5 bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp
Nguồn: http://goo.gl/XdmX0y |
|
|
Không có nguyên tắc cứng nhắc và sít sao nào trong việc chụp
chân dung, nhưng sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung
cơ bản có thể áp dụng được.
Chụp chân dung có nhiều kiểu và mỗi kiểu đều có mục đích nhằm để
trình bày chủ thể trong một loại ánh sáng khác nhau. Có thể đó là kiểu
chụp chân dung mà bạn có khả năng kiểm soát vị trí chụp, chiếu sáng và
bố cục. Nhưng cũng có kiểu chụp ngẫu hứng không được sắp đặt trước,
trong đó chủ thể trông có vẻ tự nhiên và ít gò bó hơn.
Sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung mà bạn có thể áp dụng được:
Vị trí
Quan trọng là phải chuẩn bị trước. Bạn nên đi tiền trạm các vị trí trước khi chụp ảnh. Khi đã chọn được vị trí, bạn cần phải chọn khu nào có nền đẹp hơn cho chủ thể. Khi chụp chân dung, bạn hãy dùng ống kính góc rộng để lấy được cảnh vật xung quanh chủ thể, có thể tạo nên một câu chuyện và làm hình ảnh trông hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hậu cảnh lộn xộn thỉnh thoảng sẽ làm chủ thể bị chìm đi, làm bố cục không còn có điểm trọng tâm nữa.
Gợi ý: Bạn nên luôn có kế hoạch dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu, ví dụ như một vị trí gần đó để chụp trong nhà.
Ánh sáng
Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng tự nhiên, hầu hết các nhiếp ảnh gia luôn chờ đến “giờ vàng”, thường là vào buổi sáng sớm hay chiều tối khi có ánh sáng ấm, đẹp mắt chiếu lên da. Tuy nhiên, nếu không chờ được thời gian này, bạn cũng có thể chụp ảnh đẹp trong một ngày có mây. Bầu trời phủ đầy mây có thể ví như một hộp khuếch tán ánh sáng (softbox), cho ánh sáng dịu và đẹp hơn. Nếu chụp trong nhà, hãy đặt chủ thể gần một cửa sổ lớn để có ánh sáng dịu gián tiếp. Đồng thời, vị trí này cũng có thể cho ánh sáng phản chiếu đẹp trong mắt của chủ thể.
Gợi ý: Dùng một gương phản xạ hay một miếng bìa cứng màu trắng lớn để giúp thêm ánh sáng cho những vùng thiếu sáng của chủ thể.
Ánh mắt
Ngạn ngữ có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Điều này cũng đúng đối với ảnh chân dung, trong đó điểm chỉnh nét lý tưởng là đôi mắt của chủ thể. Tuy nhiên, nếu chủ thể của bạn được chụp nghiêng và không nhìn thẳng vào bạn, bạn nhớ hãy chỉnh nét vào bên mắt của chủ thể gần bạn nhất. Để chụp ảnh cả nhóm, hãy dùng chức năng chụp theo chế độ chụp nhiều ảnh liên tục để đảm bảo không ai trong ảnh bị nhắm mắt.
Gợi ý: Khi chụp ảnh trẻ em, hãy dùng một món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút ánh mắt của chúng.
Độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh thấp áp dụng tốt nhất cho ảnh chân dung. Thường thì nó làm cho phần hậu cảnh thành một cảnh mờ đẹp trong khi vẫn giữ sắc nét chủ thể. Người dùng máy ảnh ống kính rời DSLR có thể chọn ống kính khẩu độ rộng, ví dụ như ống kính tiêu cự cố định 50mm F1.8, để tập trung chú ý của người xem vào chủ thể và giấu đi các chi tiết gây rối trong phần hậu cảnh. Người dùng máy ảnh ngắm chụp PnS có thể dùng trị số khẩu độ F3.5 hay thấp hơn, hay có thể dùng các chế độ chụp chân dung của máy để tạo hiệu ứng tương tự.
Gợi ý:
Đối với người dùng máy ảnh PnS, hãy mở rộng hết zoom và thử chụp ở chế
độ zoom gần tối đa để có được độ sâu trường ảnh và tách biệt chủ thể với
hậu cảnh.
Tạo bố cục
Nếu bạn tránh không được các cảnh vật chung quanh thì hãy khai thác nó! Dùng các cảnh thường ngày như khung vòm, ô cửa, hành lang, ban công, nhánh cây… là những cách sáng tạo để tạo bố cục cho cảnh vật chung quanh chủ thể và đồng thời tạo được sự chú ý thị giác nhiều hơn. Bạn cũng có thể dùng những người xung quanh để tạo bố cục cho chủ thể chính. Ví dụ đàn cháu vây quanh người bà trong bữa tiệc sinh nhật của bà có thể dùng làm bố cục tốt, trong đó biểu lộ tình cảm của các cháu nói lên được niềm vui và trân trọng của buổi tiệc.
Gợi ý: Hãy nhớ xem các bên khung hình và loại bỏ các chi tiết gây rối như bụi cây hay một cột đèn lạc lõng.
Sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung mà bạn có thể áp dụng được:
Vị trí
Quan trọng là phải chuẩn bị trước. Bạn nên đi tiền trạm các vị trí trước khi chụp ảnh. Khi đã chọn được vị trí, bạn cần phải chọn khu nào có nền đẹp hơn cho chủ thể. Khi chụp chân dung, bạn hãy dùng ống kính góc rộng để lấy được cảnh vật xung quanh chủ thể, có thể tạo nên một câu chuyện và làm hình ảnh trông hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hậu cảnh lộn xộn thỉnh thoảng sẽ làm chủ thể bị chìm đi, làm bố cục không còn có điểm trọng tâm nữa.
Ánh sáng
Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng tự nhiên, hầu hết các nhiếp ảnh gia luôn chờ đến “giờ vàng”, thường là vào buổi sáng sớm hay chiều tối khi có ánh sáng ấm, đẹp mắt chiếu lên da. Tuy nhiên, nếu không chờ được thời gian này, bạn cũng có thể chụp ảnh đẹp trong một ngày có mây. Bầu trời phủ đầy mây có thể ví như một hộp khuếch tán ánh sáng (softbox), cho ánh sáng dịu và đẹp hơn. Nếu chụp trong nhà, hãy đặt chủ thể gần một cửa sổ lớn để có ánh sáng dịu gián tiếp. Đồng thời, vị trí này cũng có thể cho ánh sáng phản chiếu đẹp trong mắt của chủ thể.
Ánh mắt
Ngạn ngữ có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Điều này cũng đúng đối với ảnh chân dung, trong đó điểm chỉnh nét lý tưởng là đôi mắt của chủ thể. Tuy nhiên, nếu chủ thể của bạn được chụp nghiêng và không nhìn thẳng vào bạn, bạn nhớ hãy chỉnh nét vào bên mắt của chủ thể gần bạn nhất. Để chụp ảnh cả nhóm, hãy dùng chức năng chụp theo chế độ chụp nhiều ảnh liên tục để đảm bảo không ai trong ảnh bị nhắm mắt.
Độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh thấp áp dụng tốt nhất cho ảnh chân dung. Thường thì nó làm cho phần hậu cảnh thành một cảnh mờ đẹp trong khi vẫn giữ sắc nét chủ thể. Người dùng máy ảnh ống kính rời DSLR có thể chọn ống kính khẩu độ rộng, ví dụ như ống kính tiêu cự cố định 50mm F1.8, để tập trung chú ý của người xem vào chủ thể và giấu đi các chi tiết gây rối trong phần hậu cảnh. Người dùng máy ảnh ngắm chụp PnS có thể dùng trị số khẩu độ F3.5 hay thấp hơn, hay có thể dùng các chế độ chụp chân dung của máy để tạo hiệu ứng tương tự.
Tạo bố cục
Nếu bạn tránh không được các cảnh vật chung quanh thì hãy khai thác nó! Dùng các cảnh thường ngày như khung vòm, ô cửa, hành lang, ban công, nhánh cây… là những cách sáng tạo để tạo bố cục cho cảnh vật chung quanh chủ thể và đồng thời tạo được sự chú ý thị giác nhiều hơn. Bạn cũng có thể dùng những người xung quanh để tạo bố cục cho chủ thể chính. Ví dụ đàn cháu vây quanh người bà trong bữa tiệc sinh nhật của bà có thể dùng làm bố cục tốt, trong đó biểu lộ tình cảm của các cháu nói lên được niềm vui và trân trọng của buổi tiệc.
|
Bài liên quan
- Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash (13/08/2012 17:11)
- Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash (13/08/2012 17:11)
- Bí quyết để có ảnh trẻ em đẹp (10/08/2012 11:00)
- Bí quyết để có ảnh trẻ em đẹp (10/08/2012 11:00)
- 4 cách chụp ảnh chân dung buổi tối (10/10/2011 09:55)
- 4 cách chụp ảnh chân dung buổi tối (10/10/2011 09:55)
- Bí quyết chụp ảnh đẹp bằng điện thoại (01/10/2011 07:30)
4 cách chụp ảnh chân dung buổi tối |
|
|
Độ phơi sáng, đèn flash, độ rung máy và độ cân màu chỉ là vài
trong rất nhiều yếu tố phải cân nhắc khi chụp ảnh chân dung vào buổi
tối.
Chụp chân dung vào ban đêm khá phức tạp vì có nhiều yếu tố phải xem
xét đến. Độ phơi sáng (exposure), độ chớp sáng (flash), độ rung máy và
độ cân màu chỉ là vài trong rất nhiều yếu tố phải cân nhắc.
Nhiều camera hiện đại có sẵn các thiết lập để giúp bạn chụp ảnh ban đêm đẹp, nhưng tại sao có vài ảnh chụp thấy đẹp trong khi các ảnh khác lại bị mờ hay quá sáng?
Sau đây là 4 kịch bản bạn có thể tự mình thực hành. Thử nghiệm với máy ảnh Nikon D90 với ống kính 28mm, f/2.8, hầu như tất cả các máy DSLR đều có các thiết lập tương tự các thiết lập sử dụng dưới đây.
Chế độ phơi sáng ban ngày có mở flash
Thiết lập này thường được gọi là thiết lập “ngẫu nhiên”. Các thiết lập bạn thường dùng ban ngày đều rất tốt, nhưng vào ban đêm ảnh sẽ bị thiếu độ phơi sáng. Giải pháp hiển nhiên là phải bật flash. Ở chế độ thủ công, khi bạn bật flash, mỗi khi chụp flash sẽ tự tắt dù vẫn còn đang cần cho khung hình. TTL (through the lens) là thiết lập flash mặc định cho hầu hết các camera. Theo thiết lập này, phần tiền cảnh sẽ được chiếu sáng thích hợp, nhưng độ chiếu sáng của hậu cảnh vẫn còn tuỳ thuộc vào thiết lập độ phơi sáng trước đây của bạn. Kết quả là không được tốt lắm vì chủ thể thì đẹp và sáng, nhưng phần hậu cảnh hoàn toàn bị mờ.
Chế độ tự động
Chế độ tự động dùng để chụp ảnh chủ thể cho rõ nhưng không cần để ý đến hậu cảnh sẽ trông như thế nào. Dù ta có thể lấy nét cho cả cảnh chụp, nhưng ưu tiên vẫn là cho điểm tập trung. Chế độ tự động hoạt động tốt khi chủ thể và hậu cảnh có cùng độ sáng hay dùng chụp tiệc ban đêm khi điểm tập trung là tất cả mọi thứ quan trọng trong khung hình, nhưng dùng để chụp chân dung vào ban đêm trước một cảnh vật thì chế độ này không dùng được.
Chế độ chân dung đêm
Thiết lập chụp đêm trên camera của bạn sẽ làm giảm tốc độ trập đáng kể và sẽ chỉnh flash thành Auto + Slow Sync (tự động + đồng bộ chậm), một thiết lập báo cho camera biết là bạn đang chụp ảnh với độ phơi sáng chậm có flash, nghĩa là dù độ trập rất chậm, nhưng ánh sáng flash sẽ trùm lên chủ thể. Chụp theo thiết lập này sẽ phơi sáng thích hợp cho cả hậu cảnh lẫn chủ thể, nhưng độ cân màu bị nhiều màu đỏ và tốc độ trập bị chậm đến nỗi nếu chủ thể hơi chuyển động ảnh sẽ bị hiện tượng "bóng ma".
Chế độ thủ công
Nguyên tắc chung để chụp theo chế độ thủ công có flash là phơi sáng cho hậu cảnh, chỉnh flash theo thiết lập TTL, và sau đó chỉnh tốc độ trập nhanh hơn 2 mức (stop). Trong trường hợp này, ISO được chỉnh thấp hơn, nhưng cũng đạt cùng mục đích là cho đủ ánh sáng vào khung để phơi sáng hậu cảnh, nhưng chưa đến mức làm hư tiền cảnh. Do tốc độ trập chỉ hơi cao hơn chế độ chụp chân dung đêm, nên có thể tránh được hiện tượng các điểm sáng (bóng đèn) bị lóe quá mức và ISO chỉnh thấp hơn giúp giảm thiểu được nhiễu hạt.
Nhiều camera hiện đại có sẵn các thiết lập để giúp bạn chụp ảnh ban đêm đẹp, nhưng tại sao có vài ảnh chụp thấy đẹp trong khi các ảnh khác lại bị mờ hay quá sáng?
Sau đây là 4 kịch bản bạn có thể tự mình thực hành. Thử nghiệm với máy ảnh Nikon D90 với ống kính 28mm, f/2.8, hầu như tất cả các máy DSLR đều có các thiết lập tương tự các thiết lập sử dụng dưới đây.
Chế độ phơi sáng ban ngày có mở flash
Thiết lập này thường được gọi là thiết lập “ngẫu nhiên”. Các thiết lập bạn thường dùng ban ngày đều rất tốt, nhưng vào ban đêm ảnh sẽ bị thiếu độ phơi sáng. Giải pháp hiển nhiên là phải bật flash. Ở chế độ thủ công, khi bạn bật flash, mỗi khi chụp flash sẽ tự tắt dù vẫn còn đang cần cho khung hình. TTL (through the lens) là thiết lập flash mặc định cho hầu hết các camera. Theo thiết lập này, phần tiền cảnh sẽ được chiếu sáng thích hợp, nhưng độ chiếu sáng của hậu cảnh vẫn còn tuỳ thuộc vào thiết lập độ phơi sáng trước đây của bạn. Kết quả là không được tốt lắm vì chủ thể thì đẹp và sáng, nhưng phần hậu cảnh hoàn toàn bị mờ.
Chế độ phơi sáng ban ngày có flash: Ảnh được chụp với thiết lập thủ công (manual), ISO 320, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/200. Flash mở theo thiết lập TTL. |
Chế độ tự động dùng để chụp ảnh chủ thể cho rõ nhưng không cần để ý đến hậu cảnh sẽ trông như thế nào. Dù ta có thể lấy nét cho cả cảnh chụp, nhưng ưu tiên vẫn là cho điểm tập trung. Chế độ tự động hoạt động tốt khi chủ thể và hậu cảnh có cùng độ sáng hay dùng chụp tiệc ban đêm khi điểm tập trung là tất cả mọi thứ quan trọng trong khung hình, nhưng dùng để chụp chân dung vào ban đêm trước một cảnh vật thì chế độ này không dùng được.
Flash tự động: Ảnh chụp theo thiết lập tự động, ISO 800, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/60. Flash mở tự động. |
Thiết lập chụp đêm trên camera của bạn sẽ làm giảm tốc độ trập đáng kể và sẽ chỉnh flash thành Auto + Slow Sync (tự động + đồng bộ chậm), một thiết lập báo cho camera biết là bạn đang chụp ảnh với độ phơi sáng chậm có flash, nghĩa là dù độ trập rất chậm, nhưng ánh sáng flash sẽ trùm lên chủ thể. Chụp theo thiết lập này sẽ phơi sáng thích hợp cho cả hậu cảnh lẫn chủ thể, nhưng độ cân màu bị nhiều màu đỏ và tốc độ trập bị chậm đến nỗi nếu chủ thể hơi chuyển động ảnh sẽ bị hiện tượng "bóng ma".
Thiết lập đêm: Ảnh chụp theo thiết lập chụp đêm với ISO 800, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/10. Flash mở theo chế độ Auto-Slow. |
Nguyên tắc chung để chụp theo chế độ thủ công có flash là phơi sáng cho hậu cảnh, chỉnh flash theo thiết lập TTL, và sau đó chỉnh tốc độ trập nhanh hơn 2 mức (stop). Trong trường hợp này, ISO được chỉnh thấp hơn, nhưng cũng đạt cùng mục đích là cho đủ ánh sáng vào khung để phơi sáng hậu cảnh, nhưng chưa đến mức làm hư tiền cảnh. Do tốc độ trập chỉ hơi cao hơn chế độ chụp chân dung đêm, nên có thể tránh được hiện tượng các điểm sáng (bóng đèn) bị lóe quá mức và ISO chỉnh thấp hơn giúp giảm thiểu được nhiễu hạt.
Chế độ thủ công: Ảnh chụp theo thiết lập thủ công, ISO 320, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/20. Flash mở theo thiết lập TTL. |
|
5 mẹo cải thiện ảnh chụp chân dung |
|
|
Với một vài kỹ thuật sau, hãy tập luyện, trải nghiệm và tìm cảm
hứng, bạn có thể sẽ sáng tạo ra những bức ảnh chân dung hấp dẫn và đẹp
mắt.
1. Bố cục khung chặt chẽ
Một
lỗi thường gặp trong chụp ảnh chân dung là có quá nhiều khoảng trống.
Nên lấy cận cảnh vào khuôn mặt, cắt bớt phần đỉnh phía trên đầu. Việc đó
giúp tập trung vào ánh mắt chủ thể nhiều hơn và giúp bạn bố cục khung
ảnh theo qui tắc “một phần ba” trong nhiếp ảnh, bắt được những phần nổi
bật của khuôn mặt trong khung hình.2. Tập trung vào ánh mắt
Đôi
mắt con người thường đẹp nhất khi tròng đen nằm ngay chính giữa mắt.
Hãy hướng ánh nhìn của người được chụp thẳng vào máy ảnh để có được đôi
mắt đầy cảm xúc và một ảnh chụp chân dung có hồn. Hãy thử dùng tay trái
của bạn để thu hút ánh mắt nếu đang chụp ảnh chân dung trẻ con. Bạn cũng
có thể bảo người được chụp (nếu là người lớn) tự giữ yên đầu và hướng
ánh mắt thẳng vào máy ảnh. Cũng nên lưu ý sắp xếp để ánh sáng trong mắt
chủ thể trông “thực” hơn.3. Hãy để bọn trẻ tự nhiên
Khi
chụp ảnh trẻ con, một trong những cách tốt nhất là nên canh những
khoảng khắc nụ cười tự nhiên, trông vui tươi với những hành động hay
thói quen hàng ngày. Không nên sắp đặt hay ép buộc những động tác như
chụp trong phòng studio. Một mẹo chụp chân dung trẻ con tuyệt vời không
kém là nên kiên nhẫn. Trẻ con thường hiếu động và luôn tay luôn chân,
không thể đoán trước được. Hãy tập bố cục khung ảnh, lấy nét và cố gắng
bắt được những khoảnh khắc “vàng” của chúng trong cuộc sống hàng ngày.4. Chú ý đến hai tay
Khi
nói đến chụp ảnh chân dung, đôi tay của người chụp đôi khi không được
chú ý đúng mức. Khi chụp chân dung phụ nữ, bạn nên bảo người được chụp
tạo dáng với đôi tay đang làm gì đó để tránh thừa thãi hay cứng nhắc.
Chẳng hạn, người phụ nữ trong ảnh đang dùng tay để đeo đôi bông tai.
Điều này giúp cho chủ thể trông nữ tính và quyến rũ hơn, đồng thời cũng
thu hút ánh nhìn của người xem vào bàn tay chủ thể nhiều hơn.5. Chụp dưới ánh nắng mặt trời
Buổi
sáng sớm và xế chiều là những “giờ vàng” trong nhiếp ảnh nói chung và
chụp ảnh chân dung nói riêng, đặc biệt là thể loại ảnh chân dung với ánh
nắng mặt trời làm nền. Khi mặt trời sắp lặn, bạn có thể sử dụng ánh
sáng dịu của nó để làm nổi bật mái tóc của chủ thể. Tốt nhất là nên chọn
khu vực có hậu cảnh tối hơn (chẳng hạn như một vùng đổ bóng) mà không
làm mất ánh sáng trên đầu chủ thể.
Bố cục ảnh chân dung chặt chẽ và cắt cúp những điểm nổi bật hợp lý. |
Ảnh chụp chân dung với ánh sáng trong mắt em bé tự nhiên hơn. |
Ảnh chân dung trẻ con nên tự nhiên và vui nhộn. |
Bàn tay người phụ nữ tập trung sự chú ý của người xem. |
Thể loại ảnh chân dung nền ánh nắng mặt trời làm nổi bật mái tóc chủ thể. |
Từ khóa: chụp ảnh chân dung
Tác phẩm có thành công hay không là do sự hợp lý và khéo léo của cả người chụp lẫn đối tượng chụp trong việc quyết định tư thế và kiểu cách của mẫu chụp
Các tư thế chụp ảnh chân dung
Tư thế là các vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài. Tư thế của con người không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các vẻ mặt trong việc biểu lộ, nhấn mạnh về thái độ phong cách, tâm trạng, mà còn tạo khả năng diễn xuất được nhiều trạng thái tình cảm cụ thể; biết vận dụng nó càng làm cho cách miêu tả con người thêm tinh tế, dễ giải quyết những trường hợp vẻ mặt đối tượng khó bộc lộ tâm tư, tình cảm.
Thế bán thân:
Người ta đặt tên cho thể này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ
thu hình nửa phần trên của con người vào ảnh. Chân dung bán thân là một
thể ảnh đặc tả trung bình, phần nhiều được thể hiện theo kiểu chân
phương đứng đắn, tuy cũng nhiều khi sử dụng để đặc tả tình cảm của nét
mặt theo phong cách nghệ thuật.
Ngoài việc chủ yếu căn cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể đến từng chi tiết ở bộ mặt đối tượng vẻ bộc lộ tình cảm trên nét mặt để xếp kiểu cho thích hợp; phải dựa theo dáng dấp của thân hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa, để chọn lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với khuôn cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.
Thế 2/3 người:
Khi chụp thể ảnh chân dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối
một ít trở lên (tức là gần hết toàn bộ chiều dài đùi của nhân vật),
nhưng đôi khi tuỳ theo ý thích của đối tượng kết hợp với nhà nhiếp ảnh, còn có thể chụp cắt ngang giữa đùi hoặc cao hơn.
Thế ảnh này chỉ thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư thế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn.
Chụp 2/3 người hầu hết lấy thế đứng cho dễ thể hiện nhưng cũng cần lưu ý đến đối tượng chụp ảnh để sắp xếp dáng đứng cho hợp lý. Những trường hợp có bối cảnh thêm người hay phong cảnh, không nên cho đối tượng nhô lên nền trời quá cao vì ảnh sẽ gây cho người xem cảm giác như nhân vật vươn lên khỏi, thoát ly cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.
Thế toàn thân:
Chân dung toàn thân là thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con
người bằng cách cho nhân vật bộc lộ tình cảnh từ vẻ mặt kết hợp với tư
thế động tác của thân hình và các chân tay, nhiều khi lại liên kết với
đặc điểm của hình thái, vị trí đối tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm
và ý nghĩa nội dung bức ảnh.
Tuỳ theo vẻ mặt, dáng người, tâm trạng và thói quen của đối tượng mà cho hướng mặt theo góc độ thích hợp, tránh gò ép lấy được.
Việc khó nhất khi thể hiện là làm sao cho chân tay đối tượng biểu lộ được tình cảm ra động tác tư thế mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Cho nên, trước khi bố trí chụp cần hiểu rõ thế thích hợp sẵn, để nhanh chóng chỉnh đốn, lựa kiểu cách cho họ và phải chủ động nếu không điều khiển được con người thì nên dùng thủ pháp kỹ thuật cho ống kính thu hình kịp thời đúng lúc mới dễ đạt hiệu quả tốt.
Tuy chụp thế này tập trung vào thế đứng của đối tượng được chụp nhưng cũng không được quên khuôn mặt mới là nét nhấn chính. Để tránh trường hợp có thế đứng đẹp mà khuôn mặt lại không có cảm xúc hợp lý, trước hết cần sửa tư thế, bố cục chân tay cho ăn khớp rồi mới tập trung vào khuôn mặt, trước khi bấm máy cần kiểm tra kỹ lại lần nữa.
Kiểu cách chân dung
Kiểu cách của bức ảnh chân dung là dáng dấp cảnh vật hoặc con người, được sắp xếp, trình bày theo hình thái mỹ thay hiệu quả hấp dẫn mỹ cảm trong người xem. Chụp ảnh chân dung có sáng tạo được nhiều kiểu cách lạ mắt mới không làm người xem nhàm chán cũng nhờ kiểu cách mà khắc phục được các hiện tượng không bình thường do tật xấu trên khuôn mặt tạo ra. Nhưng muốn diễn tả con người theo hình thái mỹ thuật nào cũng cần phải phù hợp với phong cách, vẻ mặt đối tượng và ý đồ miêu tả mới đạt được chất lượng nghệ thuật.
Kiểu chân phương:
Còn gọi là kiểu chụp chính diện, chụp thẳng vì đối tượng hướng bộ mặt và thân hình trực diện với ống kính máy ảnh.
Để đối tượng ngồi hay đứng theo tư thế thật tự nhiên thoải mái, mặt vừa tầm thăng bằng ngay ngắn (không ngửa hoặc cúi hay đổ nghiêng), mắt nhìn thẳng vào trục ống kính hai tai đều thấy rõ ràng cân đối với nhau.
Kiểu nghiêng 3/4:
Vì ảnh thể hiện rõ tới 3/4 khuôn mặt (hơi nghiêng) nên gọi là kiểu nghiêng 3/4.
Để đối tượng ở tư thế hơi nghiêng so với trục ống kính. Mặt quay về bên trái sao cho khuôn ngắm máy ảnh nhìn thấy rõ 3/4 khuôn mặt là được. Mắt nhìn theo hướng mặt, tai phải lộ rõ còn tai trái vừa khuất hết.
Kiểu bán diện:
Ở kiếu ảnh này chủ yếu là khuôn mặt, còn tư thế của thân hình đối tượng thì tuỳ.
Tuỳ theo từng trường hợp chụ thể và tư thế mà cho ngước mắt nhìn lên hoặc nhìn ngang tầm mắt theo hướng mặt. Có thể ngửa hay cúi mặt vừa phải.
Cần chú ý là kiểu này chỉ thích hợp với khuôn mặt bầu bĩnh, có vẻ đẹp ở thế nhìn nghiêng như mũi dọc dừa, có bộ tóc đẹp, lông mi dài, cong.
Vòng xoay khẩu độ
Đây là một tính năng không có mặt nhiều trên các mẫu ống kính máy ảnh số hiện đại, do hiện nay khẩu độ chủ yếu do thân máy điều chỉnh (người dùng sẽ chọn khẩu độ trên bảng điều khiển của thân máy). Vòng xoay khẩu độ là một tính năng phổ biến từ thời máy ảnh phim lấy nét bằng tay, do thân máy sẽ lựa chọn tốc độ đóng cửa trập và khẩu độ sẽ được đặt trên ống kính.
Các ống kính có vòng xoay khẩu độ có giá tương đối rẻ so với các loại
ống kính số mới sản xuất. Bạn có thể sử dụng chúng vào các mục đích đặc
biệt như chụp macro, hoặc lựa chọn ống fix có khẩu độ lớn với giá chỉ
bằng một phần nhỏ các loại ống kính hiện tại. Tuy vậy, bạn sẽ phải gắn
thêm một vòng adapter đặc biệt để gắn ống kính loại này vào thân máy.
Hãy lưu ý rằng chúng đều là các ống lấy nét bằng tay.
Khoảng cách siêu lấy nét (Hyperfocal Distance)
Nếu ống kính của bạn là loại zoom, bạn sẽ không thấy tùy chọn này. Nếu bạn có ống fix, đặc biệt là các thế hệ cũ, bạn sẽ thấy một hàng số giống như hàng số đối xứng, có trung tâm là kí tự | (nằm ngay phía dưới hàng số màu da cam) trong hình dưới:
Bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp bằng iPhone |
|
|
Hầu hết người dùng ngày nay đều sử dụng smartphone để chụp ảnh
hàng ngày. Tuy chất ảnh không thể sánh bằng máy DSLR, nhưng nếu áp dụng
một vài kỹ thuật sau, chiếc iPhone của bạn vẫn có thể mang đến những bức
ảnh chân dung đẹp lung linh và ấn tượng.
Dùng tấm hắt sáng
Đèn flash LED của iPhone được thiết kế để hỗ trợ chụp ảnh trong nhà, nhưng nó lại không đủ mạnh để dùng phủ sáng trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Khi chụp chân dung ngoài trời, bạn có thể dùng tấm hắt sáng nhằm mang lại ánh sáng dịu và đều hơn cho ảnh. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng tấm phản xạ hắt sáng dạng đĩa tròn khi chụp thể loại này. Nhưng nếu không mang theo tấm hắt sáng này, bạn vẫn có thể sử dụng tấm che nắng cửa sổ có sẵn trong xe ôtô. Khi chụp ảnh “tự sướng”, bạn hãy tự giữ tấm hắt sáng phía đối diện ánh nắng mặt trời để phủ sáng vào khuôn mặt của mình hay có thể nhờ người khác cầm dùm. Nhiều tấm che nắng xe ôtô thường có một mặt trắng và một mặt bóng. Trong điều kiện ánh nắng tự nhiên thì mặt trắng có thể phát huy tốt, nhưng trong những ngày nhiều mây thì bạn có thể cần phải sử dụng mặt bóng để chiếu nhiều ánh sáng trực tiếp hơn vào chủ thể.
Dùng chân máyĐây
là một cách chụp hiệu quả đối với những người dùng thích tự chụp ảnh
chân dung. Chân máy có thể giúp giảm độ méo hình bằng cách đặt iPhone
song song với chủ thể. Nhưng thỉnh thoảng bạn cần đặt máy cao hơn hay
thấp hơn để tạo ra vài hiệu ứng độc đáo. Điều quan trọng là chân máy
giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc bố cục ảnh. Camera phía trước
của iPhone (thường dùng để thoại FaceTime) cũng thường được dùng để chụp
“tự sướng”. Tính năng này cho phép bạn dễ dàng xem và điều khiển chụp
trên màn hình. Bạn nên chụp thử một hay hai tấm để đo sáng và canh màu
sắc bằng camera trước, sau đó quay mặt lưng iPhone lại và sử dụng camera
chính với độ phân giải cao hơn để chụp. Khi gắn điện thoại trên chân,
bạn có thể dùng tai nghe đi kèm iPhone và sử dụng như một điều khiển từ
xa để tự chụp ảnh chân dung. Gắn tai nghe vào lỗ cắm 3,5mm trên máy, khi
đã sẵn sàng hãy nhấn nút “Volume +” trên tai nghe để chụp. Ngoài ra,
bạn cũng có thể cài đặt các ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh như ProCamera và
chọn tính năng cài thời gian chụp tự động.
Chụp qua gươngGần
đây trên mạng xã hội thường xuất hiện trào lưu tự chụp ảnh chân dung
qua gương. Lợi điểm của cách này là nhanh và dễ chụp. Nhưng bạn có thể
cải thiện chất lượng ảnh bằng cách bật đèn có ánh sáng tự nhiên trong
phòng lên thay vì sử dụng các loại đèn mờ thiếu sáng. Cũng như các thể
loại tự chụp khác, hãy chú ý đến hậu cảnh nhằm tránh chọn những không
gian có nhiều thứ lộn xộn phía sau.
Đến gần chủ thể hơnChụp
ảnh chân dung không chỉ dành cho người mà cũng còn thích hợp khi chụp
các loài thú cưng trong nhà chẳng hạn như chó, mèo. Tận dụng khả năng
chụp cận cảnh của iPhone, hạ thấp máy xuống sàn nhà và nắm bắt mọi chi
tiết tinh tế trên khuôn mặt của “người bạn” thân thiết của bạn. Hãy thử ở
nhiều góc máy khác nhau và dùng ánh sáng tự nhiên khi có thể.
Dùng đèn trợ sángNếu
ánh sáng đèn flash của iPhone không đủ mạnh trong một vài điều kiện
chụp, hãy sử dụng các thiết bị đèn flash trợ sáng gắn ngoài dành cho
iPhone, chẳng hạn như đèn flash bỏ túi Pocket Spotlight của hãng
Photojojo. Loại đèn này có thể bỏ gọn vào balo và dễ dàng gắn lên điện
thoại iPhone nhằm hỗ trợ cung cấp ánh sáng mạnh hơn khi chụp chân dung
trong điều kiện thiếu sáng.
Dùng phần mềm chỉnh sửa ảnhSau
khi tự chụp chân dung, hãy cân nhắc sử dụng một số ứng dụng biên tập
ảnh trực tiếp trên iPhone như “iPhoto for iOS” trước khi chia sẻ lên
mạng. Nhấn lên biểu tượng Tools ở góc dưới bên trái của ứng dụng để làm
xuất hiện các công cụ Crop, Exposure, Color, Brushes, và Effects. Chẳng
hạn, công cụ Repair Brush (Tools > Brushes > Repair) có thể dùng
để xóa nhanh các khuyết điểm trên da mặt như mụn, nốt ruồi. Sử dụng hai
ngón tay để phóng to ảnh sau đó nhấn lên những điểm cần gỡ bỏ. Sau khi
hoàn thành, bạn có thể chia sẻ ảnh trực tiếp từ iPhoto hay lưu lại vào
thư mục Camera Roll trong iPhone.
Đèn flash LED của iPhone được thiết kế để hỗ trợ chụp ảnh trong nhà, nhưng nó lại không đủ mạnh để dùng phủ sáng trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Khi chụp chân dung ngoài trời, bạn có thể dùng tấm hắt sáng nhằm mang lại ánh sáng dịu và đều hơn cho ảnh. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng tấm phản xạ hắt sáng dạng đĩa tròn khi chụp thể loại này. Nhưng nếu không mang theo tấm hắt sáng này, bạn vẫn có thể sử dụng tấm che nắng cửa sổ có sẵn trong xe ôtô. Khi chụp ảnh “tự sướng”, bạn hãy tự giữ tấm hắt sáng phía đối diện ánh nắng mặt trời để phủ sáng vào khuôn mặt của mình hay có thể nhờ người khác cầm dùm. Nhiều tấm che nắng xe ôtô thường có một mặt trắng và một mặt bóng. Trong điều kiện ánh nắng tự nhiên thì mặt trắng có thể phát huy tốt, nhưng trong những ngày nhiều mây thì bạn có thể cần phải sử dụng mặt bóng để chiếu nhiều ánh sáng trực tiếp hơn vào chủ thể.
Dùng tấm che nắng xe ôtô để hắt sáng. |
Chân máy giúp cố định iPhone để hai tay của bạn rảnh rang tạo dáng khi tự chụp chân dung. |
Ánh sáng đèn tự nhiên và hậu cảnh gọn gàng sẽ giúp ảnh chân dung tự chụp qua gương đẹp hơn. |
Đặt máy thấp xuống ngang tầm thú cưng và đến gần hơn. |
Đèn flash bỏ túi Photojojo Pocket Spotlight hỗ trợ chụp chân dung trong điều kiện thiếu sáng. |
Xóa mụn bằng công cụ Repair Brush trong iPhoto. |
Từ khóa: chụp chân dung, iphone
Tư thế và kiểu cách chụp ảnh chân dung
Ngoài các yếu tố kỹ thuật, tư thế và kiểu cách của mẫu là yếu tố quyết định đến chất lượng một bức ảnh chân dung.Tác phẩm có thành công hay không là do sự hợp lý và khéo léo của cả người chụp lẫn đối tượng chụp trong việc quyết định tư thế và kiểu cách của mẫu chụp
Các tư thế chụp ảnh chân dung
Tư thế là các vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài. Tư thế của con người không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các vẻ mặt trong việc biểu lộ, nhấn mạnh về thái độ phong cách, tâm trạng, mà còn tạo khả năng diễn xuất được nhiều trạng thái tình cảm cụ thể; biết vận dụng nó càng làm cho cách miêu tả con người thêm tinh tế, dễ giải quyết những trường hợp vẻ mặt đối tượng khó bộc lộ tâm tư, tình cảm.
Thế bán thân:
Ngoài việc chủ yếu căn cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể đến từng chi tiết ở bộ mặt đối tượng vẻ bộc lộ tình cảm trên nét mặt để xếp kiểu cho thích hợp; phải dựa theo dáng dấp của thân hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa, để chọn lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với khuôn cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.
Thế 2/3 người:
Thế ảnh này chỉ thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư thế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn.
Chụp 2/3 người hầu hết lấy thế đứng cho dễ thể hiện nhưng cũng cần lưu ý đến đối tượng chụp ảnh để sắp xếp dáng đứng cho hợp lý. Những trường hợp có bối cảnh thêm người hay phong cảnh, không nên cho đối tượng nhô lên nền trời quá cao vì ảnh sẽ gây cho người xem cảm giác như nhân vật vươn lên khỏi, thoát ly cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.
Thế toàn thân:
Tuỳ theo vẻ mặt, dáng người, tâm trạng và thói quen của đối tượng mà cho hướng mặt theo góc độ thích hợp, tránh gò ép lấy được.
Việc khó nhất khi thể hiện là làm sao cho chân tay đối tượng biểu lộ được tình cảm ra động tác tư thế mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Cho nên, trước khi bố trí chụp cần hiểu rõ thế thích hợp sẵn, để nhanh chóng chỉnh đốn, lựa kiểu cách cho họ và phải chủ động nếu không điều khiển được con người thì nên dùng thủ pháp kỹ thuật cho ống kính thu hình kịp thời đúng lúc mới dễ đạt hiệu quả tốt.
Tuy chụp thế này tập trung vào thế đứng của đối tượng được chụp nhưng cũng không được quên khuôn mặt mới là nét nhấn chính. Để tránh trường hợp có thế đứng đẹp mà khuôn mặt lại không có cảm xúc hợp lý, trước hết cần sửa tư thế, bố cục chân tay cho ăn khớp rồi mới tập trung vào khuôn mặt, trước khi bấm máy cần kiểm tra kỹ lại lần nữa.
Kiểu cách chân dung
Kiểu cách của bức ảnh chân dung là dáng dấp cảnh vật hoặc con người, được sắp xếp, trình bày theo hình thái mỹ thay hiệu quả hấp dẫn mỹ cảm trong người xem. Chụp ảnh chân dung có sáng tạo được nhiều kiểu cách lạ mắt mới không làm người xem nhàm chán cũng nhờ kiểu cách mà khắc phục được các hiện tượng không bình thường do tật xấu trên khuôn mặt tạo ra. Nhưng muốn diễn tả con người theo hình thái mỹ thuật nào cũng cần phải phù hợp với phong cách, vẻ mặt đối tượng và ý đồ miêu tả mới đạt được chất lượng nghệ thuật.
Kiểu chân phương:
Để đối tượng ngồi hay đứng theo tư thế thật tự nhiên thoải mái, mặt vừa tầm thăng bằng ngay ngắn (không ngửa hoặc cúi hay đổ nghiêng), mắt nhìn thẳng vào trục ống kính hai tai đều thấy rõ ràng cân đối với nhau.
Kiểu nghiêng 3/4:
Để đối tượng ở tư thế hơi nghiêng so với trục ống kính. Mặt quay về bên trái sao cho khuôn ngắm máy ảnh nhìn thấy rõ 3/4 khuôn mặt là được. Mắt nhìn theo hướng mặt, tai phải lộ rõ còn tai trái vừa khuất hết.
Kiểu bán diện:
Tuỳ theo từng trường hợp chụ thể và tư thế mà cho ngước mắt nhìn lên hoặc nhìn ngang tầm mắt theo hướng mặt. Có thể ngửa hay cúi mặt vừa phải.
Cần chú ý là kiểu này chỉ thích hợp với khuôn mặt bầu bĩnh, có vẻ đẹp ở thế nhìn nghiêng như mũi dọc dừa, có bộ tóc đẹp, lông mi dài, cong.
Nguồn: tổng hợp
Chọn vị trí chụp ảnh chân dung đẹp
Chủ Nhật, 20/07/2014 11:08
Bên cạnh nụ cười đẹp hoặc sự thể hiện quyến rũ của
người mẫu, một quang cảnh đẹp với ánh sáng lý tưởng thì bạn đã có tất cả
các nguyên liệu cho một bức ảnh chân dung tuyệt vời.
- 15 thẻ ghi nhớ bỏ túi cho các bạn mới chụp ảnh
- Ứng dụng chỉnh sửa ảnh hay, miễn phí dành cho WP 8
- Phơi sáng thác nước bằng camera điện thoại
- Lensbaby LM-10 cho điện thoại
Để có những bức ảnh chân dung
đẹp không đơn giản chỉ là trêu chọc, pha trò để người mẫu của bạn có
được nụ cười rạng rỡ tự nhiên. Nếu bên cạnh nụ cười đẹp hoặc sự thể hiện
quyến rũ của người mẫu còn có một quang cảnh đẹp với ánh sáng lý tưởng
thì bạn đã có tất cả các nguyên liệu cho một bức ảnh tuyệt vời.
Bài chia sẻ của tác giả Dan Waters trên trang Digital Photography School dưới đây sẽ cho bạn biết một số bí quyết để lựa chọn góc chụp, vị trí chụp khi chụp ảnh chân dung.
Đó có phải là một địa điểm có ý nghĩa?
Điều đầu tiên cần làm là hãy tự hỏi xem liệu địa điểm này có thêm vào ý nghĩa nào cho câu chuyện bạn định nói khi chụp những bức ảnh không? Ví dụ, khi bạn được yêu cầu chụp ảnh chân dung cho một gia đình thì bạn hãy hỏi xem gia đình đó có muốn đi một nơi nào đó để chụp không, một nơi mà có thể giúp họ kết nối cảm xúc một cách mạnh mẽ. Có thể họ tự hào về ngôi nhà hoặc khu vườn của họ, vậy thì chúng ta sẽ chụp ảnh họ ở đó. Hoặc họ muốn chụp khi họ đang đi dạo trong công viên với chú chó cưng, hoặc khi cả gia đình đi dã ngoại, hoặc ở một vùng quê hay vùng ngoại ô nào gần gũi với thiên nhiên và cả gia đình sẽ chơi đùa với nhau. Đương nhiên những địa điểm đó sẽ có ý nghĩa với họ hơn là những bức ảnh chụp với phông nền trắng đơn điệu.
Nhiệm vụ của bạn là lựa chọn một địa điểm để giúp kể câu chuyện của
những người trong bức ảnh chân dung, hoặc tạo thêm cho các bức ảnh những
ý nghĩa về mặt tình cảm, cảm xúc của những người bạn đang chụp ảnh.
Những không gian mở và có đổ bóng
Tác giả Dan Waters cho biết: Mỗi khi có một cô dâu nói với tôi rằng họ đang cầu nguyện sao cho ngày cưới của họ trời sẽ nắng đẹp rực rỡ, thật sự tôi không dám thổ lộ với họ rằng tôi lại đang cầu cho bầu trời hôm ấy sẽ có mây phủ nhẹ che khuất bớt mặt trời.
Tại sao vậy?
Ánh nắng mặt trời sẽ gây ra những hiệu ứng đổ bóng rất xấu, nhất là khi nó tác động tới phần quan trọng nhất của bức ảnh chân dung - mắt.
Không gian đổ bóng mở (Dan Waters gọi là open shade area) rất lý
tưởng với chụp ảnh chân dung, bởi vì ánh sáng mặt trời sẽ không chiếu
trực tiếp lên chủ thể, và vì bóng "mở" nên không gian này vẫn có đủ ánh
sáng để tạo ra vẻ lấp lánh trong đôi mắt của người mẫu.
Dưới bóng râm của một cây cổ thụ hoặc ánh sáng của cửa sổ là những ví dụ của open shade. Người mẫu sẽ đứng/ngồi trong bóng râm nhưng không hoàn toàn bị tách khỏi ánh sáng xung quanh, vì họ sẽ được đặt ở khoảng trung tâm của căn phòng hoặc ở giữa một khu vực có nhiều cây cối râm mát.
Theo Dan Waters, open shade sẽ mang lại cho bạn ánh sáng có hướng rất dễ chịu và mềm mại, có thể tạo đủ độ đổ bóng trên gương mặt để mang lại chiều sâu cho ảnh mà không bị gắt quá.
Những đường thẳng dẫn tầm mắt
Khi chụp ảnh chân dung, nhất là chân dung ngoài trời, bạn nên tìm kiếm các chi tiết có dạng đường thẳng (line) để đưa vào ảnh bởi những chi tiết này sẽ giúp tạo chiều sâu cho ảnh, dẫn người xem hướng tới chủ thể và cung cấp cho các bức ảnh cảm giác ba chiều (3D).
Bạn có thể sử dụng hàng rào, các lối đi, một nhánh cây xoắn dài, các
luống cây (như các luống trên một cánh đồng ngô) - bất cứ điều gì thu
hút mắt người xem hướng tới chủ thể của bạn.
Những tán lá lấp lánh
Nếu bạn sắp xếp cho chủ thể của bạn đứng ở nơi mà có những tán lá được chiếu sáng lấp lánh làm nền thì bạn sẽ nhận được một bức tranh khảm tuyệt đẹp với màu xanh lá lấp lánh phía sau người mẫu. Hãy nhớ chọn khẩu độ có trị số f thấp khi chụp ảnh với khung cảnh này (chẳng hạn như f/4).
Với các đối tượng được chiếu sáng nền như thế này, bạn cũng nên chọn
chế độ đo sáng điểm (spot metering) để giúp máy ảnh có thể phơi sáng
chính xác cho khuôn mặt người mẫu và tránh tạo hiệu ứng đổ bóng
silhouette (thường gặp khi chụp ngược sáng, bóng trên nền sáng). Nên sử
dụng một tấm hắt sáng sẽ tăng thêm ánh sáng trên khuôn mặt người mẫu.
Các phông nền thô, lạ
Một cánh cửa gỗ mộc có vẻ như không phải là một phông nền thú vị, nhưng kết cấu ghồ ghề thô mộc của nó có thể giúp gia tăng vẻ mềm mại của làn da người mẫu.
Bạn cũng có thể tìm kiếm những bức tường xây thô, hay các đường song song lặp lại, ví dụ như các cọc hàng rào.
Các hình dạng hình học
Bộ não của chúng ta rất thích những gì mang tính trật tự. Chúng ta thường thích những mảnh ghép của trò chơi ghép hình được sắp xếp đúng, và do đó chúng ta không thích các đồ đạc không có điểm nhấn. Bộ não sẽ thích nhìn thấy các chi tiết trong một bức ảnh ăn khớp với nhau như là những mảnh xếp hình đã được hoàn thành. Vì vậy, bạn hãy tìm kiếm những hình hình học như hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông; và chụp một bức ảnh sao cho các hình đó ăn khớp với nhau một cách hài hòa.
Khi bạn bắt đầu tìm kiếm các hình dạng bạn sẽ thấy chúng ở khắp mọi
nơi. Hình dạng hình học thường là cơ sở cho nghệ thuật hiện đại và khi
lý giải cấu trúc của những bức ảnh đẹp thì bạn sẽ thấy chúng luôn hiện diện trong đó.
Các chi tiết tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh
Để tạo độ sâu cho bức ảnh cũng như tạo cảm giác ba chiều, bạn cần dẫn dắt mắt người xem tới các chi tiết ở tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Trong bức ảnh dưới đây, tiền ảnh là những vạt cỏ lô nhô, phần trung tâm là em bé đang mỉm cười và hậu cảnh là ánh sáng mặt trời đang lấp lánh trên những tán cây.
Những rặng cây
Những hiệu ứng bạn nhận được khi chụp ảnh chân dung dưới một con đường được tạo bởi những rặng cây trông sẽ rất đáng yêu. Nên sử dụng ống kính dài (ống tele) vì nó sẽ giúp kết nối các chi tiết rất tốt. Các tán lá tạo ra bóng mát cần thiết trong khi lối đi sẽ tạo ra một đường dẫn và chiều sâu cho bức ảnh. Ống kính dài sẽ giúp tạo tầm nhìn rất tốt cho người xem và mang lại hiệu ứng "đóng khung" cho ảnh nhờ các hàng cây.
Những kinh nghiệm trên đây liệu có giúp bạn có thêm những ý tưởng khi
chụp ảnh chân dung? Hãy thử chúng trong lần chụp ảnh sắp tới của bạn
nhé.
Bài chia sẻ của tác giả Dan Waters trên trang Digital Photography School dưới đây sẽ cho bạn biết một số bí quyết để lựa chọn góc chụp, vị trí chụp khi chụp ảnh chân dung.
Đó có phải là một địa điểm có ý nghĩa?
Điều đầu tiên cần làm là hãy tự hỏi xem liệu địa điểm này có thêm vào ý nghĩa nào cho câu chuyện bạn định nói khi chụp những bức ảnh không? Ví dụ, khi bạn được yêu cầu chụp ảnh chân dung cho một gia đình thì bạn hãy hỏi xem gia đình đó có muốn đi một nơi nào đó để chụp không, một nơi mà có thể giúp họ kết nối cảm xúc một cách mạnh mẽ. Có thể họ tự hào về ngôi nhà hoặc khu vườn của họ, vậy thì chúng ta sẽ chụp ảnh họ ở đó. Hoặc họ muốn chụp khi họ đang đi dạo trong công viên với chú chó cưng, hoặc khi cả gia đình đi dã ngoại, hoặc ở một vùng quê hay vùng ngoại ô nào gần gũi với thiên nhiên và cả gia đình sẽ chơi đùa với nhau. Đương nhiên những địa điểm đó sẽ có ý nghĩa với họ hơn là những bức ảnh chụp với phông nền trắng đơn điệu.
Những không gian mở và có đổ bóng
Tác giả Dan Waters cho biết: Mỗi khi có một cô dâu nói với tôi rằng họ đang cầu nguyện sao cho ngày cưới của họ trời sẽ nắng đẹp rực rỡ, thật sự tôi không dám thổ lộ với họ rằng tôi lại đang cầu cho bầu trời hôm ấy sẽ có mây phủ nhẹ che khuất bớt mặt trời.
Tại sao vậy?
Ánh nắng mặt trời sẽ gây ra những hiệu ứng đổ bóng rất xấu, nhất là khi nó tác động tới phần quan trọng nhất của bức ảnh chân dung - mắt.
Dưới bóng râm của một cây cổ thụ hoặc ánh sáng của cửa sổ là những ví dụ của open shade. Người mẫu sẽ đứng/ngồi trong bóng râm nhưng không hoàn toàn bị tách khỏi ánh sáng xung quanh, vì họ sẽ được đặt ở khoảng trung tâm của căn phòng hoặc ở giữa một khu vực có nhiều cây cối râm mát.
Theo Dan Waters, open shade sẽ mang lại cho bạn ánh sáng có hướng rất dễ chịu và mềm mại, có thể tạo đủ độ đổ bóng trên gương mặt để mang lại chiều sâu cho ảnh mà không bị gắt quá.
Những đường thẳng dẫn tầm mắt
Khi chụp ảnh chân dung, nhất là chân dung ngoài trời, bạn nên tìm kiếm các chi tiết có dạng đường thẳng (line) để đưa vào ảnh bởi những chi tiết này sẽ giúp tạo chiều sâu cho ảnh, dẫn người xem hướng tới chủ thể và cung cấp cho các bức ảnh cảm giác ba chiều (3D).
Nếu bạn sắp xếp cho chủ thể của bạn đứng ở nơi mà có những tán lá được chiếu sáng lấp lánh làm nền thì bạn sẽ nhận được một bức tranh khảm tuyệt đẹp với màu xanh lá lấp lánh phía sau người mẫu. Hãy nhớ chọn khẩu độ có trị số f thấp khi chụp ảnh với khung cảnh này (chẳng hạn như f/4).
Các phông nền thô, lạ
Một cánh cửa gỗ mộc có vẻ như không phải là một phông nền thú vị, nhưng kết cấu ghồ ghề thô mộc của nó có thể giúp gia tăng vẻ mềm mại của làn da người mẫu.
Các hình dạng hình học
Bộ não của chúng ta rất thích những gì mang tính trật tự. Chúng ta thường thích những mảnh ghép của trò chơi ghép hình được sắp xếp đúng, và do đó chúng ta không thích các đồ đạc không có điểm nhấn. Bộ não sẽ thích nhìn thấy các chi tiết trong một bức ảnh ăn khớp với nhau như là những mảnh xếp hình đã được hoàn thành. Vì vậy, bạn hãy tìm kiếm những hình hình học như hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông; và chụp một bức ảnh sao cho các hình đó ăn khớp với nhau một cách hài hòa.
Các chi tiết tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh
Để tạo độ sâu cho bức ảnh cũng như tạo cảm giác ba chiều, bạn cần dẫn dắt mắt người xem tới các chi tiết ở tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Trong bức ảnh dưới đây, tiền ảnh là những vạt cỏ lô nhô, phần trung tâm là em bé đang mỉm cười và hậu cảnh là ánh sáng mặt trời đang lấp lánh trên những tán cây.
Những hiệu ứng bạn nhận được khi chụp ảnh chân dung dưới một con đường được tạo bởi những rặng cây trông sẽ rất đáng yêu. Nên sử dụng ống kính dài (ống tele) vì nó sẽ giúp kết nối các chi tiết rất tốt. Các tán lá tạo ra bóng mát cần thiết trong khi lối đi sẽ tạo ra một đường dẫn và chiều sâu cho bức ảnh. Ống kính dài sẽ giúp tạo tầm nhìn rất tốt cho người xem và mang lại hiệu ứng "đóng khung" cho ảnh nhờ các hàng cây.
Ý nghĩa các thông số trên ống kính DSLR
Chủ Nhật, 02/03/2014 16:19
Nhiếp ảnh không phải là một môn nghệ thuật đơn giản,
và do đó sẽ không có gì khó hiểu nếu sau vài tháng bạn vẫn chưa thực sự
hiểu hết các thông số có trên ống kính. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu
rõ hơn về các con số lạ mà quen này.
- Phơi sáng thác nước bằng camera điện thoại
- 9 tính năng được mong đợi trên máy ảnh DSLR
- Nikon thay thế màn trập miễn phí cho D600 vì lỗi bụi cảm biến
- Kinh nghiệm "chuẩn" khi chọn mua DSLR
- Ống Fisheye và thủ thuật chụp Fisheye
- Làm phim với máy ảnh DSLR
Tiêu cự
Nếu máy của bạn có ống zoom,
trên ống kính sẽ có vòng xoay để phóng to và thu nhỏ (thực ra là thay
đổi tiêu cự xa-gần). Vòng xoay này cũng cho biết bạn đang sử dụng tiêu
cự nào. Ví dụ, trên ống kính 70-200mm ở ảnh minh họa dưới đây, bạn có
thể thấy tiêu cự đang được chỉnh ở mức 100mm.
Nếu bạn sử dụng ống fix (cố định), ống kính của bạn sẽ không có
vòng xoay chọn tiêu cự. Ống kính này sẽ chỉ hiển thị tiêu cự duy nhất,
ví dụ như 85mm trong bức ảnh dưới đây.
Khẩu độ tối đa
Khẩu độ tối đa là mức tối đa mà cửa trập trên ống kính có thể mở
tới. Khẩu độ được qui định bằng giá số f: giá số f càng nhỏ thì khẩu độ
tối đa càng lớn. Các khẩu độ lớn như f2.8 hay thậm chí lớn cỡ f1.8
thường được sử dụng vì chúng cho phép ánh sáng vào nhiều hơn, nhờ đó bạn
có thể chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn mà không bị mờ.
Minh họa: Thông số f càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ
Khẩu độ tối đa
trên các ống kính thường khác nhau. Khẩu độ tối đa có thể được kí hiệu
là một số duy nhất (ví dụ như trong ống kính bên trái trong hình dưới,
hoặc được kí hiệu khoảng đầy đủ trong hình bên phải). Bạn có thể tìm
thấy khẩu độ ở cuối ống kính, hoặc trên vòng xoay bộ lọc, hoặc ở cả 2 vị
trí này.
Trong bức ảnh phía trên, ống fix 85mm ở phía dưới có khẩu độ tối đa
được kí hiệu là "1:1.8". Điều này có nghĩa rằng khẩu độ tối đa trên ống
kính có tiêu cự không thay đổi này là f1.8.
Trên ống kính Tamron 17-35mm ở bên phải, bạn có thể thấy khẩu độ
được kí hiệu là "1:2.8-4". Điều này có nghĩa rằng khi bạn xoay vòng zoom
(thay đổi tiêu cự), khẩu độ sẽ thay đổi từ f2.8 đến f4. Ở góc chụp rộng
nhất 17mm, khẩu độ tối đa có thể mở đến f2.8, song ở tiêu cự 35mm khẩu
độ chỉ có thể đạt tới f4.
Tương tự như vậy, với các mức tiêu cự khác nhau trên các loại ống
28-300mm và 18-200mm, khẩu độ tối đa với từng tiêu cự sẽ khác nhau.
Khoảng lấy nét
Một số ống kính có ghi chú
khoảng lấy nét trên ống kính. Thông thường, khoảng này được kí hiệu bởi
cả 2 đơn vị foot (ft) và mét (m). Hãy tìm biểu tượng có ghi số dương ở
phía bên trái và biểu tượng vô cực (∞) ở phía bên phải.
Con số này sẽ cho biết khoảng cách tối thiểu mà ống kính có thể lấy
nét. Một vài ống kính khác có tùy chọn MACRO cho phép bạn chụp gần hơn
nữa, song thực ra đây không phải là chụp macro thực sự, do đó bạn sẽ
không thể lấy nét ở khoảng cách quá gần. Dù sao, tùy chọn này cũng là
khá tiện dụng nếu bạn không muốn phải mang theo một ống kính macro rời.
Trong hình trên, bạn có thể thấy ống kính Canon ở bên trái có ghi
khoảng lấy nét ở phía dưới một lớp kính bọc, trong khi ống kính Tamron ở
bên phải ghi khoảng lấy nét tối thiểu ngay trên thân ống. Các con số sẽ
được thay đổi khi bạn xoay vòng nét.
Lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp hãy tắt tính năng tự động lấy
nét (AF) trước khi quay vòng nét, vì quay vòng lấy nét trong khi bật AF
(Auto Focus) sẽ gây hư hại cho các linh kiện bên trong ống kính, trừ một
số loại ống kính cho phép bạn vừa xoay vòng vừa lấy nét tự động mà
không hư hại tới phần cơ điều khiển lấy nét tự động bên trong lens.
Đường kính ống kính/kích cỡ kính lọc
Trên ống kính, bạn có thể
thấy kí hiệu phi (Φ) đứng cạnh một con số. Biểu tượng này cho biết đường
kính của mặt trước ống kính và cũng chính là kích cỡ kính lọc phù hợp
để kết hợp cùng ống kính. Bạn có thể thấy biểu tượng này ở cả bên dưới
nắp đậy ống kính. Khi cần mua kính lọc, bạn sẽ biết được chính xác đường
kính cần chọn là bao nhiêu.
Đây là một tính năng không có mặt nhiều trên các mẫu ống kính máy ảnh số hiện đại, do hiện nay khẩu độ chủ yếu do thân máy điều chỉnh (người dùng sẽ chọn khẩu độ trên bảng điều khiển của thân máy). Vòng xoay khẩu độ là một tính năng phổ biến từ thời máy ảnh phim lấy nét bằng tay, do thân máy sẽ lựa chọn tốc độ đóng cửa trập và khẩu độ sẽ được đặt trên ống kính.
Nếu ống kính của bạn là loại zoom, bạn sẽ không thấy tùy chọn này. Nếu bạn có ống fix, đặc biệt là các thế hệ cũ, bạn sẽ thấy một hàng số giống như hàng số đối xứng, có trung tâm là kí tự | (nằm ngay phía dưới hàng số màu da cam) trong hình dưới:
Thứ tự các dòng số trong hình trên, từ trên xuống:
- Khoảng lấy nét (hàng trên màu trắng: đơn vị foot, hàng dưới màu da cam: đơn vị mét).
- Khoảng siêu lấy nét.
- Vòng xoay khẩu độ.
Thông số khoảng cách siêu lấy nét sẽ cho bạn biết phần nào trong
bức ảnh của bạn sẽ nằm trong vùng nét ở các mức khẩu độ khác nhau. Trong
bức ảnh trên, khẩu độ được chọn là f16, khoảng lấy nét là 5 m (15 ft).
Khi bạn nhìn vào dòng số cho biết khoảng siêu lấy nét, bạn sẽ thấy
số 16 ở bên trái và ở bên phải. Vạch tương ứng với số 16 ở bên trái cho
biết khoảng cách từ máy tới điểm gần nhất nằm trong vùng nét khi đặt
khoảng lấy nét là 5 mét ở f16. Trong trường hợp này, con số trên là 2,75
m. Vạch tương ứng với số 16 ở bên phải tương ứng với vô cực. Như vậy, ở
f16 bạn sẽ lấy được khoảng từ 2,75 m tới vô cực trong vùng nét.
Có thể thấy, từ dòng số khoảng siêu lấy nét, vô cực tương ứng với
con số 16 ở bên phải, do đó bạn sẽ có DOF rộng nhất ở f16 nếu lấy nét ở 5
m. Lưu ý rằng bạn không lấy nét trên một vật thể, thay vào đó chỉ chọn
vùng nét bằng cách xoay vòng lấy nét. Nếu bạn lấy nét ở vô cực, vùng nét
sẽ chỉ nằm từ khoảng cách 5 mét tới vô cực (ước tính), song nếu lấy nét
ở 2 m vô cực sẽ không nằm trong vùng nét.
Dấu chấm màu đỏ trên ống kính là điểm lấy nét khi chụp phim hồng
ngoại. Khi chụp bằng phim hồng ngoại, bạn sẽ phải chọn điểm lấy nét khác
thông thường vì dải sáng hồng ngoại khác với những gì mắt người nhìn
thấy.
Lê Hoàng (Theo Digital Photography School/Vnreview)
No comments:
Post a Comment