, để cho ra chỉ số ánh sáng thích hợp.
Tốc độ màn trập
Trước đây các máy ảnh cơ sử dụng một mảnh kim loại nằm giữa ống kính và cảm biến – còn gọi là “màn trập cơ học” – để chặn ánh sáng. Khi bạn nhấn nút chụp để chụp ảnh, màn trập mở ra và cho phép ánh sáng đi qua ống kính và tiếp xúc với bộ cảm biến. Sau một khoảng thời gian, màn trập đóng lại (tạo nên một tiếng click) và không có thêm chút ánh sáng nào tiếp xúc được với cảm biến nữa. Khoảng thời gian màn trập mở cho ánh sáng đi qua được gọi là “tốc độ màn trập” (shutter speed). Tốc độ màn trập dài cho phép nhiều ánh sáng đi qua. Tốc độ màn trập ngắn cho phép ít ánh sáng đi qua.
Các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cũng sử dụng nguyên lý tương tự, nhưng sử dụng một “màn trập điện tử”. Máy ảnh bật cảm biến lên trong một thời gian để nhận ánh sáng và sau đó tắt đi. Khoảng thời gian này vẫn gọi là “tốc độ màn trập” và hoạt động theo cách tương tự như tốc độ màn trập cơ. Nếu bộ cảm biến của máy ảnh được “bật” trong một thời gian dài (tức là tốc độ màn trập chậm), nó sẽ thu ánh sáng nhiều hơn. Nếu bộ cảm biến chỉ được bật một thời gian ngắn (tức là tốc độ màn trập nhanh), nó sẽ thu được ít ánh sáng.
Độ mở ống kính
Thông số thứ hai máy ảnh có thể thay đổi để điều chỉnh độ phơi sáng là khẩu độ ống kính. Bên trong ống kính máy ảnh của bạn, có một lỗ dùng để điều chỉnh độ mở của ống kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mỗi một mức mở của ống kính đã được nhà sản xuất tính toán và thiết lập thành các giá trị “khẩu độ” cố định, mà người dùng chỉ có thể chỉnh khẩu độ của ống kính theo các giá trị định sẵn này. Tùy theo từng ống kính/loại máy ảnh mà số lượng các giá trị khẩu độ định sẵn có thể nhiều hoặc ít hơn, nghĩa là ống kính cho phép mở rộng hơn hoặc thu hẹp hơn.
Khi khẩu độ nhỏ hơn thì độ sâu trường ảnh (DOF – Depth of Field) sẽ lớn hơn, nghĩa là sẽ có nhiều điểm hơn trong khung hình được nằm trong khoảng lấy nét và do đó hình ảnh sẽ sắc nét hơn. Bạn nên sử dụng khẩu độ hẹp khi chụp ảnh phong cảnh để mọi thứ đều sắc nét. Nếu bạn chọn khẩu độ rất rộng, ví dụ f 1.4, thì chỉ có phần trung tâm, tức tiêu điểm, là được lấy nét, các phần còn lại sẽ bị mờ. Bạn nên sử dụng khẩu độ rộng khi chụp chân dung, để giúp chủ đề của bạn nổi bật so với xung quanh.
Thiết lập ISO
Sử dụng máy ảnh, chắc chắn bạn sẽ thấy ký hiệu ISO trên máy, các diễn đàn về máy ảnh cũng nói rất nhiều về việc điều chỉnh thông số ISO để có bức ảnh đẹp. Vậy ISO là gì?
ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh đối với ánh sáng, do tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế (International Organization for Standardization) thống nhất và đưa ra làm quy chuẩn khi sản xuất máy ảnh. Để hiểu rõ hơn về xuất xứ hình thành đại lượng này, bạn có thể tham khảo Wikipedia.
Máy ảnh số chia các mức độ nhạy sáng của cảm biến ảnh thành các mức khác nhau và mỗi mức sẽ có giá trị nhạy sáng gấp đôi mức trước đó. Các mức ISO phổ biến trên máy ảnh số là: 100, 200, 400, 800, 1600, 3200… Hiện nay các máy ảnh DSLR cao cấp đã có thể hỗ trợ ISO mức thấp nhất là 50 và cao nhất là 25.600.
ISO 100 có độ nhạy thấp nhất với ánh sáng. ISO cao hơn, cảm biến càng nhạy cảm hơn với ánh sáng, tức là bức ảnh của bạn sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Trong điều kiện ánh sáng cao, ISO 100 sẽ đảm bảo bức ảnh đủ sáng. Trong điều kiện ánh sáng thấp hơn, bạn sẽ cần phải nâng ISO lên. Vì vậy, nếu bạn chụp vào ban đêm, mức ISO 1600 có thể cho phép bạn có được những hình ảnh mà bạn muốn. Tuy nhiên, để có được bức ảnh sáng hơn, bạn phải đánh đổi bằng độ sắc nét của ảnh. ISO càng cao thì ảnh sẽ càng có nhiều nhiễu hạt.
Áp dụng khi chụp một bức ảnh
Chiếc máy ảnh số được thiết kế để có thể tính toán một lượng ánh sáng đủ để chụp một bức ảnh và có một số cách để tìm ra được lượng ánh sáng đó. Nó có thể mở khẩu độ ống kính ở mức lớn nhất và sử dụng tốc độ màn trập nhanh. Nó có thể đóng khẩu độ nhỏ hơn và sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn. Hoặc nó có thể tăng độ nhạy sáng của chip cảm biến (tức là các thiết lập ISO) để có thể giảm khẩu độ nhỏ hơn và tăng tốc độ màn trập nhanh hơn. Bất kỳ sự kết hợp nào của ba giá trị khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng đều có thể mang lại một bức ảnh với lượng ánh sáng tương ứng. Máy ảnh có thể tự động lựa chọn 3 giá trị này để có bức ảnh tốt nhất, nhưng những người thích chụp ảnh muốn tạo những bức ảnh độc đáo của riêng mình thì cần học cách thiết lập các giá trị đó.
Thông thường, để loại bỏ vệt mờ nhòe trên ảnh, ta sẽ tìm cách để chụp được bức ảnh nhanh hơn, nghĩa là cần một tốc độ màn trập nhanh. Nếu màn trập mở ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì sẽ có ít ánh sáng đi vào cảm biến, vì vậy ta phải điều chỉnh các cài đặt khác – khẩu độ và ISO, để bù cho sự mất ánh sáng do thời gian phơi sáng ngắn.
Nếu bạn chụp trong một môi trường ánh sáng rực rỡ ngoài trời ban ngày, máy ảnh của bạn có thể bù đắp cho tốc độ màn trập nhanh bằng cách mở khẩu độ ống kính lớn hơn. Thật không may, có một giới hạn về độ rộng khẩu độ tối đa, bạn không thể mở rộng ống kính bao nhiêu cũng được, mà phụ thuộc vào máy ảnh hỗ trợ đến mức nào. Nếu cảnh của bạn có ánh sáng thấp hơn – ví dụ như chụp trong nhà hoặc trong bóng râm, việc mở khẩu độ lớn có thể không đủ. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải tăng giá trị ISO để tăng độ nhạy sáng của cảm biến, giúp máy ảnh lấy đủ ánh sáng để đảm bảo hình ảnh sắc nét.
Chúng ta hãy nhìn vào hai hình ảnh minh họa dưới đây để xem thông số ISO có thể ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh như thế nào. Hai ảnh này được chụp trong nhà và không bật flash. Trong cả hai bức ảnh, khẩu độ của ống kính được thiết lập mở rộng ở mức tối đa, vì vậy các yếu tố thay đổi ở đây là ISO và tốc độ màn trập.
ISO thấp làm tốc độ màn trập chậm gây nhòe hình.
Trong hình bên trái, ISO được thiết lập ở mức 100 (mức ISO thấp nhất
trên các máy ảnh số hiện nay, chỉ trừ một số model có khả năng mở rộng
xuống ISO 50). Với mức ISO 100 và khẩu độ mở rộng, máy ảnh tự thiết lập
tốc độ màn trập bằng 1/25 giây. Tốc độ này là quá chậm và ánh sáng không
đủ, dẫn tới hình ảnh bị mờ.Với hình ảnh bên phải, ISO được tăng lên đến 800. Với ISO 800 và khẩu độ mở rộng tương tự, máy ảnh thiết lập tốc độ màn trập là 1/200 giây. Như vậy, giá trị ISO đã tăng lên 8 lần để làm cho cảm biến nhạy sáng tốt hơn, và tốc độ màn trập cũng nhanh hơn 8 lần (thời gian phơi sáng giảm đi đáng kể). Do tốc độ chụp cao hơn, bức ảnh được chụp trong một thời gian rất ngắn đủ để loại bỏ các dịch chuyển của máy ảnh và đối tượng chụp, kết quả là ảnh rõ ràng hơn.
Như vậy, nếu một giá trị ISO cao hơn cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn, tại sao lại không thường xuyên dùng mức ISO cao nhất mà máy ảnh của bạn hỗ trợ? Đó là do, như đã nói ở phía trên, cái giá phải trả cho ISO cao là nhiễu hạt (grain, noise) khiến ảnh không mịn và rõ nét, ISO càng cao thì nhiễu càng nặng. Ngoài ra, một bức ảnh không chỉ có nhiễu tăng lên khi tăng ISO, mà có ba “vấn đề” xảy ra: gia tăng nhiễu, giảm độ sắc nét và giảm độ tương phản.
Trong một bức ảnh chụp, nhiễu là những điểm ảnh nhỏ bị mất màu nằm rải rác khắp bức ảnh. Chẳng hạn trong bức ảnh hải ly dưới đây, nhiễu là những chấm có màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. (Một điểm ảnh có màu đúng phải hiển thị được giá trị chính xác của kết hợp ba màu này trên bức ảnh).
Nhiễu xuất hiện dưới dạng các điểm ảnh bị mất màu.
Bức ảnh được chụp trong khi trời tối đen, người chụp đã phải đặt ISO ở
mức tối đa của máy ảnh chỉ để có được một bức ảnh. Rõ ràng là bức ảnh
có chất lượng rất kém bởi nhiễu rất nhiều, và không ai in bức ảnh này ra
để treo tường cả, tuy nhiên bức ảnh vẫn có giá trị của nó, bởi nếu
không cố nâng ISO lên để chụp “bằng được”, thì sẽ không ai tin tác giả
đã chụp được một con hải ly xuất hiện ở vườn nhà mình.Như vậy, đôi khi bạn cần đến mức ISO cao để ghi lại một khoảnh khắc hiếm hoi trong điều kiện ánh sáng thấp, chấp nhận hy sinh độ sắc nét của hình ảnh. Các máy ảnh càng đắt tiền và cao cấp thì càng có khả năng giảm nhiễu tốt hơn ở ISO cao, đây cũng là đặc điểm để cạnh tranh lẫn nhau giữa các dòng máy ảnh.
Hầu hết các máy ảnh số đều cho ảnh không có nhiễu ở các mức ISO thấp như 50, 100, 200, nhưng bắt đầu xuất hiện nhiễu ở các mức ISO cao hơn, tùy theo từng model máy. Nếu chọn mua máy ảnh dựa trên thông số này, hãy thử chụp ảnh ở các mức ISO khác nhau để so sánh nhiễu và bạn cũng biết được mức ISO tối đa mà bạn có thể sử dụng để có bức ảnh đạt yêu cầu.
Lựa chọn ISO đúng
Để có được bức ảnh tốt nhất, bạn cần chọn đúng các thông số, trong đó có thông số ISO. Dưới đây là các khuyến nghị:
1. Các máy ảnh số hiện nay đều cung cấp chế độ chụp tự động (Auto) và chế độ cho phép thiết lập ISO tự động. Khi chọn chế độ này, máy ảnh sẽ giúp bạn chọn một giá trị ISO thích hợp tùy thuộc vào mức độ chiếu sáng của cảnh vật mà bạn định chụp. Trong phần lớn các trường hợp, chế độ Auto có thể chọn được mức ISO khá tốt cho bạn. Nói chung máy ảnh luôn cố gắng chọn mức ISO thấp khi có nhiều ánh sáng và sẽ nâng ISO lên khi có ít ánh sáng hơn. Tuy nhiên, thiết lập tự động có thể sẽ hạn chế chọn mức ISO cao nhất để giảm nhiễu, và điều này có thể dẫn đến hình ảnh bị mờ.
Nếu mức ISO “Auto” không làm bạn thỏa mãn thì bạn có thể thực hiện các hướng dẫn tiếp theo.
2. Trong hầu hết các tình huống ánh sáng ngoài trời ban ngày, bạn sẽ có đủ ánh sáng để có thể sử dụng thiết lập ISO thấp nhất. Vì vậy, khi chụp trong ánh sáng ban ngày, hãy bắt đầu với ISO ở cài đặt thấp nhất để giảm nhiễu. Chỉ khi thấy có vệt mờ nhòe, bạn nâng ISO lên.
3. Nếu bạn chụp với đèn flash, máy ảnh sẽ có nhiều ánh sáng mà không cần tăng ISO. Do đó khi chụp ảnh bằng flash, hãy đặt ISO ở mức thấp để giảm nhiễu.
4. Nếu bạn đang chụp trong nhà mà không có đèn flash (có tình huống không được dùng flash hoặc không muốn dùng flash), hãy bắt đầu tăng dần ISO lên. Có thể bạn sẽ thấy nhiễu khi đặt ISO ở mức cao, nhưng ảnh bị nhiễu vẫn còn hơn là ảnh bị mờ nhòe (blur), mà trong nhiều trường hợp nhiễu vẫn chấp nhận được khi in ảnh ở kích cỡ nhỏ. Có một bức ảnh với một ít nhiễu vẫn còn hơn là không có ảnh hoặc ảnh hoàn toàn không xem được vì bị nhòe. Mọi người cũng thường hay đề cập đến nhiễu khi in ảnh ở các kích cỡ lớn, nhưng trên thực tế rất ít khi bạn in ảnh với cỡ lớn, do đó đôi khi bạn có thể lờ đi vấn đề này vì nhiễu trên ảnh không phải là khó chịu cho lắm, nhiều khi còn không rõ ràng khi in với cỡ nhỏ. Hãy chụp thử để tìm ra mức ISO thấp nhất bạn có thể sử dụng mà vẫn nhận được một bức ảnh chấp nhận được về độ nét và ánh sáng.
5. Đôi khi bạn chụp ảnh với ống kính zoom để chụp đối tượng ở xa, và ảnh bị mờ ngay cả khi chụp ban ngày. Thực tế, thao tác zoom cũng đồng thời phóng đại độ rung của máy ảnh, cho nên bạn càng cần tốc độ màn trập nhanh hơn (hoặc sử dụng một chân máy), lúc này bạn nên tăng ISO lên một, hai mức để buộc tốc độ màn trập nhanh hơn.
6. Nếu bạn muốn mua một máy ảnh số mới, hãy so sánh khả năng chụp ở ISO cao của mỗi model mà bạn đang xem xét. Hãy chụp thử một số ảnh ở các mức ISO cao (400, 800 hoặc cao hơn) và tìm xem có nhiễu không. Hãy chụp thử với cả các khu vực tối, thiếu ánh sáng (ví dụ chụp dưới bóng râm), bởi nhiễu xuất hiện nhiều trong các tông màu tối hơn.
Một số ví dụ về lựa chọn ISO
Ví dụ 1:
Bạn muốn chụp một dòng suối và sử dụng tốc độ màn trập chậm khoảng 1/2 giây để có được hiệu ứng mờ chuyển động (motion blur) ở dòng nước.
Trả lời:
Ở trường hợp này, bạn phải cài đặt máy ảnh ở ISO thấp nhất. Nếu khẩu độ tối thiểu vẫn chưa đủ, bạn phải sử dụng một bộ lọc màu xám làm giảm lượng ánh sáng vào cảm biến.
Ví dụ 2:
Bạn muốn chụp với khẩu độ rộng để có được độ sâu trường ảnh vào một ngày nắng. Bạn đã chọn cài đặt ở chế độ A/Av (ưu tiên khẩu độ) để lựa chọn khẩu độ f/2.8 trong khi máy ảnh xác định tốc độ màn trập cho bạn. Nhưng kết quả là bức ảnh bị thừa sáng.
Trả lời:
Một khẩu độ lớn vào một ngày nắng có nghĩa là tốc độ màn trập phải nhanh. Hầu hết các máy ảnh không thể chụp ảnh nhanh hơn 1/4000 hoặc 1/8000 giây, và do đó có thể là quá chậm đối với thông số ISO mà bạn đã chọn. Nếu có thể, hãy cố gắng giảm bớt ISO xuống 100 hoặc 50. Nếu vẫn chưa đủ, sự lựa chọn duy nhất còn lại là mua một bộ lọc màu xám cho ống kính để loại bỏ bớt một số ánh sáng mặt trời.
Ví dụ 3:
Bạn cố gắng chụp trong nhà trong một khung cảnh ánh sáng thấp và thiết lập ISO ở mức tối đa, bạn đã chọn khẩu độ lớn và vẫn nghĩ rằng tốc độ màn trập quá chậm. Sau đó bạn bật đèn flash và chụp, kết quả là hình ảnh bị thừa sáng, mặc dù bạn cũng đã cố gắng giảm công suất flash.
Trả lời:
Trong tình huống này, mức công suất thấp nhất của đèn flash vẫn có thể là quá mạnh cho cảnh bạn chụp với sự lựa chọn ISO cao. Cơ hội duy nhất để sử dụng đèn flash trong tình hình như vậy là hạ thấp ISO cho đến khi bạn nhận thấy rằng hình ảnh trở nên tối màu hơn và sau đó bắt đầu tăng đèn flash lên. Tiếp đó, bạn cố gắng cân bằng giữa ISO và hiệu ứng đèn flash.
11 Bí quyết để chụp ảnh phong cảnh đẹp
Để có bức ảnh phong cảnh đẹp và có tính nghệ thuật, chắc chắn bạn không thể chỉ giơ máy lên và chụp. 11 bí quyết chụp ảnh phong cảnh dưới đây là của chuyên gia Darren Rowse, biên tập viên và sáng lập viên của Digital Photography School.1. Tăng tối đa độ sâu trường ảnh
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khẩu độ nhỏ hơn có nghĩa là ít ánh sáng hơn tới được bộ cảm biến của máy ảnh, do đó bạn cần bù sáng cho ảnh bằng cách tăng giá trị ISO hoặc kéo dài tốc độ màn trập, hoặc cả hai.
PS : Tất nhiên có những khi bạn có thể nhận được một số kết quả tuyệt vời với một DOF rất nông trong một bức ảnh phong cảnh. Hãy xem hiệu quả ánh sáng trong bức ảnh trên.
2. Sử dụng Tripod
3. Hãy tìm một điểm nhấn cho ảnh
Bạn có thể chọn điểm nhấn cho ảnh từ phong cảnh xung quanh, như một tòa nhà, một cái cây, một tảng đá, những gì mà bạn muốn nhấn mạnh trong bức ảnh của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý xem nên đặt đối tượng lấy nét đó của bạn ở đâu trong ảnh. Nên sử dụng nguyên tắc 1/3 để xác định khuôn hình.
4. Suy nghĩ về tiền cảnh
5. Hãy để ý đến bầu trời
Hầu hết các ảnh phong cảnh sẽ có một tiền cảnh hoặc một bầu trời chiếm lĩnh phần lớn bức ảnh. Nếu bức ảnh phong cảnh của bạn không có bầu trời hoặc tiền cảnh đẹp thì trông sẽ rất tẻ nhạt.
Nếu bầu trời nhạt nhẽo không có gì nổi bật, hãy đừng để nó choán chỗ quá nhiều trong bức ảnh của bạn. Hãy đặt đường chân trời ở phần 1/3 phía trên bức ảnh, tuy nhiên bạn cũng cần chắc chắn là tiền cảnh của bạn có gì đó thú vị. Nhưng nếu bầu trời có những màu sắc và những đám mây hình dáng độc đáo, hãy để nó lấp lánh trong ảnh bằng cách đặt đường chân trời xuống thấp hơn.
Bạn cũng nên xem xét việc tăng cường vẻ đẹp của bầu trời bằng phần mềm xử lý ảnh, hoặc sử dụng các kính lọc, ví dụ như kính lọc polarizing filter để tăng thêm màu sắc và độ tương phản cho ảnh.
6. Chụp các đường thẳng
Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này (nhấn mạnh vào tiền cảnh hoặc bầu trời chẳng hạn), trong đó một trong những cách tốt nhất là cho người xem thấy những đường kẻ, những nét thẳng để dẫn họ vào trong bức ảnh.
Các đường thẳng, đường kẻ sẽ cho bức ảnh có chiều sâu, có bề rộng và có một điểm thú vị hấp dẫn mắt người xem và giúp mang lại những đường nét sáng tạo cho bức ảnh của bạn.
7. Chụp chuyển động
Các ví dụ về chuyển động: gió trên cây, sóng trên bãi biển, dòng nước chảy qua một thác nước, chim bay trên đầu, những đám mây di chuyển…
Chụp chuyển động thường đồng nghĩa với việc bạn phải để tốc độ màn trập lâu hơn (đôi khi tới một vài giây). Tất nhiên điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ đánh vào cảm biến nhiều hơn và bạn sẽ cần phải giảm khẩu độ nhỏ lại, sử dụng một số bộ lọc hoặc thậm chí phải chụp vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày khi cường độ ánh sáng giảm đi.
8. Đừng bỏ qua các yếu tố thời tiết
Nhiều người mới tập chụp ảnh khi nhìn thấy một ngày nắng đẹp thường nghĩ rằng đó là thời gian tốt nhất để đi ra ngoài với máy ảnh, tuy nhiên một ngày u ám, thậm chí có nhiều dấu hiệu sắp mưa có thể mang tới cho bạn một cơ hội tốt hơn để tạo ra những hình ảnh có tâm trạng và những sắc thái độc đáo. Hãy tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, những đám mây vần vũ, mặt trời chiếu xuyên qua bầu trời tối, cầu vồng, hoàng hôn và bình minh… và làm việc với các điều kiện thời tiết nhiều biến động ấy thay vì chỉ chờ đợi đến ngày nắng đẹp trời xanh.
9. Chọn “giờ vàng” để chụp
Những giờ “vàng” này được xem là tuyệt vời cho chụp phong cảnh vì một số lý do, trong đó có lý do đáng chú ý là: ánh sáng vào những khoảng thời gian này luôn có ánh vàng rất đẹp và phản chiếu vào ảnh rất lung linh. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng rất dễ cho bạn lựa chọn những góc ánh sáng đẹp và tìm ra những phản chiếu của ánh sáng lên cảnh vật xung quanh.
10. Hãy suy nghĩ về các đường chân trời
– Nó có thẳng không? Mặc dù bạn có thể chỉnh hình ảnh cho thẳng bằng xử lý hậu kỳ, nhưng tốt nhất hãy làm điều đó ngay từ lúc bạn chụp ảnh.
– Đặt đường chân trời ở đâu – một đường giao nhau giữa trời và đất thật tự nhiên để thể hiện chân trời chính là một trong các đường phân chia bức ảnh làm ba trong nguyên tắc 1/3, tức là đường 1/3 phía trên hoặc phía dưới, đừng để ở giữa bức ảnh. Tất nhiên quy tắc này vẫn có thể phá vỡ, nhưng trừ khi điều đó mang lại một tác dụng cực kỳ ấn tượng, còn thì nguyên tắc này luôn luôn đúng.
11. Thay đổi góc nhìn khi chụp ảnh
Chúng ta phần lớn đều làm như vậy khi đi chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên việc này khó mà có thể mang lại những bức ảnh bất ngờ mà ai cũng phải trầm trồ – mà đó mới là điều mà ta đang tìm kiếm.
Hãy chịu khó mất thêm một chút thời gian nữa cho các bức ảnh của bạn – đặc biệt là tìm kiếm một góc ảnh thú vị hơn. Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm một vị trí khác để chụp, hay đi lang thang xuống các con đường, các lối mòn, thậm chí là những nơi chưa có lối đi, để tìm những góc chụp mới. Hãy thử tìm cách cúi xuống thấp hơn, hoặc đi lên phía cao hơn để tìm một điểm thuận lợi và chụp.
Khám phá môi trường và thử nghiệm với các điểm chụp khác nhau và bạn sẽ có thể tìm thấy một cái gì đó thật sự độc đáo.
http://goo.gl/XEZoXz
Làm thế nào để chụp được những bức ảnh đủ sáng? Cơ chế đo sáng của máy ảnh số? Ý nghĩa của việc thay đổi khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng của máy ảnh? Cách thiết lập ISO phù hợp với hoàn cảnh chụp? Dưới đây là những hướng dẫn căn bản trả lời cho bạn các thắc mắc trên.Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thảo luận xem cái gì gây ra hiện tượng mờ, nhòe, nhiễu trên ảnh chụp. Thông thường đây là những nét mờ nhòe không mong muốn và không liên quan tới việc lấy nét của bạn (tức là bạn cố tình tạo ra hiệu ứng mờ trên ảnh khi thay đổi đối tượng lấy nét), mà thường là do chuyển động gây ra: một là do máy ảnh của bạn dịch chuyển, hai là đối tượng chụp dịch chuyển, hoặc là cả hai.
Một giải pháp cho vấn đề này là đặt máy ảnh cố định, ví dụ như sử dụng chân máy, đặt trên bàn, phiến đá hay bất cứ thứ gì có thể giúp máy được ổn định. Tuy nhiên, nếu đối tượng chụp chuyển động thì dù có chân máy cũng không loại bỏ được mờ nhòe. Để loại bỏ mờ nhòe gây ra bởi chuyển động của chủ thể và máy ảnh, bạn chỉ có cách là chụp ảnh nhanh hơn. Nếu bạn có thể khiến máy ảnh của bạn giảm thời gian cần thiết để chụp được một bức ảnh thì có nghĩa là có ít thời gian hơn để đối tượng/máy ảnh di chuyển. Kết quả là hình ảnh sắc nét hơn.
Vì vậy, để loại bỏ mờ, chúng ta cần phải sử dụng tốc độ chụp nhanh hơn. Để hiểu làm thế nào để tăng tốc độ chụp, chúng ta cần phải hiểu một chút về việc làm thế nào một máy ảnh lấy ánh sáng khi chụp ảnh.
Cơ chế phơi sáng của máy ảnh
Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều tích hợp sẵn một công cụ đo sáng để giúp máy ảnh chụp được một hình ảnh có độ phơi sáng tốt (tức là không quá tối, không quá sáng). Trước khi bạn có một shot hình, công cụ đo sáng của máy ảnh sẽ xem xét cảnh vật mà bạn đang định chụp và đo xem lượng ánh sáng xung quanh đang ở mức độ nào. Sau khi nắm được bao nhiêu ánh sáng là cần thiết để chụp được bức ảnh vừa đủ sáng, máy ảnh của bạn có thể điều chỉnh 3 thông số trên máy, gồm tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính và thiết lập ISO, để cho ra chỉ số ánh sáng thích hợp.
Tốc độ màn trập
Trước đây các máy ảnh cơ sử dụng một mảnh kim loại nằm giữa ống kính và cảm biến – còn gọi là “màn trập cơ học” – để chặn ánh sáng. Khi bạn nhấn nút chụp để chụp ảnh, màn trập mở ra và cho phép ánh sáng đi qua ống kính và tiếp xúc với bộ cảm biến. Sau một khoảng thời gian, màn trập đóng lại (tạo nên một tiếng click) và không có thêm chút ánh sáng nào tiếp xúc được với cảm biến nữa. Khoảng thời gian màn trập mở cho ánh sáng đi qua được gọi là “tốc độ màn trập” (shutter speed). Tốc độ màn trập dài cho phép nhiều ánh sáng đi qua. Tốc độ màn trập ngắn cho phép ít ánh sáng đi qua.
Các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cũng sử dụng nguyên lý tương tự, nhưng sử dụng một “màn trập điện tử”. Máy ảnh bật cảm biến lên trong một thời gian để nhận ánh sáng và sau đó tắt đi. Khoảng thời gian này vẫn gọi là “tốc độ màn trập” và hoạt động theo cách tương tự như tốc độ màn trập cơ. Nếu bộ cảm biến của máy ảnh được “bật” trong một thời gian dài (tức là tốc độ màn trập chậm), nó sẽ thu ánh sáng nhiều hơn. Nếu bộ cảm biến chỉ được bật một thời gian ngắn (tức là tốc độ màn trập nhanh), nó sẽ thu được ít ánh sáng.
Độ mở ống kính
Thông số thứ hai máy ảnh có thể thay đổi để điều chỉnh độ phơi sáng là khẩu độ ống kính. Bên trong ống kính máy ảnh của bạn, có một lỗ dùng để điều chỉnh độ mở của ống kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mỗi một mức mở của ống kính đã được nhà sản xuất tính toán và thiết lập thành các giá trị “khẩu độ” cố định, mà người dùng chỉ có thể chỉnh khẩu độ của ống kính theo các giá trị định sẵn này. Tùy theo từng ống kính/loại máy ảnh mà số lượng các giá trị khẩu độ định sẵn có thể nhiều hoặc ít hơn, nghĩa là ống kính cho phép mở rộng hơn hoặc thu hẹp hơn.
Khi khẩu độ nhỏ hơn thì độ sâu trường ảnh (DOF – Depth of Field) sẽ lớn hơn, nghĩa là sẽ có nhiều điểm hơn trong khung hình được nằm trong khoảng lấy nét và do đó hình ảnh sẽ sắc nét hơn. Bạn nên sử dụng khẩu độ hẹp khi chụp ảnh phong cảnh để mọi thứ đều sắc nét. Nếu bạn chọn khẩu độ rất rộng, ví dụ f 1.4, thì chỉ có phần trung tâm, tức tiêu điểm, là được lấy nét, các phần còn lại sẽ bị mờ. Bạn nên sử dụng khẩu độ rộng khi chụp chân dung, để giúp chủ đề của bạn nổi bật so với xung quanh.
Thiết lập ISO
Sử dụng máy ảnh, chắc chắn bạn sẽ thấy ký hiệu ISO trên máy, các diễn đàn về máy ảnh cũng nói rất nhiều về việc điều chỉnh thông số ISO để có bức ảnh đẹp. Vậy ISO là gì?
ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh đối với ánh sáng, do tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế (International Organization for Standardization) thống nhất và đưa ra làm quy chuẩn khi sản xuất máy ảnh. Để hiểu rõ hơn về xuất xứ hình thành đại lượng này, bạn có thể tham khảo Wikipedia.
Máy ảnh số chia các mức độ nhạy sáng của cảm biến ảnh thành các mức khác nhau và mỗi mức sẽ có giá trị nhạy sáng gấp đôi mức trước đó. Các mức ISO phổ biến trên máy ảnh số là: 100, 200, 400, 800, 1600, 3200… Hiện nay các máy ảnh DSLR cao cấp đã có thể hỗ trợ ISO mức thấp nhất là 50 và cao nhất là 25.600.
ISO 100 có độ nhạy thấp nhất với ánh sáng. ISO cao hơn, cảm biến càng nhạy cảm hơn với ánh sáng, tức là bức ảnh của bạn sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Trong điều kiện ánh sáng cao, ISO 100 sẽ đảm bảo bức ảnh đủ sáng. Trong điều kiện ánh sáng thấp hơn, bạn sẽ cần phải nâng ISO lên. Vì vậy, nếu bạn chụp vào ban đêm, mức ISO 1600 có thể cho phép bạn có được những hình ảnh mà bạn muốn. Tuy nhiên, để có được bức ảnh sáng hơn, bạn phải đánh đổi bằng độ sắc nét của ảnh. ISO càng cao thì ảnh sẽ càng có nhiều nhiễu hạt.
Áp dụng khi chụp một bức ảnh
Chiếc máy ảnh số được thiết kế để có thể tính toán một lượng ánh sáng đủ để chụp một bức ảnh và có một số cách để tìm ra được lượng ánh sáng đó. Nó có thể mở khẩu độ ống kính ở mức lớn nhất và sử dụng tốc độ màn trập nhanh. Nó có thể đóng khẩu độ nhỏ hơn và sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn. Hoặc nó có thể tăng độ nhạy sáng của chip cảm biến (tức là các thiết lập ISO) để có thể giảm khẩu độ nhỏ hơn và tăng tốc độ màn trập nhanh hơn. Bất kỳ sự kết hợp nào của ba giá trị khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng đều có thể mang lại một bức ảnh với lượng ánh sáng tương ứng. Máy ảnh có thể tự động lựa chọn 3 giá trị này để có bức ảnh tốt nhất, nhưng những người thích chụp ảnh muốn tạo những bức ảnh độc đáo của riêng mình thì cần học cách thiết lập các giá trị đó.
Thông thường, để loại bỏ vệt mờ nhòe trên ảnh, ta sẽ tìm cách để chụp được bức ảnh nhanh hơn, nghĩa là cần một tốc độ màn trập nhanh. Nếu màn trập mở ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì sẽ có ít ánh sáng đi vào cảm biến, vì vậy ta phải điều chỉnh các cài đặt khác – khẩu độ và ISO, để bù cho sự mất ánh sáng do thời gian phơi sáng ngắn.
Nếu bạn chụp trong một môi trường ánh sáng rực rỡ ngoài trời ban ngày, máy ảnh của bạn có thể bù đắp cho tốc độ màn trập nhanh bằng cách mở khẩu độ ống kính lớn hơn. Thật không may, có một giới hạn về độ rộng khẩu độ tối đa, bạn không thể mở rộng ống kính bao nhiêu cũng được, mà phụ thuộc vào máy ảnh hỗ trợ đến mức nào. Nếu cảnh của bạn có ánh sáng thấp hơn – ví dụ như chụp trong nhà hoặc trong bóng râm, việc mở khẩu độ lớn có thể không đủ. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải tăng giá trị ISO để tăng độ nhạy sáng của cảm biến, giúp máy ảnh lấy đủ ánh sáng để đảm bảo hình ảnh sắc nét.
Chúng ta hãy nhìn vào hai hình ảnh minh họa dưới đây để xem thông số ISO có thể ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh như thế nào. Hai ảnh này được chụp trong nhà và không bật flash. Trong cả hai bức ảnh, khẩu độ của ống kính được thiết lập mở rộng ở mức tối đa, vì vậy các yếu tố thay đổi ở đây là ISO và tốc độ màn trập.
ISO thấp làm tốc độ màn trập chậm gây nhòe hình.
Trong hình bên trái, ISO được thiết lập ở mức 100 (mức ISO thấp nhất
trên các máy ảnh số hiện nay, chỉ trừ một số model có khả năng mở rộng
xuống ISO 50). Với mức ISO 100 và khẩu độ mở rộng, máy ảnh tự thiết lập
tốc độ màn trập bằng 1/25 giây. Tốc độ này là quá chậm và ánh sáng không
đủ, dẫn tới hình ảnh bị mờ.Với hình ảnh bên phải, ISO được tăng lên đến 800. Với ISO 800 và khẩu độ mở rộng tương tự, máy ảnh thiết lập tốc độ màn trập là 1/200 giây. Như vậy, giá trị ISO đã tăng lên 8 lần để làm cho cảm biến nhạy sáng tốt hơn, và tốc độ màn trập cũng nhanh hơn 8 lần (thời gian phơi sáng giảm đi đáng kể). Do tốc độ chụp cao hơn, bức ảnh được chụp trong một thời gian rất ngắn đủ để loại bỏ các dịch chuyển của máy ảnh và đối tượng chụp, kết quả là ảnh rõ ràng hơn.
Như vậy, nếu một giá trị ISO cao hơn cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn, tại sao lại không thường xuyên dùng mức ISO cao nhất mà máy ảnh của bạn hỗ trợ? Đó là do, như đã nói ở phía trên, cái giá phải trả cho ISO cao là nhiễu hạt (grain, noise) khiến ảnh không mịn và rõ nét, ISO càng cao thì nhiễu càng nặng. Ngoài ra, một bức ảnh không chỉ có nhiễu tăng lên khi tăng ISO, mà có ba “vấn đề” xảy ra: gia tăng nhiễu, giảm độ sắc nét và giảm độ tương phản.
Trong một bức ảnh chụp, nhiễu là những điểm ảnh nhỏ bị mất màu nằm rải rác khắp bức ảnh. Chẳng hạn trong bức ảnh hải ly dưới đây, nhiễu là những chấm có màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. (Một điểm ảnh có màu đúng phải hiển thị được giá trị chính xác của kết hợp ba màu này trên bức ảnh).
Nhiễu xuất hiện dưới dạng các điểm ảnh bị mất màu.
Bức ảnh được chụp trong khi trời tối đen, người chụp đã phải đặt ISO ở
mức tối đa của máy ảnh chỉ để có được một bức ảnh. Rõ ràng là bức ảnh
có chất lượng rất kém bởi nhiễu rất nhiều, và không ai in bức ảnh này ra
để treo tường cả, tuy nhiên bức ảnh vẫn có giá trị của nó, bởi nếu
không cố nâng ISO lên để chụp “bằng được”, thì sẽ không ai tin tác giả
đã chụp được một con hải ly xuất hiện ở vườn nhà mình.Như vậy, đôi khi bạn cần đến mức ISO cao để ghi lại một khoảnh khắc hiếm hoi trong điều kiện ánh sáng thấp, chấp nhận hy sinh độ sắc nét của hình ảnh. Các máy ảnh càng đắt tiền và cao cấp thì càng có khả năng giảm nhiễu tốt hơn ở ISO cao, đây cũng là đặc điểm để cạnh tranh lẫn nhau giữa các dòng máy ảnh.
Hầu hết các máy ảnh số đều cho ảnh không có nhiễu ở các mức ISO thấp như 50, 100, 200, nhưng bắt đầu xuất hiện nhiễu ở các mức ISO cao hơn, tùy theo từng model máy. Nếu chọn mua máy ảnh dựa trên thông số này, hãy thử chụp ảnh ở các mức ISO khác nhau để so sánh nhiễu và bạn cũng biết được mức ISO tối đa mà bạn có thể sử dụng để có bức ảnh đạt yêu cầu.
Lựa chọn ISO đúng
Để có được bức ảnh tốt nhất, bạn cần chọn đúng các thông số, trong đó có thông số ISO. Dưới đây là các khuyến nghị:
1. Các máy ảnh số hiện nay đều cung cấp chế độ chụp tự động (Auto) và chế độ cho phép thiết lập ISO tự động. Khi chọn chế độ này, máy ảnh sẽ giúp bạn chọn một giá trị ISO thích hợp tùy thuộc vào mức độ chiếu sáng của cảnh vật mà bạn định chụp. Trong phần lớn các trường hợp, chế độ Auto có thể chọn được mức ISO khá tốt cho bạn. Nói chung máy ảnh luôn cố gắng chọn mức ISO thấp khi có nhiều ánh sáng và sẽ nâng ISO lên khi có ít ánh sáng hơn. Tuy nhiên, thiết lập tự động có thể sẽ hạn chế chọn mức ISO cao nhất để giảm nhiễu, và điều này có thể dẫn đến hình ảnh bị mờ.
Nếu mức ISO “Auto” không làm bạn thỏa mãn thì bạn có thể thực hiện các hướng dẫn tiếp theo.
2. Trong hầu hết các tình huống ánh sáng ngoài trời ban ngày, bạn sẽ có đủ ánh sáng để có thể sử dụng thiết lập ISO thấp nhất. Vì vậy, khi chụp trong ánh sáng ban ngày, hãy bắt đầu với ISO ở cài đặt thấp nhất để giảm nhiễu. Chỉ khi thấy có vệt mờ nhòe, bạn nâng ISO lên.
3. Nếu bạn chụp với đèn flash, máy ảnh sẽ có nhiều ánh sáng mà không cần tăng ISO. Do đó khi chụp ảnh bằng flash, hãy đặt ISO ở mức thấp để giảm nhiễu.
4. Nếu bạn đang chụp trong nhà mà không có đèn flash (có tình huống không được dùng flash hoặc không muốn dùng flash), hãy bắt đầu tăng dần ISO lên. Có thể bạn sẽ thấy nhiễu khi đặt ISO ở mức cao, nhưng ảnh bị nhiễu vẫn còn hơn là ảnh bị mờ nhòe (blur), mà trong nhiều trường hợp nhiễu vẫn chấp nhận được khi in ảnh ở kích cỡ nhỏ. Có một bức ảnh với một ít nhiễu vẫn còn hơn là không có ảnh hoặc ảnh hoàn toàn không xem được vì bị nhòe. Mọi người cũng thường hay đề cập đến nhiễu khi in ảnh ở các kích cỡ lớn, nhưng trên thực tế rất ít khi bạn in ảnh với cỡ lớn, do đó đôi khi bạn có thể lờ đi vấn đề này vì nhiễu trên ảnh không phải là khó chịu cho lắm, nhiều khi còn không rõ ràng khi in với cỡ nhỏ. Hãy chụp thử để tìm ra mức ISO thấp nhất bạn có thể sử dụng mà vẫn nhận được một bức ảnh chấp nhận được về độ nét và ánh sáng.
5. Đôi khi bạn chụp ảnh với ống kính zoom để chụp đối tượng ở xa, và ảnh bị mờ ngay cả khi chụp ban ngày. Thực tế, thao tác zoom cũng đồng thời phóng đại độ rung của máy ảnh, cho nên bạn càng cần tốc độ màn trập nhanh hơn (hoặc sử dụng một chân máy), lúc này bạn nên tăng ISO lên một, hai mức để buộc tốc độ màn trập nhanh hơn.
6. Nếu bạn muốn mua một máy ảnh số mới, hãy so sánh khả năng chụp ở ISO cao của mỗi model mà bạn đang xem xét. Hãy chụp thử một số ảnh ở các mức ISO cao (400, 800 hoặc cao hơn) và tìm xem có nhiễu không. Hãy chụp thử với cả các khu vực tối, thiếu ánh sáng (ví dụ chụp dưới bóng râm), bởi nhiễu xuất hiện nhiều trong các tông màu tối hơn.
Một số ví dụ về lựa chọn ISO
Ví dụ 1:
Bạn muốn chụp một dòng suối và sử dụng tốc độ màn trập chậm khoảng 1/2 giây để có được hiệu ứng mờ chuyển động (motion blur) ở dòng nước.
Trả lời:
Ở trường hợp này, bạn phải cài đặt máy ảnh ở ISO thấp nhất. Nếu khẩu độ tối thiểu vẫn chưa đủ, bạn phải sử dụng một bộ lọc màu xám làm giảm lượng ánh sáng vào cảm biến.
Ví dụ 2:
Bạn muốn chụp với khẩu độ rộng để có được độ sâu trường ảnh vào một ngày nắng. Bạn đã chọn cài đặt ở chế độ A/Av (ưu tiên khẩu độ) để lựa chọn khẩu độ f/2.8 trong khi máy ảnh xác định tốc độ màn trập cho bạn. Nhưng kết quả là bức ảnh bị thừa sáng.
Trả lời:
Một khẩu độ lớn vào một ngày nắng có nghĩa là tốc độ màn trập phải nhanh. Hầu hết các máy ảnh không thể chụp ảnh nhanh hơn 1/4000 hoặc 1/8000 giây, và do đó có thể là quá chậm đối với thông số ISO mà bạn đã chọn. Nếu có thể, hãy cố gắng giảm bớt ISO xuống 100 hoặc 50. Nếu vẫn chưa đủ, sự lựa chọn duy nhất còn lại là mua một bộ lọc màu xám cho ống kính để loại bỏ bớt một số ánh sáng mặt trời.
Ví dụ 3:
Bạn cố gắng chụp trong nhà trong một khung cảnh ánh sáng thấp và thiết lập ISO ở mức tối đa, bạn đã chọn khẩu độ lớn và vẫn nghĩ rằng tốc độ màn trập quá chậm. Sau đó bạn bật đèn flash và chụp, kết quả là hình ảnh bị thừa sáng, mặc dù bạn cũng đã cố gắng giảm công suất flash.
Trả lời:
Trong tình huống này, mức công suất thấp nhất của đèn flash vẫn có thể là quá mạnh cho cảnh bạn chụp với sự lựa chọn ISO cao. Cơ hội duy nhất để sử dụng đèn flash trong tình hình như vậy là hạ thấp ISO cho đến khi bạn nhận thấy rằng hình ảnh trở nên tối màu hơn và sau đó bắt đầu tăng đèn flash lên. Tiếp đó, bạn cố gắng cân bằng giữa ISO và hiệu ứng đèn flash
No comments:
Post a Comment