Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của Mỹ
Đại bác âm thanh có thể gây tổn thương thính
giác vĩnh viễn, còn xung chấn của súng phóng lựu vẫn có thể tác động tới
đối phương dù binh sĩ bắn trượt mục tiêu.
Súng phóng lựu XM-25
XM-25 là loại súng phóng lựu thông minh và nguy
hiểm nhất thế giới hiện nay, do công ty công nghệ Alliant Techsystems
và Heckler & Koch hợp tác chế tạo. Tầm bắn của khẩu súng đạt 700 -
1.000 m, vượt xa các loại súng phóng lựu thông thường. Ngay cả khi bắn
trượt mục tiêu, xung chấn từ vụ nổ vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới đối
phương.
|
Súng phóng lựu XM-25. Ảnh: militaryfactory.com. |
Nhà sản xuất trang bị cho XM-25 một máy đo
laser, cho phép xạ thủ xác định chính xác khoảng cách tới mục tiêu. Sau
khi nhả đạn, hệ thống điện tử của khẩu súng tiếp tục đo khoảng cách giữa
quả lựu và khẩu súng dựa vào số vòng quay của viên đạn, giúp người bắn
đưa ra phương án kích nổ quả đạn chính xác nhất. Đạn của XM-25 có khả
năng nổ trên không hoặc sau khi tiếp đất.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng XM-25 đạt hiệu quả
gấp 300% các vũ khí cùng loại. Thậm chí, nếu người bắn sử dụng đạn chứa
ít thuốc nổ, XM-25 chỉ làm đối thủ choáng chứ không giết họ. Quân đội Mỹ
đưa XM-25 vào biên chế từ năm 2010. Nó từng tham chiến tại Afghanistan.
|
Robot chiến đấu điều khiển từ xa
Những cỗ máy chiến đấu điều khiển từ xa đang
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong biên chế quân đội Mỹ. Chúng là
phương án tác chiến hiệu quả và phù hợp với những nhiệm vụ nguy hiểm,
trực tiếp đe dọa tính mạng binh sĩ. Robot chiến đấu điều khiển từ xa
luôn sẵn sàng tiến vào những khu vực nguy hiểm, độc hại để làm nhiệm vụ.
Một robot chiến đấu của quân đội Mỹ. Ảnh: militaryfactory.com. |
Tấn công kẻ thù không phải là nhiệm vụ thường
xuyên của robot chiến đấu, bởi phần lớn chúng là robot phá mìn hay xe
bọc thép mini vũ trang. Chúng có thể lao thẳng vào lòng địch để thực
hiện nhiệm vụ răn đe, do thám hoặc gây rối loạn, phối hợp tác chiến cùng
hệ thống máy bay không người lái của Mỹ.
Trên thực tế, quân đội Mỹ sử dụng robot chiến
đấu ở cả chiến trường Iraq và Afghanistan. Trong khi robot phá mìn khá
phổ biến, quân đội Mỹ lại tỏ ra dè dặt trong việc triển khai xe bọc thép
mini. Họ đưa xe bọc thép mini tới Iraq nhưng không sử dụng chúng do lo
ngại chúng bắn nhầm binh sĩ.
|
Tia nhiệt ADS
ADS là hệ thống tạo nhiệt độc đáo của quân đội
Mỹ. Nó bắn ra những tia nhiệt để làm nóng bề mặt của mục tiêu (bao gồm
cả da người). Những tia này gây ra cảm giác bỏng rát cho nạn nhân dù
thực tế da họ hoàn toàn không tổn thương. Đây là loại vũ khí hiệu quả
trong việc giải tán các cuộc bạo động hoặc đẩy lùi kẻ thù trên chiến
tuyến mà không cần nổ súng.
Thiết bị bắn ra chùm tia nhiệt, gây ra cảm giác bỏng rát. Ảnh: militaryfactory.com. |
Cơ chế hoạt động của ADS khá giống với lò vi
sóng. Các tia của ADS kích thích sự chuyển động của các phân tử nước
dưới da và làm nóng chúng gần như ngay lập tức. Chúng chỉ tác động tới
lớp da ngoài cùng để không gây tổn thương cho cơ thể.
Một chuyên gia nghiên cứu ADS mô tả: “Trong
những khoảnh khắc đầu tiên, các tia này khiến da nóng lên. Sau đó, nạn
nhân cảm thấy lớp da như đang cháy. Tuy nhiên, nạn nhân sẽ trở về trạng
thái bình thường ngay sau khi thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chùm tia”.
Các thí nghiệm cho thấy, ngưỡng chịu đau của một người bình thường khi
chịu tác động của chùm tia là 3 tới 5 giây.
|
Đại bác âm thanh LRAD
LRAD là tên của một loại thiết bị tạo ra tiếng
ồn ngoài sức chịu đựng của con người. Tuy không gây chết người nhưng âm
thanh của LRAD có khả năng tác động mạnh tới thính giác con người trong
phạm vi 300 m. Nạn nhân của vũ khí này buộc phải tránh xa nguồn phát âm
thanh hoặc ẩn nấp để tránh tổn thương thính giác vĩnh viễn.
Vũ khí siêu ồn LRAD. Ảnh: militaryfactory.com. |
Quân đội Mỹ đang sử dụng LRAD trong cuộc chiến
chống cướp biển. Ngoài ra, cảnh sát từng sử dụng nó để giải tán đám đông
biểu tình trong thời điểm hội nghị thượng đỉnh của 20 nền kinh tế phát
triển và mới nổi (G20) diễn ra tại thành phố Pittsburgh, hạt Allegheny,
bang Pennsylvania, Mỹ vào năm 2009. Ngoài những ứng dụng trong quân đội,
người ta còn sử dụng LRAD để đuổi thú hoang ra khỏi sân bay, các trạm
điện mặt trời và nhà máy điện hạt nhân.
|
Dàn vũ khí không đối thủ của Mỹ
Tàu sân bay Nimitz, máy bay ném bom tàng hình
B-2, tên lửa đánh chặn SM-3 là những vũ khí của Mỹ thuộc nhóm "không có
đối thủ" cùng loại.
Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất trên thế giới sở hữu siêu tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz với lượng giãn nước lên đến 100.000 tấn. Ảnh: Strategypage. |
Mỗi tàu sân bay lớp Nimitz có thể mang theo 80-90 máy bay các loại bao gồm tiêm kích trên hạm F/A-18, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler, EA-6B Prowlers và trực thăng SH-60 Seahawk. Ảnh: Wikipedia |
Phóng to |
Pháp cũng có tàu sân bay năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle (phía trên) nhưng nó nhỏ hơn nhiều so với "gã khổng lồ" Nimitz. Trên thế giới không quốc gia nào có tàu sân bay với kích cỡ tương tự Nimitz. 10 tàu sân bay lớp Nimitz đang hoạt động là một minh chứng cho sức mạnh thống trị đại dương của Mỹ. Ảnh: Wordpress |
8 vũ khí giúp Mỹ khẳng định vị thế siêu cường
Vũ khí laser trong không gian, máy bay không
người lái có trí thông minh nhân tạo là 2 trong số những vũ khí tương
lai giúp Mỹ củng cố vị thế cường quốc quân sự số một thế giới.
Dàn tàu sân bay hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ
Với 10 tàu sân bay trong đó có 9 nhóm tác chiến đang hoạt động là minh chứng cho sức mạnh thống trị đại dương của Hải quân Mỹ.
USS-Nimitz CVN-68 là chiếc siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Nimitz. Tàu sân bay này được khởi đóng vào ngày 22/6/1968, hạ thủy vào ngày 13/5/1972. CVN-68 đi vào hoạt động từ ngày 5/5/1975 cho đến nay. Tàu có chiều dài tổng thể 332,8 mét, chỗ rộng nhất 76,8 mét, mớn nước 11,3 mét, lượng giãn nước toàn tải tới 110.250 tấn. Nimitz là lớp tàu chiến lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Để vận hành cỗ máy chiến tranh khổng lồ này cần đến hai lò phản ứng hạt nhân, 4 tuabin hơi nước truyền động cho chân vịt 4 trục. CVN-68 có thể mang theo tới 90 máy bay các loại, thủy thủ đoàn trên tàu lên đến 3.200 người trong đó có 2.480 nhân viên hàng không. USS-Nimitz là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 (CSG-11) thuộc hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh: Wikipedia |
USS-Dwight D. Eisenhower (CVN-69) là chiếc siêu hàng không mẫu hạm thứ 2 của lớp Nimitz. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1977. CVN-69 là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 8 (CSG-8) thuộc Hạm đội 5 phụ trách khu vực Địa Trung Hải cùng các vùng biển khác ở Trung Đông. Siêu hàng không mẫu hạm này đã tham gia hầu hết các nhiệm vụ quân sự tại khu vực Trung Đông, tiêu biểu là chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Ảnh: Wikipedia |
USS-Carl Vinson (CVN-70) là chiếc thứ 3 thuộc lớp Nimitz. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 13/3/1982. Tàu được đặt theo tên một đại biểu quốc hội đến từ bang Georgia để ghi nhận những đóng góp của ông đối với Hải quân Mỹ. Từ tháng 10/2009 CVN-70 là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1) có trụ sở tại San Diego, bang California. Từ ngày 15-22/9/2014 USS-Carl Vinson đang tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mang tên "Lá chắn dũng cảm" 2014 cùng với tàu sân bay George Washington (CVN-73) tại vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Trong ảnh, CVN-70 cùng phi đoàn tiêm kích trên hạm CVW-14 trong nhiệm vụ thiết lập vùng cấm bay ở Iraq năm 1994. Ảnh: Wikipedia |
USS-Theodore Roosevelt (CVN-71) được biết đến với biệt danh "Big Stick" (cây gậy lớn) là chiếc thứ 4 của lớp Nimitz. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1986. Tàu được đặt theo tên tổng thống đời thứ 26 của nước Mỹ. Không lâu sau khi đi vào hoạt động, CVN-71 đã được điều động tham chiến trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Các tiêm kích trên hạm của siêu hàng không mẫu hạm này đã thực hiện hơn 4.200 phi vụ, ném hơn 2.177 tấn bom đạn các loại. Từ ngày 1/10/2004, USS-Theodore Roosevelt là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 12 (CSG-12) thuộc Hạm đội chỉ huy, hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
USS-Abraham Lincoln (CVN-72) là chiếc thứ 5 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống đời thứ 16 của Mỹ. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 11/11/1989. CVN-72 là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc Bộ tư lệnh hàng không hải quân Đại Tây Dương, hạm đội Đại Tây Dương, Hải quân Mỹ cho đến năm 2012 khi tạm thời được thay thế bởi CVN-76. USS-Abraham Lincoln cùng nhóm tác chiến của nó đã mở màn loạt tấn công trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003. Các tiêm kích trên tàu sân bay này đã thực hiện hơn 16.500 phi vụ, ném hơn 725 tấn vũ khí xuống các mục tiêu ở Iraq. Bên cạnh các hoạt động quân sự, CVN-72 còn tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong thảm họa động đất-sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004. Năm 2005, tàu sân bay này được sử dụng làm cảnh quay cho bộ phim khoa học viễn tưởng Stealth. Ảnh: Defenceindustrydaily |
USS-George Washington (CVN-73) là chiếc thứ 6 của lớp Nimitz cũng là chiếc tàu chiến thứ 4 được đặt theo tên của vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. CVN-73 được đưa vào hoạt động từ ngày 4/7/1992. Hiện nay, siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của lực lượng đặc nhiệm 70 (CTF-70) thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5(CSG-5) Hạm đội 7 có trụ sở tại Yokosuka, Nhật Bản. CTF-70 được xem là nhóm tác chiến tàu sân bay lớn nhất của hải quân Mỹ với hai tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 7 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Lực lượng này là nòng cốt trong việc chống lại các mối đe dọa chiến tranh mặt nước và tích hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo với Hải quân Nhật Bản. Ảnh: Publicintelligence |
USS-John C. Stennis (CVN-74) là chiếc thứ 7 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên Thượng nghị sĩ bang Mississippi, CVN-74 đi vào hoạt động từ ngày 9/12/1995. USS-John C. Stennis là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3(CSG-3) với nòng cốt là phi đoàn tiêm kích trên hạm số 9(CVW-9) và liên đội tàu khu trục DESRON 21. CVN-74 có thể mang theo 90 máy bay các loại, 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay lên xuống mặt boong. Ảnh: Wikipedia |
USS-Harry S. Truman (CVN-75) là chiếc thứ 8 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 33 của Mỹ. CVN-75 đi vào hoạt động từ ngày 25/7/1998. Từ 1/10/2004, siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 10 (CSG-10) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ chịu sự điều hành trực tiếp của Bộ trưởng hải quân. CVN-75 đã tham gia các chiến dịch quân sự thiết lập vùng cấm bay ở Bosnia and Herzegovina năm 1993, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan, chiến dịch Tự do Iraq. Đặc biệt, trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, các tiêm kích trên CVN-75 đã thực hiện hơn 1.300 phi vụ. Ảnh: Combatindex |
USS-Ronald Reagan (CVN-76) là chiếc thứ 9 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 40 của Mỹ, đây là chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt theo tên một cựu tổng thống vẫn còn sống. CVN-76 đi vào hoạt động từ ngày 12/7/2003. Từ tháng 5/2012 siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc hạm đội Thái Bình Dương, hải quân Mỹ. USS-Ronald Reagan đã được triển khai làm nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch Tự do Iraq-2003, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan. Năm 2012, CVN-76 được lấy làm cảnh quay chính trong bộ phim bom tấn Battleship. Ảnh: Wikipedia |
USS-George H.W. Bush (CVN-77) là chiếc thứ 10 cũng là cuối cùng của siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. CVN-77 là chiếc tàu chiến thứ 2 được đặt theo tên một cựu tổng thống đang còn sống. Tàu đi vào hoạt động từ ngày 10/1/2009. USS-George H.W. Bush được áp dụng một loạt các công nghệ tiên tiến trong thiết kế thủy động lực học cũng như hệ thống điện tử hàng hải tiên tiến. CVN-77 cùng với CVN-76 là hai siêu hàng không mẫu hạm hiện đại nhất đang hoạt động của Hải quân Mỹ. Ngày 15/5/2011, CVN-77 được giao nhiệm vụ soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 2(CSG-2) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Nora Wingfield Tyson. Bà là người phụ nữ đầu tiên được giao trọng trách chỉ huy một nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ngày 14/6/2014, CVN-77 được triển khai đến vịnh Ba Tư để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Iraq trước sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS. Ảnh: Cdn.timesofisrael |
Quân phục tàng hình Quantum có thể giúp binh lính Mỹ trở nên vô hình trong mắt đối phương và các thiết bị ảnh nhiệt. Đây là một loại siêu vật liệu có khả năng bẻ cong ánh sáng khiến người đối diện rất khó nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngăn bức xạ nhiệt phát ra từ cơ thể. Theo VPK, Nga, Quantum đang được phát triển tại một cơ sở bí mật của Lầu Năm Góc. Ảnh: Toptendiary |
Bom xung điện EMP lắp trong vệ tinh. Cộng đồng quốc tế phản đối việc sử dụng không gian bên ngoài trái đất cho mục đích quân sự. Nhưng Washington vẫn không từ bỏ ý định lắp vũ khí trên các vệ tinh để khẳng đinh sức mạnh. Theo VPK, Lầu Năm Góc có kế hoạch lắp bom xung điện trong vệ tinh bay quanh trái đất. Khi chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ phóng nó về mặt đất nhằm vô hiệu hóa hệ thống điện của đối phương. Ảnh đồ họa: Ytimg |
Máy bay không người lái (UAV) có trí thông minh nhân tạo là vũ khí tấn công chủ chốt trong tương lai của Mỹ. Những cỗ máy chiến tranh này có khả năng "tư duy" như con người để thực hiện nhiệm vụ ở những khu vực nguy hiểm. Chúng có thể hoạt động độc lập mà không cần sự can thiệp của con người. Ảnh: US Navy |
Tên lửa siêu thanh cho phép Mỹ thực hiện cuộc tấn công trên toàn thế giới chỉ trong vài phút. Nó có tốc độ không thể đánh chặn. Washington vẫn chưa thành công với các thử nghiệm, nhưng họ sẽ không từ bỏ loại vũ khí mang tầm chiến lược này. Ảnh: Washington Post |
Pháo điện từ có thể bắn đầu đạn với tốc độ lên đến 2,4 km mỗi giây (8.600 km/h). Động năng sinh ra ở vận tốc như vậy đủ sức phá hủy mọi thứ mà không cần đầu đạn. Nhà thầu General Atomics đã thử nghiệm thành công siêu vũ khí ở quy mô phòng thí nghiệm. Dự kiến nó sẽ phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 2028. Ảnh: Wikipedia |
Vũ khí laser LAW có thể bắn hạ tên lửa, UAV và trực thăng bay thấp. Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới lắp vũ khí năng lượng định hướng trên chiến hạm. LAW sẽ giúp nâng cao khả năng phòng thủ cho hạm đội tàu chiến của Hải quân Mỹ trong tương lai. Ảnh: Strategypage |
Súng phóng lựu thông minh XM-25 bắn lựu đạn được lập trình để nổ ở khoảng cách và cự ly hợp lý nhất nhằm tối ưu hóa việc tiêu diệt mục tiêu. Người ta trang bị cho súng hệ thống chỉ thị mục tiêu laser kiêm điều khiển hỏa lực tối tân. XM-25 có thể diệt bộ binh đối phương ẩn nấp sau hầm hào, công sự nhờ cơ chế nổ thông minh của đạn. Quân đội Mỹ đã thử nghiệm vũ khí này ở chiến trường Afghanistan. Ảnh: DARPA |
Phóng to |
Vũ khí laser lắp trên vệ tinh là dự án đầy tham vọng của Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng tiên tiến DARPA. Nếu thành công, Mỹ sẽ sở hữu siêu vũ khí có thể tấn công mọi nơi trên thế giới khiến đối phương không kịp trở tay. Ảnh đồ họa: Furture War |
No comments:
Post a Comment