Sunday, October 18, 2015

KHI BẠN ĐÓI BỤNG HÃY VÀO TRANG NÀY ĐỌC.

 

Bên trong những ổ bánh mì ngon nhất nhì Sài Gòn có gì?

00:00:00 22/06/2015

Đâu sẽ là công thức để tạo nên nét độc đáo cho ổ bánh của các hàng bánh mì nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn như: Huỳnh Hoa, Bảy Hổ, Nhân Ngãi? Chúng ta hãy cùng đi "giải mã" thôi nào!

Bánh mì là một món ăn kỳ diệu. Nó hợp với tất cả mọi thứ và có thể ăn kèm với bất cứ món gì, vì thế việc kết hợp như thế nào luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên một ổ bánh mì ngon miệng. Nhưng ngon thôi vẫn chưa đủ. Để hấp dẫn hơn, người ta còn phải tạo được nét riêng cho mình từ những thứ mà không ai làm được. Nghe thì có vẻ khó, nhưng đó lại là "công thức" chính để tạo nên nét độc đáo của các hàng bánh mì nổi tiếng tại Sài Gòn hiện nay. Có thế mới lý giải được lý do vì sao mà có hàng lại nổi tiếng là có patê ngon, hàng thì có thịt dăm bông "chuẩn", hay bơ phết béo thơm,... mà người ta có đi lùng ở khắp cái Việt Nam này cũng không tìm được hương vị nào giống y như thế được. Và đó là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho ổ bánh mì của họ.

Thật là khiến người ta tò mò đúng không!? Vậy đâu sẽ là công thức để tạo nên nét độc đáo cho ổ bánh của các hàng bánh mì nổi tiếng nhất nhì của Sài Gòn như: Bánh mì Huỳnh Hoa, Hòa Mã, Bảy Hổ, Nhân Ngãi? Chúng ta hãy cùng đi "giải mã" thôi nào!

1. Bánh mì Huỳnh Hoa

Nếu tiếp tục nói về mức độ nổi tiếng của hàng bánh mì này nữa thì lại trở nên quá nhàm. Bởi đã có không ít bài viết từ trong lẫn ngoài nước nói về mức độ nổi tiếng của bánh mì Huỳnh Hoa tại Sài Gòn ra sao. Từ dãy người đứng chờ kín hết của một góc đường, cho đến cái giá cao ngất 32.000/ổ (giá lại tăng cách đây vài tháng) đã bằng một tô phở bò chất lượng. Nhưng chẳng hiểu lý do vì sao mà suốt hơn chục năm qua, bánh mì Huỳnh Hoa vẫn luôn giữ được chân khách, thậm chí là ngày càng nổi tiếng, giá cả cũng tăng theo tỷ lệ thuận.

Có lẽ bí mật ấy nằm trong món Patê và thịt nguội - bộ đôi "quyền lực" làm nên điều kỳ diệu của thương hiệu bánh mì Huỳnh Hoa.

Dòng người cả người bản địa cho đến khách du lịch nước ngoài cũng đều phải xếp hàng để chờ mua cho bằng được ổ bánh mì nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn này.


Ổ bánh trước khi bắt đầu nhét nhân sẽ được nướng sơ qua lò than để vỏ bánh thêm nóng và giòn tan.

Đầu tiên là Patê ở đây thuộc dạng siêu mịn, cảm giác như từng miếng gan đã được xay nhuyễn hết mức có thể nên chỉ cần nhìn vào là thấy ngay từng hạt gan nhỏ li ti hòa quyện hết vào nhau. Cứ quệt đến đâu là từng mảng Patê đi mướt đến đó. Bề mặt thì bóng bẩy, đỏ hồng trông cực kỳ quyến rũ. Còn mùi vị thì chắc chắn là "miễn bàn". 


Phần Patê mịn màng, hấp dẫn của bánh mì Huỳnh Hoa.

Nói đến Patê thì có lẽ, những người sợ béo sẽ ngay lập tức gạch bỏ nó ra đầu tiên, nhưng patê ở Huỳnh Hoa sinh ra là để khiến họ phải suy nghĩ lại. Không phải vì Patê ở đây không béo, bởi không béo thì làm sao ta có thể gọi nó là Patê? Vấn đề là trong cái béo đó còn có cái thơm, hương vị đậm đà. Ngọt, mặn, ngậy, thơm,... tất cả quyện vào làm một, quan trọng là không có vị hắc, có lẽ vì thế đã tạo nên nét độc đáo riêng cho món Patê Huỳnh Hoa. Patê ở đây ngoài vai trò là một thành phần không thể thiếu, thì nó còn là phần nền mềm mại mà "vững chắc", giúp nâng đỡ và kích thích thêm vị giác cho các món ăn kèm khác.

Tuy nhiên ở bánh mì Huỳnh Hoa thì không thể nào không nhắc đến tổng hợp các loại thịt nguội. Dăm bông, chả lụa, thịt heo ba chỉ,... cái nào cũng ngon, sạch và khó cưỡng!

Chồng thịt nguội được xếp ngay ngắn và sạch bóng trong những kệ kính

Ăn tới đâu là bốc đến đó.

Chưa nói tới ăn, chỉ mới nhìn lớp thịt nguội được xếp trong tủ thôi cũng đủ để bạn thòm thèm. Từng miếng thịt còn được cắt tỉa bằng máy đều tăm tắp, độ dày vừa phải, không một đường lệch, nên khi xếp vào trong càng làm ổ bánh mì thêm phần hấp dẫn. Đặc biệt các phần thịt nguội ở đây thật sự không ngán, vì tỉ lệ thịt và mỡ rất vừa phải. Nói là thịt nguội, thế nhưng ăn vào vẫn cảm nhận được vị ngọt và thơm từ mỗi miếng thịt. Thỉnh thoảng cắn phải những hạt tiêu đen sẽ càng làm tăng thêm mùi vị. 


Chà bông và rau sống, cải chua đã làm ổ bánh mì đỡ ngán hơn vì quá đậm đà vị thịt.

Phải nói, Patê, thịt nguội, cộng thêm lớp chà bông, củ cải chua và hành ngò sống với những hương vị có "1-0-2" đã là một công thức tuyệt vời và không thể bỏ qua khi bạn muốn thưởng thức bánh mì Huỳnh Hoa.

Địa chỉ: 26 Lê Thị Riêng, quận 1

2. Bánh mì Nhân Ngãi

Là một thương hiệu nổi tiếng lâu năm của Đà Lạt, nên ngay từ khi có mặt ở Sài Gòn, bánh mì Nhân Ngãi đã gây được rất nhiều sự chú ý. Nhưng dù nổi tiếng đến đâu thì để tạo được chỗ đứng và nét lạ của mình ở giữa "rừng" bánh mì khác tại TP.HCM, hàng bánh mì này đã thay đổi phong cách, nâng tầm lên thành một cửa hàng khang trang hơn, thoát khỏi hình ảnh của món bánh mì truyền thống thường thấy ở các lề đường Sài Gòn.

Và thứ làm nên sự nổi tiếng của hàng bánh mì này tại thành phố sương mù đó là món bánh mì gà. Gà ở đây không phải nguyên miếng mà là được xé sợi. Không quá nhuyễn, cũng không quá to. Từng sớ thịt gà luôn nằm ở kích cỡ vừa phải. Đủ tạo độ bông mềm, không khô, khi ăn vẫn có thể cảm nhận được đó là thịt gà chứ không lẫn lộn với các loại thịt khác. 

Từng món đều được đặt trong khay vô cùng sạch sẽ và tiện lợi.
Gà xé là món ăn nổi tiếng nhất khi nhắc tới bánh mì Nhân Ngãi

Cách nêm nếm gia vị của thịt gà cũng khỏi chê. Vì phong cách của hàng bánh mì này là không có quá nhiều rau củ. Các loại đồ chua, hành ngò đúng kiểu chỉ là điểm nhấn nhẹ giúp người ăn không bị ngán. Nên bù lại thì các món nhân chính lại đầy ụ như muốn trồi hẳn ra ngoài. Vì thế món chính phải vừa miệng, dù ăn nhiều đến đâu cũng không bị ngán mới khiến bạn còn hứng thú để "xử" tiếp một ổ tiếp theo.



Bên trong ổ bánh mì có rất nhiều nhân thịt gà, rau và cải chua chỉ là điểm nhấn giúp tăng thêm hương vị cho món nhân chính.

Một điểm cộng rất to cho ổ bánh mì Nhân Ngãi này nữa là có rất nhiều các loại sốt khác nhau. Ngoài món bơ Mayonnaise trứng quen thuộc, thì còn có cả sốt ớt Đà Lạt, tương đặc do đích thân chủ quán tự sáng chế và làm tại chỗ. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ thôi nhưng chính các loại sốt này đã giúp ổ bánh mì Nhân Ngãi trở nên "độc quyền".


Bơ Mayonnaises và sốt ớt cay là thứ tạo nên cái khác biệt cho ổ bánh mì Nhân Ngãi.


Ngoài nhân thịt gà xé thì ở đây còn có nhân chả lụa từ thịt heo và chả bò thơm phưng phức.


Trong món bánh mì chả sẽ có thêm tương đặc chỉ tại đây mới có mà thôi.

Địa chỉ: 97 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.

3. Bánh mì Bảy Hổ

Nếu bạn muốn tìm một hàng bánh mì "cổ" để thử hương vị truyền thống năm xưa thì có thể đến "ngay và luôn" con hẻm nhỏ nằm trên đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 để trải nghiệm.


Xe bánh mì Bảy Hổ giản đơn thế mà đã tồn tại gần 80 năm rồi đấy!

Tuổi đời của xe bánh mì Bảy Hổ này đến nay đã được gần 80 năm. Mặc cho hàng trăm, hàng nghìn xe bánh mì khác hấp dẫn, "trẻ trung" và phong phú hơn mọc lên, nhưng Bảy Hổ vẫn giữ nguyên hương vị và phong cách nguyên bản của mình suốt ngần ấy năm. Thậm chí giá cả nó cũng tăng rất ít, chỉ khoảng 12.000 - 15.000đ/ổ. Dù đã thuộc hàng "cổ", nhưng suốt bao nhiêu năm qua, người dân Sài Gòn và sống trong con hẻm Huỳnh Khương Ninh này vẫn rất yêu thích nó. Tất cả là nhờ vào món Patê và bơ đặc biệt mà gần 80 năm đến nay vẫn chưa bị "soán ngôi". 


Ta nói Patê ở đây đã gần 80 năm rồi mà vẫn chưa hề bị "soán ngôi".
Vì thế Patê gần như được xem là thành phần chính trong ổ bánh mì. Nó khác hoàn toàn so với các hàng bánh mì khác.
Được biết, hàng bánh mì Bảy Hồ là do ông Trần Văn Hậu quê gốc ở tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) bán đầu tiên. Lúc đầu ông chỉ bán độc nhất mỗi món bánh mì kẹp thịt, Patê và chả lụa. Sau đó đến đời con của ông là bà Trần Lệ Sương và đến nay do anh Hồ Quốc Dũng - cháu ngoại của ông Hậu tiếp quản và phát triển. Có thể nói cách làm nên món Patê và bơ này đã trở thành công thức gia truyền suốt 3 đời người. Nhưng dù thay đổi từ đời ông đến đời cháu thì món Patê vẫn không thay đổi nhiều, thậm chí là còn ngày càng thơm hơn. Vì thế mà những vị khách lớn tuổi muốn tìm lại hương vị của món bánh mì Patê năm nào vẫn sẵn sàng đi hàng cây số để mua bằng được ổ bánh mì của Bảy Hổ mới chịu.


Sau lớp Patê công thức gia truyền sẽ là lớp thịt heo ngấm gia vị và chả lụa hảo hạng.


Thêm nữa là tầng rau xanh mướt, chua chua ngọt ngọt vô cùng hài hòa.

Nghệ thuật làm nên một ổ bánh mì tuổi đời gần 80 là thế!

Địa chỉ: 23 Huỳnh Khương Ninh, quận 1.
 
Theo
 K.T; Ảnh: Andy Trần / Trí Thức Trẻ

Cơm tấm - Món ăn "đỉnh" nhất Sài Gòn

00:00:00 17/04/2015

Ẩm thực Sài Gòn là sự pha trộn giữa các vùng miền, vì thế để tìm một món mang đậm chất và hương vị của Sài thành thì thật khó khăn. Tuy nhiên, với món cơm tấm "sườn, bì, chả" này thì dù có ở nơi nào, bạn cũng không thể tìm được cái cảm giác và hương vị như được ăn ở Sài Gòn.

Từng đến Hà Nội công tác, tôi được bạn bè chỉ cho rất nhiều món đặc sản, nào là bún đậu, bún ngan, cháo sườn hay chả cá,... Đến Đà Nẵng, hội các chị cũng tận tình đưa tôi đến các hàng mì Quảng, bánh tráng cuộn thịt heo, gỏi cá,... trong suốt vài ngày để ăn cho bằng hết những món gọi là đặc sản của vùng. Thế mà kỳ lạ thay, đến khi các chị vào đến Sài Gòn, hỏi tôi "thế món nào là đặc sản của vùng mày, đáng để cho các chị thử trước tiên" thì tôi liền trở nên bối rối và ngẩn hết cả người. Thật tình, tôi chẳng biết phải nói gì trong số hàng trăm, hàng nghìn món mà thường ngày tôi vẫn thường lấy nó để tự hào và khoe với họ rằng "ẩm thực Sài Gòn thật tuyệt".

Tôi thẫn thờ và lưỡng lự không phải vì Sài Gòn không có cái món gọi là "trứ danh", chẳng qua là có quá nhiều món đặc biệt nên chẳng biết chọn gì trước tiên. Từ đó tôi phát hiện ra, ẩm thực Sài Gòn hình thành lên nét đa dạng như ngày hôm nay, một phần là nhờ vào sự hội tụ và pha trộn từ các món ăn của nhiều vùng miền khác nhau mà có, nên việc bắt tôi chọn một món nào đấy thật thuần và đậm đà chất Sài thành thì quả thật... có chút khó khăn.

Nhưng sau đó tôi liền nhớ đến kỷ niệm về chuyến công tác ở Đà Nẵng cách đây vài tháng. Khi đó các chị đã vô cùng vất vả, lang thang hết một ngày để cùng tôi lùng cho bằng được hàng cơm tấm "có mùi" Sài Gòn nhất ở ngay thành phố biển miền Trung. Và lúc này đây, cơm tấm quả thật là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời để giới thiệu cho các chị. Tôi muốn chứng minh cho các chị biết, lý do vì sao cứ hễ xa Sài Gòn vài hôm là cái hương thơm, mùi vị của món ăn này lại khiến tôi "phát điên" lên và cuống cuồng lùng sục ở khắp xứ người để ăn cho bằng được! Và cũng sau nhiều lần thèm một cách "bất đắc kỳ tử" như thế, tôi nghiệm ra một điều rằng, quả thật chẳng thể ăn được món cơm tấm nào khác ngoài đất Sài thành.

Đĩa cơm tấm "trứ danh" của Sài thành.

Đặc biệt trong cái món cơm tấm này còn là cả một câu chuyện thú vị, lý giải vì sao người Sài Gòn thường hay ăn sáng bằng cơm - một thói quen rất lạ so với những người ở vùng khác. Bởi họ xem cơm là một món ăn quá no và khó tiêu hóa nếu dùng để làm bữa ăn sáng. Nhưng từ khi cơm tấm xuất hiện, bỗng người Sài Gòn liền thay đổi quan điểm, rồi sở thích dần dà hình thành nên thói quen, đã khiến họ bất giác chọn cơm tấm trở thành món ăn sáng tuyệt vời nhất trước khi bắt đầu một ngày dài học tập, làm việc vất vả của mình. Đến nay, người Sài Gòn có thể ăn cơm tấm không chỉ bữa sáng mà đến buổi trưa, buổi tối, thậm chí là đêm muộn trước khi về nhà ngủ lâu lâu cũng thèm phát khiếp một đĩa cơm sườn bì chả, phải ráng đi ăn rồi mới an tâm ngon giấc.

Thế là tôi đã chọn ra 4 quán cơm tấm "đỉnh" nhất ở Sài Gòn để giới thiệu cho các bà chị hơi bị sành ăn này đó là quán: Ba Ghiền, cơm tấm bãi rác, chung cư Phan Xích Long và một quán cơm nhỏ nằm hút trong hẻm Xô Viết Nghệ Tĩnh mà rất nhiều người Sài Gòn đều biết. 

Cơm tấm Ba Ghiền

Nói đến cơm tấm thì món được gọi là truyền thống và ngon nhất là phải kể đến bộ ba "sườn, bì và chả". Từ những ngày đầu khi cơm tấm mới có mặt ở Sài Gòn thì 3 món này vẫn luôn được gọi đi kèm cùng nhau. Trong đó sườn là món chính, do được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu như dầu hào, bột ngũ vị hương, hành tỏi, nước tương và mật ong,... Sau khi đem nướng trên bếp than hồng, miếng sườn từ từ thấm gia vị, tỏa mùi thơm, nước thịt phủ đều càng tăng thêm vị đậm đà, tạo thành một hương vị thật sự đặc biệt mà chỉ cần ngửi thấy là nghĩ ngay đến cơm tấm. 

Những miếng sườn ướp mật nướng vàng ruộm và một chút cháy cạnh này chính là thứ làm nên hương vị đặc trưng của cơm tấm Sài Gòn.

Sau đó là đến món chả được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn đều với bún gạo, nấm mèo cùng vài gia vị cơ bản đem đi hấp chín. Đặc biệt món chả còn có thêm một lớp lòng đỏ trứng gà ở phía trên mặt, làm miếng chả không chỉ đẹp hơn mà còn có thêm vị beo béo, thơm và mềm hơn. Còn bì được làm từ da heo cắt sợi rồi trộn với thính. Ăn vào thấy dai dai và rất thơm. Một món ăn có vẻ hơi nhạt nhưng khi ăn kèm với chả và sườn thì quả thật không có bất kỳ thứ nào có thể thay thế bằng.

Và quán cơm Ba Ghiền này thì nổi tiếng suốt mấy chục năm qua, phần lớn là nhờ vào những miếng sườn nướng vô cùng chất lượng ấy. Ở Sài Gòn có câu "sườn Ba Ghiền, ăn vào là ghiền", lý do cũng là vì như vậy. 


Độ dày của miếng thịt sườn thật là khiến người ta cảm thấy khó cưỡng lại.

Sườn ở đây được cắt rất to, lấp đầy cả một đĩa cơm và miếng nào cũng dày, nhưng lại ở mức vừa phải nên vẫn khiến miếng sườn được ngấm đủ gia vị, giữ nguyên độ mềm và ngọt, cắn vào chẳng thấy dai. Những miếng sườn này có vẻ chính là bí quyết riêng của quán, vậy nên bất cứ lúc nào trong ngày, tiệm cơm Ba Ghiền cũng đông khách ra vào.

Nhìn miếng sườn óng ánh, thỉnh thoảng còn nổ kêu đôm đốp trên lò than và làn khói trắng bay lên, dù đứng ở phía xa nhưng vẫn nghe được mùi thì không thể nào kềm lòng được.

Những miếng sườn làm nên danh tiếng của hàng cơm tấm Ba Ghiền.


Chén canh súp chất lượng đi kèm với mỗi phần cơm.


Địa chỉ: Đặng Văn Ngữ quận Phú Nhuận.
Thời gian mở cửa: 5h - 20h

Cơm tấm chung cư Phan Xích Long

Mặc dù chẳng có món ăn nào là phân định dành cho người giàu, người nghèo, nhưng rõ ràng cơm tấm lại là món ăn được phần đông người tầng lớp lao động bình dân, học sinh, sinh viên ở Sài Gòn lựa chọn. Cũng chính vì thế mà hầu hết những hàng cơm tấm ở Sài Gòn đều được mở ra nhằm phục vụ chính cho những đối tượng này, giá rất rẻ, cơm rất ngon và nhiều. Một trong số những quán cơm tấm đó phải kể đến quán cơm nằm sau chung cư Phan Xích Long quận Bình Thạnh.

Hàng cơm nép sau dãy chung cư Phan Xích Long 

Bắt đầu mở cửa từ 5h chiều, đây là lúc mà mọi người đều đã tan làm và chuẩn bị về nhà tìm một bữa cơm dằn bụng cho bữa tối. Vậy nên, lượng người đến đây ăn rất đông. Với mức giá chỉ khoảng 20k - 35k, ai cũng có được một phần cơm ngon nổi tiếng ở quán cơm này. 

Đĩa cơm sườm bì chả làm nên một bữa ăn vẹn tròn cho những người dân lao động.

Do phục vụ chính đối tượng lao động quanh khu vực, nên hàng cơm này ngoài các món cơ bản như sườn, bì, chả còn thường xuyên cập nhật nhiều món khác như thịt heo, cá kho, đậu hũ, hải sản,... để mọi người có thể thay đổi khẩu vị của mình. Và tất nhiên, đã là hàng cơm tấm thì sườn, bì, chả lúc nào cũng phải là những món ngon số một.

Chỉ đến khoảng gần 9h tối, có hôm đông khách thì chỉ mới 8h quán đã sạch món và chuẩn bị đóng cửa. Vì thế nếu bạn nào muốn đến đây nếm thử món cơm tấm vừa rẻ, vừa ngon này thì hãy tranh thủ đến sớm một chút nhé.

Miếng sườn óng ánh và bì thịt vô cùng hấp dẫn.
Đặc biệt trong mỗi miếng chả ở đây còn có một lòng đỏ trứng muối ăn vào rất bùi, thơm và ngon.
Địa chỉ: Sau lưng chung cư Phan Xích Long quận Phú Nhuận
Thời gian: 17h - 21h

Cơm tấm bãi rác quận 4

Cái tên nghe có vẻ hơi... kỳ, nhưng đây chỉ là biệt danh mà những tín đồ cơm tấm ở quận 4 đặt cho hàng cơm này để dễ nhớ. Một phần vì hàng cơm này nằm ngay sau lưng chợ Xóm Chiếu, ở gần đó thường có những bãi rác nhỏ do tiểu thương ở chợ gom lại. Vậy là gọi thành cơm tấm bãi rác, dần dần thành luôn quen mắt, quen miệng, trở thành cái tên không chính thức lúc nào không hay.

Đây là hàng cơm mà trước đây những người bạn ở Hà Nội của tôi đến đã rất thích và tấm tắc khen ngon. Món "đinh" ở đây là món sườn nướng và sườn ram. Chẳng biết được tẩm ướp cụ thể ra sao mà cái vị mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay hòa quyện vào nhau, ăn rất "vào". 

Hàng cơm tấm với gần chục món ăn khác nhau được sắp trên bàn, thật khiến người khác chẳng thể cầm lòng.

Ngoài ra còn một điều nữa mà tôi và rất nhiều người thường hay quên hoặc không để ý đến, đó là sẽ chẳng thể nào có món cơm tấm nếu không có tấm. Tấm ở đây chính là phần đầu của hạt gạo, trong quá trình xây xát đã làm hạt tấm vỡ ra, đây cũng là nguyên liệu chính mà không thể thay thế bằng bất cứ loại nguyên liệu nào khác trong món cơm tấm. Và để nói chỗ nào có cơm tấm ngon thì chắc nhiều người sẽ chọn cơm tấm bãi rác, bởi hạt tấm mặc dù vỡ vụn nhưng lại rất thơm, ngọt và kiểu nấu không quá khô cũng không quá nhão, khiến người ăn chẳng bao giờ thấy ngán hay sợn miệng. 



Cái cảm giác múc từng muỗng cơm tấm trắng tinh, đặt lên trên một miếng sườn nướng, một miếng chả và ít bì thính rồi đưa hết vào miệng vừa nhai, vừa cảm nhận hương vị các món ăn hòa quyện vào nhau thật sự là vô cùng tuyệt vời.


Cơm tấm ở đây rất ngon và được nấu một cách vô cùng khéo léo.
Sườn non nướng tại hàng cơm này cũng là một trong những món bạn không thể nào bỏ qua.



Các miếng thịt sau khi được tẩm ướp là được nướng ngay trên bếp than hồng.

Địa chỉ: Đường Lê Văn Linh (sau lưng chợ Xóm Chiếu quận 4)
Thời gian mở cửa: 18h - 12h

Cơm tấm Xô Viết Nghệ Tĩnh

Nằm sâu hút bên trong một con hẻm nhỏ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, suốt nhiều năm qua hàng cơm sườn này đã là điểm dừng chân của không biết bao nhiêu người Sài Gòn.

Mặc dù chỉ bán vào lúc 9h tối cho đến 4h sáng, cái giờ tưởng đâu ai nấy đều đã yên giấc, nhưng với nhiều người thì vẫn là lúc muốn tìm một cái gì đó để lót bụng, và thế là họ tìm đến đây để ăn cơm tấm. Điều này cũng nói với tôi rằng, người Sài Gòn thật sự yêu cơm tấm đến mức nào. Bất kể sáng, trưa, chiều hay tối muộn, cơm tấm vẫn luôn nằm trong danh sách lựa chọn của họ vào những lúc thấy bụng réo rắt. 

Dù bán rất muộn, nhưng quán lúc nào cũng có khách đến đều đặn.
Những con người thích ăn đêm vì quá bận rộn với công việc ban ngày của mình

Giống như ở các quán mà tôi đã giới thiệu phía trước, hàng cơm này cũng có những miếng sườn là "đặc sản". Sườn ở đây được ướp rất vừa tay và đậm đà. Tuy nhiên, một chi tiết mặc dù rất nhỏ nhưng lại là điều làm nên nét đặc biệt cho hàng cơm này đó chính là ở chén tóp mỡ, mỡ hành và nước mắm của quán. Bất kể bạn ăn món gì cũng đều có thêm một chén tóp mỡ giòn rụn để ăn kèm, khi nhai vẫn còn nghe rõ tiếng rôm rốp trong miệng. 

Ngoài tóp mỡ thì mỡ hành ở đây ăn cũng rất thơm mà không ngán. Này nhé, một đĩa cơm tấm đầy ụ, đậm đà mùi sườn, dai thơm của bì, béo ngậy của tóp mỡ, khi ăn không quên rưới lên một ít nước mắm chua ngọt, cay nhẹ do quán tự pha. Chỉ vậy thôi mà bảo đảm rằng bạn sẽ nhớ mãi. Và nếu muốn tìm lại cái hương vị đó ở một hàng cơm tấm khác ở Sài Gòn có lẽ cũng rất khó.

Một phần cơm tại đây còn có thêm dưa leo, cà chua tươi và một chén tóp mỡ vàng, giòn rụm
Chén tóp mỡ này chính là thứ mà không phải hàng cơm tấm nào ở Sài Gòn cũng có.
Mỡ hành tươi nguyên và xanh um trông cực kỳ ngon và làm đĩa cơm sườn trông hấp dẫn hơn.

Địa chỉ: Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh.
Thời gian mở cửa: 21h - 4h sáng hôm sau

5 quán ăn vặt "huyền thoại" của 8x, 9x đời đầu ở Hà Nội

00:27:12 19/10/2015

Bài viết này sẽ chỉ đơn giản là giúp các bạn đã từng lê la quán xá một thời được ôn lại kỷ niệm, còn đám 9x đời cuối hay 10x được biết về những ngày giản dị của đám anh chị “đã già thật già”.

Các 8x, 9x đời đầu có còn nhớ, những ngày cấp 2, cấp 3, cứ sau giờ học là lại háo hức ùa đến những hàng quán quen? Ngày ấy, không có cafe sang chảnh xì tin, cũng chẳng có tiệm bánh tiệm trà xinh xắn để chụp ảnh check in, thế mà đứa nào cũng mê tít, truyền tai nhau đúng kiểu “sành điệu là phải đến đây ăn món này này”.

Nhiều trong số những hàng quán đấy đã đóng cửa, một số lại thay đổi, nhưng một số vẫn tồn tại như một minh chứng hùng hồn về “một thời oanh liệt”. Nhiều đứa bảo: “Chẳng còn ngon như xưa”, đứa khác lại vẫn trung thành như thể một thói quen không thể bỏ. Thế nên sẽ có đôi chút phiến diện và cá nhân nếu tìm cách đánh giá hương vị ngày xưa - bây giờ. Bài viết này sẽ chỉ đơn giản là giúp các bạn đã từng lê la một thời được ôn lại kỷ niệm, còn đám 9x đời cuối hay 10x được biết về những ngày giản dị của đám anh chị “đã già thật già”. 

1. Chè xoài/Sữa chua nếp cẩm 

Hai món này đích thị là thứ từng khiến đám xì tin một thời “điên đảo”. Giống như cơn sốt trà chanh hay phô mai dây bây giờ, ngày ấy, đi đến đâu cũng thấy người ta bán chè xoài, sữa chua nếp cẩm. Nhưng mà đứa nào “sành điệu” đều biết rõ, chè xoài/chè nếp cẩm ngon nhất chỉ có ở Hàng Than mà thôi.

BPHO1524-e8d60

Nói về sữa chua nếp cẩm thì, sữa chua cẩm ở Hàng Than ăn thấy đúng dẻo và thơm, sữa chua thì bình thường thôi nhưng chẳng hiểu sao hai thứ đấy quyện vào nhau lại… hợp đến kỳ lạ như thế. Một đứa có thể ăn hai cốc mà vẫn thấy thòm thèm. Chè xoài cũng là một món siêu đặc biệt, lớp xoài ở dưới mịn, thơm, lại có thêm trân châu và nước cốt dừa. Ăn vào ngọt dịu dịu lại ngậy béo, ngày xưa chẳng có nhiều món ngon, chỉ cần như thế là đủ mê mẩn rồi. 

BPHO1515-e8d60

BPHO1516-e8d60

BPHO1517-e8d60

2. Bôbô chacha trường Phan Đình Phùng

Cái món này mới đúng là quá đỗi nổi tiếng, chắc nổi tiếng nhất cả khu trường Phan Đình Phùng, đến mức tận bây giờ người ta vẫn nườm nượp kéo đến hàng ngày chỉ để thưởng thức món chè bôbô chacha lừng danh ngày nào. 

BPHO1511-7dc55

BPHO1502-7dc55

Bôbô chacha có 3 loại, chè đen được nấu bằng gạo nếp cẩm, ở trên rưới nước cốt dừa, ăn vừa dẻo lại vừa bùi. Trắng lại làm từ sắn với khoai lang, ăn cùng chân trâu và nước cốt dừa nên có phần nhẹ nhàng, thanh thanh hơn. Cuối cùng, nổi tiếng nhất là chè hoa quả, ăn cùng hạt é, trân châu, vừa mát lại vừa ngọt. 

2015-10-14 04.50.41 1-c6622

BPHO1508-6645f

Tất nhiên là ngoài bôbô chacha ở trường Phan Đình Phùng, còn rất nhiều nơi thử mở bôbô chacha nữa, nhưng chẳng chỗ nào có được danh tiếng lẫy lừng như địa điểm này. Chắc có lẽ vì người ta ăn quen, đâm thấy những chỗ khác dù có hơn nhưng cũng chẳng thấy vừa miệng. Ở đây, ngoài bôbô chacha còn có thêm nem, khoai chiên Lệ Phố cũng rất được yêu thích. 

3. Chè tự múc Hàm Long

Địa điểm lẫy lừng mà không chỉ đám ở quanh khu Hàm Long quen thân, mà còn cả đám ở các trường, các khu khác cũng biết mà tìm đến. Chắc đây cũng là nơi đầu tiên mà đám học sinh được biết đến mùi “buffet”. Ở trên một cái bàn nhỏ, bày đủ các thứ chè được đặt trong âu riêng, nào trân châu, nào thạch, nào sợi chè Thái, rồi các kiểu chè bưởi, chè đậu xanh, đậu đỏ, chè chuối. Những âu chè lớn đầy sắc màu từng được đám trẻ con, học sinh ngày ấy cố mà ních cho đầy bát. Cốc to nhất giá đâu chỉ 2 nghìn 500 trăm đồng, bây giờ chắc phải hơn nhiều rồi. Tuy nhiên vẫn rẻ hơn khối mấy kiểu chè khúc bạch, rồi caramel trân châu..vv… 

BPHO2972-6042d

BPHO2963-2efb6

BPHO3281-6042d

BPHO3276-6042d

BPHO3277-6042d

BPHO3296-6042d

BPHO3299-6042d

4. Mì tôm chanh trường Việt Đức

Món này chắc có lẽ là “huyền thoại của các huyền thoại”, bởi đến tận bây giờ quán vẫn cực kỳ đông khách, không chỉ đám học sinh Việt Đức mà còn đám “cựu Việt Đức” lẫn cả đám trẻ, đám “già”. 

BPHO2809-b6661

BPHO2811-b86ae

Bát mì tôm chanh ở đây thì muôn thưở vẫn vậy, không rau cải không gì thêm thắt màu mè, ai oách lắm có thể gọi thêm gói bò khô rắc lên, hay cái xúc xích ăn kèm, không thì một bát mì được bưng ra vẫn còn đậy nắp nóng lục bục cũng đủ để bạn phát thèm. Mà thật kỳ cục, cũng chỉ mì tôm chanh dội nước sôi như ở nhà thôi, thế mà đứa nào cũng cứ phải tìm cách ra đây ăn mới chịu được, xong rồi bảo: “Chẳng hiểu sao ăn ở đây thấy… ngon hơn ở nhà”.

BPHO2816-28a66

BPHO2818-28a66

5. Kem xôi, hồng trà trường Trần Phú 

Cũng là một “huyền thoại” không thua kém mì tôm chanh Việt Đức, kem xôi và hồng trà trường Trần Phú chính là món ăn từng khiến đám xì tin Hà Nội một thời “phát sốt”. Thậm chí, nhiều bạn Sài Gòn hay ở các tỉnh khác còn đưa kem xôi vào hẳn danh sách cứ đến Hà Nội là phải ăn, thế là đủ biết độ hot và được yêu thích của món này đến mức nào. 

BPHO2839-c2349

BPHO2842-b86ae

Kem xôi đơn giản lắm, chỉ có vỏn vẹn 3 viên kem vani, ở dưới là xôi và rắc thêm vài ba lát dừa khô bên trên. Chỉ thế mà món này cũng “làm mưa làm gió” cho đến tận bây giờ. Món gì mà vừa ngọt, vừa ngậy, vừa mát lại vừa có cái dẻo thơm của xôi, ăn một bát nhỏ thôi cũng đủ ngang bụng mà vẫn thòm thèm muốn ăn nữa, ăn nữa.

BPHO2827-28a66

BPHO2829-28a66

Hồng trà thì khỏi nói, trước khi có đủ thể loại trà sữa trân châu thì chỉ hồng trà trường Trần Phú mới đủ sức thoả mãn khẩu vị ưa mới mẻ của đám xì tin một thời. Nào là hồng trà ô mai, hồng trà bí đao, hồng trà chocolate, rồi cả món xuka huyền thoại với caramel và đủ thứ trân châu nữa chứ. Hạnh phúc ngày ấy chắc cũng giống như mấy truyện dài tuổi teen viết đăng tạp chí, là giữa mùa đông lạnh, bạn nam đẹp trai học lớp bên mua tặng bạn nữ rụt rè một ly hồng trà như thể quan tâm. 

BPHO2837-28a66
 
Theo
 PiterDeeDee / Trí Thức Trẻ

4 quán bún ốc nguội ngon nức tiếng Hà Thành

00:05:25 24/06/2015

Trời nóng hanh hao, đi tìm lại dấu vết của bún ốc nguội - thức quà trứ danh đất Hà Thành, nay đã lẩn quất giữa muôn vàn tiệm bún ốc giò bò đậu mọc lên như nấm mỗi ngày.

Có một điều gì đấy ở mùa hè luôn quyến luyến người Hà Nội. Thật kỳ cục bởi khi nhắc đến Hà Nội, người ta lại thường nhớ thương mùa đông. Nhưng tôi có thể liệt kê ra đây cả vài chục gạch đầu dòng những thứ sẽ khiến bạn có cái nhìn khác về cái mùa nóng ở xứ sở khó chiều này. Để xem nào: Nước sấu đá, chè sen thạch, những đốm nắng rực rỡ rơi xuống từ kẽ lá cây, đầm hoa sen, những cơn mưa hè trong khu phố cổ, và cả bún ốc nguội nữa.

Thật ra thì người Hà Nội thích ăn bún ốc, thế nên có thể ăn bún ốc quanh năm suốt tháng. Nhưng bún ốc nguội sẽ ngon nhất khi vào hè. Có một chút quan điểm cá nhân ở đây của tôi, đó là trong những kỷ niệm về mùa hè mà tôi nhớ nhất, bao giờ cũng có cảnh ngồi ăn bún ốc nguội trong một con ngõ vắng, vào một buổi trưa nắng đến là nắng, còn chỗ tôi ngồi thì tuyệt nhiên gió trời mát rượi. 

Nhưng cuộc sống cũng đã dần thay đổi và chúng ta phải tập quen với điều đấy, giống như tập quen với việc bát bún ốc vốn chỉ có ốc và vài vắt cà chua màu cam, nay đã ngồn ngộn thêm cả bò, cả giò tai. Thật ra con người vốn rất tham lam, thế nên người ta vẫn tặc lưỡi chép miệng; "Bún ốc bây giờ bày vẽ thật, tạp phí lù!", sau đó quay ngoắt ra bà bán bún, miệng gọi: "Cô ơi đầy đủ nhiều bò thêm một cây giò", và tay vẫn gắp thêm cái quẩy. Thôi tạm bỏ qua sự thiếu chung thuỷ này, chúng ta đều hiểu cảm giác yếu lòng khi thấy những thớ thịt lõi đỏ sậm lấp lánh dưới nắng, giống như một cuộc mời chào sắc đẹp đầy ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật. Chỉ đơn giản là, đôi khi, cảm giác bưng bát bún ốc lên miệng không còn cảm thấy thân thuộc nữa, ta mới hiểu rằng miếng ăn đôi khi không chỉ là để no hay sướng mồm, nó còn là để hồi tưởng và để yêu thương.

Vậy là trong một buổi trưa rực mùi nắng, chúng tôi dạo qua những con phố cổ Hà Nội để đi tìm những mảnh hồi tưởng còn sót lại đấy, về cái thời bún ốc nguội mới là hoàng kim. Cũng hợp đấy chứ, khi mà nắng thì rất gắt và một bát bún nguội vừa chua dịu, vừa thanh tao và thơm như một bông hoa mùa hè. Bưng bát bún từ tay cô bán hàng, thấy trong vắt màu dấm bỗng và mờ mờ bóng dáng mấy con ốc béo ngậy ở đáy bát kia, như nhìn thấy mình của ngót mười mấy năm trước, đang lom khom ngồi bên gánh hàng rong trong con ngõ nhỏ, xì xụp húp húp chấm chấm và thấy mình là kẻ sung sướng nhất thế gian.

1. Bún ốc nguội Bùi Thị Xuân

Nằm ở ngay đầu ngã tư Bùi Thị Xuân và Trần Nhân Tông, có một gánh bún ốc nguội nhỏ xíu, nép khiêm nhường giữa cái lối lộn xộn, ồn ào của một con phố lâu nay vẫn nổi tiếng là tấp nập. 

Bạn đến đây đừng dại mà hỏi bún ốc nóng hay xin cô trần cho con bát thịt bò, bác bán hàng ghét đặc. Ở đây chỉ tuyền bún ốc nguội là bún ốc nguội, ông vào ăn mà không chịu khó suy luận từ "đề co" của quán, bị mắng cho thì đừng than người ta khó chịu. Gánh bún ốc vỏn vẹn có khoảng chỗ cho vài ba người ngồi ăn, và cái gì thuộc về quán cũng giống như sẵn sàng đẩy bạn từ hiện tại rơi thẳng xuống cái hố có tên tuổi thơ.





Thôi tạm bỏ qua mấy cái điệu nhìn ngắm rườm rà, ta vào thẳng việc chính: đánh chén. Một suất bún ốc nguội ở đây ít thôi, khoảng dăm con ốc đằm mình trong bát nước luộc thơm tho mùi dấm bỗng và lềnh bềnh những váng ớt chưng đỏ bóng. Ốc ở đây là thứ ốc mít béo múp, ăn vào giòn mà ngậy, ai ăn thì cô mới bắt đầu gẩy, thế nên lúc nào con ốc cũng thơm chứ không bị vẩn mùi tanh. Nước luộc thì thanh, thêm muôi dấm bỗng vàng sậm với thìa ớt chưng là chuẩn vị. Thứ bún đơn giản nhất mà lại tinh tế nhất, nguyên liệu chẳng có gì mà sao lại đủ để làm người ta xao xuyến như thế này?

2. Bún ốc nguội Nhà Chung 

Quãng 1 năm trở lại đây, ngõ Nhà Chung mỗi buổi trưa trở nên tấp nập hơn khi người ta đã "khai phá" ra một gánh bún ốc ngon lành nằm khuất trong con ngõ rộng. Ở đây bán cả bún ốc nóng lẫn bún ốc nguội, người ta mê cả hai. Nhưng vì bài này chỉ nói về bún ốc nguội thôi, thế nên tôi sẽ thiên vị một chút vậy.

Điểm đặc sắc ở bún ốc Nhà Chung ắt hẳn là vì ốc mít ngon quá và nước dùng thì tuyệt vời. Tôi xin lỗi, nói như vậy hơi thừa. Ốc mít ở đây, theo bác bán hàng vào một trưa vui miệng buôn chuyện, thì là ngày nào cả nhà bác dưới Hưng Yên cũng ngồi nhặt rồi rửa sẵn, nước dùng cũng được nấu ngay đêm. Sáng sớm hôm sau từ lúc mặt trời hẵng ngái ngủ, cả gia đình lại chạy xe máy từ Hưng Yên lên Hà Nội để bán bún, rồi bán hết lại chạy xe về. Nể không? 



Thôi lại nói về hương vị, ốc mít được bác bán hàng lựa thật kỹ từng con, con nào con nấy béo mầm, sạch sẽ, ăn vào không chút sạn hay lợn cợn trong miệng. Nước dùng chua thanh vị dấm bỗng, không vẩn một chút vị gây gây của thịt bò hay giò, bởi đơn giản là vì ở đây có “chơi” với kiểu bún ốc giò bò đậu đâu. Lại được bác chủ cũng kỹ tính, nồi nước dùng lúc nào cũng gẩy thêm ít ớt chưng, thế nên vị lại càng thêm đậm đà. 

3. Bún ốc nguội Ô Quan Chưởng

Bún ốc nguội ở đây thì nổi danh đã lâu, người ta ghé đến ăn cũng nhiều và thậm chí, nhiều người vẫn nghĩ mỗi nơi này ở Hà Nội là còn bán bún ốc nguội. Nhưng thôi không sao, vì bún ốc nguội ở đây quả thực ngon. Nước dùng dấm bỗng mát rượi, cắn con ốc béo ngậy, giòn sần sật thấy cứ lịm đi vì hương vị thanh nhẹ mà hài hoà quá. Đĩa bún đặt trên bàn cũng chỉ có một nhúm thôi, vừa vặn vô cùng. Ăn rồi lại thấy thòm thèm, cứ muốn gọi thêm suất nữa. Điều ước ở đây chỉ là, ước cô bán hàng bớt khó tính một chút, bớt lạnh lùng một chút, thì hẳn ngồi ăn bún sẽ thấy thích, thấy thú hơn rất nhiều. 



4. Bún ốc nguội Lương Ngọc Quyến

Phố Lương Ngọc Quyến vốn “nhẵn mặt” dân chơi Hà thành vào mỗi tối thứ 7, Chủ Nhật. Dập dìu khắp phố nào bar, nào pub, nào những quán bia vỉa hè đến muộn chỉ có nước đứng xếp hàng. Nhưng vào buổi trưa, phố Lương Ngọc Quyến trở về với đúng hình ảnh một con phố vẫn còn phảng phất vị xưa. Nhất là khi bạn đương thong dong tản bộ, thì bắt gặp sát bên một quán cafe kiểu Âu Mỹ là một gánh bún ốc nguội đơn sơ. 

Nói là bắt gặp, nhưng hẳn nếu bạn là một tay sành ăn, bạn sẽ biết rằng gánh bún ốc này thật ra khá nổi tiếng. Không chỉ là một trong những gánh bún ốc nguội ít ỏi còn sót lại ở Hà Nội, bún ốc ở đây còn thật sự rất ngon. Ngon theo cái kiểu từ trong ra ngoài, từ thoả mãn vị giác cho đến thoả mãn thị giác. Khi bạn vừa được ăn, vừa được chìm trong cái yên tĩnh, thanh bình của khu phố cổ lúc về trưa, lắng nghe tiếng nhạc từ một hàng quán phát ra bên đường. Và, nếu tự tin mình có đủ “duyên”, hãy bắt chuyện với cô bán bún, hẳn bạn cũng sẽ được nghe một vài mẩu chuyện vui về cái món bún ốc nguội, đơn sơ mà khó chiều này. 



 
Theo
 Elessar; Ảnh: Kiên Nguyễn / Trí Thức Trẻ

Hà Nội: Lạc vào thiên đường ẩm thực ở phố "không ngủ"

10:00:00 30/07/2015

Đến con phố này, đặc biệt là vào buổi tối, có thể bạn sẽ bị “choáng ngợp” vì “chỉ thấy toàn người là người”, Tây Ta lẫn lộn đan xen, tíu tít uống bia ở quán cóc, trên vỉa hè trong không khí huyên náo, đầy chất “hưởng thụ”; mùi chim cút nướng thơm phưng phức lan tỏa khắp cả con phố...

Có một Hà Nội đêm rất khác, khác xa với nét trầm tư, sâu lắng vốn có của nó, tất cả mọi thứ nơi đây dường như đều “không ngủ”, sự sôi động, nhộn nhịp lan tỏa, thấm trong từng lát gạch vỉa hè, từng ngóc ngách trên con phố cổ Tạ Hiện. Nhiều người vẫn quen gọi Tạ Hiện bằng cái tên “phố Tây” hay “Ngã tư quốc tế”, còn tôi gọi con phố này bằng một cái tên khác gần gũi và thân thuộc hơn - “phố không ngủ”.

DSC_7042-0754f

DSC_7044-0754f

Thật hiếm có nơi nào ở Hà Nội lại sôi động và đầy cảm xúc như con phố Tạ Hiện. Dường như trên con phố nhỏ hẹp, dài trên dưới 100 mét này luôn nhộn nhịp, tấp nập người ghé qua, từ những bạn teen đến tụ tập uống bia “chém gió” đến các anh Tây ba lô dừng bước để tận hưởng “chất Hà Nội” trong những món ăn vỉa hè Việt Nam và nhâm nhi thứ đặc sản “Cool Beer” huyền thoại… 

Nối liền từ Hàng Buồm đến Hàng Bạc, Tạ Hiện được xem là khu phố trẻ trung nhất Hà Nội, giao thoa giữa văn hóa Tây – Ta, vừa mang nét hiện đại, phóng khoáng, vừa phảng phất nét cổ kính, trầm mặc. Đến con phố này, đặc biệt là vào buổi tối, có thể bạn sẽ bị “choáng ngợp” vì “chỉ thấy toàn người là người”, Tây Ta lẫn lộn đan xen, tíu tít uống bia ở quán cóc, trên vỉa hè trong không khí huyên náo, đầy chất “hưởng thụ”; mùi chim cút nướng thơm phưng phức lan tỏa khắp cả con phố...

DSC_7056-0754f

DSC_7036-0754f

Bia cỏ Tạ Hiện không quá đặc biệt để níu chân du khách nhưng chính không khí nơi đây đã mang đến cho Bia cỏ Tạ Hiện vị ngon trong cảm nhận mà ít nơi nào có được. Chỉ với 5000 đồng/vại bia tươi, bạn có thể ngồi nhâm nhi cả ngày trời mà không sợ bị làm phiền. Nếu “buồn mồm”, bạn có thể gọi thêm các món vặt khác để lai rai, có vô vàn xe hàng vặt sắc màu sẵn sàng phục vụ bạn đó: lạc rang hung lìu, nem Phùng, nem chua rán, phô mai que, trà chanh hay khoai tây lốc xoáy... 

DSC_7078-0754f

DSC_7082-0754f

DSC_7085-0754f

DSC_7092-0754f

Đến khu phố Tạ Hiện, đừng quên thử món chim cút nướng mật ong độc đáo – thức quà mà chỉ ở Tạ Hiện người trẻ Hà Nội mới cho là ngon nhất. Thịt chim được tẩm ướp sẵn, bày biện thành chồng trông vô cùng bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn của biết bao du khách đi ngang. Dù có “cứng rắn” đến đâu mà vô tình tạt qua hàng chim nướng thơm phức thì bạn cũng không thể cầm lòng được mà tạt vô, nếm thử hương vị tuyệt diệu, đặc trưng của chim nướng Tạ Hiện. 

DSC_7008-0754f

DSC_6989-0754f

Những con chim được tẩm ướp cực kỳ vừa vặn, kẹp vào vỉ nướng trên than hoa cho đến khi cháy cạnh, dậy mùi thơm đậm đà là đã có món ngon trên cả tuyệt vời. Lớp da bên ngoài cháy xém, ngả màu vàng cánh gián, phủ bóng mỡ nhưng bên trong thịt vẫn mềm, ướt tươi, giữ nguyên được vị ngọt tự nhiên của thịt. Hấp dẫn là vậy nhưng chim nướng phố Tạ Hiện có giá khá mềm, chỉ 35000 đồng /4 con.

DSC_7016-0754f

Nếu Sài Gòn tự hào với khu phố Tây Bùi Viện, Huế có phố Tây Phạm Ngũ Lão thì “phố không ngủ” Tạ Hiện là nét độc đáo của Hà Nội. Những quán bia san sát, “dắt díu” nhau trải dài khắp dãy phố Tạ Hiện mang đậm nét đường phố dân dã hay những xe hàng túc tắc, quán vỉa hè bày bán la liệt những thứ vặt ngon đã trở thành điểm đặc trưng khó lẫn của phố Tạ Hiện. 

DSC_7039-0754f

DSC_7045-0754f

DSC_7071-0754f

Càng về đêm, dường như khu phố càng trở nên hút khách hơn bao giờ hết. Cả con phố nhỏ như rộn rạo, náo động với những lời chúc tụng, cung ly, Tây Ta lẫn lộn cười nói rôm rả như ong vỡ tổ, nhấp vại bia tươi và chém gió tung trời. Tất cả mọi thứ như hòa quyện ngay trên con phố nhỏ này, văn hoá, ẩm thực, con người, quốc gia, ngôn ngữ, mọi soi xét đều không cần thiết nữa mà cùng hòa chung một nhịp điệu, tận hưởng hương vị Hà Nội ngay trong từng hơi thở… 
 
Theo
 Loan Trần / Trí Thức Trẻ

Trào lưu "chè ngon, quán đẹp" ở Hà Nội

00:00:00 02/07/2015

Thời gian gần đây, bản đồ ẩm thực Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện những cái tên quán chè mới, được thiết kế và đầu tư kỹ về hình ảnh và nội thất.

Quán cũ ta về…

Không biết tự bao giờ món chè mát mát, thanh ngọt đã trở thành món ăn vặt khoái khẩu của biết bao người Hà Nội. Mặc cho những món quà vặt, đặc sản khác có nguy cơ bị mai một, chè Hà Nội vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng những người mê ẩm thực truyền thống. Bất kể ngày mưa hay ngày nắng, mùa đông hay mùa hè, những quán chè nhỏ xíu xíu vẫn không ngơi khách, người ngồi ăn xếp vòng trong rồi lại vòng ngoài, chưa kể đến một cơ số người cũng đang thấp thỏm đợi mua mang về. 

Chè được các cô, các bà buôn gánh bán bưng dọc đường phố Hà Nội hay bày bán la liệt trong các quán cóc nhỏ nơi góc chợ, ven đường. Những quán chè đơn sơ, không màu mè, kiểu cách ấy đã trở thành điểm đến không cần hẹn trước của biết bao thế hệ người Hà Nội. Ăn một chén chè, đưa đẩy dăm ba câu chuyện với bạn bè hay “tám” đủ thứ chuyện với cô bán hàng, hòa mình vào những câu chuyện “không đầu không cuối” là thú vui mang đến cảm giác thư thái, thảnh thơi đến lạ. 




Chè sen, nước sấu vỉa hè vốn dĩ quen thuộc với biết bao bạn trẻ. 

Đôi khi là cái cảm giác thú vị, thấp thỏm đợi chờ khi đứng xếp hàng trước quán quen trong một ngõ nhỏ chỉ vì cốc chè mà mình “trót” mê mẩn. Là cảm giác bình yên, an nhiên khi bó gối ở một góc nhỏ, ngắm nghía từng vết gạch lát vỉa hè và lắng nghe hơi thở của phố phường trong những cốc chè đường phố. Và đó còn là cảm giác thoải mái vô cùng tận khi ngồi túm năm tụm bảy cùng đám bạn nhấm nháp cốc chè ngon, cười vô tư lự với bạn bè mà không cần câu nệ, khách sáo … Những quán chè nổi tiếng nhất ở Hà Nội, lẽ dĩ nhiên luôn là những quán chè vỉa hè, những tiệm bình dân. Chè Mười Sáu, chè chợ Hàng Bè, chè vỉa hè Tô Hiến Thành, chè vỉa hè Hàng Vải... tất cả đều là những điểm đến chẳng bao giờ ngơi khách vào những ngày hè oi nực như thế này. 

Thú vui ăn uống đường phố đã trở thành nét văn hóa riêng của người Hà Nội, một nét đặc trưng khó bỏ và gần gũi như hơi thở của cuộc sống nơi mảnh đất nghìn năm văn hiến này vậy!

Những quán chè “đa-zi-năng” theo xu hướng mới xuất hiện…

Hà Nội nay vẫn ấp ủ trong mình những hồn cốt không lẫn vào đâu được của món chè đặc sản thân thuộc, nhưng giờ đây đang dần được thể hiện theo hình thức mới lạ và đẹp mắt khiến giới trẻ mê mẩn.

Thơ thẩn trở về sau một buổi trưa đầy nắng, tấp vô một quán chè nhỏ xinh bên đường, nhởn nha cốc chè mát lạnh, ngòn ngọt và thả mình theo điệu nhạc du dương, quán chè đối với các bạn trẻ giờ đây không chỉ còn là nơi để giải khát, “làm đầy cái bụng trống rỗng” nữa mà còn là nơi lưu lại những bức ảnh “sang chảnh” của bản thân và thể nghiệm một cảm giác mới lạ.  Vì vậy, không lạ lùng gì khi ngày càng nhiều quán chè có thiết kế bắt mắt và hấp dẫn mở ra để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi, nghỉ ngơi và “check-in” facebook của các bạn trẻ bây giờ. 

Quán chè Đầu Ngõ đang rất nổi trong giới trẻ Hà Nội. (Ảnh: Instagram __khph__)

Đồ ăn được bày đẹp, tinh tế cộng với không gian thuần Việt mà vẫn thân thiện là những điểm cộng của quán. (Ảnh: Instagram bimm193). 

Nổi nhất hiện nay là 2 tiệm chè Lutulata và quán Đầu Ngõ. Cả hai đều được mở ra gần như cùng một thời điểm và có cùng một ý tưởng, đó là "nâng cấp" hình ảnh những quán chè dành cho giới trẻ. Cả hai quán đều được đầu tư kỹ càng vào nội thất, bát đĩa cho tới cách bài trí đều theo những concept riêng nhưng đều hướng đến không khí thuần Bắc Việt. Bàn ghế gỗ, bát đĩa sứ đủ màu theo kiểu "ngày xưa", lá dong lá chuối lót bánh và chiếc cốc thuỷ tinh mờ để đựng thạch sen, những vật dụng tưởng như rất đơn giản, thế nhưng khi được đặt trong một không gian thực sự chăm chút, chúng tạo nên một sự thích thú nho nhỏ cho người ghé ăn. 

Những chén chè màu sắc, đặt trong ly bát xinh và nội thất mộc mạc là những điều khiến Lutulata trở thành quán chè rất đông "check in" thời gian gần đây. (Ảnh: Instgram lily.th).

Nhìn thôi là đã muốn ghé để... chụp ảnh rồi phải không nào? (Ảnh: Instagram hblinh).

Ly bát xinh xắn mà tinh tế của quán là một trong những thứ khiến giới trẻ mê mệt. (Ảnh: Instagram kienhoang254).

Sự cầu kỳ này có thể thoạt khiến những người lớn cảm thấy rườm rà, phiền phức, nhưng đó lại là một cách rất hay để gợi lại kỷ niệm ấu thơ của mỗi người trẻ. Hơn nữa, nhờ vào việc chăm chút cho hình ảnh món ăn và nội thất, các quán chè "kiểu mới" cũng thoả mãn được phần nhìn của các bạn trẻ. 

Dù được thể nghiệm theo hình thức nào đi chăng nữa, dù là những gánh hàng rong, quán cóc vỉa hè hay những tiệm chè mang hơi hướng hiện đại, tất cả đều cùng nhau tạo nên một bản nhạc đa sắc của chè Hà Nội. Dẫu cho mọi thứ có thay đổi như thế nào thì hồn cốt của chè Hà Nội vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu, chè Hà Nội sẽ vẫn luôn là thứ đặc sản “bất chấp thời gian”, níu chân du khách bốn phương: “Mặc dù cha đánh mẹ đe. Em đây chẳng bỏ bát chè ngọt ngon”…
 
Theo
 Loan Trần / Trí Thức Trẻ

No comments:

Post a Comment

quangnm