Friday, November 16, 2012

Nhức Nhối Con Tim

Nhức Nhối Con Tim
Tràm Cà Mau 
Nguồn: http://goo.gl/Tfzoh
Đâu phải tại yêu nhiều tim đau nặng,
Trái tim nầy riêng tặng một người thôi.


Hình lấy từ Google trong từ khóa : Nhức nhối con tim.

Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là “trúng gió”, trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là “trúng gió” cả.

Câu chuyện “trúng gió” tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: “Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà ngủ, người ta thấy kỳ lắm”. Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam. Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn chết. Một ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ bực mình mà chết.
Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: “Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá”. Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: “Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?” Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa. Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc.
Báo đăng, có ba ông bác sĩ gây mê, chưa đến 50 tuồi, đều chết vì bịnh tim. Cả ba ông đều không có triệu chứng gì về đau tim. Một ông vừa lái xe về nhà. Bà vợ ở phòng trên nghe tiếng ga-ra mở cửa. Chờ mãi không thấy chồng, chạy xuống ga-ra, thì thấy ông gục đầu trên tay lái mà chết. Ông đã bị đứng tim. Một ông khác, vừa chuyển thuốc mê vào cho bệnh nhân sắp mổ, thì gục xuống, và đi luôn. Một ông khác, cũng chết đột ngột tương tự. Đau tim mà chết. Không biết nghề bác sĩ gây mê nầy có lo lắng lắm không, mà giết chết nhiều người tuổi còn khá trẻ. Ngày nay, 50 tuổi được xem là còn trẻ, chứ ngày xưa, vua Khải Định đã ăn mừng “tứ tuần thượng thọ” rồi đó. Thời nầy, 40 tuổi thì xem như còn xuân xanh lắm, nhiều anh chưa chịu lấy vợ, nhiều chị chưa chịu lấy chồng, vì còn trẻ mà, vội chi?
Bạn tôi, đi làm việc về, đút chìa vào ổ khóa cửa mãi mà không được, cứ trật ra ngoài hoài. Rồi bỗng nhiên quỵ xuống trước cửa nhà. Trong phút nguy cấp đó, anh biết không phải bị “trúng gió”, vội vã mò điện thoại cầm tay, kêu số cấp cứu 911. Anh được chở kịp vào bệnh viện, và đêm đó, bác sĩ đè ra mổ tim ngay. Cứu anh sống. Nhưng không làm việc được, tay yếu không lái xe, trí óc không còn sáng suốt. Vẫn sống bình thường. Hai năm sau, trong khi đang tắm, qụy xuống, và chết vì tim. Có người phỏng đoán, anh chết vì tắm nước quá mát. Máu dồn ra ngoài da để bảo vệ thân thể, tim không còn máu, nên “đi” luôn.
Ông bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người gầy, thon thả, mỗi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ ông không thấy ông không về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào sở xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra xác ông bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.
Một ông bác sĩ mổ tim, tập thể dục mỗi ngày. Cũng không có triệu chứng gì trước về căn bệnh tim. Hôm đó ra sân quần vợt. Vừa đưa vợt lên, thì té qụy xuống, và chết luôn. Không cứu kịp. Một ông khác, trưa nào cũng lái xe đến sở của cô con gái, để cha con cùng đi ăn, và chuyện trò cho vui. Một hôm, trên đường đi, ông thấy đau trong ngực, và biết cần cấp cứu ngay. Ông rán hết sức, lái xe đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện và khai là đau tim. Nhân viên bệnh viện thấy ông còn lái xe được, và để ông chờ. Chờ lâu quá, ông chết ngay trong phòng làm hồ sơ tiếp nhận cấp cứu. Đáng ra, ông phải dừng lại, và kêu xe cấp cứu ngay. Bởi lái xe, nguy hiểm cho người khác nếu ngất xỉu trên tay lái. Hơn nữa, nếu đi xe cấp cứu, bệnh viện sẽ cứu ông ngay khi mới vào. Nhiều người rất sợ vào nằm chờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Vì trên đường thì xe hú còi ầm ỉ, gấp gáp lắm, nhưng khi đến bệnh viện, thì để cho người bệnh nằm chờ dài cổ ra, chờ cho chán chê, mà chẳng ai dòm ngó đến. Rồi chán nản quá, họ đứng dậy, ra về mà không cần báo cho bệnh viện biết.
Bạn tôi, buổi tối ngồi xem truyền hình với đứa con trai. Khi hết phim, cháu đến thức bố dậy đi ngủ: “Bố ơi, hết phim rồi, vào đi ngủ.” Lay hoài không thấy bố dậy. Cháu bé khóc: “Bố đừng làm con sợ.” Và bạn tôi đã chết tự bao giờ mà không biết. Chỉ có hai bố con sống với nhau. Tội nghiệp thằng bé, không biết phải làm gì trong tình thế đó.
Nhiều trường hợp khác nữa, thấy tận mắt, nghe tận tai, nhiều quá không kể hết được. Thế mà, tôi cũng như mọi người khác, cứ tưởng bệnh tim là bệnh của ai, chứ không phải của mình. Y hệt chuyện chết chóc, ai đó chết, chứ mình thì không, như sống mãi muôn đời.
Nhiều năm trước, khi đi ra ngoài trời lạnh, tôi cảm thấy nhói nhói trong tim. (Nói theo bạn tôi, là cảm thấy đau nhè nhẹ như khi bị phụ tình). Tôi cũng không cần báo cho bác sĩ biết. Một hôm đi khám bệnh, trong lúc nói chuyện đùa cho vui, tôi tiết lộ cái “nhói nhói như bị phụ tình” đó. Ông bác sĩ nầy tử tế, đưa tôi đi đo tâm động đồ. Không biết sao hôm đó, tâm động đồ của tôi bất thường, lặng đi hai nhịp. Nhiều người cho biết, bình thường thì cảm thấy tim đau, nhưng khi đo nhịp tim, thì tim đập bình thường, nên không có dấu hiệu nào cả, bác sĩ cho là tim đập bình thường. Sau đó, tôi được đưa đi thử nghiệm nhiều cách khác nữa. Làm luôn cả thử nghiệm “phóng xạ” (nuclear scanning), bơm chất cản quang vào máu, và soi xem các cơ tim hoạt động ra sao. Tôi được nằm và chuồi vào một cái máy, như sắp phóng tôi vào trong không gian, ở các phim giả tưởng. Sau đó, được xét nghiệm bằng siêu âm xem các van tim hoạt động có bình thường không. Bác sĩ gia đình nói cho tôi biết, có một mạch máu rất nhỏ dưới đáy nhọn của tim bị nghẹt nhẹ. Về sau, tôi nói điều nầy với ông bác sĩ chuyên môn bệnh tim, ông cười và mĩa mai tôi. Vì các thử nghiệm đó, không thể kết luận nghẹt mạch máu tim. Chỉ khi nào làm thử nghiệm soi mạch máu (angiography) mời biết rõ có nghẹt hay không.
Bác sĩ gia đình cho tôi uống thuốc trừ mỡ trong máu (cholesterol) , uống mỗi ngày, uống đều đều. Một hôm tôi đọc được tài liệu cho biết, uống thuốc trị mỡ lâu ngày, có thể đưa đến bệnh gan trầm trọng. Bạn tôi cũng dọa tôi về bệnh gan, đưa cho tôi nhiều thống kê đáng sợ về những người bị hư gan vì uống thuốc đau tim. Có lẽ tôi thiên vị, thương lá gan hơn thương trái tim, cho nên tôi ngưng uống thuốc trừ mỡ. Sau đó, tôi thường nghĩ, đâu cần uống thuốc trừ mỡ, không uống, tôi vẫn sống nhăn răng ra đây, có can gì đâu.
Cho đến một hôm, tôi thấy cánh tay trái mỏi trong bắp thịt, hơi tê tê, nhói nhói. Tôi tưởng vì cắt tỉa mấy cây hường mà ra. Nếu đau tay vì tỉa hoa, thì phải đau tay mặt mới đúng, nhưng tôi cố giải thích sao cho tự yên tâm mình. Nghĩ rằng, rồi bắp thịt sẽ hết đau. Nhưng sau đó, nhiều hôm đang tập thể dục nữa chừng, thì mệt dữ dội, phải ngưng tập năm bảy phút mới tập lại được. Sau đó, mỗi lần xách cái gì nặng, cũng mau mệt khủng khiếp. Những lúc đi ra ngoài trời lạnh, thì mệt ngất, đi không được, phải quay về. Thêm vào các triệu chứng đó, là thỉnh thoảng nghe nhói trong tim, ở ngực, nhưng không xác định được chắc chắn đau chỗ nào. Có đêm đang ngủ, nghe nhói tim thức giấc dậy. Những lúc nầy, là tim đau, nếu được “thăng” ngay, thì khỏe khoắn và nhẹ nhàng lắm. Không đau dớn chi nhiều cả.
Với những lời khai bệnh như trên, ông bác sĩ gia đình vẫn cười, cho rằng chưa đáng chuyển qua bác sĩ chuyên môn, và chỉ cho uống thuốc. Dù ông nầy rất tử tế, rất tốt. Khi tôi khai có ngày bị đau nhói trong ngực và mệt đến hai ba lần, ông mới chuyển qua bác sĩ chuyên môn về tim. Qua lời khai, ông bác sĩ nầy biết ngay là tôi bị nghẽn mạch máu tim. Ông giải thích, và cho tôi biết có 3 cách chữa trị. Thứ nhất là uống thuốc để cầm cự. Thuốc không chữa được bệnh, mà chỉ làm mạch máu giản to ra, cho máu dễ lưu thông hơn, khi nào không uống thuốc, thì mạch máu không gỉản, và lúc đó có cơ nguy. Cách thứ hai là đút vào chỗ nghẽn một cái ống kim loại như cái lò xò lưới, rồi cho ống phình ra, ép chất mỡ vào thành mạch máu, để máu có thể lưu thông qua “ống cống” đó. Cách thứ ba, là lấy ống tĩnh mạch ở chân, rồi nối bắc cầu băng qua chổ nghẽn, cho máu lưu thông theo đường mới. Cả ba cách, chất mỡ vẫn còn nằm đó, nguồn bệnh vẫn còn đó, nhưng máu huyết được lưu thông, thì bớt đau, hoặc bớt nguy hiểm cho tính mạng. Ông hẹn ngày, và nói sẽ đút cái “ống cống” vào mạch máu cho tôi, dễ lắm, chưa đầy nữa tiếng thì xong. Chỉ nằm bệnh viện một hôm rồi về nhà. Tôi yên chí lớn. Sá gì một hai cái ống kim loại nằm trong thân thể.
Đúng ngày hẹn, ông bác sĩ cho đè tôi ra, cắt mạch máu ở háng, đút cái ống thông lên tận tim. Thật lạ, tôi không thấy đau đớn chi cả. Chỉ khi ông bơm thuốc nhuộm vào mạch máu qua cái ống, thì cảm thấy nóng nóng, ấm ấm. Tôi nhìn vào màn truyền hình, thấy màu đen tỏa ra nhiều nhánh như hệ thống thượng nguồn của sông rạch. Ông bác sĩ chỉ cho tôi chỗ mạch máu bị nghẹt. Ông nói, mạch nầy đã nghẹt 100% nếu không thì sẽ thấy máu đi vòng qua bên kia. Ông cho biết hai mạch bị nghẹt nặng, một mạch khác bị nghẹt 60%. Không thể đặt “ống cống” thông (sten) được. Ông cắt cử bác sĩ giải phẩu cho tôi, và định luôn ngày mổ banh ngực. Tôi cũng hơi ngạc nhiên, và không ngờ tình trạng trái tim của mình tệ đến thế. Rồi tôi làm đủ các thủ tục. Được dặn dò điều gì phài làm trước ngày lên bàn mỗ. Cho tài liệu đọc, để biết sơ sơ về mổ cái gì, mổ ra làm sao, và làm cái gì trong lúc mổ.
Để biết lý lịch và kinh nghiệm của ông bác sĩ sắp giải phẩu cho tôi, tôi mở internet ra, vào Google, rồi đánh máy tên ông bác sĩ vào. Mở cái web có tên ông ấy ra, tôi sẽ biết rỏ năm sanh, học trung học ở đâu, đại học ở đâu, tốt nghiệp năm nào, làm ở nhà thưong nào bao nhiêu năm, làm gì, đưọc huy chưong, tưởng thưởng nào. Tôi không ngờ, ông bác sĩ sẽ mổ cho tôi, là trưởng khoa tim ở bệnh viện tôi sắp nằm, và ông nầy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc mổ tim.
Tôi về nhà, lục internet xem về mổ tim. Qua mạng lưới Google, tôi tìm mục mổ tim (open heart surgery), tìm ra được rất nhiều bài viết, phim chiếu rất rõ ràng, hay. Có nhiều mục chiếu video cuộc mổ tim. Chiếu từ khi rạch ngực, cưa đôi cái xương sụn nối với các xương lồng ngực, banh lồng ngực ra, và khâu vá, mổ, đóng lại. Xem thì hơi ớn, vì thấy ghê quá, banh toác bộ xương sườn ra, mà mằn mò, khâu vá như một ông thợ may vụng về tập may, trong khi trái tim vẫn đập thoi thóp co bóp. Nếu không “cóc cần” mọi sự, thì e cũng lo lắm. Ai sắp mổ ngực, nếu sợ chết, thì đừng xem các video nầy mà sợ. Không thấy, không biết, thì yên tâm hơn. Đỡ sợ.
Trước khi mổ tim mấy ngày, bệnh viện dặn dò tôi làm phải giữ gìn sức khỏe kỹ lưỡng, đừng để bị ho hen, cảm cúm, Vì nếu bị bệnh khác, thì cuộc mổ sẽ hoãn lại, hoặc bị nhiểm trùng trong khi nổ, rất khó bình phục và nguy hiểm. Họ phát cho tôi khá nhiều tài liệu để đọc, nhiều giấy tờ dặn dò làm việc gì trước, việc gì sau, phải ghi xuống giấy để nhớ theo thứ tự. Cái bàn của tôi, vung vải giấy tờ lộn xộn. Biết là có thể “đi đong” cái mạng già trong cuộc giải phẩu, tôi làm một bảng liệt kê nhắc nhở và dặn dò bà xã phài làm gì, làm gì, nếu tôi không còn nữa. Điều cần nhất là đừng có khóc lóc, buồn bả, vì chết cũng là một tiến trình của đời sống. Đừng có làm đám tang um sùm, đừng tụng kinh gõ mõ cầu siêu, cũng đừng cáo phó, đừng vòng hoa, đừng hòm tốt. Giản dị đem thiêu, rồi lấy tro. Sau đó, làm gì với mớ tro đó cũng được.
Trước khi mổ mấy hôm, tôi giữ gìn vệ sinh kỹ lắm. Mặc thật ấm áp, ăn uống điều độ, ăn chất hiền lành, ngủ nghê đầy đủ. Ít dám đi ra ngoài, tránh đám đông. Thế mà trước khi mổ hai hôm, gia đình đứa cháu kêu điện thoại, nói là còn chừng bốn mươi lăm phút nữa thì sẽ ghé thăm. Họ đi xa bốn trăm dặm để thăm tôi, lẽ nào từ chối được. Họ nói là nghe cậu sắp đi mổ, đến thăm và chúc may mắn. Tôi và vợ vôi vã dọn dẹp lại căn phòng khách bừa bãi, lộn xộn, quét nhà, lau chùi, đang bệnh mệt, lại mệt thêm, giữa mùa đông mà mồ hôi vã ra. Mấy lần vợ chồng mệt quá, gắt nhau. Cả gia đình đưá cháu gồm năm người, vừa ho hen, vừa hít mũi sụt sịt. Họ ngồi trong phòng khách mà nhảy mũi lia lịa, làm bà xã tôi sợ hải, tái mặt. Tôi cũng ngại mình bị nhiễm bệnh, chỉ cười mà không dám nói ra. Họ ngồi chơi chừng một tiếng đồng hồ. Tôi cũng mệt lắm, nhưng không dám đi nằm. Sau khi gia đình đứa cháu đi rồi, chúng tôi vội vàng bày lại giấy tờ cần thiết ra bàn lại, và nhất định không bốc điện thoại. Ai kêu cũng không bắt. Bệnh viện có gì khẩn cấp thì nhắn lại trong máy. Bây giờ, tôi mới có cái kinh nghiệm là đừng đi thăm ai trước khi họ sắp lên bàn mổ, và đừng thăm họ sau khi họ mổ xong về nhà. Vì thời gian nầy, sức khoẻ của họ rất mong manh, rất dễ bị nhiễm trùng từ người khác. Vã lại, họ đang mệt, đừng làm họ mệt thêm, mình thì vì thương mến họ, đến thăm viếng, nâng đỡ tinh thần, và nếu không thăm, thì sợ bị trách là vô tình. Nhưng nếu chờ họ bình phục rồi đến thăm thì tốt hơn, vui hơn.
Bệnh viện hẹn tôi 5 gờ sáng. Tôi phải dậy lúc 3 sáng giờ sửa soạn, 4 giờ thì anh bạn hàng xóm lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, bệnh viện còn đóng cửa. May nhà tôi không xa bệnh viện, có nhiều bệnh nhân phải ngủ tại khách sạn đêm trước đó, để kịp giờ hẹn.
Những y tá, nhân viên làm thủ tục giấy tờ trước khi lên bàn mổ rất dịu dàng, vồn vã, tử tế. Cũng làm cho tôi cảm thấy vui trước khi lên bàn mỗ. Nhắc tôi rằng, đời còn có nhiều người dễ thương lắm. Một ông y-tá già, cầm cái dao cạo điện, hỏi han tôi ngọt ngào, và ông bắt đầu cạo lông lá cho tôi, cạo từ dưới háng cạo lên bụng, ngực. Trơn tru, sạch sẽ. Ông vừa cạo vừa mĩm cười. Sau đó, tôi được đẩy vào phòng mỗ. Trên đường vào phòng mỗ, tôi nghĩ rằng, mình đã về hưu được đúng hai năm, đã được nghỉ ngơi, thong dong, đi chơi, vui thú, làm biếng, không lo lắng, không bận rộn, nhàn nhã, thảnh thơi. Thế thì hôm nay, nếu cuộc giải phẩu thất bại, cái thân nầy được chở xuống nhà xác, thì cũng khỏe, không có gì để tiếc nuối cả. Nghĩ thế, tôi sướng quá, và cười thành tiếng. Ông y-tá đẩy xe ngạc nhiên, chắc chưa thấy một “thằng điên” nào vui vẻ cười tươi như vậy trước khi được mổ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ông hỏi tôi cười cái gì, giờ nầy mà còn cười được, không lo lắng hay sao. Tôi cho ông biết lý do tại sao tôi cười sung sướng, ông vỗ vào chân cái bộp, và khen tôi chí lý. Thực tâm mà nói, thì sống chết đối với tôi, cũng không quan trọng lắm. Không chết trẻ, thì chết gìa. Không chết bây giờ, thì sau nầy cũng chết. Con người phải già, phải chết, để cho các thế hệ trẻ lớn lên thay thế, thế giới sung sức hơn. Cứ thử giả dụ như, con người không chết, thì bây giờ, cả thế giới đầy cả người già lụ khụ, già chiếm chín phần, trẻ chỉ một phần. Thế giới nây toàn ông bà già mấy trăm tuổi, chống gậy lê từng bước, xe lăn đầy phố phường, đường xá. Thế thì lấy ai mà sản xuất, nuôi nấng nhân loại.
Bởi vậy, tôi bình tỉnh, và nghĩ rằng được sống cũng vui, mà được chết, cũng vui không kém.
Vào phòng mỗ, từng y tá tự đến giới thiệu tên tuổi, và cho tôi biết phần hành của họ. Tôi cũng vui vẻ chào, nói vài lời xả giao bình thường. Khi bác sĩ gây mê đến, xưng danh, và nói cho tôi biết, ông sẽ chuyền thuốc mê cho tôi. Tôi chỉ kịp chào xã giao, và sau đó, mê man ngay, không còn biết trời trăng chi nữa cả. Giá như, có chết khi đó, thì cũng được nhẹ nhàng, êm thấm, mau và tiện lắm.
Tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xẫy ra. Chừng mười giờ sau, tôi mơ màng tỉnh dậy trong phòng “hồi sinh”. Nghe tiếng bà y tá kêu lớn, và vặn nhạc lớn, kêu tôi mở mắt ra, đừng nhắm mắt lại. Tôi cố gắng hết sức, mà hai mí mắt cứ kéo trì xuống, cứ he hé chút xíu, lại bị nhắm lại. Tôi cũng nhớ là mình đang qua cuộc giải phẩu tim. Nghe tiếng bà xã tôi phụ kêu với bà y tá, tôi cố gắng mĩm cười cho vợ yên lòng. Nhưng không biết miệng có cười được hay không. Khi tôi mở mắt đưọc, tôi thấy bà y tá, bà chị tôi và bà xã đang đứng bên giường lo lắng. Tôi đếm được hai mươi mấy cái ống nối vào ngực, vào họng, vào tay, vào mũi, và có tiếng xì xèo của cái máy bơm nào đó, mà tôi tưởng đâu bên cạnh giường có cái hồ nuôi cá, máy bơm nước đang chạy. Tôi thầm nghĩ, thế là cũng chưa “đi đong” cái mạng già được. Thuốc mê làm tôi hơi buồn nôn và chóng mặt.
Suốt đêm hôm đó, một bà y tá da den, mập ú, thức và chăm sóc tôi. Chừng mươi phút, mười lăm phút, bà vào châm thêm thuốc vào bình dang treo, châm thêm máu, xem lại biểu đồ nhịp tim, ghi chú vào sổ. Công việc liên miên, không biết thủ tục bắt buộc, hay bà là người có lương tâm, nên làm việc hết lòng. Rồi rút máu tôi, tiêm thêm thuốc, nhiều lần kê lại gối nằm sau lưng tôi, hỏi han tôi rất tử tế, dịu dàng. Cổ tôi khô như đốt. Bà cho tôi cục nước đá nhỏ như viên kim cương, ngậm trong miệng cho đỡ khát. Khi đó, đúng là quý viên kim cưong ngậm trong miệng. Không được uống nước. Tôi khôi hài, tự ví bà y tá là Đức Bà Quan Âm đang ban giọt cam lồ (cục nước đá) cho người khổ nạn. Suốt một đêm, bà không ngủ, loay hoay quanh giường tôi. Tôi thật tình cảm động. Có những người vì nghề nghiệp, chỉ làm cho xong bổn phận, làm vừa phài thôi. Bà y tá nầy, làm với cả tấm lòng, tưởng như tôi là thân nhân ruột thịt trong gia đình.
Vừa mổ xong chiều hôm qua, mà sáng nay, lúc 5 giờ sáng, y tá đã bắt tôi ngồi dậy trên ghế, dây nhợ lòng thòng hơn hai chục sợi dính từ mũi, miệng, ngực, bụng, chim. Tôi không thể tưởng tượng được, có là muốn hành hạ bệnh nhân chắc. Mệt và chóng mặt lắm. Bà y tá bảo tôi phải ngồi như vậy trong một giờ đống hố. Ngồi được chừng 25 phút, hết sức chịu đựng, tôi xin bà cho mằm, vì mệt quá.
Nằm phòng hồi sinh được hai đêm, sáng hôm sau họ đẩy tôi xuống phòng bệnh thường, và bắt tôi tập đi bộ mỗi ngày và tắm. Khiếp, vết thương dài hơn hai tấc, còn rỉ máu còn tươi , và nhiều cái lỗ trên ngực, có ống lớn bằng ngón tay nối từ trong tim, trong phổi lòng thòng ra ngoài, dính với cái máy, cái bình. Thế mà bắt tôi tắm vòi sen, tắm xong y tá dùng khăn chậm khô ngực, không dám lau.
Trước khi đi mổ, bà xã tôi ép ăn, để có đủ sức khỏe mà qua cuộc giải phẩu. Tôi ăn cho vợ vui. Nhưng sau khi mổ xong, bị bón. Cái ruột già căng cứng như muốn nổ ra. Ba bốn ngày không đi tiêu được. Không được rặn, vì sợ các mối chỉ may tại nơi mổ bung ra. Hai y tá cho tôi uống nước trái mân đen, cũng không hiệu quả. Tôi phải dùng đến thủ thuật đề cho phân ra, mà cũng vô hiệu. Cái bụng cứng ngắt, rất đau đớn, khó chịu. Y tá cũng không giúp tôi được gì. Đêm nằm trên giường, tôi nghĩ thầm, chắc mình không chết vì bệnh tim, mà chết vỉ vỡ ruột già. Cứ lăn lộn mãi, có khi thiếp đi chừng năm phút. Tôi gần như mê sảng. Trong thời gian đau ốm, bịnh hoạn, khi nào tôi cũng giữ được tinh thần khôi hài, ngạo nghễ, xem thường, thế mà hôm nầy, tinh thần tôi xuống lắm. Khi nữa đêm, tôi hé mắt ra, trong bóng mờ, thấy một bà y tá da đen. Lúc nầy là đổi phiên trực gác của các y tá chăm sóc con bệnh. Ngọn đèn phiá sau người y tá làm thành một vòng hào quang trên đầu bà. Tôi vốn không tin theo một tôn giáo nào, và cũng chẳng tin vào thần thánh, nhưng buột miệng thều thào hỏi: “Có phải bà là thiên thần mà Thượng Đế gởi xuống để giúp tôi không?” Bà cười, nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, và hỏi, bà có thể làm gì để giúp tôi không. Tôi nói với bà, là tôi có cảm tưởng cái ruột già của tôi sắp nổ tung vì bón mấy hôm nay. Bà mau mắn cho tôi thuốc nhét hậu môn. Không kết quả. Bà bảo tôi nằm nghiêng, co chân, và trải nhiếu khăn ra giường, quấn nhiều khăn làm vòng đai bao quanh vùng khăn trải. Rồi bà đưa ngón tay vào hậu môn, mà móc phân ra từ từ, từng chút một. Cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi phần cứng của phân moi ra hết, thì phần bên trong chạy phọt ra. Tôi thấy người nhẹ như đang bay bổng lên không trung. Như trên vai mọc cánh, đang bay lượn giữa trời. Khỏe hẵn. Bà y tá dọn giường, và cho tôi viên thuốc ngủ. Tôi cám ơn bà. Nụ cười trên môi bà hiền từ làm tôi liên tưởng đến những bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nắm lấy tay bà mà cám ơn. Dù đã được uống viên thuốc ngủ, nhưng khi bà đi rồi, tôi vẫn cảm động thao thức mãi. Nằm không yên, tôi lấy giấy bút, trong cơn xúc động vì lòng tử tế, vì tình người lai láng, tôi viết một bài thơ, nhan đề là “Belinda”, tên của bà y tá. Có lẽ cũng là loại thơ con cóc. E rằng, lời lẽ cũng ngô nghê như một ông ngoại quốc làm thơ bằng tiếng Việt. Viết xong bài thơ, tôi yên tâm ngủ một giấc dến sáng. Đêm hôm sau, tôi đưa cho bà. Đọc xong, bà cảm động, ôm tôi mà khóc. Bà nói riêng cho tôi biết, bà là nữ Mục Sư đang điều hành một nhà thờ tin lành trong thành phố nầy. Đúng là bà có trái tim của một nữ Thánh. Có lẽ, trước khi đi mổ lớn, chỉ nên ăn thức ăn lỏng, đừng ăn chất đặc, chất xơ, vì thế nào cũng bị bón.
Ông bác sĩ giải phẩu cho tôi cũng rất tử tế. Nhiều hôm sau ca mổ, đã 9 giờ đêm, ông còn ghé thăm tôi, hỏi han kỹ lưỡng, dịu dàng. Cái lưng ông còng xuống, có lẽ do cứ cúi xuống lâu trên bàn mổ mải thành còng lưng. Tôi nghĩ, đa số những người làm việc trong bệnh viện nầy, ngoài mục đích mưu sinh, còn cả một say mê nghề nghiệp, và cả tấm lòng nhân từ.
Sau khi mổ, vết cắt lớn, mà tôi không thấy đau đớn, nhức nhối gì cả. Hồi phục rất mau, vết thương kéo da cũng nhanh, làm các y tá và bác sĩ ngạc nhiên. Cũng nhờ một ông bà con có kinh nghiệm dặn, khi nào cảm thấy đau nhức sơ sơ, thì xin thuốc giảm đau ngay, đừng để cho đau quá, vì phải có thời gian, thuốc mới hiệu nghiệm. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ráo riết ôn lại tiếng Pháp để chuẩn bị đi chơi Âu Châu, nên cũng không có thì giờ nghĩ đến bệnh, đến đau đớn.
Dẫm lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi là “những bước chân âm thầm”, không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu. Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị suy tim chết đến 15%, Kế dến dau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bỉnh thường. Cứ 1000 em bé sinh ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ mổ và điều chỉnh lại. Sau nữa là nghẽn mạch máu tim và động tim. Một năm có hơn 1.5 triệu người Mỹ bị bệnh nầy. Sẽ có hơn 500 ngàn ngưòi chết, và khoảng 300 ngàn người đưọc mổ tim. Kế đến là bệnh tim đập sai nhịp và bất tỉnh. Sau đến là van tim bị hư hỏng, rồi đến bệnh mạch máu bị thương tật, bị phình, teo. Cuối cùng là màng bao tim bị bệnh. Ai muốn biết rõ hơn, xin vào thư viện mượn cuốn “Mayo Clinic Heart Book” mà đọc, rất hay, viết cho người thường đọc.
Kinh nghiệm của những người đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc.
Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn.
Những người yêu nhiều thì thường bị nhói tim, không biết có chuyển qua bệnh đau tim không. Nhưng những người ăn nhiều chất béo bổ, chắc chắn sẽ đau tim, cho nên có rất nhiều người sợ các chất béo, ngọt, mặn, như sợ thuốc độc. Lo lắng, bị áp lực, muộn phiền nhiều cũng sinh ra đau tim.
Bởi vậy, có ông Mỹ đau tim nằm chung bệnh viện với tôi, nói đùa rằng: “Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm.” Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém./.
 .
ÚT BỈNH ????
Bệnh tim mạch vành
Giữ Phím Ctrl và nhấp lên chữ màu để xem liên kết đến nội dung mở rộng .
Dốc sức, dốc lòng cho những trái tim 
Có lẽ mìmh là dân vi tính nên khi bị bịnh nào thì nhờ GOOGLE SEARCH  tìm dùm bệnh đó và các vấn đề liên quan để tự tìm hiểu , nhiều khi rộng và sâu hơn BS giải thích cho mình.Các bạn có đồng ý như vậy không ?
BS PHAN KIM PHƯƠNG mổ tim utbinh. 
Đội ngũ bác sĩ trẻ của Bệnh viện tim Tâm Đức - Ảnh: T.T.D.
TT - Bệnh viện (BV) tim Tâm Đức TP.HCM sẽ chính thức hoạt động vào ngày 8-3-2006. BV có nhiều trang thiết bị hiện đại, với êkip phẫu thuật đã được Viện Tim TP.HCM tuyển chọn và đào tạo trong ba năm qua.
“Chúng tôi hi vọng đây là Viện Tim thứ hai cùng chung sức giải quyết kịp thời cho số bệnh nhân đang chờ mổ rất lớn” - bác sĩ PHAN KIM PHƯƠNG, phó giám đốc Viện Tim TP.HCM, mong mỏi khi trao đổi với Tuổi Trẻ.
* BV tim Tâm Đức được ra đời như thế nào, thưa bác sĩ? 

Bác sĩ PHAN KIM PHƯƠNG

- Bác sĩ PHAN KIM PHƯƠNG: BV tim Tâm Đức ra đời từ sự dốc sức, dốc lòng của tâm nguyện từ nhiều phía muốn có thêm nhiều bệnh nhân nghèo được mổ tim nhanh chóng. Vào năm 2000, áp lực bệnh nhân chờ mổ tại Viện Tim TP.HCM ngày càng tăng, dù đã nỗ lực hết công suất để nâng từ 5 lên 6 ca/ngày song cũng không thể đáp ứng số bệnh nhân chờ mổ lúc đó quá đông: trên 4.000 ca.
Tôi và bác sĩ Nguyễn Ngọc Chiếu (giám đốc Viện Tim) cứ ao ước có thêm một viện tim thứ hai. Nhưng nếu chờ Nhà nước lập một cơ sở mới với công suất mổ như Viện Tim thì cho đến bao giờ?
Thật tình cờ, trên chuyến bay sau khi dự Đại hội Anh hùng ở Hà Nội trở về TP.HCM, tôi ngồi bên cạnh ông Nguyễn Minh Triết - bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông hỏi thăm Viện Tim hoạt động như thế nào, số chờ mổ bao nhiêu, chờ có lâu không?... Tôi đáp: “Số chờ mổ hiện đã trên 4.000 ca”.
Ông hỏi tiếp: “Vậy theo cô phải giải quyết số này bằng cách nào?”. Tôi thưa rằng để giảm áp lực bệnh nhân dồn về TP.HCM, Viện Tim đã chuyển giao kỹ thuật mổ cho BV trung ương Huế, Hà Nội, Cần Thơ và tại viện cũng đã cố gắng nâng số ca mổ từ 5 lên 6 ca/ngày, nhưng số bệnh nhân vẫn ngày càng tăng. Vì vậy cần có một đơn vị mổ tim khác với công suất như Viện Tim và chúng tôi cũng đã có ý tưởng thành lập một BV cổ phần. Ông Triết nói ngay: “Vậy là quá tốt. Tôi rất ủng hộ”.
Tôi mừng quá, về cùng bàn với bác sĩ Chiếu làm dự án, tiến hành các bước lập công ty cổ phần, tìm đất của Nhà nước để xin thuê, được chính quyền thành phố ủng hộ nên mới tìm được miếng đất ở vị trí này thuê trong 50 năm. BV khởi công ngày 21-2-2004, hoàn tất sau hai năm. 
* Thưa bác sĩ, việc chuyển giao kỹ thuật cho BV tim Tâm Đức được thực hiện ra sao? 
- BV tim Tâm Đức được cho là “đàn em” của Viện Tim TP.HCM nên từ khi thành lập đã có một ký kết hợp tác và chuyển giao kỹ thuật được hội đồng giám sát Viện Tim chuẩn thuận. Êkip phẫu thuật được tuyển chọn và đào tạo rất kỹ, nhờ vậy Tâm Đức có một đội ngũ bác sĩ rất trẻ với 50 bác sĩ và 80 điều dưỡng đã được đào tạo liên tục tại Viện Tim. 

BS Đinh Đức Huy tại phòng thông tim can thiệp của Bệnh viện tim Tâm Đức - Ảnh: Kim 
Sơn

Sở Y tế TP.HCM cũng đồng ý đưa một số cán bộ chủ chốt của Viện Tim sang làm biệt phái tại BV tim Tâm Đức trong ba năm đầu để hỗ trợ chuyên môn, trong đó có bác sĩ Đào Hữu Trung được cử sang làm giám đốc, bác sĩ Chu Trọng Hiếu với 10 năm là phẫu thuật viên sang làm phó giám đốc phụ trách khối ngoại khoa...
Sở Y tế và hội đồng giám sát Viện Tim cũng đồng ý cho mỗi phẫu thuật viên của Viện Tim sang làm việc cùng êkip Tâm Đức một ngày/tuần. Nói chung, những khâu quan trọng của BV tim Tâm Đức đều có người của Viện Tim được cử sang để đảm bảo về mặt chuyên môn.
* Ngay ngày khánh thành, BV tim Tâm Đức sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân?
- Do được hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của Viện Tim TP.HCM nên ngay khi khánh thành, BV tim Tâm Đức có thể thực hiện tất cả kỹ thuật mà Viện Tim TP.HCM đang làm. BV có 180 giường, 50% dành cho nội khoa, 50% cho ngoại khoa với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như máy tuần hoàn ngoài cơ thể, máy đo điện tâm đồ gắng sức, thông tim can thiệp...
BV sẽ triển khai toàn bộ các kỹ thuật từ khâu chẩn đoán đến cấp cứu nội tim mạch, thông tim can thiệp, can thiệp cả những trường hợp cấp cứu về nội tim mạch (như nhồi máu cơ tim có thể chụp mạch vành cấp cứu, nong mạch vành và đặt giá đỡ)... BV đã có thể triển khai mổ ngay cho các bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành (mổ bắc cầu động mạch vành)... 
* Chi phí phẫu thuật tại BV tim Tâm Đức có cao hơn Viện Tim TP.HCM?
- Cao hơn khoảng 30%. Vì đây là BV cổ phần, tất cả thiết bị đều phải tự trang bị; việc đào tạo, trả lương cho bác sĩ... đều phải tự hạch toán. Tâm Đức là BV cổ phần nên trước mắt chưa thể giúp bệnh nhân nghèo mổ tim tại đây, song Tâm Đức dành 5% kinh phí hoạt động phẫu thuật để giúp bệnh nhân nghèo mổ tại Viện Tim. Đây cũng là nguyện vọng của giáo sư Alain Carpentier (chủ tịch hội đồng giám sát Viện Tim TP.HCM) ngay khi hình thành BV Tâm Đức, bởi ông mong muốn giữ mãi hình ảnh của Viện Tim là nơi giúp bệnh nhân nghèo được mổ tim. 
* Phía Pháp có tham gia điều hành, chuyển giao chuyên môn gì cho BV tim Tâm Đức?
- Giáo sư Alain Carpentier và bác sĩ viện sĩ Dương Quang Trung là những “cố vấn tối cao” cho BV tim Tâm Đức. Nhờ sự cố vấn này nên BV tim Tâm Đức được Viện Tim chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ chuyên môn rất kỹ ngay từ đầu.
* Được biết hiện có hơn 8.000 bệnh nhân đang chờ mổ tại Viện Tim TP.HCM. BV tim Tâm Đức ra đời sẽ góp phần “chia lửa” với Viện Tim như thế nào?
- BV tim Tâm Đức có hai phòng mổ, sáu phẫu thuật viên, trước mắt có khả năng mổ năm ca/ngày. BV đã bố trí sẵn một phòng mổ thứ ba để khi cần có thể triển khai nâng công suất mổ lên sáu ca/ngày. Thực trạng chờ mổ là nỗi khắc khoải của người bệnh và gia đình mà chúng tôi cũng rất băn khoăn. Hai năm qua, dù nỗ lực mổ thêm cả thứ bảy (với chi phí như ngày thường), năm 2004 mổ được 1.308 ca, 2005 mổ 1.315 ca, so với trước đó mổ tối đa 1.200 ca/năm, nghĩa là chỉ tăng thêm trên 100 ca/năm.
Số đã có chỉ định mổ phải chờ tính đến hết năm 2005 là 8.770 ca, trong đó có 2.133 bệnh nhân nghèo, 6.637 người có khả năng đóng chi phí mổ. Nếu bệnh nhân chờ mổ ở Viện Tim có nhu cầu sang Tâm Đức để mổ sớm thì sẽ giảm số bệnh nhân chờ mổ tại Viện Tim và như vậy sẽ có được nhiều chỗ cho bệnh nhân nghèo hơn.
Chúng tôi hi vọng BV Tim Tâm Đức là viện tim thứ hai cùng chung sức giải quyết kịp thời cho số bệnh nhân đang mong mỏi chờ mổ rất lớn và đạt được mong ước là giúp người nghèo được mổ tim tại Viện Tim.


Bác sĩ mổ tim Việt Nam: Đủ sức theo kịp tiến bộ của y tế thế giới
BS Chu Trọng Hiệp đã mổ tim utbinh.


22:11:00, 08/07/2006
Võ Khối

Phát biểu tại hội thảo chào mừng những thành quả bước đầu sau 4 tháng đi vào hoạt động của Bệnh viện Tim Tâm Đức (Q.7, TP.HCM), sáng 8/7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thế Dũng nói: "Chúng ta đủ sức góp phần cho cả nước, kể cả y tế thế giới. Tôi rất tự hào. Đánh giá về ngành y tế, tôi tự hào về lĩnh vực này rất nhiều".
Từ câu chuyện "khối u nhầy nhĩ"
BS Chu Trọng Hiệp, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức kể một trường hợp mà người "ngoài nghề" nghe muốn... đứng tim. Bà Phạm Thị H., 54 tuổi, ngụ tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) đầu năm nay bỗng nhiên bị mệt, khó thở khi gắng sức. Được gia đình đưa vào bệnh viện tại Đồng Nai thì bà H. biết mình bị "suy tim độ III do thiếu máu cơ tim", cộng thêm chứng "rung nhĩ". Nhưng xuất viện ra về vẫn còn mệt nên bà H. tiếp tục được đưa xuống Trung tâm chẩn đoán y khoa TP.HCM (Medic) khám lại. Tại đây, bà H. được Medic thông báo có một khối u lớn nằm trong tim. Ngay lập tức, bà H. được đưa vào Bệnh viện Tim Tâm Đức và sau đó 10 ngày đã xuất viện ra về với một trái tim khỏe. Một ê-kíp trẻ do chính BS Hiệp phụ trách đã khéo léo cắt khối u (kích thước khoảng 100 x 120 mm, gọi là u nhầy nhĩ) đưa ra ngoài, đồng thời "sửa" lại van tim bị hở cho bà H. "Đó là một trường hợp cần phải mổ khẩn cấp sau khi có chẩn đoán và chuẩn bị bệnh nhân vì có nguy cơ thuyên tắc do vỡ u và đột tử do u chèn vào lỗ van nhĩ thất", BS Hiệp nói.
Một trường hợp khác cũng được giải quyết tại Bệnh viện Tim Tâm Đức, là câu chuyện "đặt máy" chuyển nhịp phá rung (là máy tạo nhịp có thể sốc điện được, gọi tắt là ICD) cho bà Phùng Ngọc B., 47 tuổi, ngụ tại Q.11, TP.HCM. Cuối năm 2005, bà B. từng bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp nghi do co thắt mạch vành, biến chứng rung thất nhưng may mắn là nhà ở gần Bệnh viện Chợ Rẫy, được các BS can thiệp kịp thời nên tai qua nạn khỏi. Đến đầu tháng 2 năm nay, bà B. lại "rung thất" lần 2, tiếp tục được cấp cứu nhưng ra viện chưa bao lâu thì đầu tháng 3 lại "rung thất lần 3", lại được Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống. Sang đầu tháng 4, bà B. lại bị mệt, lần này gia đình đưa vào khám tại Bệnh viện Tim Tâm Đức và sau khi tiến hành các thủ thuật cần thiết, nhóm BS trẻ do BS Đỗ Văn Bửu Đan dưới sự cố vấn của GS Trần Thống và PGS-TS Phạm Nguyễn Vinh đã tiến hành ca phẫu thuật kéo dài 90 phút để "lắp máy". Và chỉ một tuần lễ sau đó, bà B. đã nở nụ cười rất tươi vì vết mổ đã được cắt chỉ. BS Đan cho biết, ICD được coi là phương tiện độc nhất để phòng ngừa đột tử do rối loạn nhịp tim. Không chỉ có Tâm Đức mà hiện nay Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Thống Nhất và đặc biệt là Viện Tim TP.HCM đều đã có đủ điều kiện đặt ICD và theo dõi.
BS Nguyễn Ngọc Chiếu, Giám đốc Viện Tim TP.HCM trong buổi hội thảo nói trên cũng kể một kỷ niệm với GS Charles Chan, người mà 5 năm trước đã từng "thông tim" cho ông tại Singapore, thì dịp này cũng có mặt tại VN và đã bày tỏ thái độ cảm phục trước những tiến bộ không ngờ của các thầy thuốc tim mạch VN. Chi tiết ấy đủ để thấy rằng đến thời điểm hiện nay, nếu gặp vấn đề nan giải về tim mạch, các bệnh nhân không cần thiết phải tốn kém ra nước ngoài nữa!
Cuộc chạy đua với "sát thủ số một"
Phát biểu của BS Đỗ Văn Bửu Đan cho thấy đột tử do tim mạch được coi là "sát thủ số một" tại Mỹ, với con số 450 ngàn ca năm 2001. Đi sâu vào vấn đề điều trị hội chứng động mạch vành cấp - một nội dung đầy tính chuyên môn - nhưng PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh, Phó giám đốc Viện Tim TP.HCM đã không làm những người "ngoài nghề" khó hiểu. Sơ đồ của ông là: từ mảng xơ vữa không ổn định -  đến tắc động mạch vành - đến NMCT... và cuối cùng tử vong. Đó là một "chuỗi các biến cố" diễn ra rất nhanh và cũng giống như tỷ lệ bệnh tim mạch đang tăng rất nhanh trong những năm gần đây tại VN.
Ông kể: "Những năm 1970, khi tôi còn học ở Bệnh viện Chợ Rẫy, một năm trời chỉ thấy 2 trường hợp NMCT. Nhưng hiện nay, chỉ riêng ở một bệnh viện mới đi vào hoạt động như Tâm Đức, một tuần đã can thiệp từ 10 - 15 trường hợp. Ở Viện Tim con số nhiều hơn và các bệnh viện khác như Thống Nhất, Chợ Rẫy, Nguyễn Trãi, 115 hiện nay đều có đơn vị can thiệp.
Nếu chúng ta, can thiệp ngay những giờ đầu tiên, bệnh nhân có thể lành hoàn toàn. Nhưng nếu bệnh nhân đến trễ sau 24 giờ thì sẽ bị hoại tử. Đó là một trong những mục tiêu mà chúng tôi muốn tuyên truyền, giải thích với người bệnh, khi đau thắt ngực cần đến sớm bệnh viện trong vòng 6 giờ đầu, lý tưởng là 3 giờ đầu. Khi được can thiệp sớm chắc chắn người bệnh sẽ không còn dư chấn hoại tử cơ tim. Bệnh viện Tâm Đức khi xây dựng đã đầu tư cả sân bay trực thăng là đã tính đến yếu tố này".
Theo PGS Vinh, bằng các phương pháp kết hợp điều trị giữa nội khoa, ngoại khoa và thủ thuật, thành quả của khoa học thế giới ngày nay đã kéo giảm tỷ lệ tử vong do NMCT cấp từ 30% xuống còn 6 - 8%. Và VN đã theo kịp những tiến bộ ấy.
Riêng vấn đề phẫu thuật, nữ Anh hùng lao động Phan Kim Phương, Phó giám đốc Viện Tim TP.HCM - một trong những thành viên trong ban sáng lập và hội đồng cố vấn Bệnh viện Tim Tâm Đức - đã đi sâu phân tích những thành công gần như tuyệt đối của 100 ca mổ đầu tiên tại đây để cho thấy việc "chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ chuyên môn" của Viện Tim là... không uổng phí! Và hy vọng trong giai đoạn kế tiếp, Bệnh viện Tim Tâm Đức cùng với Viện Tim chia sẻ trách nhiệm điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân đang chờ đợi hiện nay là hoàn toàn có thể.
Võ Khối

Bệnh viện tim Tâm Đức TP.HCM tọa lạc tại số 4 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, Q.7, TP.HCM. Đây là bệnh viện cổ phần với 100% vốn trong nước, tổng vốn đầu tư 126 tỉ đồng. Bệnh viện cao bốn tầng với tổng diện tích sử dụng 18.000m2, có nhà hàng phục vụ bệnh nhân và người nhà với thực đơn được bác sĩ tư vấn, có bãi đáp cho trực thăng cấp cứu nhận bệnh từ nơi xa chuyển đến…
Kỹ thuật mổ tim được chuyển giao từ Pháp sang Viện Tim TP.HCM và từ đây được nhân rộng sang Bệnh viện tim Tâm Đức. 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Nguyên nhân chủ yếu là sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch bên trong thành động mạch cung cấp máu đến cơ tim.
Bệnh có thể diễn tiến hàng thập kỉ trước khi có biểu hiện lâm sàng. Sau nhiều thập kỉ tiến triển, một số mảng xơ vữa có thể gây hẹp hoặc vỡ và (cùng với sự kích hoạt hệ thống đông máu) bắt đầu giới hạn lưu lượng máu đến cơ tim. Hiện nay có quan điểm cho rằng quá trình viêm nội mô động mạch thúc đẩy tiến triển của bệnh, mặc dù chi tiết chưa được biết rõ.
Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt ngực hay biến chứng nhồi máu cơ timchết.
Nhồi máu cơ tim
Lịch sử
Trước khi có máy ghi điện tim, không thể nào chẩn đoán chính xác được chứng nhồi máu cơ tim. Năm 1772, bác sỹ William Heberden có viết về chứng "đau ngực" nhưng chảng mấy ai hiểu về căn bản nguyên nhân cùa loại bệnh tim mạch này
Năm 1912 James Herrick miêu tả căn bệnh về tim và là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về huyết khối làm nghẽn mạch vành tim. Sau đó mới có khám phá về nguyên nhân chính (màng xơ vữa bị nứt gây tụ máu).
Năm 1956 các cuộc khảo cứu (của nhóm y sĩ Anh) khám phá về các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch - nhất là tác hại của thuốc lá.
[Nguyên nhân

Động mạch vành tim.
Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc nghẽn động mạch vành nuôi quả tim, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của bệnh cảnh động mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành mạch máu và xơ vữa từ trước). Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.
[sửa] Dịch tễ học
Trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Trong vòng năm sau đó chết thêm 5-10% nữa.
Hungari là nước được xếp thứ 10 trên thế giới về bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy chỉ có 10 triệu dân mà mỗi năm có 25.000 người Hungari bị nhồi máu cơ tim mới (không kể những trường hợp nhồi máu cơ tim cũ). Cũng ở nước này, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 47% tổng số tử vong chung, trong đó 60% tử vong do bệnh động mạch vành mà hàng đầu là nhồi máu cơ tim.
Hai nhóm nghiên cứu BaltimoreFramingham của Mỹ đã mổ tử thi trên một nghìn trường hợp đột tử, 20-51% nam giới ở độ tuổi 35-54 đột tử do nhồi máu cơ tim, 6-10% phụ nữ ở độ tuổi này đột tử vì nhồi máu cơ tim. [1]
Những yếu tố liên hệ đến bệnh
Có vài trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ở người trẻ hoặc người không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
[sửa] Triệu chứng
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là:
  • Đau ngực: với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút (khác về thời hạn và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ.
  • Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái.
  • Các triệu chứng phụ như : vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.
Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc chẳng hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng - thấy nhiều trong các bệnh nhân đái tháo đường), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ...
[sửa] Chẩn đoán
Vì nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng và diễn biến nhanh chóng, phương châm chẩn bệnh là tuyệt đối tránh bỏ sót. Bất cứ bệnh nhân nào tuổi trên 45, bị đau ngực (nhất là bên trái) hay khó thở và nhất là có các yếu tố nguy cơ trên, cần phải chứng minh không bị nhồi máu cơ tim trước khi nghĩ đến căn bệnh gì khác. Thường nên đưa vào bệnh viện để theo dõi.


Điện tâm đồ. Đoạn ST nâng lên trong phần II,III, AVF. Nhồi máu phần dưới cơ tim.
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim:
  • bệnh sử: đặc điểm của đau ngực
  • kiểm tra: các biến đổi trên điện tâm đồ: Nhồi máu cơ tim thường lảm nâng đoạn ST lên và thay đổi sóng T. Sau khi cơ tim bị hủy thành sẹo, thường có biến đổi sóng Q. Điều cần biết là đôi khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng điện tâm đồ vẫn hoàn toàn bình thường.
Dựa theo thay đổi của phần nào của điện tâm đồ có thể biết phần nào của tim bị nhồi máu (Zimetbaum & Josephson, 2003):
  1. vách tim trước (I21.0): V1-V4
  2. vách tim dưới (I21.1): II, III, F
  3. vách tim bên (I21.2): I, F, V5, V6
  4. vách tim sau (I21.2): V1, V2
  5. kiểm tra: các thay đổi về nồng độ men timtroponin
Khi cơ tim bị thiếu oxygen, màng tế bào của cơ bị rạn nứt và các chất bên trong bị phóng thích vào máu. Nồng lượng trong máu của số chất đặc biệt của cơ tim ("men tim" Creatinine kinase CK và Troponin - dạng I hay T) có thể được dùng để chẩn đoán sự hủy hoại cơ tim. Điều cần biết là đôi khi mặc dầu bệnh nhân đang bị nhồi máu cơ tim nồng độ men tim có thể vẫn bình thường trong vài giờ đầu. Do đó, trong khi bệnh nhân nằm tại bệnh viện để theo dõi, điện tâm đồ và nồng độ men tim phải được lập lại sau 6-8 tiếng để xác định bệnh.
  • kiểm tra: chụp động mạch vành (coronary angiogram) sẽ xác định được mạch nào bị nghẽn. Đây là cách chắc chắn nhất để xác định, định dạng và quyết định phương thức điều trị nhồi máu cơ tim.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO chẩn đoán xác định bệnh nhồi máu cơ tim phải có hai trong ba tiêu chuẩn sau:
  1. đau ngực thắt (như trên) trên 20 phút
  2. thay đổi trên một loạt 2 (hoặc 3) điện tâm đồ (cách nhau vài tiếng)
  3. men tim tăng (rồi giảm)
Điều trị
Hình quang tuyến (dùng chất cản quang)động mạch vành tim. Mũi tên chỉ 1 khúc nghẽn.
Nguyên tắc chính của điều trị là đưa oxygen tới phần cơ tim đang bị tiêu hủy vì mạch nghẽn.
[sửa] Cấp cứu
Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực cần được điều trị trong phòng cấp cứu.
  • Dưỡng khí oxygen
  • Điện tâm đồ
  • Aspirin: thuốc này có cộng dụng làm loãng máu và làm giảm sự tăng trưởng của cục máu đông.
  • Glyceryl trinitrate: thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân - có nhiều tác dụng : làm thư giãn mạch máu (tăng đường kính mạch máu dễ cho máu đi qua chỗ nghẽn, giảm lượng máu trở về tim phải (bớt công việc cho tim - preload), giảm huyết áp (dễ cho tim thất trái bơm máu ra - afterload)
  • Chống đau: morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi (giảm adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)
  • Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp [2].
[sửa] Làm thông động mạch vành tim
  • Thuốc làm tan cục máu đông (thrombolysis)
  • Thò ống thông vào động mạch vành tim, làm nông mạch, phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa, đồng thời có thể nhét ống căng mạch (cardiac catherization & angioplasty +/- stent).
[sửa] Giải phẫu ghép động mạch tim


Giải phẫu ghép động mạch vành tim.
Mục đích của phẫu thuật này tiếp tế máu cho phần tim đang bị khủng hoảng do động mạch khu vực bị nghẽn
Tĩnh mạch từ chân] bệnh nhân được cắt lấy và đem lên nối từ động mạch chủ vào phần động mạch phía sau khúc bị nghẽn. [3]
[sửa] Theo dõi
Sau khi qua giai đoạn hiểm nghèo ban đầu của nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần nằm một thời gian (2-3 ngày) trong đơn vị điều trị tim hoặc đơn vị điều trị tăng cấp đề phòng để chữa kịp thời những biến chứng như loạn nhịp tim.
Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động qúa sức (thí dụ giao hợp) khoảng một vài tháng. Nhiều địa phương cấm lái xe vài tuần.
Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm.
[sửa] Phòng ngừa biến chứng khác
Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim lần nữa và những bệnh tương tự như tai biến mạch máu não.

NHỒI MÁU CƠ TIM

NHỒI MÁU CƠ TIM

1. Đại cương
Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Hoàn cảnh xuất hiện của bệnh ra so? Có những triệu chứng gì và tiến triển ra sao?...
Trước kia, người ta cho rằng nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện ở các nước phát triển, có đời sống cao. Vì thế có những văn bản còn gọi nhồi máu cơ tim là "bệnh văn minh". Quan niệm này đã được thay đổi từ sau thập kỷ 70 bởi lẽ ngày nay nhồi máu cơ tim gặp khá nhiều ở các nước chậm phát triển, có đời sống không cao. Nguy hiểm hơn nữa là nhồi máu cơ tim không chỉ thấy ở người lớn tuổi (50 tuổi trở lên); mà còn gặp ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi (tuổi từ 30 đến 50). Vì vậy người nói rằng nhồi máu cơ tim không chỉ là vấn đề y tế mà đây còn là vấn đề xã hội.
Trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh, chết thêm 5-10% nữa trong vòng năm đầu.
Hungari là nước được xếp thứ 10 trên thế giới về bệnh nhồi máu cơ tim, nước này chỉ có 10 triệu dân mà mỗi năm có 25.000 người bị nhồi máu cơ tim mới (không kể những trường hợp nhồi máu cơ tim cũ). Cũng ở nước này, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 47% tổng số tử vong chung, trong đó 60% tử vong do bệnh động mạch vành mà hàng đầu là nhồi máu cơ tim.
Hai nhóm nghiên cứu Baltimore và Framingham của Mỹ đã mổ tử thi trên một nghìn trường hợp đột tử, 20-51% nam giới ở độ tuổi 35-54 đột tử do nhồi máu cơ tim, 6-10% phụ nữ ở độ tuổi này đột tử vì nhồi máu cơ tim.
Ở Việt Nam, trước năm 1954 chỉ thấy 1 trường hợp nhồi máu cơ tim ở Bệnh viện Bạch Mai, cho đến năm 1965 chỉ mới thấy 22 trường hợp nhồi máu cơ tim, trong đó 10 trường hợp gặp ở Bệnh viện Bạch Mai, 9 trường hợp ở Bệnh viện Hữu nghị, 3 trường hợp ở Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. Từ đó đến nay, số lượng người bị nhồi máu cơ tim ngày càng nhiều.
Tại Bệnh viện Hữu nghị từ năm 1961 đến tháng 1/1988 đã có 297 bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến điều trị tại bệnh viện. Những năm gần đây, số người bị nhồi máu cơ tim đến điều trị ngày càng nhiều. Theo thống kê chưa đầy đủ số bệnh nhân nhồi máu cơ tim từ 1988 đến năm 1993 như sau:
Năm 1988: 101 trường hợp
Năm 1989: 87 trường hợp
Năm 1990: 65 trường hợp
Năm 1991: 76 trường hợp
Năm 1992: 61 trường hợp
Năm 1993: 66 trường hợp
Ðặc biệt từ tháng 9/1993 đến tháng 3/1994 đã có 30 bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến điều trị tại bệnh viện.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, theo thống kê từ năm 1984 đến 1989, mỗi năm có 30 trường hợp nhồi máu cơ tim; từ năm 1989 đến 1993, mỗi năm có tới 91 trường hợp nhồi máu cơ tim.
Những con số thống kê nêu trên đã giúp cho độc giả thấy rõ nhồi máu cơ tim đang là một trong số những bệnh đe dọa tính mạng của người cao tuổi ở Việt Nam.
Theo dõi và điều trị những bệnh nhân nhồi máu cơ tim chúng tôi thấy: hầu hết bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở nước ta đến bệnh viện muộn, thậm chí nhiều trường hợp khi cơn đau ngực xuất hiện còn tự điều trị bằng cạo gió, châm cứu,... Có thể bệnh nhân đến bệnh viện muộn là do tuyệt đại đa số chưa hiểu rõ về tính chất nguy hiểm và sự cần thiết phải đến bệnh viện sớm khi bị bệnh này.

Hình 4.1. Ðộng mạch vành trái
1. Nhánh trái chính        2. Nhánh xuống trước        3. Nhánh nuôi vùng nách
4. Nhánh nhỏ bên        5. Nhánh mũ,        6. Nhánh bên,        7. Nhánh xuống sau;
8, 9, 10, 11, 12. Các nhánh nhỏ của động mạch vành trái        13. Ống thông
 


Hình 4.2. Ðộng mạch vành phải
1. Nhánh chính;        2. Nhánh bó xoang;        3. Nhánh thất phải;
4. Nhánh bên phải;        5. Nhánh nhĩ thất;        6. Nhánh xuống sau;        7. Ống thông
Như thế, ta có thể biết rõ rằng trên cơ sở động mạch vành tim đã bị hẹp do các mảng vữa xơ, nếu có một cục máu đông hoặc một mảnh lạ gì đó làm tắc một hoặc nhiều nhánh động mạch vành tạo thành tình trạng không có oxy ở các vùng cơ tim do các nhánh động mạch đó nuôi. Nếu tình trạng thiếu oxy nuôi dưỡng cơ tim kéo dài quá 5-6 giờ sẽ hình thành nhồi máu cơ tim (80% do các cục máu đông gây tắc; số liệu này có được là nhờ có việc chụp động mạch vành ở thời kỳ sớm). Như vậy khi có nhồi máu cơ tim tức là đã có một vùng tế bào cơ tim bị chết bởi các nhánh động mạch vành nuôi nó bị tắc. Người ta hay thấy tắc nhiều nhánh động mạch vành cùng một lúc. Cũng thật may mắn là không khi nào tắc cùng một lúc hoàn toàn các nhánh động mạch vành.
Hiểu rõ quá trình bệnh lý của nhồi máu cơ tim giúp ta hiểu được rằng nhồi máu cơ tim là "một đứa con bất trị" do người "mẹ" vữa xơ động mạch sinh ra. Do vậy, để phòng ngừa nhồi máu cơ tim trước tiên cần phòng ngừa vữa xơ động mạch.
Vấn đề khác cần phải quan tâm đó là nguyên nhân gây nên vữa xơ động mạch. Có nhiều người hiểu một cách giản đơn là "béo quá", "ăn nhiều mỡ quá", "sung sướng quá",... Hiểu như vậy thật là phiến diện. Thực sự cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa biết một cách chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh vữa xơ động mạch.
Tuy vậy người ta vẫn nói đến ba yếu tố gây tắc động mạch vành để tạo nên nhồi máu cơ tim:
1. Vữa xơ động mạch vành gây gắc tuần tiến chiếm 60% các trường hợp, tức là quá trình xơ vữa mạch vành tiến triển từ từ gây hẹp lòng động mạch từ từ, nhân lòng động mạch bị hẹp, cục máu hoặc cục gì đó, mảnh gì đó gây tắc mạch vành và từ đó tạo nên vùng nhồi máu cơ tim tương ứng.
2. Tắc mạch vành đột ngột, tuy nhiên cũng trên nền động mạch vành đã bị hẹp nhưng chưa nhiều (chưa đến 60-70%) do nguyên nhân nào đó tạo thành các huyết khối gây tắc mạch vành. Trường hợp này hay gặp ở những bệnh nhân tuổi chưa nhiều, tiền sử chưa có các cơn đau thắt ngực.
3. Cục máu đang dính ở trong thành tim mỗi khi tim bóp, có thể những vùng bìa của cục chưa tạo được liên kết vững chắc nên bị tách ra khỏi cục máu đông đó. Vì áp lực bóp của quả tim rất mạnh nên các vật lạ này được đưa đi xa hơn, đến mạch vành gây tắc. Từ đó tạo nên nhồi máu cơ tim.
Từ những hiểu biết về quá trình bệnh lý của nhồi máu cơ tim người ta đã có định nghĩa nhồi máu cơ tim như sau:

Xơ vữa động mạch


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xơ vữa động mạch là bệnh tác động đến động mạch (cũng như tĩnh mạch nếu nó được phẫu thuật di chuyển đến nơi khác để làm chức năng của động mạch). Về mặt đại thể, nó có biểu hiện là thành mạch máu trở nên "xơ cứng" bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch. Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới.
[sửa] Triệu chứng
Một trường hợp xơ vữa động mạch điển hình xảy ra vào cuối thời kỳ thơ ấu, thường có ở hầu hết các động mạch chính, nhưng không có triệu chứng và hầu hết các phương pháp chẩn đoán không được phát hiện được. Nó thường trở nên có triệu chứng nguy hiểm khi can thiệp vào tuần hoàn vành, cung cấp máu đến tim, và tuần hoàn não, đưa máu đến não. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân nền tảng quan trọng của đột quỵ, cơn đau tim, các loại bệnh tim gồm suy tim ứ huyết và hầu hết các bệnh tim mạch nói chung. Mảng xơ vữa ở các động mạch cánh tay hoặc, thường gặp hơn, các động mạch chân có thể gây bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên.
Theo số liệu tại Hoa Kỳ năm 2004, khoảng 65% nam và 47% nữ có biểu hiện đầu tiên của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch là cơn đau tim hoặc ngưng tim đột ngột (tử vong trong vòng 1 giờ sau khi triệu chứng khởi phát).
Tai biến mạch máu não

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tai biến mạch máu não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Tai biến mạch máu não có hai loại: tắc hoặc vỡ mạch máu trong não. Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh sau vài phút, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, nó có tần suất xuất hiện là 1,5 ca/1000 người/năm; tần suất này ở lứa tuổi trên 75 lên đến 10 ca/1000 người/năm.
Mục lục
Bệnh căn
  • Gây tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ, thuyên tắc do xơ vữa động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
  • Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
  • Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh.
Yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu.
[sửa] Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan).
Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.
Tổn thương trong bán cầu đại não (50% các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.
Tổn thương thân não (25%): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).
Tổn thương khiếm khuyết (25%): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thịcầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều.
[Diễn tiến
Khoảng 20% tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% trong vòng 1 năm. Khoảng 40% hồi phục không di chứng. Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: giảm ý thức, lệch nhãn cầu, liệt.
Chẩn đoán phân biệt
U não, chảy máu dưới màng cứng, liệt Todd (hội chứng thần kinh khu trú sau động kinh, hồi phục trong vòng 24 giờ). Ngộ độc do dùng thuốc quá liều, nhất là khi có triệu chứng mất tri giác.
Biến chứng, di chứng
Viêm phổi, trầm cảm, co cứng, táo bón, loét do nằm lâu, liệt.
Xử trí
Lưu ý:
Không có bất cứ điều gì ở Wikipedia Tiếng Việt được xem là sự cố gắng để cung cấp hoặc đề xuất một ý kiến y khoa hay tiến hành việc thực hành y khoa có liên quan đến sức khỏe con người.
Để có thể sử dụng (hay không sử dụng) bất kỳ thông tin hay bài luyện tập nào mà ở đây cung cấp, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ hay các nhà chuyên môn về sức khỏe.
Cần phải đưa người bệnh vào viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đối với người bị tai biến, thời gian là vàng, mạch máu đông hoặc vỡ phải được xử lý thật nhanh để đề phòng các biến chứng như liệt toàn thân, bại não, v.v. Khi người có các triệu chứng sau cần phải chú ý và đưa đến bệnh viện ngay lập tức:
Các triệu chứng xảy ra đột ngột
  • Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân - đặc biệt là tê cứng nửa người
  • Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)
  • Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân tay)
  • Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
  • Đầu đau dữ dội
Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:
  • Đột ngột đau ở mặt hoặc chân
  • Đột ngột bị nấc
  • Đột ngột cảm thấy buồn nôn
  • Đột ngột cảm thấy mệt
  • Đột ngột tức ngực
  • Đột ngột khó thở
  • Tim đập nhanh bất thường
Ghi chú: Chúng tôi nhấn mạnh chữ đột ngột để chỉ các triệu chứng xảy ra bất thường, không do các yếu tố bên ngoài.
Những việc có thể làm trước khi xe cấp cứu tới
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR), nếu cần phải dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân (hô hấp miệng-miệng)
  • KHÔNG ĐƯỢC cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân, trong trường hợp tai nạn, đầu hoạc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái. Nới lỏng quần áo.
  • KHÔNG ĐƯỢC cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt và sẽ gây nghẹn.
  • KHÔNG ĐƯỢC dùng ax-pi-rin (aspirin). Mặc dù ax-pi-rin có thể làm giảm cục máu đông trong trường hợp tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống ax-pi-rin trong ngày, cần phải báo với bác sỹ cấp cứu.
  • Thở sâu. Thở chậm và sâu giúp bệnh nhân bình tĩnh và đưa máu lên não nhiều hơn. Để người bệnh nằm xuống và nói chuyện với người bệnh để họ bình tĩnh.
  • Giữ đầu mát và thân ấm. Nếu có đá lạnh, có thể chấm nhẹ qua đầu người bệnh để giữ mát. Bọc đá trong khăn để không quá lạnh. Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề khi tai biến và có thể giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu. Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).
Phòng ngừa
Lưu ý:
Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
  • Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính.
  • Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin.



Coronary Artery Bypass Graft Surgery
(CABG)
Revising Medical Author: Daniel Kulick, MD, FACC, FSCAI 
Revising Medical Editor: William C. Shiel, Jr., MD, FACP, FACR
What is coronary artery bypass graft (CABG) surgery?
According to the American Heart Association 427,000 coronary artery bypass graft (CABG) surgeries were performed in the United States in 2004, making it one of the most commonly performed major operations. CABG surgery is advised for selected groups of patients with significant narrowings and blockages of the heart arteries (coronary artery disease). CABG surgery creates new routes around narrowed and blocked arteries, allowing sufficient blood flow to deliver oxygen and nutrients to the heart muscle.
How does coronary artery disease develop?
Coronary artery disease (CAD) occurs when atherosclerotic plaque (hardening of the arteries) builds up in the wall of the arteries that supply the heart. This plaque is primarily made of cholesterol. Plaque accumulation can be accelerated by smoking, high blood pressure, elevated cholesterol, and diabetes. Patients are also at higher risk for plaque development if they are older (greater than 45 years for men and 55 years for women), or if they have a positive family history for early heart artery disease.
The atherosclerotic process causes significant narrowing in one or more coronary arteries. When coronary arteries narrow more than 50 to 70%, the blood supply beyond the plaque becomes inadequate to meet the increased oxygen demand during exercise. The heart muscle in the territory of these arteries becomes starved of oxygen (ischemic). Patients often experience chest pain (angina) when the blood oxygen supply cannot keep up with demand. Up to 25% of patients experience no chest pain at all despite documented lack of adequate blood and oxygen supply. These patients have "silent" angina, and have the same risk of heart attack as those with angina.
When a blood clot (thrombus) forms on top of this plaque, the artery becomes completely blocked causing a heart attack.

When arteries are narrowed in excess of 90 to 99%, patients often have accelerated angina or angina at rest (unstable angina). Unstable angina can also occur due to intermittent blockage of an artery by a thrombus that eventually is dissolved by the body's own protective clot–dissolving system.


 1
 2 
 3 
 4 
 5 
 6 
 7 

 | Next


TÌM HIỂU BỆNH TIM MẠCH

ÚT BỈNH
MỔ TIM BẮC 4 CẦU
UTBINH mổ tim BV Tâm Đức ngày 10.4.2007
Xem tại : http://goo.gl/WicmX
Cám ơn các bạn , ngày 9.5.2007 tái khám BS nói tiến triển tốt , cho tái khám 1 tháng sau.Công lớn của BS PHƯƠNG , BS HIỆP , BS Nam BV Tim TÂM ĐỨC và của Bà Xã utbinh.Mau lành là nhờ các bạn động viên. Hẹn sớm tái ngộ với bài viềt mợi
NHẬT KÝ KHÁM TIM TĂNG NHƯ BỈNH
NGÀY 2.4.2007 :
  • Mệt từng cơn trong buổi chiều , kéo dài suốt đêm , dùng thuốc uống Vastarel + Nitromint + Xịt Nitromint . Tối giựt mình dậy nghe khó thở , ngủ ngồi .Gần sáng Dán Nitro Dur thấy đở nhiều , không còn mệt nửa.
NGÀY 3.4.2007 :
  • Khám Bệnh Viện Việt Pháp : Đo điện tâm đồ + Siêu Âm Tim , tốn 1.125.000 đ .
  • Cho uống : Concor 5 mg / 1 viên buổi sáng.
  Vastarel MR / 1 viên sáng + 1 viên Tối.
  Aspirine 80 mg / 1 viên buổi sáng .
  Lipitor 10 mg / 1 viên buổi tối .
  • Từ ngày uống thuốc không còn thấy mệt nửa.
  • Hẹn 11 giờ  ngày 10.4.2007 tái khám.
  • Giới thiệu đi Scan 64 lát tại Hoàn Mỹ.
NGÀY 7.4.2007 :
  • Chụp Scan 64 lát tại BV Hoàn Mỹ ( Máy giá 1.5 Triệu USD VN chỉ có ở đây , mới ra trên 1 năm ) , giá 1.600.000 đ khi chụp tiêm thuốc cản quang trong 10 phút chụp xong.
  • Kết quả xem chi tiết đính kèm. Có cho 1 Dỉa xem ảnh động.
  • Kết luận : Đề nghị chụp động mạch vành can thiệp .
DỰ KIẾN :
  • Sáng Thứ hai 9.4.2007 : Đăng ký Khám BS HUÂN 528/5/47 Điện Biên Phủ ( Chưa đến Cao Thắng bên Trái ) ĐT 2648.929 – 0913.982.298 . Chiều 4 giờ 30 khám ( BS nầy đã khám và đặt Steint cho Ba Vợ Hiếu tại BV Tâm Đức , sát BV Việt Pháp tháng trước 100 triệu ).
  • Sáng Thứ ba 10.4.2007 lúc 11 giờ tái khám BS Đoàn Thái BV Việt Pháp . Có lẽ chọn BS Huân đặt Steint can thệp động mạch vành.



No comments:

Post a Comment

quangnm