Tàu bệnh viện của hải quân Mỹ đến Đà Nẵng
Hải quân Mỹ và các bác sĩ Việt Nam sẽ có buổi diễn tập cứu hộ y tế đối với thảm họa bờ biển ngay trên tàu bệnh viện USNS Mercy.
Từ ngày 17 đến 28/8, tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) và tàu
cao tốc USNS Millinocket (JHSV 3) của Mỹ sẽ tới Đà Nẵng để thực hiện
chương trình đối tác Thái Bình Dương 2015. Đây là lần thứ 6 chương trình
tới Việt Nam, nhằm trợ giúp nhân đạo và đối phó cứu trợ thảm họa đa phương lớn nhất diễn ra hàng năm tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
|
Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) của Hải quân Mỹ. Ảnh: Defense.gov
|
"Đây là lần đầu tiên chương trình có 2 tàu hải quân Mỹ tham gia", Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM thông báo.
Chương trình lần này có nhiều hội thảo chuyên đề y tế liên quan đến tim mạch, chăm sóc hồi phục bỏng, X-quang can thiệp, phóng xạ ung thư, y học trị liệu, liệu pháp vật lý, điều trị bằng lao động, tổn thương tủy sống, chăm sóc tiền bệnh viện và thương tích dưới nước tại biển; chăm sóc chấn thương tại trận địa, sơ tán y tế; chăm sóc khẩn cấp cho bệnh nhân chấn thương...
Đặc biệt, ngày 27/8 sẽ có diễn tập cứu hộ y tế đối với thảm họa bờ biển ngay trên tàu USNS Mercy,
bao gồm việc cứu người dưới nước tức thì, ổn định bệnh nhân trên bờ
biển, và đưa họ lên tàu sau sơ cứu. Sau đó sẽ có diễn tập xử lý thương
vong trên tàu.
Trong hàng chuỗi sự kiện, hải quân Mỹ cũng sẽ giúp sửa nhà tại
trạm y tế Hòa Quý và trung tâm cho trẻ thiệt thòi của làng Hy Vọng, đồng
thời biểu diễn nhạc tại công viên Cầu Rồng.
Tàu USNS Mercy là tàu bệnh viện với sức
chứa 1.000 giường bệnh, hoạt động từ năm 1986. Tàu có khả năng thực
hiện phẫu thuật đa khoa, tim và lồng ngực, chỉnh hình, sản phụ khoa...
Bên trong tàu bệnh viện gần 1.000 giường của Hải quân Mỹ
Tàu bệnh viện Mercy dài 272 m, mang
đầy đủ thiết bị y tế hiện đại có thể điều trị cho cùng lúc gần 1.000
bệnh nhân trong các tình huống động đất, núi lửa, sóng thần...
Sáng 17/8, tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ USNS Mercy (T-AH-19) đã vào
vịnh Đà Nẵng, bắt đầu chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2015 tại
thành phố này. Do không đủ chỗ trong cảng Tiên Sa nên tàu phải neo trong
vịnh, các thủy thủ đoàn di chuyển bằng tàu cao tốc USNS Millinocket
(JHSV 3) để vào cảng.
Sau buổi họp báo tại cầu cảng, báo giới cùng lãnh đạo sở, ngành ở Đà
Nẵng di chuyển bằng tàu SAR của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng
hải khu vực 2 ra tham quan tàu bệnh viện Mercy.
Lối dẫn lên tàu được làm nghiêng, thuận lợi cho việc di chuyển bệnh
nhân. Mercy vốn là tàu chở dầu, được hoán đổi thành tàu bệnh viện bằng
việc sửa chữa các khoang, cabin... và đưa vào sử dụng từ năm 1986 đến
nay. Tàu có trọng tải hơn 69.000 tấn, dài 272,49 mét, rộng hơn 32 mét,
tốc độ 17,5 hải lý/h.
Phía trong có một phòng rộng, là nơi tất cả bệnh nhân khi lên "bệnh
viện di động này" được thăm khám, trước khi chuyển đến các phòng chức
năng. Sức chứa trên tàu Mercy là gần 1.000 giường bệnh.
Việc đi lại giữa các tầng ngoài cầu thang bộ còn có cầu thang máy với sức chứa hơn 20 người.
Nhiều trang thiết bị y tế hiện đại trên tàu Mercy. Mọi ca phẫu thuật về
tim mạch, chỉnh hình, thần kinh... đều được đáp ứng nhờ công nghệ tiên
tiến.
Đến Đà Nẵng lần này, tàu Mercy cùng các bác sĩ sẽ tập trung vào các
buổi hội thảo về y tế trong trường hợp ứng phó với các thảm họa như động
đất, núi lửa, sóng thần... Ngoài ra, một buổi diễn tập với tình huống
giả định 50 người thương vong sẽ được thực hiện. "Thông qua tình huống
này, chúng tôi muốn cho các nhân viên phụ trách y tế của Việt Nam thấy
chúng tôi thực hiện việc di tản số lượng thương vong lớn như thế nào",
tư lệnh tàu Mercy, ông Walters nói.
Đợt này, 30 bệnh nhân ở Đà Nẵng sẽ được phẫu thuật chỉnh hình với sự phối hợp của các bác sĩ hải quân Mỹ và Việt Nam.
Một nhân viên y tế giới thiệu về ngân hàng máu sống được xây dựng suốt
10 năm qua trên tàu Mercy. Đây là nguồn máu dự trữ cần thiết và phát huy
tác dụng trong nhiều trường hợp cấp cứu.
Dọc hành lang các tầng của tàu bệnh viện này trưng bày hình ảnh về các
hoạt động thường niên. Bức ảnh một chú chó được chăm sóc y tế khiến
nhiều người xúc động.
Thủy thủ đoàn giới thiệu về hệ thống radar trên khoang lái.
Phía boong sau tàu Mercy là sân đỗ trực thăng, phục vụ cho các tình huống cấp cứu khẩn cấp.
Nguyễn Đông
No comments:
Post a Comment