Những thói quen cần bỏ khi chụp ảnh
Đặt ISO quá thấp, chỉnh sửa quá
nhiều hay luôn quan tấm đến việc người xem nghĩ gì có thể khiến người
chụp bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp.
Dưới đây là 5 thống kê của trang web nhiếp ảnh Digital-Photography-School:
Sự do dự
Một trong thói quen đáng kể nhất trong giới nhiếp ảnh không chuyên là
sự do dự của người cầm máy. Sự lưỡng lự trong một số hoàn cảnh là cản
trở lớn cho việc ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời thoáng qua. Có thể
nói, đa phần các tay máy nghiệp dư thường quan tâm đến việc người xem
ảnh nghĩ gì về bức hình của mình. Và phần đông đều yêu thích chụp ảnh
với một cảm xúc vui tươi hơn là ghi lại một cảm xúc buồn như hình ảnh
một đứa trẻ đang khóc bên dưới.
Sự do dự khi bấm máy có thể khiến người dùng bỏ lỡ một khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống.
|
Bên cạnh cảm giác lưỡng lự, một yếu tố khác không nhỏ cản trở việc ghi
lại một bức ảnh đẹp là thiết bị chưa sẵn sàng. Nói một cách đơn giản hơn
là chiếc máy ảnh của người đó không được thiết lập để có thể dễ dàng
“chộp” được những khoảnh khắc xảy đến tức thời xung quanh họ. Với trường
hợp này, các "tay máy" tốt nhất nên thiết lập tính năng chụp ảnh tự
động hoàn toàn hay bán tự động. Tuy nhiên, chế độ tự động hoàn toàn vẫn
là một lựa chọn ưu tiên, giúp người cầm máy luôn tự tin và sẵn sàng ứng
phó với mọi tình huống. Bên cạnh đó, nếu thiết bị hỗ trợ, người dùng có
chút kinh nghiệm cũng có thể lựa chọn chế độ chụp ảnh RAW để xử lý hậu
kỳ sau đó.
ISO quá thấp
Theo Digital-photography-school, khá nhiều người dùng luôn cố
gắng thiết lập giá trị ISO thật thấp nhằm giảm tình trạng nhiễu hạt.
Song, nỗi sợ nhiễu hạt đôi khi lại mang đến cho họ một bức ảnh nhòe vì
tốc độ chụp ảnh xuống quá thấp. Ngày nay, một vài nhiếp ảnh gia còn cố
tình tăng thêm độ nhiễu hạt cho bức ảnh của mình nhằm tạo một hiệu ứng
đặc biệt.
Ảnh chụp với ISO 4000 trông vẫn đẹp khi chuyển thành ảnh đen - trắng ở khổ vừa phải.
|
Ngoại trừ trường hợp nguồn sáng môi trường quá cao, việc cài đặt giá
trị ISO cao là vô nghĩa, các tay máy nên mạnh dạn tăng giá trị ISO để
lợi hơn về tốc độ chụp. Nếu lo sợ hình ảnh bị nhiễu hạt, sau khi chụp
người dùng có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để giảm tối đa mức độ
nhiễu ảnh. Dĩ nhiên, mỗi máy đều có một giới hạn nhất định trong việc
khử nhiễu ảnh ở ISO cao. Người dùng tốt nhất nên tìm cho mình một giá
trị ISO cao tốt nhất nhằm tránh tình trạng sai sắc và giảm độ chi tiết
ảnh. Một mẹo nhỏ khác để xử lý các ảnh nhiễu hạt nặng là chuyển từ ảnh
màu thông thường sang ảnh đen - trắng với sự trợ giúp của các phần mềm
xử lý.
Soi rõ từng điểm ảnh
Nếu thường xuyên phóng lớn 100% kích thước ảnh chụp khi xem lại trên
máy tính, bạn hãy sớm từ bỏ thói quen này. Vì việc hiển thị hình ảnh ở
tỷ lệ 1:1 cũng là một lý do khiến người dùng không dám thiết lập các giá
ISO cao. Thao tác phóng lớn 100% kích thước ảnh khi xem lại nhằm “săm
soi” từng điểm ảnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có ý định in ảnh của
mình bên hông xe buýt.
Hành động săm soi từng điểm ảnh chi có ý nghĩa khi người dùng cần in ảnh khổ rất lớn.
|
Ngoại trừ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có nhu cầu in ảnh kích
thước lớn, hầu hết người chơi máy đều in ảnh khổ nhỏ hay đăng tải trên
web để chia sẻ với bạn bè, người thân. Vì thế, những hình ảnh tưởng
chừng như “tệ hại” khi săm soi từng điểm ảnh, có thể sẽ vẫn rất lung
linh khi in ở khổ 16 x 24 cm hay được thu nhỏ kích thước để chia sẻ trực
tuyến.
Chụp hú họa
Một thói quen xấu khác khi cầm máy là việc bấm máy liên tục và hy vọng
sẽ có được một tấm ảnh tốt trong series ảnh này khi xem lại trên máy
tính sau đó. Dĩ nhiên, bạn có thể chọn cách chụp này và may mắn chọn
được một tấm ảnh ưng ý. Tuy nhiên, người chụp sau đó sẽ không biết được
họ đã chụp được bức ảnh đẹp từ loạt ảnh đó bằng cách nào và khó lòng
thực hiện lại sau đó.
Để tránh tình trạng này, các "tay máy" nên tập trung quan sát đến ánh
sáng, địa điểm, không gian và thời gian chụp ảnh. Bên cạnh đó, người
dùng cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về bố cục ảnh chụp, thử sử dụng một số
tính năng trên máy như Bracketing, White Balance và đối xử với chiếc máy
ảnh của mình như một người họa sỹ đang cầm cọ để tạo nên một bức họa
với nhiều cảm xúc.
Chỉnh sửa gần như mọi tấm ảnh
Việc “dặm vá” hình ảnh sau khi chụp để có một tấm ảnh đẹp hơn là một
điều tốt. Tuy vậy, hành động chỉnh sửa gần như mọi ảnh chụp lại là một
thói quen không tốt khiến người dùng mất không ít thời gian để xử lý.
Hãy mạnh dạn chọn ra những hình ảnh đáng chỉnh sửa nhất và loại bỏ khỏi
bộ sưu tập của mình những bức ảnh xấu để tiết kiệm không gian lưu trữ.
Nếu sử dụng phần mềm Lightroom, khi cần loại một bức ảnh, bạn chỉ cần
nhấn phím tắt “X” khi đang xem ảnh đó rồi tiếp tục duyệt qua những hình
ảnh khác. Sau khi đã duyệt hết bộ sưu tập, bạn hãy sắp xếp theo dạng chỉ
hiển thị những hình ảnh cần loại bỏ (the rejects only). Sau đó nhấn tổ
hợp phím Ctrl+A để chọn hết và nhấn Delelte để xóa các hình ảnh đã chọn.
Hành động này không chỉ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ mà còn giúp
loại chúng khỏi tâm trí người chụp, giúp tập trung hơn vào việc tinh
chỉnh ảnh sau đó. Có thể nói, đây là một thói khó bỏ nhất vì đa phần
người dùng luôn cảm thấy khó khăn khi quyết định xóa một tấm ảnh mà họ
đã chụp. Song, cần phải hiểu rằng, càng chọn lọc ban đầu, bạn càng có
được những bức ảnh đẹp sau đó và tiết kiệm đáng kể bộ nhớ máy.
Lâm Vũ
Ảnh: digital-photography-school
Ảnh: digital-photography-school
Những kỹ thuật cơ bản trong chụp ảnh ngược sáng
Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp
ảnh ngược sáng, hãy đặt phía sau đối tượng một nguồn sáng và thay vì đo
sáng chủ thể cần chụp như bình thường, hãy đo sáng vào các vùng sáng của
bức ảnh.
- Kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng
- 6 bước chụp ảnh ngược sáng silhouette
- Cảm xúc từ ảnh ngược sáng silhouette
Ảnh ngược sáng (silhouette) là những bức ảnh được tạo nên bởi những
hình khối màu tối nổi bật trên phông nền sáng. Nói một cách cụ thể,
trong ảnh ngược sáng, chủ thể của bức ảnh sẽ trông như một khối đen đã
được loại bỏ các chi tiết để tạo sự tương phản mạnh mẽ với khung nền
sáng xung quanh.
Điệu vũ hoàng hôn của tác giả Đào Phúc Quang Vũ trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, đơn giản bạn chỉ cần
đặt đối tượng cần chụp sao cho ánh sáng đến từ phía sau chủ thể; và thay
vì đo sáng đối tượng cần chụp như bình thường, bạn sẽ phải đo sáng vào
các vùng sáng của bức ảnh. Điều này sẽ khiến chủ thể trong ảnh trở nên
thiếu sáng và trở thành một hình khối đen nổi bật trên khuôn hình.
Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản trong kỹ thuật chụp ngược sáng được tổng hợp từ những website và diễn đàn nhiếp ảnh uy tín:
Ánh sáng nền cho chủ thể
Trong ảnh ngược sáng, cách đơn giản nhất để tạo ánh sáng nền là đặt chủ
thể sao cho hướng ánh sáng mặt trời đến từ phía sau. Lưu ý, mặt trời
càng thẳng góc với mẫu chụp, bạn càng dễ dàng tạo ra một bức ảnh ngược
sáng có độ tương phản mạnh.
Tuổi thơ trong tôi của tác giả Nguyễn Khương Thiện trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Tương tự như các kỹ thuật chụp ảnh khác, thời điểm tốt nhất để chụp ảnh
thể loại này là ngoài trời lúc bình minh và khi mặt trời bắt đầu lặn.
Dĩ nhiên, vẫn có thể dễ dàng tạo được một bức ảnh ngược sáng ngay trong
chính ngôi nhà của mình bằng cách đặt một nguồn sáng phía sau chủ thể;
hay sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ phòng.
Chủ thể cho ảnh ngược sáng
Bất kỳ một vật thể nào cũng có thể được dùng làm chủ thể trong ảnh
ngược sáng. Tuy nhiên, để có được những bức ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh
với người xem, bạn cần chọn những gì có hình khối hay đường nét rõ ràng –
vì một khi lên ảnh, tất cả chi tiết bên trong hay màu sắc của chủ thể
đó sẽ hoàn toàn bị loại bỏ.
Đo sáng nền
Với ảnh ngược sáng, hãy chọn đo sáng vào một trong các vùng sáng của
phông nền thay vì đo sáng trực tiếp vào chủ thể cần chụp. Để làm được
điều này, chỉ cần đơn giản hướng ống kính vào vùng sáng và có độ tương
phản rõ rệt, sau đó nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh để máy tự động đo sáng
và đưa ra các thông số khẩu/tốc độ tương ứng. Khi có được giá trị khẩu
độ và tốc độ này, hãy ghi nhớ chúng để có thể thiết lập lại cho đúng
trong chế độ chụp thủ công (Manual) sau đó. Nếu đã có một ít kinh nghiệm
về máy ảnh và yêu thích chế độ sáng tạo tùy chỉnh thủ công hoàn toàn,
bạn có thể đo sáng nền sau đó nhấn nút khóa sáng rồi bố cục lại khung
hình sao cho ưng ý.
Chụp tự động hay tùy chỉnh thủ công
Hầu hết máy ảnh hiện đại đều được trang bị hệ thống đo sáng tự động có
độ chính xác cao để đảm bảo chủ thể của bức ảnh luôn đủ sáng. Tuy nhiên,
chính vì quá “thông minh” nên người dùng sẽ gặp chút rắc rối khi máy tự
động tăng sáng cho chủ thể - trái ngược hoàn toàn với tiêu chí làm cho
chủ thể thiếu sáng trong chụp ảnh silhouette.
Bình minh Vũng Tàu của tác giả Du Chi Hung trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Chính vì vậy, nếu sử dụng các chế độ chụp tự động hay bán tự động, khi
đo sáng nền, bạn phải nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh rồi tiếp tục giữ
nguyên trong khi bố cục lại khung hình, sau đó nhấn mạnh nút này để
chụp. Với hầu hết các máy ảnh hiện nay, bạn có thể chụp ảnh ngược sáng
bằng cách này. Tuy nhiên, đôi khi hình ảnh không được sắc nét nếu sử
dụng chế độ lấy nét tự động.
Với chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn, cách đơn giản nhất là sử dụng các
thông số khẩu độ và tốc độ mà máy tính toán được khi đo sáng nền bằng
chế độ tự động. Nếu chủ thể vẫn chưa thật tối như mong muốn, hãy tiếp
tục đóng từ 1 đến 2 khẩu; hoặc sử dụng tính năng “bracketing” để máy tự
động chụp nhiều ảnh ở nhiều mức độ phơi sáng khác nhau.
Tắt đèn flash
Ánh sáng từ đèn flash tích hợp trên máy sẽ làm chủ thể sáng lên và làm
hỏng bức ảnh ngược sáng của bạn. Vì thế, hãy luôn nhớ tắt đèn flash,
nhất là khi bạn chụp bằng các chế độ tự động.
Bố cục
Một bức ảnh chụp ảnh ngược sáng đẹp cũng cần phải có một bố cục tốt. Sự
kết hợp hài hòa giữa chủ thể và phông nền giúp tác phẩm của bạn trông
thú vị và lôi cuốn hơn. Người chụp có thể tận dụng những vật xung quanh
như khung cửa sổ, mái vòm hay một tán cây để bức ảnh trông sinh động,
gần gũi hơn với người xem.
Lấy nét
Quê hương thanh bình của Huynh Lam. Ảnh chụp bằng máy Nikon D200. Thông số: f/9, 24mm, ISO 200. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Trong nhiếp ảnh, để có được một bức ảnh đẹp thì ngoài bố cục, độ sắc
nét cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu sử dụng tính năng lấy nét tự
động khi chụp ảnh ngược sáng, người dùng chắc chắn sẽ gặp không ít khó
khăn có thể do chủ thể không có độ tương phản; hay khi đo sáng nền và
chụp bằng chế độ chụp tự động trên máy.
Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng chế độ chỉnh nét bằng tay (MF)
để lấy nét vào chủ thể trước khi tiến hành đo sáng vào hậu cảnh. Ngược
lại, nếu không tự tin vào khả năng lấy nét thủ công, hãy sử dụng độ sâu
trường ảnh lớn (thiết lập trị số khẩu độ vào khoảng f/16) để đảm bảo
toàn bộ khung cảnh được chụp luôn sắc nét.
Quỳnh Lâm
Kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng
Ảnh Sihouettes có thành công hay
không một phần phụ thuộc vào vẻ đẹp hay sự sống động của phông nền phía
sau bên cạnh hình dạng chủ thể.
Phương pháp chụp ảnh ngược sáng (Silhouettes) là một trong những cách
hiệu quả để tạo điểm nhấn vào phong cảnh hoặc động vật hoang dã. Sự kết
hợp giữa hình mẫu sắc nét trên một phông nền đẹp đã đánh bại được nhiều
phương pháp chụp hình khác. Một bức ảnh chụp bằng phương pháp
Silhouettes có thành công hay không phụ thuộc vào vẻ đẹp hay sự sống
động của phông nền phía sau. Tuy nhiên, yếu tố thực sự quan trọng tác
động mạnh tới người xem vẫn là chủ thể ở các tư thế khác nhau phía trước
phông nền. Khi chủ thể được tạo hình đẹp, mang tính nghệ thuật, bức ảnh
sẽ thực sự tuyệt vời. Nếu chủ thể ngược sáng lại thiếu tính rõ ràng,
mất nét, dễ gây nhầm lẫn thì bạn sẽ không thể có được những bức hình
đẹp
Dưới đây là một số gợi ý.
Tìm chủ thể
Ảnh chụp tại bờ biển Monterrey, bang California (Mỹ). Ảnh: Photographic.
|
Một khung hình đẹp, tất nhiên, không phải lúc nào cũng dễ tìm, chính vì
vậy mà người cầm máy phải vô cùng kiên nhẫn. Các nhiếp ảnh gia chuyên
về phong cảnh thường phải dành nhiều thời gian kiếm hình ảnh sắc nét và
sinh động trong tự nhiên. Đôi khi, cần chút sáng tạo, ví dụ hình những
cây bách uy nghiêm dọc bờ biển Monterrey, bang California (Mỹ). Người
xem bị quyến rũ bởi sự tao nhã của những nhánh cây trên nền trời tươi
sáng. Phông nền tuy chưa hẳn rực rỡ nhưng các bố trí thân cây lệch đi
một chút về phía phải theo quy tắc một phần ba cũng khiến bức hình thành
công.
Đơn giản là chìa khóa thành công
Đơn giản tạo sự hấp dẫn. Ảnh: Photographic.
|
Cành cây lộn xộn không có điểm nhấn. Ảnh: Photographic.
|
Thử so sánh hai bức hình. Bức bên trên, sự đơn
giản đã tạo ra sự hấp dẫn, trong khi đó, ở hình dưới, cành cây lại quá
lộn xộn, phức tạp và không có điểm nhấn. Mặc dù bầu trời màu sắc tuyệt
vời, nhưng ấn tượng cho người xem cũng không nhiều.
Sử dụng nền trời
Mặt trời mọc ở Vườn quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ).
Ảnh: Photographic. |
Trong bức hình chụp mặt trời mọc ở Vườn quốc gia Joshua Tree
(California, Mỹ), người cầm máy đã tìm được chủ thể sắc nét trên nền một
bầu trời tươi sáng. Hiếm khi nào bạn "bắt" được khoảnh khắc này - tính
nghệ thuật được kết hợp cùng lúc với một nền trời sinh động.
Cành cây trơ trụi trong sương mù. Ảnh: Photographic.
|
Tuy vậy, không hẳn tất cả những bức hình ngược sáng thành công đều cần
màu sắc tươi sáng làm nền. Ở ảnh trên, thân cây trơ trụi trong sương mù ở
núi Great Smokies (Mỹ), nền sau là ánh sáng, nhưng không hẳn là sự
tương phản sáng tối, vì thế, tác giả có thể giữ lại những nét tinh tế
trên vỏ cây. Trong trường hợp này, ánh sáng khuyếch tán đã tạo ra được
sự hiệu quả nhất định.
Phương pháp đo sáng
Đo sáng vào phần nền trời không có cây. Ảnh: Photographic.
|
Kỹ năng này rất quan trọng khi chụp ngược sáng. Một chủ thể tối ở giữa
khung hình sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho việc đo sáng. Như ở ảnh
trên, bạn nên đo sáng vào phần nền trời không có cây trong khung ảnh,
đẩy tốc độ màn trập xuống một nửa để lấy ánh sáng, ấn nút “Auto Exposure
lock” để chốt tham số phơi sáng, rồi sắp xếp bố cục hình ảnh như ý muốn
và chụp lại. Ngay sau khi chụp, tham số phơi sáng sẽ mở như cũ và bạn
trở lại phương thức chụp thông thường. Tất nhiên, không phải điều kiện
ánh sáng nào cũng giúp cho một bức ảnh Sihouette hoàn hảo. Tốt nhất là
nên chọn hậu cảnh và chủ thể chênh sáng nhiều một chút. Nếu chênh quá
ít, khi giảm sáng để chủ thể đen hơn thì hậu cảnh cũng bị tối quá làm
mất chi tiết.
Tạo khung hình với đồi núi
Núi Kenya. Ảnh: Photographic.
|
Hoàng Sơn ở Trung Quốc. Ảnh: Photographic.
|
Núi có thể đóng vai trò như một mẫu chụp ngược sáng sắc nét, nhưng như
đã đề cập, chúng phải mang tính nghệ thuật hay hấp dẫn theo một cách nào
đó. Núi Kenya, cao thứ hai châu Phí, có thể không phải ngọn núi đẹp
nhất, nhưng vẫn thực sự ấn tượng trong ánh bình minh. Thậm chí trông còn
hấp dẫn hơn ngọn Hoàng Sơn ở Trung Quốc.
Phản ánh cuộc sống
Chụp con ếch trên chiếc lá. Ảnh: Photographic.
|
Chim kền kền đợi màn đêm. Ảnh: Photographic.
|
Động vật hoang dã cũng có thể làm mẫu ngược sáng tuyệt đẹp, ví dụ, con
ếch được chụp trên một chiếc lá. Hình này không sử dụng nền trời, thay
vào đó là một chiếc lá có màu sáng hơn nhiều so với con ếch. Hình chụp
con kền kền Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Nam California chờ đêm xuống trên nền
mặt trời dần lặn cũng làm say đắm lòng người.
Tuấn Hưng (theo Photographic)
6 bước chụp ảnh ngược sáng silhouette
Silhouette là một trong những nghệ
thuật nhiếp ảnh hiệu quả đề truyền tải cảm xúc, tâm trạng tới người xem
nhờ kết hợp giữa tính đơn giản và sự bí ẩn trong bức ảnh.
Chủ thể rõ ràng
Bất cứ thứ gì cũng có thể tạo bóng silhouette, tuy
nhiên, do khi lên ảnh, chúng chỉ có màu đen nên người chụp cần chọn
những vật với hình khối dễ nhận diện với đường viền rõ ràng.
Tắt flash
Chế độ chụp tự động với flash sẽ làm hỏng bức ảnh silhouette, do đó bạn cần đảm bảo đèn flash đã được tắt trước khi bấm máy.
Chọn nguồn sáng
Vì bạn đang chụp ảnh ngược sáng, nên càng ít ánh sáng
phía trước vật cần chụp càng tốt. Nghĩa là, ảnh silhouette cần nhiều ánh
sáng nền (background) thay vì chiếu sáng đằng trước.
Chọn khung hình
Bạn cần tìm một khung cảnh sáng nhưng đơn giản (càng
ít chi tiết phía sau càng tốt) như bầu trời không mây để có thể làm nổi
bật chủ thể.
Chụp ở chế độ tự động
Máy ảnh thường sẽ tự động chiếu sáng vật cần chụp nếu
nó thấy thiếu sáng. Do đó, bạn nên hướng máy vào phần sáng nhất của bức
ảnh rồi nhấn nút chụp nửa chừng (không thả tay), sau đó đưa máy trở lại
phía chủ thể rồi mới chụp.
Chế độ chỉnh bằng tay (manual)
Nếu chế độ tự động (auto) không đem lại bức ảnh ưng ý,
bạn cần điều chỉnh một số thông số như giảm tốc độ cửa trập và để độ mở
ống kính (aperture) nhỏ.
Độc giả Thành Nguyễn (Ảnh: Photopoly)
Cảm xúc từ ảnh ngược sáng silhouette
Trong số những kỹ thuật chụp ngược
sáng, silhouette (bóng trên nền sáng) là cách hay để lột tả tâm trạng
bức ảnh, trong đó các chi tiết thường có màu đen nhằm làm nổi bật đường
viền, hình dáng chủ thể.
Trước đây, người ta có thể bắt gặp nghệ thuật cắt giấy
theo phong cách silhouette tại các hội chợ, công viên. Ảnh chụp
silhouette, thường không mang thông điệp rõ ràng nhằm gợi mở trí tưởng
tượng của người xem, được hình thành khi người chụp tắt flash để giảm
nguồn sáng phía trước chủ thể càng nhiều càng tốt và hắt sáng phía sau
để tạo viền bao quanh.
Chân dung người mẹ qua nghệ thuật cắt giấy silhouette thường thấy tại các hội chợ ở Việt Nam những năm 90 thế kỷ trước. |
Sự phổ biến của máy ảnh số giúp việc chụp ảnh silhouette dễ dàng hơn.
|
Tự tạo hình dạng bokeh trong ảnh chụp theo sở thích
Ngoài việc sử dụng một ống kính có
độ mở lớn, bạn cần cắt tỉa hình dạng bokeh sao cho có đường kính nhỏ
hơn giá trị chiều dài tiêu cự chia cho trị số khẩu độ.
Bokeh (từ tiếng Nhật) là một thuật ngữ được dùng trong nhiếp ảnh để chỉ
chất lượng và hình thù của những vùng ảnh mờ nhòe ngoài vùng lấy nét.
Bokeh hình trái tim được tạo ra từ việc sử dụng một tấm bìa đen che trước ống kính 50 mm/f1.8 có cắt hình trái tim ở giữa. Ảnh: diyphotography. |
Có nhiều cách tạo hiệu ứng Bokeh cho ảnh chụp như sử dụng phần mềm
Photoshop, sử dụng phông nền khác nhau khi chụp ảnh hay dựa vào các yếu
tố kỹ thuật khác nhau của ống kính (cấu tạo thấu kính, số lượng lá
khẩu), tự tạo Bokeh theo những hình mẫu sáng tạo bằng việc sử dụng một
nắp che đặt trước ống kính máy ảnh có khoét sẵn những hình ảnh mong
muốn.
Trong số những phương pháp trên, bài viết chỉ đề cập đến cách tạo bokeh
bằng những hình mẫu như trái tim, ngôi sao hay một hình ảnh bất kỳ do
tính sáng tạo cao và không quá khó. Tuy vậy, để có thể tạo ra những hiệu
ứng bokeh lung linh từ những hình mẫu sáng tạo này bạn cần nắm rõ một
số nguyên tắc cơ bản sau.
Ống kính phù hợp
Để có thể tạo một hình dạng bokeh yêu thích cho ảnh chụp, trước hết bạn
cần cắt một tấm bìa đen có kích thước bằng với đường kính của ống kính,
sau đó khoét ngay chính giữa một hình dạng mong muốn như hình trái tim,
ngôi sao....như hình bên dưới. Với cách làm này, chúng ta sẽ tạo ra một
giá trị khẩu độ mới nhỏ hơn thay cho độ mở mặc định của ống kính đang
sử dụng.
Cơ bản, bạn có thể sử dụng gần như mọi loại ống kính để tạo ra những
hiệu ứng bokeh mong muốn. Song, những ống kính có độ mở lớn (f1.8 hay
thậm chí f1.4) với chiều dài tiêu cự từ 50 mm trở lên là những lựa chọn
ưu tiên hàng đầu. Vì những model ống kính có độ mở tối đa hạn chế (f3.5
hoặc lớn hơn), việc cắt hình mẫu bokeh mong muốn sẽ khó thực hiện hơn
(do kích thước ngày càng nhỏ) và thao tác lấy nét đối tượng cần chụp
cũng không còn đơn giản nữa.
Một khi đã lựa chọn được một ống kính phù hợp, điều đáng quan tâm ở đây
chính là kích thước của hình dạng Bokeh mà bạn dự định tạo ra.
Kích thước của hình mẫu bokeh (đường kính của khẩu độ mới)
Cách đơn giản để có thể tính đường kính của khẩu độ mới chính là lấy
chiều dài tiêu cự chia cho trị số f nhỏ nhất (đối với ống một khẩu). Cụ
thể, nếu sử dụng ống 50mm/f1.8, ta sẽ có giá trị đường kính thực sự của
độ mở ống kính tối đa là 27,7 mm. Tương tự với ống kính tiêu cự 100mm,
khẩu độ f2, ta sẽ có giá trị đường kính thật của khẩu độ sẽ là 50 mm.
Ảnh chụp thử bokeh hình ngôi sao 4 cánh bằng ống kính tiêu cự 18-55 mm/f3.5-5.6 ở tiêu cự 50 mm, f5.6. |
Một khi đã có được kích thước độ mở thật của ống kính, lúc này bạn vẽ
một vòng tròn đồng tâm (trên tấm bìa đen ban đầu) có kích thước nhỏ hơn
giá trị vừa tính được. Sau đó, tiếp tục vẽ hình ngôi sao hay trái tim
nội tiếp đường tròn nhỏ này rồi cắt bỏ đi phần bên trong để chừa chỗ cho
ánh sáng đi qua ống kính là xong.
Ngoài việc tính kích thước của hình dạng bokeh mới, bạn cũng cần lưu ý
cắt tỉa hình dạng bokeh mong muốn sao cho thật sắc nét để có kết quả ưng
ý. Có thể sử dụng chế độ Manual hay Av và thiết lập giá trị khẩu độ nhỏ
nhất (f1.8 hay nhỏ hơn nếu có thể). Khi chụp, khoảng cách giữa máy và
chủ thể nên thu hẹp tối đa (trong phạm vi lấy nét cho phép của ống
kính), nhưng khoảng cách giữa chủ thể đến phông nền càng xa hình dạng
bokeh càng đẹp hơn.
Lâm Vũ
Bộ ảnh 'ma' về chuyển động của con người khi ngủ
Sau nhiều lần trằn trọc, khó ngủ,
nghệ sĩ Robert Knight (Mỹ) nảy ra ý tưởng thực hiện dự án táo bạo là sử
dụng phương pháp chụp chậm (long-exposure) để ghi lại những chuyển động
của con người trong một đêm.
Knight mắc chứng mất ngủ vì sinh con. Khi có đứa trẻ
trong nhà, giấc ngủ của ông liên tục bị ngắt quãng, kéo theo những căng
thẳng khác trong cuộc sống. Ông nằm thao thức hàng giờ, không thể chợp
mắt lại. Đến một ngày, ông quyết định "hình ảnh hóa" những chuyển động
trên giường của mình và biến chúng thành một dự án mang tính nghệ thuật.
Ban đầu ông thử nghiệm tại nhà của bạn bè và người
thân, sau đó mở rộng dự án Sleepless cho cả những người lạ và thu hút sự
chú ý lớn của giới nhiếp ảnh.
"Để
chụp ảnh, màn trập camera sẽ mở trước khi chủ thể đi ngủ và đóng trước
khi mặt trời xuất hiện, nếu không bức ảnh sẽ hỏng", Knight cho hay.
Nhiếp ảnh gia người New York này khá ngạc nhiên trước
những "bóng ma" trong các tấm hình đầu tiên. Bản thân chúng vẽ lên một
câu chuyện mà ngay cả clip quay trực tiếp cũng không lột tả hết được.
"Hình ảnh và màu sắc không gian hoàn toàn biến đổi.
Những bóng mờ quấn quanh chủ thể trông sống động và trái ngược với các
cụm từ chúng ta vẫn mô tả về giấc ngủ như 'say như khúc gỗ', 'ngủ ngon'
hay 'ngủ sâu", Knight cho hay.
Châu An
Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia mê chụp bằng iPhone
Daniel Goodman, nhiếp ảnh gia
chuyên chụp ảnh đường phố nổi tiếng ở New York (Mỹ), đã bắt đầu nghiện
sáng tác bằng iPhone 4S và chỉnh ảnh qua ứng dụng Instagram.
>Instagram - những tấm ảnh vuông mê hoặc hàng triệu người
>Instagram - những tấm ảnh vuông mê hoặc hàng triệu người
Goodman chia sẻ: "Camera trong iPhone cùng với các ứng
dụng có sẵn giúp bạn tạo những tác phẩm đẹp. Trong số đó, Instagram
thật sự đáng kinh ngạc. iPhone và Instagram đã hoàn toàn thay đổi phong
cách chụp ảnh đường phố của tôi. Giờ tôi dùng smartphone để sáng tác
những bức ảnh không liên quan đến công việc. Đó là một sự thay đổi lớn
so với trước. Ứng dụng biên tập ảnh như Snapseed cho phép tôi chỉnh sửa,
tạo hiệu ứng nhanh chóng rồi đưa qua Instagram để bổ sung thêm bộ lọc
và chia sẻ tức thì.
Là một người chuyên chụp ảnh đường phố, iPhone giúp
tôi ghi lại những khoảnh khắc sống động và cả nhạy cảm mà rất khó thực
hiện khi dùng máy DSLR. Với 8 megapixel và khẩu độ f/2.4, camera trong
iPhone 4S có khả năng chụp ảnh chất lượng cao và hoạt động chấp nhận
được trong điều kiện ánh sáng yếu, thậm chí có thể tạo độ sâu trường ảnh
mà không cần đến bộ lọc".
20 bức ảnh đen trắng gợi nhiều cảm xúc
Sự thiếu vắng sắc màu rực rỡ khiến
những tấm ảnh đen trắng toát lên sự bí ẩn và mang đến nhiều tình cảm
đặc biệt, nhất là nỗi buồn, cô đơn và sự hoài niệm.
Ảnh: Rose DiBiasi.
Ảnh: Mario Mencacci.
Ảnh: Lauren.
Ảnh: Kara Yerex.
Ảnh: Emir Ozsahin.
Ảnh: Marcus Björkman.
Ảnh: Adrian Sommeling.
Ảnh: Victoria Ivanova.
Ảnh: Amnon Eichelberg.
Ảnh: Dan Barham.
20 bức ảnh đen trắng gợi nhiều cảm xúc
Ảnh: José Fangueiro.
Ảnh: Andrzej Laskowski.
Ảnh: Marton Apai.
Ảnh: Luigi Benedetti.
Ảnh: Jessica Hannon.
Ảnh: Monique.
Ảnh: Kimmie.
Ảnh: Xavier Fargas.
Ảnh: M Al-Ghanim.
Vẻ đẹp con người, cuộc sống bình dị qua ảnh đen trắng
Không màu mè rực rỡ, những bức
hình đen trắng mang lại cho người xem một cảm giác dung dị, bình yên về
cuộc sống, thiên nhiên, về tình cảm ông cháu, tình yêu lao động.
- Chủ đề ảnh tháng 11: Đen và trắng
- 10 ảnh đen trắng thể hiện xúc động khoảnh khắc cuộc sống
- Khoảnh khắc sống thể hiện qua ảnh đen trắng
Dưới đây là 10 ảnh đẹp trong chủ đề Đen và Trắng của Số Hóa
trong tuần từ 26/11 đến 2/12 (độc giả bấm vào hình để xem ảnh chi
tiết.). Chủ đề này chỉ còn một tuần này nữa là kết thúc. Độc giả yêu
thích có thể gửi ảnh dự thi để nhận giải thưởng là một Ram máy tính
HyperX của Kingston dung lượng 8 GB.
Gieo mầm của tác giả Lý Anh Lam. Thiết bị: Canon 550D. Thông số ảnh: 1/200 giây, f/8.0, 72 mm, ISO 100. |
Hồ Tây trong một sáng mù sương của tác giả Ngo Ha. Ảnh chụp bằng máy Nikon D700. Thông số ảnh: 1/500 giây, f/8.0, 70 mm, ISO 640. |
Đi của tác giả Ngô Huy Hòa. Ảnh chụp một buổi chiều qua
cầu Long Biên. Thiết bị: Canon 60D. Thông số ảnh: 1/400 giây, f/5.5, 200
mm, ISO 100. |
Đường nét công nghiệp của tác giả Lý Anh Lam. Ảnh chụp bằng máy Canon 550D. Thông số ảnh: 1/6 giây, f/5.0, 18 mm, ISO 100. |
Mưu sinh mùa nước nổi của tác giả Lý Anh Lam. Ảnh chụp ba anh em đi bắt ốc trong kỳ nghỉ hè. Thiết bị: Canon 550D. Thông số ảnh: 1/200 giây, f/9.0, 135mm, ISO 500. |
Nhà thờ Lớn Hà Nội của tác giả Phan Lac Dung. Thiết bị: Nikon D700. Thông số: 1/100 giây, f/2.8, 28mm, ISO 400. |
Hải Mỹ
Chủ đề ảnh tháng 11: Đen và trắng
Đôi lúc sự màu mè của cuộc sống có thể khiến bạn cảm thấy phù phiếm và lòe loẹt. Đó là lúc bạn có thể tìm về với ảnh đen trắng.
Vui ngày hội làng của tác giả Nguyễn Hữu Hài. Ảnh được đăng trong chủ đề ảnh Hạnh Phúc của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Mặc dù bị giới hạn bởi màu sắc, nhưng không vì thế ảnh đen trắng bị giới hạn ở thể loại. Hầu như tất cả thể loại nhiếp ảnh đều có thể thể hiện với chỉ 2 màu đen - trắng, từ phong cảnh, kiến trúc, đường phố, thể thao hay chân dung, chưa kể, nếu được người chụp chăm chút, ảnh đen trắng còn nổi trội hơn so với thể loại màu. Hãy tưởng tượng, bức chân dung khắc khổ của một người già với những nếp nhăn hằn sâu dấu ấn thời gian trên khóe mắt, khóe môi được khắc họa nổi bật chỉ bằng các tông xám trắng đậm nhạt và độ tương phản sáng tối. Nếu cũng chân dung đó, bạn chụp với ảnh màu, lập tức điểm nhấn sẽ bị sao lãng sang màu da của nhân vật (do mắt người rất nhạy cảm với tông màu da), màu tóc, màu mắt, chưa kể những mụn, đồi mồi trên da với màu sắc khác biệt dù rất nhỏ cũng khiến cho điểm nhấn về các nếp nhăn thời gian, về ánh mắt yêu đời hay đau khổ của nhân vật trở nên nhòe mờ và không còn sức hút.
Không chỉ dừng lại ở yếu tố nghệ thuật, ảnh đen trắng còn là cứu cánh hữu hiệu trong những hoàn cảnh mà ảnh màu trở nên bất lực. Những lúc ảnh quá tối hay quá sáng, những khi thời tiết xấu, những lúc màu bị bệt hay nhòe nhoẹt, hoặc quá lòe loẹt, át hết chủ đề cần thể hiện, việc chuyển những ảnh này sang đen trắng cùng một chút hiệu chỉnh xử lý hậu kỳ có thể nâng một bức ảnh từ cấp độ "sọt rác" lên đẳng cấp “khoe hàng”.
Khi cuộc sống đang ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, người ta đôi khi quên rằng vẻ đẹp có thể chỉ là những thứ rất giản đơn xung quanh mình. Khi màu sắc tối giản, bố cục tối giản, chủ thể trong ảnh lại trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Sự rườm rà về màu sắc đã không còn, thì người chụp cũng không cần quá nhiều chi tiết phụ trợ xuất hiện trong ảnh. Lúc này, vẻ đẹp giản đơn như chính nó vốn có, sẽ lại được lên ngôi.
Chủ đề ảnh đen trắng của Số Hóa sẽ bắt đầu từ ngày 16/11 và kết thúc vào ngày 16/12 tại mục Ảnh độc giả với giải thưởng một Ram máy tính HyperX của Kingston dung lượng 8GB.
Nguyễn Hà
Một số bức ảnh đen trắng nổi bật
Ảnh: Digitalphotographyschool / Betterphoto
Vẻ đẹp cuộc sống, lao động qua ảnh đen trắng
Những nghề rất bình dị như hàn
thiếc hay chài lưới được thể hiện theo ngôn ngữ mộc mạc của ảnh đen
trắng tạo ra hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ, để lại nhiều cảm xúc cho người
xem.
- Chủ đề ảnh tháng 11: Đen và trắng
- Khoảnh khắc sống thể hiện qua ảnh đen trắng
- Vẻ đẹp con người, cuộc sống bình dị qua ảnh đen trắng
Những hoạt động mưu sinh hàng ngày qua ống kính nhiếp ảnh bỗng trở nên ý
nghĩa bởi không chỉ để kiếm sống mà còn là sự lưu giữ nét đẹp của những
nghề truyền thống. Dưới đây là 10 ảnh đẹp trong chủ đề Đen và Trắng của Số Hóa tuần từ 3 đến 9/12. Độc giả bấm vào hình để xem ảnh lớn.
Một góc sông quê của tác giả Nguyễn Ngọc Sam. Lời tựa:
"Cuộc mưu sinh trên dòng sông quê hương... Nơi gắn bó một đời người".
Thiết bị: máy Canon 30D. Thông số ảnh: 1/250 giây, f/10.0, 28mm, ISO
200. |
Phố Hàng Thiếc của tác giả Lê Quân Art. Lời tựa: "Những
con người giữ nghề cha ông". Thiết bị: máy Nikon D90. Thông số ảnh: 1/30
giây, f/4.0, 18mm, ISO 800. |
Vá lưới của tác giả Hữu Tâm 246. Thiết bị chụp: máy Nikon D300S. Thông số: 1/250 giây, f/4.5, 200mm, ISO 100. |
Cuộc sống của tác giả Nguyen Ngoc Sam. Ảnh chụp một ngày mới của cư dân miền sông nước. Thiết bị: máy Canon 30D. Thông số ảnh: 1/160 giây, f/7.1, 50mm, ISO 200. |
Hồn quê của tác giả Nguyễn Đăng Hiển. Lời tựa: "Quê hương
là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày". Thiết bị: Canon 50D. Thông
số ảnh: 1/125 giây, f/16, 50mm, ISO 10. |
Nắng đổ cuối chiều của tác giả Ngô Huy Hòa. Ảnh chụp tại nhà thờ đổ tại bãi biển Nam Định. Thiết bị: máy Nikon D300S. Thông số ảnh: 1/250 giây, f/20, 18mm, ISO 200. |
Lối về của tác giả Nguyen Ngoc Sam. Thiết bị: máy Canon 30D. Thông số ảnh: 1/160 giây, f/71, 33mm, ISO 250. |
Về đích của tác giả Đinh Ngọc Trung. Ảnh chụp tại lễ hội
đua bò Bảy Núi ở An Giang. Thiết bị: Canon 50D. Thông số ảnh: 1/800
giây, f/5, 145mm, ISO 400. |
Hải Mỹ
Vẻ đẹp con người, cuộc sống bình dị qua ảnh đen trắng
Không màu mè rực rỡ, những bức
hình đen trắng mang lại cho người xem một cảm giác dung dị, bình yên về
cuộc sống, thiên nhiên, về tình cảm ông cháu, tình yêu lao động.
- Chủ đề ảnh tháng 11: Đen và trắng
- 10 ảnh đen trắng thể hiện xúc động khoảnh khắc cuộc sống
- Khoảnh khắc sống thể hiện qua ảnh đen trắng
Dưới đây là 10 ảnh đẹp trong chủ đề Đen và Trắng của Số Hóa
trong tuần từ 26/11 đến 2/12 (độc giả bấm vào hình để xem ảnh chi
tiết.). Chủ đề này chỉ còn một tuần này nữa là kết thúc. Độc giả yêu
thích có thể gửi ảnh dự thi để nhận giải thưởng là một Ram máy tính
HyperX của Kingston dung lượng 8 GB.
Gieo mầm của tác giả Lý Anh Lam. Thiết bị: Canon 550D. Thông số ảnh: 1/200 giây, f/8.0, 72 mm, ISO 100. |
Hồ Tây trong một sáng mù sương của tác giả Ngo Ha. Ảnh chụp bằng máy Nikon D700. Thông số ảnh: 1/500 giây, f/8.0, 70 mm, ISO 640. |
Đi của tác giả Ngô Huy Hòa. Ảnh chụp một buổi chiều qua
cầu Long Biên. Thiết bị: Canon 60D. Thông số ảnh: 1/400 giây, f/5.5, 200
mm, ISO 100. |
Đường nét công nghiệp của tác giả Lý Anh Lam. Ảnh chụp bằng máy Canon 550D. Thông số ảnh: 1/6 giây, f/5.0, 18 mm, ISO 100. |
Mưu sinh mùa nước nổi của tác giả Lý Anh Lam. Ảnh chụp ba anh em đi bắt ốc trong kỳ nghỉ hè. Thiết bị: Canon 550D. Thông số ảnh: 1/200 giây, f/9.0, 135mm, ISO 500. |
Nhà thờ Lớn Hà Nội của tác giả Phan Lac Dung. Thiết bị: Nikon D700. Thông số: 1/100 giây, f/2.8, 28mm, ISO 400. |
Hải Mỹ
Thứ hai, 7/1/13, 15:01 GMT+7
Ảnh 'Đôi mắt' đẹp nhất chủ đề Đen và trắng
Khuôn mặt và ánh mắt cậu bé trong
tác phẩm "Đôi mắt" của tác giả Phan Tieu Phong làm sáng bừng bức ảnh.
Đôi tay người già làm điểm tựa tạo nên một dạng kết cấu ý nghĩa.
Lời tựa: "Đôi mắt nhìn... như muốn nói điều gì đó... nhưng lại không thể mở lời" - tác giả Phan Tieu Phong. Ảnh chụp bằng máy Nikon D7000. Thông số ảnh: 1/100 giây, f/5.0, 50 mm, ISO 100. |
"Đôi mắt" của tác giả Phan Tieu Phong được chụp bằng máy Nikon D7000. Ảnh sẽ nhận được phần thưởng của Số Hóa là một Ram máy tính HyperX của Kingston dung lượng 8GB.
Linh Chi
No comments:
Post a Comment