Monday, September 28, 2015

Hành trình khám phá Sao Hỏa của loài người

Hành trình khám phá Sao Hỏa của loài người

04:12:37 29/09/2015

Hành trình khám phá sao Hỏa kéo dài hơn nửa thế kỷ của loài người đã diễn ra như thế nào? Tiến bộ vượt bậc ra sao?

Mới đây, NASA đã công bố rằng chúng ta đã tìm thấy nước dạng lỏng trên bề mặt sao Hỏa. Phát hiện này đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình nghiên cứu và khám phá Hành tinh Đỏ bắt đầu từ năm 1960.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về hành trình khám phá sao Hỏa của loài người chúng ta.


1960: xuất hiện ý tưởng phóng tàu vũ trụ lên sao Hỏa
150929Mars01-2672b
Phi thuyền Mars 1M No1 của NASA

Loài người đã bắt đầu tìm cách phóng tàu vũ trụ đi chụp ảnh bề mặt sao Hỏa, khởi nguồn bằng dự án mang tên Mars 1M No1 do NASA và Liên Xô (cũ) khởi xướng. Tuy nhiên, dự án đã thất bại do Mars 1M đã không thể tiếp cận quỹ đạo của Hành tinh Đỏ.

1964: tàu vũ trụ tiếp cận được sao Hỏa

150929Mars02-2672b

Mariner 4 - tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận được sao Hỏa

Sau rất nhiều thử nghiệm thất bại, ngày 28/11/1964 đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho toàn nhân loại. Tàu Mariner 4 của NASA đã tiếp cận thành công của Hành tinh Đỏ và gửi những bức hình đầu tiên chụp bề mặt sao Hỏa về cho chúng ta.

 

1969: chụp được 20% bề mặt của sao Hỏa


150929Mars04-2672b

Mariner 6 của NASA

Trong năm 1969, NASA tiếp tục ghi dấu ấn bằng những bức ảnh chụp sao Hỏa từ tàu Mariner 6 và Mariner 7. Lần này, hai vệ tinh đã gửi về 201 bức ảnh, chụp được 20% bề mặt của Hành tinh Đỏ. 


Lần đầu tiên chúng ta được thấy những mảng tối trên bề mặt của tinh cầu này, đồng thời có được một số thông tin về bầu khí quyển tại đây.

1971: chụp được 85% bề mặt sao Hỏa

150929Mars03-2672b

Ngày 30/5/1971, NASA đã thực hiện thành công dự án đầu tiên đưa vệ tinh Mariner 9 vào quỹ đạo của sao Hỏa. Mariner 9 cũng cung cấp bằng chứng về những dãy núi lửa khổng lồ tại đây. 

Tổng cộng, vệ tinh đã gửi về cho nhân loại 7.329 bức ảnh, bao trùm được 85% bề mặt hành tinh – lớn hơn rất nhiều so với các tàu vũ trụ trước đó.
150929Mars05-2672b
Bức ảnh bề mặt sao Hỏa được chụp bởi Mariner 9

150929Mars12-cf96c
Bức ảnh duy nhất được gửi về trước khi mất liên lạc của Mars 3

Cũng trong năm 1971, Liên Xô (cũ) suýt chút nữa đã thành công trong việc đưa tàu vũ trụ Mars 3 hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa. Sở dĩ dùng từ “suýt” là bởi vì tàu chỉ kịp gửi thông tin về trong vòng vỏn vẹn… 20 giây trước khi bị mất liên lạc.

1975 - 1976: tàu vũ trụ hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa

150929Mars13-a9998
Tàu vũ trụ Viking 1

NASA khởi động dự án Viking với mục đích đem lại những bức ảnh có độ phân giải cao, đồng thời tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa. 

Hai tàu vũ trụ Viking 1 và Viking 2 đã tiếp cận quỹ đạo và hạ cánh thành công xuống bề mặt hành tinh, cung cấp cho chúng ta những thông tin đầu tiên về thành phần đất trên Sao Hỏa.
150929Mars06-2672b
Bức ảnh rõ nét đầu tiên được chụp bởi Viking 1

150929Mars07-2672b
Bức ảnh màu đầu tiên của Viking 1, chụp vào 21/7/1976

1996: đưa được robot lên bề mặt sao Hỏa

150929Mars08-2672b
Sojouner - robot tự hành đầu tiên của tàu Mars Pathfinder
Suốt những năm sau đó, các dự án về Sao Hỏa là không nhiều, và phần lớn trong số đó đều thật bại. Tuy nhiên, việc NASA đưa tàu Mars Pathfinder hạ cánh trên Sao Hỏa vào 12/1996 là dấu mốc đầu tiên chúng ta đưa được robot tự hành (rover) lên bề mặt sao Hỏa. 

150929Mars11-2672b

Sojourner – robot tự hành của Mars Pathfinder dừng hoạt động sau 84 ngày, gửi về 16.500 bức ảnh, cùng hơn 8,5 triệu tính toán về áp suất khí quyển, nhiệt độ và sức gió tại đây.

2001: đưa được vệ tinh tiếp cận quỹ đạo sao Hỏa

150929Mars15-56e0b

NASA khởi động dự án đưa vệ tinh Mars Odyssey tiếp cận quỹ đạo của Sao Hỏa. Mars Odyssey đã đưa ra một số manh mối vào năm 2002, giúp các khoa học gia đưa ra kết luận vào năm 2008 về việc đã từng có nước trên sao Hỏa. Đây cũng là phương tiện trung chuyển thông tin cho robot tự hành Curiosity nổi tiếng từ năm 2011.

Theo dự tính từ NASA, Mars Odyssey có thể hoạt động tốt đến năm 2016, thậm chí còn hơn thế nữa. 


2003 - 2004: tìm thấy nước có dạng băng đá ở 2 cực của sao Hỏa

150929Mars16-f3eff

Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đã thành công trong việc đưa vệ tinh Mars Express vào quỹ đạo của Hành tinh Đỏ. 

Nhờ Mars Express, ESA đã tìm ra rằng có nước dạng băng đá tại hai cực của Sao Hỏa vào năm 2004. Ngoài ra, vệ tinh còn tìm thấy dấu vết của khí methane trong bầu khí quyển của sao Hỏa, cho thấy tiềm năng tồn tại vi khuẩn trên hành tinh này.
150929Mars17-8cf1b
Hố băng khổng lồ trên sao Hỏa

2007: quay được cảnh gió lốc trên sao Hỏa

150929Mars09-2672b
Ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa từ robot tự hành Spirit

Từ 2003 - 2007 là thời điểm một loạt dự án liên quan đến Sao Hỏa thành công, trong đó có nhiều phát hiện quan trọng. 

150929Mars10-2672b
Gió lốc trên sao Hỏa

Có thể kể đến như robot tự hành Spirit – đem lại những bức ảnh có độ phân giải cực cao, thậm chí là cả video quay lại cảnh gió lốc trên hành tinh này. Hay như tàu Phoenix – hạ cánh gần cực hành tinh đã tìm ra nước đóng băng trên Sao Hỏa…

2011: robot hiện đại hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa

150929Mars18-0e057
Robot tự hành Curiosity

Robot tự hành lớn nhất của chúng ta - Curiosity - đã hạ cánh thành công. Curiosity là robot có kích cỡ lớn do NASA chế tạo, được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, cung cấp cho các khoa học gia những thông tin chuẩn xác hơn rất nhiều so với các robot trong quá khứ. 


2013: nghiên cứu sâu hơn về điều kiện tự nhiên của sao Hỏa

150929Mars19-02cb1
Vệ tinh MOM

NASA tiếp tục phóng lên quỹ đạo sao Hỏa 2 vệ tinh MAVEN và Mars Orbiter Mission (MOM) nhằm nghiên cứu sâu hơn về điều kiện tự nhiên của Sao Hỏa, bao gồm thành phần bầu khí quyển, khí hậu, nhiệt độ…


2015: tìm thấy nước dạng lỏng

150928mars01-aa1ed

Vào ngày 28/9/2015, NASA chính thức công bố về việc tìm ra nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa. Có được thành quả gây “chấn động” này cũng nhờ vào sự phát triển của công nghệ đã cho phép ảnh chụp sao Hỏa trở nên rõ ràng hơn.

150928mars05-91e93
Trên Sao Hỏa có tồn tại nước thể lỏng (Ảnh minh họa)

Theo dự tính, trong năm 2016 và 2017, ESA và NASA sẽ đưa 2 vệ tinh ExoMars và InSight vào quỹ đạo của Sao Hỏa nhằm thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. 

Một số khoa học gia cho biết, mục tiêu lớn nhất của NASA bây giờ là xác định khả năn duy trì sự sống trên Sao Hỏa, đồng thời tìm cách đưa con người đặt chân lên hành tinh này trong một tương lai không xa.
Nguồn: Wikipedia, Nasa, Daily Mail...

NASA công bố tìm thấy nước ở dạng lỏng trên Sao Hỏa

23:11:18 28/09/2015

Theo các chuyên gia, đây là một phát hiện mang tính bước ngoặt của ngành khoa học vũ trụ.

Như đã đưa tin, vào 22h30 tối nay theo giờ Việt Nam, tại trụ sở NASA ở Washington, Mỹ - một buổi hội nghị khoa học nhằm công bố việc phát hiện ra nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa được tổ chức.

Jujendra Ojha - ứng viên tiến sĩ khoa học hành tinh ở Viện công nghệ Georgia chính là người khám phá có thể có nước mặn chảy trên sao Hỏa năm 2011.

150928mars01-2c5fa

Theo các chuyên gia của NASA, phát hiện này có bước ngoặt vô cùng lớn, điều này mở ra một tương lai mới cho những cuộc thám hiểm vũ trụ sau này của loài người.

Lujendra Ojha cho biết, việc phát hiện ra những "sườn dốc biến thiên định kỳ" cùng hòn đá tạo nên từ muối lăn trên những vị trí này đã cho thấy dấu hiệu của dòng nước. Tuy nhiên, phát hiện này chưa thực thuyết phục.

Trong những hình ảnh mới nhất được công bố tại buôi họp bất thường của NASA được chụp bởi tàu thám hiểm Curiousity, hình ảnh của những dòng nước bên dưới bề mặt của các sườn dốc nói trên đã lộ diện.

150928sh05-2849c
Hình ảnh sau khi phân tích màu quang phổ cho thấy ngoài nước ở dạng lỏng thì Sao Hỏa còn có Pyroxen - khoáng vật silicat tạo đá quan trọng được tìm thấy trong các đá magma và đá biến chất

mar1-1c69c
Hình ảnh về mặt cắt bề mặt khu vực có dòng nước chảy qua.

Theo báo cáo của NASA, những vệt nước này chỉ xuất hiện khi nhiệt độ bề mặt của Sao Hỏa vượt qua ngưỡng âm 23 độ C. Ở nhiệt độ này nước vẫn ở dạng lỏng do sự xuất hiện của các loại muối đã hạ điểm đóng băng của nước xuống thấp hơn 0 độ C. Do đó, nước trên Sao Hỏa mặn hơn so với Trái đất. 

150928mars02-357fe
Bằng việc tìm hiểu các bức ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa vào năm 2011, Jujendra Ojha nhận thấy sự chuyển động qua thời gian, giống như những dấu vết tạo thành của nước chảy.

Jim Green, Giám đốc dự án hành tinh tại NASA không nêu cụ thể về khả năng tồn tại sự sống trên Sao Hỏa, nhưng ông tái khẳng định rằng sự sống trên Trái đất cần phải có nước.

Theo Alfred McEwen nói: “Khả năng tồn tại sự sống trên Sao Hỏa luôn là rất lớn. Tôi cho rằng bên trong bề mặt sao Hỏa có thể tồn tại một số loại vi khuẩn”.

mar4-1c69c

Tiến sĩ - nhà khoa học ở NASA John Grunsfeld có nói rằng: “Những phát hiện này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về Sao Hỏa và là một nguồn thông tin hữu ích cho những chuyến du hành vũ trụ trong tương lai. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai gần, thậm chí là có thể sống luôn trên hành tinh này”.

Ông cho rằng dù chúng ta có thể chế tạo nhiên liệu cho tên lửa bằng những gì tìm hấy trên Sao Hỏa, nhưng phát hiện về nước mới là thứ gây chấn động.

mar1-1c69c
Những vệt tối lan ra từ miệng của núi lửa Garni

John Grunsfeld nói: “Những phát hiện này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về sao Hỏa, và là một nguồn thông tin hữu ích cho những chuyến du hành vũ trụ trong tương lai… Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai gần, thậm chí là có thể sống luôn trên hành tinh này”.

Ông cho rằng dù chúng ta có thể chế tạo nhiên liệu cho tên lửa bằng những gì tìm thấy trên Sao Hỏa, nhưng phát hiện về nước mới là thứ gây chấn động.

John Grunsfeld cho rằng NASA đã làm tất cả những gì có thể để làm sạch tàu vũ tru họ phóng lên sao Hỏa, nhưng không thể đảm bảo tất cả vi khuẩn của Trái đất được làm sạch trên thiết bị.

Ông nghĩ NASA cần rất cẩn thận, không để cho nhiệm vụ tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa lại tìm thấy những gì từ Trái đất đem đến.

NASA tổ chức họp báo có thể công bố bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa

11:27:41 28/09/2015

Nhiều lời đồn đoán cho rằng NASA sắp sửa công bố về việc tìm thấy nước - thậm chí là cả một đại dương - chảy trên Sao Hỏa.

Theo ScienceAlert đưa tin, NASA sẽ tổ chức một buổi hội nghị khoa học công bố việc phát hiện ra nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa vào lúc 3h30 (UTC), tức 22h30 theo giờ Việt Nam ở trụ sở NASA tại Washington, Mỹ.

Trong đó, tâm điểm của sự kiện là nghiên cứu sinh Lujendra Ojha tại Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ) đã tình cờ phát hiện ra những bằng chứng về nước chảy khi đang tìm hiểu các bức ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa vào năm 2011. 


150928mars01-aa1ed
Những dấu vết như vệt ngón tay được cho là bằng chứng của nước lỏng đang hiện hữu trên Sao Hỏa

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Ojha đã tìm cách loại bỏ các điểm gây nhiễu trên ảnh, như giao thoa ánh sáng, bóng mờ… và phát hiện ra những dấu vết như vệt ngón tay trên các bức ảnh. 

28371ce540d8f966ab894b3d6941daf8-08315
Các dấu vết ở cùng tọa độ thay đổi theo thời gian

Các dấu vết cho thấy sự chuyển động qua thời gian, giống như những dấu vết tạo thành của nước chảy.

150928mars02-aa1ed

Ojha ban đầu không biết các dấu vết này là gì và chúng thậm chí còn không liên quan đến nghiên cứu Ojha đang thực hiện. Tuy nhiên, khi nhận ra tiềm năng to lớn, Ojha đã dành hàng năm trời để nghiên cứu về những dấu vết này.

150928mars03-aa1ed

Sau phát hiện của Ojha, người ta còn phát hiện ra nhiều dấu vết tại những địa điểm khác trên Sao Hỏa. Những dấu vết này dường như xuất hiện khi thời tiết ấm lên và biến mất khi lạnh hơn. 

Điều này có thể là bằng chứng của việc có nước lỏng, thậm chí là cả một đại dương dưới bề mặt Sao Hỏa. Nguồn nước này sẽ xuất hiện khi thời tiết ấm lên.
150928mars05-91e93
Liệu trên sao hỏa có nước chảy không? (Ảnh minh họa)
Nếu phát hiện này là sự thực thì ảnh hưởng đem lại là vô cùng to lớn. Việc có nước lỏng trên hành tinh là một trong những yếu tố tiên quyết để sự sống tồn tại. Thậm chí, đây có thể là căn cứ phục vụ cho việc tìm kiếm người ngoài hành tinh sau này. 

Các bằng chứng về việc từng có nước trên Sao Hỏa là không mới. Trước đó, các khoa học gia đã tìm thấy nước đóng băng tại hai cực của Sao Hỏa, nhưng chưa khi nào phát hiện được nước dạng lỏng tại đây.


Hố băng khổng lồ trên Sao Hỏa

Bên cạnh đó, những vệt xói mòn trên bề mặt hành tinh cũng cho thấy nước đã từng tồn tại ở đây. Tuy nhiên, việc hành tinh có trọng lực thấp cùng bầu khí quyển quá mỏng, các khoa học gia cho rằng nước đã bốc hơi hết vào vũ trụ, thay vì thành mưa và rơi xuống như tại Trái đất.

Thông tin về cuộc họp báo sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục vào khoảng 22h30 tối nay (giờ Việt Nam).

Đây có thể là lý do khiến chúng ta chưa tìm thấy người ngoài hành tinh

12:02:14 25/09/2015

Có thể chúng ta vẫn chưa "đủ trình" để giải đáp những thông điệp từ bên ngoài Trái đất.

Các khoa học gia đã từng đưa ra khá nhiều giả thuyết nhằm lý giải vì sao chúng ta chưa thể tìm ra người ngoài hành tinh. Tuy nhiên mới đây, một chuyên gia CIA đã chỉ ra rằng, có thể người ngoài hành tinh đã liên lạc lại với chúng ta, nhưng hệ thống mã hóa đã ngăn cản chúng ta… đến với nhau.

Edward Snowden - nhân viên của CIA trong một phát biểu tại Nga cho rằng, người ngoài hành tinh cũng biết mã hóa thông điệp của họ để gửi đến chúng ta. Tuy nhiên, do trình độ khoa học chúng ta chưa đủ mạnh nên chưa có hệ thống nào có thể giải mã được chúng.

150925alien01-31c04

Snowden cho biết: “Thực chất, không có một quy luật chung nào để biết được một đoạn thông tin đang được mã hóa. Tức là, chúng ta sẽ không thể phân biệt được thông tin nào đang được mã hóa nếu chỉ dựa vào những phỏng đoán ngẫu nhiên”.


150925alien02-31c04

Trong hơn một thế kỷ vừa qua, chúng ta đã tìm cách gửi các tín hiệu ra ngoài vũ trụ nhưng chưa thu được kết quả gì. Nếu những gì Snowden đưa ra là đúng thì những người ngoài hành tinh cũng đã làm điều tương tự như chúng ta.

150925alien03-31c04

Ông cho rằng: “Nếu như người ngoài hành tinh đang cố gắng tìm kiếm chúng ta, hoặc chúng ta tìm kiếm người ngoài hành tinh thì khả năng nghe được tín hiệu của nhau là khá khó khăn.  

Bởi lẽ, ta chỉ có thể nắm được một giai đoạn ngắn trong quá trình phát triển công nghệ của người ngoài hành tinh, khi các tín hiệu được truyền đi theo cách thô sơ nhất”.

Điều này có nghĩa, người ngoài hành tinh đã mã hóa thông tin truyền đi từ rất lâu, trước khi chúng ta tìm kiếm họ. Tức là có thể từ hàng chục, hàng trăm năm trước, Trái đất đã từng “nghe” tín hiệu từ người ngoài hành tinh, nhưng loài người không nhận ra.

150925alien04-31c04

Tuy nhiên, những gì Snowden đưa ra cũng chỉ là giả thuyết. Ông cho rằng, nếu có người ngoài hành tinh và thực sự họ phát triển hơn chúng ta, chắc chắn họ sẽ có cách để gửi đến thông điệp không bị mã hóa đến loài người. 

Vì sao chúng ta chưa thể "chạm trán" người ngoài hành tinh?

00:18:58 22/09/2015

Phải chăng chúng ta là những sinh vật duy nhất trong vũ trụ bao la này?

Dải Ngân hà nơi Trái đất của chúng ta cư ngụ có chứa khoảng 100 tỉ hành tinh, và là một trong hàng trăm tỉ Thiên hà trong vũ trụ. Chính vì thế, logic mà nói, phải có ít nhất hàng triệu hành tinh giống Trái đất - tức là có tồn tại sự sống. 

150921ailen01-53c23

Tuy nhiên, trong một cuộc tranh luận vào năm 1950, nhà vật lý Enrico Fermi đặt câu hỏi rằng: Nếu nhiều nền văn minh tiên tiến ngoài Trái đất tồn tại trong Thiên hà thì sao tàu vũ trụ hay các máy thăm dò lại không tìm thấy? 

Và nếu như có đến hàng triệu hành tinh như Trái đất, thì tại sao chúng ta chưa biết đến sinh vật nào khác ngoài con người? Câu hỏi này về sau đã trở thành kinh điển và được đặt tên là "Nghịch lý Fermi".

Để giải đáp cho "Nghịch lý Fermi", nhiều nhà khoa học đã đặt ra một số giả thuyết về nguyên nhân chúng ta chưa gặp người ngoài hành tinh và bạn sẽ được biết sau khi đọc bài viết dưới đây.

1. Vì không gian quá rộng lớn

Giả thuyết đầu tiên và cũng là giả thuyết được biết đến rộng rãi nhất - nhấn mạnh vào không gian rộng lớn trong vũ trụ. 

150921ailen03-53c23

Nếu như hành tinh tồn tại sự sống trong dải Ngân hà, nó có thể cách Trái đất hàng ngàn năm ánh sáng. Điều này khiến cho việc liên lạc trong vũ trụ trở nên bất khả thi.

Ngoài ra, đối với các Thiên hà khác cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng, khả năng liên lạc lại càng khó khăn hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính khoảng cách khổng lồ là yếu tố ngăn cản việc liên lạc giữa chúng ta với những người "bạn" đến từ bên ngoài Trái đất.

2. Do chúng ta tìm chưa đủ kĩ?

Cho tới nay, việc tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái đất đều rất hạn chế, do chỉ có một số ít kính thiên văn đặt tại nhiều nơi trên thế giới. Cục nghiên cứu tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái đất cũng đã thực hiện nhiều cuộc dò tìm nhưng cũng chưa tìm thấy gì.

150921ailen02-53c23

Chính vì thế, vào đầu năm 2015, một dự án trị giá 100 triệu đô la đã được khởi động, mang tên Breakthrough Listen. Dự án được được đầu tư bởi tỉ phú người Nga, Yuri Milner.

Các chuyên gia đánh giá rằng đây sẽ là cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất có qui mô lớn nhất từ trước đến giờ. Dự án sẽ sử dụng 2 trong số những kính thiên văn vô tuyến hiện đại nhất thế giới (thiết bị có khả năng khuếch đại, ghi lại và xác định hướng của các sóng vô tuyến).


150921ailen05-69cca

Hai thiết bị này có thể quét hàng triệu ngôi sao và 100 thiên hà gần nhất để tìm kiếm các tín hiệu được gửi đến hành tinh của chúng ta. Các chuyên gia hi vọng có thể sớm tìm thấy sự sống ngoài Trái đất trong một tương lai không xa.

3. Quá trình chọn lọc vĩ đại - the Great Filter

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu 10 năm sau khi khởi động dự án Breakthrough Listen, chúng ta vẫn không thu được gì thì sao?

150921ailen04-69cca

Điều này dẫn đến giả thuyết tiếp theo về Nghịch lý Fermi - về quá trình chọn lọc vĩ đại của vũ trụ. Giả thuyết nói rằng vũ trụ đã có một cuộc chọn lọc tự nhiên vĩ đại, khiến những nền văn minh bị diệt vong.

Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng, nếu thực sự tồn tại quá trình chọn lọc này, loài người có thể là giống loài đầu tiên vượt qua. Hoặc cũng có thể chúng ta chưa chạm tới mốc đó, trong khi những nền văn minh khác trước chúng ta đều đã bị diệt vong. 

4. Chúng ta đơn độc trong vũ trụ
Giả thuyết cuối cùng chúng ta bàn đến ở đây cũng là kịch bản đáng sợ nhất: Con người hoàn toàn đơn độc trong vũ trụ bao la.
Trên thực tế, Trái đất có một quĩ đạo và khoảng cách hoàn hảo với Mặt trời. Điều này đã đem lại nhiệt độ thích hợp cho sự sống. Nhưng không chỉ vậy, chúng ta cũng phải đợi tới khi loài khủng long tuyệt chủng để xuất hiện trên hành tinh này. Và thậm chí bây giờ, nền văn minh nhân loại mới chỉ tồn tại được vài nghìn năm; một phần vô cùng nhỏ bé của vũ trụ 13,8 tỉ năm tuổi.
150921ailen07-a1858

Điều này cho thấy rằng để loài người có thể xuất hiện trên Trái đất, khả năng duy trì sự sống của hành tinh là chưa đủ. Vậy phải chăng, đây là nơi duy nhất nền văn minh có thể tồn tại?

Nhiều chuyên gia không tin vào giả thuyết trên. Họ tin rằng chúng ta sẽ sớm tìm thấy dấu hiệu của các vi sinh vật ngay tại Hệ Mặt trời trong vài thập kỉ tới, và tương lai không xa sẽ tìm thấy các tín hiệu ở xa hơn.
Thế nhưng, cho tới khi chúng ta tìm được bằng chứng thì chúng ta vẫn là minh chứng duy nhất về sinh vật có nhận thức trong vũ trụ. Điều đó khiến nhân loại và Trái đất trở nên vô cùng đặc biệt, nhưng cũng khiến cho nỗ lực của các khoa học gia trở nên... vô vọng. 

Những giả thuyết "nhảm nhí" về sao Hỏa mà khiến cả thế giới tin sái cổ

00:00:00 31/08/2015

Sao Hỏa sẽ to bằng Mặt trăng, tồn tại nền văn minh cổ xưa trên Sao Hỏa... là những giả thuyết kỳ dị nhưng có hiệu ứng lan truyền mạnh.

Sao Hỏa luôn là chủ đề đặc biệt ưa thích của giới yêu thích thiên văn học. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những đối tượng gắn với nhiều giả thuyết nhất, trong đó có những ý tưởng kỳ quặc đến nỗi không ai có thể tưởng tượng nổi. 

Hãy thử cùng tìm hiểu những học thuyết kỳ dị này theo tổng hợp từ trang Livescience.

1. Giả thuyết “hai Mặt trăng”
Hàng năm cứ đến mùa hè, giới thiên văn trên toàn thế giới lại rộ lên tin đồn về việc Sao Hỏa đến gần Trái đất đến mức trên bầu trời xuất hiện… hai Mặt trăng.

150829hoax03-237f1
Sao Hỏa sẽ đến gần Trái đất đến mức đạt được kích cỡ như Mặt trăng?

Tin đồn này xuất hiện vào tháng 8/2003 từ một email lạ. Email chứa nội dung kêu gọi mọi người đừng nên bỏ lỡ “sự kiện lịch sử” khi Sao Hỏa tiếp cận gần Trái đất đến mức có thể nhìn rõ được như Mặt trăng.

Nhưng sự thực là ngay cả khi Sao Hỏa gần với Trái đất nhất (khoảng 56 triệu km), nó cũng chỉ đạt được 1/140 lần kích cỡ của Mặt trăng. Nghĩa là cần đến 140 Sao Hỏa xếp cạnh nhau mới có thể đạt kích cỡ bằng trăng tròn.

150829hoax02-237f1
Sự thực là Sao Hỏa sẽ không bao giờ đến gần Trái đất như vậy (ảnh minh họa)

Ngoài ra, thời điểm Sao Hỏa sáng nhất cũng không diễn ra vào mùa hè như những gì đồn đại. Tuy nhiên, không rõ vì sao mà tin đồn này vẫn cứ tiếp tục lan truyền từ đó đến nay, thu hút không ít người tin vào điều đó.

2. Những gương mặt bí ẩn trên Sao Hỏa

Giả thuyết này bắt nguồn từ bức ảnh được vệ tinh Viking1 của NASA chụp lại từ năm 1976. Trong bức ảnh, có một số tảng đá mang hình mặt người tại khu vực Cydonia - một khu vực trên Sao Hỏa.

150829hoax01-237f1
Khuôn mặt bí ẩn trên Sao Hỏa

Ban đầu, nhiều khoa học gia cho rằng khuôn mặt người xuất hiện là do góc độ chụp cũng như tác động từ ánh sáng Mặt trời. Tuy nhiên, tin đồn ngày càng lan rộng khi một bức ảnh khác của NASA mang số hiệu  70A13 cũng cho ra hình ảnh như vậy. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng, những khuôn mặt này là bằng chứng của một nền văn minh cổ đại trên Sao Hỏa.

Những giả thuyết như vậy lan rộng ra rất nhanh.  Đến năm 1998, khi NASA công bố những bức hình có độ phân giải cao hơn cho thấy hình dạng khuôn mặt chụp được chỉ là trùng hợp. Tuy nhiên, tin đồn vẫn không ngừng lan rộng, thậm chí đến nay nhiều người vẫn tin tưởng vào một nền văn minh đã từng xuất hiện trên Sao Hỏa.

3.  Người phụ nữ trên Sao HỏaNăm 2007, Robot tự hành Spirit của NASA đã gửi về bức ảnh, trong đó có một hình bóng giống một người phụ nữ.

150829hoax05-bb87d
"Người phụ nữ" bí ẩn trên Sao Hỏa

Bức ảnh nhanh chóng làm dấy lên tin đồn về sinh vật sống từ hành tinh khác đã đến Sao Hỏa. Một số người thậm chí còn cho rằng, trên Sao Hỏa đã có người sinh sống, nhưng bằng cách nào đó họ… trốn không bị chụp ảnh.

150811mars02-97273
Nhưng đây thực chất chỉ là một tảng đá mà thôi.

Các khoa học gia sau này đã đưa ra bằng chứng, đó chỉ là một tảng đá cao vài centimet, nhưng chụp tại vị trí rất gần với máy ảnh. 

Ngoài ra, việc nhìn thấy hình người phụ nữ chỉ là một hiện tượng của não bộ mang tên pareidolia. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người bỏ qua các lý giải này mà tin vào giả thuyết “khó đỡ” kia.

4. Kỳ nhông trên Sao HỏaMột bức ảnh khác do robot tự hành Curiosity của NASA gửi về vào năm 2013 có hình dáng một loài vật được cho là kỳ nhông. Bức ảnh này khiến một giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa nổi lên.

150829hoax06-e2651
Bức ảnh kỳ nhông gây tranh cãi

Tuy nhiên, các bức ảnh khác do NASA cung cấp thậm chí còn có cả chuột và cua. Sau khi nghiên cứu, giới chuyên gia khẳng định, tất cả chỉ là những tảng đá vô tình có hình dạng kỳ lạ, không thể chứng minh được điều gì.


150829hoax07-e2651

Tuy nhiên tất cả chỉ là những tảng đá có hình dạng kỳ dị

5. Sao Hỏa tồn tại “hợp chất của sự sống”
Năm 2012, John Grotzinger, kỹ sư kiểm soát robot tự hành Curiosity của NASA đã đưa ra một kết luận có phần vội vã và mơ hồ. Ông cho rằng robot Curiosity đã tìm ra một hợp chất hữu cơ có chứa carbon – cái nôi của sự sống.

150829hoax08-deb6d
Mẫu vật được Curiosity gửi về vào năm 2014, được cho là hợp chất hữu cơ khởi nguồn sự sống

Hiển nhiên là lại một lần nữa, tin đồn về sự sống trên Sao Hỏa lại tiếp diễn. Nhưng hóa ra những gì robot của NASA tìm được không phải là hợp chất hữu cơ như các nhà khoa học vẫn hi vọng. Ngoài ra, nguồn gốc của lớp carbon tìm thấy trên Sao Hỏa cũng chưa được xác định là của Sao Hỏa, hay do chúng ta vô tình chuyển đến.

Tuy nhiên, đây có lẽ là giả thuyết… “ít điên rồ nhất”, vì thực tế một số bằng chứng về hợp chất hữu cơ trên Sao Hỏa đã được tìm thấy vào năm 2014.

No comments:

Post a Comment

quangnm