5 sinh vật kỳ dị sống ngon lành trên Sao Hỏa
Hẳn những sinh vật có thể tồn tại trên sao Hỏa phải mang trên mình hình dạng và khả năng sinh tồn đặc biệt lắm...
Với việc tìm ra nước lỏng trên sao Hỏa mới đây, NASA tự tin cho rằng khả năng sao Hỏa có tồn tại sự sống là rất lớn. Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: nhiệt độ thấp, khí quyển mỏng, nồng độ oxy cực thấp - chỉ 0,13% thì những sinh vật nào có thể tồn tại ở đây?
Methanogen là một trong những loài vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và niên đại cổ xưa nhất trên Trái đất. Chúng sử dụng khí Hydro và CO2 (chất khí chiếm tới 95% bầu khí quyển của sao Hỏa) cho quá trình trao đổi chất và sản phẩm tạo thành chính là khí methane.
Theo một nghiên cứu của ĐH Arkansas (Mỹ), cổ khuẩn methane có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt. Chúng sống sót trong môi trường áp suất thấp, thậm chí chẳng cần khí oxy, cũng không cần quang hợp.
Chính vì vậy, nhiều người cho rằng địa y có thể tồn tại được trên sao Hỏa, nhất là khi nơi đây đã được chứng minh là có nước.
Vết tích cho thấy dòng nước tồn tại trên Sao Hỏa
Hãy cùng điểm qua và đánh giá xem những sinh vật sau đây có thể xuất hiện được trên Hành tinh Đỏ.
1. Bọ gấu nước
Bọ gấu nước có tên khoa học là Tardigrade, là một dạng vi sinh vật sống dưới nước. Hóa thạch của loài này có niên đại cách đây 530 triệu năm trước.
Điều khiến loại sinh vật này trở nên đặc biệt, đó là chúng gần như... bất tử. Chúng có thể tồn tại ở bất kỳ đâu, trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt.
Bọ gấu nước có tên khoa học là Tardigrade, là một dạng vi sinh vật sống dưới nước. Hóa thạch của loài này có niên đại cách đây 530 triệu năm trước.
Điều khiến loại sinh vật này trở nên đặc biệt, đó là chúng gần như... bất tử. Chúng có thể tồn tại ở bất kỳ đâu, trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt.
Bọ gấu nước trưởng thành có thể sống sót trong nhiệt độ -273 độ C - gần như đạt đến nhiệt độ âm tuyệt đối. Ngoài ra, chúng miễn nhiễm với mức độ bức xạ cao gấp 1.000 lần so với các sinh vật khác.
Không chỉ vậy, loài bọ gấu còn gây sửng sốt cho các nhà khoa học khi có thể tồn tại hàng trăm năm dù... không có nước. Chúng cũng là sinh vật duy nhất cho đến nay có thể tồn tại được trong môi trường vũ trụ mà không cần đến thiết bị bảo vệ.
Chính vì thế, nếu chúng ta có thể tìm thấy loài bọ Tardigrade "bất tử" trên sao Hỏa thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
2. Động vật kỵ khí Spinoloricus
Bọ gấu nước là một ứng cử viên sáng giá, nhưng có lẽ Spinoloricus mới là sinh vật có tiềm năng được tìm thấy trên sao Hỏa nhất.
Spinoloricus - động vật đầu tiên trên Trái đất không cần đến oxy để sinh trưởng
Sphinoloricus là loài động vật không xương, có chiều dài cơ thể chỉ vài milimet. Chúng được tìm thấy ở độ sâu 3.000m dưới thềm lục địa L'Atalante thuộc biển Địa Trung Hải - nơi có hàm lượng muối rất cao và hoàn toàn không có oxy.
Bọ gấu nước là một trong những sinh vật có sức sống mãnh liệt đến... đáng sợ
Không chỉ vậy, loài bọ gấu còn gây sửng sốt cho các nhà khoa học khi có thể tồn tại hàng trăm năm dù... không có nước. Chúng cũng là sinh vật duy nhất cho đến nay có thể tồn tại được trong môi trường vũ trụ mà không cần đến thiết bị bảo vệ.
Chính vì thế, nếu chúng ta có thể tìm thấy loài bọ Tardigrade "bất tử" trên sao Hỏa thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
2. Động vật kỵ khí Spinoloricus
Bọ gấu nước là một ứng cử viên sáng giá, nhưng có lẽ Spinoloricus mới là sinh vật có tiềm năng được tìm thấy trên sao Hỏa nhất.
Sphinoloricus là loài động vật không xương, có chiều dài cơ thể chỉ vài milimet. Chúng được tìm thấy ở độ sâu 3.000m dưới thềm lục địa L'Atalante thuộc biển Địa Trung Hải - nơi có hàm lượng muối rất cao và hoàn toàn không có oxy.
Điều này có nghĩa, Spinoloricus có thể chịu được áp suất rất cao, đồng thời có thể sinh trưởng mà không cần đến sự xuất hiện của oxy.
Theo như NASA công bố, nước trên sao Hỏa là nước muối, có độ mặn cao hơn các đại dương trên hành tinh của chúng ta. Nồng độ oxy trên sao Hỏa cũng vô cùng thấp.
Theo như NASA công bố, nước trên sao Hỏa là nước muối, có độ mặn cao hơn các đại dương trên hành tinh của chúng ta. Nồng độ oxy trên sao Hỏa cũng vô cùng thấp.
Chính vì thế, không những có thể sống tốt trên Hành tinh Đỏ, Sphinoloricus cũng là loài sinh vật được đánh giá là nhiều khả năng xuất hiện tại đây.
3. Cổ khuẩn methane - hay methanogen
Năm 2014, robot tự hành Curiosity của NASA đã phát hiện ra trên sao Hỏa có tồn tại những đám mây khí methane - chất khí thường là sản phẩm của các phản ứng hóa sinh trên cơ thể sống.
Năm 2014, robot tự hành Curiosity của NASA đã phát hiện ra trên sao Hỏa có tồn tại những đám mây khí methane - chất khí thường là sản phẩm của các phản ứng hóa sinh trên cơ thể sống.
Ngay lập tức, các khoa học gia đặt câu hỏi về nguồn gốc của loại khí này. Một trong những giả thuyết được đưa ra là loại vi khuẩn methanogen trên Trái đất có "họ" với loại với cổ khuẩn methane.
Robot tự hành Curiosity
Methanogen là một trong những loài vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và niên đại cổ xưa nhất trên Trái đất. Chúng sử dụng khí Hydro và CO2 (chất khí chiếm tới 95% bầu khí quyển của sao Hỏa) cho quá trình trao đổi chất và sản phẩm tạo thành chính là khí methane.
Methanogen - một trong những vi sinh vật có nhiều khả năng tồn tại trên sao Hỏa nhất
Theo một nghiên cứu của ĐH Arkansas (Mỹ), cổ khuẩn methane có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt. Chúng sống sót trong môi trường áp suất thấp, thậm chí chẳng cần khí oxy, cũng không cần quang hợp.
Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học đánh giá rằng Methanogen là ứng cử viên sáng giá trong danh sách những sinh vật có thể sống trên Sao Hỏa.
4. Vi khuẩn lam
Nhắc đến sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất thì không thể bỏ qua khuẩn lam - Cyanobacteria.
Nhắc đến sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất thì không thể bỏ qua khuẩn lam - Cyanobacteria.
Trên Trái đất, khuẩn lam xuất hiện từ hơn 2,8 tỉ năm trước và tồn tại ở khắp mọi nơi: dưới đại dương, trong nước ngọt, đất đá, hoang mạc, thậm chí cả trong lớp băng đá vĩnh cửu tại 2 địa cực của chúng ta.
Nhưng liệu khuẩn lam có thể cư ngụ được trên sao Hỏa? Nhiều khoa học gia cho rằng, câu trả lời là có. Bởi lẽ khuẩn lam có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt: từ nơi có nhiệt độ cao (hoang mạc) đến thấp (địa cực) hay ngay cả trong môi trường với nồng độ oxy cực thấp (phòng thí nghiệm).
Tuy nhiên nhiều chuyên gia khác lại nêu quan điểm, việc có mặt khuẩn lam trên sao Hỏa là khá... vô lý. Họ cho rằng, khuẩn lam có khả năng quang hợp và sản sinh ra oxy, đồng thời sinh sôi nảy nở rất nhanh.
Hình ảnh khuẩn lam dưới kính hiển vi
Nhưng liệu khuẩn lam có thể cư ngụ được trên sao Hỏa? Nhiều khoa học gia cho rằng, câu trả lời là có. Bởi lẽ khuẩn lam có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt: từ nơi có nhiệt độ cao (hoang mạc) đến thấp (địa cực) hay ngay cả trong môi trường với nồng độ oxy cực thấp (phòng thí nghiệm).
Tuy nhiên nhiều chuyên gia khác lại nêu quan điểm, việc có mặt khuẩn lam trên sao Hỏa là khá... vô lý. Họ cho rằng, khuẩn lam có khả năng quang hợp và sản sinh ra oxy, đồng thời sinh sôi nảy nở rất nhanh.
Thậm chí nhiều giả thuyết còn cho rằng, nguồn oxy trên Trái đất hiện nay bắt nguồn từ sinh vật này.
Chính vì thế, nếu khuẩn lam có tồn tại trên bề mặt sao Hỏa, hành tinh này sẽ phải có nồng độ oxy vượt mức 0,13% chúng ta biết hiện nay.
Dù khuẩn lam có sức sống mãnh liệt, nhưng sự tồn tại của chúng trên sao Hỏa được cho là vô lý
Chính vì thế, nếu khuẩn lam có tồn tại trên bề mặt sao Hỏa, hành tinh này sẽ phải có nồng độ oxy vượt mức 0,13% chúng ta biết hiện nay.
Tuy vậy, giới khoa học bật mí, phải chăng chúng ta nên tìm cách cấy khuẩn lam lên sao Hỏa nhằm mục đích cải tạo hành tinh này thành một nơi cư trú được cho loài người.
5. Địa y
Thực chất địa y không phải là một sinh vật cụ thể mà là kết quả của sự cộng sinh giữa nấm và một loại tảo hoặc khuẩn lam.
5. Địa y
Thực chất địa y không phải là một sinh vật cụ thể mà là kết quả của sự cộng sinh giữa nấm và một loại tảo hoặc khuẩn lam.
Trên Trái đất, địa y (Lichen) tồn tại được ở những môi trường, địa hình khắc nghiệt nhất như Bắc Cực, sa mạc, bờ đá...
Thậm chí, người ta tin rằng địa y đã có mặt từ hơn 400 triệu năm trước.
Tuy nhiên cũng giống như khuẩn lam, địa y là loài có khả năng quang hợp tốt vì vậy theo nhiều người, sự xuất hiện của địa y ở Sao Hỏa sẽ không khả thi.
Nguồn Natureworldnews, Quora, Planetary, IBT times, Guardian
Vì sao tìm thấy nước trên Sao Hỏa lại là phát hiện thế kỷ?
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát hiện này cực kỳ quan trọng bởi nó hứa hẹn về việc chúng ta sẽ tìm thấy sự sống trên Hành tinh Đỏ trong thời gian không xa.
Vào ngày 28/9, NASA vừa tiến hành một cuộc họp bất thường nhằm công bố rằng đã tìm nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa.
Với nhiều nhà khoa học, việc phát hiện này cực kỳ quan trọng bởi nó hứa hẹn về việc chúng ta sẽ tìm thấy sự sống trên Hành tinh Đỏ trong thời gian không xa.
Chính vì lẽ đó mà không ít người quả quyết, phát hiện này được cho là phát hiện thế kỷ. Vậy lý do nào mà nhiều người cho như vậy. Đó là bởi vì...
1. Nó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành nghiên cứu thiên văn
Mặc dù cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa có chứng cứ xác thực nào về sự sống trên các hành tinh bên ngoài Trái đất. Thế nhưng giới khoa học tin rằng, khả năng tồn tại sự sống trên Hành tinh Đỏ là vô cùng lớn do Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời.
Kể từ khi giới khoa học nảy ra ý tưởng khám phá Sao Hỏa vào thập niên 1960, dù đã gặp thất bại khá nhiều trong việc tiếp cận nhưng cho tới nay chúng ta đã dần khẳng định được vai trò của mình trong việc tìm ra nhiều thông tin thú vị về điều kiện tự nhiên trên Hành tinh Đỏ như bầu khí quyển, nhiệt độ, không khí...
Nếu như vào năm 1971, tàu vũ trụ Mars 3 của Liên Xô (cũ) chưa kịp hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa thì đã bị mất liên lạc thì 4 năm sau đó, chúng ta đã có những thông tin đầu tiên về thành phần đất trên Sao Hỏa.
Dần dần, ta đã phát hiện thấy nước dạng băng đá tại hai cực của Sao Hỏa vào năm 2004, dấu vết của khí methane trong bầu khí quyển của sao Hỏa, cho thấy tiềm năng tồn tại vi khuẩn trên hành tinh này.
Việc NASA công bố phát hiện ra nước dạng lỏng trên Sao Hỏa năm 2015 là bước ngoặt lớn, một trong những yếu tố tiên quyết để cho thấy sự sống tồn tại trên Hành tinh Đỏ này. Thậm chí, đây có thể là căn cứ phục vụ cho việc tìm kiếm người ngoài hành tinh sau này.
(Xem thêm: Hành trình khám phá Sao Hỏa của loài người)
Không những thế, phát hiện này sẽ phần nào đổi mới tư duy trong một lĩnh vực khoa học, kích thích sự thay đổi mang tính cách mạng trong một lĩnh vực khoa học khác. Hay nói đơn giản hơn, việc tìm hiểu về sự sống có thể tồn tại trên Sao Hỏa sẽ mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực y học, công nghiệp.
2. Nó gợi mở ra nhiều chân trời khám phá mới về bí ẩn vũ trụ
Chúng ta biết rằng, nước là một trong những điều kiện tiên quyết của sự sống. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, Trái đất không phải là nơi duy nhất tồn tại nước.
Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện có nước đóng băng ở hai cực sao Hỏa, trong bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh này, thậm chí là các vũng nước nhỏ hình thành ban đêm trên bề mặt.
Các vệt đen dài hơn 100m được cho là những dòng nước ngầm đang chảy trên Sao Hỏa.
Tuy nhiên, việc phát hiện có dòng nước chảy trên bề mặt lạnh giá và cằn cỗi của sao Hỏa có thể dẫn đến bước đột phá trong việc tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa, dù cho sự sống này hiện hữu hay đã biến mất.
Các nhà khoa học đã công bố thông tin trên sau khi tiến hành phân tích thành phần hóa học của những vệt tối kỳ lạ, rãnh sẫm màu vốn xuất hiện và biến mất theo mùa trên bề mặt Sao Hỏa.
Các kết quả phân tích khẳng định rằng những vệt tối này được hình thành bởi nước mặn chảy xuống các sườn đồi của Hành tinh Đỏ.
Brian Hynek, người đứng đầu công trình nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Khí quyển và Vật lý vũ trụ Đại học Colorado cho biết: Khi những dòng nước mặn bốc hơi, sẽ có rất nhiều vi sinh vật cũng như chất hữu cơ còn tồn tại trong muối và được bảo quản trong suốt một thời gian dài. Điều này sẽ dần trả lời cho câu hỏi, liệu có hay không sự sống tồn tại ở nơi đây.
3. Nó cho ta hi vọng về một nơi có thể trú ẩn khi Trái đất gặp nạn
Rất nhiều ý tưởng về việc đưa con người lên Sao Hỏa đã được đề cập đến. Mặc dù là rất khó, nhưng theo giới chuyên gia, chúng ta đã tiếp cận Sao Hỏa được khoảng 60 năm nên không có lý do gì khiến ta không thể tiếp tục tìm hiểu, khai phá về nó. Biết đâu, một ngày nào đó, Sao Hỏa chính là nơi trú chân của chúng ta khi Trái đất gặp nạn.
Sở dĩ Sao Hỏa là mục tiêu lý tưởng của con người vì nó có kích thước phù hợp, gần giống với Trái đất và có nước đóng băng trên bề mặt.
Đây cũng là lựa chọn tốt nhất hiện có bởi Sao Kim và Sao Thủy quá nóng, Mặt Trăng lại không có khí quyển để bảo vệ cư dân trước tác động thiên thạch.
Giới khoa học hi vọng, một ngày nào đó con người có thể đặt chân lên Sao Hỏa.
Việc đưa con người lên sinh sống ở nhiều hành tinh sẽ đảm bảo cho sự tồn tại của chúng ta hàng nghìn năm, thậm chí hàng triệu năm kể từ bây giờ. Theo Elon Musk - người đứng đầu Tập đoàn Công nghệ Thám hiểm Không gian SpaceX: "Con người cần phải là một loài đa hành tinh".
Với nhiều yếu tố giống với Trái đất như nước, địa hình, chu kỳ xoay quanh Mặt trời... các chuyên gia hi vọng con người một ngày nào đó có thể ghé thăm tới Sao Hỏa một cách dễ dàng.
Hành trình khám phá Sao Hỏa của loài người
Hành trình khám phá sao Hỏa kéo dài hơn nửa thế kỷ của loài người đã diễn ra như thế nào? Tiến bộ vượt bậc ra sao?
Mới đây, NASA đã công bố rằng chúng ta đã tìm thấy nước dạng lỏng trên bề mặt sao Hỏa. Phát hiện này đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình nghiên cứu và khám phá Hành tinh Đỏ bắt đầu từ năm 1960.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về hành trình khám phá sao Hỏa của loài người chúng ta.
Mariner 4 - tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận được sao Hỏa
Sau rất nhiều thử nghiệm thất bại, ngày 28/11/1964 đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho toàn nhân loại. Tàu Mariner 4 của NASA đã tiếp cận thành công của Hành tinh Đỏ và gửi những bức hình đầu tiên chụp bề mặt sao Hỏa về cho chúng ta.
1969: chụp được 20% bề mặt của sao Hỏa
Mariner 6 của NASA
Trong năm 1969, NASA tiếp tục ghi dấu ấn bằng những bức ảnh chụp sao Hỏa từ tàu Mariner 6 và Mariner 7. Lần này, hai vệ tinh đã gửi về 201 bức ảnh, chụp được 20% bề mặt của Hành tinh Đỏ.
NASA khởi động dự án đưa vệ tinh Mars Odyssey tiếp cận quỹ đạo của Sao Hỏa. Mars Odyssey đã đưa ra một số manh mối vào năm 2002, giúp các khoa học gia đưa ra kết luận vào năm 2008 về việc đã từng có nước trên sao Hỏa. Đây cũng là phương tiện trung chuyển thông tin cho robot tự hành Curiosity nổi tiếng từ năm 2011.
Theo dự tính từ NASA, Mars Odyssey có thể hoạt động tốt đến năm 2016, thậm chí còn hơn thế nữa.
2003 - 2004: tìm thấy nước có dạng băng đá ở 2 cực của sao Hỏa
Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đã thành công trong việc đưa vệ tinh Mars Express vào quỹ đạo của Hành tinh Đỏ.
Robot tự hành lớn nhất của chúng ta - Curiosity - đã hạ cánh thành công. Curiosity là robot có kích cỡ lớn do NASA chế tạo, được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, cung cấp cho các khoa học gia những thông tin chuẩn xác hơn rất nhiều so với các robot trong quá khứ.
2013: nghiên cứu sâu hơn về điều kiện tự nhiên của sao Hỏa
NASA tiếp tục phóng lên quỹ đạo sao Hỏa 2 vệ tinh MAVEN và Mars Orbiter Mission (MOM) nhằm nghiên cứu sâu hơn về điều kiện tự nhiên của Sao Hỏa, bao gồm thành phần bầu khí quyển, khí hậu, nhiệt độ…
2015: tìm thấy nước dạng lỏng
Vào ngày 28/9/2015, NASA chính thức công bố về việc tìm ra nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa. Có được thành quả gây “chấn động” này cũng nhờ vào sự phát triển của công nghệ đã cho phép ảnh chụp sao Hỏa trở nên rõ ràng hơn.
Theo dự tính, trong năm 2016 và 2017, ESA và NASA sẽ đưa 2 vệ tinh ExoMars và InSight vào quỹ đạo của Sao Hỏa nhằm thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về hành trình khám phá sao Hỏa của loài người chúng ta.
1960: xuất hiện ý tưởng phóng tàu vũ trụ lên sao Hỏa
Loài người đã bắt đầu tìm cách phóng tàu vũ trụ đi chụp ảnh bề mặt sao Hỏa, khởi nguồn bằng dự án mang tên Mars 1M No1 do NASA và Liên Xô (cũ) khởi xướng. Tuy nhiên, dự án đã thất bại do Mars 1M đã không thể tiếp cận quỹ đạo của Hành tinh Đỏ.
Phi thuyền Mars 1M No1 của NASA
Loài người đã bắt đầu tìm cách phóng tàu vũ trụ đi chụp ảnh bề mặt sao Hỏa, khởi nguồn bằng dự án mang tên Mars 1M No1 do NASA và Liên Xô (cũ) khởi xướng. Tuy nhiên, dự án đã thất bại do Mars 1M đã không thể tiếp cận quỹ đạo của Hành tinh Đỏ.
1964: tàu vũ trụ tiếp cận được sao Hỏa
Mariner 4 - tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận được sao Hỏa
Sau rất nhiều thử nghiệm thất bại, ngày 28/11/1964 đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho toàn nhân loại. Tàu Mariner 4 của NASA đã tiếp cận thành công của Hành tinh Đỏ và gửi những bức hình đầu tiên chụp bề mặt sao Hỏa về cho chúng ta.
1969: chụp được 20% bề mặt của sao Hỏa
Mariner 6 của NASA
Trong năm 1969, NASA tiếp tục ghi dấu ấn bằng những bức ảnh chụp sao Hỏa từ tàu Mariner 6 và Mariner 7. Lần này, hai vệ tinh đã gửi về 201 bức ảnh, chụp được 20% bề mặt của Hành tinh Đỏ.
Lần đầu tiên chúng ta được thấy những mảng tối trên bề mặt của tinh cầu này, đồng thời có được một số thông tin về bầu khí quyển tại đây.
Ngày 30/5/1971, NASA đã thực hiện thành công dự án đầu tiên đưa vệ tinh Mariner 9 vào quỹ đạo của sao Hỏa. Mariner 9 cũng cung cấp bằng chứng về những dãy núi lửa khổng lồ tại đây.
1971: chụp được 85% bề mặt sao Hỏa
Ngày 30/5/1971, NASA đã thực hiện thành công dự án đầu tiên đưa vệ tinh Mariner 9 vào quỹ đạo của sao Hỏa. Mariner 9 cũng cung cấp bằng chứng về những dãy núi lửa khổng lồ tại đây.
Tổng cộng, vệ tinh đã gửi về cho nhân loại 7.329 bức ảnh, bao trùm được 85% bề mặt hành tinh – lớn hơn rất nhiều so với các tàu vũ trụ trước đó.
Cũng trong năm 1971, Liên Xô (cũ) suýt chút nữa đã thành công trong việc đưa tàu vũ trụ Mars 3 hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa. Sở dĩ dùng từ “suýt” là bởi vì tàu chỉ kịp gửi thông tin về trong vòng vỏn vẹn… 20 giây trước khi bị mất liên lạc.
NASA khởi động dự án Viking với mục đích đem lại những bức ảnh có độ phân giải cao, đồng thời tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa.
Bức ảnh bề mặt sao Hỏa được chụp bởi Mariner 9
Bức ảnh duy nhất được gửi về trước khi mất liên lạc của Mars 3
1975 - 1976: tàu vũ trụ hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa
Tàu vũ trụ Viking 1
NASA khởi động dự án Viking với mục đích đem lại những bức ảnh có độ phân giải cao, đồng thời tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa.
Hai tàu vũ trụ Viking 1 và Viking 2 đã tiếp cận quỹ đạo và hạ cánh thành công xuống bề mặt hành tinh, cung cấp cho chúng ta những thông tin đầu tiên về thành phần đất trên Sao Hỏa.
Sojouner - robot tự hành đầu tiên của tàu Mars Pathfinder
Suốt những năm sau đó, các dự án về Sao Hỏa là không nhiều, và phần lớn trong số đó đều thất bại. Tuy nhiên, việc NASA đưa tàu Mars Pathfinder hạ cánh trên Sao Hỏa vào 12/1996 là dấu mốc đầu tiên chúng ta đưa được robot tự hành (rover) lên bề mặt sao Hỏa.
Bức ảnh rõ nét đầu tiên được chụp bởi Viking 1
Bức ảnh màu đầu tiên của Viking 1, chụp vào 21/7/1976
1996: đưa được robot lên bề mặt sao Hỏa
Sojourner – robot tự hành của Mars Pathfinder dừng hoạt động sau 84 ngày, gửi về 16.500 bức ảnh, cùng hơn 8,5 triệu tính toán về áp suất khí quyển, nhiệt độ và sức gió tại đây.
2001: đưa được vệ tinh tiếp cận quỹ đạo sao Hỏa
2001: đưa được vệ tinh tiếp cận quỹ đạo sao Hỏa
NASA khởi động dự án đưa vệ tinh Mars Odyssey tiếp cận quỹ đạo của Sao Hỏa. Mars Odyssey đã đưa ra một số manh mối vào năm 2002, giúp các khoa học gia đưa ra kết luận vào năm 2008 về việc đã từng có nước trên sao Hỏa. Đây cũng là phương tiện trung chuyển thông tin cho robot tự hành Curiosity nổi tiếng từ năm 2011.
Theo dự tính từ NASA, Mars Odyssey có thể hoạt động tốt đến năm 2016, thậm chí còn hơn thế nữa.
2003 - 2004: tìm thấy nước có dạng băng đá ở 2 cực của sao Hỏa
Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đã thành công trong việc đưa vệ tinh Mars Express vào quỹ đạo của Hành tinh Đỏ.
Nhờ Mars Express, ESA đã tìm ra rằng có nước dạng băng đá tại hai cực của Sao Hỏa vào năm 2004. Ngoài ra, vệ tinh còn tìm thấy dấu vết của khí methane trong bầu khí quyển của sao Hỏa, cho thấy tiềm năng tồn tại vi khuẩn trên hành tinh này.
Từ 2003 - 2007 là thời điểm một loạt dự án liên quan đến Sao Hỏa thành công, trong đó có nhiều phát hiện quan trọng.
Hố băng khổng lồ trên sao Hỏa
2007: quay được cảnh gió lốc trên sao Hỏa
Ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa từ robot tự hành Spirit
Từ 2003 - 2007 là thời điểm một loạt dự án liên quan đến Sao Hỏa thành công, trong đó có nhiều phát hiện quan trọng.
Gió lốc trên sao Hỏa
Có thể kể đến như robot tự hành Spirit – đem lại những bức ảnh có độ phân giải cực cao, thậm chí là cả video quay lại cảnh gió lốc trên hành tinh này. Hay như tàu Phoenix – hạ cánh gần cực hành tinh đã tìm ra nước đóng băng trên Sao Hỏa…
2011: robot hiện đại hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa
2011: robot hiện đại hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa
Robot tự hành Curiosity
Robot tự hành lớn nhất của chúng ta - Curiosity - đã hạ cánh thành công. Curiosity là robot có kích cỡ lớn do NASA chế tạo, được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, cung cấp cho các khoa học gia những thông tin chuẩn xác hơn rất nhiều so với các robot trong quá khứ.
2013: nghiên cứu sâu hơn về điều kiện tự nhiên của sao Hỏa
Vệ tinh MOM
NASA tiếp tục phóng lên quỹ đạo sao Hỏa 2 vệ tinh MAVEN và Mars Orbiter Mission (MOM) nhằm nghiên cứu sâu hơn về điều kiện tự nhiên của Sao Hỏa, bao gồm thành phần bầu khí quyển, khí hậu, nhiệt độ…
2015: tìm thấy nước dạng lỏng
Vào ngày 28/9/2015, NASA chính thức công bố về việc tìm ra nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa. Có được thành quả gây “chấn động” này cũng nhờ vào sự phát triển của công nghệ đã cho phép ảnh chụp sao Hỏa trở nên rõ ràng hơn.
Trên Sao Hỏa có tồn tại nước thể lỏng (Ảnh minh họa)
Theo dự tính, trong năm 2016 và 2017, ESA và NASA sẽ đưa 2 vệ tinh ExoMars và InSight vào quỹ đạo của Sao Hỏa nhằm thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
Một số khoa học gia cho biết, mục tiêu lớn nhất của NASA bây giờ là xác định khả năng duy trì sự sống trên Sao Hỏa, đồng thời tìm cách đưa con người đặt chân lên hành tinh này trong một tương lai không xa.
Những giả thuyết "nhảm nhí" về sao Hỏa mà khiến cả thế giới tin sái cổ
Sao Hỏa sẽ to bằng Mặt trăng, tồn tại nền văn minh cổ xưa trên Sao Hỏa... là những giả thuyết kỳ dị nhưng có hiệu ứng lan truyền mạnh.
Sao Hỏa luôn là chủ đề đặc biệt ưa thích của giới yêu thích thiên văn học. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những đối tượng gắn với nhiều giả thuyết nhất, trong đó có những ý tưởng kỳ quặc đến nỗi không ai có thể tưởng tượng nổi.
Giả thuyết này bắt nguồn từ bức ảnh được vệ tinh Viking1 của NASA chụp lại từ năm 1976. Trong bức ảnh, có một số tảng đá mang hình mặt người tại khu vực Cydonia - một khu vực trên Sao Hỏa.
Ban đầu, nhiều khoa học gia cho rằng khuôn mặt người xuất hiện là do góc độ chụp cũng như tác động từ ánh sáng Mặt trời. Tuy nhiên, tin đồn ngày càng lan rộng khi một bức ảnh khác của NASA mang số hiệu 70A13 cũng cho ra hình ảnh như vậy. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng, những khuôn mặt này là bằng chứng của một nền văn minh cổ đại trên Sao Hỏa.
Những giả thuyết như vậy lan rộng ra rất nhanh. Đến năm 1998, khi NASA công bố những bức hình có độ phân giải cao hơn cho thấy hình dạng khuôn mặt chụp được chỉ là trùng hợp. Tuy nhiên, tin đồn vẫn không ngừng lan rộng, thậm chí đến nay nhiều người vẫn tin tưởng vào một nền văn minh đã từng xuất hiện trên Sao Hỏa.
3. Người phụ nữ trên Sao Hỏa
Năm 2007, Robot tự hành Spirit của NASA đã gửi về bức ảnh, trong đó có một hình bóng giống một người phụ nữ.
Bức ảnh nhanh chóng làm dấy lên tin đồn về sinh vật sống từ hành tinh khác đã đến Sao Hỏa. Một số người thậm chí còn cho rằng, trên Sao Hỏa đã có người sinh sống, nhưng bằng cách nào đó họ… trốn không bị chụp ảnh.
Các khoa học gia sau này đã đưa ra bằng chứng, đó chỉ là một tảng đá cao vài centimet, nhưng chụp tại vị trí rất gần với máy ảnh.
Hãy thử cùng tìm hiểu những học thuyết kỳ dị này theo tổng hợp từ trang Livescience.
1. Giả thuyết “hai Mặt trăng”
Hàng năm cứ đến mùa hè, giới thiên văn trên toàn thế giới lại rộ lên tin đồn về việc Sao Hỏa đến gần Trái đất đến mức trên bầu trời xuất hiện… hai Mặt trăng.
Tin đồn này xuất hiện vào tháng 8/2003 từ một email lạ. Email chứa nội dung kêu gọi mọi người đừng nên bỏ lỡ “sự kiện lịch sử” khi Sao Hỏa tiếp cận gần Trái đất đến mức có thể nhìn rõ được như Mặt trăng.
Nhưng sự thực là ngay cả khi Sao Hỏa gần với Trái đất nhất (khoảng 56 triệu km), nó cũng chỉ đạt được 1/140 lần kích cỡ của Mặt trăng. Nghĩa là cần đến 140 Sao Hỏa xếp cạnh nhau mới có thể đạt kích cỡ bằng trăng tròn.
Ngoài ra, thời điểm Sao Hỏa sáng nhất cũng không diễn ra vào mùa hè như những gì đồn đại. Tuy nhiên, không rõ vì sao mà tin đồn này vẫn cứ tiếp tục lan truyền từ đó đến nay, thu hút không ít người tin vào điều đó.
2. Những gương mặt bí ẩn trên Sao Hỏa
1. Giả thuyết “hai Mặt trăng”
Hàng năm cứ đến mùa hè, giới thiên văn trên toàn thế giới lại rộ lên tin đồn về việc Sao Hỏa đến gần Trái đất đến mức trên bầu trời xuất hiện… hai Mặt trăng.
Sao Hỏa sẽ đến gần Trái đất đến mức đạt được kích cỡ như Mặt trăng?
Tin đồn này xuất hiện vào tháng 8/2003 từ một email lạ. Email chứa nội dung kêu gọi mọi người đừng nên bỏ lỡ “sự kiện lịch sử” khi Sao Hỏa tiếp cận gần Trái đất đến mức có thể nhìn rõ được như Mặt trăng.
Nhưng sự thực là ngay cả khi Sao Hỏa gần với Trái đất nhất (khoảng 56 triệu km), nó cũng chỉ đạt được 1/140 lần kích cỡ của Mặt trăng. Nghĩa là cần đến 140 Sao Hỏa xếp cạnh nhau mới có thể đạt kích cỡ bằng trăng tròn.
Sự thực là Sao Hỏa sẽ không bao giờ đến gần Trái đất như vậy (ảnh minh họa)
Ngoài ra, thời điểm Sao Hỏa sáng nhất cũng không diễn ra vào mùa hè như những gì đồn đại. Tuy nhiên, không rõ vì sao mà tin đồn này vẫn cứ tiếp tục lan truyền từ đó đến nay, thu hút không ít người tin vào điều đó.
2. Những gương mặt bí ẩn trên Sao Hỏa
Giả thuyết này bắt nguồn từ bức ảnh được vệ tinh Viking1 của NASA chụp lại từ năm 1976. Trong bức ảnh, có một số tảng đá mang hình mặt người tại khu vực Cydonia - một khu vực trên Sao Hỏa.
Khuôn mặt bí ẩn trên Sao Hỏa
Ban đầu, nhiều khoa học gia cho rằng khuôn mặt người xuất hiện là do góc độ chụp cũng như tác động từ ánh sáng Mặt trời. Tuy nhiên, tin đồn ngày càng lan rộng khi một bức ảnh khác của NASA mang số hiệu 70A13 cũng cho ra hình ảnh như vậy. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng, những khuôn mặt này là bằng chứng của một nền văn minh cổ đại trên Sao Hỏa.
Những giả thuyết như vậy lan rộng ra rất nhanh. Đến năm 1998, khi NASA công bố những bức hình có độ phân giải cao hơn cho thấy hình dạng khuôn mặt chụp được chỉ là trùng hợp. Tuy nhiên, tin đồn vẫn không ngừng lan rộng, thậm chí đến nay nhiều người vẫn tin tưởng vào một nền văn minh đã từng xuất hiện trên Sao Hỏa.
3. Người phụ nữ trên Sao Hỏa
Năm 2007, Robot tự hành Spirit của NASA đã gửi về bức ảnh, trong đó có một hình bóng giống một người phụ nữ.
"Người phụ nữ" bí ẩn trên Sao Hỏa
Bức ảnh nhanh chóng làm dấy lên tin đồn về sinh vật sống từ hành tinh khác đã đến Sao Hỏa. Một số người thậm chí còn cho rằng, trên Sao Hỏa đã có người sinh sống, nhưng bằng cách nào đó họ… trốn không bị chụp ảnh.
Nhưng đây thực chất chỉ là một tảng đá mà thôi.
Các khoa học gia sau này đã đưa ra bằng chứng, đó chỉ là một tảng đá cao vài centimet, nhưng chụp tại vị trí rất gần với máy ảnh.
Ngoài ra, việc nhìn thấy hình người phụ nữ chỉ là một hiện tượng của não bộ mang tên pareidolia. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người bỏ qua các lý giải này mà tin vào giả thuyết “khó đỡ” kia.
4. Kỳ nhông trên Sao Hỏa
Một bức ảnh khác do robot tự hành Curiosity của NASA gửi về vào năm 2013 có hình dáng một loài vật được cho là kỳ nhông. Bức ảnh này khiến một giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa nổi lên.
Tuy nhiên, các bức ảnh khác do NASA cung cấp thậm chí còn có cả chuột và cua. Sau khi nghiên cứu, giới chuyên gia khẳng định, tất cả chỉ là những tảng đá vô tình có hình dạng kỳ lạ, không thể chứng minh được điều gì.
5. Sao Hỏa tồn tại “hợp chất của sự sống”
Năm 2012, John Grotzinger, kỹ sư kiểm soát robot tự hành Curiosity của NASA đã đưa ra một kết luận có phần vội vã và mơ hồ. Ông cho rằng robot Curiosity đã tìm ra một hợp chất hữu cơ có chứa carbon – cái nôi của sự sống.
Hiển nhiên là lại một lần nữa, tin đồn về sự sống trên Sao Hỏa lại tiếp diễn. Nhưng hóa ra những gì robot của NASA tìm được không phải là hợp chất hữu cơ như các nhà khoa học vẫn hi vọng. Ngoài ra, nguồn gốc của lớp carbon tìm thấy trên Sao Hỏa cũng chưa được xác định là của Sao Hỏa, hay do chúng ta vô tình chuyển đến.
Tuy nhiên, đây có lẽ là giả thuyết… “ít điên rồ nhất”, vì thực tế một số bằng chứng về hợp chất hữu cơ trên Sao Hỏa đã được tìm thấy vào năm 2014.
4. Kỳ nhông trên Sao Hỏa
Một bức ảnh khác do robot tự hành Curiosity của NASA gửi về vào năm 2013 có hình dáng một loài vật được cho là kỳ nhông. Bức ảnh này khiến một giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa nổi lên.
Bức ảnh kỳ nhông gây tranh cãi
Tuy nhiên, các bức ảnh khác do NASA cung cấp thậm chí còn có cả chuột và cua. Sau khi nghiên cứu, giới chuyên gia khẳng định, tất cả chỉ là những tảng đá vô tình có hình dạng kỳ lạ, không thể chứng minh được điều gì.
Tuy nhiên tất cả chỉ là những tảng đá có hình dạng kỳ dị
5. Sao Hỏa tồn tại “hợp chất của sự sống”
Năm 2012, John Grotzinger, kỹ sư kiểm soát robot tự hành Curiosity của NASA đã đưa ra một kết luận có phần vội vã và mơ hồ. Ông cho rằng robot Curiosity đã tìm ra một hợp chất hữu cơ có chứa carbon – cái nôi của sự sống.
Mẫu vật được Curiosity gửi về vào năm 2014, được cho là hợp chất hữu cơ khởi nguồn sự sống
Hiển nhiên là lại một lần nữa, tin đồn về sự sống trên Sao Hỏa lại tiếp diễn. Nhưng hóa ra những gì robot của NASA tìm được không phải là hợp chất hữu cơ như các nhà khoa học vẫn hi vọng. Ngoài ra, nguồn gốc của lớp carbon tìm thấy trên Sao Hỏa cũng chưa được xác định là của Sao Hỏa, hay do chúng ta vô tình chuyển đến.
Tuy nhiên, đây có lẽ là giả thuyết… “ít điên rồ nhất”, vì thực tế một số bằng chứng về hợp chất hữu cơ trên Sao Hỏa đã được tìm thấy vào năm 2014.
No comments:
Post a Comment