Wednesday, October 7, 2015

Khi nào khói mù trở nên nguy hiểm cho chúng ta?

00:00:00 08/10/2015

Hiện tượng khói mù khô bắt nguồn từ Indonesia đang gây nhức nhối cho người dân nhiều nước tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trong vài ngày gần đây, hiện tượng khói mù khô đã xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác. 

Nguyên nhân của hiện tượng mù khô này được xác định là do khói cháy rừng từ Indonesia bị gió thổi sang - khiến cho khá nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á phải chịu ảnh hưởng, đặc biệt là Singapore và Malaysia.
151006haze01-eef04
Bức ảnh vệ tinh của NASA cho thấy sự lan tỏa của khói mù tại Indonesia

Có thể thấy luôn hệ quả nhãn tiền của hiện tượng mù khô này là gây cản trở tầm nhìn, gây khó khăn trong vấn đề di chuyển, ách tắc và tai nạn giao thông. Thậm chí, những chuyến bay có thể phải hoãn lại, gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe mới là thứ gây lo ngại cho người dân - từ các triệu chứng nhẹ như chảy dịch mắt mũi, đến khó thở, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu hít phải quá nhiều khí độc.
151007smog03-4169c
Khói cháy rừng tại Indonesia

Nhưng khi nào khói mù mới được xem là nguy hiểm? 
Để biết được khi nào khói mù trở nên nguy hiểm, người ta sử dụng chỉ số PSI - Pollutant Standards Index (chỉ số ô nhiễm tiêu chuẩn) để đo lường. Trong đó, nếu PSI được chấp nhận là ở trong khoảng 0-50. Cụ thể về các mức PSI được nêu ra ở dưới đây:

- 0 - 50: An toàn

- 51 - 100: Bình thường

- 101 - 200: Có hại

- 201 -300 : Cực kỳ có hại

- Trên 300: Nguy hiểm

Khi mức PSI trong không khí đạt ngưỡng "có hại", chúng ta sẽ cảm nhận được những triệu chứng khác biệt trong cơ thể: khó thở, ho, kích ứng mắt, hắt hơi. 

Trên một chút nữa - khi đạt mức cực kỳ có hại, những người có bệnh tim hoặc phổi sẽ bị suy giảm chức năng hô hấp. Và khi đạt ngưỡng nguy hiểm, các triệu chứng sẽ tăng nặng ngay cả đối với người khỏe mạnh, đồng thời gây nguy hiểm đến tính mạng người già và trẻ em.

Nơi phải chịu nguy hiểm nhiều nhất?

Câu trả lời đã quá rõ ràng - chính là nơi khởi nguồn của khói mù khô: Indonesia.
151007smog05-4169c

Theo ghi nhận từ các chuyên gia, thì mức PSI trung bình thời điểm này tại Indonesia là... 1.800, trong đó có những khu vực như Palangkarayang tại trung tâm Kalimantan đã chạm ngưỡng 1.986, thậm chí là 2.300 vào thời điểm cuối tháng 9. 

Hiện nay, một số khu vực tại quốc gia này "mờ mịt" đến mức chính phủ không thể sử dụng trực thăng để dập lửa vì khuất tầm nhìn.
151007smog04-4169c
Nhiều khu vực tại Indonesia chìm trong mù sương

Nhưng còn các quốc gia khác thì sao? Hai quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ khói mù tại Indonesia là Singapore và Malaysia, trong đó chỉ số PSI đo được tại hai quốc gia này đạt ngưỡng trên 300 - mức "nguy hiểm". 

Kế đó là Thái Lan - quốc gia vừa chạm ngưỡng "nguy hiểm" vào ngày 7/10/2015. Theo đánh giá từ quốc gia này, đây là một trong những vụ khói mù nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.
151007smog01-4169c
Văn phòng thủ tướng Malaysia mịt mờ

Còn tại Việt Nam thì sao? Từ những ngày đầu tháng 10, các tỉnh thành phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang... ghi nhận có sự xuất hiện của khói mù. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, chưa có khi nhận cụ thể về chỉ số PSI và dường như chỉ dừng lại ở mức "có hại".
151007smog07-6be50

Biện pháp nhằm đối phó với khói mù

Tuy chưa có thông tin chính thức về chỉ số PSI tại Việt Nam nhưng chúng ta nên chuẩn bị cho mình trước mọi nguy cơ tiềm ẩn từ khói mù. 

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, các bạn cần đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đồng thời trang bị nước muối sinh lý để nhỏ mắt, mũi.
151007smog08-6be50
Khói mù tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Zing)

Các bạn cũng cần hạn chế ăn uống thức ăn ở ven đường. Các thực phẩm vỉa hè vốn không được che chắn tốt, có thể dễ dàng nhiễm khuẩn từ làn sương độc này. 

Đồng thời, các chuyên gia khuyên rằng các bạn không nên tập thể dục ngoài trời trong điều kiện "khói mù sương" như thế này, do có thể tăng lượng khí độc hại hít vào trong cơ thể.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là nếu nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại, các bạn cần phải nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ ngay lập tức.
Phân biệt giữa khói mù (Haze) và Sương mù Quang hóa (Smog)
Nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn hiện tượng khói mù do đốt rơm, rạ, hay thậm chí là cháy rừng... thành hiện tượng sương mù quang hóa - một hiện tượng nguy hiểm hơn rất nhiều. 
Sương mù quang hóa được sinh ra khi ánh Mặt trời tiếp xúc với khí thải từ động cơ hay quá trình sản xuất công nghiệp, với sự xuất hiện của các thành phần hóa học rất độc hại như SO2, các nitrogen oxit, Aldehit...  Hiện tượng này xuất hiện phổ biến tại các thành phố lớn đông đúc dân cư và nhiều phương tiện giao thông.
Sương mù quang hóa nguy hiểm hơn khói mù, vì đây là dạng khói rất có hại cho sức khỏe con người, thậm chí là gây ung thư. 
Sự kiện sương mù công nghiệp dày đặc và kéo dài ở London (Anh) vào năm 1952 là một ví dụ điển hình. Trong vòng 4 ngày, sương quang hóa đã giết chết ít nhất 4.000 người, là một thảm họa kinh hoàng đối với nhân loại.

Nguồn: Mens Health, Asia One

Nasa công bố bức ảnh giật mình về khói mù độc hại ở Đông Nam Á

09:52:51 07/10/2015

NASA mới đây đã công bố bức ảnh cho thấy khói mù độc hại từ Indonesia đang bao trùm phần lớn diện tích Đông Nam Á.

Một bức ảnh từ vệ tinh của NASA mới đây đã cho thấy làn khói mù dày đặc đang bao phủ phần lớn khu vực Đông Nam Á của chúng ta.

Bức ảnh cho thấy rõ nét luồng khói mù xuất phát từ đám cháy trong những bãi than bùn tại hai hòn đảo Sumatra và Borneo của Indonesia. Đám khói được thổi sang phía Tây, hình thành một đám mây dày đặc bao phủ cả hai hòn đảo và các quốc gia lân cận là Singapore và Malaysia.
151006haze01-eef04

Ảnh chụp từ vệ tinh của NASA cho thấy khói mù đang bao phủ phần lớn diện tích Đông Nam Á

Đám khói này đang khiến rất nhiều người tỏ ra lo ngại. Việc khói mù dày đặc đã khiến số ca tử vong và nhập viện vì tai nạn giao thông gia tăng, gây ảnh hưởng đến giao thông vận tải, đồng thời khiến căng thẳng chính trị giữa Indonesia và Singapore leo thang.
151006haze04-0dea5
Giao thông vận tải đang bị đình trệ vì khói mù

Đồng thời, lửa cháy đã thải ra hàng triệu tấn carbon vào bầu khí quyển. Theo báo cáo của Cục thông tin khí thải toàn cầu, con số này rơi vào khoảng 600 triệu tấn. Bên cạnh đó hiện tượng El Nino năm nay khiến cho hậu quả của đám cháy trở nên nghiêm trọng hơn.
151006haze02-eef04
Theo các báo cáo đã ghi nhận, đám khói đã gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực như Brunei, Indonesia,  Malaysia, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết chúng ta không thể lấy El Nino ra để biện minh, khi ngọn lửa này và điều kiện để nó phát triển mạnh là do bàn tay của con người.

Trong vòng 30 năm trở lại đây, hàng triệu hecta rừng mưa nhiệt đới và đầm lầy than bùn đã bị xóa sổ, để lại các cây bụi và bãi than bùn khô – những thứ rất dễ phát hỏa và đặc biệt khó dập tắt. Quá trình này bị đẩy nhanh vì ngành công nghiệp khai thác gỗ và khai thác dầu cọ của con người.
151006haze05-c7765
Khai thác dầu cọ là một trong những nguyên nhân khiến các khu vực này rất dễ bắt lửa

Hiện nay, chính phủ Indonesia đã ra lệnh bắt một số công ty khai thác gỗ và dầu cọ - những người được cho là đã gây nên hậu quả trên. Chính phủ Singapore cũng khẳng định các công ty này sẽ bị phạt một khoản tiền rất lớn.
151006haze03-c3dfd

Theo các chuyên gia, tin xấu là đám cháy và sương mù có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Chính phủ Indonesia đã khẳng định sẽ dập tắt đám lửa trong vài tuần, nhưng các khoa học gia tại NASA lại cho rằng, đám cháy này thậm chí còn lớn hơn sự kiện năm 1997 – 1998, khi ngọn lửa từ Indonesia đã được đánh giá là “thảm họa toàn cầu”.

Robert Field - nhà khoa học của NASA từ ĐH Columbia cho biết: “Tình trạng của Singapore và phía Đông Nam đảo Sumatra khá giống với sự kiện năm 1997. Cũng với hiện tượng mùa khô kéo dài, chúng tôi ước chừng năm 2015 sẽ là một trong những sự kiện tàn phá thiên nhiên nghiêm trọng nhất lịch sử”.
Nguồn: Eco - Business

Các loại ô nhiễm do con người gây ra khiến Trái đất ngày càng kiệt quệ

00:00:00 30/04/2015

Những bức hình như một lời cảnh tỉnh và phần nào giúp chúng ta nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt xã hội, con người đang phải đối mặt với một vấn nạn do chính mình tạo ra: Ô nhiễm môi trường

Cụm từ này quen thuộc với con người tới mức, nhiều khi chúng ta coi đó là hệ lụy hiển nhiên và quên mất sự nguy hiểm mang tính hủy diệt từ nó. 


Bạn có hay, toàn bộ hành tinh của chúng ta đều đang hứng chịu sự đe dọa từ ô nhiễm môi trường. Các dạng ô nhiễm chính bao gồm ô nhiễm đất, ô nhiễm đại dương, ô nhiễm nguồn nước ngọt và ô nhiễm không khí. Ngoài ra, các vấn đề về ô nhiễm âm thanh (tiếng ồn) hoặc ô nhiễm ánh sáng cũng đang dần được quan tâm.

Ô NHIỄM ĐẤT


Bạn có ngạc nhiên không nếu biết, ngay chính hành động tiêu dùng hàng ngày và xả rác đúng nơi quy định cũng hủy hoại tự nhiên? 

Nếu chưa tin, hãy trực tiếp tới thăm những bãi rác khổng lồ tại khu vực ngoại thành của nơi bạn đang sinh sống. Để giữ cho thành phố có cảnh quan xanh mát, sạch đẹp, ngoại thành và các cùng lân cận là địa điểm lí tưởng để “tập kết rác” trong khi chờ xử lý. 


Trước đây, hai cách xử lý rác sinh hoạt phổ biến nhất là đốt hoặc chôn. Tuy nhiên, do trong rác thải chứa tỉ lệ nhựa quá lớn nên khi đốt sẽ sinh ra chất gây ung thư, nguy hiểm tới tính mạng con người. Vì vậy, đào các hố chôn khổng lồ để chứa rác là sự lựa chọn phổ biển nhất hiện nay. 

Tuy nhiên, chôn rác được coi là nguyên nhân chính gây nên xói mòn đất và ô nhiễm mạch nước ngầm. “Thủ phạm” lớn nhất phải kể tới Mỹ, quốc gia chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng thải ra khoảng 30% tổng lượng rác thải toàn cầu.


Ô NHIỄM ĐẠI DƯƠNG


Ước tính mỗi năm, có khoảng 6 triệu tấn rác được thải trực tiếp xuống các đại dương. Phần lớn trong số đó là plastic (thành phần chính của túi nilon và các sản phẩm nhựa) - kẻ thù số một với sự sống của sinh vật biển. 

Các sản phẩm từ plastic thường mất khoảng 500 năm để có thể phân hủy, đồng nghĩa với việc chúng sẽ tồn tại lâu hơn gấp nhiều lần bất kì sinh vật nào trên Trái đất.


Một sự thật khủng khiếp về sức hủy hoại của con người tới đại dương đã được hé lộ: gần một nửa các loài chim biển, 22% thú biển, tất cả các giống rùa biển và một danh sách dài các loài cá sống chung với rác thải nhựa xung quanh - thậm chí là tồn tại trong cơ thể chúng.


Các sinh vật biển đã nuốt các túi nilon do con người thải ra vì nhầm tưởng rằng đó chính là loài sứa. 


Tốc độ thải rác của con người kinh khủng tới mức ngay chính giữa Thái Bình Dương đã hình thành một “lục địa rác” trôi nổi với diện tích gấp hai lần nước Mỹ.


Ngoài rác thải, dầu cũng là mối nguy hại đáng sợ tới sinh vật biển. Ngoài các tai nạn tràn dầu đáng tiếc, ngay cả khi không xảy ra sự cố nào, việc chuyên chở dầu bằng đường biển cũng trực tiếp gây ô nhiễm đại dương. 

Ước tính, cứ một triệu tấn dầu được chở thành công thì có khoảng một tấn dầu bị rò rỉ. Dầu bao phủ quanh cơ thể của các sinh vật biển, khiến chúng không thể thở được. Đối với nhiều loại chim có thói quen rỉa lông, chúng sẽ trực tiếp ăn dầu vào cơ thể gây tử vong.


Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Ước tính cứ 8 người tử vong thì có một trường hợp có nguyên nhân liên quan tới ô nhiễm không khí. Người ta đã ước tính được rằng, việc hít thở khí trời tại Bắc Kinh trong một ngày làm gia tăng tỉ lệ ung thư phổi tương đương hút 21 điếu thuốc lá/ngày. 

Và con số này còn khủng khiếp hơn tại Mumbai (Ấn Độ) khi việc hít thở tương đương với hút 100 điếu thuốc/ngày.


Nhưng bạn có tin, bầu không khí ô nhiễm của Trung Quốc cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Mỹ - quốc gia cách xa tới tận 11.600 km. Ước tính khoảng 1/3 ô nhiễm không khí tại San Francisco có nguyên nhân từ Trung Quốc. 


Ô NHIỄM NƯỚC


Trên thế giới, cứ mỗi 8 giây lại có một trẻ em chết vì nước ô nhiễm. Đây là một con số kinh hoàng, cao hơn bất kì tỉ lệ bệnh dịch nào. Tại các quốc gia nghèo như Ấn Độ, khoảng 80% rác thải đô thị được đổ trực tiếp xuống sông Hằng. 

Cũng tại con sông được coi là linh thiêng với đạo Hindus này, người ta còn trực tiếp chôn xác người thân đã qua đời. Vì vậy ở Ấn Độ mỗi ngày có khoảng 1000 trẻ em tử vong vì bệnh liên quan tới ô nhiễm nước. 


Một quốc gia đang phát triển khác là Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Có khoảng 700 triệu người Trung Quốc, tương ứng với 50% dân số quốc gia này, hiện đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm. 


Các quốc gia phát triển cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng từ ô nhiễm nước. Khoảng 1/3 lượng cá ở các dòng sông tại Anh đang hứng chịu quá trình chuyển đổi giới tính mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm nước. 

Tất cả hãy cùng hành động để bảo vệ môi trường chỉ bằng những việc làm thường ngày:
- Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì để bố mẹ đèo xe máy hay ôtô khi đi học, đi chơi.
- Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng Mặt trời.
- Tích cực trồng cây xanh (mỗi bạn có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn).
- Hạn chế sử dụng túi nilon.

Hãy chia sẻ, comment hành động bạn cho là thiết thực và lên tiếng để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới

00:00:05 12/01/2015

Ấn Độ, Ai Cập, Qatar... được xếp vào danh sách những nước có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới.

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) gần đây đã đưa ra báo cáo về ô nhiễm không khí năm vừa qua, dựa trên số liệu về mức độ ô nhiễm của 1.600 thành phố trên khắp 19 quốc gia. Tổ chức này đã sử dụng hệ thống đánh giá có tên là PM2.5 và PM10. 

PM2.5 được coi là hệ thống tốt nhất được dùng để đánh giá tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe và xác định nồng độ bụi ô nhiễm có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống.  

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 1

Những hạt bụi ô nhiễm này có thể là khói, bụi bẩn, nấm mốc hoặc phấn hoa, được tổng hợp từ những kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ độc hại. Đây được coi là những mối nguy hiểm lớn cho cơ thể con người nếu bị “tích lũy” trong hệ thống hô hấp. 

Theo WHO, chỉ số PM2.5 được coi tạm an toàn là 25 microgram/m3. Sau đây là những nước ô nhiễm nhất dựa theo chỉ số PM2.5 mà Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố.

1. Pakistan

Chỉ số PM2.5 trung bình: 100 microgram/m3

Một báo cáo của WHO năm 2014 cho thấy ô nhiễm không khí ở các khu đô thị của Pakistan khiến hàng ngàn người chết mỗi năm. Cụ thể,  80.000 ca nhập viện mỗi năm ở nước này vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có tới 8.000 trường hợp viêm phế quản mãn tính và gần 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh đường hô hấp. 

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 2

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 3

Lý do mà các chuyên gia đưa ra đó là nhiều nhà máy cùng ngành công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản đã khiến môi trường ở đất nước này càng thêm trầm trọng. Chỉ tính riêng năm 2005, đã có hơn 22.600 người trưởng thành là nạn nhân của ô nhiễm không khí.

2. Qatar

Chỉ số PM2.5 trung bình: 92 microgram/m3

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 4

Qatar sở hữu một trong những nền công nghiệp hàng không bận rộn nhất thế giới.

Sở hữu số dân hơn 2 triệu người và ngày càng tăng nhanh, Qatar cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề gây ra bởi số lượng ngày càng tăng của các công trình xây dựng và hệ thống hàng không bận rộn.

3. Afghanistan

Chỉ số PM2.5 trung bình: 84 microgram/m3

Chính phủ Afghanistan ước tính rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến cho 3.000 ca tử vong mỗi năm chỉ riêng tại thủ đô Kabul.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 5

Ô nhiễm không khí ở thủ đô Kabul.

Với dân số gần 30 triệu người, Afghanistan thường xuyên gặp nhiều vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông, bụi... gây nên ô nhiễm không khí nặng nề. 

Kích thước “khiêm tốn” của những thành phố miền núi đã dẫn đến tệ nạn xây dựng nhà bất hợp pháp, đi kèm với việc sử dụng máy phát điện diesel hoặc tệ hại hơn là nạn đốt lốp xe hoặc túi nilong để làm nhiên liệu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của đất nước này.

4. Bangladesh

Chỉ số PM2.5 trung bình: 79 microgram/m3

Là ngôi nhà cư trú của gần 155 triệu người, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng không khí của Bangladesh đã giảm gần 60% trong vòng 10 năm trở lại đây. Trên thực tế, có đến ba thành phố lớn của Bangladesh nằm trong danh sách 25 thành phố với chất lượng không khí kém nhất trên thế giới.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 6

Một khu thuộc da ô nhiễm nghiêm trọng ở thành phố Dhaka, Bangladesh.

Theo báo cáo của WB, ô nhiễm không khí giết chết trung bình 15.000 người Bangladesh hàng năm. Nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do gần 90% trong số 270 nhà máy thuộc da ở Bangladesh luôn "nhả khói" ra không khí, kèm với đó là ngàn lít chất thải độc hại. Một số liệu khác cho thấy, gần bảy triệu người ở Bangladesh bị hen suyễn; hơn một nửa trong số đó là trẻ em. 

5. Iran

Chỉ số PM2.5 trung bình: 76 microgram/m3

Ít ai ngờ, có đến 4 thành phố của Iran nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Đây là kết quả của những chính sách chính trị thất bại, việc sử dụng xăng kém chất lượng và hiện tượng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng mà đất nước này vẫn đang phải đối mặt.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 7

Ô nhiễm dày đặc ở thành phố Tehran, Iran.

Hậu quả của những hiện tượng trên là cư dân Iran phải thường xuyên hít thở hỗn hợp khí chết người của bụi cao su, amiang, sufur dioxide, nitrogen oxide và carbon monoxide.

6. Ai Cập

Chỉ số PM2.5 trung bình: 74 microgram/m3

Theo nghiên cứu của WHO, một người dân thường sống ở Cairo hít thở không khí ô nhiễm gấp 20 lần lượng cho phép mỗi ngày.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 8

Ô nhiễm tại Ai Cập được xác định là từ hệ thống giao thông quá tải.

Sự gia tăng số lượng xe cộ, công xưởng và nhà máy nhiệt điện cùng với việc sử dụng các phương pháp sưởi ấm cũ như đốt than hay gỗ được coi là những tác nhân nhân tạo chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở đây.

7. Mông Cổ

Chỉ số PM2.5 trung bình: 64 microgram/m3 

Dù chỉ sở hữu số dân vỏn vẹn 2,7 triệu người nhưng Mông Cổ vẫn nằm trong số những nước có nền không khí ô nhiễm nhất.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 9

Nhiệt độ dưới mức đóng băng trong thời gian dài ở Mông Cổ.
Mùa đông lạnh và kéo dài, với nhiệt độ có lúc xuống tới -40°C khiến cho người dân Mông Cổ thường xuyên phải đốt than để nấu nướng và sưởi ấm. Chính điều này là nguyên nhân hàng đầu khiến không khí ở đất nước trở nên ô nhiễm trầm trọng với mức đo PM2.5 là 64ug/m3.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 10

Ô nhiễm ở Ulaanbaatar.

Thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Dựa vào bảng đánh giá chất lượng không khí theo thời gian thực (AQI) thì không khí hiện giờ ở đây ô nhiễm ở vào mức độ cao nhất - nghĩa là đang ở mức báo động và tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

8. Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

Chỉ số PM2.5 trung bình: 61 microgram/m3

Dù cho quốc gia này là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới nhưng cũng là một trung tâm ô nhiễm. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất làm giàu từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt mà từ lâu đã nổi tiếng là gây hại cho môi trường.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 11

Sự giàu có không ngăn cản được ô nhiễm tại đây.

Với dân số hơn 9 triệu người, Dubai đã phải đưa ra chính sách “ngày không xe ô tô” vào năm 2010 nhằm phần nào giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm nặng nề ở thành phố giàu nhất thế giới này.

9. Ấn Độ

Chỉ số PM2.5 trung bình: 59 microgram/m3

Theo báo cáo của Trung tâm khoa học và môi trường Ấn Độ (CSE), vào mùa đông năm 2013, mức độ ô nhiễm không khí ở New Delhi cao hơn gấp 60 lần mức an toàn.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 12

Đây cũng là thành phố có tỉ lệ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới theo WHO. Với chỉ số AQI trên 300, người dân của thành phố này được khuyến cáo hạn chế ra đường bởi nguy cơ gây hại lớn cho sức khỏe.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 13

Ô nhiễm gây ra bởi những công trình xây dựng, chất thải công nghiệp. Các đám cháy lớn, khí thải xe cộ và lượng dân số đáng kinh ngạc 1,2 tỷ dân đã đưa Ấn Độ vào vị trí thứ 9 trong danh sách này.

10. Bahrain

Chỉ số PM2.5 trung bình: 57 microgram/m3

Có một sự thật là ô nhiễm không khí không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại một đất nước phát triển như Bahrain, với dân số chỉ vỏn vẹn 1,3 triệu người, ô nhiễm vẫn là một vấn nạn lớn của quốc gia.

Những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 14

Ô nhiễm ở đây chủ yếu là do hoạt động sản xuất năng lượng, bụi, khói và khí thải công nghiệp.

Nguồn: News, AQICN

No comments:

Post a Comment

quangnm