Thắm sắc hoa đào đón xuân
Hoa đào là loài hoa biểu tượng cho mùa xuân của miền Bắc, không
thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Những ngày cuối năm, nắng xuân ấm
áp đã đem về sắc tươi thắm cho những cánh bạch đào, hồng đào, bích
đào...
Ngô Huy Hòa
Ông đồ 9X điển trai hút du khách tại Sài Gòn
Phố
Ông đồ ở Sài Gòn bắt đầu nhộn nhịp. Đây là là năm thứ hai Nguyễn Khánh
Quý (21 tuổi) hóa thân thành ông đồ. Với vẻ ngoài điển trai, Quý được
nhiều nữ sinh xin chụp hình chung.
Đến hẹn lại lên, dịp Tết năm nay phố Ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (Q.1, TP.HCM) bắt đầu khai chữ từ ngày 19/1.
Đây là năm thứ hai Nguyễn Khánh Quý (sinh năm 1994) khăn gói từ Huế vào Sài Gòn nhập hội với các ông đồ.
Quý
là sinh viên năm 3, khoa Mỹ thuật ứng dụng, ĐH Nghệ thuật Huế. Quý cho
biết mình mê thư pháp từ lâu nhưng mới tập cầm cọ được 3 năm. Năm nay,
Quý chấp nhận về quê ăn Tết trễ (mùng 2 Tết về) để được học hỏi thêm
kinh nghiệm, nét chữ mới từ những tiền bối.
Trong số khoảng 50 ông đồ, Quý là một trong những ông đồ trẻ nhất ở đây. Quý thu hút nhiều người bởi vẻ thư sinh.
Vì
thế nên gian hàng thư pháp của Quý có khá nhiều khách tới tham quan,
nhất là các bạn nữ. Một ngày Quý bán được 2 - 3 triệu tiền thư pháp.
Nhiều nữ sinh "mượn" ông đồ điển trai để làm mẫu chụp hình.
Một số khác thì rủ Quý chụp hình chung với mình.
Ông đồ tạo dáng xì tin. Ngoài khả năng viết thư pháp, Quý còn vẽ được tranh thủy mặc, tranh sơn dầu, kí họa chân dung...
Như mọi năm, gần một nửa các ông đồ trên phố đều là các bạn trẻ dưới 30 tuổi.
Ông
đồ Hoàng Hồng (30 tuổi) đang viết một bức liễn cho khách. Đây là năm
thứ 5 Hoàng Hồng bày mực tàu giấy đỏ, cho chữ ở phố Ông đồ.
Nguyễn Xuân Chân Thành (sinh viên năm 1, ĐH Hutech) phụ gian hàng cho chị mình. Đây là năm thứ 3, Thành theo chị ra phố Ông đồ.
Một
số bạn khác thì bày bán các loại tranh, cây nhựa trưng tết. Trong ảnh
là gian hàng của Võ Thị Tuyết Mai (sinh viên năm 2, ĐH Hoa Sen). Tất cả
sản phẩm đều do Mai và bạn làm. "Đây là lần đầu tiên mình ra phố Ông đồ,
mục đích vẫn là học hỏi kinh nghiệm và bán ít nhất là huề vốn", Mai cho
biết.
Phố
Ông đồ mở từ ngày 19 - 31/1. Những ngày đầu khá vắng khách tới mua,
tham quan. Trong khi đó các các bạn trẻ chủ yếu đến để chụp hình.
Bộ ảnh tuyệt đẹp của 2 cậu bé bên động vật
Một nữ nhiếp ảnh gia người Nga đã bắt đầu ghi lại những hình
ảnh thân thiết của 2 cậu con trai nhỏ tuổi bên các loài động vật gần gũi
và bé nhỏ như thỏ, chó, mèo, vịt...
Nữ nhiếp ảnh gia Elena Shumilova (32 tuổi) đến từ Andreapol (Nga) đã
bắt đầu chụp ảnh cậu con trai Yaroslav (5 tuổi) vào năm 2012 khi cô có
được chiếc máy ảnh chuyên nghiệp đầu tiên. Sau đó, Vanya (hiện đang 2
tuổi) chào đời. Từ đó, cô bắt đầu ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp và
đáng nhớ của cả 2 con.
Ngay từ khi còn nhỏ, 2 cậu con trai của nữ nhiếp ảnh gia đã vô cùng yêu
thích các loài động vật. Tình yêu đó cứ dần lớn lên theo năm tháng
trưởng thành của các bé.
Để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp trong suốt thời thơ ấu của các
con, cô Elena đã bắt đầu ghi lại những hình ảnh thân thiết của các con
bên những loài động vật gần gũi và bé nhỏ như thỏ, chó, mèo, vịt...
Cô Elena tâm sự "Các con và những loài động vật là cuộc sống của tôi.
Là mẹ của 2 cậu con trai và cũng thường dành rất nhiều thời gian để làm
vườn, làm nông bởi vậy tôi đã chụp ảnh các con bên những loài động vật
đáng yêu."
Cậu bé Vanya Shumilova (2 tuổi) chụp ảnh bên những chú thỏ con dễ thương.
Những giây phút gắn bó thân thiết của 2 cậu bé với những người bạn động vật.
Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Elena hiện đang nhận được sự yêu mến của đông đảo cư dân mạng.
Yaroslav (5 tuổi) ngồi trầm lắng bên chú chó cưng giữa trời đông lạnh giá.
Nữ nhiếp ảnh gia Elena.
Ảnh hiếm Hà Nội, Huế, Sài Gòn ở thế kỷ trước
Những tư liệu ảnh hiếm hoi của Hà Nội, Huế, Sài Gòn được các
"tay máy" nước ngoài ghi lại và lưu giữ từ những thế kỷ trước về một
cuộc sống, phố phường năm xưa ở Việt Nam...
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, buôn bán hàng rong trên khắp
các ngõ phố trở thành một nét văn hóa của người Việt lúc bấy giờ. Phố
phường Việt Nam trong những năm 1930, 1940 thế kỷ trước gắn liền với
hình ảnh những gánh hàng rong trên khắp các con phố, ngõ nhỏ. Từ người
già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể bán hàng.
Đâu đó trên khắp hè phố Sài Gòn là những quán hủ tiếu, đồ giải khát. Trên các ngõ nhỏ Hà Nội là những gánh phở, hàng cắt tóc dạo… Những người Việt nhỏ bé, tần tảo cười tươi chào bán các mặt hàng luôn là hình ảnh thân quen, gần gũi, giản dị về phố phường Việt Nam trong thế kỷ trước.
Đâu đó trên khắp hè phố Sài Gòn là những quán hủ tiếu, đồ giải khát. Trên các ngõ nhỏ Hà Nội là những gánh phở, hàng cắt tóc dạo… Những người Việt nhỏ bé, tần tảo cười tươi chào bán các mặt hàng luôn là hình ảnh thân quen, gần gũi, giản dị về phố phường Việt Nam trong thế kỷ trước.
Gánh phở dạo trên phố Hà Nội
Hàng quán ven đường phố Hà Nội
Một góc khác của Hà Nội. Ảnh chụp bởi Firmin – André Salles
Hàng cắt tóc dạo trên đường Hà Nội
Gánh hàng rong trên bờ Sông Hồng
Một gánh phở ở chợ Hải Phòng.
Một em bé bán bánh đa nướng
Một quầy bán đồ giải khát trên đường phố Huế
Gánh phở dạo trên đường phố Huế
Một quầy bán hủ tiếu góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, Sài Gòn.
Người bán dạo trên bùng binh trước chợ Bến Thành, Sài Gòn
Một cậu bé bán bóng bay dạo trên phố Sài Gòn cười tươi, "tạo dáng" trước ống kính
Những đôi quang gánh quen thuộc tại một góc chợ Sài Gòn
Ảnh chụp gánh hàng rong tại Chợ Lớn, cách đây 130 năm
Sống động hình ảnh về Việt Nam dưới ống kính phó nháy Mỹ
Những
mảnh đời chứa nhiều tâm sự trong đời sống của người dân Việt Nam đã
hiện lên chân thực và cảm động qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ehrin
Macksey.
Năm
2006, Ehrin chuyển đến Hà Nội sinh sống và gây dựng sự nghiệp. Tại đây,
nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã thực hiện nhiều dự án chụp hình tuyệt đẹp,
gây được tiếng vang lớn.
Thuốc lào - xì gà phiên bản Việt Nam.
Trong
ảnh là những học sinh tiểu học Hà Giang lần được chạm tay vào con chuột
và sử dụng máy tính. Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo nhất ở Việt
Nam nên các em không có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin.
Trong ảnh là những em bé đang băng qua cánh đồng ngô để đến trường, học công nghệ.
Em bé tên Ninh cầm trên tay cây mạ con và chăm chú quan sát.
Anh
Việt (Hải Phòng) nhiễm HIV từ năm mới 12 tuổi. Anh mắc căn bệnh thế kỷ
này do tiếp xúc với kim tiêm của đối tượng nghiện ngập. Không từ bỏ hy
vọng sống, anh Việt tích cực hòa nhập với xã hội và trở thành người có
ích với cộng đồng. Anh cũng chăm chỉ tập thể dục đều đặn mỗi ngày để có
thể lực tốt nhằm đương đầu với căn bệnh quái ác đang tàn phá cơ thể.
Chị
Lan cũng ở Hải Phòng bị nhiễm HIV từ chồng - một con nghiện ma túy
nặng. Khi mới phát hiện ra sự thật đau đớn đó, chị đã suy sụp và chán
nản cực độ. Tuy nhiên, được sự động viên, tiếp sức của gia đình, bạn bè
cũng như tình yêu vô bờ bến dành cho con gái nên chị đã vực dậy tinh
thần, tiếp tục sống những ngày tháng vui vẻ bên người thân.
Anh Việt dành thời gian chăm sóc và thắp hương cho mộ phần của tổ tiên.
Chị Lan uống thuốc đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để căn bệnh HIV chậm phát triển.
Hình
ảnh cuộc sống giản dị của người dân mắc bệnh phong ở làng Văn Môn, tỉnh
Thái Bình. Trong ảnh là ông lão vui thú miệt vườn, chăm sóc cây cối.
Cụ bà thành tâm cầu khấn tại một ngôi chùa.
Hai
mẹ con Mũi và Phả lang thang kiếm thức ăn và những đồ bỏ đi để bán lấy
tiền sinh sống ở khắp nẻo đường trong thành phố Hà Nội.
Khi đã mệt, bé Phả nằm ngủ ngay trên nền gạch lởm chởm. Hai mẹ con không có lấy một chiếc giường để nghỉ ngơi theo đúng nghĩa.
Hai người phụ nữ cẩn thận chia thịt thành từng phần bằng nhau và gói chúng bằng lá chuối tại làng Văn Môn, tỉnh Thái Bình.
Bác sĩ tiêm thuốc cho một bệnh nhân phong.
Bác sĩ tận tình kiểm tra sức khỏe cho từng bệnh nhân mắc bệnh phong.
Ông
Phát ngồi một mình trước cửa nhà với tâm trạng cô đơn, buồn tủi vì cả
đời phải sống trong làng, không có người thân bên cạnh.
Ông Tuấn 75 tuổi đã mắc căn bệnh quái ác giống ông Phát từ khi mới 25 tuổi.
Hai cụ bà thành tâm ngồi cầu khấn trong một ngôi chùa.
Nhiếp
ảnh gia Arthur Fuse cũng chụp được ở Việt Nam những bức ảnh đắt giá về
cuộc sống của người dân Việt. Chó thui nhe răng, hình ảnh "kinh dị"
khiến nhiều người phương Tây khiếp vía. Hình ảnh được đăng tải trên
trang 500px.com.
Đùa với "tử thần" trên đường tàu hỏa.
Trà đá vỉa hè, nét đặc trưng của đường phố Hà Nội.
Tình bạn giữa gà và người.
Chơi chọi gà giữa công trường xây dựng.
Vỉa hè là nơi mưu sinh của rất nhiều người, như thợ cắt tóc, người bán vé số, anh lái xe ôm...
Các hàng ăn có thể xuất hiện tại bất kỳ góc vỉa hè nào.
"Khinh công" trên mặt nước để câu cá.
Xe máy cũng là giường ngủ.
Thư giãn trên vỉa hè.
Góc phố của người thợ giày.
Hai bạn trẻ ngồi vắt vẻo trên lan can bờ hồ Tây, Hà Nội.
Nụ cười Việt Nam.
Hoa đào xuống phố đón rằm tháng Chạp
Còn
chưa đầy 3 tuần nữa là Tết, Hà Nội lại rộn ràng đón những cành đào đỏ
thắm xuống phố báo hiệu ngày xuân năm mới đã đến rất gần.
Hoa đào Nhật Tân bung nở đón Tết
Còn hơn 20 ngày nữa là tới Tết Giáp Ngọ, rất nhiều gốc đào ở làng Nhật Tân (Hà Nội) nở hoa.
Người
dân làng đào Nhật Tân (Hà Nội) đang rất mong chờ năm mới. "Năm nay, hoa
sẽ nở rộ đúng dịp Tết Âm lịch. Giá đào dự kiến ổn định do lượng hoa
được cung cấp nhiều, đa dạng", chủ vườn hoa Mạnh Hùng dự đoán.
Để có những cây đào nở hoa đúng dịp Tết, người nông dân phải chăm bẵm suốt cả năm.
Tuy nhiên, thời tiết miền Bắc rất khắc nghiệt có thể khiến hoa nở sớm, nở muộn, mất giá.
Những gốc đào đẹp hầu như đã được đặt trước.
Một cây đào đủ hoa nụ lộc lá với sắc đào hồng thắm là lựa chọn của nhiều gia đình.
Ở làng trồng thêm nhiều loại hoa đào, hoa mai, nhưng những gốc đào cổ thụ vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Đã có nhiều người mua đào về chưng Tết sớm.
Một bông đào cánh kép rạng ngời trong gió đông.
Có những cánh hoa nở sớm giờ đã tàn lụi.
Ngoài hoa đào, ở Nhật Tân cũng còn trồng nhiều loại hoa theo mùa. Dịp giáp Tết có thêm hoa bướm, hoa cúc...
Những cành đào lẻ được chở lên phố bán cho các gia đình cắm dịp ngày rằm hay trong phòng khách.
Làng
hoa Nhật Tân nổi tiếng ở Hà Nội với việc trồng hoa bán quanh năm. Ngoài
một số hộ chuyển sang mở vườn hoa để các đôi uyên ương, các bạn trẻ
chụp ảnh, đa số gia đình vẫn trồng hoa để bán.
Vẻ cuốn hút của thiếu nữ H'Mông trong tiết xuân
Thiếu nữ xinh đẹp rạng ngời trong trang phục H'Mông đi du xuân trong nắng vàng rực rỡ khiến cộng đồng mạng rất thích thú.
Bộ
ảnh Thiếu nữ H'Mông đi du xuân của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Trương Thế
Hùng khiến người xem thích thú với vẻ đẹp rạng ngời của cô sơn nữ H'Mông
trong sắc xuân.
Với
trang phục dân tộc, hot girl Uyên Vy - hot teen khá nổi của Nha Trang
đã hóa thân vào nhân vật Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đây là sự
biến tấu của nhiếp ảnh gia Trương Thế Hùng khi Mỵ được đi du xuân trong
bộ váy xinh đẹp nhất.
Cùng ngắm thiếu nữ H'Mông trong bộ ảnh du xuân tuyệt đẹp:
Xúc động bộ ảnh đôi vợ chồng già khi thời tiết chuyển mùa
Câu
nói "một bức hình có giá trị gấp ngàn lần lời nói" luôn luôn chính xác
từ xưa tới nay. Đây cũng là cách mà nhiếp ảnh gia muốn truyền tải tới
người xem thông qua chùm ảnh này, hãy chỉ xem ảnh và cảm nhận. Khi thời
tiết thay đổi và trời chuyển mùa, cặp vợ chồng già này lại chụp ảnh cùng
nhau ở phía trước ngôi nhà của họ. Chẳng cần phải miêu tả hay giải
thích, ai cũng hiểu tình cảm của họ dành cho nhau lớn tới mức nào. Đó là
câu chuyện dài tràn đầy hy vọng, niềm vui rồi tới nước mắt và mất mát,
nhưng đã được tường thuật lại theo cách độc đáo nhất.
Khi nắng...
Khi nắng...
Xuân tới.
Vào hè, khi hoa nở rực rỡ.
Có thể thấy tình cảm của hai người dành cho nhau lớn như thế nào qua những tấm ảnh rạng rỡ của ông bà.
Họ luôn luôn ở bên nhau dù bất cứ điều gì xảy ra.
Chúng
tôi không có gì để nói về bức ảnh cuối cùng. Có lẽ, những gì mà ông cụ
này đang cảm giác có giá trị hơn cả hàng ngàn lời nói.
Toàn cảnh thế giới chào đón năm mới 2014
Cùng ngắm nhìn toàn cảnh thế giới trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ nhé!
Mỹ
Người người xếp hàng phía sau rào chắn trước lễ kỉ niệm đêm giao
thừa năm mới ở Quảng trường Thời đại ở New York vào ngày 31 của năm
2013.
Hai cô gái Veronica Boshen và Brittany Wells của Allentown, Pa.,
chụp ảnh với chiếc kính 2014 của họ khi đang chờ đến lúc lễ kỉ niệm diễn
ra ở Quảng trường Thời đại.
Hoa giấy bay tràn ngập Quảng trường Thời đại ở thành phố New York vào lúc nửa đêm.
Canada
Pháo hoa bùng nổ trong lễ chào mừng đêm giao thừa năm mới tại Quảng trường Nathan Phillips ở Toronto.
Anh
Pháo hoa thắp sáng đường chân trời London và tháp đồng hồ Big Ben ngay sau tiếng chuông thứ 12 cất lên.
Úc
Cảng Sydney sáng rực bởi pháo hoa vào lúc giao thừa, mở ra một năm mới vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Brazil
Pháo hoa thắp sáng bầu trời trên bãi biển Copacabana trong lễ kỉ niệm đêm giao thừa tại Rio de Janeiro.
Bóng bay xếp thành hình lá cờ quốc gia Brazil được thả lên bầu trời trung tâm thành phố Sao Paulo trong lễ kỉ niệm cuối năm.
Một người đàn ông xếp bóng bay để thả lên trời Sau Paolo.
Nhật Bản
Các linh mục Shinto đi bộ qua hàng lồng đèn sau khi nghi lễ mừng năm mới được diễn ra tại đền Meiji ở Tokyo.
Malaysia
Pháo bông nổ ra ở Kualar Lumpur.
Nepal
Một người đàn ông thắp đèn bơ trong buổi cầu nguyện tối tại Quảng trường Hanumandhoka Durbar ở Kathmandu, Nepal.
Trung Quốc
Đèn laser chiếu sáng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc trong sự
kiện countdown năm mới ở khu vực Badaling tại Bắc Kinh ngày 31 tháng 12
năm 2013.
Người dân mừng Năm Mới đến trong sự kiện này vào 1 tháng 1 năm 2014.
Pháo hoa nổ tung trên cảng Victoria và Trung tâm Hội nghị và Triển
lãm Hồng Kông trong một chương trình bắn pháo kỉ niệm năm mới ở Hồng
Kông vào 1 tháng 1 năm 2014.
Đài Loan
Pháo hoa rực sáng từ tòa nhà chọc trời cao nhất Đài Loan, tòa Đài Bắc 101, trong lễ mừng năm mới vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Nam Phi
Người dân ăn mừng đêm giao thừa dưới bức ảnh của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela được chiếu tại Thị trấn Cape.
Ấn Độ
Một người đàn ông chạy giữa loạt pháo nổ trên đường phố trong lễ mừng năm mới tại Mumbai vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Lễ mừng năm mới được tổ chức tại Park Street, Kolkata. Năm nào lễ mừng cũng được tổ chức tại nơi này.
Một tác phẩm điêu khắc trên cát để chào mừng năm mới được tạo ra
bởi nghệ sĩ Sudarshan Pattnaik ở bãi biển Puri gần thành phố Bhubaneswar
ở Đông Ấn.
Lithuania
Pháo hoa thắp sáng bầu trời phía trên quảng trường Nhà Thờ ở Vilnius, Lithuania ngay sau nửa đêm trong lễ mừng năm mới.
Uruguay
Một cô gái bị tạt ướt sũng nước tại khu tài chính Montevideo ở Uruguay vào đêm giao thừa năm mới.
Để đánh dấu ngày làm việc cuối cùng của năm, những người dân lao động
nơi đây tạt nước vào người nhau và vứt bỏ những tấm lịch của năm cũ.
Pakistan
Người đàn ông này dắt ngựa của mình đi bộ qua dòng chữ “Chào mừng
đến với năm 2014” được viết trên cát bởi một người khách trên bãi biển
Karachi’s Clifton.
Phillipines
Công nhân đang quay lợn sữa nguyên con để bán cho khách hàng tại
một cửa hàng ở thành phố Quezon ở Phillipines vào ngày 31 của năm cũ.
Lợn quay là món chính nổi tiếng của lễ mừng năm mới ở nước này.
Một bé gái thổi còi nhựa để thu hút khách hàng trước một quầy bán
đồ ở Manila vào ngày 30 tháng 12. Bộ Y tế kêu gọi người dân sử dụng các
loại nhựa hoặc giấy sừng chứ không dùng pháo hoa để chào mừng năm mới
bởi các phương tiện truyền thông địa phương đã đưa tin 193 người đã bị
thương bởi pháo hoa, đạn lạc vài ngày trước đêm giao thừa.
Indonesia
Pháo hoa phát nổ khi hàng nghìn người tụ tập ở khu kinh doanh chính vào đêm giao thừa năm mới ở Jakarta.
Các nhân viên cảnh sát Sharia bắt ngừng một chiếc xe máy tại điểm
kiểm tra được thiết lập để ngăn chặn người dân ăn mừng giao thừa tại
Banda Aceh, tỉnh Aceh ở Indo vào ngày 31. Lễ mừng năm mới được tổ chức
trên cả nước ngoại trừ địa bàn tỉnh nơi những giáo sĩ Hồi giáo cấm người
Hồi giáo cử hành lễ hội.
Những cô gái Bali trong trang phục truyền thống tập trung trong
cuộc diễu hành lần mặt trời lặn cuối cùng của năm 2013 tại đảo Bali.
Thái Lan
Một cảnh sát Thái đi tuần tra khi mọi người bắt đầu đổ ra đường bên
ngoài trung tâm mua sắm Central World để chào mừng năm mới tại Bangkok.
Peru
Các pháp sư cầm áp phích của Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo
Triều Tiên Kim Jong Un để thực hiện một nghi lễ dự đoán cho năm mới tại
bãi biển Agua Dulce ở Lima. Nghi lễ này là truyền thống cuối cùng của
năm và các pháp sư sử dụng cơ hội này để yêu cầu hòa bình thế giới.
Một thầy phù thủy khác đang thực hiện nghi lễ năm mới mang lại may
mắn cho khách hàng của mình trong năm 2014 này tại Market of Wishes ở
Lima.
Romania
Các vũ công phía đông bắc Moldova của Romania đang nhảy điệu nhảy
của gấu, một nghi lễ cầu may trong năm mới trong cuộc diễu hành truyền
thống trong Comanesti, Romania.
Nga
Trẻ con quây quần xung quanh Cha Frost ở Sở thú Moscow như một phần
của lễ mừng năm mới tại Moscow. Người Nga kỉ niệm Giáng sinh chính
thống vào ngày 7 tháng 1.
Pháo hoa nổ bung trên bầu trời trung tâm Rosa Khutor, địa điểm tổ
chức Olympic mùa đông Sochi 2014, khoảng 25 dặm về phía đông Sochi vào
ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Trên bầu trời Quảng trường Đỏ của Moscow cũng ngập tràn ánh sáng pháo hoa.
Pháp
Một màn pháo sáng hiện số 2014 ngay trước đem giao thừa phía trước tháp Eiffel ở Paris.
Hàn Quốc
Các Phật tử tham dự lễ kỉ niệm đêm giao thừa tại chùa Bongeun tại Seoul ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Một cặp đôi chụp ảnh dưới đường hầm phát sáng để chào mừng năm mới sắp tới tại Vườn Morning Calm trong Gapyeong, Hàn Quốc.
Đức
Pháo hoa bùng nổ cạnh tác phẩm điêu khắc Quadriga trên cổng Brandenburg tại Berlin ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Người Hà Nội 100 năm trước
Qua
ống kính của Leon Busy, một trung úy quân đội Pháp, Hà Nội ở thế kỷ 20
trong khi nhà giàu quần là áo lượt thì dân nghèo thiếu ăn thiếu mặc.
Năm
1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy
tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới.
Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt
Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60
bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu.
Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.
Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.
Trong
từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc.
Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh
xảo.
Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.
Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.
Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của Phật tử tới chùa.
Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.
Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.
Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.
Những
người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ
xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản.
Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt
đậy.
Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.
Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề "làm mới" chăn bông rất phát đạt.
No comments:
Post a Comment